Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thẩm quyền ra Nghị quyết 1973 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đối với Lybia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.28 KB, 2 trang )

Thẩm quyền ra Nghị quyết 1973 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đối với
Lybia
Theo Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: “Hiến chương này hoàn toàn
không cho phép Liên Hợp Quốc được can thiệp vào những công việc thực chất
thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên
của Liên Hợp Quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định
của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành
những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII.” Liên Hợp Quốc được phép can
thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia một cách hợp pháp khi có xung đột vũ
trang, hay vi phạm nghiêm trọng quyền con người tại quốc gia đó; hay nói cách
tổng quát đó là trường hợp hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm
lược thì Liên Hợp Quốc được quyền can thiệp vào để đảm bảo hòa bình tại quốc
gia.
Đối với Lybia dưới thời của Gaddafi, Gaddafi sau khi giành được chính quyền từ
cuộc đảo chính lật đổ vua Lybia năm 1969, xây dựng chế độ mới của mình dựa
trên sự kết hợp chủ nghĩa quốc gia Ả Rập, các khía cạnh của phúc lợi xã hội và cái
Gaddafi gọi là “dân chủ nhân dân trực tiếp”, ông gọi hệ thống này là “Chủ nghĩa xã
hội Hồi giáo”. Ông đã vạch ra triết học chính trị của mình trong cuốn “Sách Xanh”
để tăng cường các ý tưởng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Hồi giáo này. Năm 1977,
Gaddafi tuyên bố rằng Lybia đang thay đổi hình thức chính phủ của mình từ cộng
hòa sang một “jamahiriya”-một từ mới sáng chế có nghĩa “nhà nước đại chúng”
hay “chính phủ của đại chúng”. Trên lý thuyết, Lybia trở thành một nhà nước dân
chủ trực tiếp được quản lý bởi nhân dân thong qua các hội đồng nhân dân địa
phương các xã. Tuy nhiên, thực tế, hệ thống chính trị của Lybia ít duy tâm hơn,
quyền lực thực sự thuộc một “nhóm cách mạng” gồm Gaddafi và một số cố vấn
thân cận. Dù không giữ chức vụ chính thức nào, nhưng mọi người đều hiểu rằng


Gaddafi nắm quyền gần như tuyệt đối với chính phủ. Hết lần này tới lần khác,
Gaddafi đã đương đầu với sự đối lập trong và ngoài nước bằng bạo lực. Các ủy ban
cách mạng của ông kêu gọi ám sát những người Lybia bất đồng đang sống ở nước


ngoài, với các đội ám sát của Lybia được gửi ra nước ngoài để giết họ. Gaddafi đặt
ra hạn chót để những người bất đồng quay trở về hay sẽ “trong tay các hội đồng
cách mạng.” Nhiều người Lybia đã bị giết hại trong thời gian này bất đồng với
Gaddafi. Đó không phải là một “nhà nước đại chúng” mà là một nhà nước độc tài
Lybia dưới sự cai trị của Gaddafi.
Bên cạnh đó, chế độ độc tài của Lybia liên tục bị cáo buộc vi phạm nghiêm trọng
nhân quyền. Một số loại vi phạm rất nghiêm trọng của chính phủ bao gồm: điều
kiện nhà tù kém; bắt và giam giữ, tù nhân bị biệt giam, và tù nhân chính trị được tổ
chức trong nhiều năm mà không buộc tội hoặc xét xử. Tư pháp bị kiểm soát bởi
nhà nước, và không có quyền được xét hỏi công bằng. Người dân Lybia không có
quyền thay đổi chính phủ của họ. Tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và tôn
giáo bị hạn chế. Tổ chức nhân quyền đều bị cấm. Dân tộc và bộ tộc thiểu số bị
phân biệt đối xử.
Từ những phân tích trên, ta thấy chính quyền Lybia đã vi phạm nghiêm trọng
quyền con người và có những hành động đe dọa hòa bình. Vì vậy mà Liên Hợp
Quốc hoàn toàn đủ thẩm quyền ra Nghị quyết 1973 đối với Lybia.



×