BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ
GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
PET CARE, QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN NGỌC NHÃ PHƯƠNG
Ngành
: Thú Y
Niên khóa
: 2002-2007
Tháng 11 năm 2007
KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ
GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
PET CARE, QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả
NGUYỄN NGỌC NHÃ PHƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y
Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NHƯ PHO
ThS. HUỲNH THANH NGỌC
BSTY: NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA
Tháng 11 năm 2007
i
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, con xin gửi lời cảm ơn đến đấng sinh thành, người đã nuôi dưỡng
con lớn khôn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Như Pho, ThS. Huỳnh Thanh
Ngọc, BSTY. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, truyền đạt nhiều
kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm tạ:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
- Cùng tất cả các thầy cô của trường, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi
Thú Y đã hết lòng chỉ dạy em trong suốt thời gian học tập
- Ban giám đốc Bệnh viện Thú y Pet Care và toàn thể các bác sĩ, nhân viên
tại Pet Care đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp
- Các bạn lớp TC02TY đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong học tập
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận kết quả điều trị
tại Bệnh Viện Thú Y Pet Care, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh”.
Trong thời gian thực tập từ ngày 1/4/07 đến ngày 1/8/07, chúng tôi đã khảo sát
và điều trị 592 ca bệnh, chia làm 9 nhóm bệnh chính với 514 ca điều trị khỏi bệnh.
Trong đó, bệnh ở hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (28,72%), kế đến là bệnh ở hệ hô
hấp (14,70%) và bệnh ở hệ lông da (13,34%), tiếp theo là bệnh ở hệ niệu dục
(11,66%), bệnh ở tai mắt (10,81%), bệnh truyền nhiễm (7,43%), bệnh ở hệ vận động
(2,70%), bệnh ở hệ tuần hoàn (1,52%), các trường hợp khác (9,12%). Bệnh chiếm tỷ lệ
cao trong các nhóm bệnh là Carré (72,72%), rối loạn tiêu hóa (35,29%), viêm phổi
(75,86%), đẻ khó (26,02%), chấn thương phần mềm (68,75%), viêm da (51,90%),
viêm mắt (53,12%), viêm tuyến hậu môn (38,89%).
Chó nhóm giống ngoại được mang đến khám và điều trị nhiều hơn nhóm giống
chó nội.
Kết quả điều trị khỏi bệnh tại Bệnh viện Thú y Pet Care đạt bình quân 86,82%.
Bên cạnh những bệnh đạt kết quả điều trị 100% như ký sinh trùng đường ruột,
táo bón, viêm bàng quang, rối loạn kích thích tố, đẻ khó, chấn thương phần mềm, viêm
da, ve, mộng mắt, viêm tai, tụ máu vành tai, abscess, viêm tuyến hậu môn, sốt không
rõ nguyên nhân, còn có những bệnh có kết quả điều trị thấp, nhất là bệnh giun tim
(22,22%) và bệnh truyền nhiễm (6,82%).
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng và biểu đồ......................................................................................vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH ...............................................................................................................1
1.3 YÊU CẦU..................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................2
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ ....................................................................................2
2.1.1 Thân nhiệt ...............................................................................................................2
2.1.2 Tần số hô hấp..........................................................................................................2
2.1.3 Tần số tim ...............................................................................................................2
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai ...................................................3
2.1.5 Chu kỳ lên giống ....................................................................................................3
2.1.6 Số con trong một lứa đẻ và tuổi cai sữa .................................................................3
2.2 CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ ...................................................3
2.3 GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN
CHÓ VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ ...........................................................................4
2.3.1 Bệnh Carré ..............................................................................................................4
2.3.2 Bệnh do Parvovirus ................................................................................................6
2.3.3 Bệnh do Leptospira ..............................................................................................10
2.3.4 Bệnh dại ................................................................................................................11
2.3.5 Giun tim ................................................................................................................12
2.3.6 Bệnh ghẻ trên chó .................................................................................................14
2.3.6.1 Bệnh do Demodex..............................................................................................14
2.3.6.2 Bệnh do Sarcoptes .............................................................................................15
iv
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................16
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT .............................................................16
3.2 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT ........................................................................................16
3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................................16
3.3.1 Phương pháp cầm cột ...........................................................................................16
3.3.2 Chẩn đoán bệnh trên chó ......................................................................................17
3.3.3 Điều trị bệnh .........................................................................................................20
3.3.4 Phân loại bệnh ......................................................................................................20
3.3.5 Tổng kết kết quả ...................................................................................................20
3.3.6 Xử lý số liệu ........................................................................................................21
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................22
4.1 BỆNH TRUYỀN NHIỄM .......................................................................................24
4.1.1 Bệnh Carré ............................................................................................................24
4.1.2 Bệnh do Parvovirus ..............................................................................................27
4.1.3 Bệnh do Leptospira ..............................................................................................28
4.2 BỆNH Ở HỆ THỐNG TIÊU HÓA .........................................................................29
4.2.1 Viêm dạ dày ruột ..................................................................................................30
4.2.2 Rối loạn tiêu hóa ...................................................................................................31
4.2.3 Ký sinh trùng đường ruột .....................................................................................32
4.2.4 Ngộ độc.................................................................................................................34
4.2.5 Chứng táo bón ......................................................................................................35
4.3 BỆNH Ở HỆ THỐNG HÔ HẤP .............................................................................35
4.3.1 Viêm thanh khí quản ............................................................................................36
4.3.2 Viêm phổi .............................................................................................................37
4.4 BỆNH Ở HỆ TUẦN HOÀN ...................................................................................38
4.5 BỆNH Ở HỆ THỐNG NIỆU DỤC .........................................................................40
4.5.1 Viêm bàng quang ..................................................................................................40
4.5.2 Sạn bàng quang.....................................................................................................41
4.5.3 Viêm thận .............................................................................................................43
4.5.4 Viêm tử cung ........................................................................................................44
4.5.5 Rối loạn kích thích tố ...........................................................................................44
v
4.5.6 Chứng đẻ khó........................................................................................................45
4.5.7 Bướu .....................................................................................................................46
4.6 BỆNH Ở HỆ THỐNG VẬN ĐỘNG .......................................................................47
4.6.1 Gãy xương ............................................................................................................47
4.6.2 Chấn thương phần mềm .......................................................................................48
4.7 BỆNH Ở HỆ THỐNG LÔNG DA ..........................................................................49
4.7.1 Bệnh do Demodex & Sarcoptes............................................................................50
4.7.2 Nấm da ..................................................................................................................51
4.7.3 Viêm da.................................................................................................................51
4.7.4 Ve, bọ chét ............................................................................................................51
4.8 BỆNH Ở TAI MẮT .................................................................................................52
4.8.1 Mộng mắt..............................................................................................................52
4.8.2 Viêm mắt ..............................................................................................................53
4.8.3 Viêm tai ................................................................................................................53
4.8.4 Tụ máu vành tai ....................................................................................................54
4.9 BỆNH KHÁC ..........................................................................................................54
4.9.1 Abscess .................................................................................................................55
4.9.2 Hernia ...................................................................................................................56
4.9.3 Viêm hậu môn ......................................................................................................56
4.9.4 Sốt không rõ nguyên nhân ....................................................................................56
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................57
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................57
5.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................58
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Số lượng, tỷ lệ (%) các nhóm bệnh và kết quả điều trị .................................23
Bảng 4.2: Số lượng và tỷ lệ chó bệnh truyền nhiễm theo dõi và điều trị khỏi ..............24
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm bệnh Carré theo tuổi, giới tính, nhóm giống ............................25
Bảng 4.4: Tỷ lệ chó nhiễm bệnh do Parvovirus theo tuổi, giới tính, nhóm giống ........27
Bảng 4.5: Tỷ lệ chó nhiễm bệnh Leptospira theo tuổi, giới tính, nhóm giống .............28
Bảng 4.6: Số lượng và tỷ lệ các bệnh ở hệ thống tiêu hóa theo dõi và điều trị .............30
Bảng 4.7: Tỷ lệ bệnh viêm dạ dày ruột theo tuổi, giới tính và nhóm giống..................30
Bảng 4.8: Tỷ lệ nhiễm bệnh rối loạn tiêu hóa theo tuổi, giới tính, nhóm giống ...........32
Bảng 4.9: Tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng đường ruột theo tuổi, giới tính, nhóm giống...33
Bảng 4.10: Số lượng và tỷ lệ các bệnh ở hệ hô hấp được theo dõi và điều trị ..............36
Bảng 4.11: Tỷ lệ bệnh viêm thanh khí quản theo tuổi, giới tính, nhóm giống..............36
Bảng 4.12: Tỷ lệ chó bệnh viêm phổi theo tuổi, giới tính, nhóm giống .......................37
Bảng 4.13: Số lượng, tỷ lệ chó bệnh giun tim theo tuổi, giới tính, nhóm giống ...........39
Bảng 4.14: Số lượng và tỷ lệ các bệnh ở hệ niệu dục ...................................................40
Bảng 4.15: Tỷ lệ chó bệnh sạn bàng quang theo tuổi, giới tính, nhóm giống ...............42
Bảng 4.16: Số lượng và tỷ lệ các bệnh ở hệ vận động ..................................................47
Bảng 4.17: Số lượng và tỷ lệ các bệnh ở hệ lông da .....................................................49
Bảng 4.18: Tỷ lệ bệnh trên hệ thống lông da theo tuổi, giới tính, nhóm giống ............49
Bảng 4.19: Số lượng và tỷ lệ các bệnh ở tai mắt ...........................................................52
Bảng 4.20: Số lượng và tỷ lệ các bệnh bất thường khác ...............................................55
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sừng hóa gan bàn chân ..................................................................................... 5
Hình 2.2 Hình 3D canine Parvovirus .............................................................................. 7
Hình 2.3 Chó bị tiêu máu ................................................................................................ 8
Hình 2.4 Thận chó bị hủy hoại sau bệnh do Leptospira................................................ 10
Hình 2.5 Tim chứa đầy giun tim ................................................................................... 13
Hình 3.1: Test thử Parvovirus dương tính .................................................................... 19
Hình 3.2: Máy siêu âm .................................................................................................. 20
Hình 4.1: Chó chảy mũi xanh và đổ ghèn mắt .............................................................. 25
Hình 4.2: Bóng tim to trong bệnh giun tim ................................................................... 39
Hình 4.3: Bàng quang bị viêm ....................................................................................... 41
Hình 4.4: Bóng sạn bàng quang ................................................................................... 42
Hình 4.5: Sạn bàng quang ............................................................................................. 42
Hình 4.6: Tử cung không viêm ..................................................................................... 44
Hình 4.7: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung viêm .................................................................... 44
Hình 4.8: Siêu âm thai ................................................................................................... 45
Hình 4.9: Mổ lấy thai..................................................................................................... 46
Hình 4.10: Bướu sinh dục cái (tạo hang)....................................................................... 46
Hình 4.11: Phẫu thuật nối xương................................................................................... 48
Hình 4.12: Chó bị nhiễm Demodex .............................................................................. 50
Hình 4.13: Demodex dưới kính hiển vi ......................................................................... 50
Hình 4.14: Hình mộng mắt ............................................................................................ 52
viii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu chúng ta có thói quen xem chó mèo là người bạn thân thiết. Với đặc tính
nhanh nhẹn, trung thành, đáng yêu, chó đã được huấn luyện để phục vụ an ninh quốc
phòng và biểu diễn nghệ thuật, giữ nhà, làm thú cảnh,…
Ngày nay, số lượng chó nuôi đã tăng lên đáng kể, nhất là những giống chó
ngoại nhập. Trong quá trình nuôi dưỡng, người nuôi thường gặp nhiều loại bệnh trên
chó, không những nguy hiểm cho chó mà còn nguy hiểm cho con người. Vì thế việc
chẩn đoán và điều trị bệnh trên chó trở thành một nhu cầu lớn.
Trước tình hình đó, nhiều phòng mạch thú y, trung tâm chẩn đoán và điều trị
bệnh cho thú ra đời với những trang thiết bị hiện đại. Trên tinh thần học hỏi và đúc kết
những kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị bệnh trên chó, được sự đồng ý của khoa
Chăn nuôi Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Nguyễn Như Pho, Thạc sĩ Huỳnh Thanh Ngọc, Bác sĩ thú y Nguyễn Thị
Quỳnh Hoa, tôi tiến hành đề tài “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi
nhận kết quả điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Pet Care, quận 2, thành phố Hồ Chí
Minh”.
1.2 MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu tình trạng bệnh lý, triệu chứng và nâng cao hiểu biết trong chẩn đoán
điều trị một số bệnh trên chó.
1.3 YÊU CẦU
- Khảo sát các bệnh trên chó đem đến khám và điều trị
- Theo dõi, ghi nhận và đánh giá kết quả điều trị một số bệnh thường gặp trên
chó trong suốt quá trình thực tập
1
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ
2.1.1 Thân nhiệt
Thân nhiệt chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
- Tuổi (thú non có thân nhiệt lớn hơn thú già)
- Phái tính: chó cái thân nhiệt lớn hơn chó đực
- Sự hoạt động
- Nhiệt độ môi trường,…
Thông thường chó lớn: 380C đến 390C (đo ở trực tràng)
chó non: 35,60C đến 36,10C trong hai tuần đầu sau khi sinh vì
chúng chưa tự điều chỉnh thân nhiệt.
2.1.2 Tần số hô hấp
Tần số hô hấp được đo bằng số lần thở trong một phút. Nó là chỉ tiêu quan trọng
biểu hiện cường độ trao đổi chất của cơ thể. Chó thở thể ngực.
Chó non cường độ trao đổi chất cao hơn chó trưởng thành do đó nhịp thở nhanh
hơn. Chó trưởng thành 10 – 40 lần/ phút
Chó con 15-35 lần/ phút
Tần số hô hấp phụ thuộc nhiều yếu tố: trạng thái sinh lí động vật, nhiệt độ môi
trường, độ cao, thời tiết, tình trạng bệnh
2.1.3 Tần số tim
Tần số tim là số lần tim đập trong một phút. Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi
chất, trạng thái sinh lí hay bệnh lí của tim cũng như cơ thể.
Chó trưởng thành: 70- 120 lần/phút (70 lần/ phút đối với chó lông xù)
Chó non > 200 lần/ phút ( 200 -220 lần/phút)
Mùa đông có thể giảm 5 nhịp khi khí hậu lạnh, mùa hè có thể tăng 5 nhịp
Khi hoạt động mạnh nhịp tim có thể tăng 10 – 20 nhịp
2
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
Tuổi mà con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính.
Đối với chó cái biểu hiện ở lần rụng trứng đầu tiên, chó đực bằng khả năng thụ tinh
của tinh trùng.
Chó đực 7 – 10 tháng tuổi
Chó cái 9 – 10 tháng tuổi
Thời gian mang thai: 57 – 63 ngày
Trên chó thường có hiện tượng mang thai giả
2.1.5 Chu kỳ lên giống
Chó cái trung bình mỗi năm lên giống 2 lần. Sự lên giống kéo dài 12 – 20 ngày.
Ngoại trừ giống Besenji mỗi năm lên giống một lần. Giống Shar-pei có chu kỳ
động dục từ 4 - 4,5 tháng (Bunch và ctv, 1992; trích dẫn từ Vũ Thị Ngọc Hạnh, 2002).
Giai đoạn thuận tiện cho phối giống là 9 – 13 ngày kể từ khi có biểu hiện động dục đầu
tiên.
2.1.6 Số con trong một lứa đẻ và tuổi cai sữa
Số lượng chó đẻ ra tùy theo giống lớn nhỏ, thông thường khoảng 3 – 15 con/
lứa
Tuổi cai sữa: 8 – 9 tuần tuổi (thường thì 3 – 5 tuần tuổi)
Tuổi cai sữa diễn ra sớm hay trễ tùy vào giống và từng cá thể
2.2 CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ
Trị theo cơ chế gây bệnh: từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi gây
bệnh, cơ thể trải qua nhiều thời kỳ. Điều trị theo cơ chế gây bệnh là dùng các biện
pháp điều trị để cắt đứt bệnh ở một khâu nào đó nhằm ngăn chặn hậu quả kế tiếp xảy
ra.
Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh: liệu pháp này hiệu quả rất cao nhưng đòi
hỏi phải chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh thật chính xác.
Điều trị theo triệu chứng: nhằm can thiệp và ngăn chặn các triệu chứng nguy
kịch có khả năng đe dọa đến tính mạng của con vật.
Liệu pháp hỗ trợ: là biện pháp vô cùng quan trọng được áp dụng trong điều trị
bệnh (nhất là những bệnh do virus) nhằm nâng cao sức đề kháng và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho thú vượt qua cơn bệnh.
3
Trên thực tế, để điều trị bệnh hiệu quả phải phối hợp nhiều liệu pháp điều trị
cùng một lúc. Do đó, cần nắm vững đặc điểm của từng bệnh, từng cá thể, cách sử dụng
các loại dược phẩm để tránh tình trạng kháng thuốc gây bất lợi cho thú và giá thành
điều trị cao
2.3 GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN CHÓ VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ
2.3.1 Bệnh Carré
Carré là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hay bán cấp tính do virus thuộc họ
Paramyxoviridae gây ra. Gây hại hàng loạt chó ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là chó
non từ 3 – 4 tháng tuổi chưa chủng ngừa
Phân loại học
Thuộc họ Paramyxoviridae – giống Morbilivirus
Chất chứa căn bệnh: dịch tiết nước mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu và phân
Đường xâm nhập: Chủ yếu qua hô hấp với dạng những giọt khí dung hay giọt
nước nhỏ. Ngoài ra, bệnh cũng lây lan gián tiếp qua thức ăn, nước tiểu và bệnh cũng
có thể truyền qua nhau thai.
Sinh bệnh học
Từ xoang mũi, thanh quản, phổi, đại thực bào mang virus đến những hạch
lympho cục bộ và quá trình nhân lên của virus xảy ra tại đây.
Trong vòng một tuần tất cả các mô lympho đều bị nhiễm. Lúc này nhiệt độ cơ
thể chó có thể sẽ tăng cao gây sốt pha 1 kéo dài trong 2 - 3 ngày, sau đó là khoảng
thời gian ngưng sốt, số lượng bạch cầu trong máu giảm.
Trên chó non: trong 1 – 2 tuần sau, virus lan tràn từ mô lympho qua máu rồi
đến niêm mạc hô hấp, tiêu hoá, kết hợp với phụ nhiễm vi trùng tại đường hô hấp tạo
nên đợt sốt lần thứ hai kéo dài cho đến khi chết.
Ngoài phổi, ruột, virus còn xâm nhập và tấn công hệ thần kinh, do đó chó có
triệu chứng thần kinh trước khi chết.
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh kéo dài 3 – 8 ngày tùy theo độ tuổi, giống, tình trạng sức
khỏe, dinh dưỡng, độc lực của virus.
4
- Thể bệnh nặng sốt vài ngày sau đó giảm sốt, thời gian từ khi phát bệnh đến lúc
chết kéo dài 1 – 2 tuần
- Triệu chứng hô hấp: thở khò khè, âm rale ướt, ho, chảy nước mũi đục như mủ,
viêm kết mạc mắt, chảy nhiều ghèn.
- Triệu chứng tiêu hóa: đi phân lỏng, tanh, có thể kèm niêm mạc ruột bong tróc
và viêm dạ dày do chó có biểu hiện ói.
Nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng, xáo trộn thần kinh, đi xiêu vẹo, co giật
trào nước bọt, hôn mê. Các biểu hiện này thường xuất hiện sau các xáo trộn về hô hấp
và tiêu hoá.
- Thể bệnh trung bình: thời gian mắc bệnh kéo dài 2 – 3 tuần, trong thời gian này
chó suy nhược, biếng ăn, chảy nước mũi hoặc tiêu chảy nhẹ, kèm theo triệu chứng sốt.
- Sau đó xuất hiện triệu chứng sừng hóa gan bàn chân hoặc da vùng gương mũi
và biểu hiện thần kinh: co giật, động kinh, đi không vững, nhai giả. Trước khi chết có
triệu chứng trào nước bọt, hôn mê.
Hình 2.1 Sừng hóa gan bàn chân
- Thể thần kinh: trên chó già thường thể hiện thể viêm não, đối tượng là những
chó từ vài tuổi trở lên với biểu hiện mất thăng bằng, đi lắc lư. Bệnh có thể kéo dài 3 –
4 tháng mới gây chết.
Bệnh tích
Đại thể: không có bệnh tích đại thể mang tính chỉ thị bệnh
Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng, có thể thấy viêm phế quản, phổi, viêm
ruột, mụn mủ da.
Vi thể: hoại tử mô bạch huyết
Thể vùi trong tế bào chất bắt màu eosin
Viêm não tủy không mủ
5
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: chảy nhiều chất tiết ở mắt, mũi
Xáo trộn hô hấp: ho, hắt hơi, rale phổi
Xáo trộn tiêu hóa: ói, tiêu chảy
Viêm da: nổi những mụn mủ ở những vùng da mỏng, ít lông
Sừng hóa gan bàn chân, gương mũi:
Xáo trộn thần kinh
Chẩn đoán phân biệt:
- Bệnh do Parvovirus: tiêu chảy, ói mửa dữ dội, ít kèm theo triệu chứng hô hấp
- Bệnh viêm gan truyền nhiễm: sốt, tiêu chảy, ói mửa, xung huyết màng niêm,
đặc biệt ở vùng miệng, vàng da, gan sưng dễ vỡ, đục giác mạc.
- Bệnh do Leptospira: Sốt, ói mửa, viêm kết mạc mắt. Sau vài ngày có biểu hiện
viêm phổi khó thở, viêm loét miệng, xuất huyết ở chó lớn, vàng da, vàng niêm mạc, số
lượng bạch cầu tăng, nhất là Neutrophile
- Bệnh viêm ruột do Coronavirus: chó có biểu hiện viêm dạ dày ruột nhưng ở
mức độ thấp hơn, phân màu xanh, bệnh tiến triển chậm, tỉ lệ chết rất thấp.
Điều trị
Theo Trần Thanh Phong (1996) với bệnh Carré không có cách chữa trị chuyên
biệt nào. Việc chăm sóc tốt và cẩn thận là căn bản nhất.
Chống phụ nhiễm bằng kháng sinh
Dùng dung dịch cung cấp chất điện giải: lactate ringer, glucose 5%
Dùng thuốc trợ sức trợ lực: vitamin B complex, vitamin C
Thuốc chống ói: primperan
Thuốc cầm tiêu chảy và bảo vệ niêm mạc ruột: actagulgite, phosfalugel
Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh: cách ly chó khỏe và chó bệnh, sát trùng nơi nhốt chó bằng
nước javel hoặc formol.
Dùng vaccine phòng bệnh cho những con chó mới mua về không rõ nguồn gốc.
2.3.2 Bệnh do Parvovirus
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây chết hàng loạt ở chó con 6-16 tuần tuổi
với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn máu và giảm thiểu số lượng bạch cầu.
6
Phân loại học
Thuộc họ Parvovirus, giống Parvovirus type 2.
Hình 2.2 Hình 3D canine Parvovirus
(Nguồn www.ncbi.nlm.nih.gov/ICTVdb/ICTVdB/50110000.htm)
Chất chứa căn bệnh: thú bệnh và phân là nguồn virus căn bản nhất.
Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường miệng, hoặc trực tiếp từ chó này sang chó
khác, hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm phân thú bệnh.
Sinh bệnh học
Khi xâm nhập 2-4 ngày, virus vào máu gây nhiễm trùng máu, đồng thời kèm
theo sự phát triển của virus trong mô lympho của vùng hầu họng. Virus phát triển
trong những khe của tế bào ruột non và xuất hiện trong phân 3-4 ngày sau khi bị
nhiễm, đạt mức cao nhất khi dấu hiệu lâm sàng đầu tiên được phát hiện, lúc này ruột
non bị phá hủy. Virus còn nhân lên ở tế bào cơ tim gây viêm cơ tim cấp tính và cũng
phát triển ở tế bào lympho, tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu tế bào bạch cầu làm
cơ thể thú bị suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng
- Thể viêm dạ dày ruột:
Thời gian nung bệnh 3-5 ngày, tỷ lệ mắc bệnh cao ở chó 6-12 tuần tuổi.
Chó ủ rũ, bỏ ăn, sốt vừa. Thông thường sốt kéo dài đến khi triệu chứng tiêu
chảy nặng xuất hiện. Thân nhiệt chỉ giảm khi chó suy nhược.
Ói mửa, tiêu chảy nặng, phân lúc đầu lỏng, thối, sau đó phân có màu hồng hoặc
đỏ tươi tùy theo vị trí tổn thương ở ruột. Tiếp theo, phân thối và tanh, có lẫn niêm mạc
ruột lẫn keo nhầy.
7
Hình 2.3 Chó bị tiêu máu
Bạch cầu giảm mạnh, thiếu máu, chó suy nhược rất nhanh, mất nước dữ dội và
phụ nhiễm vi trùng.
- Thể cơ tim:
Thường xảy ra trên chó 1-2 tháng tuổi
Cơ tim bị viêm cấp tính xuất huyết, có thể bị dãn tâm thất đưa đến ngừng tim
hoặc suy tim
Gan sưng, túi mật sưng
Các biểu hiện ở ruột không rõ ràng, chó chết nhanh sau khi bệnh phát ra.
- Thể kết hợp viêm cơ tim-ruột:
Thể này làm cho chó chết nhanh
Chó tiêu chảy, ói mửa nặng dẫn đến mất nước rất nhanh
Cơ tim bị viêm cấp dẫn đến hiện tượng ngừng tim, tỷ lệ chết ở thể này rất cao.
Bệnh tích
Lách có dạng không đồng nhất
Hạch màng treo ruột triển dưỡng, thủy thũng và xuất huyết
Dạ dày ruột bị xuất huyết nặng
Thành ruột mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, niêm mạc ruột bong
tróc
Gan sưng, túi mật căng
Trong thể viêm cơ tim thường thấy cơ tim xuất huyết hoặc dãn cơ tim.
8
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: viêm dạ dày ruột xuất huyết thường ở độ tuổi 6 tuần đến 6
tháng
Sốt không cao, có thể chết nhanh hoặc khỏi bệnh sau 5-6 ngày
Số lượng bạch cầu giảm trong 4-6 ngày sau khi bị nhiễm bệnh.
Chẩn đoán phân biệt:
- Bệnh viêm dạ dày ruột do Coronavirus: bệnh lây lan nhanh nhưng thường
phát triển chậm, ít khi gây chết, chó không sốt, lượng bạch cầu không giảm, chó tiêu
chảy nhiều nước, có thể có nhiều chất nhầy hoặc máu.
- Bệnh Carré: sốt kèm theo triệu chứng viêm phổi, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy
ra máu nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn bệnh Parvo.
Sừng hoá gan bàn chân, mụn mủ ở vùng da mỏng, giai đoạn cuối có triệu chứng thần
kinh.
Điều trị
Bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức
chống chọi với bệnh, chữa triệu chứng và chống nhiễm trùng kế phát.
Chống mất nước và cân bằng chất điện giải: lactate ringer và NaCl, electroject.
Chống ói: primperan.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: smecta, actapulgite.
Cầm tiêu chảy: imodium
Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm: ampicillin, streptomycin.
Trợ sức, trợ lực: vitamin nhóm B, vitamin C.
Phòng bệnh
Cách ly chó khỏe với chó bệnh
Không cho chó khỏe tiếp xúc phân chó bệnh
Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh
Phòng bệnh bằng vaccine: mũi đầu tiên bắt đầu lúc 7-8 tuần tuổi, tiêm lần 2 sau
3-5 tuần, sau đó mỗi năm tái chủng 1 lần
Chó mẹ nên chủng ngừa 2 tuần trước khi phối để tạo kháng thể mẹ truyền sang
con
9
2.3.3 Bệnh do Leptospira
Là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và gia súc do Leptospira interrogan
gây nên với biểu hiện viêm dạ dày ruột xuất huyết, thường ói ra máu và phân sậm
màu, hoàng đản, nước tiểu sậm màu.
Bệnh lây lan chủ yếu qua nước tiểu, xâm nhiễm qua đường tiêu hóa hay qua vết
thương ở da.
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 5-6 ngày, thời kỳ đầu chó có biểu hiện sốt cao, ủ rũ, bỏ
ăn.
Viêm kết mạc mắt, xuất huyết ở niêm mạc và da, ói mửa, phân sậm màu (có
máu). Thú mất nước nhanh, thân nhiệt giảm hơn bình thường (thể thương hàn).
Thể hoàng đản: thú viêm kết mạc mắt, hoàng đản (vàng da và niêm mạc), nước
tiểu sậm màu, khó thở, kém ăn, ói mửa,…Giai đoạn cuối thân nhiệt tăng cao, tiêu chảy
đôi khi có xuất huyết. Thú chết trong 5-8 ngày.
Trường hợp diễn biến chậm (thể bán cấp tính và mãn tính) sẽ tương ứng với sự
phát triển hội chứng sinh urê huyết, hậu quả viêm thận, thú tiểu nhiều, khát nước kèm
ói mửa, tiêu chảy. Sau một thời gian hôn mê sẽ chết do urê huyết. Chẩn đoán dựa vào
dấu hiệu lâm sàng là chủ yếu: vàng da, vàng niêm mạc.
Hình 2.4 Thận chó bị hủy hoại sau bệnh do Leptospira
(Nguồn: />
Chẩn đoán hỗ trợ: xét nghiệm máu, xét nghiệm MAT (Microscopy
Agglutination Test)
10
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh xáo trộn tiêu hóa, ói mửa, phân có máu:
Carré, Parvo và các trường hợp ngộ độc.
Điều trị
Dùng kháng sinh điều trị (penicillin, streptomycin, tetracyclin, erythromycin).
Truyền dịch: lactate ringer và bổ sung vitamin nhóm B liều cao.
Trong trường hợp có lở loét ở miệng có thể dùng chất sát trùng: iod pha loãng,
thuốc tím, blue methylen.
Phòng bệnh
Diệt chuột, côn trùng xung quanh khu vực nuôi chó, cần nuôi chó trong môi
trường sạch sẽ, dụng cụ ăn uống, thức ăn, nước uống cũng phải sạch sẽ.
Phòng bệnh bằng vaccine vào lúc 2 tháng tuổi và tái chủng vào lúc 3 tháng tuổi,
lặp lại hằng năm.
2.3.4 Bệnh dại
Là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và hầu hết các loài hữu nhũ do
Rhabdoviridae Lyssavirus hướng thần kinh gây nên.
Bệnh truyền chủ yếu qua vết cắn.
Triệu chứng
Bệnh dại có các đặc điểm sau:
Thời gian nung bệnh: dài và biến đổi trung bình 15-60 ngày (tùy mỗi loài,
nhưng có thể kéo dài vài tháng đến vài năm).
Virus hướng thần kinh gây nên những xáo trộn thần kinh.
Có 2 thể: điên cuồng và bại liệt, ngoài ra còn có thể trầm lặng.
- Thể điên cuồng: Giai đoạn hưng phấn: con vật thay đổi tính tình, những thói
quen thông thường. Thú trở nên buồn bã, ủ rũ, bứt rứt, hoặc vồn vã, quấn quít thái quá.
Giai đoạn kích thích: chó thể hiện rối loạn về cơ năng sinh lý: khó nuốt, sủa khan,
đôi khi rú, dần dần có những biểu hiện kích động như rùng mình, ngứa ngáy, ớn lạnh.
Giai đoạn điên cuồng: thè lưỡi, chảy dãi, bỏ nhà đi, chạy rong, cắn bậy, biến đổi
tiếng kêu.
Giai đoạn cuối: đứng không vững, liệt bắt đầu từ phần sau hay hàm dưới, hô
hấp khó khăn, suy nhược hoàn toàn, thú chết.
Sự phát triển bệnh nhanh, kéo dài từ 2-4 ngày.
11
- Thể bại liệt (dại câm): Triệu chứng chủ yếu là bại liệt nhẹ, pha kích thích thì
rất ngắn, đôi khi không có. Bại liệt trước hết là ở vùng đầu và ót (hàm xệ), chảy dãi
nhiều, ẩn vào tối, sợ kích thích bên ngoài, dần dần liệt tứ chi đến toàn thân và chết. Sự
phát triển bệnh từ 1-11 ngày.
Bệnh tích
Đại thể: niêm mạc, phủ tạng tụ máu, tổn thương do ăn vật lạ.
Vi thể: thể vùi trong tế bào chất bắt màu eosin. Thể Negri trong tế bào thần kinh
không đồng nhất
Chẩn đoán
Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: phản ứng miễn dịch huỳnh quang, xem bệnh tích
mô học (thể Negri).
Chẩn đoán phân biệt:
Giả dại: ngứa điên, không tấn công, không hung hăng, không có thể Negri.
Tetanos: co cứng cơ, không tấn công.
Ngộ độc: chảy nước bọt, tím tái da niêm mạc, co giật nhưng không tấn công.
Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh dại.
Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vaccine: chó trên 3 tháng tuổi phải được tiêm phòng và tái
chủng hằng năm.
Biện pháp đối với vùng nhiễm dại:
- Bắt giữ và hủy diệt chó chạy rông
- Kiểm soát nghiêm ngặt sự di chuyển của chó
- Nếu phát hiện chó chắc chắn mắc bệnh dại, cần giết ngay tức khắc
- Tất cả thú bị cắn phải được theo dõi, không được phép giết thịt trong vòng 8
ngày, từ ngày bị cắn
Chó được tiêm phòng hơn 20 ngày và không quá 1 năm có thể giữ nuôi nếu
được tiêm nhắc lại trong vòng 7 ngày từ khi bị cắn.
2.3.5 Giun tim
Đây là bệnh do giun chỉ có tên khoa học là Dirofilaria immitis hay Filaria
immitis gây ra, chúng ký sinh ở động mạch chủ, động mạch phổi và tim chó.
12
Muỗi là vật môi giới truyền lây bệnh
Cách sinh bệnh
Cần có sự tham gia của vật trung gian là muỗi, ve và bọ chét. Muỗi (ve, bọ
chét) hút máu, Dirofilaria vào Malpighi, sau 10 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm L3
sau đó chuyển lên vòi của muỗi. Khi muỗi hút máu thú khác, Dirofilaria xâm nhập vào
động mạch chủ, di chuyển về tim và động mạch phổi sau 85-120 ngày. Sự phát triển
thành giun trưởng thành trong động mạch mất khoảng 8-9 tháng.
Triệu chứng
Chó nhiễm giun có thể gây nên rối loạn đa hệ thống, ảnh hưởng đến tuần hoàn,
phổi, tim, gan và thận với biểu hiện: khó thở, kiệt sức, thiếu máu, viêm thận, viêm
bàng quang, nước tiểu có máu, ho khạc khi vận động, ói mửa, liệt chân, phù thũng và
rối loạn hệ thống tim ( Lương Văn Huấn & Lê Hữu Khương, 1997).
Bệnh tích
Mổ khám tử thi thấy giun ở tâm thất phải của tim hoặc động mạch phổi. Tâm
nhĩ phải nở to, viêm cơ tim gây tắc mạch. Nhiều khối u, xơ hoá cứng ở tổ chức xung
quanh thực quản.
Hình 2.5 Tim chứa đầy giun tim
(Nguồn: www.greatlakesbcrescue.org/.../Heartworm.htm)
Chẩn đoán
Lâm sàng: ho dai dẳng, thở mệt, báng bụng, ho ra máu, tim đập nhanh.
Phi lâm sàng: soi tươi tìm ấu trùng, test nhanh (Witness Canine Heartworm).
Điều trị
Trong quá trình điều trị cần lưu ý đến độc tính của thuốc và những biến chứng
do giun chết gây nên. Ở thể nặng khả năng xảy ra biến chứng và tử số cao sau khi diệt
giun trưởng thành.
13
Diệt giun trưởng thành: Theo Nguyễn Như Pho (2005), dùng aspirin
500mg/viên với liều 20mg/kg trọng lượng trong 10 ngày trước khi dùng levamisol và
liên tục 10 ngày sau khi dứt liệu trình điều trị sẽ giúp hỗ trợ chống tắc mạch.
Dùng levamisol HCl, uống liều 25-30mg/kg trọng lượng/ngày (liệu trình 15-20
ngày).
Hoặc immidicide (melarsomine): 2,5 mg/kg trọng lượng, IM, chia 2 lần cách
nhau 24h, sau đó 4 tháng dùng lặp lại, nếu bệnh nặng thì 1 tháng sau lặp lại. Sau 16
tuần cần lấy máu xét nghiệm lại.
Diệt ấu trùng cảm nhiễm: ivermectin 0,5 mg/kg trọng lượng, tiêm dưới da.
Hoặc levamisol 10mg/kg trọng lượng, ngày 1 lần, uống liên tục 6-10 ngày
Phòng bệnh
Diệt muỗi và vật trung gian hút máu
Diệt ấu trùng cảm nhiễm
Heartguard (ivermectin, pyrantel) 1 tháng uống 1 lần
2.3.6 Bệnh ghẻ trên chó
Da chó thường bị ghẻ do Sarcoptes scabiei var canis, ghẻ do mò bao lông
Demodex canis gây ra.
2.3.6.1 Bệnh do Demodex
Demodex canis là loài ký sinh trùng sống dưới da, ký sinh ở bao nang lông và
tuyến nhờn của bao lông, gây ngứa. Giống chó nào cũng có thể bị nhiễm, không phân
biệt tuổi, giới tính. Demodex mất khả năng xâm nhiễm vào nang lông khi không có vật
chủ trong 1 thời gian ngắn (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1999).
Triệu chứng: thường có 2 thể bệnh: ghẻ khô và ghẻ có mủ (Nguyễn Phước
Trung, 2002)
- Dạng ghẻ khô:
Cục bộ: đốm loang lỗ không có lông trên mặt, chân và quanh mắt (còn gọi là
chó đeo mắt kiếng)
Toàn thân: rụng lông không đều, hình oval, lan toàn thân, da trở nên nhờn, có
mùi hôi đặc trưng, sừng hóa nang lông.
- Dạng Demodex có mủ: Da bị bội nhiễm vi trùng sinh mủ, tàn phá cấu trúc da
dẫn đến tiết dịch, rỉ máu và huyết thanh. Vi trùng sinh mủ chủ yếu như Staphylococcus
14
aureus, S.intermedius. Vùng vi trùng sinh mủ lông rụng từng mảng, thú ngứa nhiều,
lan nhanh, mùi rất tanh.
Da tăng sừng hóa, đóng vảy khô cứng dày cộm, thú gầy, mất nước và có thể
chết trong vài tuần nếu không chăm sóc thích hợp.
- Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với cạo da rồi xem dưới
kính hiển vi sau khi được làm trong bằng dung dịch lactophenol.
- Điều trị: Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999), Demodex ở dạng
toàn thân điều trị ít có hiệu quả, dạng cục bộ có thể lành sau 4-8 tuần.
Dùng Amitraz tắm 1tuần/lần, liên tục 2-4 tháng.
Nếu có nhiễm trùng kế phát vi trùng sinh mủ cần cắt lông, sát trùng sạch sẽ,
dùng kháng sinh tác động lên cả Gram- và Gram+ (ampicillin, amoxcillin).
2.3.6.2 Bệnh do Sarcoptes
Đây là bệnh do ký sinh trùng da Sarcoptes scabiei var canis gây ra, ký sinh ở
dưới lớp biểu bì, lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng.
- Triệu chứng: Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999), chó bệnh có
3 biểu hiện chính: ngứa, rụng lông và đóng vảy. Tổn thương xuất hiện sau 4-8 tuần,
sớm hay muộn tùy thuộc vào số lượng ghẻ, vị trí ký sinh, sự sinh sản của ghẻ và sự
mẫn cảm của ký chủ.
Ghẻ thường thấy ở đầu, quanh mắt, mũi, bụng và gốc đuôi. Thú ngứa ngáy, hay
cào gãi gây xay xát, tổn thương, rất dễ làm viêm nhiễm da.
- Chẩn đoán:
Dựa vào biểu hiện lâm sàng và ngứa nhiều, nhất là vào ban đêm, lúc trời nóng,
da tăng sừng hóa, rụng lông nhiều.
Cạo da vùng nghi ngờ cho rướm máu rồi xem dưới kính hiển vi.
- Điều trị:
Thoa amitraz 0,05% 1 tuần/lần, liên tục 3-6 tuần, cắt bớt lông và tránh cho chó
liếm thuốc.
Tiêm ivermectin: 0,5mg/kg trọng lượng, liên tục 3-4 tuần, mỗi tuần 1 lần.
Kết hợp chống nhiễm trùng bằng kháng sinh, kháng viêm.
15
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
Thời gian từ ngày: 1/4/2007 – 1/8/2007
Địa điểm khảo sát: Bệnh viện Pet Care 1, Thảo Điền, Quận 2, Thành Phố Hồ
Chí Minh
3.2 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT
Thú khảo sát: tất cả chó bệnh được đem đến khám và điều trị tại Pet Care.
Dụng cụ chẩn đoán lâm sàng và điều trị: nhiệt kế, ống nghe, đèn soi tai và mắt,
cân,..
Dụng cụ giải phẫu: dao mổ, kéo, forcep, khăn trùm,…
Dụng cụ phòng thí nghiệm: kính hiển vi, máy ly tâm, ống nghiệm, lame, đĩa
petri,…
Thiết bị chẩn đoán hình ảnh: máy siêu âm, máy X_quang.
Thuốc sát trùng và các loại thuốc dùng cho điều trị như:
Thuốc sát trùng: cồn, iodine, oxy già
Kháng sinh: biosone, enrofloxacin, lincomycin,…
Kháng viêm: dexazine
Thuốc trợ lực, trợ sức: vitamin B complex, vitamin C, hepatol, metasal,…
Thuốc trị giun: exotral, incide
3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.3.1 Phương pháp cầm cột
Chó được cầm cột đúng cách sẽ giúp cho việc tiếp xúc, chăm sóc, khám và điều
trị dễ dàng hơn, ngăn ngừa sự tấn công hay những cử động bất ngờ trong quá trình
khám và điều trị.
Có nhiều phương pháp cầm cột khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể mà
ta chọn phương pháp thích hợp.
16