Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TÌNH YÊU TRẺ CON TRONG THƠ TAGO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.54 KB, 7 trang )

Lời mở đầu
Sự khám phá một hình tượng nhà thơ, nhà văn đối với nền VH thế giới nói chung và nền VH VN
nói riêng là một điều không hề đơn giản, nhất là đối với nhà thơ đã có danh tiếng vẫy vùng của thế
giới, của nhân loại như Tago. Ở ông luôn trỗi dậy một tình yêu thương quý mến tất cả các loại con
người từ tình yêu, phụ nữ, trẻ con,... Cho đến Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho giáo. Ông tiếp thu
nhiều nền VH từ các nước láng giềng khác nhau, chính vì vậy thơ ông không kém gì một nhà thơ
lỗi lạc và đầy chất suy tư, chiêm nghiệm mới giải mã được ý nghĩa Tago muốn nêu lên. Như
Hemingway đã nói trong nguyên lí tảng băng " một phần nổi, bảy phần chìm', trong các thơ văn
của nghệ sĩ có tầm vóc thế giới chứa rất nhiều yếu tố này, đòi hỏi người đọc phải có lối tư duy
hiểu biết sâu mới giải được "tảng băng trôi" kia. Tago là nhà thơ có nhiều nỗi mất mát và đau đớn,
từ khi mất vợ, con gái, anh,cha và con trai đầu, ông trở nên trâm tư, suy ngẫm nhiều. Chắc do sự
mất mát con gây cho ông đau đớn lớn nhất nên ông đã dùng cả con tim sáng tác về thơ trẻ con với lời nhắn nhủ, gửi gắm đầy tính triế lí nhân sinh và yêu thương con hết lòng da diết. Khi tình
thương nổi dậy lòng người càng đậm sâu nhiều cảm tình và quý trọng những giây phút ấy.
1. Cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp của Tago
1.1 Cuộc đời của Tago
Tago (1861-1941) sinh ra tại Cancutta, bang Bengan giàu đẹp. Bengan là nơi VH phát triển
rất sớm và có truyền thống nhân đạo chủ nghĩa từ lâu đời; cũng là mảnh đất kiên cường nổi lên
những cuộc đấu tranh chính trị chống đế quốc và phong kiến.
Cha của Tago là Đêvenđrant Tago (1817- 1905) là 1 triết gia và cũng là 1 nhà cải cách XH
nổi tiếng trong hội brahma Somaj [1] do Ram Mohan Roi(1774 - 1843) sáng lập. Sau này cha
Tago cũng trở thành lãnh tụ của phong trào này.
Gia đình Tago là quý tộc. Ông con thứ 14 trong gia đình. Cha Tago rất chú trọng đến việc
giáo dục con cái, dạy con sống giản dị, cần cù, biết trau dồi sức khỏe và văn hóa, biết yêu dân tộc
và đất nước. Anh chị Tago phần nhiều là những nhân tài của Ấn Độ. Tago được cha quan tâm và
săn sóc nhiều nhất. Ông thường theo cha đi du lịch khắp đất nước, từ rừng núi Himalaya có nhiều
cảnh đẹp cho đến tận bờ biển phía nam lộng gió, tràn ngập ánh mặt trời.
Tago là cậu bé thông minh, chăm chỉ, hiếu học. Ba lần GĐ gửi đến trường khác nhau nhưng
Tago không chịu ngồi yên ở 1 trường nào cat, vì cậu bé không chịu cảnh người Anh hành hạ, đánh
đập hhocj trò, bắt học trò hát những bài Tiếng Anhh vô nghĩa. Tgo chỉ thích tự học. Cậu đã tự học
lấy tiếng Xăng-cơ-rit cổ, đọc các tác phẩm cổ để trau dồi ngôn ngữ, không bao lâu nổi tiếng là cậu
bé giỏi văn khắp vùng Bengan. Tago tự học Tiếng Anh, năm 11 tuổi đã dịch được kịch Macbet của


Seechxpia ra tiếng Bengan.
Tago vốn là cậu bé hay xúc động, từng ôm những cuốn sách ngồi khóc thầm trong bóng tối,
tính tình hiền hậu thích trầm tư, suy nghĩ. Lớn lên gặp cảnh đau buồn, trong vòng 40 năm trời,
người thân cứ lần lượt vĩnh biệt ông. Năm 1902 vợ chết, 1904 con gái thứ 2 chết. Năm 105 cha và
anh mất, năm 1907 con trai đầu chết. Từ đó Tago càng buồn phiền, thường hay ngồi hàng giờ trên
bao lơn nhà mình để ngắm nhìn người qua lại trên đường, hoặc ngồi trâm tuwbhangf buổi trên điVăng trong phòng. Ông thích vào rừng ngồi ngắm cảnh đẹp của cây cối hoa lá hoặc ngồi trên bờ
ngắm dòng sông lững lờ trôi tromg những chiều hoàng hôn.
Tago bước vào cuộc hoạt động XH và chonhs trị khá sớm. Năm 1877, qua Anh để học luật,
xong ông không thích, lại trở về. Từ đó ông bắttay vào hoạt động XH tích cực, sáng tạo VH nghệ
thuật.


Từ 1916 trở đi, Tago lần lượt đi thăm các nước Anh, Pháp, Mỹ, TQ, Nhật Bản,... ông đi thăm
các nước đó không phải để ngắm cảnh mà làm nhiệm vụ con ong hút mật bồi bổ cho dân tộc mình,
và được "tái sinh mãi mãi" trên quê hương Ấn độ nghèo khổ và đau thương.
Năm 1930, Tago thực hiện ước mơ lớn lao của mình là đến thăm Liên Xô (cũ), đất nước của
giai cấp vô sản đang làm chủ vận mệnh của mình, đất nước đang có cuộc sống gần gũi với ước mơ
và nguyện vọng của ông.
Từ đó, Ông có chân trong Hội Các nhà Văn tiến bộ Ấn Độ thành lập 1936. Những năm gần
cuộc đời, Tago là " Chiến sĩ thập tự quân chống phát xít" [2] . Ông tích cực sự nghiệp đấu tranh
bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh TG thứ 2. Mặc dù ông bị mù lào nằm trên giường bệnh, ông
vẫn hăng hái sáng tác thơ ca lên án chiến tranh. Ông dành tài sản của gia đình xd trường học ở
vùng quê, học tập theo phương pháo GD mới do ông đề ra. Đó là trường Santiniketan (Chốn hòa
bình), HS vừa học kiến thức vừa thực hành tiếp xúc cuộc sống XH.
1.2 Tư tưởng của Tago
Sau khi đi thăm các nước,Ông lại lập trường Visua Bharata (TG Đại Học) vào năm 1922
để thu hút thanh niên quốc tế đến học tập văn hóa Ấn Độ trên tinh thần hòa hợp dân tộc. Ông
mong mỏi mỗi tưng thành viên, SV đều là Visuamana (người rộng rãi )với tư tưởng "cả thế giới là
nhà tôi, tất cả mọi người đều là bạn của tôi".
Tago là " nhà nhân đạo CN vĩ đại" (Neru) tinh thần nhân đạo của ông kế thừa từ kinh

Veda, upanixat, kinh Phật cho đến thơ Kalidasa. Ông chịu ảnh hưởng CN nhân đạo và nền văn
hóaPhục hưng phương Tây.
Tago tiếp thu những nét tích cực như đòi giải phóng cá tính, đề cao ti h thần đấu tranh tự
do, đòi công bằng bác ái, tin ở tình yêu con người và đề cao giá trị con người.
Ông kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống nhân đạo của VH cổ kim Đông Tây, biến thành CN
nhân đạo riêng của mình. Tago ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người một cách chân
thành với lòng thiện, đức tin, lòng từ bi của tôn giáo Ấn Độ. Ông chủ trương muốn giải phóng con
người, giải phóng bản chất tự nhiên của con người là tình yêu và ý thiện.
1.3 Sự nghiệp của Tago
Sự nghiệp VH của Tago rất lớn. Ông để lại 52 tập thơ. Trong đó tập Thơ Dâng (Gitanjiali)
được giải Noben năm 1913 và được xem là "kì công thứ 2" trong lịch sử VH ấn. 42 vở kịch trong
đó vở kịch Sự trả thù của tự nhiên (1883), Lễ máu (1890) là nổi tiếng hơn cả, 12 tập tiểu thuyết
mà Gora (1908), nhà và TG (1916) là TP ưu tú và trên 100 truyện ngắn khác nhau...
Ngoài ra Tago còn để lại nhiều ca khúc. Quốc ca Ấn Độ hiện nay do Tago sáng tác, ông còn
là tác giả của hàng nghìn bức tranh được giữ gìn ở viện bảo tàng.
Những công trình NT kể trên đã nói đầy đủ tài năng, sức lao động NT vô tận của Tago. Tago xứng
đáng là nhà Văn hóa lớn - cả TG đều kính trọng mà chủ tịch HCM đã ca ngợi.
Ngày 7 tháng 8 năm 1941, Tago kết thúc cuộc đời mình như kết thúc 1 bản hợp tấu hùng hồn vĩ
đại, mang ý chí và nghị lực của 1 thiên tài lỗi lạc.
2. Mấy đặc điểm về NT của thơ Tago
2.1 Thơ Tago Giàu chất hiện thực
Tagokhông phải là nhà thơ hiện thực thuần tuý, nhưng nội dung thơ ca của ông đều phản ánh
cuộc đời và sự sống. Nó được Tago bao bọc ngoài bằng 1 lớp từ ngữ, một số hình ảnh tượng trưng
có tính chất tôn giáo, siêu hình thần bí như chúa trời, thượng đế, thần, người... những câu chuyện,
những tình tiết, những hình ảnh sáng tạo đều là những câu chuyện thực, người thực từng xảy ra
trên đất nước Ấn Độ nghèo khổ và đau thương của ông.


Đó là nỗi tủi nhục của người đàn bà Jabala không chồng,là ước mơ nho nhỏ của chú bé cùng
đinh, đó là mối tình éo le của nàng coong chúa bị lễ giáo Balamon hắt hủi, là chuyện người cùng

đinh trốn thuế, một cô gái mù bất hạnh, tấm lòng cao quý của người hành khuất...
Đó còn là những chuyện đấu tranh chống tôn giáo, chống cường quyền bạo ngược, chống chiến
tranh bảo vệ hòa bình.
Nhà thơ lớn Nadim Hicmet đã nhận xét rằng: Tôi yêu thơ Tago và nhạc Bath. Tôi cóc cần cái vẻ
thần bí của họ. Tôi biết họ có điểm thần bí, cái có nhiều nhất là lòng yêu cuộc sống, lòng tin cuộc
đời. Vì vậy Bath vẫn là rất lớn trong các nhạc sĩ lớn nhất. Tago vẫn rất lớn trong các thi sĩ lớn
nhất" [3]
2.2 Thơ Tago giàu Chất trữ tình và tính lãng mạn dồi dào
Thi ca Tago vừa là bản tình ca tuyệt diệu vừa là bức tranh thiên nhiên tươi màu. Ông
thường tạo ra trong thơ mình nhiều h.ảnh lung linh diệu huyền, nhiều màu sắc tươi mát, biến nỗi
khổ đau hoặc niềm vui kì lạ của đất nước, của con người " tan chảy thành tiếng hát trong trái tim
thi sĩ" ( bài 86, Mùa hái quả)
Đặc biệt thiên nhiên là đối tượng được Tago miêu tả khá nhy, ông đã để thiên nhiên ùa nhập vào
thơ ca. Tago vốn là nhà thowbyeue thích thiên nhiên, chủ trương hòa nhập với thiên nhiên, với vũ
trụ. Người nghệ sĩ là người tình của thiên nhiên và xem thiên nhiên là đối tượng gần gũi như con
người, cũng là đối tượng của thơ ca. " Mỗi chủ thể của thiên nhiên biểu hiện là hòa trong muôn
vàn chủ thể khác voi hình". Vì vậy ông kêu gọi " Nhà thơ ơi, anh thường thấy trong ánh hồng rực
cháy mùa xuân. Ôi, ghi lại tất cả khi đang cất bước lên đường" (bài 41, Cánh thiên nga)
Tago là người mẫu mực thực hiện điều đó. Chúng ta sẽ bắt gặp trong 1 số bài thơ cỦa ông
hình ảnh Himalaya hùng vĩ thách thức với mặt trời va không gian vô tận. Hằng hà rộng lớn, dài
sâu, dịu dàng hồn lrrn những bến đá, bờ sông, đồng ruộng để nói lẻn lòng yêu nước, lòng yêu
thiên nhiên đất nước. Thơ ông mang màu sắc mỹ lệ, du dương đầy tình thiên nhiên dữ dội: mùa
hái quả, Trăng non, Cánh thiên nga, Những con chim bay lạc, Vượt biển, Người làm vườn,... Nhà
Văn Nga Illia Erenbua đã nhận xét: " Tago là nhà thơ trữ tình tinh tế bậc nhất" [4] và là " nhà lãng
mạn sáng tác" [5] như nhà thoư Tago tự nhận xét.
2.3 Thơ Tago là chất trí tuệ, suy tư, tạo cho thơ dồi dào về từ, hàm súc về ý
Thơ ông là những hình ảnh sinh động, những mẫu chuyện thâm thúy, nhừng từ ngữ giản
dị trong sáng để lí giả 1 cách minh bạch, sâu sắc đày sức thuyết phục về triết lí con người, cuộc
đời và sự sống. Ông đưa lại cho người đọc có một cái nhìn đúng đắn vè sự sống và cái chết, giữa
đau đớn và hạnh phúc, giữa Thượng Đế và thiên đàng địa ngục,...

Những điều ấy được thể hiện rõ qua tập thơ Dâng, người đọc phải đọc nhiều lần mới cảm
thấu được sự liên tưởng, ước mơ niềm tin yêu mới, làm trí tuệ bưng sáng lên sự hiểu biết mới.
Nhiều đoạn thơ có tác dụng sâu săc, GD nhân văn như Những con chim bay lạc hay những câu
chuyện thần thánh, Kinh Thánh và Kinh Phật để giải bày cuộc sống như Thượng đế là lao động
[6], chuyện thánh Nora Ram(Bài 34, Mùa hái quả). Ngoài ra còn hình ảnh loài vật, tượng trưng Và
ngụ ý. Ông vận dụng thủ pháp NT độc đáo trong phong cách thơ lãng mạn của Tago.
Cheliep- nhà Ấn độ học LX cũ đã đánh giá rằng: " Tago là 1 tổng hợp thiên tài kì diệu của
VH ấn độ từ Upanixat qua tài liệu Phật Giáo đến thơ Kalidasa, rồi tinh thần Trung Cổ, cùng tính
chất lãng mạn tiến bộ trong VH anh và tinh thần đấu tranh chống đế quốc giành độc lập của nhân
dân AD" [8].
Chính những nguyên nhân trên đã làm cho thơ Tago " vừa rất dân tộc vừa là của chung toàn
TG" (Neru). Giá trị thơ ông xứng đáng là " ngôi sao sáng AD phục hưng" và là " nhà cách tân vĩ


đại"
3. Tập thơ trẻ con của Tago
Năm 1904, ông mất đứa con gái thứ hai, năm 1907, ông mất đứa con trai đầu lòng. Sau mấy
năm liền đau khổ, Tagore đã viết một tập thơ, coi như đó là niềm an ủi và một dịp để tìm lại hình
ảnh những đứa con yêu quý đã qua đời. Năm 1915, bản tiếng Anh của tập thơ này đã được xuất
bản với tên Trăng Non
Nghĩ về tập thơ Trăng non, người ta thường nhớ đến những câu thơ Tagore viết trong Những
cánh chim bay lạc: Cõi đời hôn lên hồn tôi với nỗi đau thương Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca,
tiếng hát [9, 731] Và thật vậy, Trăng non chính là tiếng ca được cất lên từ những nỗi đau thương.
Năm 1904 Tagore mất đứa con gái thứ hai, năm 1907 đứa con trai đầu của nhà thơ cũng từ giã cõi
đời. Cùng với cái chết của người vợ (1902) và cái chết của người cha (1905), Tagore gần như suy
sụp. Thế nhưng, kì diệu thay ông vẫn làm thơ! Chính ông đã từng nói: “Khi tình cảm tự tìm cho
mình một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ”. Và Trăng non chính là thơ được cất lên
từ cõi lòng Tagore nhiều đau thương mất mát. Tập thơ ra đời năm 1909 và ban đầu có tựa đề là
Sisu ( Trẻ thơ). Đến năm 1915, nó được Tagore chuyển từ tiếng Bengali sang tiếng Anh và đổi tên
là The Cressent Moon ( Trăng non) gồm 40 bài. Trăng non là tập thơ viết về trẻ thơ , là biểu tượng

cho tâm hồn bản nguyên, thuần khiết của các em. Với Trăng non, Tagore đã tái hiện lại một thiên
đường đã mất trong mỗi chúng ta, đó là thiên đường của tuổi ấu thơ tràn ngập tình yêu thương
mẫu tử.
4. Tóm tắt tập Trăng Non của Tago ( Tìm rồi gửi sau)
5. Tago với trẻ thơ
Nhiều nhà thơ lớn luôn dành cho trẻ thơ một khoarng trời riêng , đó là ddiều mà mà các nhà
thơ đều hướng tới để khuyên bảo, ca ngợi các em. Mong các em phát hyy và giữ gìn bản chất tốt
đẹp để nuôi chí lớn phục vụ tổ quốc và XH.
Tago làm thơ cho trẻ em xuất phát từ tình cảm chân thành riêng của ông, với tư cách là người
cha, người thầy, yêu mến các em, tin tưởng vào tương lai và giáo dục cho các em điều chân Thiện
mỹ trong cuộc sống.
Tago viết thơ cho trẻ e trong hoàn cảnh đau buồn khi hai con của ông lần lượt qua đời.
Tago là người am hiểu tâm lí, tình cảm, ước mơ trẻ em rất sâu sắc. Trong thơ ông luôn dùng
những câu chuyện,ngôn từ, hình ảnh phù hợp với trẻ em
5.1 Tago là người ca ngợi tính hồn nhiên, trung thực và vô tư của trẻ em.
Đứa trẻ nào cũng có sự hồn nhiên, vô tư và trung thực. Chính những điều ấy làm cho các em ngây
ngoi, thích hòa mình vào thiên nhiên, thích đùa vui với TG vô biên của cuộc sống:
" Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ của TG vô biên
Bầu trời mênh mông trê đầu các em không đọngo đậy
Mà ước mơ thì gào réo liên hồi
Bonj trẻ gặp nhau trên bờ những TG vô biên
Cười reo nhảy múa "
( Trên bờ biển, Đào Xuân Quý dịch)
Nói về tính trung thực của trẻ em thì Tago kể lại câu chuyện của một chú bé đến xin học với đạo sĩ
Balamon. Đạo sĩ hỏi em ấy thuopcj đẳng cấp nào, nếu thuộc đ. Cấp Balamon thì ngồi học chung
với đ. Cấp đó. Em không biết liền chạy về hỏi mẹ và mẹ trả lời:
" Ngày Còn trẻ mẹ đã làm cho nhiều chủ, và con đã ra đời trên cánh tay của mẹ Jabala một người
mẹ không chồng". Chú bé quay trở lại và thuật y nguyên. Đạo sĩ ôm bé vào lòng và nói:



" Con ơi con là người Bramin [10] ưu việt
Con đã có được cái gia tài cao quý nhất
Ddos là lòng trung thực của con "
(Mùa hái quả, trang 193)
" Bản hợp đồng cuối cùng là bài thơ mang ý nghĩa GD sâu sắc nhất. Đó là tư tưởng chủ đạo trong
thơ ông. Tago muốn đem tâm hồn trong sáng, bản chất chân thiện mỹ tồn tại trong đứa trẻ lặp lại
bản chất đê tiện, đáng khinh của XH luôn bị đồng tiền, quynrf lực chi phối. Tên triệu phú muốn
thuê = tiền bạc,cô gái đẹp muốn thuê nụ cười nhưng đều bị từ chối. Chỉ khi:
" Ánh mặt trời long lanh trên cát
Và sóng vỗ rì rào
Một cậu bé ngồi chơi với dăm vỏ ốc
..............
Tôi đã thành người tự do"
(Đào Xuân Quý dịc, tr 157)
5.2 Tago cũng là người luôn trân trọng, chăm sóc trẻ từ giấc ngủ bình thường đến 1 ước mơ
nhỏ nhoi.
Trong bài thơ Người awb cắp giấc ngủ đã nói lên tình cảm đó của ông. Chuyện thơ như
sau: " Con đang ngủ, mẹ xuống lấy nước trở về , thấy con đã thức giấc đang ngao du bằng cả 4
chân tay khắp gian phòng. Mẹ bực tức đi tìm hỏi ai đã ăn cắp giấc mơ ngủ của em bé? Cho đến
chiều tối chợ đã tàn, và trẻ con trong làng đã ngồi lên trên đùi mẹ thì những con chim đều thét vào
tai tên ăn cắp giấc ngủ rằng: " Giờ, ngươi sẽ ăn cắp giấc ngủ của ai nào?" Giomgj điệu bài thơ rất
ngộ nghĩnh, rất hợp với tâm lí tuổi thơ.
Ông cũng rất thương 1 chú bé nghèo khổ buồn tủi ước vó 1 trò chơi nho nhỏ:
" Nỗi buồn tủi của đám người đông đảo
Cũng không sao pớn bằng
Nỗi buồn tủi của chú bé kia
.......
Thương xót "
(Người làm vườn)
Trong thơ victor HuyGo ông cũng rất thương trẻ con, vì bản thân cũng có sự mất mát con cái như

Tago nên trong cuộc sống và trong thơ luôn xuất hiện mối dai dẳng đau buồn:
" Em bé lên năm ngồi bên cửa sổ
Tiếng cười đùa nghe mới vui sao!"
( Tuổi Thơ)
Ông rất am hiểu tính trẻ con và thương xót khi đứa con gái cuar ông lìa đời.
5.3 Tình cảm cha mẹ đối với con cái và ngược lại
Tago rất hiểu tình cảm trẻ thơ đối với cha mẹ, nhất là mẹ -Người mẹ luôn là người hi
sinh, chịu thương chịu khó nâng bước con lên từng ngày, người đã mangnặng đẻ đau, đã nuôi nấng
con từ lúc lọt longmẹ đến khi lên ba quấn quýt lòng mẹ được mẹ nũng nịu , đòi hỏi phải quý trọng
những tình cảm ấy:
"Bé có hàng đống vàng, đống ngọc
........
Để có thể đến xin, cả kho báu tình thương của mẹ"
(Cung cách của bé)


HuGo cũng rất yêu thương đứa cháu, đứa con yêu quý của mình. Nhất là những ngày trở về của
con được đoàn tụ cùng GĐ:
" Ba tháng ròng trong bóng tối, mẹ thu hinh,
Miệng lâm râm, bí ẩn, mắt đắm nhìn
Vào 1 góc cơm không ăn, da hấp nóng,
Cơn sốt đến, mới thấu là còn sống,
Hỏi không thưa, 1 nhợt nhạt, run run
Người ta nghe với 1 nỗi sợ buồn buồn bà nói nhỏ với ai: Giả con tôi lại
(Con trở về)
Thơ HuGo cũng đầy rẫy những tình cha con mãnh liệt, nhân tình. Hugo làm cha rất mực yêu
quý con, yêu đứa con gái vừa vội lìa đời:
" Con gái tôi hơi xanh nhưng ngắm kĩ lại hồng
Nhỏ xíu thôi với đôi mắt lớn
Con tôi thường bảo "Em không dám"

Chẳng bao giờ phô " Tôi muốn thế này"
Thật là cảm động và đau buồn thay Hugo khi phải mất đi người con gái bé bỏng duy nhất của đời
người làm cha. Con gái biết yêu quý và tôn trọng cha mẹ, ngược lại cha mẹ cũng phải biết yêu
thương con cái đúng nguyện vọng của chính nó. Đó là tình yêu thương máu mủ, ruột thịt để GD
con cái khi con cái sai lầm. Phải thấy khuyết điểm của con và phần trách nhiệm của ba mẹ:
" Khi tôi phải trừng phạt nó
Thì nó lại càng trở nên 1 phần bản thân tôi
............
Thì người đó mới có quyền trừng phạt"
(Người phán xử)
5.4 Tình khôn lớn đã tách con cái trưởng thành và lập nghiệp
Đây cũng là điều Tago nêu lên trong tập Trăng Non, Khi lớn lên, tách khỏi ba mẹ.
Chúng có trò chơi và bạn bè riêng của chúng. Nếu con cái không có thì giờ tưởng nhớ đến cha mẹ
thì cũng đừng trách, đừng dúng trái tim mua chuộc chúng, mà phải dùng tình yêu bao la, lòng
khoan dung độ lượng. Thái độ lamf cha mẹ lúc nào cũng phải như ngọn núi đứng nhìn dòng sông
chảy:
" Con chúng ta, tất nhiên trong tuổi già
Chúng ta có đủ thì giờ nhàn rỗi
..............
Với tấm lòng trìu mến"
Tất cả điều đó cũng chứng minh cho ta thấy Tago là một người rất minh bạch, uy tín danh dự, nuôi
dưỡng con cái, chăm sóc san sẻ đối với người con.
6. Tổng Kết
Tago đã dựng nên một tập thơ cảm động và đầy nhân văn về tonhf mẫu tử thật cảm động. Câu
chuyện đầu giản dị hồn nhiên thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết. Mẹ với con hòa quyện vào
nhaukhông bao giờ xa cách. Tình mẹ con sâu thẳm nbao la đến nỗi không ai biết nơi đâu mẹ con
đang ở.


..............


Tài liệu Tham Khảo
1. Hội thờ thần Brahama chủ trương cải cách XH và tôn giáo, thành lập năm 1828
2. Theo thời địa mới, tạp chí của ĐCS Ấn Độ ra ngày 15-5-1960
3. Xuân Diệu dịch, dẫm lại trong Thơ Tago, nxb VH, H. 1961, tr.31
4. Mười nhà thơ thế kỉ, sdd, tr.252
5. E.Koramop, Tuyển tập R. tago, NXB VH NT, M. 1981, tập I
6. Thơ Dâng, bài 11, đầu đề do người biên soạn đặt
7. Dẫn lại trong thơ Tago, sdd
8. Bản pháp văn là La jeune lune do stuge Moore dịch
9. Là người thuộc đẳng cấp Balamon



×