Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.76 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP CHÓ VÀ GHI
NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CHI CỤC THÚ Y
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LƯU THỤY TỐ NHƯ
Ngành: THÚ Y
Niên khóa: 2002-2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT
QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

LƯU THỤY TỐ NHƯ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
thú y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Văn Phát
BSTY. Lê Thị Hoá


Tháng 11/2007
i


LỜI CẢM TẠ
- Trước tiên con xin tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ, những người đã nuôi dưỡng và
dạy dỗ con nên người. Luôn dõi bước theo con trên đường đời và luôn nâng con dậy
khi con vấp ngã. Ba mẹ là chỗ dựa tinh thần rất lớn trước bất kì khó khăn và thử thách
nào con đã và sẽ trải qua trên đường đời.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
ThS. Nguyễn Văn Phát
BSTY. Lê Thị Hoá
Đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
BGH Trường ĐHNLTPHCM
BCN và toàn thể quý thầy cô Khoa CNTY đã truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em trong những năm đại học.
Ban lãnh đạo CCTY TPHCM
Các bác sỹ, nhân viên tại CCTY TPHCM, nơi đã hết lòng hỗ trợ cho em hoàn
thành đề tài và giúp em có được những kỹ năng cần thiết phục vụ ngành nghề.
Xin chân thành cảm ơn:
Các bạn, các anh, các chị trong lớp TY 19 đã giúp đỡ, động viên em trong suốt
thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp để em có được kết quả như ngày hôm nay.
Em cảm ơn anh Thanh Phương người luôn ở bên cạnh em những lúc em gặp
khó khăn nhất trong những tháng ngày thực tập tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài: Khảo sát bệnh trên đường hô hấp chó và ghi nhận kết quả điều trị tại
Chi Cục Thú Y TPHCM
Đề tài được thực hiện từ 23/04/2007 đến 31/07/2007 tại Chi Cục Thú Y
TPHCM (151-Lý Thuờng Kiệt-P7-Q11)
Phương pháp khảo sát:
 Quan sát dấu hiệu triệu chứng lâm sàng kết hợp với kết quả xét nghiệm
 Lập bệnh án và ghi nhận kết quả điều trị
Kết quả khảo sát tỉ lệ mắc bệnh:
-Có 378 trường hợp chó bệnh có triệu chứng đuờng hô hấp trên tổng số 2344
chó khảo sát, chiếm tỉ lệ 16,13%
 Chó bệnh có triệu chứng hô hấp đơn thuần 50%, chó bênh có triệu chứng hô
hấp đi kèm với các triệu chứng khác như tiêu hoá 23,55%, động kinh 6,35%, nấm da
16,40%, loét giác mạc 3,70%
 Các dạng bệnh trên đường hô hấp chó gồm bệnh trên đường hô hấp trên
chiếm tỉ lệ 52,12%, bệnh ở phổi chiếm tỉ lệ 47,88%
 Tỉ lệ nhiễm bệnh trên đường hô hấp ở chó < 2 tháng tuổi là cao nhất chiếm
tỉ lệ 19,96%. Kế đến là chó > 12 tháng tuổi chiếm tỉ lệ 19,58%, chó từ 2-6 tháng tuổi
chiếm tỉ lệ 11,93% và thấp nhất là chó từ 6-12 tháng tuổi chiếm tỉ lệ 11,07%
 Bệnh trên đường hô hấp xảy ra ở chó cái là 18,73% cao hơn ở chó đực là
13,70%
 Kết quả phân lập 39 mẫu dịch mũi đường hô hấp, các vi khuẩn thường gặp
là:
 Staphylococcus aureus 35,90%, Staphylococcus spp. 33,33%, Streptococcus
spp. 17,95%, Escherichia coli 12,82%, Pseudomonas 5,13%, Klebshiella 2,57%
Kết quả điều trị:
Tỉ lệ chữa khỏi bệnh bình quân là 86,77%. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao là bệnh
viêm phổi (25,97%)

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các hình .......................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................... xi
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó...........................................................................................3
2.2 Cấu tạo hệ thống hô hấp trên chó ..............................................................................4
2.3 Sơ lược về quá trình hô hấp trên chó.........................................................................6
2.3.1 Sinh lý hệ hô hấp bình thường................................................................................6
2.3.2 Tình trạng hô hấp bất thường .................................................................................6
2.4 Một số nguyên nhân gây bệnh hô hấp trên chó .........................................................6
2.4.1 Do virus ..................................................................................................................6
2.4.1.1 Parvovirus ...........................................................................................................6
2.4.1.2 Paramyxovirus .....................................................................................................7
2.4.1.3 Canine adenovirus type 2 ....................................................................................7
2.4.2 Do vi khuẩn ............................................................................................................7
2.4.2.1 Staphylococcus ....................................................................................................7
2.4.2.2 Streptococcus pneumoniae ..................................................................................7

2.4.2.3 Bordetella bronchiseptica ...................................................................................7
2.4.2.4 Klebsiella .............................................................................................................7
iv


2.4.2.5 Escherichia coli ...................................................................................................8
2.4.2.6 Pseudomonas .......................................................................................................8
2.4.2.7 Haemophilus influenza ........................................................................................8
2.4.2.8 Mycobacterium tuberculosis ...............................................................................8
2.4.3 Do ký sinh trùng .....................................................................................................8
2.4.3.1 Philaroides osleri ................................................................................................8
2.4.3.2 Dirofilaria immitis ...............................................................................................8
2.4.3.3 Toxocara larvae...................................................................................................8
2.4.4 Do nấm ...................................................................................................................9
2.4.4.1 Aspergillus fumigatus ..........................................................................................9
2.4.4.2 Histoplasma capsulatum .....................................................................................9
2.4.5 Do chất kích ứng.....................................................................................................9
2.4.6 Do tổn thương .........................................................................................................9
2.4.7 Do ngoại vật ...........................................................................................................9
2.4.8 Do yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng ............................................................................9
2.4.9 Do điều kiện ngoại cảnh .......................................................................................10
2.5 Phương pháp chẩn đoán bệnh hô hấp trên chó ........................................................10
2.5.1 Đăng ký hỏi bệnh..................................................................................................10
2.5.2 Khám lâm sàng .....................................................................................................10
2.5.3 Các chẩn đoán đặc biệt .........................................................................................11
2.5.3.1 Phân lập vi sinh vật và thử kháng sinh đồ .........................................................11
2.5.3.2 Chẩn đoán bằng hình ảnh ..................................................................................11
2.6 Các liệu pháp điều trị bệnh trên chó ........................................................................11
2.6.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh .....................................................................11
2.6.2 Điều trị theo triệu chứng.......................................................................................11

2.6.3 Liệu pháp hỗ trợ ...................................................................................................12
2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu bệnh trên đường hô hấp chó .................12
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................13
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT .............................................................13
3.2 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT ........................................................................................13
3.2.1 Thú khảo sát .........................................................................................................13
v


3.2.2 Phòng khám và điều trị .........................................................................................13
3.2.3 Dụng cụ khảo sát ..................................................................................................13
3.2.4 Các loại thuốc dùng điều trị bệnh trên đường hô hấp tại Chi Cục Thú Y TP.
HCM .......................................................................................................................13
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................................................................14
3.3.1 Lập bệnh án theo dõi bệnh....................................................................................14
3.3.2 Chẩn đoán lâm sàng..............................................................................................14
3.3.3 Các chẩn đoán xét nghiệm đặc biệt ......................................................................14
3.3.4 Điều trị bệnh .........................................................................................................15
3.3.5 Tổng kết kết quả ...................................................................................................15
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .........................................................................17
4.1 TÌNH HÌNH CHÓ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG HÔ HẤP .....................17
4.1.1 Tỉ lệ chó bệnh trên đường hô hấp chung ..............................................................17
4.1.2 Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo lứa tuổi .........................................................18
4.1.3 Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo giới tính .........................................................19
4.1.4 Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo giống..............................................................20
4.2 NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN KHI CHÓ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ
HẤP ........................................................................................................................22
4.2.1 Một số triệu chứng phổ biến khi chó bệnh trên đường hô hấp.............................22
4.2.1 Tỉ lệ thú bệnh trên đường hô hấp đi kèm với các triệu chứng khác .....................24
4.2.2 Tỉ lệ các dạng bệnh trên đường hô hấp theo lứa tuổi ...........................................25

4.3 GHI NHẬN MỘT SỐ VI SINH VẬT TRONG DỊCH MŨI CHÓ BỆNH TRÊN
ĐƯỜNG HÔ HẤP .................................................................................................26
4.5 CÁCH ĐIỀU TRỊ ....................................................................................................28
4.6 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ..............................................................................................29
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................31
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................31
5.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................33
PHỤ LỤC .....................................................................................................................35

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tỉ lệ chó bệnh trên đường hô hấp ..................................................................17
Bảng 4.2 Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo lứa tuổi ....................................................18
Bảng 4.3 Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo giới tính...................................................19
Bảng 4.4 Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo giống .......................................................20
Bảng 4.5 Một số triệu chứng lâm sàng của chó bệnh trên đường hô hấp .....................22
Bảng 4.6 Tỉ lệ thú bệnh trên đường hô hấp đi kèm với các triệu chứng khác ..............24
Bảng 4.7 : Kết quả ghi nhận các dạng bệnh trên đường hô hấp theo lứa tuổi...............25
Bảng 4.8 : Kết quả kiểm tra tỉ lệ nhiễm khuẩn trong dịch mũi của chó bị bệnh trên
đường hô hấp (n=39) ..............................................................................................26
Bảng 4.9 Kết quả điều trị chó bệnh trên đường hô hấp .................................................29

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Cấu tạo hệ thống hô hấp bện trong ..................................................................4
Hình 4.1 Dịch mũi xanh đọng quanh khoé mũi chó bệnh .............................................23
Hình 4.2 Phổi chó bình thường .....................................................................................24
Hình 4.3 Chó bị viêm phổi ............................................................................................ 25

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ chó bệnh trên đường hô hấp .............................................................17
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ bệnh theo lứa tuổi .............................................................................18
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo giới tính ..............................................20
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo giống ...................................................21
Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ thú bệnh trên đường hô hấp đi kèm với các triệu chứng khác .........24
Biểu đồ 4.6 Kết quả phân lập vi trùng trong dịch mũi chó bệnh có triệu chứng trên
đường hô hấp ..............................................................................................27

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế đã góp phần nâng đời sống
của người dân lên cao cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, nhu cầu nuôi thú
kiểng ngày càng gia tăng tại các thành phố và những khu vực đông dân cư, trong đó
nuôi chó kiểng là một trong những thói quen phổ biến tại nhiều gia đình do chó là một
con vật thông minh, trung thành và là một người bạn lý tưởng cho mọi thành viên.

Cùng với trào lưu chung của xã hội, việc du nhập nhiều giống chó quý ngày
càng tăng và tạo được sự chú ý tại các làng chó kiểng trong và ngoài nước, chính sự
phong phú và đa dạng của các chủng loại chó trong nước đã dẫn đến việc hình thành
một hệ thống chăm sóc thú kiểng áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn
đoán, xét nghiệm, điều trị và ngày càng có nhiều gia chủ đưa chó đến khám tại các
trạm điều trị và các phòng khám.
Trong những ca bệnh đưa đến khám và điều trị tại phòng khám thì các bệnh
trên đường hô hấp chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như
vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, do thay đổi thời tiết, do nấm, do môi trường v.v. Chính
vì lý do đó mà việc nghiên cứu và khảo sát tình hình bệnh có triệu chứng trên đường
hô hấp trên chó là vấn đề cần thiết và có tính thực tế, qua đó góp phần nâng cao kiến
thức cho chủ nuôi nhằm có các biện pháp chăm sóc thính hợp, đồng thời giúp chẩn
đoán và điều trị hiệu quả đối với các ca bệnh có triệu chứng hô hấp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa CNTY -Trường Đại
Học Nông Lâm TP. HCM cùng với sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Phát, BSTY.
Lê Thị Hoá chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ TẠI CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
 Biết được tình hình bệnh trên đường hô hấp của chó
 Nâng cao sự hiểu biết về chẩn đoán và điều trị bệnh ở chó
 Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị tại Chi Cục Thú Y TPHCM để rút ra
những kinh nghiệm thực tiễn
1.2.2 Yêu cầu
 Ghi nhận tỉ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường hô hấp theo giống, tuổi,

giới tính
 Phân lập vi sinh vật và thử kháng sinh đồ trên mẫu dịch đường hô hấp
 Ghi nhận kết quả điều trị

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó
Theo Trần Thị Dân (2001) Đặc điểm sinh lý của chó như sau:
2.1.1 Thân nhiệt
38oC-39oC (đo ở trực tràng)
2.1.2 Tần số hô hấp
Chó lớn: 10-40 lần/phút
Chó nhỏ: 15-35 lần/phút
2.1.3 Nhịp tim
Chó lớn: 70-120 lần/phút
Chó nhỏ: trên 200 lần/phút
2.1.4 Tuổi thành thục và thời gian mang thai
Chó đực: 7-10 tháng
Chó cái: 9-10 tháng
Chó mang thai: 57-63 ngày
2.1.5 Tuổi trưởng thành
1 năm
2.1.6 Chu kỳ lên giống
Mỗi năm chó thường lên giống 2 lần
Thời gian động dục trung bình 12-20 ngày
Giai đoạn cho phối giống thuận lợi là ngày 9-13 của thời gian lên giống
2.1.7 Số con trong 1 lứa và tuổi cai sữa

Tùy theo giống chó, thông thường là từ 1-15 con/lứa
Chó mẹ độ tuổi 2-3.5 năm tuổi có số con đẻ và số con nuôi sống tốt nhất
Tuồi cai sữa trên chó: Lúc 8-9 tuần tuổi

3


2.2 Cấu tạo hệ thống hô hấp trên chó
Hệ thống hô hấp có chức năng cung cấp O2 cho các tế bào trong cơ thể và thải
ra ngoài khí CO2 thông qua các tế bào hồng cầu của hệ thống tuần hoàn. Ngoài ra hệ
thống hô hấp còn giúp điều hoà thân nhiệt bằng cách tăng tần số hô hấp, chức năng
này rất quan trọng trên các loài thú không có hoặc có rất ít tuyến mồ hôi, giúp hấp thu
và bài thải một số chất bay hơi. Tham gia vào quá trình phát âm của thú, nhờ sự lưu
chuyển của không khí qua thanh quản, đồng thời còn tham gia vào việc giúp đỡ cơ
quan khứa giác nhận biết mùi của không khí (Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2002).

Hình 2.1: Cấu tạo hệ thống hô hấp bện trong
Về cấu trúc tổng quát, hệ thống hô hấp bao gồm một hệ thống các xoang và các
ống dẫn, từ trước ra sau ta có:
2.2.1 Mũi
Mũi gồm lỗ mũi, hốc mũi, xoang mũi. Trong hốc mũi có nhiều cơ quan cảm
giác có khả năng phản ứng với các hoá chất trong không khí và tạo cho chó cảm giác
về mùi. Niêm mạc mũi có chức năng giữ lại và đưa ra ngoài những bụi bẩn trong
không khí nhờ dịch nhờn và các tế bào có lông rung, đồng thời nó sưởi ấm không khí
nhờ có nhiều mạch máu và tăng ẩm độ cho không khí nhờ các tuyến.
4


2.2.2 Yết hầu
Là đoạn ống giữa họng và khí quản để không khí qua lại và cũng là bộ phận

thông với miệng và tai.
2.2.3 Thanh quản
Là xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, phần dưới thanh quản thông với
yết hầu có nắp thanh quản, phần trên thông với khí quản. Ngoài nhiệm vụ hô hấp,
thanh quản còn là cơ quan để phát âm, thanh quản có chức năng bảo vệ đường hô hấp
từ khí quản vào đến phổi, không cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ một miếng sụn đặc
biệt là sụn tiểu thiệt hay còn gọi là nắp thanh quản (là nơi rất nhạy cảm, khi có vật lạ
rơi vào, nó sẽ tạo phản xạ tức thì để đẩy vật ấy ra khỏi đường hô hấp).
2.2.4 Khí quản
Là ống dẫn khí lớn ở ngoài phổi, đầu trên giáp với thanh quản, đầu dưới chia
đôi thành 2 phế quản gốc, liên lạc với 2 phế quản là 2 lá phổi. Khí quản và phế quản
luôn luôn mở không bị xẹp xuống khi áp lực giảm trong động tác hít là nhờ những
vòng sụn hình chữ C. Mặt trong khí quản được lót bởi biểu mô trụ tầng có lông rung
và có nhiều tuyến tiết chất nhày nhưng không nhạy cảm bằng niêm mạc thanh quản
(Lâm Thị Thu Hương, 1996).
2.2.5 Phế quản
Là 2 nhánh tận cùng của khí quản và được coi là phế quản gốc có cấu tạo gần
giống khí quản. Mỗi phế quản đi vào 1 lá phổi. Khi đi sâu vào phổi nó tiếp tục chia
thành nhiều nhánh càng lúc càng phức tạp.
Không khí đi qua đường hô hấp từ mũi đến nhánh phế quản không tiến hành sự
trao đổi khí với cơ thể mà không khí chỉ được sưởi ấm, lọc sạch bụi bẩn và giữ hơi
nước, vùng này là vùng vô hiệu (Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2002).
2.2.6 Phổi
Gồm 2 lá phổi phải và trái chiếm gần trọn vẹn các nửa của xoang ngực, là nơi
trao đổi khí, cấu tạo bởi 2 túi xốp có thành mỏng và đàn hồi nằm trong lồng ngực.
Ngực chó tương đối rộng và những thành bên của ngực uốn cong nhiều nên mặt sườn
của 2 lá phổi lồi. Phổi phải to được chia làm 4 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành
cách mô và thùy trung gian (thùy lẻ hay thùy Azygos). Phổi trái nhỏ hơn có 3 thùy:

5



thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô. Phổi được bao bọc bởi màng phổi gồm lá
tạng và lá thành.
- Lá tạng bao mặt ngoài phổi, ngăn cách thùy phổi.
- Lá thành phủ mặt trong xoang ngực.
2.3 Sơ lược về quá trình hô hấp trên chó
2.3.1 Sinh lý hệ hô hấp bình thường
Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh,
gồm sự tiếp thu, vận chuyển và thải các chất khí. Tham gia quá trình này là O2 (cần
cho sự biến dưỡng các chất ở mô bào) và CO2 (là sản phẩm cuối cùng của quá trình
trao đổi khí).
Khi hít vào không khí sẽ qua mũi, họng vào khí quản, phế quản rồi đến phế
nang. Khi vào hệ hô hấp không khí sẽ được hâm nóng, làm ẩm và lọc sạch bụi nhờ hệ
thống mạch quản ở niêm mạc mũi, các lông mũi rồi mới vào phế nang. Khi thở ra
không khí đi ngược lại.
Các phản xạ như ho, hắt hơi có tác dụng loại trừ các sản vật kích thích ra khỏi
cơ quan hô hấp.
2.3.2 Tình trạng hô hấp bất thường
Nguyên nhân: Thường do vi sinh vật, nấm và kể cả các điều kiện ngoại cảnh,
thức ăn làm cho hàng rào bảo vệ cơ thể ở cơ quan hô hấp bị suy yếu hoặc không còn
hiệu lực nên sự hoàn chỉnh của đường hô hấp bị giảm như: phù, hẹp, co thắt phế quản
dẫn đến hậu quả là làm giảm lượng khí O2 và thừa khí CO2 trong máu và mô sẽ kích
thích trung khu hô hấp hoạt động. Ngoài ra bệnh tim mạch cũng ảnh hưởng đến hoạt
động hô hấp của chó (Nguyễn Như Pho, 1995).
2.4 Một số nguyên nhân gây bệnh hô hấp trên chó
2.4.1 Do virus
2.4.1.1 Parvovirus
Virus thuộc họ Parvovirus type 2 ở chó. Với biểu hiện gây tiêu chảy phân có
lẫn máu (do virus gây viêm dạ dày ruột cấp tính), phân tanh có mùi đặc trưng, giảm

thiểu số lượng bạch cầu, tử số cao trên chó còn bú.

6


2.4.1.2 Paramyxovirus
Virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây bệnh trên tất cả giống
chó, mẫn cảm nhất là chó chăn cừu, Berger. Bệnh thường xảy ra ở chó 2-12 tháng tuổi
nhất là chó 3-4 tháng tuổi, những chó đang bú sữa mẹ ít mắc bệnh hơn. Bệnh gây sốt
cao, xáo trộn hô hấp cùng với ho chiếm 81-93% trường hợp, chảy nhiều chất tiết ở mắt
và mũi (Trần Thanh Phong, 1996), thú thở khò khè, âm rale ướt, khoé mũi có lẫn cả
máu cùng với biểu hiện viêm phổi, một số thú khác biểu hiện xáo trộn tiêu hoá hoặc
viêm não. Khi có sự phụ nhiễm của vi trùng cơ hội làm chảy nhiều nước mũi có mủ,
viêm phế quản, viêm phế quản phổi.
2.4.1.3 Canine adenovirus type 2
Thú bệnh sốt cao hơn 40oC (sốt 2 pha). Chó bị viêm hạch hạnh nhân, viêm hầu
họng, có thể bị thủy thũng dưới da vùng hầu, cổ, thân. Bệnh gây ho (viêm khí-phế
quản).
2.4.2 Do vi khuẩn
2.4.2.1 Staphylococcus
Là loại cầu khuẩn Gram +, có hơn 20 loài Staphylococcus nhưng chỉ có 3 loài
gây bệnh là S.aureus, S. saprophytidis, S. epidermidis. Vi khuẩn có khả năng tồn tại
trên cơ thể động vật. Khi sức đề kháng của cơ thể thú bị giảm sẽ tạo cơ hội cho vi
khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh và gây viêm phổi. Từ sự nhiễm trùng cục bộ với vi
khuẩn có độc lực cao nếu thú không được điều trị, có thể bị tử vong.
2.4.2.2 Streptococcus pneumoniae
Là dạng cầu khuẩn Gram +, có nhiều trong tự nhiên, đặc biệt trên đường hô
hấp, là vi khuẩn cơ hội gây bệnh viêm phổi, viêm xoang mũi..
2.4.2.3 Bordetella bronchiseptica
Là trực khuẩn Gram -, sống ký sinh ở đường hô hấp thường gây bệnh trên thú

non như viêm mũi, viêm khí phế quản, viêm màng phổi.
2.4.2.4 Klebsiella
Trực khuẩn Gram -, thuộc họ vi trùng đường ruột Enterobacteriaceae có vỏ tế
bào là lipopolysaccharides, có khả năng tiết độc tố gây sốt, tăng bạch cầu, giảm tiểu
cầu gây thiếu máu và nhiễm độc máu.

7


2.4.2.5 Escherichia coli
Là trực khuẩn Gram – không bào tử và di động nhờ những lông quanh cơ thể.
2.4.2.6 Pseudomonas
Trực khuẩn Gram -, không bào tử, di động.
2.4.2.7 Haemophilus influenza
Là loại vi khuẩn đa hình thái, bắt màu Gram -, thường ký sinh ở đường hô hấp
trên.
2.4.2.8 Mycobacterium tuberculosis
Là trực khuẩn dài, mảnh, Gram +, có khi hơi cong, thường đứng riêng lẻ hay
kết dính thành từng đám.
2.4.3 Do ký sinh trùng
2.4.3.1 Philaroides osleri (giun phổi)
Giun phổi thuộc họ Metastrongylidae ký sinh ở phế quản chó, phổi chó. bệnh
truyền trực tiếp từ chó mẹ sang chó con qua nước bọt và phân. Phạm vi ảnh hưởng của
bệnh không cao, chó mẹ liếm chó con, ấu trùng dính vào lông miệng chó con. Sau đó
theo đường miệng xâm nhập vào phế quản, ký sinh ở động mạch phổi chó, mèo (vật
chủ trung gian là ốc nước ngọt). Sự định vị của ấu trùng ở đường thông khí biểu hiện
thành những cái kén chứa đựng ký sinh trùng bên trong. Chó dưới 5 năm tuổi thường
nhiễm bệnh nhưng biểu hiện lâm sàng thường gặp ở chó con từ 6-18 tháng tuổi. Chó
bệnh kém ăn, ho khan kéo dài, khó thở, thú có cảm giác muốn khạt vật gì trong cổ
họng. Khi chó vận động nhiều thường ho, thở gấp, hay nằm.

2.4.3.2 Dirofilaria immitis (giun tim)
Giun ký sinh ở động mạch phổi, tim của chó (thường gặp ở chó trên 2 năm tuổi).
Ấu trùng truyền qua vật chủ trung gian là muỗi, ấu trùng vào máu di chuyển về
tim và động mạch phổi. Khi ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành đã có dấu hiệu
bệnh, tim bị viêm van tim. Các chất bài tiết, ấu trùng của giun cũng như những giun
chết đều gây độc cho chó, có thể gây tắc mạch máu dẫn đến chó chết.
2.4.3.3 Toxocara larvae (ấu trùng giun đũa)
Chó ăn phải ấu trùng gây nhiễm, vào ruột theo mạch máu về gan, lên tim, phổi
rồi ra khí quản, chó nuốt lại ấu trùng xuống ruột non, ấu trùng lột xác 2 lần phát triển
thành giun trưởng thành và được gọi là Toxocara canis.
8


Chó nhiễm bệnh gầy còm, mất tính thèm ăn, thiếu máu, chậm lớn, tiêu chảy,
bụng to, ói mửa có lẫn cả giun (thường ở chó dưới 2 tháng tuổi). Ấu trùng có thể gây
viêm phổi.
2.4.4 Do nấm
2.4.4.1 Aspergillus fumigatus
Có trong bào tử tồn tại trong không khí nên dễ dàng được chó hít vào.
2.4.4.2 Histoplasma capsulatum
Xâm nhập vào đường hô hấp gây bệnh tiên phát.
2.4.5 Do chất kích ứng
Chó hít phải những chất gây kính ứng như: khói thuốc, khí độc các loại thuốc
xịt côn trùng, bụi… Chó có thể bị ngộ độc do ăn phải nhiễm độc hay xác động vật chết
do trúng độc. Chất độc xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương các biểu mô và các bộ
phận bên trong cơ thể, làm suy yếu chức năng của thận và gây bệnh nguy hại ở phổi.
2.4.6 Do tổn thương
Đôi khi chó có thể bị tổn thương khí quản bởi dây xích cổ hay do cắn nhau.
Những chó bị tổn thương khí quản bởi dây xích cổ có thể làm chảy máu và gây ho.
Trường hợp chó cắn nhau bị tổn thương khí quản ở mức độ nghiêm trọng nếu không

chữa trị kịp thời có thể bị nhiễm trùng và gây hoại tử làm ảnh hưởng đến hệ thống hô
hấp.
2.4.7 Do ngoại vật
Trong lúc đùa giỡn chó có thể hít phải ngoại vật. Nếu ngoại vật hít vào lớn sẽ
làm nghẽn hệ hô hấp trên gây ngẹt thở, tím tái có thể dẫn đến chết. Nếu ngoại vật nhỏ
thì có thể lọt vào phế quản làm chó ho dữ dội, đôi khi ho ra máu, chó sẽ ho dai dẵng
nếu không khạc vật lạ ra ngoài.
2.4.8 Do yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng
Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ
thể thú đối với bệnh, thú nuôi luôn được chăm sóc tốt, tiêm ngừa đầy đủ và sổ giun
định kỳ sẽ ít bệnh tật hơn những thú thiếu sự quan tâm chăm sóc của chủ.
Khẩu phần ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng và không cân đối làm thiếu hụt
một số vitamin và khoáng chất có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, ví dụ như thiếu hụt
vitamin A da khô, các niêm mạc mắt, phổi, cổ họng, thận, ống tiêu hoá… bị tổn
9


thương và hoá sừng, khiến khả năng chống xâm nhập mầm bệnh của các ống tự nhiên
đó bị giảm sút, khả năng đề kháng của cơ thể bị suy yếu.
2.4.9 Do điều kiện ngoại cảnh
Sự chênh lệch nhiệt độ, ẩm độ lớn giữa ngày và đêm hay sự thay đổi đột ngột
nắng mưa khi giao mùa sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của thú
mà mẫn cảm nhất là bệnh trên đường hô hấp.
2.5 Phương pháp chẩn đoán bệnh hô hấp trên chó
Tiếp nhận chó bệnh và lập bệnh án theo dõi.
2.5.1 Đăng ký hỏi bệnh
- Ghi lại tên chủ, địa chỉ, điện thoại (nếu có), giống thú, giới tính, độ tuổi, trọng
lượng… Để tiện theo dõi, chẩn đoán, điều trị và tình hình tiến triển của bệnh.
- Hỏi về nguồn gốc, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, triệu chứng đã thấy, thuốc
đã sử dụng (nếu có và hiệu quả điều trị trước đó) để có hướng chẩn đoán và liệu pháp

điều trị phù hợp.
2.5.2 Khám lâm sàng
- Kiểm tra thân nhiệt: Dùng nhiệt kế điện tử đưa vào trực tràng của chó cho đến
khi nhiệt kế phát tiến hiệu sau đó lấy ra đọc kết quả.
- Quan sát thể trạng thú: Quan sát dáng vẻ bên ngoài của thú xem thú linh hoạt
hay suy nhược, thể cốt rắn chắc, sức khoẻ của thú tuỳ theo độ tuổi.
- Khám lông da: Kiển tra độ mất nước của thú dựa vào tính đàn hồi trên da,
quan sát độ bóng mượt của lông để kiểm tra tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc thú.
- Khám đường hô hấp trên:
+ Dịch mũi: Ghi nhận màu sắc, độ nhớt, độ trong, có lẫn máu hay không…
+ Niêm mạc mũi, miệng: Kiểm tra màu sắc, có biến dạng trên lớp niêm mạc
như sưng, mụn nước, niêm mạc nhạt màu, lở loét, mùi của niêm mạc.
+ Kiểm tra xoang mũi: Nhìn bên ngoài xem xoang mũi có bị biến dạng hay
không. Khi sờ nắn xoang mũi cần chú ý độ cứng, độ mẫn cảm ở vùng da ngoài xoang
mũi.
+ Khám thanh quản và khí quản: Chủ yếu là nhìn, sờ nắn và nghe, nhìn bên
ngoài để phát hiện sự thay đổi hình dạng của vùng khí quản, ngoài ra có thể dùng ống
nghe đặt vào vùng hầu để nghe được âm ran lúc thú thở.
10


+ Kiểm tra ho: Lấy 2 ngón cái và trỏ bóp mạnh vành sụn thứ nhất và hai hay
ngay vào sụn của thanh quản để gây ho. Bình thường vùng này không quá mẫn cảm
nên không ho. Khi viêm thanh quản, viêm phế quản và phổi thì vật ho nhất là viêm
tiểu phế quản, viêm phổi chỉ cần ép vào vùng trước ngực con vật cũng có thể ho. Khi
khám ho cần chú ý tần số ho, lực ho, và tính chất tiếng ho.
- Kiểm tra phổi ngực: Thực tế lâm sàng cho thấy khám vùng ngực chủ yếu dựa
vào phương pháp nhìn, sờ nắn và nghe.
+ Nhìn vùng ngực: Nếu thú khỏe lúc thở hai bên hoạt động đều đặn, rõ ràng.
Nếu thú thở mà lồng ngực co nở không rõ thì thú bị bệnh, dùng tay ấn mạnh vào các

khe sườn, kiểm tra bằng ống nghe.
2.5.3 Các chẩn đoán đặc biệt
2.5.3.1 Phân lập vi sinh vật và thử kháng sinh đồ
- Thú có dấu hiệu bệnh có triệu chứng đường hô hấp điển hình như sốt cao,
chảy mũi đục xanh, âm hô hấp bất thường và có thời gian ủ bệnh từ 3 ngày trở lên
trước khi đến khám thì chúng tôi lấy dịch mũi để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh
đồ.
Thực hiện: Buộc mõm thú, sát trùng vùng xung quanh mũi, dùng tăm bông
ngoáy sâu vào lỗ mũi để lấy dịch, cho vào ống thủy tinh vô trùng đậy kín, sau đó
chuyển lên phân lập và thử kháng sinh đồ tại phòng vi trùng.
2.5.3.2 Chẩn đoán bằng hình ảnh
- Các trường hợp chó có dấu hiệu bệnh trên đường hô hấp ở thể nặng, âm hô
hấp bất thường, một vài trường hợp đã điều trị lâu ngày nhưng không hiệu quả, chúng
tôi tiến hành chụp X-quang nhằm mục đích kiểm tra hình ảnh phổi, qua đó phát hiện
các thay đổi bất thường như viêm phổi thùy, giun tim, tràn dịch màng phổi…
2.6 Các liệu pháp điều trị bệnh trên chó
Có nhiều liệu pháp điều trị bệnh trên chó, các liệu pháp sau đây thường được áp
dụng:
2.6.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
- Thường liệu pháp này áp dụng khi đã nắn chắc được nguyên nhân gây bệnh
(Nguyễn Như Pho, 1995).
2.6.2 Điều trị theo triệu chứng
11


- Liệu pháp này được áp dụng nhiều trong điều trị nhằm ngăn chặn các triệu
chứng nghiêm trọng có khả năng đe doạ đến tính mạng của thú bệnh.
2.6.3 Liệu pháp hỗ trợ
Đây là liệu pháp hết sức quan trọng trong công tác điều trị bệnh, đặc biệt là các
bệnh do virus gây ra nhằm nâng cao sức đề kháng và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp

thú lướt qua cơn bệnh.
2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu bệnh trên đường hô hấp chó
- Hồ Thị Bích Dung (2005) ghi nhận tỉ lệ chó bệnh trên đường hô hấp khảo sát
tại Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh là 22,43%.
- Nguyễn Thị Khánh Linh (2004) ghi nhận tỉ lệ chó bệnh trên đường hô hấp
khảo sát tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là
23%.
- Giang Thị Tuyết Linh (2002) ghi nhận tỉ lệ chó bệnh trên đường hô hấp khảo
sát tại Trạm Thú Y Gò Vấp là 30,60%.
- Nguyễn Văn Nghĩa (1999) ghi nhận tỉ lệ chó bệnh trên đường hô hấp khảo sát
tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là 3,61%.
- Lâm Thị Hưng Quốc (2001) ghi nhận tỉ lệ chó bệnh trên đường hô hấp khảo
sát tại Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh là 23,18%.
- Nguyễn Thị Mộng Tuyền (2005) ghi nhận tỉ lệ chó bệnh trên đường hô hấp
khảo sát tại Bệnh Xá thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là
19,51%.

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
Thời gian:
Từ 23/04/2007 đến 31/07/2007
Địa điểm khảo sát:
Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị Chi Cục Thú Y TP.HCM (151-Lý
Thường Kiệt-P7-Q11-TP.HCM)
3.2 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT
3.2.1 Thú khảo sát

Tất cả chó mang đến khám tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị Chi Cục
Thú Y có biểu hiện triệu chứng ho, khó thở, chảy dịch mũi.
3.2.2 Phòng khám và điều trị
Tiếp nhận thú bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, lập hồ sơ lưu trữ
3.2.3 Dụng cụ khảo sát
- Hoá chất: Thuốc sát trùng, cồn 90o, povidine, oxy già.
- Dụng cụ: Nhiệt kế, ống nghe, dây buộc mõm, bông gòn, tăm bông vô trùng,
cân trọng lượng, ống tiêm, kính hiển vi, lam…
- Phim X-quang, thuốc rửa phim, máy chụp X-quang, máy siêu âm…
3.2.4 Các loại thuốc dùng điều trị bệnh trên đường hô hấp tại Chi Cục Thú Y TP.
HCM
Các loại thuốc kháng sinh: Baytril, cefotaxime, ampicillin, Marboxyl,
gentamicin, amoxicilin,Clavamox (thuốc viên uống).
- Các loại thuốc kháng viêm: dexamethason, anazine,…
- Các loại thuốc hỗ trợ hô hấp: Bromhexine, eucalyptin,…
- Các loại thuốc trợ sức, trợ lực: B-complex, vitamin K, vitamin C, Biodyl, dịch
truyền glucose và lactate.

13


3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.3.1 Lập bệnh án theo dõi bệnh
Tiếp nhận chó bệnh và lập bệnh án theo dõi từng thú bệnh theo biểu bảng.
3.3.2 Chẩn đoán lâm sàng
- Hỏi chủ nhân của chó về các triệu chứng và tất cả các vấn đề có liên quan đến
thú bệnh
- Quan sát tổng thể về thể trạng, lông da, cách đi đứng, thể thở
-Đo thân nhiệt, sờ nắn da, các hạch, xem niêm mạc mắt, miệng, lưỡi
- Quan sát gương mũi, dịch tiết ở niêm mạc mắt, miệng, lưỡi

- Đo thân nhiệt, sờ nắn vùng cổ, ngực, bụng để xem cảm giác đau, phản xạ
ho…
Sau khi ghi nhận những thông tin liên quan về chó bệnh, chúng tôi xếp loại theo
những tiêu chí sau:
- Lứa tuổi được phân thành 4 nhóm: < 2 tháng tuổi, từ 2-6 tháng tuổi, > 6-12
tháng tuổi, > 12 tháng tuổi.
- Giống chó chia làm 2 nhóm: chó ta và chó ngoại
- Dạng bệnh hô hấp: dựa vào những biểu hiện lâm sàng chúng tôi xếp loại các
dạng bệnh thành các tên gọi sau:
+ Bệnh ở đường hô hấp trên: những thú có triệu chứng ho, sốt nhẹ hoặc không
sốt, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt.
+ Bệnh ở phổi: là những thú bệnh ngoài có những biểu hiện giống bệnh ở
đường hô hấp trên thì nghe phổi chúng tôi còn nghe được âm hô hấp bệnh lý như âm
ran ướt, âm ran khô, tiếng cọ màng phổi.
- Bệnh thể cấp: những thú sốt cao, dịch mũi trong, thay đổi đột ngột sinh hoạt
hàng ngày như bỏ ăn, bỏ uống, nằm lì một chỗ, ít họat động.
- Bệnh thể kéo dài: những thú yếu, chậm, dịch mũi xanh, nhiệt độ không sốt
cao, thú bệnh lâu, kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
3.3.3 Các chẩn đoán xét nghiệm đặc biệt
- Khi cần thiết chúng tôi lấy dịch mũi gởi đến phòng vi trùng để xét nghiệm
- Chụp X-quang

14


3.3.4 Điều trị bệnh
Tùy theo kết quả chẩn đoán sẽ có những liệu pháp điều trị cho từng bệnh và tùy
theo tình trạng bệnh có thể điều trị theo toa ở nhà hoặc đến Chi Cục Thú Y điều trị mỗi
ngày.
3.3.5 Tổng kết kết quả

Sau mỗi 2 tuần chúng tôi tổng kết kết quả điều trị.
Các trường hợp điều trị tại nhà được liên hệ bằng điện thoại hoặc địa chỉ để
nắm kết quả.
Cuối đợt thực tập, chúng tôi tổng kết số chó bệnh, số chó bệnh trên đường hô
hấp, tỉ lệ thú khỏi bệnh, tỉ lệ thú chết. Đồng thời chúng tôi rút ra những kết luận về
chẩn đoán, điều trị thú bệnh.
- Các chỉ tiêu khảo sát:
+ Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp/ tổng số chó bệnh.
+ Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo giống, lứa tuổi, giới tính.
+ Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp đi kèm với triệu chứng khác.
+ Những triệu chứng phổ biến khi chó bệnh đường hô hấp.
+ Phân lập một số vi sinh vật trong dịch mũi.
+ Kết quả điều trị.
- Xử lý thống kê:
- Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng 2 phần mềm minitab version
12.21.

15


×