Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC NÔNG DƯỢC ĐẾN NHỆN LỚN BẮTMỒI Pardosa sp. (LYCOSIDAE – ARANEAE) TRÊN RUỘNG RAU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.44 KB, 49 trang )

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
THUỐC NÔNG DƯỢC ĐẾN NHỆN LỚN BẮTMỒI Pardosa sp.
(LYCOSIDAE – ARANEAE) TRÊN RUỘNG RAU
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN TẤN LỘC

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Tháng 10 năm 2007
i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và lo
lắng để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quý báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học.
Xin chân thành biết ơn cô ThS. Trần Thị Thiên An đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ
tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận. Tạo cho tôi một cách
nhìn rộng và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể
mang theo trên con đường sự nghiệp của mình.
Cuối cùng xin cảm ơn những anh chị và những người bạn đã giúp đỡ tôi trong
suốt quãng đời sinh viên của mình.


Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 20 thánh 10 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Tấn Lộc

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số thuốc nông
dược đến nhện lớn bắt mồi Pardosa sp. (Lycosidae – Araneae) trên ruộng rau tại Tp.
Hồ Chí Minh” được tiến hành tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 04/2007 đến 09/2007. Thí nghiệm được thực hiện
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố.
Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến năng suất và
phẩm chất rau màu, đòi hỏi cấp bách phải tìm ra được biện pháp phòng trừ mang lại
hiệu quả kinh tế. Côn trùng thiên địch có thể làm giảm thiểu mật số sâu bệnh hại. Nhện
lớn bắt mồi Pardosa sp. (Lycosidae – Araneae) là một trong những loài thiên địch cần
được tìm hiểu rõ đặc điểm sinh học, sinh thái để làm cơ sở xây dựng biện pháp bảo vệ,
phát triển và sử dụng loài thiên địch này trong tự nhiên.
Kết quả bước đầu đề tài đã đạt được
Nhện Pardosa sp. nhân nuôi trong diều kiện nhiệt độ 27 ± 2oC và ẩm độ là 65 ±
5%, quá trình phát dục trải qua 3 giai đoạn
- Trứng có thời gian phát triển trung bình là 12,50 ngày
- Nhện non có 8 tuổi, thời gian phát dục trung bình là 65,16 ngày
- Thời gian phát triển của nhện trưởng thành dài chưa theo dõi được
Vòng đời của nhện Pardosa sp. trung bình 96,33 ngày
Nhện Pardosa sp. có phổ thức ăn khá rộng tuy nhiên các loài côn trùng thân
mềm, nhỏ và có thể bay nhảy vẫn được nhện Pardosa sp. ăn nhiều.

Thí nghiệm ảnh hưởng của một số nông dược đến tỷ lệ chết của nhện Pardosa
sp. được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 11 nghiệm thức
thuốc là (1) Onecide 15EC, (2) Visimaz 800BTN, (3) Daconil 500SC, (4) Aliette
800WG, (5) Secure 10EC, (6) Regent 800WG, (7) Vertimec 1,8EC, (8) Confidor
100SL, (9) Success 25SC, (10) Dipel 6,4DF, (11) Đối chứng là nước cất.
Trong nhóm thuốc trừ sâu Secure 10EC là thuốc tác động mạnh nhất đến tỷ lệ
chết nhện Pardosa sp ở 6 ngày sau phun thuốc (thuốc ở mức tương đối độc (cấp 3)) và
loại thuốc trừ sâu gây chết ít nhất đối với nhện Pardosa sp. ở 6 ngày sau phun thuốc là

iii


Dipel 6,4DF (ở mức độc cấp 2 (ít độc)), nhóm thuốc trừ cỏ gây ảnh hưởng rất thấp
(cấp độc 1), còn nhóm thuốc trừ bệnh thì không gây ảnh hưởng (cấp độc 1).
Thí nghiệm xác định số trứng nở của nhện Pardosa sp. sau khi bị nhiễm thuốc
thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 8 nghiệm thức gây chết
ít nhất đối với nhện Pardosa sp. là (1) Onecide 15EC, (2) Visimaz 800BTN, (3)
Daconil 500SC, (4) Aliette 800WG, (5) Success 25SC, (6) Confidor 100SL, (7) Dipel
6,4DF, (8) Đối chứng nước cất.
Qua thí nghiệm cho thấy số trứng nở của nhện Pardosa sp. sau khi bị nhiễm
thuốc đều giảm so với đối chứng. Trong đó thuốc trừ cỏ Visimaz 800BTN có số trứng
nở cao nhất, thuốc trừ bệnh Daconil 500SC có số trứng nở thấp nhất.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình và biểu đồ

viii

Danh sách các bảng

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích và yêu cầu

2

1.3. Giới hạn

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Một số kết quả nghiên cứu về nhện lớn bắt mồi Pardosa trên thế giới

3

2.1.1. Thành phần loài của nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa

3

2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của nhóm nhện lớn bắt mồi
Pardosa


3

2.1.3. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nông dược đến nhóm nhện lớn
bắt mồi Pardosa

5

2.2. Một số kết quả nghiên cứu về nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa trong nước

6

2.2.1. Thành phần loài của nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa

6

2.2.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học của nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa

7

2.2.3. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa 8
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

10

3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm

10

3.2. Nội dung thí nghiệm


10

3.3. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm

10

3.4. Phương pháp nghiên cứu

10

3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nhện lớn bắt mồi Pardosa sp.

10

v


3.4.1.1. Xác định phổ mồi của nhện Pardosa sp.

10

3.4.1.2. Thí nghiệm xác định khả năng tiêu thụ ruồi giấm Drosophila melanogaster
sâu khoang Spodoptera liture của nhện Pardosa sp.

10

3.4.1.3. Thí nghiệm xác định thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của
nhện Pardosa sp.

11


3.4.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của một số nông dược đối với nhện lớn bắt mồi
Pardosa sp.

11

3.4.2.1. Xác định ảnh hưởng của nông dược đến tỷ lệ chết của nhện Pardosa sp. 11
3.4.2.2. Số trứng nở của nhện Pardosa sp. sau khi bị nhiễm thuốc thí nghiệm

14

3.5. Xử lý số liệu

14

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

15

4.1 Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nhện lớn bắt mồi Pardosa sp.15
4.1.1. Phổ mồi của nhện Pardosa sp. (Lycosidae – Araneae)

15

4.1.2. Khả năng tiêu thụ ruồi giấm Drosophila melanogaster và sâu khoang
Spodoptera litura của nhện Pardosa sp.

16

4.1.3. Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của nhện Pardosa sp.


17

4.2. Ảnh hưởng của một số loại nông dược đối với nhện lớn bắt mồi Pardosa sp.19
4.2.1. Ảnh hưởng của một số loại nông dược đến tỷ lệ chết của nhện Pardosa sp.19
4.2.2. Số trứng nở của nhện Pardosa sp. sau khi bị nhiễm thuốc thí nghiệm

22

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

25

5.1. Kết luận

25

5.2. Đề nghị

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

26

PHỤ LỤC

28

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NLBM: Nhện lớn bắt mồi
TTDT: Trưởng thành đẻ trứng
TB: Trung bình
SD: Độ lệch chuẩn
STT: Số thứ tự
TLTN: Tỷ lệ trứng nở
PLCD: Phân loại cấp độc
NT: Nghiệm thức
NSP: Ngày sau phun
LLL: Lần lặp lại
GSP: Giờ sau phun

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình

Trang

3.1 Tháp phun thuốc Potter Tower

12

3.2 Hộp thử thuốc thí nghiệm đối với nhện Pardosa sp.

13


4.1 Nhện Pardosa sp. ăn sâu xanh hai sọc trắng D. indica S.

16

4.2 Nhện Pardosa sp. ăn ruồi giấm D. melanogaster

16

4.3 và 4.4 Nhện Pardosa sp. đang ăn vật mồi
a) Ăn ruồi giấm Drosophila melanogaster
b) Ăn sâu khoang Spodoptera litura

17

4.5 Vòng đời của nhện Pardosa sp. (Lycosidae – Araneae)

18

Biểu đồ
4.1 Số trứng nở trung bình của nhện Pardosa sp. sau khi bị nhiễm thuốc

viii

22


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng


Trang

3.1 Các thuốc thí nghiệm và liều lượng sử dụng

12

4.1 Phổ mồi của nhện Pardosa sp. (Lycosidae – Araneae)

15

4.2 Khả năng tiêu thụ ruồi giấm Drosophila melanogaster và sâu khoang Spodoptera
litura của nhện Pardosa sp.

16

4.3 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của nhện Pardosa sp.

17

4.4 Ảnh hưởng của một số loại nông dược đến tỷ lệ chết của nhện Pardosa sp. 19
4.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến tỷ lệ chết của nhện Pardosa sp.

20

4.6 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến tỷ lệ chết của nhện Pardosa sp.

21

4.7 Tỷ lệ (%) trứng nở của nhện Pardosa sp. sau khi bị nhiễm thuốc trừ bệnh so với
nghiệm thức đối chứng


23

4.8 Tỷ lệ (%) trứng nở của nhện Pardosa sp. sau khi bị nhiễm thuốc trừ cỏ so với
nghiệm thức đối chứng

23

4.9 Tỷ lệ (%) trứng nở của nhện Pardosa sp. sau khi bị nhiễm thuốc trừ sâu so với
nghiệm thức đối chứng

24

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy
sự ổn định của nền nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Việc
phòng trừ sâu bệnh hại bảo vệ mùa màng là một trong những biện pháp quan trọng tạo
ra sự ổn định này (Nguyễn Xuân Thành, 1996).
Rau màu là loại cây trồng ngắn ngày, đóng một vai trò quan trọng cung cấp thực
phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất rau màu
gặp rất nhiều khó khăn mà các loại dịch hại là một trong những nguyên nhân chính
gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất. Để tiêu diệt dịch hại nông dân thường
sử dụng các loại thuốc hóa học. Biện pháp này tuy đã diệt được một số loài côn trùng
gây hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn những thiên địch quan trọng trên đồng
ruộng. Việc lạm dụng các loại thuốc hóa học đã gây nhiều tác động xấu đến thiên

nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe
con người…
Để có thể khống chế được dịch hại một cách hiệu quả thì không chỉ sử dụng riêng
rẽ một biện pháp hóa học mà phải kết hợp nhiều biện pháp hổ trợ với nhau. Nền nông
nghiệp thế giới đang hướng tới nền nông nghiệp bền vững, trong đó chú trọng biện
pháp đấu tranh sinh học, coi trọng việc bảo vệ và phát huy vai trò của thiên địch, giảm
thiểu sử dụng thuốc hóa học. Ở nước ta, để góp phần vào mục tiêu giảm sử dụng thuốc
hóa học trong nông nghiệp, chiến lược phòng trừ sâu hại tổng hợp (IPM = Integrate
pest management)) được triển khai cũng trên quan điểm bảo vệ và phát triển vai trò
của thiên địch. Trong các loài thiên địch, nhện lớn bắt mồi đã được đánh giá là loài
thiên địch có vai trò quan trọng, chúng có thể tiêu diệt được nhiều loài sâu hại rất hiệu quả.
Hiện nay, loài nhện lớn bắt mồi Pardosa sp. (Lycosidae - Araneae) đã được xem
là tác nhân đấu tranh sinh học quan trọng trên ruộng lúa. Tuy nhiên những tài liệu
1


nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và ảnh hưởng của thuốc hóa học đối với
Pardosa sp. trên ruộng rau còn rất hạn chế.
Vì vậy, được sự đồng ý của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Ths.Trần Thị Thiên An đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số thuốc nông dược đến
nhện lớn bắt mồi Pardosa sp. (Lycosidae - Araneae) trên ruộng rau tại Tp. Hồ
Chí Minh” đã được thực hiện.
1.2. Mục đích và yêu cầu
- Xác định được phổ mồi của nhện Pardosa sp. đối với một số sâu hại phổ biến
trên rau
- Xác định được khả năng ăn mồi của nhện Pardosa sp. trong điều kiện phòng
thí nghiệm
- Xác định được thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của nhện
Pardosa sp.

- Tìm hiểu được ảnh hưởng của một số nông dược đến tỷ lệ chết của nhện
Pardosa sp.
- Xác định được số trứng nở của nhện Pardosa sp. sau khi nhiễm thuốc thí
nghiệm
Từ những cơ sở trên góp phần xây dựng biện pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng
loài thiên địch này trong việc quản lý các loại dịch hại trên các vùng trồng rau ở Tp.
Hồ Chí Minh.
1.3. Giới hạn
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 04/2007 đến tháng 09/2007
- Đề tài chỉ mới theo dõi được khả năng tiêu thụ mồi của nhện Pardosa sp. đối
với sâu khoang Spodoptera litura và ruồi giấm Drosophila melanogaster
- Chưa nghiên cứu được tuổi thọ của trưởng thành nhện Pardosa sp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số kết quả nghiên cứu về nhện lớn bắt mồi Pardosa trên thế giới
2.1.1. Thành phần loài của nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa
Theo Boesenberg và Strand (1906) loài Pardosa pseudoannulata xuất hiện phổ
biến ở vùng Đông Nam Á, theo Foelix (1982) và Jackman (1997) loài Pardosa milvina
được tìm thấy ở Mỹ, loài Pardosa groenlandica được phát hiện ở Canada (Cosawic
2005a, 2005b). Trường Đại học Manitoba (Canada), ghi nhận được 19 loài Pardosa
gồm Pardosa concinna (Thorell), Pardosa distincta (Blackwell), Pardosa dromaea
(Thorell), Pardosa furcifera (Thorell), Pardosa fuscula (Thorell), Pardosa
groenlandica (Thorell), Pardosa hyperborea (Thorell), Pardosa lapponica (Thorell),
Pardosa mackenziana (Keyserling), Pardosa modica (Blackwall), Pardosa moesta
(Banks), Pardosa mulaiki (Gertsch), Pardosa ontariensis (Gertsch), Pardosa
podhorskii (Kulczyn'ski), Pardosa saxatilis (Hentz), Pardosa sp., Pardosa tesquorum

(Odenwall), Pardosa uintana (Gertsch) và Pardosa xerampelina (Keyserling).
Ngoài ra một số loài Pardosa phổ biến còn được phát hiện ở nhiều nơi khác cũng đóng
vai trò quan trọng như Pardosa agrestis (Westring, 1861), Pardosa amentata (Clerck,
1757), Pardosa glacialis (Thorell, 1872), Pardosa hortensis (Thorell, 1872), Pardosa
lugubris (Walckenaer, 1802), Pardosa palustris (Linneaus, 1758), Pardosa riparia
(C.L. Koch, 1833), Pardosa sphagnicola (Dahl, 1908), Pardosa suwai (Tanaka, 1985;
Matsuda, 1999), Pardosa vancouveri (Emerton, 1917).
2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa
Họ nhện săn mồi Lycosidae trong đó có loài Pardosa sp. thường xuyên bắt giữ
con mồi thuộc bộ cánh thẳng, bộ cánh nửa, bộ hai cánh, bộ cánh đều, bộ cánh tơ, bộ
cánh vẩy, một số loài bộ cánh cứng và bộ cánh màng (Riechert và Bishop, 1990;
Young và Edwards, 1990; Nyffeler et al., 1994).
3


Trên ruộng lúa khoảng 80% rầy nâu, rầy xanh đuôi đen là thức ăn của họ nhện
Lycosidae. Tuy nhiên không có một con nhện NLBM nào phát triển đến tuổi trưởng
thành khi chỉ ăn rầy nâu. Khi nhện cái họ Lycosidae ăn nhiều loại con mồi khác nhau
thì khả năng sinh sản của chúng gia tăng một cách nhanh chóng (Suzuki và Kiritani, 1974).
Ishijima et al. (2004) cho rằng mật số các loại rầy giảm trên ruộng không làm
đất hơn là ruộng có làm đất truyền thống, khi đó mật độ NLBM đặc biệt có nhện
Pardosa sp. tăng lên nhanh chóng trên ruộng canh tác không làm đất. Kết quả này cho
thấy nhóm NLBM đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các loại rầy.
Nhện Pardosa pseudoannulata là thiên địch quan trọng của côn trùng gây hại
trên đồng lúa bởi vì chúng ăn nhiều rầy nâu và rầy xanh đuôi đen hơn là nhiều loại
nhện khác (Sasaba et al., 1970; Kiritani et al., 1972; Yaginuma, 1986).
Kiritani et al. (1972, 1974) đưa ra bảng phân tích tuổi thọ trung bình của rầy
xanh Nephotettix cincticeps (Uhler) trên ruộng lúa và kết luận NLBM Pardosa
pseudoannulata là đối tượng săn mồi quan trọng nhất.
Nhện Pardosa sp. là loài nhện rất nhanh nhẹn. Chúng thích ăn rầy xanh đuôi

đen và rầy nâu. Mỗi ngày nhện ăn từ 5-15 con mồi (Boessenberg và Strand, 1906).
Nhện Pardosa milvina là loài bắt mồi ăn thịt, chúng săn bắt con mồi với một
tốc độ nhanh và mạnh mẽ. Các loại vật mồi của chúng gồm có rầy nâu, châu chấu,
trứng các loài sâu hại…. Mỗi ngày Pardosa milvina ăn khoảng 3,5 mg sâu hại, tương
đương 12% trọng lượng cơ thể của chúng (Foelix, 1982; Preston-Mafham,1996).
Nhện hạn chế được mật số sâu hại bởi vì chúng thường bắt giữ và tiêu diệt hơn
là tiêu thụ con mồi. Riechert và Lockley (1984) nhận định nhện có thể giết chết con
mồi gấp 50 lần so với sức tiêu thụ của nó.
Lang et al. (1999) tìm ra trong những vụ màu, nhện làm suy yếu mật độ của côn
trùng gây hại như rầy xanh đuôi đen (Cicadellidae), bọ trĩ (Thysanoptera) và rệp (Aphididae)
Marc et al. (1999) nhận thấy có 3 loài nhện phong phú trên vụ lúa mì vào mùa
đông là Pardosa agrestis (Westring) (Lycopsidae - Araneae) và hai loại NLBM họ
Linyphiidae có thể làm giảm mật độ của rệp (Aphididae) từ 34% đến 58% trong điều
kiện thí nghiệm.
Vòng đời của nhện Pardosa groenlandica khoảng 23 tháng (Dondate, 1999).
Mỗi năm Pardosa sp. đẻ hai hoặc ba thế hệ (Kawahara et al., 1974).
4


Nhện Pardosa sp. là những kẻ săn mồi quan trọng trên đồng ruộng và cây trồng
cạn, nhện cái đẻ khoảng 100 trứng trong một túi trứng, khi nở con cái mang nhện con
ở đằng sau của chúng (Shepard, Carner, Barrion, Ooi và Berg, 1999).
Theo Boesenberg và Strand (1906), nhện Pardosa sp. săn mồi trên mặt đất.
Trên cánh đồng nhện cái thường dễ nhận biết bởi vì chúng thường di chuyển với một
cái túi trứng hình cầu được gắn ở đằng sau chúng.
Những nhện con mới nở của Pardosa sp. được nhện mẹ đeo ở phần bụng. Nhện
con không ăn trong giai đoạn này. Nếu chúng bị rơi xuống, chúng vẫn có thể treo lơ
lửng với nhện mẹ bằng một sợi dây mịn, và có thể dễ dàng trở về với nhện mẹ qua
đường chân và xúc biện. Nhện con chỉ phân tán sau khi đã trải qua một lần lột xác
Nhện Pardosa sp. được tìm thấy ở vùng đất ẩm hay những ruộng lúa khô.

2.1.3. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nông dược đến nhóm nhện lớn
bắt mồi Pardosa
Yardrim Edward (1998) nhận định đối với nhóm NLBM thì ảnh hưởng của
thuốc trừ sâu lớn hơn thuốc trừ cỏ và thuốc trừ nấm.
Những ruộng mà phun thuốc trừ sâu thường xuyên thì mật độ nhện rất thấp
(Bogya và Markó, 1999; Feber et al., 1998; Huusela-Veistola, 1998; Yardim và
Edwards, 1998; Holland et al., 2000; Amalin et al., 2001). Nhìn chung, đối với thuốc
hóa học thì nhện dễ bị tổn thương hơn nhiều loài sâu hại khác, như thuốc tổng hợp gốc
cúc pyrethroids như cypermethrin và deltamethrin; thuốc gốc lân organophosphates
như dimethoate và malathion và thuốc gốc cacbamat (carbamate) như carbaryl. Việc
thuốc hóa học làm giảm mật số nhện có thể là kết quả của sự bùng phát nhiều loài sâu
hại (Brown et al., 1983; Birnie et al., 1998; Huusela-Veistola, 1998; Yardim và
Edwards, 1998; Marc et al., 1999; Holland et al., 2000; Tanaka et al., 2000).
Ở những vùng nhiệt đới, để bảo vệ các loài thiên địch thì phải tránh phun thuốc
hóa học quá sớm, việc này giúp ngăn ngừa được nhiều thứ dịch hại chẳng hạn như
dịch rầy nâu và rầy xanh đuôi đen (Way và Heong, 1994; Settle et al., 1996).
Theo Wisniewska và Prokopy (1997) nếu thuốc hóa học chỉ được sử dụng trước
những vụ trồng thì mật độ nhện sẽ được gia tăng. Nhện có khả năng thay đổi theo
chiều hướng thích nghi để chiếm lại lãnh thổ của chúng nếu thuốc trừ sâu không còn
tác dụng nữa. Sự giới hạn về không gian của thuốc hóa học cũng dẫn đến kết quả số
5


lượng nhện cao hơn, bởi chúng có thể đi ra khỏi khu vực có xử lý thuốc và trở về khi
thuốc hóa học đã xua tan (Riechert và Lockley, 1984; Balanca và de Visscher, 1997).
Một vài yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hóa học đối với nhện là dung
môi, loại đất, độ ẩm, phần trăm vật chất hữu cơ, nhiệt độ, và thời gian sau khi phun
thuốc (Marc et al., 1999).
Ishijima et al. (2004) trong cả mùa vụ không sử dụng thuốc trừ sâu hoặc thuốc
trừ nấm, NLBM Pardosa pseudoannulata và Pirata subpiraticus là những đối tượng

săn mồi chủ yếu của rầy xanh và rầy nâu.
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa trong nước
2.2.1. Thành phần loài của nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002), nhóm NLBM Pardosa là loài thiên địch quan
trọng trong công tác phòng trừ sâu hại. Một số loài Pardosa được phát hiện và mô tả
như sau
Loài Pardosa pseudoannulata (Boesenberg và Trand) là loài nhện rất phổ biến
và là loài thiên địch quan trọng trên ruộng lúa.
Loài Pardosa sumatrana (Thorell) có kích thước trung bình dài 6,9 mm, phần
đầu dài 3,4 mm và phần bụng dài 3,5 mm. Thân có màu vàng, kích thước của đầu lớn
hơn kích thước ngang của bụng. Trên đầu-ngực có một băng Y lợt màu nho và hai sọc
màu lợt ở hai bên. Hai cặp mắt trước hẹp hơn hai cặp mắt sau. Trên bụng có các vân
màu nâu đứt quãng.
Loài Pardosa iriensi (Barrion và Litsinger) có kích thước trung bình dài 6,9
mm, phần đầu dài 3,4 mm và phần bụng dài 3,5 mm. Đầu-ngực màu nâu, kích thước
ngang phần đầu nhỏ hơn phần bụng. Trên đầu có hai sọc sậm màu chạy dọc bên từ
trước ra sau. Phần bụng có một đốm màu đậm và có nhiều vân đứt quãng.
Loài Pardosa mackenzici (Gravely) có kích thước trung bình dài 5,5 mm, đầu
ngực có kích thước là 2,9 mm và phần bụng có kích thước 2,6 mm. Phần đầu có màu
vàng, phần bụng có màu nâu với những đốm trắng không đồng nhất. Trên đầu có một
sọc đen ở giữa và có nhiều vân đen. Trên lưng có một sọc đen ngắn từ phần tiếp giáp
giữa đầu và lưng đến nửa lưng.
Loài Pardosa santamaria (Barrion và Litsinger), có kích thước trung bình,
chiều dài của con cái là 4,96 mm, phần đầu dài khoảng 2,8 mm, phần bụng dài khoảng
6


2,2 mm. Phần đầu có màu nâu đỏ và có một sọc đen ở giữa, xung quanh là những vân
màu vàng. Phần bụng màu vàng nâu, trên lưng có những đốm trắng đối xứng nhau qua
hai bên lưng, trong đốm trắng đó có chấm nhỏ màu nâu.

2.2.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học của nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa
Theo Phạm Văn Lầm (2002), quá trình phát triển của nhện lớn bắt mồi trải qua
3 pha gồm trứng, nhện non và nhện trưởng thành. Số tuổi của nhện non thay đổi tùy
theo từng loài, ngay trong một loài cũng có sự thay đổi tuổi. Nhện non của Pardosa
pseudoannulata có 7 - 8 tuổi (đa số 8 tuổi). Thời gian phát dục pha trứng của Pardosa
pseudoannulata là 11,8 - 16,6 ngày, nhện non là 76,2 - 155,8 ngày, nhện trưởng thành
là 122,9 - 219,0 ngày (tùy điều kiện nhiệt độ).
Trong 24 giờ, một cá thể trưởng thành cái của loài nhện sói vân đinh ba
Pardosa pseudoannulata trong ngày thí nghiệm thứ nhất, thứ 2 và 3 tiêu diệt được
trung bình 27,5; 17,5 và 12,4 rầy non tuổi 5 của rầy nâu. Nhện sói vân đinh ba
Pardosa pseudoannulata là loài bắt mồi có ưu thế trong số các loài nhện lớn bắt mồi
của rầy nâu và rầy lưng trắng. Đây là loài bắt mồi quan trọng và hiệu quả trong khống
chế số lượng các loài rầy hại lúa ở nhiều nước Đông Nam Á. Kết quả từ các thí
nghiệm trong phòng tại Viện BVTV cho thấy khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân
đinh ba Pardosa pseudoannulata khá cao. Một nhện sói vân đinh ba Pardosa
pseudoannulata ở giai đoạn nhện non tuổi 3 sau 24 giờ có khả năng tiêu diệt được 3,2
- 5,5 rầy non tuổi 4 của rầy nâu. Khả năng ăn rầy nâu của chúng tăng theo tuổi phát
dục. Nhện non tuổi 8 của loài nhện sói vân đinh ba trong 24 giờ đã ăn trung bình được
6,5 - 21,0 rầy non tuổi 4 của rầy nâu. Đặc biệt một trưởng thành cái loài nhện sói vân
đinh ba Pardosa pseudoannulata không mang bọc trứng có sức ăn mồi rất lớn. Trong
24 giờ, trung bình nó ăn được 17,3 - 34,1 rầy non tuổi 5 của rầy nâu (Phạm Văn Lầm, 2006).
Nghiên cứu về khả năng ăn mồi của Pardosa pseudoannulata, Bùi Xuân
Phương (2001) cho biết khả năng ăn mồi của các nhóm nhện đối với bọ xít non tuổi
một của bọ xít gai Cletus punctiger Dallas là cao nhất. Tuổi bọ xít non càng lớn, số
lượng con mồi bị nhện tiêu diệt trong một ngày càng giảm. Nhện đực có sức ăn kém
hơn, một ngày một nhện đực tiêu diệt được trung bình 7,1 ± 2,3 đối với bọ xít non tuổi
1 hoặc là 1,2 ± 0,2 bọ xít trưởng thành. Nhện cái không mang trứng có sức ăn lớn hơn.
Trong một ngày một nhện cái không mang trứng của Pardosa pseudoannulata có thể
7



ăn trung bình 15,7 ± 3,9 bọ xít tuổi 1 hoặc 2,0 ± 0,4 bọ xít trưởng thành. Thí nghiệm
trong phòng cho thấy bọ xít đen Scotinophara lurida Burm và bọ xít dài cũng là con
mồi của Pardosa pseudoannulata.
Nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannula có phổ thức ăn rộng, theo Phạm
Đình Sắc và Khuất Đăng Long (2001), Pardosa pseudoannulata ăn những loại mồi
như bọ nhảy sọc vỏ lạc Phyllotrela striolata, rầy xanh Empoasca flavescens và sâu
cuốn lá đậu tương Lamprosema indicata.
Theo Phạm Văn Lầm (2002), các con mồi phổ biến của Pardosa pseudoannulata
là rầy nâu Nilaparvata lugen, rầy lưng trắng Sogatella furcifera, rầy xanh đuôi đen hai
chấm nhỏ Nephotettix virescens, rầy xanh đuôi đen hai chấm lớn Nephotettix
nigropictus, rầy điện quang Recilia dorsalis, rầy trắng lớn Cofana specta, sâu cuốn lá
nhỏ Cnaphalocrocis medinalis, sâu cuốn lá lớn đầu vệt đen Parnara guttata, sâu keo
Spodoptera mauritia, sâu cắn gié Mythimna separata, sâu đo xanh Naranga
aenescens, sâu đục thân bướm hai chấm Scirpophaga incestulas…
2.2.3. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến nhóm nhện lớn bắt mồi Pardosa
Theo Phạm Văn Lầm (2002) thuốc Admire, Ortus và Validacin, sau xử lý 1-7
ngày, gây chết cho nhện Pardosa pseudoannulata với tỷ lệ thấp (13,3-40,0%). Các
thuốc Regent, Wofatox và Trebon có mức độc nhẹ (cấp 2) đối với nhện Pardosa
pseudoannulata, thuốc Bassa và Padan là độc trung bình (cấp 3) đối với nhện Pardosa
pseudoannulata.
Cũng theo tác giả này, với liều lượng khuyến cáo dùng trong sản xuất, hầu hết
các thuốc bảo vệ thực vật đều ảnh hưởng tới sự tích lũy quần thể của nhện lớn bắt mồi
ăn thịt. Thuốc Monitor và Bassa độc cao (cấp 4) đối với nhóm nhện lớn bắt mồi thuộc
họ Lycosidae, Tetragnathidae và Araneidae. Thuốc Wofatox (đã bị cấm năm 1997)
độc cao (cấp 4) đối với nhện lớn họ Tetragnathidae, Araneidae và độc trung bình
(cấp3) đối với nhóm nhện lớn họ Lycosidae. Thuốc Basudin độc cấp 3 (trung bình) đối
với nhện lớn họ Tetragnathidae, nhưng lại độc cao (cấp 4) đối với nhện lớn họ
Lycosidae và Araneidae. Theo các nhà sản xuất, thuốc Trebon và Applaud ít độc với
thiên địch. Nhưng kết quả thí nghiệm cho thấy thuốc Trebon độc trung bình (cấp 3)

đối với nhện lớn họ Lycosidae, Tetragnathidae và độc nhẹ (cấp 2) đối với nhện họ
Araneidae. Thuốc Applaud độc trung bình (cấp 3) đối với nhện lớn họ Lycosidae và
8


độc nhẹ (cấp 2) đối với nhện họ Tetragnathidae và Araneidae.
Thuốc thảo mộc Rotenon độc nhẹ (cấp 2) và độc trung bình (cấp 3) đối với
nhện lớn họ Lycosidae, Tetragnathidae và Araneidae. Chỉ có thuốc BT (Bacilus
thurigensis) là không độc (cấp 1) đối với nhện lớn bắt mồi trên lúa. Các thuốc trừ bệnh
đều có mức độc từ nhẹ đến trung bình (Phạm Văn Lầm, 2002).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) thì mật số nhện trên ruộng lúa cao hơn trên
rẫy cây màu trồng cạn như là bắp và đậu xanh. Xuất hiện phổ biến nhất là các loài
Pardosa sp., Tetragnatha spp, Atepina adelinae….Theo tác giả này thì nguyên nhân
làm cho trên rẫy cây màu mật số nhện thấp hơn trên ruộng lúa là do nông dân sử dụng
thuốc trừ sâu thường xuyên hơn ruộng lúa.
Cũng theo tác giả này, hầu hết các loại thuốc trừ sâu phổ biến hiện nay đều có
độc tính cao đối với nhện, ngoại trừ một số ít loại thuốc không có tác dụng lên trung
khu thần kinh của nhện. Vì vậy ông cho rằng phải thật cẩn thận khi quyết định dùng
thuốc trừ sâu để tránh ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động phong phú của nhện thiên địch.

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Đề tài được thực hiện từ 04/2007 đến tháng 09/2007 tại Bộ môn Bảo vệ Thực
vật trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2. Nội dung thí nghiệm
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của NLBM Pardosa sp.

- Tìm hiểu ảnh hưởng của một số thuốc nông dược đến NLBM Pardosa sp.
3.3. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
Vật liệu thí nghiệm
- Dung dịch ngâm mẫu: cồn 70o
- Vật liệu nhân nuôi ruồi giấm và sâu khoang: chuối sứ, agar, vitamin E, vỏ
dứa, đậu đũa, lồng lưới, hộp nhựa.
Dụng cụ thí nghiệm
- Dụng cụ thu mẫu: túi nilon, ống nghiệm, hộp nhựa, vợt
- Máy ảnh, kính hiển vi, thước đo, kéo, băng keo, cát sạch …
- Dụng cụ phun thuốc: tháp phun Potter Tower
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nhện lớn bắt mồi Pardosa sp.
3.4.1.1. Xác định phổ mồi của nhện Pardosa sp.
Thí nghiệm được tiến hành với thức ăn là các loại côn trùng gây hại khác nhau
được thu thập từ các ruộng trồng rau, màu tại ngoại ô Tp. Hồ Chí Minh.
Nhện bị bỏ đói 24 giờ trong hộp nhựa có bông gòn ẩm. Cho vật mồi vào, quan
sát cách tấn công và ăn mồi. Sau 24 giờ kiểm tra và ghi nhận phổ vật mồi của nhện.
3.4.1.2. Thí nghiệm xác định khả năng tiêu thụ ruồi giấm Drosophila
melanogaster và sâu khoang Spodoptera litura của nhện Pardosa sp.
Thí nghiệm được thực hiện với 15 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một nhện
10


Pardosa sp. trưởng thành.
Cho mỗi con nhện bắt mồi vào hộp nhựa có bông gòn ẩm, bỏ đói một ngày
trước khi cho vật mồi vào.
Chuẩn bị đầy đủ lượng sâu khoang và ruồi giấm.
Cho vật mồi vào mỗi hộp với một lượng thừa (30 con ruồi giấm hoặc 10 con
sâu khoang). Sau 24 giờ đếm số vật mồi còn dư và thay thức ăn mới. Tiến hành theo
dõi liên tục trong 3 ngày để tính lượng mồi tiêu thụ / ngày của nhện Pardosa sp.

3.4.1.3. Thí nghiệm xác định thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của
nhện Pardosa sp.
Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp nhân nuôi sinh học cá thể nhện
Pardosa sp.Tiến hành thu bắt nhện Pardosa sp. trưởng thành ngoài các ruộng rau màu.
Tiếp tục nuôi đến khi đẻ trứng để tiến hành làm thí nghiệm
Chọn 30 nhện con nở cùng ngày nhốt riêng từng cá thể vào hủ nhựa có bông
gòn ẩm cung cấp nước cho nhện, hằng ngày cho ăn thức ăn là ruồi giấm, ghi nhận thời
gian và số lần lột xác của nhện con để tính thời gian phát triển từng tuổi và vòng đời
của nhện Pardosa sp.
Số tuổi nhện = số lần lột xác +1.
3.4.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của một số nông dược đối với nhện lớn bắt mồi Pardosa sp.
3.4.2.1. Xác định ảnh hưởng của nông dược đến tỷ lệ chết của nhện Pardosa sp.
a) Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm:
+ Dụng cụ thí nghiệm
- Lồng lưới nhỏ (30cm x 30cm x30cm), hộp nhựa trong loại 5 lít.
- Lưới, kéo, pen, giấy thấm, bút lông, đĩa petri, kim gút, chai lọ lưu mẫu, bình
phun nước cầm tay.
- Bóng đèn điện quang (40w), cọ quét, bình phun nước.
- Chậu nhựa, cát ẩm vô trùng, chuối sứ, agar, vitamin E, ruồi giấm.
- Giấy mica trong loại dày (khổ 0,8m)
- Lưới inox A60 ( 23 ô/cm2)
- Tháp phun thuốc Potter Tower (Hình 3.1)

11


Hình 3.1 Tháp phun thuốc Potter Tower
+ Vật liệu thí nghiệm
- Đường cát trắng, dung dịch ngâm mẫu cồn 700.
- Thuốc thí nghiệm (bảng 3.1 và phụ lục 5)

Bảng 3.1 Các thuốc thí nghiệm và liều lượng sử dụng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên thương mại
Daconil 500SC
Aliette 800WG
Onecide 15EC
Visimaz 800BTN
Vertimec 1,8EC
Confidor 100SL
Success 25SC
Dipel 6,4 DF

Hoạt chất và liều lượng
Liều lượng sử dụng
Chlorothanil (500g/l)
15ml/8l
Fosetyl aluminium (800g/kg)
20g/8l
Fluazifop – butyl (150g/l)
25ml/8l4
Simazine (80%)

40g/8l
Abamectin (18g/l)
10ml/8l
Imidacloprid (100g/l)
7ml/8l
Spinosad (27.8g/l)
25ml/8l
Bacillus thurigiensis
10g/8l

(32 tỉ IU/kg bào tử tinh thể độc tố vi khuẩn)
9

10

Regent 800WG
Secure 10EC

Fipronil (800g/kg)
Chlorfenapyr (100g/l)

0,8g/8l
10 ml /8l

b) Phương pháp thí nghiệm
 Chuẩn bị thức ăn cho nhện Pardosa sp.
Để đảm bảo đầy đủ thức ăn cho việc nghiên cứu nhện Pardosa sp. tiến hành
nhân nuôi ruồi giấm Drosophilla melanogaster
Môi trường nhân nuôi ruồi giấm gồm những thành phần sau
12



1. Nước: 1 lít.
2. Agar: 3 muỗng cà phê.
3. Chuối sứ: 8 trái to.
4. Pepton: 500 mg.
5. Vitamin E: 7-8 giọt được bổ sung định kì sau 3 lần nấu môi trường để cung
cấp thêm thức ăn cho ruồi giấm.
6. 1 muỗng đường cát.
Cho tất cả Agar, Pepton và đường cát vào ngâm trong 1lít nước khoảng 5 phút.
Sau đó cho lên bếp đun sôi, cho chuối đã được bóp nhuyễn vào khuấy đều. Khi hỗn
hợp chín thì nhấc ra để nguội, cho vitamin E vào trộn đều, rồi cho hỗn hợp vào các hủ
nhựa trong loại 1 lít và đặt vào lồng để nhân nuôi ruồi giấm.
 Phương pháp thực hiện
Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp của Hassan (1985) ở phần 5.1.9
gồm các bước sau
-

Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm

+ Dụng cụ thí nghiệm: các hộp nhốt nhện ăn mồi có kích thước 5 x 5 x 5 cm
bằng giấy mica trong, với nắp hộp được làm bằng lưới inox A60 (23ô/cm2) để cho hộp
được thông thoáng và dễ dàng thao tác trong việc phun thuốc thí nghiệm. Ở mặt bên của
hộp cắt một cửa số (1 cm) để cho thức ăn vào. Phần đáy của hộp có một lớp cát sạch dày
2 cm. Hộp phải được làm thật kín để ngăn không cho nhện thoát ra ngoài

Hình 3.2 Hộp thử thuốc thí nghiệm đối với nhện Pardosa sp.
- Nhện Pardosa sp. được thu thập từ các ruộng rau thuộc ngoại ô Tp. Hồ Chí
Minh mang về phòng thí nghiệm tiếp tục nuôi bằng thức ăn là ruồi giấm để có nhện
trưởng thành thuần làm thí nghiệm.

13


- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, với
10 nghiệm thức là 10 loại thuốc thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng được phun bằng
nước cất, mỗi nghiệm thức gồm 30 cá thể. Tiến hành cho nhện Pardosa sp. vào trong
mỗi hộp ở trên
Phun từng loại thuốc với liều lượng là 6ml vào các hộp đã có sẵn NLBM và
hằng ngày cung cấp thức ăn là ruồi giấm.
 Chỉ tiêu theo dõi
Ghi nhận lượng nhện sống và chết ở mỗi nghiệm thức thí nghiệm tại các thời
điểm 1, 3 và 6 ngày sau khi xứ lí thuốc để tính tỷ lệ nhện bắt mồi chết và hiệu lực của
các loại thuốc thí nghiệm
Tỷ lệ chết được tính theo công thức
Tỷ lệ chết (%) = tổng số nhện chết / tổng số nhện theo dõi x 100
Hiệu lực của thuốc được hiệu đính bằng công thức Abbott
Hiệu lực thuốc (%) = (C – T) / C x 100
Trong đó

C: % NLBM sống ở ô đối chứng sau xử lý
T: % NLBM sống ở ô thí nghiệm sau xử lý

3.4.2.2. Số trứng nở của nhện Pardosa sp. sau khi bị nhiễm thuốc thí nghiệm
Sáu ngày sau khi xử lý thuốc, chọn nhện còn sống cho ghép đôi giao phối trong
cùng nghiệm thức. Thí nghiệm ảnh hưởng của nông dược đến số trứng nở của nhện
Pardosa sp. được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại (mỗi lần lặp lại là 1 cặp
Pardosa sp. đực và cái). 8 nghiệm thức có khả năng gây chết ít nhất đối với nhện
Pardosa sp. được chọn làm thí nghiệm là (1) Aliette 800WG, (2) Dipel 6,4DF, (3)
Onecide 15EC, (4) Daconil 500SC, (5) Visimaz 800BTN, (6) Confidor 100SL, (7)
Success 25SC và (8) Đối chứng (nước cất).

Hằng ngày cho ăn ruồi giấm, phun thêm nước, kết thúc khi trứng nở.
Chỉ tiêu theo dõi
Ghi nhận số trứng nở/bọc trứng/con cái trên từng loại thuốc.
3.5. Xử lý số liệu
Các số liệu thu được từ những thí nghiệm trên được xử lý và phân tích thống kê
trên phần mềm MSTATC và EXCEL.

14


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nhện lớn bắt mồi Pardosa sp.
4.1.1. Phổ mồi của nhện Pardosa sp. (Lycosidae – Araneae)
Bảng 4.1 Phổ mồi của nhện Pardosa sp. (Lycosidae – Araneae)
STT

Sâu hại

1

Sâu xanh hai sọc trắng

2

Sâu khoang

3

Sâu đo xanh


4

Sâu xanh da láng

5

Rầy xanh

6

Sâu gạo

7

Bọ trĩ

Tên khoa học
(Họ - Bộ)
Diaphannica indica S.
(Pyralidae - Lepidoptera)
Spodoptera litura F.
(Noctuidae - Lepidoptera)
Trichoplusia sp.
(Noctuidae - Lepidoptera)
Spodoptera escigua Hb.
(Noctuidae - Lepidoptera)
Empoasca sp.
(Cicadellidae - Homoptera)
Corcyra cephalonica

( Pyralidae - Lepidoptera)
Thrips sp.
(Thripidae - Thysanoptera)

Pha vật mồi bị ăn
Tuổi 1, tuổi 2
Tuổi 1, tuổi 2
Tuổi 1, tuổi 2
Tuổi 1
Tất cả các tuổi
Sâu non
Trưởng thành

Qua bảng 4.1 cho thấy nhện Pardosa sp. có thể ăn được nhiều loại vật mồi khác
nhau. Nhện ăn tất cả các tuổi của rầy xanh Empoasca sp., tuy nhiên nhện Pardosa sp.
chỉ ăn được sâu tuổi nhỏ vì phù hợp với kích thước của chúng. Qua thí nghiệm này
cùng với những nghiên cứu về phổ thức ăn của nhện Pardosa sp. với những loại vật
mồi như rầy nâu Nilaparvata lugen, rầy lưng trắng Sogatella furcifera, rầy xanh đuôi
đen hai chấm nhỏ Nephotettix virescens, rầy xanh đuôi đen hai chấm lớn Nephotettix
nigropictus, rầy điện quang Recilia dorsalis, rầy trắng lớn Cofana specta, bọ nhảy sọc
vỏ lạc Phyllotrela striolata, rầy xanh Empoasca flavescens…của những tác giả Phạm
Văn Lầm, Khuất Đăng Long, cho thấy nhện Pardosa sp. có phổ thức ăn khá rộng, là
thiên địch quan trọng trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại.

15


Hình 4.1 Nhện Pardosa sp. ăn sâu xanh hai

Hình 4.2 Nhện Pardosa sp. ăn ruồi giấm


sọc trắng D. indica S.

D. melanogaster

4.1.2. Khả năng tiêu thụ ruồi giấm Drosophila melanogaster và sâu khoang
Spodoptera litura của nhện Pardosa sp.
Sức tiêu thụ ruồi giấm Drosophila melanogaster và sâu khoang Spodoptera
litura của nhện Pardosa sp. được thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 4.2 Khả năng tiêu thụ ruồi giấm Drosophila melanogaster và sâu khoang
Spodoptera litura của nhện Pardosa sp.
Đơn vị: con/ngày
Loại vật mồi
Sức tiêu thụ
Ít nhất

Sâu khoang Spodoptera
litura

Ruồi giấm Drosophila
melanogaster

1,00

10,30

4,70

21,70


2,02 ± 1,06

15,56 ± 3,93

Nhiều nhất
TB ± SD

Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn

Trong 3 ngày thí nghiệm có thể nhận thấy
Nhện Pardosa sp. một ngày có thể ăn trung bình là 2,02 con sâu khoang hoặc
15,56 ruồi giấm trưởng thành. Khả năng ăn mồi của nhện Pardosa sp. như vậy là hợp
lý bởi vì chúng là loài săn mồi tự do, nhanh nhẹn và có mắt rất linh động, kiểu săn mồi
của nhện Pardosa sp. là theo dõi, quan sát và di chuyển để bắt mồi, vì vậy mà nhện
Pardosa sp. thích bắt những con mồi có thể bay nhảy hơn.
16


×