Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.86 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐẶNG THANH TÙNG

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành : Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số

: 60 34 04 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Học

Phản biện 1:

PGS.TS. Trần Ngọc Ca

Phản biện 2:

TS. Đào Quang Thủy

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội…….giờ…….ngày

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.

tháng

năm 2017.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua đã chứng kiến
sự hình thành và phát triển rất năng động của phong trào khởi nghiệp. Có nhiều nhân
tố dẫn đến khởi nghiệp như là một lực lượng mới của nền kinh tế.
Trong hơn một thập kỉ qua, Nhà nước đã có một số quỹ hỗ trợ thương mại
hóa các kết quả NC&TK của các tổ chức nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, không quỹ
nào của Nhà nước có bản chất và cơ chế hoạt động như một quỹ đầu tư mạo hiểm nhân tố thiết yếu cho khởi nghiệp kinh doanh công nghệ trong điều kiện kinh tế hiện
đại ngày nay.

Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và chính các doanh nghiệp khởi nghiệp gần
đây đã có những nỗ lực lớn trong việc hình thành “hệ sinh thái khởi nghiệp”, bao gồm
chủ thể khởi nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ và Nhà nước. Điều tiết Nhà nước
đang là khâu cần hoàn thiện nhất trong hệ sinh thái khởi nghiệp này, chủ yếu do không
thực hiện được chức năng xây dựng chính sách và pháp luật (chứ không phải do
không cung cấp hỗ trợ tài chính như nhiều người lầm tưởng) dẫn đến tình trạng bỏ lỡ
những cơ hội kinh doanh tại thị trường nội địa hay thậm chí cả thị trường quốc tế của
các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Hơn thế nữa, khi có những doanh nghiệp
khởi nghiệp Việt Nam rất thành công thì người hưởng lợi ở phía nhà đầu tư trong hệ
sinh thái lại là các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài, với những quyết định đầu tư
kịp thời, đúng đắn. Do vậy, học viên đề xuất nghiên cứu đề tài “Chính sách hỗ trợ
khởi nghiệp cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công
nghệ thông tin”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có số lượng lớn các công trình nước ngoài đã đề cập đến các khía cạnh khác
nhau về DN Spin-off. Khái niệm DN Spin-off đã xuất hiện đầu tiên tại Hoa Kỳ vào
1


những năm cuối của thập kỷ 1980 xuất phát từ việc nhằm khuyến khích người nghiên
cứu biến ý tưởng khoa học thành sản phẩm, sản xuất và thương mại hóa được những
kết quả này.
Steffensen, Rogers, Speakman (1999) và Roberts, Malone (1996) tập trung
làm rõ hơn vai trò của bốn nhóm tác nhân chính tham gia vào quá trình hình thành
spin-off.
Nghiên cứu của Consiglo và Antonelli (2001) về sự hình thành và phát triển
của DN spin-off trong tổ chức hàn lâm (academic spin-off).
Chiesa và Piccaluga (2000), tập trung làm rõ vai trò của các nhà khoa học có
tinh thần kinh thương đối với việc hình thành các DN. Davenport, Carr và Bibby
(2002) đề cập đến vai trò của các nhà quản lý, mối quan tâm của nhà quản lý ở viện

mẹ, từ đó làm rõ vai trò của tổ chức nghiên cứu mẹ, xây dựng chiến lược hình thành
DN spin-off.
Ndonzuau, Pirnay và Surlemont (2002) phân tích quá trình hình thành DN
spin-off dưới góc độ chuyển giao kết quả nghiên cứu từ tổ chức NC&PT vào thị
trường, hình thành DN khoa học là hình thức chuyển giao CN có hiệu quả.
Ở Việt Nam, loại hình này đã được bàn đến theo cách tiếp cận trực tiếp hoặc
gián tiếp nhưng còn rất hạn chế. Một số tác giả có nhắc đến spin-off thông qua các
nghiên cứu khác nhau như:
Tác giả Bạch Tân Sinh và cộng sự (2005) trong nghiên cứu bàn về khái niệm
và quá trình hình thành DN KH&CN.
Nghiên cứu của Hoàng Văn Tuyên (2005) – Viện chiến lược và chính sách
KH&CN khi nghiên cứu về khái niệm và kinh nghiệm quốc tế về mô hình DN
KH&CN, các hình thức đầu tư tài chính cho loại hình DN này.
Tác giả Trần Xuân Định (2005) – Bộ KH&CN bàn về mô hình DN KH&CN
và khả năng áp dụng ở Việt Nam.
Tác giả Võ Văn Tới (2005) – ĐH Tufft Hoa Kỳ lại bàn về việc phát triển loại
hình DN này ở Mỹ và khả năng phát triển ở Việt Nam theo hai cách thức chính để
đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường dưới dạng sản phẩm hàng hóa.
2


Tác giả Nguyễn Quân (2006), Bộ KH&CN đề cập đến khái niệm về DN
KH&CN, chính sách đối với DN KH&CN, một số vấn đề cần quan tâm khi chuyển
đổi các tổ chức KH&CN công lập thành DN KH&CN.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Học - Viện chiến lược và chính sách
KH&CN đã đề cập đến kinh nghiệm quốc tế như của Canada, Liên Bang Nga, Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc về tổ chức và hoạt động của DN KH&CN và khả năng áp dụng
vào Việt Nam, kinh nghiệm quản lý nhà nước về DN KH&CN trong các bài có liên
quan.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Nga và cộng sự (2006) - Viện chiến lược và chính

sách KH&CN bàn về các khía cạnh pháp lý của DN KH&CN như các thủ tục thành
lập DN, hình thức hoạt động, tổ chức và quản lý, liên kết nghiên cứu, các chính sách
hỗ trợ DN KH&CN.
Đề cập trực tiếp đến spin-off trong luận văn thạc sĩ của Trần Văn Dũng
(2008) về Điều kiện hình thành DN spin-off trong các trường ĐH ở Việt Nam (Nghiên
cứu trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGH.
Đào Thanh Trường và các công sự (2015) với công trình doanh ngiệp
KH&CN từ lý luận đến thực tiễn đã đưa ra một số khái niệm và kinh nghiệm của thế
giới trong việc hình thành và phát triển DN KH&CN, các giải pháp về tài chính hỗ
trợ cho loại hình DN này trong hoạt động đổi mới.
Vũ Cao Đàm (2014) trong công trình Nghịch lý và lối thoát đã tổng kết quy
luật tất yếu mối liên kết khoa học, đào tạo, sản xuất lịch sử hình thành DN KH&CN
tài Việt nam bắt đầu từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Đào Thanh trường và các cộng sự (2016) với công trình nghiên cứu và xây
dựng lộ trình về ươm tạo DN công nghệ giai đoạn 2015-2025.
Tóm lại: Những nghiên cứu trên đây phần lớn mang tính tổng luận về DN KH&CN.
Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy bức tranh tổng thể của loại hình này, hình
thức tổ chức và hoạt động cũng như một số bài học gợi suy cho Việt Nam, đặc biệt
các nghiên cứu gần đây có liên quan đến vườn ươm công nghệ với tư cách hỗ trợ
3


khởi nghiệp. Tuy nhiên, một mô hình cụ thể trong lĩnh vực công nghệ thông tin –
công cụ quan trọng để đáp ứng nhu cầu của làn sóng công nghệ 4.0 chưa được nghiên
cứu. Đề tài luận văn được lựa chọn với mong muốn góp phần giải quyết một số khía
cạnh chính sách trong việc hình thành ( khởi nghiệp) và phát triển DN KH&CN lĩnh
vực công nghệ này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để xây dựng các
hành lang pháp lý khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính sách

hỗ khởi nghiệp cho các DN KH&CN lĩnh vực CNTT nhằm giảm bớt các thủ tục hành
chính, phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết một số
vấn đề sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về DN khởi nghiệp.
- Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp nói chung và trong
lĩnh vực CNTT nói riêng.
- Đề xuất giải pháp chính sách tài chính hỗ trợ DN khởi nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: nghiên cứu là chính sách hỗ trợ của nhà nước ở Việt Nam và quốc
tế về hoạt động khởi nghiệp đối với doanh nghiệp KH&CN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích các chính sách của nhà nước
và các quốc gia trên thế giới; Kết quả KH&CN trong lĩnh vực CNTT giai đoạn 2011
– 2015 và Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011 – 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu: Thu thập những tài liệu
(các nghiên cứu, các công trình, các bài báo...) ở trong và ngoài nước về sự hình thành,
4


hoạt động và phát triển của các DN KH&CN trong lĩnh vực CNTT cũng như các
thông tin có liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận
về doanh nghiệp KH&CN nói chung và trong lĩnh vực CNTT nói riêng, lĩnh vực
CNTT và hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Luận văn đã đưa ra
cách tiếp cận, phương pháp phân tích và đánh giá hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của
doanh nghiệp KH&CN.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã làm rõ tính đặc thù của doanh nghiệp KH&CN

trong lĩnh vực CNTT. Đưa ra các giải pháp chính sách nhằm đáp ứng các yêu cầu
thực tiễn, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của hoạt
động khởi nghiệp và đầu tư cho các dự án khởi nghiệp ngành CNTT có tiềm năng,
góp phần đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp trong lĩnh vực
Công nghệ thông tin tại Việt Nam nói riêng phát triển mạnh mẽ.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và các
biểu số liệu, nội dung chính của Luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
khoa học và công nghệ khởi nghiệp
Chương 2. Phân tích thực trạng chính sách khởi nghiệp của doanh nghiệp
khoa học và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHỞI NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Công nghệ
“Công nghệ (technology) là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo,
làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm
sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh” (từ điển kỹ thuật
Liên Xô). Ngoài ra, có rất nhiều khái niệm về công nghệ hình thành theo nhiều
cách khác nhau.
Theo quan niệm cũ: công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế
tạo làm thay đổi tính chất, hình dạng, trạng thái của nguyên liệu và bán thành

phẩm tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Theo quan niệm mới: Công nghệ dùng để chỉ hoạt động trong mọi lĩnh vực
có áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng nhằm
mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con người.
Tóm lại, công nghệ là toàn bộ hệ thống công cụ, phương tiện kỹ thuật, bí
quyết, phương pháp tổ chức, quản lý nhằm khai thác, biến đổi nguồn lực thành
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
1.1.2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
DN KH&CN xuất hiện trên thế giới từ khoảng giữa Thế kỷ XX, xuất phát
từ mô hình spin-off (DN khởi nguồn) và start-up (DN khởi nghiệp) được hình
thành ở các nước công nghiệp phát triển. Doanh nghiệp spin-off được khởi nguồn
từ trường đại học (tách ra hoạt động độc lập từ các trường đại học) và các cá nhân
tạo ra các tài sản KH&CN tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp mới
hình thành. DN start-up chỉ sự khởi nghiệp của một doanh nghiệp mới hình thành
trên nền tảng kết quả KH&CN. Mặc dù có sự khác nhau giữa doanh nghiệp spinoff và start-up, nhưng giữa chúng đều có đặc điểm chung là: (1) Khởi đầu một
doanh nghiệp mới dựa trên kết quả KH&CN; (2) Doanh nghiệp có khả năng thực
6


hiện đổi mới và thương mại hóa các kết quả KH&CN để sản xuất các loại sản
phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu.
Tại Việt Nam, thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN được đề cập lần đầu tiên
vào năm 1980, trong kết luận của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX. Các nhiệm vụ trong kết luận được cụ thể hóa trong Nghị định số
115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ (Nghị định 115) quy định cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập (Điều 4, Nghị định
115). Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 (Nghị
định 80) và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 (Nghị định 96). Doanh
nghiệp KH&CN thực hiện sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ khác
theo quy định của pháp luật” (Điều 1.2, Điều 2, Nghị định 80; Điều 2, Nghị định

96). Năm 2013, quy định về doanh nghiệp KH&CN được đề cập trong văn bản
quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn, đó là Luật KH&CN.
Điều kiện để công nhận doanh nghiệp KH&CN được quy định cụ thể tại
Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV của liên Bộ KH&CN,
Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành ngày 10/9/2012 (Thông tư 17). Như vậy
quan điểm về doanh nghiệp KH&CNđược quy định bởi pháp luật Việt Nam tương
đối phù hợp quan điểm về doanh nghiệp KH&CN hiện nay trên thế giới.
Trong thời điểm hiện nay, với các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị
áp dụng hiện tại (Nghị định 80, Nghị định 96; Thông tư 06, Thông tư 17), chúng
ta thấy rằng: phạm vi “khái niệm doanh nghiệp KH&CN” rộng hơn “điều kiện
thành lập doanh nghiệp KH&CN”. Sự “rộng” hơn này liên quan đến thuật ngữ
“kết quả KH&CN”. Điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN nêu
tại Điều 1.2, Thông tư 17 chỉ chấp nhận “kết quả KH&CN” của 7 lĩnh vực: (1)
Công nghệ thông tin - truyền thông; (2) Công nghệ sinh học; (3) Công nghệ tự
động hóa; (4) Công nghệ vật liệu mới; (5) Công nghệ bảo vệ môi trường; (6)
Công nghệ năng lượng mới; (7) Công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do
Bộ KH&CN quy định.
7


1.1.3. Doanh nghiệp khởi nghiệp
Khởi nghiệp (tiếng Anh là: startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ về
những doanh nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nó
thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các DN công nghệ trong giai đoạn lập
nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và
dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Vì luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về chế định startup, cho nên
thuật ngữ này đang được hiểu theo thuật ngữ kinh doanh. Tuy nhiên, startup thực
chất là một “quá trình” khởi sự một hoạt động kinh doanh, sự xuất hiện của
startup không nhất thiết là phải gắn với việc thành lập của một DN mới, thậm chí

đôi khi bắt đầu chỉ là một ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
DN khởi nghiệp (hay nói gọn là startup hoặc start-up) là một loại hình
doanh nghiệp có thể dưới dạng một DN, một hiệp hội hay thậm chí một tổ chức
tạm thời được thiết lập để “mưu tìm” một mô hình kinh doanh ăn khách và linh
hoạt. Những startup này là doanh nghiệp mới thành lập, đang phát triển và đang
tìm kiếm thị trường. Khi nói đến DN startup ta phải nhấn mạnh đến 3 tính chất
quan trọng của chúng: “có sáng kiến đổi mới, quy mô linh hoạt, tăng trưởng
nhanh”.
1.1.4. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư có thể là một DN, một tổ chức hoặc một cá nhân đơn lẻ nắm
trong tay một lượng tiền nhất định. Nhà đâu tư có 2 kiểu chính:
a.

Đầu tư thiên thần
Đây là những nhà đầu tư với số vốn nhỏ, thường xuất phát từ tài sản cá

nhân và dành cho những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tiên, phát triển
ý tưởng thành sản phẩm cụ thể.
b.

Đầu tư mạo hiểm

8


Đây là nhà đầu tư với số vốn lớn hơn nhiều so với đầu tư thiên thần. Những
nhà đầu tư này thường rót vốn cho những doanh nghiệp đã có khách hàng và
doanh thu, muốn mở rộng thị trường và quy mô doanh nghiệp. Nhà đầu tư mạo
hiểm thường đầu tư vào những doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực tốt, có khả năng
phát triển sản phẩm chất lượng và có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Điều

này sẽ làm tăng khả năng thành công cũng như giảm thiểu tỷ lệ rủi ro cho nhà
đầu tư.
1.1.5. Vườn ươm doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Vườn ươm DN là tổ chức liên kết giữa trung tâm/ viện nghiên cứu, trường
đại học, chính quyền, các DN khởi sự (các nhóm, cá nhân có ý tưởng thành lập
DN). Tổ chức này có mục đích như một lồng ấp, nuôi dưỡng DN khởi sự trong
thời gian nhất định để các đối tượng này có thể vượt qua các khó khăn ban đầu,
khẳng định sự tồn tại và phát triển như những DN độc lập.
Quá trình từ ý tưởng kinh doanh đến sản phẩm tham gia thương mại trên
thị trường có tỷ lệ thành công là 1/1750.

Do đó vai trò vườn ươm DN KH&CN cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các nhà
khoa học và các kỹ thuật viên thành các chủ DN có khả năng nghiên cứu sản
phẩm công nghệ và có khả năng kinh doanh. Thị trường hóa hoạt động nghiên
cứu gắn với sản xuất, phục vụ nền kinh tế. Thông qua đó các quốc gia thực hiện
9


mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào công nghệ, tăng cường khả năng cạnh tranh
xuất khẩu hàng hóa dựa vào DN KH&CN.
1.1.6. Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là một hệ thống các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh
nghiệp khởi nghiệp và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp trong mối quan hệ
liên kết và tương tác lẫn nhau trong một phạm vi hoạt động nhất định (thành phố,
vùng, quốc gia, lĩnh vực). Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bao gồm các thành
phần chính sau: các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp; các nhà
đầu tư; trường đại học, viện nghiên cứu; các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và chính
sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản về khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp.

Ở Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp dù vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển
sơ khởi nhưng chúng ta đã thấy được những tín hiệu rất tích cực từ cộng đồng
khởi nghiệp. Trong thời gian tới, hy vọng với sự chung tay của các cá nhân, tổ
chức liên quan, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt nam sẽ hoàn thiện hơn và tạo
nên cú hích cho nền kinh tế nước nhà.

10


1.1.7. Chính sách và quá trình chính sách
Theo học viên, chính sách là tập hợp các mục tiêu phát triển và các giải
pháp để thực hiện các mục tiêu. Nếu các mục tiêu và giải pháp đó nhà nước hoặc
đại diện của Nhà nước tiến hành thì chính sách đó gọi là chính sách công. Nếu
chính sách đó do các chủ thể khác ngoài nhà nước ban hành (không trái với pháp
luật của Nhà nước) thì chính sách đó gọi là chính sách tư.
Quá trình chính sách thực chất là quá trình tổ chức xây dựng và thực thi
chính sách nhằm chỉ tập hợp các giai đoạn khác nhau từ khi xuất hiện các ý tưởng,
các vấn đề chính sách cho đến khi kết thúc chính sách đó. Có thể chia quá trình
chính sách nói chung và chính sách KH&CN thành một số giai đoạn theo Bảng
dưới đây.

Quá trình chính sách gồm 6 giai đoạn: i). Sáng kiến, tư tưởng chính sách;
ii). Lựa chọn vấn đề xây dựng chính sách; iii). Xây dựng chính sách; iv). Thẩm
định, phê duyệt ban bố chính sách; v). Triển khai thực hiện chính sách và vi).
Đánh giá chính sách.
Liên quan đến đề tài luận văn, việc đánh giá sẽ được tiến hành đối với
chính sách khởi nghiệp các doanh nghiệp KH&CN nói chung và trong lĩnh vực
CNTT nói riêng. Về nguyên tắc việc đánh giá chính sách có thể tiến hành trước,
trong và sau khi ban hành chính sách. Luận văn chỉ tiến hành đánh giá sau khi đã
11



thực hiện các chính sách nhằm xác định các thành công (tác động dương tính của
chính sách), các hạn chế (tác động âm tính của chính sách) và các nguyên nhân
gây ra hạn chế để trên cơ sở đó cộng với kinh nghiệm quốc tế, đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện.
1.2. Các yếu tố và điều kiện giúp doanh nghiệp khoa học và công nghệ tồn
tại và phát triển
Các yếu tố và điều kiện để DN KH&CN tồn tại và phát triển bao gồm: Yếu
tố chính trị và pháp luật, Yếu tố kinh tế và Yếu tố Kỹ thuật và Công nghệ.

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách khởi nghiệp đối với doanh nghiệp
khoa học và công nghệ
1.3.1. Kinh nghiệm của Hoa Kì: Hợp tác Nhà nước - tư nhân trong đầu tư khởi
nghiệp
Chương trình này bao gồm việc mở rộng các hoạt động thúc đẩy tinh thần
kinh doanh và tăng cường thương mại hóa khoảng 148 tỷ USD được Chính phủ
liên bang đầu tư hàng năm, với tham vọng tạo ra những lĩnh vực kinh doanh hoàn
toàn mới; loại bỏ các rào cản không cần thiết cho việc khởi nghiệp kinh doanh;
mở rộng hợp tác giữa các DN lớn và DN khởi nghiệp.
Có thể thấy là các quỹ đầu tư của Chính phủ Mỹ không thực hiện đầu tư
trực tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mà hợp tác, đầu tư cùng với các quỹ
tư nhân, theo tỷ lệ tùy thuộc vào mức độ rủi ro của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Phương thức này cho phép Nhà nước tác động được vào tiến trình khởi nghiệp
12


trong toàn nền kinh tế trong khi nguồn vốn tư nhân chưa đủ, đồng thời cũng giảm
bớt được rủi ro cho nguồn vốn của Nhà nước.
1.3.2. Kinh nghiệm của Israel: Quốc gia khởi nghiệp

Yozma trong tiếng Israel có nghĩa là “sáng kiến”. Đây cũng là tên của
chương trình đưa ra vào những năm 1990 bởi Chính phủ với đầu tư 100 triệu
USD để tạo ra 10 quỹ đầu tư mạo hiểm mới ở Israel. Chương trình này đã được
đưa ra để khắc phục vấn đề thiếu kinh nghiệm và năng lực của các DN Israel
trong việc chiếm lĩnh thị trường trên quy mô toàn cầu.
Các chương trình Yozma là xúc tác cho sự hình thành các chương trình
khác: Quỹ Israel Gemini Advent, Seed Israel vào năm 1994. Tính đến năm 2009,
Israel đã có 45 quỹ đầu tư mạo hiểm của Israel. Ngay sau đó, Chính phủ các nước
khác chú ý và đến thăm Israel để học tập sự thành công của chương trình Yozma,
một chương trình đầu tư do Nhà nước khởi động rất thành công, khác biệt với
Mỹ, luôn do các quỹ đầu tư tư nhân dẫn đầu.
Với mục tiêu hỗ trợ phát triển khởi nghiệp, Israel cũng quan tâm đặc biệt
đến việc cải cách cơ chế tài chính quan liêu bằng việc nới lỏng các điều kiện khắc
nghiệt của ngành tài chính, bao gồm loại bỏ dần của trái phiếu Chính phủ, mở
rộng tiếp cận vốn cho các nhà đầu tư.
1.3.3. Kinh nghiệm của Phần Lan: Quốc gia khởi nghiệp phúc lợi
Hỗ trợ khởi nghiệp của Chính phủ Phần Lan đối với các doanh nghiệp khởi
nghiệp thường là không có yêu cầu hoàn lại. Việt Nam chính là một trong những
quốc gia nhận được sự hỗ trợ đó của Chính phủ Phần Lan với chương trình Hợp
tác sáng tạo IPP – Innovation Partnership Program, đã vận hành từ năm 2012, và
cho đến nay, ngày càng tập trung vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức
hỗ trợ khởi nghiệp, và đặc biệt hơn, vào các doanh nghiệp Việt Nam với sản phẩm
và công nghệ có tiềm năng vươn ra thị trường quốc tế.
1.3.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế
Sự kết hợp Nhà nước và tư nhân trong thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia là
bước đi cần thiết của Chính phủ trong vấn đề xóa bỏ tư duy định kiến với tính
13


chất mạo hiểm trong kinh doanh, bởi vì, kinh nghiệm của Thế giới đã cho thấy,

sự thịnh vượng của các quốc gia có đóng góp rất lớn của các đột phá khởi nghiệp
thành công từ kinh doanh mạo hiểm.
1.4. Vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, một quốc gia có trình
độ đổi mới sáng tạo cao sẽ có nhiều cơ hội tham gia sân chơi lớn. Khởi nghiệp
châm ngòi sức sáng tạo, vì vậy, việc thôi thúc “ngọn lửa” khởi nghiệp bùng cháy
đang là quyết tâm chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, môi trường và các
điều kiện cho khởi nghiệp, gồm hệ thống khung pháp luật, các chính sách hỗ trợ,
quỹ đầu tư mạo hiểm (ĐTMH)… giúp bảo đảm tính ổn định và độ sẵn sàng vẫn
còn gặp nhiều vướng mắc. Hoàn thiện các điều kiện cho khởi nghiệp chính là yêu
cầu bức thiết nhất, giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam vươn lên và phát triển
mạnh mẽ.
Đánh giá gần đây về năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam chỉ là nền
kinh tế vận hành ở giai đoạn cơ bản còn một khoảng cách khá xa để vươn tới nền
kinh tế tri thức. Do đó, các DN KHCN cần rất nhiều nổ lực và sự quan tâm của
chính phủ mới có thể thực hiện được nhiệm vụ gia tăng số lượng và chất lượng
DN KHCN.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa các khái niệm công cụ như công
nghệ, DN KH&CN, DN khởi nghiệp, vườn ươm DN KH&CN, hệ sinh thái khởi
nghiệp. Qua đó xác định được những yếu tố cơ bản cấu thành hệ sinh thái khởi
nghiệp cho DN. Đồng thời, trong chương này tác giả đã làm rõ chính sách, quá
trình chính sách và khung đánh giá chính sách (làm nền phân tích cho chương 2
và chương ba tiếp theo).
Luận văn đã khái quát được các yếu tố và điều kiện giúp giúp DN KH&CN
tồn tại và phát triển và làm rõ vai trò của Nhà nước và chính sách trong việc thúc
14



đẩy hoạt động khởi nghiệp của DN KH&CN trong lĩnh vực CNTT. Các nội dung
trên là cơ sở lý luận khoa học, qua đó làm rõ được hoạt động khởi nghiệp của các
DN ở Việt Nam, cũng như tinh thần khởi nghiệp từ Chính phủ.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP
CỦA DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.1. Hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam
Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới trong nhóm nước đang phát triển
có số người sử dụng Internet lớn hơn một nửa dân số. Với dân số 90 triệu nhưng
Việt Nam có đến hơn 128 triệu thuê bao di động, 47.3 triệu người dùng Internet,
tỉ lệ sử dụng internet chiếm 50% so với tổng dân số, Tổng số lượng người sử
dụng Internet trên điện thoại di động là 39.7 triệu, và tỉ lệ người dùng internet
trên điện thoại di động chiếm 42% so với tổng số dân.

2.1.1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam
Tính đến tháng 11/2015, cả nước có 204 doanh nghiệp được cấp Giấy
chứng nhận DN KH&CN. Ngoài 204 DN KH&CN như công bố hiện nay, còn có
trên 400 doanh nghiệp CNC; 34 doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ
cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp CNC; 1.400 doanh nghiệp lĩnh vực CNTT.

15


STT

Loại hình doanh nghiệp KH&CN

SL


1

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận DNKH&CN (theo Nghị

204

định 80 và Nghị định 96)
2

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ

34

cao, doanh nghiệp nằm ngoài các khu công nghệ cao theo quy định
của Thông tư 32
3

Doanh nghiệp tại các Khu CNC

400

4

Doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT

1400

Tổng số:


2038

Ngoài ra còn có 818 doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh nghiệp KH&CN và
có nhu cầu được cấp chứng nhận tập trung chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh (theo Hiệp hội Phần mềm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).
2.1.2. Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2015
Năm 2015, hoạt động xúc tiến phát triển thị trường KH&CN quy mô lớn
nhất là Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2015 (Techmart 2015).
Với chủ đề "Liên kết cùng hội nhập và phát triển bền vững", Chợ công
nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2015 theo mô hình mới lấy doanh nghiệp làm
trung tâm, định hướng cho các hoạt động của Techmart.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã đặt mục tiêu đổi mới tối đa cả nội dung và
hình thức của các hoạt động Techmart 2015. Về thiết kế phân khu chức năng
cũng được thay đổi để đảm bảo có các không gian thuyết trình, kết nối ngay tại
các khu triển lãm tạo ra một loạt hoạt động bên lề hấp dẫn trong suốt thời gian
diễn ra Techmart.
2.1.3. Đầu tư mạo hiểm cho hoạt động khởi nghiệp
Ở Việt Nam, IDG Ventures Vietnam có thể coi là quỹ đầu tư cho doanh
nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tồn tại lâu nhất ở Việt Nam. Ngoài
ra, CyberAgent Ventures, quỹ đầu tư của Nhật Bản cũng là một trong những quỹ
đầu tư tích cực nhất ở Việt Nam.
16


DFJ Vinacapital hay Sumitomo là những quỹ đầu tư mới tham gia vào thị
trường nhưng cũng đã có những khoản đầu tư lớn vào giai đoạn sau trong quá
trình phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp (series B). Có những quỹ/DN lại
lựa chọn đầu tư vào giai đoạn đầu phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp như
PVNI đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, thực phẩm
hay OneCapitalWay đầu tư cho một số doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực

e-commerce. Ngoài ra còn có một số DN/quỹ đầu tư khác từ Việt Nam cũng như
trong khu vực như Kusto Tiger IT Fund, IDT, Mekong Capital, Cloud Funding,
VI Corporation, Gale Greek Investment.
Những quỹ/DN đầu tư này đã góp phần tạo nên tên tuổi của một số doanh
nghiệp khởi nghiệp thành công, nhất là trong lĩnh vực trò chơi, CNTT và TMĐT.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm về đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần
hay đầu tư cho khởi nghiệp còn mới mẻ, đi kèm với rủi ro cao và yêu cầu chuyên
môn sâu, do đó trên thị trường chưa có nhiều nhà đầu tư theo hình thức này.
Việc thiếu các khoản đầu tư mạo hiểm là một trong những lý do khiến
doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam có nguy cơ thất bại cao. Theo đánh giá chung
của IDG Ventures Việt Nam, tỷ lệ thất bại của doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt
Nam là khoảng 80% trong ba năm đầu tiên.
2.1.4. Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Về các đơn vị ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp có các tổ chức nổi bật trong khu
vực tư nhân như Topica Founder Insititute, 5 Desire, Hatch!Program và khu vực
công lập như vườn ươm đã được thành lập.
Về các hoạt động khác của cộng đồng khởi nghiệp, một số sự kiện nổi bật
dành cho khởi nghiệp ở Việt Nam cũng như trong khu vực mà doanh nghiệp khởi
nghiệp Việt Nam có thể tham gia bao gồm Demo Asean, Startup Asean,
BarcampSaigon, Mobile Day, Startup weekend (NEXT), Start me up, Techcamp
Saigon, Tech talks, Google for Entrepreneur week, Web Wednesday.
Mô hình Vườn ươm đã dần tạo nên một hệ thống dịch vụ kinh doanh đồng
bộ, gắn kết thay thế các mô hình hỗ trợ dịch vụ đơn lẻ. Cùng với việc hình thành
17


hệ thống chia sẻ thông tin, thông qua các vườn ươm DN, các mối liên kết giữa
các DN ươm tạo và với các chủ thể liên quan khác đã bước đầu được tăng cường,
góp phần tăng năng lực hoạt động và cạnh tranh cho các DN trong bối cảnh hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

2.2. Kinh nghiệm khởi nghiệp của những doanh nghiệp khoa học và công
nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin
2.2.1. Các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu biểu
Có thể nói phong trào khởi nghiệp đã bắt đầu hình thành trong một vài năm
trở lại đây, đặc biệt với sự thành công của doanh nhân công nghệ Nguyễn Hà
Đông với trò chơi Flappy Bird được biết đến trên truyền thông thế giới. Ngoài ra,
một số điển hình doanh nghiệp khởi nghiệp đã thành công có thể kể đến DN cổ
phần Vật Giá Việt Nam với trị giá gần 75 triệu USD, DN Vinagame khoảng 1 tỷ
USD… và một số doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam gọi được vốn một vài triệu
USD như Tiki, CocCoc, Foody...
Trong năm 2015 và đầu năm 2016 cũng đã có một số doanh nghiệp mới
nổi, nhận được vốn đầu tư khoảng một vài trăm nghìn USD như Lozi, Triip.me,
Beeketing, Bigtime… Đặc điểm chung của các doanh nghiệp này là hầu hết trong
lĩnh vực CNTT và ứng dụng của thông tin trong các ngành dịch vụ như TMĐT,
trò chơi, du lịch, truyền thông, giáo dục. Theo thống kê của tạp chí khởi nghiệp
Techinasia Đông Nam Á, Việt Nam có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo, hầu hết trong lĩnh vực CNTT. Thực tế đã có một số dự
án khởi nghiệp ở lĩnh vực CNTT tham gia các cuộc thi khởi nghiệp đã được áp
dụng triển khai vào thực tiễn và đạt được nhiều kết quả tích cực. Như Dự án Vé
xe rẻ (vexere.com) - hệ thống đặt vé xe khách trực tuyến sau một thời gian ngắn
triển khai đã nhận được vốn đầu tư từ Quỹ CyberAgent Ventures, Pix Vine
Capital. Hay dự án Net Loading của nhóm sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân
đến nay đã triển khai và đang nhận được sự quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài…

18


2.2.2. Những yếu tố tác động đến thành công cho doanh nghiệp Khởi nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định DN khởi nghiệp có

thành công hay không chính là việc kêu gọi được vốn đầu tư mạo hiểm. Tuy
nhiên, hiện có rất nhiều yếu tô tác động đến hoạt động khởi nghiệp của DN như:
Kỹ năng, nguồn vốn, tính hiệu quả, hoạt động đầu tư bị cản trở.
2.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam đối với hoạt động khởi nghiệp
của doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin
2.3.1. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khoa
học và công nghệ khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến
năm 2025" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/5/2016 nhằm tạo
lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển
loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản
trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và mở rộng cơ hội để doanh nghiệp
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế.
- Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (NATIF) và Chương trình Hỗ trợ doanh
nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm.

19


2.3.2. Đánh giá khung khổ pháp lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp khoa
học và công nghệ khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Các chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của DN KH&CN của Nhà
nước đã khơi dậy tinh thần khởi nghiệp. Giai đoạn phát triển kinh tế của Việt
Nam khoảng 10 năm qua đã chứng kiến sự hình thành và phát triển rất năng động
của phong trào khởi nghiệp.
Tuy nhiên, xem xét và phân tích tổng quan về khung khổ pháp lý liên quan
đến hoạt động khởi nghiệp đã được ban hành có thể nhận thấy một số điểm khó
khăn và bất cập sau:
- Pháp luật liên quan đến doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam chưa đồng

bộ với các Luật trong một số lĩnh vực có liên quan.
- Trùng lặp, chồng chéo trong hướng dẫn và thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ.
- Bất hợp lý trong quy định về nguồn kinh phí thực hiện các chương trình.
- Thủ tục hành chính để thành lập DN KH&CN còn nhiều phức tạp.
- Các hỗ trợ liên quan đến tài chính cho các DN KH&CN khởi nghiệp
chưa được nhiều.
- Không có quỹ nào của Nhà nước có bản chất và cơ chế hoạt động như
một quỹ đầu tư mạo hiểm.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn đã làm rõ thực trạng hoạt động khởi nghiệp và
chính sách hiện nay của nhà nước đối với DN KH&CN trong lĩnh vực CNTT.
Trong chương này tác giả đã chỉ rõ tầm quan trọng của các quỹ đầu tư mạo hiểm
đối với hoạt động khởi nghiệp. Việc thiếu các khoản đầu tư mạo hiểm là một
trong những lý do khiến doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam có nguy cơ thất bại
cao. Ngoài ra, luận văn đã phân tích kinh nghiệm khởi nghiệp và những yếu tố
tác động đến thành công cho hoạt động khởi nghiệp của những DN KH&CN
20


trong lĩnh vực CNTT. Đồng thời, đưa ra một số thuận lợi, khó khăn và hạn chế,
tìm ra được nguyên nhân của hạn chế đó.
Từ đó, phân tích chính sách của nhà nước đối với hoạt động khởi nghiệp
của các DN KH&CN trong lĩnh vực CNTT để thấy được những khó khăn, hạn
chế về chính sách cho những hoạt động này. Từ những hạn chế và khó khăn đó,
đã làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cho hoạt
động khởi nghiệp của DN KH&CN trong lĩnh vực CNTT.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
3.1. Bối cảnh hoàn thiện Chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cho doanh
nghiệp khoa học và công nghệ
Vai trò định hướng của nhà nước đối với hệ sinh thái khởi nghiệp là hết
sức quan trọng. Tuy còn một số hạn chế nhất định, nhưng chính phủ Việt Nam
đã có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng khởi nghiệp cất
cánh, củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng đồng thời tăng cường đào tạo nguồn nhân
lực. Môi trường khởi nghiệp đã có, việc hiện thực hóa tinh thần khởi nghiệp rất
cần nỗ lực của mỗi tổ chức, cá nhân.
3.2. Một số kiến nghị về Chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp cho
doanh nghiệp khoa học và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin
- Rà soát hệ thống luật pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo sự đồng
bộ, đảm bảo tính thực thi, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp KH&CN lĩnh
vực CNTT khởi nghiệp và phát triển.
- Rà soát tổ chức lại hệ thống đơn vị quản lý nhà nước về doanh nghiệp
KH&CN tại Bộ KH&CN, phân định chức năng nhiệm vụ cho rõ ràng và phù hợp.

21


- Hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm theo Luật CNC, khuyến khích, thu hút
các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm hỗ trợ kịp
thời cho quá trình đổi mới.
Việc xét công nghệ là DN KH&CN cần được giảm thiểu tối đa các thủ tục
hành chính và nên quy về một chỉ số duy nhất: Sản phẩm của DN có thuộc lĩnh
vực CNC mới không và chu kỳ đổi mới sản phẩm. Sau thời gian (chu kỳ đó) nếu
DN không thay đổi sản phẩm thì không được ưu đãi với tư cách là DN KH&CN.
- Nghiên cứu xây dựng chuyên ngành kinh tế và quản lý về KH&CN trong
các trường đại học, đặc biệt là tại các trường đại học kỹ thuật, công nghệ.
3.3. Đề xuất một số giải pháp về chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp

cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin
3.3.1. Đẩy mạnh chính sách phát triển hệ thống vườn ươm công nghệ
Mô hình Vườn ươm đã dần tạo nên một hệ thống dịch vụ kinh doanh đồng
bộ, gắn kết thay thế các mô hình hỗ trợ dịch vụ đơn lẻ. Bên cạnh đó, vườn ươm
công nghệ cũng nên cho phép các start-up trong khu được sử dụng miễn phí các
máy móc đắt tiền để thử nghiệm hoặc thí nghiệm công nghệ; thuê các hệ thống
máy chủ với mức giá vốn…
Khởi nghiệp là hoạt động mạo hiểm, đặc biệt đối với các sản phẩm KHCN
mới thì việc thành lập và khuyến khích xây dựng quỹ hỗ trợ sáng tạo... trợ vốn
cho DN mới là điều kiện thuận lợi cho DN ươm tạo.
Thúc đẩy việc phát triển các mô hình vườn ươm đặc thù như vườn ươm tại
các trường đại học, hoặc vườn ươm cho chuyên gia kiều bào, hay mô hình vườn
ươm DN được thành lập ngay trong DN nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công
ty lớn.
3.3.2. Thành lập các Quỹ hỗ trợ, đầu tư đặc biệt của Nhà nước cho doanh
nghiệp khoa học và công nghệ khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Nhà nước cần nhanh chóng thành lập các Quỹ hỗ trợ đặc biệt dành riêng
cho DN khởi nghiệp như: Quỹ Đầu tư tác động, Quỹ Sáng kiến giai đoạn đầu, và
các quỹ đầu tư rủi ro. Hoạt động về gọi vốn của các Quỹ cũng cần đa dạng hóa
22


dưới nhiều hình thức, không dừng lại ở những phương thức truyền thống như tín
dụng ưu đãi, mà mở rộng ra các phương thức mới như phát hành trái phiếu DN,
gọi vốn cộng đồng.
3.3.3. Xây dựng chính sách khuyến khích các NĐT thiên thần, Quỹ đầu tư mạo
hiểm
Nhà nước cần xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần,
thành lập vận hành các Quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là nhóm biện pháp hỗ trợ tài
chính để Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư mạo

hiểm cho DN khởi nghiệp bằng KHCN như:
- Nhà nước đối ứng với khoản tiền đầu tư của các quỹ đầu tư cũng như các
nhà đầu tư thiên thần;
- Nhà nước có thể giảm trừ thuế thu nhập đối với các Quỹ đầu tư thực hiện
đầu tư cho DN khởi nghiệp ở giai đoạn ban đầu để chia sẻ rủi ro;
- Triển khai nghiên cứu thí điểm về loại hình cổ phiếu công nghệ, sớm đưa
loại hình cổ phiếu này trở thành hàng hóa giao dịch trên thị trường, giúp hình
thành nguồn vốn mới, tạo động lực cho sự phát triển;
- Sớm hình thành Quỹ Đầu tư mạo hiểm theo Luật Công nghệ cao.
Ngoài ra, nhà nước cũng cần mở rộng nguồn đóng góp, tham gia Quỹ Đầu
tư mạo hiểm bao gồm cả vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn đã phân tích kinh nghiệm quốc tế về chính sách
khởi nghiệp. Kinh nghiệm của Thế giới đã cho thấy, sự thịnh vượng của các quốc
gia có đóng góp rất lớn của các đột phá khởi nghiệp thành công từ kinh doanh
mạo hiểm.
Đồng thời, luận văn đã phân tích những ảnh hưởng của chính sách Nhà
nước đến hỗ trợ DN KH&CN khởi nghiệp trong lĩnh vực này ở chương 2. Từ đó,
đã thấy được những tồn tại và hạn chế trong chính sách của nhà nước đối với DN
KH&CN trong lĩnh vực này,
23


×