Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.91 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐẶNG THANH TÙNG

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HỌC

MỤC LỤC

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Văn Học


Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và hoàn
toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn
nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.

Tác giả luận văn

Đặng Thanh Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHỞI NGHIỆP 9
1.1. Một số khái niệm công cụ ........................................................................................9
1.2. Các yếu tố và điều kiện giúp doanh nghiệp khoa học và công nghệ tồn tại và phát
triển ................................................................................................................................22
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách khởi nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và
công nghệ .......................................................................................................................28
1.4. Vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của Doanh nghiệp
khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin..........................................32
Kết luận chương 1........................................................................................................34
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP CỦA
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN ................................................................................................... 36
2.1. Hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực
công nghệ thông tin ở Việt Nam ...................................................................................36
2.2. Kinh nghiệm khởi nghiệp của những doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực công nghệ thông tin .........................................................................................43
2.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam đối với hoạt động khởi nghiệp của doanh
nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin ..............................54

Kết luận chương 2........................................................................................................63

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .......................................... 64
3.1. Bối cảnh hoàn thiện chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cho các doanh nghiệp
khoa học và công nghệ ..................................................................................................64
3.2. Một số kiến nghị về Chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp cho doanh nghiệp
khoa học và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin ...................................................66


3.3. Đề xuất một số giải pháp về chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp cho doanh
nghiệp khoa học và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin .......................................68
Kết luận chương 3........................................................................................................73

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 75


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1

Các yếu tố cấu thành một hệ sinh thái khởi nghiệp .......................... 19

Hình 2

Các yếu tố tác động để DN KH&CN tồn tại và phát triển ................ 23


Hình 3

Thói quen sử dụng Internet của người Việt Nam .............................. 36

Hình 4

Yếu tố tác động đến thành công cho DN khởi nghiệp ...................... 47


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Quá trình sàng lọc ý tưởng kinh doanh đến thương
Bảng 1
mại sản phẩm .......................................................................17
Bảng 2

Các giai đoạn chính sách của chu trình chính sách ..............21

Bảng 3

Các giai đoạn chính sách theo sơ đồ điều khiển học ............22

Bảng 4

Số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ ...................38


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CGCN

Chuyển giao công nghệ

CN

Công nghệ

CNC

Công nghệ cao

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

ĐTMH

Đầu tư mạo hiểm

FDI

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

KH&CN


Khoa học và công nghệ

NC&TK

Nghiên cứu và triển khai

KNST

Khởi nghiệp sáng tạo

OEDC

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

TIC

Trung tâm Công nghệ và đổi mới

TMĐT

Thương mại điện tử

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

TRIPS

Quyền sở hữu trí tuệ và tự do trong thương mại quốc tế


TTCN

Thị trường Công nghệ



Trung ương

VSV

Thung lũng Silicon của Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua đã chứng kiến sự
hình thành và phát triển rất năng động của phong trào khởi nghiệp. Có nhiều nhân tố dẫn
đến khởi nghiệp như là một lực lượng mới của nền kinh tế. Trong đó có thể kể đến khả
năng sáng tạo, tinh thần kinh doanh của người Việt; sự phát triển gia tốc của thị trường khi
Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình; sự bùng nổ của công nghệ và sử dụng
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; sự tham gia của các quỹ đầu tư và các tổ chức
hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và doanh nghiệp khoa học và công nghệ lĩnh
vực công nghệ thông tin nói riêng.
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay cũng có nhiều quỹ hỗ trợ khởi nghiệp không thuộc
loại đầu tư rủi ro của nước ngoài và tổ chức quốc tế, với phương pháp tiếp cận và hình thức

thực thi khác nhau, từ hỗ trợ kết nối kinh doanh song phương, như chương trình B2B của
Chính phủ Đan Mạch, chương trình hỗ trợ về đào tạo nhân lực cho khởi nghiệp và thương
mại hóa kết quả nghiên cứu như của Chính phủ Anh và Israel, đến cung cấp tài chính không
hoàn lại như chương trình IPP của Chính phủ Phần Lan, hay Quỹ Đổi mới sáng tạo dành
cho người thu nhập thấp VIIP của Ngân hàng Thế giới... Thực tế chưa cho thấy những kết
quả thật sự nổi bật của những chương trình này do những khác biệt về trình độ phát triển
kinh doanh, thiết chế tài chính và văn hóa. Tuy vậy, các chương trình đó thể hiện sự quan
tâm và kỳ vọng đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với phong trào khởi nghiệp của Việt
Nam.
Trong hơn một thập kỉ qua, Nhà nước đã có một số quỹ hỗ trợ thương mại hóa các
kết quả NC&TK của các tổ chức nhà nước và tư nhân, như Quỹ Phát triển Khoa học Công
nghệ Quốc gia NAFOSTED, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia NATIF... Các quỹ này đóng
góp khá nhiều cho việc hình thành các doanh nghiệp mới từ việc triển khai ứng dụng các
kết quả NC&TK công nghệ. Tuy nhiên, không quỹ nào của Nhà nước có bản chất và cơ
chế hoạt động như một quỹ đầu tư mạo hiểm - nhân tố thiết yếu cho khởi nghiệp kinh doanh
công nghệ trong điều kiện kinh tế hiện đại ngày nay.
Cũng trong thời kỳ này, các hoạt động khởi nghiệp thành công của các doanh nghiệp
khoa học và công nghệ tại Việt Nam cơ bản là nhờ vào nguồn tài chính của các quỹ đầu tư
mạo hiểm của nước ngoài. Các tổ chức hỗ trợ của Nhà nước nêu trên, với nguyên tắc “bảo
1


toàn vốn”, cộng thêm cơ chế và thủ tục phức tạp, đã không thể có tác động hiệu quả tới
phong trào khởi nghiệp của Việt Nam mà bản chất là trên cơ sở đầu tư mạo hiểm với tỷ lệ
rủi ro cao, hoặc rất cao như là sự đánh đổi cho kỳ vọng lợi nhuận lớn.
Vai trò của Nhà nước đối với phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam cho đến nay vẫn
chưa rõ nét. Nhà nước chưa có những quy định pháp luật điều chỉnh sự hình thành và phát
triển của những doanh nghiệp khởi nghiệp theo phương thức mới, như quỹ đầu tư mạo
hiểm Việt Nam, sự công nhận giá trị bằng tiền của tài sản vô hình trong góp vốn thành lập
DN hay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu đối với doanh nghiệp khởi nghiệp... Vai trò

của Nhà nước cũng chưa được thấy rõ trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là đối với việc khởi
sự kinh doanh tại Việt Nam và tín dụng ngân hàng đối với hoạt động khởi nghiệp của các
doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Khởi nghiệp đã được nhen nhóm hàng chục năm qua theo quy luật tự nhiên của phát
triển kinh tế, bắt nguồn từ óc sáng tạo và tinh thần kinh doanh vốn có của người Việt Nam.
Song không thể “cất cánh” được do thiếu các cú hích cần thiết trong đó là công cụ tài chính,
tín dụng. Một số quỹ đầu tư nước ngoài đã nắm bắt được xu thế này và thực hiện những
phi vụ đầu tư mạo hiểm rất thành công, tạo nên những tên tuổi lớn tại thị trường Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã từng bước thừa nhận vài trò to lớn của doanh
nghiệp vừa và nhỏ tư nhân nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng đối với sự
phát triển kinh tế. Để phong trào khởi nghiệp phát triển mạnh và bền vững, Nhà nước cần
nhanh chóng xây dựng các chính sách và quy định pháp luật phù hợp, đồng thời có những
chương trình cụ thể giúp hình thành và phát triển những doanh nghiệp khởi nghiệp mới,
trong đó, việc quan trọng nhất là thiết lập các cơ chế tài chính để tham gia cùng khối đầu
tư tư nhân vào khởi nghiệp, theo mô hình mà nhiều quốc gia đã thực hiện rất thành công.
Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và chính các doanh nghiệp khởi nghiệp gần đây đã có
những nỗ lực lớn trong việc hình thành “hệ sinh thái khởi nghiệp”, bao gồm chủ thể khởi
nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ và Nhà nước. Điều tiết Nhà nước đang là khâu cần
hoàn thiện trong hệ sinh thái khởi nghiệp này, chủ yếu do không thực hiện được chức năng
xây dựng chính sách và pháp luật (chứ không phải do không cung cấp hỗ trợ tài chính) dẫn
đến tình trạng bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tại thị trường nội địa hay thậm chí cả thị
trường quốc tế của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Hơn thế nữa, khi có những
doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam rất thành công thì người hưởng lợi ở phía nhà đầu tư
2


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×