Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG TRẠNG THÁI IIIA2 – RỪNG KÍN THƯỜNG XANH MƯA ẦM NHIỆT ĐỚI TẠI KHU VỰC THÁC MAI – LÂM TRƯỜNG TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.94 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

PHẠM QUỐC TUẤN

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH
TỰ NHIÊN RỪNG TRẠNG THÁI IIIA2 – RỪNG KÍN
THƯỜNG XANH MƯA ẦM NHIỆT ĐỚI TẠI
KHU VỰC THÁC MAI – LÂM TRƯỜNG
TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA
CHUYÊN NGÀNH KỸ SƯ LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 – 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH
TỰ NHIÊN RỪNG TRẠNG THÁI IIIA2 – RỪNG KÍN
THƯỜNG XANH MƯA ẦM NHIỆT ĐỚI TẠI
KHU VỰC THÁC MAI – LÂM TRƯỜNG
TÂN PHÚ – ĐỒNG NAI

GVHD: NGUYỄN VĂN DONG
SVTH: PHẠM QUỐC TUẤN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 - 2007


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
FORESTRY FACULTY

THEME:

INITIAL TO STUDY ON NATURAL GENERATION
CHARACTERISTICSOF IIIA2 FOREST TYPE AT
THAC MAI - TAN PHU AFFORESTATION
YARD, DONG NAI PROVINCE.

Thesis Advisor

Executorial Student:

MSc. Nguyen Van Dong

Name : Phạm Quốc Tuấn
Acamedic year : 2003 – 2007

Ho Chi Minh City, 07/2007


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn:

Tất cả các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông
lâm đã tận tình truyền đạt những bài học, những kiến thức quí báu cho tôi trong
suốt quá trình học tại trường.
Thầy Nguyễn Văn Dong đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài này.
Các cô chú cán bộ trong ban quản lý rừng Lâm trường Tân Phú; đặc
biệt là các cô chú công tác trong phân trường III Lâm trường Tân Phú đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu tại Lâm trường; đồng thời đã cung
cấp những số liệu quí báu giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng là gởi lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của cha ,
mẹ đã nuôi dạy con đến ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn!
Long An, ngày 12, tháng 07, năm 2007

Phạm Quốc Tuấn

i


TÓM TẮT
Tên đề tài: “Bước đầu nghiên cứu về quá trình tái sinh tự nhiên
của rừng trạng thái IIIA2 – rừng kín thường xanh, mưa ẩm mưa ẩm nhiệt
đới ở khu du lịch Thác Mai-Lâm Trường Tân Phú - Đồng Nai”
1. Địa điểm nghiên cứu: khu vực Thác Mai, phân trường III, lâm trường Tân
Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu một số đặc điểm tái sinh của rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới trạng thái IIIA2.
Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên
rừng.

3. Phương pháp nghiên cứu:
Tại khu vực nghiên cứu ta tiến hành lập 10 ô tiêu chuẩn (40x50).
Trong mỗi ô tiêu chuẩn ta tiến hành lập 4 ô dạng bản (2x2) ở 4 gốc. Trong mỗi
ô tiêu chuẩn ta tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng về cây lớn và cây tái
sinh trong các ô dạng bản.
Xử lý các số liệu thu thập được trên máy vi tính bằng phần mềm Word
và Excel.
4.Nội dung và kết quả nghiên cứu:
4.1. Một số đặc điểm tầng cây mẹ :
Thành phần hệ thực vật: phong phú và đa dạng và có sự phân bố không
đều. Một số loài có giá trị kinh tế cao như là các loài Sao đen, Cẩm lai, Gõ mật,
Gõ đỏ… lại có tổ thành thấp (< 1%), trong khi một số loài khác ít hoặc không
có giá trị kinh tế lại chiếm tổ thành cao.
Đô hổn giao (0,23< K < 0,3). Với độ hỗn giao này sẽ góp phần làm
tăng khả năng phòng hộ cho khu rừng.
Độ tàn che rất cao. Trung bình là 82,2 %

ii


Sự phân bố về diện tích tán là không đều theo các cấp chiều cao, có sự
tập trung về diện tích tán trong vài cấp chiều cao. Tập trung nhiều nhất là cấp
chiều cao 23.5-25.5 m
4.2.Một số đặc điểm tầng cây tái sinh
Thành phần hệ thực vật phong phú và đa dạng và có sự phân bố không
đều về số lượng loài và số lượng cây trong loài theo diện tích mặt đất Do đó tổ
thành của từng loài là rất khác nhau.
Mật độ tái sinh trung bình là 15312 cây/ha.
Phân bố số cây tái sinh theo các cấp chiều cao và đường kính cổ rể có
xu hướng giảm dần theo sự tăng dần của các cấp chiều cao và cấp dường kính

cổ rể.
Nguồn gốc tái sinh từ hạt là 76%, từ chồi là 24 %. Trong đó cây phẩm
chất tốt chiếm 35 %, trung bình 48 % và cây xấu là 17 %
Độ tàn che ảnh hưởng rất lớn đến mật độ và số lượng loài tái sinh, đặc
biệt là trong giai đoạn cây tái sinh còn nhỏ.

iii


SUMMARY
“Initial to study on natural regeneration of IIIA2 status of overgreen
forest type at Thac Mai – Tan Phu afforestation yard, Dong Nai Province.”
1. Research area:
Thac Mai – Tan Phu afforestation yard - Dinh Quan suburban district - Dong
Nai province.
2. Objectives of the study:
Surveying some characteritics of natural regeneration of IIIA2 status of
overgreen forest type.
Giving some ideas in order to develope natural generation.
3. Reasearch methods:
Establishing 10 sample plot (size: 40x50) to collect some data about stand
trees as diameter (D1.3), height, crown…. Each sample plot we establish 4 sub-plot
of 4 m2 each to access impact of ground vegetation to collect some data on natural
regeneration.
Data collected are processed in computer with statistical software such as
Excel.
4. Main study conclusion:
4.1. Some characteristics of stand trees:
Ecosystem plant: multifarious, biological and distribution is not equal.
Some species are high economical value but not much quantity as: Dalbergia

cochinchinensis, H.odora.Roxb, S.siamesis var sianmensis, A.xylocarpa.(kurj)
Craib..... (species composition <1%). The others are lower economical value but
quantity of them is large.
The mix forest nidex:0,23 Crown coverrage of large timber trees is 82,2 %

iv


Distribution about crown area is not equal allow height grade. Having
concern about crown area in some height grade. Biggest of height grade is grade
23.5 – 25.5 m.
4.2. Some charateristics of natural generation:
Plants ecosystems multifarious and biological and distribution is not
equal about quantity species and trees allow land area. So species composition
is abunce and deversity.
Density of natural regeneration : 15312 trees / ha.
Distribution natural regeneration trees of height grades and diameter of
root decrease allow increase of height grade and diameter of root.
Natural regeneration from seed has 76 % , from foot of trees has 24 %.
In case, the quality 35%, average 48%, and bad 17%.
Crown of trees effective with density and quantity species of natural
regeneration, specially in state of lower generation.

v


MỤC LỤC
TRANG
SUMMARY .............................................................................................................. i

TÓM TẮT...............................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... v
MỤC LỤC .............................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỂ
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu tái sinh thảm thực vật
rừng trên thế giới ...................................................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu tái sinh thảm thực vật rừng ở nước ta ............................ 4
Chương 3 TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................................... 6
3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 6
3.1.2. Phạm vi ranh giới hành chính ........................................................................ 6
3.1.3. Khí hậu –thuỷ văn........................................................................................... 6
3.1.4. Hiện trạng đất đai và rừng ............................................................................ 8
3.1.4.1. Hiện trạng ................................................................................................... 8
3.1.4.2. Phân bố về đất đai và thổ nhưỡng .............................................................. 8
3.1.4.3. Những đặc điểm chính về rừng .................................................................. 9
3.1.5. Những nét cơ bản về hệ động thực vật .......................................................... 10
3.1.5.1. Hệ thực vật .................................................................................................. 10
3.1.5.2. Hệ động vật ................................................................................................. 11
3.2. Hiện trạng dân cư trong vùng ........................................................................... 12
3.2.1. Tình hình phân bố dân cư theo địa giới hành chính ...................................... 12
3.2.2. Phân bố lao động, nhân khẩu theo cấp tuổi .................................................. 12

vi


3.2.3 . Lịch sử hình thành các cụm dân cư .............................................................. 13

3.3. Tình hình cơ bảncủa khu vực nghiên cứu.......................................................... 15
3.3.1. Địa hình và tài nguyên thiên nhiên ................................................................ 15
3.3.2. Tình hình dân cư-kinh tế-xã hội trong vùng ................................................... 15
Chương 4: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu nghiên cứu. ......................................................................................... 17
4.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 17
4.2.1. Một số đặc điểm tầng cây mẹ ........................................................................ 17
4.2.2. Một số đặc điểm tầng cây tái sinh .................................................................. 17
4.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 18
4.3.1. Cơ sở phương pháp luận ................................................................................. 18
4.3.2. Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................................. 18
4.3.3. Phương pháp nội nghiệp ................................................................................. 19
4.3.3.1. Đối với cây gỗ lớn ....................................................................................... 19
4.3.3.2. Tính toán tái sinh rừng................................................................................. 22
Chương 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Một số đặc điểm của tầng cây mẹ ..................................................................... 24
5.1.1. Thành phần hệ thực vật .................................................................................. 24
5.1.2. Tổ thành loài .................................................................................................. 25
5.1.3. Độ hỗn giao rừng ........................................................................................... 27
5.1.4. Độ che phủ ,độ tàn che phủ và độ giao tán của khu rừng rừng ..................... 28
5.1.5. Phân bố số cây theo các cấp chiều cao. .......................................................... 30
5.1.6. Phân bố diện tích tán ở các lớp không gian rừng ........................................... 34
5.2 : Một số đặc điểm tầng cây tái sinh ................................................................... 34
5.2.1. Thành phần hệ thực vật và tổ thành loàI cây tái sinh ..................................... 35
5.2.2. Mật độ tái sinh tự nhiên rừng ........................................................................ 36
5.2.3. Phân bố cây tái sinh theo các cấp chiều cao .................................................. 38
5.2.4. Phân bố cây tái sinh theo đường kính cổ rễ ................................................... 39
5.2.5. Phân bố số cây tái sinh theo nguồn gốc .......................................................... 41

vii



5.2.6. Phân bố số lượng cây theo phẩm chất ............................................................ 42
5.2.7. Tìm hiểu ảnh hưởng của độ tàn che đến mật độ và số loài tái sinh ................ 44
5.2.7.1. Tìm hiểu ảnh hưởng của độ tàn che đến mật độ ti sinh. ............................. 44
5.2.7.2. Tìm hiểu ảnh hưởng của độ tàn che đến số loài tái sinh ............................. 45
Chương 6 : KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận:............................................................................................................. 47
6.1.1. Một số đặc điểm tầng cây mẹ : ...................................................................... 48
6.1.2. Đặc điểm các loài cây tái sinh: ...................................................................... 50
6.2. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên. ....... 50
6.2.1. Chặt nuôi dưỡng rừng: ................................................................................... 50
6.2.2. Biện pháp nuôi dưỡng cây mẹ: ...................................................................... 51
6.2.3. Biện pháp diều chỉnh độ tàn che cho thích hợp với từng giai đoạn phát
triển của cây tái sinh: ................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ................................................................................... 52

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Phân bố đất đai tại lâm trường Tân phú…………….....…..9
Bảng 3.2: Tình hình dân cư tại lâm trường Tân Phú…………..…….13
Bảng 5.1: Tổ thành loài……………………………………………...26
Bảng 5.2 : Độ hỗn giao…………………………………….......……27
Bảng 5.3 : Độ che phủ của khu rừng……………………..........…….29
Bảng 5.4 : Độ tàn che của khu rừng ……………………....………..29
Bảng 5.5 : Độ giao tán của rừng ………………...………...………..30
Bảng 5.6:Tần số tích luỹ tán………………………..……….……....31
Bảng 5.7: Phân bố diện tích tán theo các cấp chiều cao……………33

Bảng 5.8b:Tổ thành tái sinh…………………………………..…….34
Bảng 5.9: Mật độ tái sinh theo từng ô tiêu chuẩn……………...……36
Bảng 5.10: Mật độ tái sinh theo từng loài cây……………...…….…37
Bảng 5.11: Phân bố cây tái sinh theo các cấp chiều cao…….………38
Bảng 5.12: Phân bố cây tái sinh theo đường kính cổ rể……………..40
Bảng 5.13b: Phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc…………...….….41
Bảng 5.14b: phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất…………….….43
Bảng 5.15: Ảnh hưởng của ĐTC đến số loài cây tái sinh…….....…..44
Bảng 5.16: Ảnh hưởng của ĐTC đến số loài cây tái sinh…………...46
Bảng 5.17: Tên la tinh cac loài cây tái sinh…....................................55
Bảng 5.8a: .Tổ thành tái sinh: phần phụ lục……………....................57
Bảng 5.13a:.Phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc…….......................66
Bảng 5.14a:.phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất……...................67
Các bảng biểu điều tra đo cây: phần phụ lục………...........................68

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH/ĐỒ THỊ
Hình 5.1:Biểu đồ phân bố tần số tích luỹ tán…………………………….31
Hình 5.2: Biểu đồ phân bố diện tích tántheo các cấp chiều cao………….33
Hình 5.3: Biểu đồ phân bố số cây theo các cấp chiều cao………………..39
Hình 5.4: Biểu đồ phân bố số cây theo các cấp dường kính cổ rể………..40
Hình 5.5: Biểu đồ phân bố số cây theo nguồn gốc tái sinh…………….....42
Hình 5.6: Biểu đồ phân bố số cây theo theo phẩm chất…………………..43
Hình 5.7: Biểu đồ ảnh hưởng của độ tàn che đến mật độ tái sinh………...45
Hình 5.8: Biểu đồ ảnh hưởng của độ tàn che đến số loài tái sinh………...46
Hình 5.9:Trắc diện đồ thẳng đứng (ô11) ………........................................51
Hình 5.10: Trắc diện đồ ngang (ô11)……….....................................…….52
Hình 5.11: Trắc diện đồ thẳng đứng (ô12) ……....................................…53

Hình 5.12: Trắc diện đồ ngang (ô12) ………....................................……54

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỂ
Rừng là một tài nguyên thiên nhiên có vị trí và vai trò vô cùng quan
trọng trông đời sống con người nói riêng và cho mọi loài sinh vật nói chung.
Ngoài cung cấp gỗ, rừng còn cung cấp các lâm sản khác phục vụ nhu cầu đời
sống con người. Rừng còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện và bảo vệ
môi trường. Rừng phòng hộ có vai trò chống xói mòn, bảo vệ đất, nước, chắn
sóng chắn cát lấn biển… Trong chức năng môi trường, rừng như là bộ máy lộc
không khí thông qua hiện tượng quang hợp tạo ra bầu không khí trong lành duy
trì sự sống cho mọi loài sinh vật trên Trái đất.
Do sự thiếu hiểu biết của người dân về vai trò của rừng nên đã dẫn đến
việc chặt phá, khai thác rừng quá mức làm cho diện tích rừng càng ngày càng
suy giảm.Tỷ lệ mất rừng trên thế giới hàng năm là 0,3 %. Riêng Việt Nam tỷ lệ
mất rừng bình quân hàng năm là 200.000 ha/năm (theo tài liệu thống kê trong
tạp chí lâm nghiệp số 9 tháng 6 năm 2000) gây ra hậu quả hạn hán, lụt lội, xói
mòn… có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Hậu quả của việc phá rừng
là: hạn hán, lụt lội, xói mòn…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế
nước ta.
Những năm gần đây Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn
chặn nạn phá rừng và đã đề ra nhiều biện pháp nhằm phục hồi và phát triển
rừng.
Tái sinh rừng tự nhiên là một hiện tượng sinh học quan trọng trong
rừng. Nghiên cúu tái sinh tự nhiên là một trong những biện pháp quan trong
hàng đầu nhằm phục hồi và phát triển rừng, đảm bảo sức sản xuất của rừng một
cách liên tục và bền vững.


1


Lâm trường Tân Phú là một nơi có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho việc phát triển rừng nhiệt đới. Là một đơn vị trực thuộc tỉnh Đồng Nai hoạt
động kinh doanh độc lập. Hoạt động của đơn vị này với hai mục tiêu chính là
quản lý bảo vệ rừng và xây dựng, phát triển rừng ồn định. Do đó, vấn đề bảo vệ
và phát triển rừng đặc biệt là vấn đề xúc tiến tái sinh tự nhiên đựơc lâm trường
chú trọng rất nhiều.
Khu vực Thác Mai là khu du lịch thuộc phân trường III lâm trường Tân
Phú. Với kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ động thực-vật phong
phú và đa dạng nên khu vực này đã thu hút nhiều khách du lịch gần xa đến tham
quan. Tuy nhiên trử lượng rừng ở đây củng bị suy giảm do nhiều nguyên nhân.
Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do: xác định chưa đúng đối tượng khai thác,
lượng khai thác lớn hơn lượng tăng trưởng bình quân. Trong khi đó các biện
pháp kĩ thuật lâm sinh chưa đáp ứng được việc phục hồi và phát triển rừng một
cách bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã nhận thấy được vai trò quan
trọng của tái sinh rừng tự nhiên nên tôi đã quýêt định thực hiện đề tài: “ Bước
đầu nghiên cứu về quá trình tái sinh tự nhiên của rừng trạng thái IIIA2 – rừng
kín thường xanh, mưa ẩm mưa ẩm nhiệt đới ở khu du lịch Thác Mai-Lâm
Trường Tân Phú - Đồng Nai”. Đề tài được thực hiện theo sự phân công của Bộ
môn Điều tra rừng và đựơc sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Văn Dong.
Trong khuôn khổ một đề tài luận văn tốt nghiệp nên tôi chỉ nghiên cứu
một số vấn đề chính về tái sinh tự nhiên. Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các
biện pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái simh tự nhiên.Do kiến thức và
thời gian có hạn nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự tận tình
chỉ bảo của quý thầy cô.


2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1Tình hình nghiên cứu tái sinh thảm thực vật rừng trên thế giới
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã thấy được vai trò quan trọng của
thảm thưc vật tái sinh đối với sự phục hồi, phát triển và tồn vong của khu rừng
nên đã có nhiều nghiên cứu về tái sinh tự nhiên.
Theo ông Van Steenis (1956) nhận định: tái sinh tự nhiên của rừng gần
như liên tục quanh năm. Khi nghiên cứu tái sinh I.T.Hag và M.A.Hubermanetal
(1956) cho rằng tái sinh tự nhiên phải là căn bản nhất để cải thiện tình hình rừng
và phải có dược những biện pháp lâm sinh hợp lý cho rừng nhiệt đới.
Theo A.Lamprech, khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng thì phải
phân tích kiểu cách tái sinh của các loài cây ưa sáng và các loài cây chiệu bóng.
Còn Melexov(1989) khi nghiên cứu đặc điểm lâm học khu rừng thì xem xét
phương hướng các quá trình tái sinh, hìng thành rừng trong điều kiện môi
trường rừng (khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình,…) đặc biệt ảnh hưởng của lớp cây
bụi, thảm cỏ.
Theo G.Baur (1962) cho rằng các nhân tố hình thành thảm thực vật
đỉnh cao của miền thực vật rừng mưa bao gồm năm yếu tố: khí hậu, thổ nhưỡng,
địa hình, sinh vật và lịch sử. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết về đời
sốngcủa rừng mưa nhiệt đới, trong đó tái sinh và sinh trưởng của rừng có tầm
quan trọng hàng đầu đối với công việc lâm sinh.
Theo W.Richards (1952) với tác phẩm kinh điển “rừng mưa nhiệt đới”
đã xem đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận cây thân
gỗ điều là có lá to ,thường xanh mưa ẩm ,thêm gốc có bạnh vè và hoa quả trên
thân, có mật số ít thực vật của rừng mưa nhiêt đới. Ông cho rằng rừng mưa

3



nhiệt đới có khả năng tự phục hồi, tái sinh rừng theo lỗ trống là liên tục do sự
suy vong các loại cây già là khá phổ biến.
Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên đã đươc tiến hành trên rất nhiều
hoàn cảnh lập địa và môi trường khác nhau và đã cung cấp một lượng thông tin
lớn và được vận dụng rất nhiều trong lỉnh vực lâm nghiệp nhằm xúc tiến các
biện pháp kĩ thuật lâm sinh, đảm bảo rừng tự nhiên phát triển một cách liên tục
và bền vững.
Khi giải quyết các vấn đề về tái sinh tự nhiên nhiều tác giả đã thống
nhất là phải làm rõ những đặc điểm về sự hình thành cơ quan sinh sản, thời kì ra
hoa quả và các nhân tố ảnh hưởng, kiểu cách phát tán hạt phấn, hạt giống, động
thái biến đổi của cây lớn và cây con dưới tác động của môi truờng, mật độ và
sức sống của các cá thể cây con…Tuy vậy để phục vụ cho việc lập kế hoạch và
biện pháp lâm sinh thì chỉ cần biết những thông số về thành phần loài cây, số
luợng cá thể của loài cây đó cây nào là có ích và cây nào là không có ích về sau,
và chỉ nghiên cứu những loài cao tối thiểu là 50 cm.
Theo tác giả Barnard(1950), Watt Smith (1961-1963) và Baur (19640),
cho rằng một phương thức lâm sinh hợp lý là phải đảm bảo rừng được cải thiện
căn bản về thành phần loài cây kinh tế, tái sinh rừng diễn ra liên tục…Việc lựa
chọn các phương pháp xử lý phải căn cứ trên tình hình tái sinh dưới tán rừng.
Có hay không có các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng, những biến đổi môi
trường sao khai thác. Nói chung việc lựa chọn các phương pháp lâm sinh phải
căn cứ vào tình hình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng và cần kết hợp với các điều
kiện môi trường để lập ra biện pháp kỉ thuật lâm sinh phù hợp.
2.2.Tình hình nghiên cứu tái sinh thảm thực vật rừng ở nước ta
Cũng như các nhà nghiên cứu ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu của
nước ta cũng thấy rõ vai trò của việc nghiên cứu tình hình tái sinh tự nhiên
rừng, nó làm cơ sở cho việc thiết lập các phương thức kĩ thuật lâm sinh phù hợp
đảm bảo cho rừng phát triển bền vững. Chính vì vậy họ đã có nhiều sự nghiên


4


cứu về tái sinh và đã thiết lập được một số kĩ thuật lâm sinh và được ứng dụng
rộng rãi trong ngành lâm nghiệp nước ta như:
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Trương (1983) về “qui luật
cấu trúc của rừng hỗn loài”. Ông rất quan tâm đến tình hình tái sinh của rừng.
Trên cơ sở cấu trúc các đặc điểm lâm sinh và trữ lượng rừng
M.Loschau (1962-1966) đề xuất được các chỉ tiêu định lượng để phân loại các
trạng thái rừng tự nhiên, làm tài liệu áp dụng rộng rãi trong điều tra quy hoạch
và điều chế rừng.
Thái Văn Trừng (1970). Ông đặc biệt quan tâm đến kiểu cách tái sinh
rừng sau những tác động của thiên nhiên và con người .Khi khảo sát tình hình
tái sinh rừng ông đã chỉ ra rằng: sau khi các điều kiện môi trường không thay
đổi thì các thành phần loài cây tái sinh không diển ra những biến đổi lớn. Khi
con người tác động vào thảm thực vật thì quy luật tái sinh và hình thành rừng sẽ
thay đổi rất sâu sắc.
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả như: Dương Hữu
Thời (1961); Võ Văn Chi (1964); Trần Ngũ Phương (1970), B.Rollet (1960),
M.Schmid (1974)…Trong khoảng thời gian gần đây không có nhiều nghiên cứu
lớn, chủ yếu là các đề tài tiến sĩ, thạc sĩ, các bài luận văn cuối khóa của sinh
viên lâm nghiệp như :
Nghiên cứu một số dặt điểm về lâm học của trạng thái rừng non phuc
hồi sau khai thác kiệt (IIB) làm cơ sở cho nuôi dưỡng rừng tại lâm trường Bù
Đăng-tỉnh Bình Phước luận án thạc sĩ khoa học lâm nghiệp của Trần Quốc Tuân
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Dầu rái
(Đipterprocarpus Alatus loxb) tại lâm trường Đồng Xoài -tỉnh Bình Phước.
Góp phần nghiên cứu các đặc điểm các quá trình tái sinh tự nhiên của
dầu cát (Dipterocarpus insularic) tại rừng Bình Châu Xuyên Mộc.

Những nghiên cứu theo kiễu luận văn tốt nghiệp chỉ mang tính chất tạm
thời ích có giá trị áp dụng,chủ yếu là làm tài liệu tham khảo quý báu cho các tác
giả học tập và đi theo hướng nghiên cứu đã định.

5


Chương 3
TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1. Vị trí địa lý :
- Kinh độ : 107020’ – 107027’30’’ Kinh độ Đông
- Vĩ độ : 1102’32’’ – 11010’ Vĩ độ Bắc
3.1.2. Phạm vi ranh giới hành chính :
-Lâm trường Tân phú thuộc địa bàn quản lý hành chính xã Gia Canh –
huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai, có phạm vi ranh giới quản lý bao gồm :
- Bắc giáp xã Gia Canh và Công ty Mía đường La -Ngà
- Nam giáp sông La - Ngà (Địa phận huyện Xuân Lộc )
- Đông giáp sông La - Ngà (Địa phận tỉnh Bình Thuận)
- Tây giáp công ty Mía đưòng La - Ngà (ranh giới là suối Trà My)
- Cách thành phố HCM 111km + 500m (Km 44 + 500m – QL 20)
- Đường xá giao thông thuận tiện
3.1.3.Khí hậu –thuỷ văn
Toàn khu vực lâm trường mang đặc trưng khí hậu vùng Đông Nam bộ,
là tiểu khí hậu nhiệt đới phân vùng trung du (đồi núi). Chịu ảnh hưởng rỏ rệt
của địa hình mà dặc trưng biểu hiện là lượng bức xạ dư thừa vào suốt các ngày
trong năm. Tuy nhiên do độ trên lệch cao (>200 met), nên thể hiện giảm nhiệt
độ theo chiều cao (lên cao 100 mét giảm 0,5-0,6 độ C). Biên độ nhiệt ngày và
đêm cao.
Do chiệu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nên một năm

chia làm 2 mùa và duy trì chế độ mưa theo mùa ổn định :
+Mùa mưa từ tháng 5-10, mưa trên 80%
+Mùa khô từ tháng 11-4 năm sau ,khô nóng
+Tổng số ngày mưa trong năm là 132 ngày/năm

6


+Lượng mưa bình quân 1662,1 mm/năm,tập trung từ tháng 7-9
+Lượng bốc hơi nước bình quân 1172,8 mm/năm
Độ ẩm:
+Bình quân: 82,2%
+Cao nhất: 96%, tập trung vào các tháng mưa nhiều
+Thấp nhất: 20%, tập trung vào những tháng hạn kéo dài
Nhiệt độ:
+Bình quân: 25,3 OC
+Cao nhất: 38,2 OC , vào tháng 3-4
+Thấp nhất: 13,2 OC, vào tháng 12
+Số giờ nắng trong năm: 2643,8 giờ
+Thời tiết khô nóng nhất vào tháng 2-4 củng là lúc mực nước ngầm
xuống mức thấp nhất.
+Khu vực không có gió bảo lớn hay sương mù
+Khu vực nghiên cứu chịu ảnh của hai hướng gió chính :
- Gió Tây và Tây Nam vào các tháng vào mừa mưa
- Gió Đông và Đông bắc vào các tháng mừa khô
Thuỷ văn:
+Lâm trường nằm trong khu vực hệ thống sông La Ngà, nhưng hầu hết
các sông nhỏ bắt nguồn từ phía Tây và Tây Bắc nên chỉ có nước vào mùa
mưa.Sông La Ngà chảy bao quanh lâm trường với tổng chiều dài là 45 km từ ranh
giới phía đông xuống phía nam. Đó là đầu nguồn quan trọng của hồ Trị An.

+Tính chất phân cách mạnh bởi địa hình nên hầu hết đều là suối hẹp và
gập ghềnh, dòng chảy có độ dốc không ổn định do đó không thể sử dụng giao
thông đường thuỷ. Ngoài chức năng làm đầu nguồn cho hồ Trị An, có thể quy
hoạch làm thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và làm thuỷ diện nhỏ để thấp
sáng sinh hoạt cho lâm trường hoặc cho người dân quanh vùng.
+Nguồn nước ngầm: mực nước ngầm ở đây có độ sâu từ 3-5 mét, những
chổ địa hình cao có thể lên cao đến 12-15 mét. Nhưng hiện nay do mất rừng và

7


người dân khai thác mạch nước ngầm bừa bải nên khu vực này mực nước ngầm đã
tụt xuống, có nơi cao hơn 30 m nguy cơ ô nhiễm đang đe doạ .
3.1.4. Hiện trạng đất đai và rừng :
3.1.4.1. Hiện trạng :
Tổng diện tích hiện nay Lâm trường được giao quản lý là 14.152,7 ha, bao gồm :
a) Đất có rừng : 12.838,8 ha (90,7%)
+ Rừng tự nhiên:: 11.599,9 ha (82%)
- Rừng trung bình (IIIa2): 2.039,7 ha
- Rừng nghèo (IIIa1): 1.163,8 ha
- Rừng non (IIB): 6.121,8 ha
- Rừng non (IIA): 2.126,1 ha
- Rừng hỗn giao (gỗ – tre, le): 148,5 ha
+ Rừng trồng: 988,4 ha (7%)
- Rừng trồng gỗ lớn: 654,5 ha
- Rừng trồng nguyên liệu giấy: 128,8 ha
- Rừng trồng cây lấy gỗ và lấy trái: 205,1 ha
- Rừng trồng đặc dụng + Rừng KNTS: 250,5 ha (1,7%)
b) Đất chưa có rừng: 1.313,9 ha (9,3%)
+ Đất nông nghiệp tạm thời và thổ cư: 89,8 ha (7%)

- Cây CN dài ngày & cây ăn quả: 33,8 ha
- Cây nông nghiệp ngắn ngày: 37,5 ha
+Lúa nước: 18,5 ha
40,6 ha (0,3%)

+ Đất trống lâm nghiệp (đầm lầy và núi đá):
+ Đất khác (đất XDCB, sông suối,...): 283,5 ha (2%)

3.1.4.2. Phân bố về đất đai và thổ nhưỡng :
Lâm trường Tân Phú nằm trong hệ đồi núi kéo dài của vùng cao nguyên
xuống và cũng là vùng ven của các hoạt động núi lửa trước đây mà trung tâm là Xuân
Lộc, di tích còn để lại là vết gãy của dòng sông La – Ngà, vì vậy đất đai thuộc Lâm
trường Tân Phú được hình thành với nguồn gốc từ bazan phún xuất – trầm tích của sa

8


thạch, phiến thạch lượn sóng và bồi tụ của phù sa cổ. Phân bố đất đai tại Lâm trường
bao gồm
Bảng 3.1: Bảng phân bố đất đai tại Lâm Trường Tân Phú – Đồng Nai
Ký hiệu

Tên gọi

Diện tích

Tỷ lệ %

(ha)
Đ’K


Đất Bazan trên vùng đồi thấp

2.151,0

15,2

ĐK

Đất Bazan trên vùng đồi trung bình

4.175,0

29,5

Đ’P

Phù sa cổ trên vùng đồi thấp

283,0

2,0

P’P

Phù sa cổ vùng bán bình nguyên

3.949,0

27,9


Đ’H

Đất hình thành trên sa thạch, phiến
3.594,7

25,4

thạch vùng đồi trung bình
3.1.4.3. Những đặc điểm chính về rừng :

a)

Về

diện tích, theo kết quả phúc tra xác minh năm 1988 là 10.279,7 ha, sau một thời
gian khoanh nuôi và bảo vệ tốt, các diện tích Ib, Ic (đất trống có cây gỗ rải rác) đã
phục hồi thành rừng non IIa, tham gia vào kết cấu tổng diện tích rừng tự nhiên của
Lâm trường qua các giai đoạn như sau:
+Năm 1988 - 1992 : Từ 10.279,7 ha tăng lên 11.066 ha, như vậy đã chuyển
786,3ha từ đất có cây lùm bụi thành rừng non IIa.
+Năm 1992 - 1996 : Từ 11.066 ha, sau khi tiếp nhận thêm 103ha rừng cuả
Công ty Mía Đường La - Ngà và khoanh nuôi tái sinh rừng, đã đưa diện tích rừng
tự nhiên từ 11.169 ha lên 11.599,9 ha chuyển khoảng 431 ha từ diện Ic thành rừng
non trong kết cấu rừng tự nhiên hiện nay.
b) Về tỷ lệ cấp chủng loại gỗ, theo số liệu năm 1992 là :
+ Cấp I : Gồm các nhóm 1 - 2 - 3 chiếm 8,77 % trữ lượng.
+ Cấp II : Gồm các nhóm 4 - 5 - 6 chiếm 71,05 %
+ Cấp III: Gồm các nhóm 7 - 8 chiếm 20,18%.


9


3.1.5. Những nét cơ bản về động thực vật
3.1.5.1. Hệ thực vật :
Rừng tự nhiên và các loại cây gây trồng mới trên vùng đất đai Lâm trường
Tân phú quản lý, thuộc vành đai hệ sinh thái dưới 1.000m, bao gồm đồng bằng, gò
và đồi thấp, là vành đai lớn nhất có tính chất nhiệt đới điển hình. Với hệ thực vật
rừng rất phức tạp, phân bố ưu thế các loài cây thuộc họ Dầu, họ Đậu và họ Thầu
dầu...
Theo kết quả điều tra lâm học của đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp, có
khoảng 300 loài phân bố trong vùng rừng tại Lâm trường. Trong đó:
- Các loài cây cho gỗ từ nhỏ đến lớn khoảng 200 loài.
- Các loài thực vật một lá mầm và dây leo, cây bụi, thảm thực vật... khoảng
100 loài. Các loài thực vật có phân bố phổ biến gồm có :
* Họ Dầu: Dipterocabaceae gồm 6 chi – 15 loài, gồm các chi :
(Vên vên), 1 loài A. cochinchinensis.
biến là D. dyery (Dầu song nàng).
odorata (Sao đen).

- Dipterocapu (Dầu),

- Anisoptera
7 loài, cây phổ

- Hopea (Sao), 3 loài, cây phổ biến là: H.

- Para Shorea (Chò), 1 loài là P. stellata (Chò chỉ).

- Shorea (Chai), 2 loài, cây phổ biến là S. cochinchinensis (Sến mủ).


-

Vatica (Táu), 1 loài là V. odorata (Táu trắng).
* Họ Đậu : Fabaceae gồm 3 họ phụ:
+ Họ phụ Vang : Caesalpioideae gồm 3 chi – 4 loài: Sindora : 2 loài, cây phổ
biến là S. cochinchinensis (Gõ mật).
Palumdia : 1 loài là P. cochinchinensis (Cà te). Dialium

:

1

loài

cochinchinensis (Xoay).
+ Họ phụ đậu: Faboideae, 1 chi – 4 loài:
Dalbergia : 2 loài, cây phổ biến là D. dongnainensis (Cẩm Lai Đồng Nai).
+ Họ phụ Trinh nữ : Mimosoideae, 1 chi – 1 loài:
Xylia : X . xylocarpa (Căm xe).
Họ Thầu dầu : Euphobiaceae gồm 2 chi – 3 loài:
Aporasa : 1 loài A. tetrapleora (Thầu tấu).

10

D.


Baccaurea : 2 loài, cây phổ biến là B. annamensis (Dâu da trung).
* Họ Côm: Elaeucarpaceae, 1 chi – 2 loài:

Elaeocarpus : 2 loài, cây phổ biến là E. dongnainensis (Côm Đồng Nai).
* Họ Bứa : Clusiaceae: 1 chi – 3 loài:Calophylum : 3 loài – cây phổ biến là C.
saigonnensis (Cồng).
* Họ Sim : Myrtaceae

Syzygium : 3 loài, cây phổ biến là S . zeylanicum

(Trâm đỏ).
* Họ cỏ (Tre – trúc) : Poaceae : khoảng 5 loài.
3.1.5.2. Hệ động vật :
Có khoảng 10 giống động vật rừng nhóm qui hiếm IB, 5 giống nhóm IIB và
khoảng 30 giống khác thông thường.
Nhóm IB: (Khoảng 10 loài)
- Voi (Elephas maximus)
- Voọc má đen trắng (Presbytis jrancoisi jrancosi)
- Chồn dơi (Galeopithecus temiminski)
- Culi rùa (Nycticebus pigmaeus)
- Sóc bay sao (Petaurista elegans)
- Sóc bay nhỏ (Belomys)
- Công (Pavo muticus imperator)
- Gà lôi (Lophura diardi bonoparte)
- Gà tiền mặt đỏ (Polyleetron germaini)
- Hổ mang chúa (Ophiogus hnnah)
Nhóm IIB: (Khoảng 5 loài)
- Khỉ vàng (Macaca mulatta)
- Khỉ đuôi lợn (Macaca nemstrina)
- Mèo rừng (Felis benghanensis)
- Rái cá (Lutra lutra)
- Rùa núi vàng (Indotestu do elongata)


11


Động vật thông thường:
Gấu lợn, Nai, Heo rừng, Khỉ, Mễn (Hoãng), Cheo, Nhím, Sóc, Gà rừng, Gầm
gì, Cu xanh, Cao các, Qụa, Cò lửa, Cò trắng, Cuốc...
3.2. Hiện trạng dân cư trong vùng:
3.2.1. Tình hình phân bố dân cư theo địa giới hành chính :
Lâm trường Tân phú nằm trên địa giới hành chính của hai xã Gia Canh
và Phú Ngọc thuộc huyện Định Quán, về phân bố dân cư hiện nay trên địa bàn
Lâm trường quản lý gồm 7 cụm dân cư phân bố trên 6 Phân trường, chủ yếu
thuộc địa bàn hành chính xã Gia Canh.
3.2.2. Phân bố lao động, nhân khẩu theo cấp tuổi :
Theo số liệu điều tra tình hình dân cư tại Lâm trường Tân phú có đến ngày
31/08/2000 gồm có :
Bảng 3.2 : Bảng thống kê tình hình dân cư tại Lâm Trường Tân Phú – Đồng Nai
Số khẩu trong hộ
Phân trường

Số

Tổng số

hộ

Già yếu

LĐ chính

LĐ phụ


Ghi

≥ 60tuổi

≥ 16 tuổi

≤ 16 tuổi

chú

PT1

17

82

47

30

5

PT2

520

1.207

646


488

73

PT3

29

136

74

48

14

PT4

9

56

20

34

2

PT5


31

65

32

25

8

PT6

185

695

380

271

44

TỔNG CỘNG

791

2.241

1.199


896

146

Trong đó : chia theo thành phần dân tộc bao gồm :
- Dân tộc Kinh: 718hộ – 1975 khẩu.
- Dân tộc Hoa: 36hộ – 69 khẩu (10 hộ định cư với 69 khẩu, 26 hộ xâm canh).
- Dân tộc Châu – ro: 37hộ – 197 khẩu.

12


×