Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập nhóm Thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.46 KB, 10 trang )

Phán quyết số: …
Ngày .../.../...
V/v tranh chấp hợp đồng mua bán 1 tần hoá chất A
Trong ngày ... tháng ... năm ..., tại trụ sở Trung tâm trọng tài quốc tế V, giải
quyết tranh chấp vụ việc thụ lý số… ngày 3/5/2017 về Tranh chấp hợp đồng
mua bán 1 tấn hoá chất A.
Nguyên đơn:. Công ty INTEMEXCO. Trụ sở: nước Z
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Nhóm 3
Bị đơn: Công ty Y. Trụ sở: nước F
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Nhóm 2
Hội đồng Trọng tài gồm:
Ông…. Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế V – Chủ tịch Hội đồng
trọng tài..
Ông… Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế V
Bà… Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế V.
Tóm tắt vụ việc:
- Ngày 6/3/2017, công ty Y(nước F) đã ký hợp đồng số 05/2017/HĐXKIY mua 1 tấn hóa chất A với công ty INTEMEXCO(nước Z)(xem hợp đồng
chi tiết kèm theo).
- Ngày 8/3/2017, công ty INTEMEXCOđã ký hợp đồng mua bán số
06/2017/HĐNK-IX với Tập đoàn X(nước E)(xem hợp đồng chi tiết kèm
theo).
1


- Ngày 10/3/2017, công ty INTEMEXCO đã mở L/C cho Tập đoàn X
được hưởng tại Ngân hàng G (nước Z) trên cơ sở của hợp đồng số
06/2017/HĐNK-IX
- Ngày 10/4/2017, Tập đoàn X đã giao 0.945 tấn hóa chất A cho công ty
INTEMEXCO ngay lúc đấy Y cũng ra nhận hàng tại cảng H.
- Ngày 14/4/2017, công ty Y nhận được kết luận của SGS là hàng không
đảm bảo chất lượng với tỷ lệ ZnO chỉ đạt 55%.


- Ngày 15/4/2017, văn phòng địa diện của công ty Y tại nước Z đã gửi
email thông báo cho công ty INTEMEXCO với hai nội dung:
Thứ nhất: đề nghị yêu cầu tập đoàn X nhận lại lô hàng hóa chất giao ngày
10/4/2017 do không đảm bảo chất lượng với tỉ lệ ZnO chỉ đạt 55%.
Thứ hai: giao hàng thay thế trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được email.
- Ngày 17/4/2017, công ty INTEMEXCO gửi email từ chối thực hiện
yêu cầu của công ty Y vì công ty INTEMEXCO chỉ giúp công ty Y nhập khẩu
hàng về bán lại còn về thoả thuận giữa hai bên thì công ty Y chịu trách nhiệm
về số lượng và chất lượng của lô hàng này.
- Ngày 19/4/2017, cảng H xảy ra hỏa hoạn. Toàn bộ lô hàng hoá chất A
đang lưu tại kho cảng H bị hư hỏng.
- Ngày 24/4/2017, công ty Y đã tuyên bố hủy hợp đồng số
05/2017/HĐXK-IY ký với công ty INTEMEXCO.
- Ngày 3/5/2017, công ty INTEMEXCO đã khởi kiện công ty Y ra FIAC,
yêu cầu Y thanh toán tổng giá trị hợp đồng số 05/2017/HĐXK-IY, khoản tiền
phạt hợp đồng, khoản lãi do thanh toán chậm, chi phí lưu kho và khắc phục
thiêt hại do hỏa hoạn.
Những vấn đề pháp lý:
- Công ty Y có quyền đề nghị IMTEMEXCO yêu cầu công ty X trả hàng
và giao lại hàng không?
- IMTEMEXCO yêu cầu công ty Y thanh toán giá giá trị hợp đồng, chi phí
lưu kho khắc phục thiệt hại là đúng hay sai?
- Công ty Y có quyền huỷ hợp đồng không?

2


- Công ty IMTEMEXCO có quyền yêu cầu công ty Y thanh toán hợp đồng
và phạt hợp đồng, lãi do thanh toán chậm chi phí lưu kho và khắc phục
thiệt hại do hoả hoạn k?

Luật áp dụng:
Công ước viên 1980 (CISG)
Điều 25, điều 35, điều 46, điều 49, điều 69, điều 81 CISG
Điều 473 Bộ luật dân sự 2015
Điều 3 Luật thương mại 2005
Sau khi thảo luận và nghị bàn
Xét thấy,
1. Công ty INTEMEXCO và công ty Y có tư cách pháp nhân để ký, thực hiện
các hợp đồng kinh doanh thương mại, cũng như giải quyết các tranh chấp phát
sinh từ các hợp đồng đã ký.
2. Các bên không thoả thuận luật áp dụng; nước Z và nước F đều là thành
viên của CISG thì CISG sẽ được áp dụng để điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng. Ngoài ra, áp dụng pháp luật của nước F và các án
lệ liên quan.
3. Về hành vi công ty Y không nhận hàng và đề nghị công ty INTEMEXCO
yêu cầu tập đoàn X nhận lại lô hàng hoá chất A đang lưu kho tại cảng H và
giao hàng thay thế theo đúng hợp đồng trong 20 ngày kể từ ngày nhận được
thông báo
Thứ nhất, về chất lượng hàng hoá không đảm bảo như trong hợp đồng
Xét theo hợp đồng số 05/2017/HBXK - IY của công ty Y và công ty
INTEMEXCO đã có thỏa thuận về chất lượng là 95% ZnO, nhưng trên thực
tế theo kết luận của công ty SGS thì tỉ lệ ZnO chỉ đạt 55%. Hai bên đã thoả
thuận quyết định của SGS là quyết định cuối cùng và các bên phải tuân thủ
nên có thể khẳng định là lô hàng này không đảm bảo chất lượng như đã thoả
thuận.

3


Ngày 10/04/2017 khi lô hàng cập cảng H, đại diện của công ty INTEMEXCO

và đại diện của công ty Y đã cùng nhận hàng và mời SGS đến kiểm định hàng
hoá nên công ty INTEMEXCO không có khả năng có hành vi gian lận thương
mại (đánh tráo, làm giảm chất lượng,…) Qua đây có thể khẳng định lô hàng
không đảm bảo chất lượng là do lỗi của tập đoàn X.
Mà trong hợp đồng giữa công ty Y và công ty INTEMEXCO có thoả
thuận công ty Y chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa của lô
hàng 1 tấn hóa chất A của Tập đoàn X. Nên công ty Y phải chịu trách nhiệm
về chất lượng của lô hàng tập đoàn X giao không đảm bảo chất lượng, công ty
INTEMEXCO không chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Thứ hai, về số lượng hàng hoá tập đoàn X giao không đảm bảo
Ngày 10/04/2017 tập đoàn X đã giao 0,945 tấn hoá chất A cho công ty
INTEMEXCO. Như vậy số lượng hoá chất này được chuyển giao lại từ công
ty INTEMEXCO cho công ty Y. Mà theo hợp đồng 05/2017/HBXK – IY thì
công ty INTEMEXCO thoả thuận với công ty Y số lượng là 1 tấn hoá chất A.
Nên công ty INTEMEXCO đã giao không đảm bảo số lượng trong hợp đồng
là 55kg.
Xét theo hợp đồng số 06/2017/HĐNK - IX của công ty INTEMEXCO
và công ty X có thỏa thuận số lượng hàng hóa là 1 tấn (± 5%). Theo đó, tập
đoànX có thể giao hàng hơn hoặc kém 50kg. Mà trên thực tế tập đoàn X giao
thiếu 55kg hoá chất A nên tập đoàn X đã vi phạm hợp đồng 06/2017/HĐNK –
IX về số lượng hàng hoá là 5kg.
Mặt khác, trong hợp đồng giữa công ty Y và công ty INTEMEXCO có
thoả thuận công ty Y chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa
của lô hàng 1 tấn hóa chất A của Tập đoàn X. Nên công ty Y phải chịu trách
nhiệm 5kg hoá chất A mà tập đoàn X đã giao thiếu. Công ty INTEMEXCO đã
thỏa thuận với công ty Y sẽ giao đủ số lượng 1 tấn trước khi ký hợp đồng số
06/2017/HBNK - IX với tập đoàn X. Do đó công ty INTEMEXCO đã biết
hoặc lẽ ra phải biết về khiếm khuyết của hàng hóa nên việc tập đoàn X giao
4



thiếu hóa chất A một phần trách nhiệm sẽ thuộc về công ty INTEMEXCO
(50kg hoá chất A giao thiếu).
Căn cứ cơ sở phân tích trên dù có chứng minh được sự không phù hợp
về chất lượng hàng hoá thì công ty Y cũng không có quyền không nhận hàng
và đề nghị công ty INTEMEXCO yêu cầu tập đoàn X nhận lại lô hàng hoá
chất A đang lưu kho tại cảng H và giao hàng thay thế theo đúng hợp đồng
trong 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và việc công ty INTEMEXCO
từ chối thực hiện yêu cầu của công ty Y về chất lượng lô hàng là đúng. Công
ty Y có quyền này khi chứng minh được sự không phù hợp về số lượng hàng
hoá. Và chiếu theo khoản 2 điều 46 CISG thì sự không phụ hợp về số lượng
hàng hoá tạo thành một sư vi phạm cơ bản hợp đồng. Vi phạm hợp đồng cơ
bản được hiểu là công ty Y sẽ không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng
(điều 25 CISG/khoản 13 điều 3 luật thương mại Việt Nam 2005).
4.Công ty IMTEMEXCO yêu cầu công ty Y thanh toán giá giá trị hợp đồng,
chi phí lưu kho và chi phí khắc phục thiệt hại do hoả hoạn trong vòng 10 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo tổng cộng là 100000 đô la Mỹ.
Theo hợp đồng số 05/2017/HĐXK, hai bên đã thỏa thuận thanh toán
theo phương thức chuyển tiền (T/T) trong 15 ngày kể từ ngày công ty Y nhận
được hàng, đây là hình thức thanh toán trả sau, chỉ thanh toán khi bên mua
nhận hàng. Trong trường hợp này, do số lượng hàng hóa không đúng hợp
đồng nên công ty Y có quyền từ chối nhận hàng. Theo đó, trách nhiệm thanh
toán giá trị hợp đồng chưa phát sinh nên công ty INTEMEXCO không có
quyền yêu cầu Y thanh toán.
Chiếu theo khoản 2 Điều 86 CISG, công ty Y sử dụng quyền từ chối
nhận hàng trong khi công ty INTEMEXCO có trụ sở tại nơi hàng hóa đang
được lưu giữ (nước Z) nên công ty Y không có trách nhiệm tiếp nhận hàng
hóa này, chi phí lưu kho do công ty INTEMEXCO chịu.
Vì công ty Y và công tyINTEMEXCO không có thỏa thuận khác nên
chiếu theo khoản 1 điều 69 CISG: “trong các trường hợp không được nêu tại

5


điều 67 và 68, các rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận
hàng” thì chuyển rủi ro chưa được chuyển sang cho công ty Y. Vì thế, khi có
thiệt hại xảy ra, công ty Y không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại này cũng
như chi phí để khắc phục thiệt hại.
5. Về yêu cầu huỷ hợp đồng của công ty Y
* Căn cứ huỷ hợp đồng
Vì hàng hoá không đảm bảo về cả số lượng lẫn chất lượng nên công ty
Y có thể huỷ hợp đồng 05/2017/HĐXK – IY do sự vi phạm về số lượng hoặc
chất lượng hoặc cà số lượng lẫn chất lượng.
Thứ nhất, căn cứ công ty Y huỷ hợp đồng là do sự vi phạm về chất lượng
Như đã phân tích, công ty INTEMEXCO không phải chịu trách nhiệm
về sự vi phạm chất lượng hàng hoá nên không được coi là sự vi phạm chủ yếu
đến hợp đồng. Chiếu theo điểm a khoản 1 điều 49 CISG, công ty Y không có
quyền huỷ hợp đồng đối với công ty INTEMEXCO.
Thứ hai, căn công ty Y huỷ hợp đồng là do sự vi phạm về số lượng
Trong hợp đồng số 05/2017/HĐXK - IY giữa công ty INTEMEXCO và
công ty Y có thỏa thuận về hàng hóa là hóa chất A (95% ZnO) và số lượng là
1 tấn. Đến khi công ty Y nhận hàng thì số lượng lại có 0,945 tấn và tỷ lệ ZnO
chỉ đạt 55%. Mặc dù giữa công ty Y và công ty INTEMEXCO có thảo thuận
rằng công ty Y sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng
hóa của lô hàng 1 tấn hóa chất A của tập đoàn X, nhưng theo như phân tích ở
câu 1 thì công ty Y chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa và về 5kg
hóa chất A mà tập đoàn X giao thiếu. Còn đối với 50kg hóa chất bị thiếu còn
lại thì công ty Y không phải chịu trách nhiệm mà trách nhiệm thuộc về công
ty INTEMEXCO. Như vậy, công ty INTEMEXCO đã không thực hiện đúng
nghĩa vụ của mình khi giao hàng không đủ số lượng.
Chiếu theo khoản 1 điều 35 và điểm a khoản 1 điều 49 CISG đồng thời

theo pháp luật dân sự của nước F có quy khoản 2 Điều 437 Bộ luật dân sự
2015 quy định:
6


“2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua
có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn
thiếu;
b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm
cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.”
Vì vậy, việc vi phạm về số lượng hàng hoá của công ty INTEMEXCO là
căn cứ để công ty Y huỷ hợp đồng.
*Thời hạn huỷ hợp đồng
Ngày 15/04/2017 công ty Y cho công ty INTEMEXCO giao hàng thay
thế trong 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, công ty INTEMEXCO đã
tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn được gia hạn
thêm đó đến ngày 24/04/2017 công ty Y mới yêu cầu huỷ hợp đồng nên công
ty Y không bị vi phạm về thời hạn hợp đồng căn cứ theo điểm b khoản 2 điều
49 CISJ.
6. Công ty INTEMEXCO có quyền yêu cầu công ty Y thanh toán hợp đồng và
phạt hợp đồng, lãi do thanh toán chậm
Công ty Y được quyền huỷ hợp đồng
Chiếu theo khoản 1 điều 81 Công ước viên 1980: “Việc hủy hợp đồng
giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường
thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với những quy
định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các
quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp bị hủy” theo đó khi hủy
hợp đồng hai bên sẽ chấm dứt nghĩa vụ nhận hàng và giao hàng từ đó công ty

Y cũng sẽ không phải thanh toán tiền hàng cho công ty INTEMEXCO đồng
thời sẽ không phát sinh nghĩa vụ trả lãi khi thanh toán quá hạn. Trong hợp
đồng số 05/2017/HBXK - IY của công ty Y và công ty INTEMEXCO đã ký
kết với nhau không có điều khoản nào về phạt vi phạm hợp đồng mà đối với
7


phạt hợp đồng thì nghĩa vụ chịu phạt chỉ phát sinh nếu như hai bên có thỏa
thuận về phạt hợp đồng và được ghi rõ trong hợp đồng hai bên.

8


QUYẾT ĐỊNH
- Căn cứ Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế (CISG).
- Căn cứ bộ luật dân sự 2015
- Căn cứ Bộ quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế X.
Xử:
1. Từ những phân tích trên Hội đồng trọng tài quyết định chấp nhận đơn
khởi kiện của công ty INTEMEXCO
Bác đề nghị của công ty INTEMEXCO yêu cầu công ty Y thanh toán tổng
giá trị hợp đồng số 05/2017/HĐXK – IY, khoản tiền phạt hợp đồng, tiền lãi
do thanh toán chậm, chi phí lưu kho và khắc phục thiệt hại do hỏa hoạn.
2. Chấp nhận đề nghị của công ty Y huỷ hợp đồng số05/2017/HBXK – IY.
3. Bác đề nghị của công ty Y yêu cầu công ty INTEMEXCO yêu cầu tập
đoàn X nhận lại lô hàng hóa chất.
4. Về phí trọng tài
Nguyên đơn chịu chi phí trọng tài được trả lại số tiền ... dự phí đã nộp theo
biên lai số ... ngày... tháng ... năm của thi hành án dân sự thành phố ...

TM. đồng trọng tài
Chủ tịch hội đồng trọng tài
(Ký tên, đóng dấu)

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật thương mại quốc tế.
NXB Công an nhân dân – 2015;
2. ThS – GVC. Nguyễn Ngọc Lâm; Giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế, nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và
phương pháp giải quyết. NXB chính trị quốc gia – 2010;
3. Công ước viên 1980 của liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế
4.
5.
6.
7.

(CISG);
Bộ luật dân sự Việt Nam 2015;
Luật thương mại Việt Nam 2005;
CISG.net;
/>
10



×