Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Cộng đồng người cơ tu trong phát triển du lịch sinh thái ở huyện đông giang, tỉnh quảng nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.56 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ VĂN HẠNH

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CƠ TU TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI,
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM MINH PHÚC

Phản biện 1: ........................................:..........................
Phản biện 2: ........................................:..........................

Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội ........ giờ ........ ngày ........
tháng ........ năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


Thư viện Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đông Giang là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có bề dày lịch
sử văn hoá, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc Cơ Tu với
những giá trị văn hóa độc đáo giàu bản sắc vẫn được bảo tồn một
cách nguyên vẹn. Đây thực sự là những nguồn cảm hứng tri thức
nhân văn đối với du khách trong và ngoài nước, rất thuận lợi để khai
thác trong phát triển du lịch, đặc biệt là DLST dựa vào cồng đồng.
Tuy nhiên, việc phát triển DLST ở Đông Giang trong những năm qua
vẫn còn chậm phát triển, những giá trị văn hoá Cơ Tu nơi đây cũng
như những nét sinh thái tự nhiên vẫn đang còn ở dạng tiềm năng. Vì
những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: Cộng đồng người Cơ Tu
trong phát triển du lịch sinh thái ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng
Nam làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tổng quan những nghiên cứu về người Cơ Tu
Cuốn: “Góp phần tìm hiểu văn hoá Cơ Tu” của tác giả Lưu
Hùng (2006), Nxb Khoa học xã hội [27]; Cuốn: “Người Cơ tu ở Việt
Nam: = The Cơ tu in Viet Nam” (2009), Nxb Thông Tấn [76] và
cuốn: “Bức tranh văn hoá tộc người Cơ Tu” (2013), Nxb Thời đại
[77], của tác giả Trần Tấn Vịnh, các tác giả đã khảo sát và mô tả một
cách khá chân thực, sắc nét về bản làng, nhà cửa, họ hàng và hôn
nhân, phương thức kiếm sống, trang phục, nghệ thuật, lễ hội và
phong tục tập quán của người Cơ Tu,…
Cuốn: “Nhà Gươl của người Cơ Tu” của Đinh Hồng Hải
(2006), Nxb Văn hoá dân tộc [18], tác giả đã giới thiệu những nét
tổng quan về người Cơ Tu. Nghiên cứu chuyên khảo về nhà Gươl ngôi nhà công cộng của người Cơ Tu. Ngôi nhà Gươl trong đời sống

1


văn hoá của người Cơ Tu và trong tương quan so sánh với các ngôi
nhà công cộng ở Đông Nam Á. Các thành tố đặc trưng, ý nghĩa của
các hình tượng trang trí kiến trúc và ngôn ngữ tạo hình cũng như sự
biến đổi của nó trong xã hội hiện đại của ngôi nhà Gươl.
Trong cuốn: “Những kẻ săn máu” của tác giả Le Pichon
(2011), Nxb Thế giới [32]; Cuốn “Katu kẻ đầu sóng ngọn nước” của
tác giả Nguyễn Hữu Thông, Nxb Thuận Hóa [61], các tác giả đã khắc
họa khá đậm nét về xứ Cơ Tu và người Cơ Tu, những giá trị về văn
hóa làng, những tập tục mê tín, những cuộc săn máu và việc thờ cúng
người chết,… cũng như các lễ hội văn hóa dân gian, qua đó cho
chúng ta một cái nhìn chân thực nhất về văn hóa Cơ Tu.
Trong cuốn: “Dân tộc Cơ Tu” của Phương Thuỷ (biên soạn)
(2007), Nxb Kim Đồng [65], bằng phương pháp nghiên cứu điền giả
tác giả đã khảo sát, đi sâu vào đời sống cộng đồng và rút ra được
những nét cơ bản về dân tộc Cơ Tu như: cách sinh sống, tổ chức cai
quản gia đình, buôn làng, trang phục, ăn uống, kiến trúc nhà cửa, tôn
giáo, văn hoá, lễ hội.
2.2. Tổng quan những nghiên cứu về DLST
Viết về DLST phải kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu,
như cuốn: “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn
phát triển ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương (CB) (2002), Nxb
Giáo dục [37], tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận về DLST,
tiềm năng, hiện trạng, định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển
du lịch sinh thái ở Việt Nam. Cuốn: “Du lịch và du lịch sinh thái”,
của tác giả Thế Đạt (2003), Nxb Lao Động [13] cũng đã tổng quan về
ngành kinh tế du lịch, tài nguyên du lịch của Việt Nam; giới thiệu
một số kinh nghiệm về hoạt động du lịch với DLST; gấn đề phát triển

nguồn nhân lực, tổ chức và quản lý kinh tế du lịch...
2


Cuốn: “Du lịch sinh thái: = Ecotourism”, của Lê Huy Bá
(CB), Thái Lê Nguyên (2006), Nxb Khoa học và Kỹ thuật [8], tác giả
đã giới thiệu những kiến thức sinh thái môi trường học cơ bản, sinh
thái môi trường học phục vụ cho DLST, quy hoạch và thiết kế hoạt
động DLST.
Cuốn: “Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt
Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên” của Đỗ Trọng
Dũng (CB), Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương, Nguyễn Ngọc
Khánh, Nxb Đại học Thái Nguyên [15], các tác giả đã giới thiệu
những khái niệm cơ bản về lý luận phát triển DLST và việc đánh giá
điều kiện tự nhiên ở tiểu vùng DL Tây Bắc phục vụ phát triển DLST.
2.3. Tổng quan những nghiên cứu về huyện Đông Giang
Bài viết của tác giả Nguyễn Thăng Long (2014): “Sinh kế thích
ứng của người KaTu ở vùng tái định cư thủy điện A Vương, Quảng
Nam (Nghiên cứu trường hợp khu tái định cư Kutchrun, xã Mà
Cooih, huyện Đông Giang)” [36], trong Kỷ Yếu Hội thảo quốc tế về
phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
thiểu số ở các tỉnh miền núi, Nxb Đại học Thái Nguyên, tr 272-280.
Tác giả đã thể hiện khá sinh động về đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội cộng đồng người Cơ Tu trong vùng tái định cư tại xã Mà Cooih,
huyện Đông Giang, Quảng Nam.
Năm 2005, Nxb Thuận Hoá đã cho ra đời cuốn sách: Văn hoá
làng miền núi Trung Bộ Việt Nam: giá trị truyền thống và những
bước chuyển lịch sử (dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam), của tác giả
Nguyễn Hữu Thông [62], công trình nghiên cứu đã khái quát về miền
Tây Quảng Nam từ góc độ nhân học và địa lý, giới thiệu những nét

đặc trưng truyền thống trong văn hoá làng miền núi Trung Bộ Việt

3


Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay, trong đó có đề cập đến huyện
Đông Giang và cộng đồng Cơ Tu ở Đông Giang.
Năm 2013, Văn phòng dự án ILO/SIT và Trung tâm Thông tin
xúc tiến du lịch Quảng Nam đã cho ra đời cuốn: “Du lịch Tây Quảng
Nam”, Nxb Sở Thông tin và truyền thông Quảng Nam [74], qua đó
giới thiệu một cách khái quát về DL Quảng Nam, trong đó có đề cập
đến sự phát triển của DLST, DL văn hóa, DL làng nghề tại huyện
Đông Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh khai thác giá trị văn
hóa Cơ Tu trong phát triển DLST địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận
về DLST; Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại
huyện Đông Giang; Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp, mô hình phát
triển DLST tại địa phương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về hoạt động DLST. Các chủ thể tham gia vào công tác
quản lý, khai thác tài nguyên, phát triển hoạt động DLST tại huyện
Đông Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu điều kiện phát triển

DLST ở huyện Đông Giang, đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa
gắn với đồng bào dân tộc Cơ Tu và khả năng tham gia của cộng đồng
vào hoạt động du lịch tại huyện Đông Giang.
4


- Về không gian nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi
nghiên cứu là huyện Đông Giang - Quảng Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoá tộc người từ khi có
sự xuất hiện của người Cơ Tu. Đồng thời, nghiên cứu hoạt động
DLST từ năm 2007 - khi Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Nghị quyết
06/NQ-TU về việc đẩy mạnh phát triển DL Quảng Nam đến năm
2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài: “Cộng đồng người Cơ Tu trong phát triển du lịch sinh
thái ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” là một đề tài nghiên cứu
thuộc lĩnh vực DLST gắn với cộng đồng, do đó phương pháp luận ở
đây là nghiên cứu làm rõ những nội dung lý luận về DLST, mối quan
hệ giữa DLST với cộng đồng, trên cơ sở lấy cộng đồng làm chủ thể
trung tâm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đây là phương pháp quan trọng và vận dụng một cách linh
hoạt. Đó là việc vận dụng, việc khai thác các phương pháp, các thao
tác cơ bản của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, cũng như các
ngành khoa học khác, như: Dân tộc học, sử học, sinh thái học, xã hội
học, địa lý học, nhân học,…
5.2.2. Phương pháp phân tích thống kê
Tác giả sử dụng các nguồn tư liệu thứ cấp đáng tin cậy được

thu thập từ các cơ quan chức năng, các tổ chức, đơn vị kinh doanh du
lịch và qua phân tích, thống kê để đánh giá tiềm năng, thực trạng và
tính hiệu quả của hoạt động DLST gắn với cộng đồng địa phương.
5.2.3. Phương pháp thực địa - điền dã
5


Thông qua quá trình khảo sát thực tế, tác giả phỏng vấn những
nhà quản lý văn hoá tại Đông Giang, các Già Làng, du khách, cộng
đồng địa phương, những người làm trong lĩnh vực du lịch với các vị
trí như: hướng dẫn viên du lịch, các nghệ nhân và nhân viên trong
làng dệt thổ cẩm, đội văn nghệ địa phương. Nội dung phỏng vấn tập
trung vào các chủ đề: những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào Cơ
Tu còn được bảo tồn; sự hấp dẫn của các giá trị văn hoá Cơ Tu đối
với du khách; việc tổ chức, khai thác văn hoá Cơ Tu trong phát triển
DLST bền vững và những vấn đề đặt ra; mức độ tham gia của cộng
đồng trong việc phát triển DLST tại địa phương; lợi ích kinh tế và
việc phân chia lợi ích từ các hoạt động DLST. Tác giả cũng đã tiếp
cận với các chuyên gia du lịch đến từ nhiều vùng miền và quốc gia
khác nhau và xin ý kiến nhận xét đánh giá của chuyên gia để bổ
sung cho các nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa lý thuyết về DLST về văn hóa Cơ Tu. Sau
khi hoàn thành, tác giả hi vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào
việc bổ sung thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về người Cơ Tu ở
Đông giang, đặc biệt về mảng DLST.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đánh giá thực trạng phát triển DL Đông Giang; phân tích
cái được, cái chưa được trong việc phát triển DLST, từ đó rút ra

những bài học kinh nghiệm, giới thiệu những mô hình phát DLST
tiêu biểu, cũng như đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại huyện
Đông Giang.

6


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục đề tài gồm có 03 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Du lịch sinh thái từ thực tiễn Đông Giang, Quảng
Nam.
- Chƣơng 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch
sinh thái tại Đông Giang, Quảng Nam.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong
quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ
du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.
1.1.2. Du lịch bền vững
Theo Hội đồng Du lịch Lữ hành Thế giới và Tổ chức Du lịch
Thế giới đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch bền vững là loại
hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của

những điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương
lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các
nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẫm mỹ và vẫn
giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”.
1.1.3. Du lịch sinh thái (DLST)
DLST được hiểu: “là việc phát triển các hoạt động du lịch
nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân
bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”.
1.2. Những nguyên tắc phát triển DLST bền vững
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững; bảo tồn tính
đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… ; tạo điều kiện thu hút sự tham gia
của cộng đồng địa phương; gắn phát triển DLST với hỗ trợ phát triển
kinh tế địa phương.

8


1.3. Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác
1.3.1. Mối quan hệ đa phƣơng trong hệ thống các loại hình du
lịch với DLST
Các loại hình DL dựa vào thiên nhiên như nghỉ dưỡng, tham
quan, mạo hiểm,… chủ yếu mới chỉ đưa con người về với thiên
nhiên. Tuy nhiên, nếu như trong hoạt động du lịch của những loại
hình du lịch này có gắn với việc thực hiện các nguyên tắc của DLST
thì bản thân chúng sẽ chuyển hoá thành loại hình DLST.
1.3.2. Sự kết hợp giữa DLST và các loại hình du lịch khác trong
một chƣơng trình du lịch
Trong cùng một chuyến du lịch, việc tổ chức kết hợp chặt chẽ
giữa các loại hình du lịch sẽ làm tăng thêm hiệu quả, cho phép thoả

mãn nhiều hơn những nhu cầu, thị hiếu của KDL; góp phần làm
phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch, đồng thời khai thác triệt để
tiềm năng DL sẵn có, làm tăng sức hấp dẫn du lịch đối với du khách.
1.4. Tính tất yếu về sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng
(CĐĐP) trong hoạt động DLST
1.4.1. Cộng đồng địa phƣơng và những giá trị văn hoá tạo nguồn
lực cho phát triển loại hình DLST
CĐĐP qua nhiều thế hệ, có sự gắn kết về truyền thống, tình
cảm, sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương, có các dấu hiệu
chung về tôn giáo, tín ngưỡng, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa.
Văn hóa của cộng đồng các tộc người được coi là một hệ thống tài
nguyên du lịch (TNDL); là điều kiện và môi trường để du lịch phát
sinh và phát triển.
1.4.2. Tính tất yếu về sự tham gia của CĐĐP trong hoạt động
DLST

9


Khi CĐĐP được tham gia vào phát triển DLST thì họ sẽ có
thiện cảm với hoạt động DLST; kinh nghiệm và những hiểu biết về
các nguồn tài nguyên bản địa của người dân địa phương sẽ góp phần
nâng cao chất lượng sản phẩm DLST.
1.5. Các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển DLST bền vững
Mức tăng trưởng kinh tế do quá trình phát triển DL đem lại; sự
khai thác hợp lý các giá trị văn hóa - xã hội; giáo dục, xây dựng, phục
hồi và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc; mức độ khai thác
và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
1.6. Khái quát về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
1.6.1. Đặc điểm tự nhiên

1.6.1.1. Vị trí địa lý: Đông Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là
81.263,23 ha; cách thành phố Tam Kỳ 145 km, Đà Nẵng 81 km. Phía
Bắc giáp huyện Nam Đông (Thừa Thiên-Huế); phía Đông giáp huyện
Hoà Vang (Đà Nẵng) và huyện Đại Lộc (Quảng Nam); phía Nam
giáp huyện Nam Giang và phía Tây giáp huyện Tây Giang.
1.6.1.2. Địa hình đất đai, thổ nhưỡng: Đông Giang nằm trên dãy
Trường Sơn hùng vĩ có địa hình khá phức tạp và hiểm trở, nhiều dãy
núi cao, sông suối ngăn cách, thung lũng hẹp và sâu. Đất đai nhìn
chung chủ yếu thuộc loại đất đỏ vàng.
1.6.1.3. Khí hậu: Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên
chịu ảnh hưởng sâu sắc khí hậu vùng núi cao Trung Trung bộ, nhiệt
độ bình quân 23,5°C.

10


1.6.1.4. Thủy văn: Đông Giang có địa hình hầu hết là núi cao, độ dốc
lớn, hình thành nên hệ thống các sông lớn.
1.6.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
1.6.2.1. Về kinh tế: Kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định trong
nhiều năm. Năm 2015, kinh tế tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất
nông-lâm-thuỷ sản 79,85 tỷ đồng.
1.6.2.2. Về xã hội: Đông Giang có 10 xã và 01 thị trấn, với 95 thôn,
trong đó có 80 thôn là địa bàn sinh sống của bà con Cơ Tu chiếm đa
số. Tổng dân số trên địa bàn huyện là 24.496 người, trong đó: người
Cơ Tu 72,6%, vấn đề an ninh chính trị, trật tự xã hội, công tác quốc
phòng, luôn được đảm bảo.
1.6.3. Vài nét về lịch sử - văn hoá
1.6.3.1. Lịch sử hình thành: Thời Bắc thuộc, địa giới huyện Đông
Giang ngày nay thuộc quận Nhật Nam. Từ thế kỷ II thuộc lãnh thổ

Chăm pa. Đông Giang sau này thuộc huyện Hiên và đến năm 2003
huyện Hiên của tỉnh Quảng Nam lại được chia thành hai huyện là:
Đông Giang và Tây Giang.
1.6.3.2. Vài nét về văn hoá: Đông Giang là vùng đất sinh sống lâu
đời của người Cơ Tu. Cùng với đời sống văn hoá phong phú của
cộng đồng các dân tộc Kinh, Đồng bào dân tộc Cơ Tu vẫn còn lưu
giữ được nhiều các giá trị văn hoá đặc sắc.
Tiểu kết chƣơng 1:
DLST là hoạt động DL có trách nhiệm cao với môi trường tự
nhiên, có tính giáo dục về thiên nhiên, có đóng góp cho hoạt
động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đông
Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nằm trên dãy Trường
Sơn hùng vĩ, là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Cơ
Tu với những giá trị văn hóa đặc sắc vẫn còn lưu giữ được qua thời
11


gian. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đông Giang có nhiều cơ hội
cho phát triển kinh tế xã hội mang tính liên vùng trên nhiều lĩnh vực,
đặc biệt là hoạt động dịch vụ DL.

Chƣơng 2
DU LỊCH SINH THÁI TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Tiềm năng phát triển DLST ở Đông Giang, Quảng Nam
2.1.1. Tài nguyên DLST tự nhiên
- Cảnh quan, địa hình: Đông Giang là vùng đất được thiên
nhiên ưu đãi, nơi có một môi trường DLST khá lý tưởng, với diện
tích rừng chiếm 60% diện tích đất tự nhiên.
- Sinh vật: Đông Giang có một nguồn tài nguyên sinh vật hết

sức phong phú và đa dạng, với khu rừng nguyên sinh ở Tây Tiên Bà
Nà, cánh rừng Tây Bà Nà - Bạch Mã.
- Thủy văn: Đông Giang có hồ Ban Mai, thác Adinh, thác
RaMê, thác A Sờ, thác Tơbhế và thác Tơvác. Đây đều là những điểm
du lịch hài hòa giữa thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng của con
người, rất hấp dẫn về sinh thái.
2.1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp
Hiện nông nghiệp Đông Giang đang sở hữu những sản vật đặc
biệt của núi rừng Trường Sơn Tây Nguyên, đặc biệt có nông trường
chè Quyết, có những khoảnh ruộng bậc thang giữa rừng của đồng bào
các dân tộc nơi đây. Những đặc điểm sinh thái nông nghiệp có ý
nghĩa rất lớn trong phát triển du lịch Đông Giang.

12


2.1.3. Tài nguyên DLST nhân văn từ đời sống văn hoá ngƣời Cơ Tu
2.1.3.1. Vài nét khái quát về cộng đồng người Cơ Tu ở Đông
Giang, Quảng Nam
* Nguồn gốc lịch sử và tên gọi tộc người:
Người Cơ Tu ở nước ta hiện nay có khoảng 61.588 người
(2009), thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, cư trú lâu đời ở vùng
Quảng Nam, Đà Nẵng và Huế. Dân tộc Cơ Tu có nhiều tên gọi khác
nhau nhưng tên phổ biến nhất vẫn là Cơ Tu, Ka Tu.
* Dân số và đời sống dân cư:
Dân số Cơ Tu trên toàn huyện Đông Giang là 17.784 người
(chiếm 72,6% dân số của huyện), sống chủ yếu bằng nông nghiệp
trồng trọt, có truyền thống canh tác rẫy lâu đời. Bên cạnh đó, các
nghề thủ công cũng rất phát triển: đán lát, dệt thổ cẩm, gốm sứ,…
2.1.3.2. Những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào Cơ Tu góp

phần phát triển du lịch địa phương
* Văn hóa vật chất
- Ẩm thực - một giá trị văn hóa độc đáo riêng có ở mỗi cộng.
Người Cơ Tu hiện còn lưu giữ được nhiều nét truyền thống với
những món đặc sắc, như: cá suối nấu ống tre, cơm lam (aví hor), cơm
nếp lam (koo đép), rượu Tà vạk,…
- Trang phục cũng là một yếu tố rất quan trọng góp phần làm
nên bản sắc văn hoá của cộng đồng dân tộc Cơ Tu. Trong trang phục,
chiếc vòng đội đầu là một nét nổi bật đặc trưng trong trang phục của
người phụ nữ Cơ Tu, cùng với đó là trang sức cũng rất phong phú và
đa dạng (vòng cườm, hoa tai,…).
- Kiến trúc của đồng bào Cơ Tu rất phong phú và đa dạng.
Trong đó, nhà Gươl là một nét điển hình trong đặc đặc trưng văn hóa
cộng đồng. Gươl là một nét đẹp văn hoá tâm linh của người Cơ Tu,
13


nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ các giá trị văn hoá dân tộc. Bên
cạnh nhà Gươl, nhà “Moong” , nhà ở và “nhà mồ”cũng là những loại
hình kiến trúc đặc sắc của đồng bào Cơ Tu nơi đây.
- Làng nghề truyền thống: Đông Giang hiện còn bảo tồn được
một số nghề thủ công mỹ nghệ: dệt thổ cẩm, gốm, đan lát, trong đó
đặc sắc nhất là nghề dệt thổ cẩm.
* Văn hóa tinh thần
Tôn giáo - tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, … là những
giá trị văn hoá tinh thần mang linh hồn của một cộng đồng dân tộc, là
ranh giới vô hình để phân biệt đặc trưng của mỗi cộng đồng. Người
Cơ Tu ở Đông Giang còn bảo tồn được nhiều giá trị văn tinh thần
như tục “Ngủ duông”, tục “Hiến tế”, các lễ hội đâm trâu, lễ ăn mừng
lúa mới, lễ ăn mừng nhà Gươl,…

2.2. Thực trạng phát triển DLST ở huyện Đông Giang
2.2.1. Công tác quy hoạch, quản lý DLST
Đông Giang đã có “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến
năm 2020 nhằm đưa DL Đông Giang trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn,…”. Đông Giang cũng đã thành lập được Tổ hợp tác DLST
cộng đồng là người trong các làng. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn chưa có
một tổ chức hay một doanh nghiệp du lịch thực hiện chức năng quản
lý mang tính tổng thể về DLST trên toàn huyện mà chủ yếu là mang
tính tự phát.
2.2.2. Tình hình khai thác khách du lịch trong những năm qua
2.2.2.1. Về đặc điểm và lượng khách DLST đến Đông Giang
Lượng KDL đến Đông Giang trong những năm qua nhìn chung
còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu là khách đến viếng
thăm, tìm hiểu văn hóa Cơ Tu. Du khách đến Đông Giang phần lớn
chi tiêu cho khoản ăn uống và đi lại.
14


2.2.2.2. Doanh thu từ khách DLST
Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Đông Giang tính đến nay vẫn
còn khá khiêm tốn. Doanh thu bình quân từ các hoạt động du lịch ở
Đông Giang đạt khoảng 532.5 triệu đồng/năm, trong đó doanh thu từ
hoạt động DLST đạt 277.5 triệu đồng.
2.2.2.3. Về cơ cấu khách DLST
KDL đến Đông Giang chủ yếu là khách Tây Âu, trong đó
khách Pháp chiếm 14%, khách Anh 17%, khách Đức 16%, khách
Australia 23%, khách Mỹ 11%, còn lại là khách nội địa từ các thành
phố lớn (Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Nam,…) là 19%.
2.2.3. Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch và các thành phần
kinh tế trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển DLST

2.2.3.1. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ
thuật (CSVCKT) phục vụ du lịch
CSHT, CSVCKT ở Đông Giang vẫn còn yếu và thiếu. Thiếu
các tuyến đường liên vùng, liên thôn để kết nối các điểm tham quan
DL; hiện Đông Giang mới chỉ có 10 cơ sở kinh doanh lưu trú, các cơ
sở ăn uống nhỏ lẻ.
2.2.3.2. Việc đầu tư phát triển các điểm, tuyến và tour DLST ở
Đông Giang
Đông Giang vẫn còn thiếu các tuyến DL liên vùng, liên tỉnh.
Việc liên kết với các công ty lữ hành trong việc xây dựng các tour,
tuyến còn nhiều hạn chế. Các tour, tuyến và sản phẩm du lịch còn
khá đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách DLST.
2.2.3.3. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm DLST
Sản phẩm du lịch Đông Giang nhìn chung còn nghèo nàn. Các
dịch vụ bổ sung kèm theo cũng còn đơn điệu. Hiện mới chỉ có một số

15


dịch vụ như: dịch vụ nhà nghỉ, các homestay, biểu diễn nhạc cụ
truyền thống,…
2.2.4. Công tác tổ chức quảng bá phát triển thị trƣờng khách
DLST
Thông tin giới thiệu về các điểm DLST tại Đông Giang đã
được đưa lên cổng thông tin điện tử của huyện, đã được chuyển tải
đến du khách qua các tập gấp (brochure), trên các phương tiện thông
tin đại chúng, như: báo đài, trên các kênh facebook, … Tuy nhiên,
theo đánh giá chung thì công tác quảng bá còn khá rời rạc.
2.2.5. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho DLST
Phần lớn các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện kinh doanh theo

hình thức gia đình nên chất lượng lao động không cao, chủ yếu là lao
động phổ thông, không có kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ KDL.
2.2.6. Sự tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch tại Đông
Giang
Sự tham gia của CĐĐP vào hoạt động DLST còn ở mức thấp,
tuy nhiên đồng bào Cơ Tu ở Đông Giang về cơ bản đã thích nghi với
phát triển DL.
2.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển DLST ở
Đông Giang
2.3.1. Những điểm mạnh về DLST tại Đông Giang
Đông Giang có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch
mang tính liên vùng; cảnh quan tự nhiên đẹp, còn hoang sơ nên tạo
được sức hấp dẫn; đây là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Cơ Tu
với nền văn hóa độc đáo, hấp dẫn, giàu bản sắc.
2.3.2. Những thách thức trong phát triển DLST ở Đông Giang
Hệ thống giao thông nội huyện, tuyến xã lộ vẫn chưa được đầu
tư, nâng cấp; công tác quảng bá du lịch còn hạn chế; chưa thu hút hỗ
16


trợ đầu tư của các tổ chức phi chính phủ về phát triển DL; sản phẩm
dịch vụ du lịch còn nghèo nàn; thành phần tư nhân tham gia vào hoạt
động du lịch tại Đông Giang còn hạn chế; CĐĐP tham gia vào hoạt
động du lịch vẫn còn ở mức độ Thụ động.
2.4. Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc phát triển DLST ở
Đông Giang
2.4.1. Cơ hội phát triển
- Chính sách mở cửa, tăng cường giao lưu hội nhập quốc tế;
chính sách miễn visa cho nhiều thị trường gửi khách quốc tế; hoạt
động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam được đẩy mạnh; DLST đã

và đang trở thành xu thế được quan tâm; lượng khách đến Đông
Giang tăng trưởng nhanh, đều là nguồn khách tiềm năng.
2.4.2. Thác thức, khó khăn
Tình hình an ninh, an toàn trên thế giới trở nên bất ổn; tính thời
vụ của du lịch; yêu cầu cao của du khách khi chọn lựa một điểm đến
du lịch sinh thái; CSHT còn yếu kém; địa hình hiểm trở,.. Tất cả đều
là trở ngại cho sự phát triển du lịch nói chung.
Tiểu kết chƣơng 2
Đông Giang là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, nơi có một
môi trường DLST khá lý tưởng, có tiềm năng lớn về du lịch. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Để
hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riếng phát triển được trong
thời gian tới, huyện cần phải có những chiến lược, mục tiêu cụ thể và
các giải pháp thiết thực, mang tính mới mẻ, đột phá.
***

17


Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI HUYỆN ĐÔNG GIANG - QUẢNG NAM

3.1. Định hƣớng phát triển DLST tại huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển DLST tại Đông Giang
3.1.1.1. Quan điểm phát triển DLST tại Đông Giang: Để tiếp tục
đẩy mạnh phát triển DL nói chung và DLST nói riêng, huyện cần
phải xem việc phát triển DL là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
trên địa bàn huyện, là việc của các cấp, các ngành; vì lợi ích của nhân

dân và các mục tiêu phát triển con người, gắn với việc giảm nghèo và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển DLST tại Đông Giang
* Mục tiêu chung:
Phát triển, xây dựng các sản phẩm DL gắn với bảo tồn, giữ gìn
các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường, tiến tới DL bền
vững, trách nhiệm. Phấn đấu đến năm 2020, Đông Giang trở thành
một trong những điểm đến hấp dẫn của DL Quảng Nam.
* Mục tiêu cụ thể:
Nâng tổng số phòng nghỉ phục vụ KDL đạt chuẩn đến năm
2020 là 100 phòng (cùng hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch).
Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng lượng KDL tham quan, lưu trú đạt
12.500 lượt, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 3 tỷ đồng, tỷ lệ lao
động qua đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đạt 100%.
3.1.2. Định hƣớng phát triển DLST tại Đông Giang
Ưu tiên đầu tư về cơ chế, chính sách lẫn CSHT, CSVCKT phục
vụ DL; vận dụng một cách có hiệu quả mô hình quản lý: nhà nước,
doanh nghiệp, và cộng đồng cùng tham gia và cùng chia sẻ lợi ích;
18


hợp tác rộng rãi với các tổ chức quốc tế về du lịch; quy hoạch phát
triển cần được đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển DL.
3.2. Một số giải pháp phát triển DLST tại Đông Giang - Quảng
Nam
3.2.1. Tăng cƣờng đầu tƣ CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch
Nâng cấp đường sá, cải tạo đường liên xã, đầu tư mạnh vào hệ
thống điện nước và thông tin liên lạc; xây dựng một số nhà ăn, quán
nước, nơi vui chơi công cộng; đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, ăn
uống, điểm vui chơi giải trí.

3.2.2. Tạo lập, xây dựng chính sách phát triển phù hợp
Tạo hành lang pháp lý thông thoáng; hỗ trợ kinh phí hoặc ưu
tiên quyền vay để người dân nâng cấp, cải tạo cơ sở lưu trú; nâng
cấp, mở rộng CSHT, CSVCKT du lịch.
3.2.3. Tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về
DLST
3.2.3.1. Công tác tuyên truyền
Cần nâng cao nhận thức về du lịch cho đối tượng là các cán bộ
làm công tác quản lý về du lịch, những người hoạch định chính sách
liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch.
3.2.3.2. Công tác xúc tiến quảng bá về DLST
Tổ chức các chương trình quảng cáo, các ấn phẩm,..; phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan báo chí; tổ chức và tham gia thường xuyên
các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc
tế; tổ chức các sự kiện về du lịch gắn với ngày hội văn hóa Cơ Tu tạo
điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh DL, văn hóa, con người
huyện Đông Giang.

19


3.2.4. Thu hút sự tham gia, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Cơ Tu, nâng cao năng lực làm du lịch của CĐĐP
Cần tạo điều kiện thuận lợi để CĐĐP có thể tham gia vào quá
trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển DLST
tại nơi họ sinh sống; cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với
đặc thù của địa phương để đảm bảo một phần từ thu nhập DLST
sẽ “quay lại” hỗ trợ cho CĐ và công tác bảo tồn, phát triển tài
nguyên; giúp CĐĐP nâng cao trình độ dân trí,…
3.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng DLST

Nâng cao nhận thức của CĐ về trách nhiệm bảo vệ giá trị tự
nhiên và môi trường, thông qua việc tham gia vào hoạt động phát
triển du lịch trên cơ sở những giá trị về môi trường và tự nhiên do
chính họ bảo vệ.
3.2.6. Liên kết phát triển DLST bền vững
Đông Giang cần đẩy mạnh liên kết phát triển với 4 nội dung:
hợp tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý phát triển du lịch, phát
triển sản phẩm du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch và trao đổi thông
tin về tình hình phát triển du lịch giữa các địa phương.
3.2.7. Đa dạng hóa sản phẩm DLST Đông Giang
3.2.7.1. Về tuyến du lịch sinh thái:
Ngoài những tuyến đang khai thác, tác giả đề xuất 03 tuyến DL
có tính liên vùng: Tuyến: Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị Quảng Bình; tuyến: Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng; Tuyến: Đà Nẵng Quảng Nam.
3.2.7.2. Về tour DLST tại Đông Giang:
Thử đưa vào và khai thác các tour DLST : Tour "Một ngày làm
nông dân ; "Một ngày làm thợ thủ công"; "Một ngày làm nông dân
kết hợp trekking, khám phá"; tour "sinh thái - văn hóa" kết hợp.
20


3.2.7.3. Về điểm DLST tại Đông Giang:
Nâng cấp về CSHT, CSVCKT, các dịch vụ lưu trú và dịch vụ
bổ sung tại các điểm DLST và DLCĐ như : tại Làng du lịch cộng
đồng Đhrôồng ; làng du lịch cộng đồng BhơHôồng. Xây dựng tuyến
đường đi bộ phục vụ hoạt động trải nghiệm của du khách.
3.2.8. Giải pháp về nguồn vốn:
Huy động vốn từ tất cả các nguồn để đầu tư cho phát triển các
điểm DL, các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn lồng ghép xây
dựng nông thôn mới, các dự án phi chính phủ,... đẩy mạnh xã hội hoá
trong đầu tư phát triển DL.

3.3. Một số kiến nghị
Giám sát nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường; phối hợp với
CĐĐP với chính quyền tổ chức khai thác hợp lý hiệu quả các nguồn
tài nguyên DLST; mạnh dạn tham gia vào các hoạt động DLST để
chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp; nêu cao ý thức bảo vệ môi
trường khi tham gia DLST tại Đông Giang.
3.4. Đề xuất mô hình triển DLST dựa vào văn hóa của đồng bào
dân tộc Cơ Tu tại Đông Giang, Quảng Nam
* Các hoạt động cần thực hiện để xây dựng mô hình:
Khảo sát, đánh giá tiềm năng, xác định thị trường và thiết kế
sản phẩm du lịch; nâng cao nhận thức thông qua các hội nghị có
sự tham gia của CĐ; lập kế hoạch; thành lập nhóm dịch vụ du
lịch và Ban quản lý DLST; phát triển các sản phẩm du lịch địa
phương; tổ chức các Tour du lịch thử nghiệm, các tour du lịch
giới thiệu mô hình cho các đơn vị Lữ hành, xây dựng Website.
* Tìm kiếm sự ủng hộ và tham gia của các đối tượng có liên
quan để xây dựng mô hình: Bao gồm: UBND huyện Đông Giang
nhằm kêu gọi sự hỗ trợ xây dựng CSHT và tổ chức CĐ; đồng bào
21


Cơ Tu tại Đông Giang nhằm phát huy sự nhiệt tình tham gia với
trách nhiệm; các công ty du lịch, lữ hành nhằm tìm nguồn
khách; khách du lịch là người hỗ trợ người dân cải thiện cuộc
sống thông qua việc sử dụng dịch vụ và các nhà tài trợ để cung cấp
nguồn tài chính cho những dịch vụ cơ bản nhất.
* Cấu trúc mô hình triển DLST dựa vào văn hóa của đồng
bào dân tộc Cơ Tu tại Đông Giang, Quảng Nam:
Mô hình triển DLST dựa vào văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ
Tu tại Đông Giang là mô hình phát triển DL lấy CĐ làm trung tâm,

do CĐ làm chủ, nhằm khai thác tri thức CĐ mang lại hiệu quả kinh tế
- xã hội phục vụ cho sự phát triển chung của CĐ. Vì vậy, đây là mô
hình tư nhân. Theo đó, nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, tạo cơ
chế, thi hành giám sát mang tính tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi về
CSHT và các điều kiện vật chất khác. Các tổ chức tư nhân là những
đơn vị nòng cốt, trực tiếp tổ chức, điều hành và kinh doanh đáp ứng
nhu cầu của thị trường.
Theo đó, mô hình sẽ bao gồm: Trung tâm quản lý, điều hành
các hoạt động DLST huyện Đông Giang và các phòng chuyên môn
do cộng đồng bầu ra và từ các thành viên cộng đồng, chịu trách
nhiệm trước cộng đồng về mọi mặt của hoạt động DLST. Lợi ích từ
hoạt động du lịch sẽ được trích một phần để duy trì hoạt động của
trung tâm quản lý, điều hành.
Tiểu kết chƣơng 3
Chương 3 của luận văn đã giải quyết được nhiệm vụ nghiên
cứu của luận văn là đề xuất được một số giải pháp cho việc phát
triển DLST dựa vào văn hóa CĐ tại Đông Giang trong đó tác giả
nhấn mạnh đề xuất một mô hình mẫu cho phát triển DLST.

22


KẾT LUẬN
Đông Giang có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST. Với lợi
thế về tiềm năng du lịch phong phú bao gồm đầy đủ các hệ sinh thái
tự nhiên, nông nghiệp và nhân văn từ vắn hóa dân tộc Cơ Tu; các khu
vực tự nhiên ở Đông Giang lại còn hoang sơ rất thích hợp cho việc
tổ chức các hoạt động DLST, đồng thời người dân Đông Giang sở
hữu những giá trị văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc của người
dân khu vực Trường Sơn Tây Nguyên, nhất là những giá trị đặc sắc

của văn hóa Cơ Tu đã bao đời nay truyền lại và được bảo tồn
nguyên vẹn, đồng thời Đông Giang được tỉnh Quảng Nam quan tâm
phát triển, hướng trọng tâm vào phát triển DL miền núi gắn với văn
hóa các dân tộc ít người, do đó huyện càng có nhiều điều kiện thuận
lợi hơn để phát triển DLST dựa vào CĐ.
Trong khuôn khổ công trình nghiên cứu của mình. Tác giả
đã giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu sơ bộ về lý luận DLST,
đồng thời phân tích được tiềm năng phát triển DLST dựa vào văn
hóa cộng đồng dân tộc Cơ Tu tại Đông Giang và thực trạng phát
triển loại hình DL này ở Đông Giang trong những năm qua. Trên cơ
sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cơ bản nhằm
phát triển DLST tại địa phương, tăng cường và khuyến khích sự
tham gia tích cực hơn nữa của CĐĐP tham gia vào phát triển
DLST. Đây cũng là việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu chính của
luận văn.

23


×