BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN NHƯNG QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÓC MÔN TP.HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2003 ĐẾN THÁNG 6 / 2007.”
Sinh viên thực hiện : Tống Ngọc Lệ Trang
Ngành
: Quản Lý Đất Đai
Niên khóa
: 2003 - 2007
Tháng 04/2005
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
------
TỐNG NGỌC LỆ TRANG
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN NHƯNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HÓC MÔN TP.HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2003 ĐẾN THÁNG 6/2007”
Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng
kỹ sư Quản lý đất đai
GVHD: KS. LÊ NGỌC LÃM
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 02/2005
LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô Khoa Quản Lý Đất Đai
và Bất Động Sản trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt
kiến thức và hướng dẫn tôi trong những năm học tại trường.
Cảm ơn thầy Lê Ngọc Lãm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn chú Hồ Minh Dương – Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường
huyện Hóc Môn cùng các cô, chú, anh, chò công tác tại phòng đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài.
Xin cảm ơn bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Do kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Sinh viên thực hiện
Tống Ngọc Lệ Trang
TĨM TẮT
Sinh viờn thc hin: Tng Ngc L Trang, Khoa Qun Lý t ai & Bt ng
sn, trng i hc Nụng Lõm Tp. H Chớ Minh.
ti: ỏnh giỏ tỡnh hỡnh chuyn nhng quyn s dng t trờn a bn
huyn Húc Mụn Tp.H Chớ Minh t nm 2003 n thỏng 6/2007
a im thc tp: Phũng Ti nguyờn Mụi trng huyn Húc Mụn
Giỏo viờn hng dn: Ths. Lờ Ngc Lóm
Húc Mụn l mt huyn ngoi thnh ang trong quỏ trỡnh phỏt trin v ụ th hoỏ
mnh. Vi nh hng phỏt trin Thnh ph v hng Bc, huyn Húc Mụn l ca
ngừ vo ni thnh, vi hng phỏt trin thnh lang cụng nghip, a bn dõn c kt
hp vi cnh quan du lch sinh thỏi, vn hoỏ lch s lm cho nhu cu s dng t
trờn a bn ngy cng tng, c bit l t . Vỡ vy tỡnh hỡnh chuyn nhng quyn
s dng t ti Húc Mụn din ra mnh m v phc tp ó gõy khụng ớt khú khn trong
cụng tỏc qun lý Nh nc v t ai.Vic tỡm hiu quy trỡnh thc hin chuyn
nhng quyn s dng t cú nhng kt lun ỳng, a ra nhng gii phỏp nhm
hon thin cụng tỏc ny l mt vn rt cn thit.
Bng cỏc phng phỏp iu tra, thng kờ, so sỏnh, chuyờn gia, phõn tớch, ỏnh
giỏ, ti ỏnh giỏ tỡnh hỡnh chuyn nhng quyn s dng t thc t ti a phng
nhm tỡm ra nhng khú khn trong cụng tỏc chuyn nhng quyn s dng t v a
ra mt s xut nhm hon thin cụng tỏc ny. Kt qu nh sau: tỡnh hỡnh chuyn
nhng QSD trong thi gian qua vụ cựng sụi ng, ch trong gn 05 nm m s
lng h s lờn n 12.036 h s, vi tng din tớch chuyn nhng l 678,07 ha,
chim 6,2% so vi tng din tớch t nhiờn ca huyn, trong ú chuyn nhng t
nụng nghip cú10.613 h s, t cú 1.419 h s. Bờn cnh ú ó xut hin mt s
hin tng khụng lnh mnh ỏng chỳ ý nh hin tng san lp trỏi phộp, chuyn mc
ớch trỏi phộp, xõy dng trỏi phộp õy l nhng hin tng cn phi c quan tõm
x lý kp thi nhm trỏnh s khú khn trong vic thc hin quy hoch chung ca
huyn.
Phũng Ti nguyờn Mụi trng ó cú nhng thnh cụng nht nh trong vic
ỏp dng cỏc vn bn phỏp lut t ai trong cụng tỏc chuyn nhng quyn s dng
t. Tuy nhiờn, vn cũn tn ti mt s vn nh tỡnh trng tỡnh trng h s tn v tr
hn,
Vn phũng ng ký quyn s dng t Huyn cú chc nng nhim v theo quy
nh ti Lut t ai l giỳp Phũng Ti nguyờn - Mụi trng Huyn thc hin ng ký
s dng t v chnh lý bin ng v s dng t, qun lý h s a chớnh; giỳp
PhũngTi nguyờn - Mụi trng Huyn trong vic thc hin th tc hnh chớnh v qun
lý v s dng t ai theo quy nh ca Phỏp lut.Tuy vy cho n thi im hin nay
huyn Húc Mụn vn cha thnh lp Vn phũng ng ký quyn s dng t. Vỡ vy
vic hng ti thnh lp Vn phũng ng ký quyn s dng t l mt trong nhng
gii phỏp hu hiu hn ch nhng khú khn trong vn qun lý v s dng t.
PHAN Mễ ẹAU 1
MUẽC LUẽC
1Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
2. Mục đích – yêu cầu .................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
PHẦN I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
I.1. Khái niệm chuyển nhượng QSDĐ .......................................................... 4
I.2. Sự cần thiết phải cho phép chuyển QSDĐ ............................................. 4
I.3. Vấn đề chuyển nhượng QSDĐ qua các giai đoạn .................................. 6
I.3.1. Giai đoạn trước năm 1975 .................................................................... 6
I.3.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi Luật đất đai 1993 ra đời .........
I.3.3. Giai đoạn từ sau LĐĐ 1993 đến trước LĐĐ 2003 ra đời .................... 8
I.3.4. Giai đoạn từ khi có LĐĐ 2003 đến nay................................................ 9
I.4. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................
PHẦN II – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 18
II.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 18
II.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 18
PHẦN III – KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................... 20
III.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế- xã hội ....................................................... 20
III.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 20
III.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................... 25
III.1.3. Thực trạng môi trường ....................................................................... 26
III.1.4. Kinh tế – xã hội .................................................................................. 30
III.2. Tình hình quản lý và SDĐ trên đòa bàn ............................................... 40
III.2.1. Hiện trạng SDĐ ................................................................................. 40
III.2.2. Tình hình quản lý SDĐ ...................................................................... 45
III.3. Đánh giá tình hình chuyển nhượng QSDĐ trên đòa bàn huyện Hóc Môn từ năm
2003 đến nay .................................................................................................. 50
III.3.1. Giai đoạn trước khi LĐĐ 2003 có hiệu lực ...................................... 50
III.3.2. Giai đoạn từ khi LĐĐ 2003 có hiệu lực ............................................. 55
III.3.3. Đánh giá chung về tình hình chuyển nhượng QSDĐ từ năm 2003 đến nay 64
III.3.4. So sánh về thành phần hồ sơ, quy trình chuyển nhượng QSDĐ được quy đònh
tại Nghò đònh 17/NĐ-CP và Nghò đònh 181/NĐ-CP ....................................... 56
III.3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện và những đề xuất
nhằm hoàn thiện công tác chuyển nhượng QSDĐ ....................................... 59
III.3.6. Nguyên nhân chuyển nhượng và hiệu quả kinh tế - xã hội thông qua chuyển
nhượng QSDĐ ................................................................................................ 58
PHẦN IV – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................... 59
IV.1. Kết luận ................................................................................................ 60
IV.2. Kiến nghò ............................................................................................... 60
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QSDĐ
:
Quyền sử dụng đất
LĐĐ
:
Luật đất đai
NĐ
:
Nghò đònh
TT
:
Thông tư
UBND
:
Uỷ Ban Nhân Dân
STT
:
Số thứ tự
GCNQSDĐ
:
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
TCĐC
:
Tổng cục đòa chính
CN-TTCN
:
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
CMND
:
chứng minh nhân dân
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá. Trong nền kinh tế thị trường, đất
đai cũng được xem như hàng hoá nhưng là một loại hàng hoá đặc biệt. Vốn đất là có
hạn không thể sản sinh thêm trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Chính vì
vậy, quản lý và sử dụng đất là một vấn đề quan trọng mà bất kỳ một quốc gia nào cũng
phải quan tâm.
Việc Nhà nước ta cho phép chuyển quyền sử dụng đất, đặc biệt là quyền chuyển
nhượng quyền sử dụng đất từ Luật đất đai 1993 đã khai thông sự bế tắc trong vấn đề
quản lý Nhà nước về đất đai, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài nguyên
đất một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
Hóc Môn là một huyện ngoại thành của TP.HCM đang trong quá trình phát
triển và có tốc độ đô thị hoá mạnh.Với định hướng phát triển Thành phố về hướng
Bắc, huyện Hóc Môn là cửa ngõ vào nội thành, với hướng phát triển thành lang công
nghiệp, địa bàn dân cư kết hợp với cảnh quan du lịch sinh thái, văn hoá lịch sử…bên
cạnh sự thu hút đầu tư là sự nhập cư của một số lượng lớn dân cư ở các tỉnh thành.Vì
vậy nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng, tình hình chuyển nhượng QSDĐ diễn ra
phức tạp, điều này đã tạo không ít cơ hội cho các nhà đầu cơ đất đai.
Bên cạnh các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất theo quy định vẫn có
không ít các trường hợp tự ý chuyển quyền sử dụng đất không thông qua các cơ quan
có thẩm quyền hoặc thủ tục không đầy đủ… đã gây không ít khó khăn cho cơ quan
quản lý Nhà nước về đất đai. Đó là thực trạng của cả nước nói chung và của huyện
Hóc Môn nói riêng. Vì vậy, công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một vấn đề
hết sức nóng bỏng và nhạy cảm, được sự quan tâm của rất nhiều người dân và các cơ
quan ban ngành. Việc tìm hiểu quy trình thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
cũng như tình hình chuyển nhượng trên địa bàn huyện để có những kết luận đúng, đưa
ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này là một vấn đề rất cần thiết.
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất
đai & Bất động sản và sự chấp thuận của Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Hóc
Môn, em thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Hóc Môn Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến tháng 6/2007”
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu những quy định về việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ trên
địa bàn nghiên cứu.
- Hệ thống lại tình hình chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Hóc Môn
qua các năm (từ 2003 đến nay).
- Từ kết quả đánh giá sẽ phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại
trong việc triển khai công tác này tại địa phương. Điều này khôpng những góp phần
quản lý và sử dụng chặt chẽ quỹ đất mà còn đóng góp cho Ngân sách Nhà nước từ
nguồn thu thông qua chuyển nhượng (thuế chuyển quyền và lệ phí trước bạ).
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn
huyện Hóc Môn TP.HCM.
Trang
1
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu tập trung tìm hiểu những vấn đề sau:
- Tình hình chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp, đất ở của hộ gia đình, cá nhân
tại các xã, thị trấn của huyện Hóc Môn thông qua hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ.
- Tìm hiểu trình tự, thủ tục chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn từ năm 2003 đến
nay.
Trang
2
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Vấn đề chuyển nhượng QSDĐ qua các giai đoạn
1. Giai đoạn trước năm 1975
Giai đoạn này miền bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Năm 1953, thực hiện Luật
cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “người cày có ruộng”, đã thủ tiêu quyền chiếm hữu
của giai cấp địa chủ phong kiến, xác lập chế độ tư hữu về ruộng đất, chính quyền chia
ruộng đất cho nông dân mà không phải trả bất cứ một khoản tiền nào. Người sở hữu
được quyền cầm cố hay sang nhượng đất của mình.
Trong giai đoạn này, miền Nam có 3 hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu Nhà
nước, sở hữu làng xã và sở hữu tư nhân, song vai trò của sở hữu tư nhân vẫn là chủ
yếu. Mọi người được phép tự do khai khẩn ruộng đất và làm ruộng đất do mình khai
phá được, pháp luật công nhận các quyền: chiếm đoạt, sử dụng và định đoạt. Do vậy,
việc mua bán đất trong thời kỳ này rất đơn giản, được thực hiện khi chủ sử dụng có
bằng khoán đất, tức có đăng bộ, sổ địa bộ, số bản đồ, số hiệu khoán ở Ty điền địa và
được thể hiện dưới hình thức “tờ bán đứt đoạn” hay “tờ bán đứt trọn sổ”. Tuy nhiên
cũng có trường hợp tự lấn chiếm, khai khẩn rồi làm giấy tay sang nhượng lại cho
người khác.
2. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi LĐĐ 1993 ra đời
Sau khi Nam Bắc 2 miền thống nhất thì Hiến pháp lần thứ 2 năm 1960 ra đời
công nhận 3 hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân (sở hữu Nhà nước), sở hữu tập thể (hợp
tác xã) và sở hữu tư nhân. Trong đó hình thức sở hữu tư nhân về đất đai bị thu hẹp gần
như bị xoá bỏ.
Hiến pháp 1980 ra đời làm thay đổi căn bản quan hệ sở hữu đất đai ở nước ta:
đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Người SDĐ được giao
đất mà không phải nộp tiền SDĐ. Các hình thức mua bán đất đai đều bị nghiêm cấm,
đất đai không phải là đối tượng để trao đổi, mua bán, không phải là đối tượng trong
hợp đồng dân sự. Như vậy, trong giai đoạn này, vấn đề chuyển nhượng QSDĐ chưa
được pháp luật đề cập tới, nhưng trong thực tế, do nhu cầu tất yếu mà việc chuyển
nhượng đất đai vẫn ngầm diễn ra.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất trong giai đoạn này, LĐĐ 1998 ra
đời (gồm 6 chương, 57 điều), đã giải quyết một loạt các vấn đề mà trước đó chưa có
văn bản nào đề cập đến. Quan trọng nhất là việc xác định đối tượng nào được giao đất
để sử dụng ổn định, lâu dài, có thời hạn hoặc tạm thời, nếu không còn nhu cầu sử dụng
thì trả lại, nghiêm cấm mọi hình thức sang nhượng, mua bán đất đai. Tuy nhiên, việc
chuyển nhượng QSDĐ trong thực tế là điều không tránh khỏi nên tại điều 16 LĐĐ
1988 có quy định việc chuyển QSDĐ nhưng chỉ hạn hẹp trong 3 trường hợp:
• Khi hộ nông dân vào hoặc ra hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp;
• Khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá nhân thoả thuận trao đổi đất
cho nhau, tổ chức lại sản xuất;
• Khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã chết, thì thành viên trong
hộ vẫn tiếp tục sử dụng đất đó.
Trang
3
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
Đến giai đoạn 1990 – 1992, thị trường nhà đất lên cơn sốt do nền kinh tế
chuyển mình sang cơ chế thị trường. Nhu cầu nhà, đất tăng cao, việc chuyển nhượng
diễn ra sôi động cùng với hoạt động đầu cơ đã làm giá đất tăng cao, vượt ngoài tầm
kiểm soát của Nhà nước.
Trước tình hình đó, Hiến pháp 1992 ra đời, quy định rõ: “Nhà nước thống nhất
quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất,
được chuyển QSDĐ, được Nhà nước giao đất theo quyết định của pháp luật”.
Những đổi mới trong Hiến pháp 1992 đã đáp ứng nhu cầu cấp bách trong cuộc
sống, làm cơ sở cho sự ra đời của LĐĐ 1993.
3. Giai đoạn từ sau LĐĐ 1993 đến trước LĐĐ 2003 ra đời
Ngày 14/09/1993, LĐĐ được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày
15/10/1993, và lần đầu tiên Luật cho phép người SDĐ có quyền chuyển nhượng
QSDĐ. Đây là quy định mới mang tính đột phá, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng
được nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng đã lộ ra nhiều bất cập như: không có các
văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục chuyển nhượng QSDĐ; thuế chuyển
QSDĐ quá cao (thuế chuyển quyền là 10%, lệ phí trước bạ là 2%)… Chính vì vậy, để
đáp ứng nhu cầu cần thiết của người SDĐ cũng như nhu cầu chuyển nhượng QSDĐ,
ngày 29/03/1999 Chính phủ ban hành Nghị định 17/1999/NĐ-CP về thủ tục chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế QSDĐ và thế chấp, góp vốn bằng
giá trị QSDĐ.
So với LĐĐ 1993 thì NĐ 17 được quy định cụ thể rõ ràng hơn về trình tự, thủ
tục chuyển nhượng nhưng việc phân công trách nhiệm cho từng cơ quan thẩm quyền
chưa được quy định. Vì vậy, sau khi đã thống nhất với Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Chính,
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Văn Phòng Chính Phủ, ngày 18/09/1999 Tổng cục địa
chính đã ban hành Thông tư 1417/TT-TCĐC hướng dẫn thi hành NĐ17 nêu trên.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc. Ngày
01/11/2001, chính phủ ban hành NĐ 79/2001NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của
NĐ17.
So với NĐ17, NĐ79 có nhiều điểm sữa đổi, bổ sung làm rõ. Tuy nhiên, trong
nội dung chuyển nhượng QSDĐ không có gì thay đổi đáng kể đối với đối tượng hộ gia
đình, cá nhân, chỉ có một số sữa đổi bổ sung về thành phần hồ sơ chuyển nhượng, trình
tự thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ đối với tổ chức kinh tế.
4. Giai đoạn từ khi có LĐĐ 2003 đến nay
LĐĐ 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 đáp ứng yêu cầu đổi mới
và cải cách hánh chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. LĐĐ 2003 ra đời trên cơ sở kế
thừa LĐĐ1993 và được bổ sung thêm quyền tặng cho trong các quyền của người SDĐ.
Ngày 29/10/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn và
thi hành LĐĐ2003 và được áp dụng đến thời điểm hiện nay.
I.1.2. Cơ sở khoa học
1. Khái niệm chuyển nhượng QSDĐ
Đất đai là hàng hoá nhưng là một loại hàng hoá đặc biệt, vì đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, nên không thể dùng thuật ngữ “mua bán”
Trang
4
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
đối với loại hàng hoá này. Nhà nước chỉ cho phép người SDĐ được chuyển nhượng
QSDĐ của mình cho người khác.
Điều 705 Bộ Luật Dân sự nói về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là sự thoả
thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền SDĐ
được Bộ luật này và pháp luật về đất đai quy định, theo đó người SDĐ (gọi là bên
chuyển quyền SDĐ) chuyển giao đất và quyền SDĐ cho người được chuyển nhượng
(gọi là bên nhận quyền SDĐ), còn người được chuyển nhượng trả tiền cho người
chuyển nhượng. Vì vậy, có thể hiểu rằng, chuyển nhượng QSDĐ là “việc chuyển giao
đất và QSDĐ của bên chuyển cho bên nhận khi sự thoả thuận bằng hợp đồng chuyển
nhượng QSDĐ giữa các bên có hiệu lực pháp lý và bên nhận quyền SDĐ phải trả tiền
cho bên chuyển”.
Chuyển nhượng QSDĐ là một trong 8 quyền cụ thể trong khái niệm chuyển
quyền SDĐ: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế
chấp-bảo lãnh, góp vốn bằng quyền SDĐ.
2. Sự cần thiết phải cho phép chuyển quyền SDĐ
Với sự ra đời của Hiến pháp 1980 đã làm thay đổi căn bản về quan hệ sở hữu
đất đai ở nước ta. Hiến pháp quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, những tập thể, cá nhân đang sử dụng
được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động theo quy định của pháp luật”.Theo
đó, Luật đất đai năm 1988 nghiêm cấm hành vi mua bán đất đai dưới mọi hình thức.
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì đất đai vì là một loại hàng
hoá nên nó cũng tuân thủ theo sự vận động của kinh tế thị trường và giai đoạn này thị
trường đất đai lên cơn sốt mạnh. Chính vì thế, những quy định trong luật đất đai năm
1998 không còn phù hợp nữa.
Vì vậy, Luật đất đai năm 1993 cho phép chuyển QSDĐ cũng không nằm ngoài
mục đích đáp ứng những đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường. Thực chất việc
chuyển nhượng QSDĐ cũng là thiết lập quyền cho người SDĐ được sử dụng hợp
pháp, ở đây Nhà nườc không thực hiện hành vi như giao đất, thu hồi đất mà là công
nhận tính hợp pháp của hành vi tự điều chỉnh về đất đai của người SDĐ, điều này đảm
bảo được lợi ích chính đáng của người SDĐ, khuyến khích họ đầu tư làm tăng khả
năng sinh lợi của đất, đồng thời tạo điều kiện tập trung đất đai vào những người thật sự
có nhu cầu sử dụng nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai, góp phần quan trọng vào
việc nâng cao hiệu quả SDĐ và tăng năng suất lao động nông nghiệp.
Vấn đề chuyển QSDĐ khi được thiết chế một cách đầy đủ sẽ giải quyết được
một số thực tế sau:
• Góp phần cải cách thủ tục hành chính trong quan hệ đất đai.
• Tránh được việc lạm quyền từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
• Mở đường cho quan hệ đất đai vận động và phát triển theo cơ chế thị trường,
khắc phục tình trạng mua bán đất trái pháp luật.
Bên cạnh những ưu điểm đó, vẫn còn một vấn đề phát sinh như:
• Phát sinh tình trạng đầu cơ đất đai.
• Đất đai không được phát huy hiệu quả sử dụng vì chưa có cơ sở để khẳng định
rằng đất đai thật sự tập trung vào người có nhu cầu trực tiếp sản xuất đối với đất
nông nghiệp.
Trang
5
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
• Đối với đất nông nghiệp thuộc vùng quy hoạch, giá đất tăng nhưng Nhà nước
bồi thường thấp đã gây bất an cho chủ SDĐ và đây chính là cơ hội để các nhà
đầu cơ tác động vào tâm lý của người dân buộc họ phải chuyển nhượng QSDĐ.
Bên cạnh các ưu điểm trên, vẫn còn một số nhược điểm phát sinh trong vấn đề
chuyển nhượng QSDĐ như:
• Chưa có điều gì khẳng định đất đai sẽ tập trung vào tay người sản xuất giỏi, vì
vậy đất đai có thể sẽ không phát huy được sức sản xuất.
• Phát sinh tình trạng đầu cơ đất đai, đây là một thực trạng rất phổ biến hiện nay
trong cả nước nói chung và huyện Hóc Môn nói riêng.
• Đối với đất thuộc vùng quy hoạch, giá đất tăng cao trong khi Nhà nước bồi
thường thấp gây bất an cho chủ sử dụng buộc họ phải chuyển nhượng và đây
chính là điều kiện thuận lợi để các tay đầu cơ kiếm lời.
3. Chuyển nhượng QSDĐ, mối quan hệ vừa mang tính kinh tế vừa mang
tính xã hội.
Mối quan hệ chuyển quyền thể hiện tính chất kinh tế ở giá trị của QSDĐ. Trong
thời bao cấp, đất nông nghiệp với chế độ sở hữu tập thể đã dẫn đến tình trạng “cha
chung không ai khóc”, điều này làm cho đất đai không phát huy hiệu quả kinh tế vừa
gây lãng phí tài nguyên đất đai, hậu quả là cả người SDĐ và xã hội đều nghèo dần.
Mặt khác, tính kinh tế còn thể hiện ở trách nhiệm chịu thuế của người chuyển nhượng
và người nhận chuyển nhượng (thuế chuyển quyền và lệ phí trước bạ). Đây là một
trong những nguồn ngân sách Nhà nước.
Mối quan hệ này thể hiện tính xã hội ở chỗ nó nó vừa là quan hệ dân sự vừa là
quan hệ hành chính. Giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng phải
có sự thoả thuận, bên bán hài lòng với giá bán, bên mua hài lòng với mảnh đất hợp túi
tiền. Tuy nhiên, muốn hợp đồng thoả thuận giữa các bên được thực hiện và không
phát sinh bất lợi cho một trong các bên thì phải có cơ quan chức năng xác nhận. Vì thế
có thể nói rằng để đảm bảo quyền lợi cho các bên thì mối quan hệ hành chính này phải
được thực hiện.
I.1.3. Cơ sở pháp lý
1. Các văn bản có liên quan:
- Hiến pháp năm 1992
- Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của chính phủ về thủ tục chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị
QSDĐ.
- Thông tư 1417/1999/TT-TCĐC ngày 18/09/1999 của Tổng cục địa chính hướng
dẫn thi hành Nghị định số 17/1999/NĐ-CP.
- Nghị định 79/NĐ-CP ngày 01/11/2001 sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 17/NĐ-CP.
- Thông tư 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12/11/2001 của Tổng cục địa chính về
việc hướng dẫn các mẫu hợp đồng để thực hiện các quyền của người SDĐ.
2. Các văn bản hiện hành:
- Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995.
- Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi
hành Luật đất đai.
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện một số điều của NĐ 181.
Trang
6
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
I.1.4. Cơ sở thực tiễn
Tình hình chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Hóc Môn. Thuận lợi và
khó khăn trong quá trình thực hiện công tác này.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Hóc Môn nằm về phía Tây Bắc Tp. Hồ Chí Minh, có tổng diện tích tự nhiên
10.943,48 ha (chiếm 5,21% so với diện tích toàn Thành phố) với tổng số dân năm
2006 là 249.947 người phân bố trên địa bàn 12 xã, thị trấn. Với vị trí thuận lợi, là cửa
ngõ vào nội thành Tp. Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đường giao thông quan
trọng, là điểm phát triển hạ tầng kỹ thuật có tính chất đầu mối của Thành phố… mở ra
triển vọng thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, đặc biệt năm 2007- năm đầu
tiên nền kinh tế Việt Nam hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới.
Với tốc độ đô thị hóa cao trong những năm gần đây, kinh tế huyện đang từng
bước chuyển dịch theo hướng Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ sang Công
nghiệp – Thương mại, dịch vụ, du lịch – Nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế huyện đã dần ổn định, tốc độ phát triển
khá cao, từng bước hòa nhập và phát triển theo nền kinh tế thị trường.
Năm 2006, tổng giá trị sản xuất của huyện là 2.211,07 triệu đồng trong đó CNTTCN là 1.280,2 triệu đồng, nông nghiệp là 317,24 triệu đồng, thương mại – dịch vụ
là 613,63 triệu đồng.
CN-TTCN
28%
Nông nghiệp
14%
58%
Thương mạidịch vụ
I.3. Nội dung , phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Những nét chính về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội và tình hình quản lý,
sử dụng đất có ảnh hưởng đến tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hóc Môn từ
năm 2003 đến nay.
- Đánh giá việc áp dụng văn bản pháp luật đất đai, quy trình và trình tự thủ tục
chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương, về tình hình giải quyết hồ sơ
chuyển nhượng, các văn bản pháp luật ban hành tại địa phương có liên quan
đến vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trang
7
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
-
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
- Tìm hiểu nguyên nhân chuyển nhượng, tình hình sử dụng đất sau khi nhận
chuyển nhượng và hiệu quả kinh tế – xã hội thông qua chuyển nhượng quyền sử
dụng đất.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về tình hình chuyển
nhượng QSDĐ.
- Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu, tài liệu thu thập được qua các
giai đoạn, từ đó có cơ sở cho việc đánh giá các mặt ưu khuyết điểm trong quá trình
thực hiện chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.
- Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu qua các giai đoạn, tình hình
chuyển nhượng QSDĐ qua các thời kỳ.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các thầy cô, ý kiến của lãnh
đạo và các anh chị của Phòng Tài Nguyên - Môi Trường huyện Hóc Môn.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: đây là phương pháp không thể thiếu
trong quá trình thực hiện đề tài, trên những số liệu thu thập được cần phân tích, đánh
giá để thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn
nghiên cứu.
I.3.3. Quy trình thực hiện
Bước 1: viết đề cương luận văn
Bước 2: thực hiện đề tài
Thu thập số liệu, tài liệu
Phân tích, xử lý số liệu, tài liệu
Nhận xét, đánh giá, đề xuất ý kiến
Bước 3: Hoàn chỉnh báo cáo tốt nghiệp
Trang
8
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
I.1.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
• Toạ độ địa lý:
Từ 10o00’43” đến 10o49’00” vĩ độ Bắc.
Từ 106o31’20” đến 106o40’45” kinh độ Đông.
• Tứ cận:
Huyện Hóc Môn nằm về phía Tây Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương có ranh giới là sông Sài Gòn.
Phía Tây giáp tỉnh Long An có ranh giới là các kênh thuỷ lợi.
Phía Nam giáp quận 12 và huyện Bình Chánh có ranh giới là Quốc lộ 1A,
Hương lộ 80, kinh Trân Quang Cơ, rạch Cầu Dừa, rạch Gòn, rạch Cầu Võng.
Phía Bắc giáp huyện Củ Chi có ranh giới là kinh Thầy Cai, sông Cầu Xáng,
sông Rạch Tra, sông Sài Gòn.
2. Diện tích tự nhiên – ranh giới hành chính
Huyện Hóc Môn gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 11 xã và 1 thị trấn,
gồm 76 ấp – khu phố với tổng diện tích tự nhiên là 10.943,48 ha chiếm 5,21% so với
diện tích toàn Thành phố. Diện tích của từng đơn vị hành chính như sau:
Bảng II.1: Diện tích tự nhiên các đơn vị hành chính
STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha)
Tỷ lệ(%)
1
Thị trấn Hóc Môn
174,79
1,60
2
Tân Thới Nhì
1.727,80
15,79
3
Tân Hiệp
1.197,77
10,95
4
Thới Tam Thôn
894,55
8,18
5
Đông Thạnh
1.282,90
11,73
6
Nhị Bình
853,38
7,80
7
Xuân Thới Sơn
1.487,63
13,60
8
Bà Điểm
708,56
6,48
9
Xuân Thới Thượng
1.857,24
16,97
10
Tân Xuân
273,66
2,50
11
Xuân Thới Đông
299,18
2,74
12
Trung Chánh
177,47
1,63
Toàn huyện
10.943,48
100,00
(Nguồn: Phòng Quản Lý Đô Thị Hóc Môn)
3. Địa hình – thổ nhưỡng
• Địa hình:
Địa hình phân bố thấp từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chia làm 3 dạng địa hình
chính:
Vùng gò cao có cao trình từ 8–10 m: có diện tích 285,16 ha, chiếm 2,61% tổng
diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã: Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Đông, Xuân
Thới Thượng, có đặc điểm là nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi cho việc
bố trí các cơ sở công nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỷ thuật, khu cây xanh tập trung.
Trang
9
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
Vùng triền có cao trình từ 2–8 m: có diện tích 5727,15 ha, chiếm 52,33%
tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã: Tân Thới Nhì, Bà Điểm, Thị trấn
Hóc Môn, Thới Tam Thôn, Tân Xuân, Trung Chánh, Tân Hiệp; có nền móng tương
đối vững chắc, khả năng thoát nước trung bình, hiện đang là vùng chuyên trồng cây
hàng năm, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài với
các khu dân cư.
Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m: có diện tích 4931,17 ha, chiếm 45,06%
tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Đông Thạnh, Nhị Bình; Đây là khu
vực thoát nước kém, hiện nay phần lớn là đất trồng lúa, màu, cây hàng năm. Vùng ven
sông rạch đã và đang hình thành vùng cây ăn trái nhà vườn kết hợp loại hình du lịch
sinh thái.
• Thổ nhưỡng:
Theo kết quả tổng hợp của chương trình điều tra thổ nhưỡng, huyện Hóc Môn
có các nhóm sau:
Bảng II.2: Phân loại và thống kê diện tích các nhóm đất huyện Hóc Môn
STT Tên Việt Nam
Tên theo FAO
Ký
Diện tích Tỷlệ
hiệu ( ha)
(%)
1
Đất váng nâu Feralit
Xanthic
FRx
615,72
5,63
ferrsols
2
Đất xám
Acrisols
AC
5.062,01 46,26
3
Đất phù sa
Fluvisols
FL
5.067,59 46,31
4
Đất sông suối
198,16
1,81
Tổng
10.943,38 100,00
(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Hóc Môn)
Nhóm đất xám: là nhóm đất tốt có tổng diện tích là 5.062,01 ha, chiếm 46,26%
diện tích tự nhiên. Phần lớn nhóm đất này có cao trình từ 2-10 m, nền móng tốt, có thể
sử dụng vào nhiều mục đích như: bố trí sản xuất công nghiệp, khu dân cư, trồng rau
màu…
Nhóm đất phèn: diện tích 5.067,59 ha, chiếm 46,31% diện tích tự nhiên, chủ
yếu là vùng ven sông rạch, một số nơi lập vườn cây ăn trái, số còn lại trồng lúa. Vùng
này dân cư sống thưa thớt dọc theo tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 90, cập kênh An Hạ, tập trung ở
khu vực cầu lớn.
Nhóm đất vàng nâu: diện tích 651,72 ha chủ yếu trồng cây lâu năm cây hàng
năm.
Nhóm đất sông suối: diện tích còn lại.
4. Khí hậu
Huyện Hóc Môn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong
năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ cao và ổn định.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều:
lượng mưa tăng dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Mưa tập trung nhất vào
tháng 8 và tháng 9, thường bị ngập úng cục bộ do hệ thống tiêu thoát nươc không tốt.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô mực nước ngầm
xuống thấp nên dễ xảy ra hiện tượng thiếu nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất
nhất là sản xuất nông nghiệp phải khai thác nước tưới bằng giếng.
Trang
10
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
Gió – nhiệt độ:
Có 2 hướng gió chính:
Gió Tây hoặc Tây Nam: có vận tốc trung bình từ 1,5-3m/s thịnh hành từ tháng 6
đến tháng 9.
Gió Đông hoặc Đông Nam: có vận tốc trung bình 1,5-2,5m/s thịnh hành từ
tháng 2 đến tháng 5.
Ngoài ra có gió Bắc và Đông Bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Cuối mùa mưa đầu mùa khô có gió thổi từ hướng Tây-Tây Bắc có thể gây ra gió lốc.
Hướng gió có ý nghĩa rất quan trọng đến việc bố trí khu dân cư, khu công
nghiệp và nhất là hạn chế gây ô nhiễm đối với các ngành sản xuất gây ô nhiễm về
không khí.
Nhiệt độ bình quân là 27oC, độ ẩm không khí 75% - 95% vào mùa mưa và 65%
- 85% vào mùa khô, lượng bốc hơi trung bình năm 1.100 – 1.300mm.
Nhìn chung khí hậu trên địa bàn huyện tương đối ôn hoà, ít bị ảnh hưởng của
gió bảo, không có gió Tây khô nóng, mùa Đông không lạnh và không có sương muối,
ánh sáng dồi dào trong năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
5. Thuỷ văn
Huyện Hóc Môn có 6 con sông rạch chính: sông Sài Gòn, rạch Tra, rạch Bà
Hồng, kinh An Hạ, kinh Thầy Cai, rạch Hóc Môn đều tập trung nằm ở phía Bắc và
phía Đông huyện.
Ngoài những con sông rạch chính trên, Hóc Môn còn có hệ thống kênh rạch
nhỏ và thuỷ lợi phục vụ công tác tưới tiêu nước trong nông nghiệp. Các sông rạch chịu
ảnh hưởng của nước sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Nhờ sự hỗ trợ của hồ Dầu
Tiếng xả nước vào sông Sài Gòn và hệ thống cống ngăn mặn cuối kinh An Hạ nên
nước sông được giảm độ mặn và phèn. Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 6 nước sông
rạch ngọt dùng cho sinh hoạt được, ngược lại vào mùa mưa chịu ảnh hưởng rữa trôi
phèn tại chỗ và phèn ngoại lai nên nước sông rạch có mức độ phèn cao không thể dùng
cho sinh hoạt được nhất là vùng Nhị Xuân-An Hạ.
I.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên nước
Nguồn nước ngầm: có 5 tầng nước ngầm:
Tầng 1: nằm ở độ sâu 15-20m, đây là tầng nước thuỷ cấp. Tầng nước này dễ bị
ô nhiễm do thấm ở tầng mặt xuống, nhất là khu vực gần bãi rác Đông Thạnh.
Tầng 2: nằm ở độ sâu hơn 20-50m.
Tầng 3: nằm ở độ sâu 50-90m.
Tầng 4: nằm ở độ sâu 100-120m.
Tầng 5: nằm ở độ hơn 120m.
Tầng 2 và tầng 3 có trữ lượng nhiều và chất lượng tốt. Hiện nay người dân đang
khai thác và sử dụng nhiều ở tầng 2 phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Tầng 4 và tầng 5
công ty cấp nước Thành phố đang khai thác phục vụ cho khu vực nội thành. Song, việc
khai thác nguồn nước ngầm chưa được quản lý chặt chẽ, người dân khai thác tuỳ tiện
đã tạo nên những túi rỗng trong lòng đất, ảnh hưởng lớn đến các công trình xây dựng
nhất là các công trình lớn… rất dễ gây ô nhiễm giữa các tầng nước.
Riêng khu vực Nhị Xuân thuộc xã Tân Thới Nhì, đây là vùng bưng phèn lâu đời
được hình thành từ phù sa cận đại, phần lớn đất thuộc phèn tiềm tàng và phèn hoạt
Trang
11
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
động cộng thêm ảnh hưởng của phèn ngoại lai nên nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng
không thể sử dụng được.
Khu vực xung quanh bãi rác Đông Thạnh nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng
cần nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm, từ lâu khu vực này đã không thể sử dụng
được nguồn nước ngầm.
Nguồn nước mặt:
Huyện Hóc Môn với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào nhưng
thường xuyên bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt rất hạn
chế. Tuy nhiên, với hệ thống sông ngòi này đã mang lại cho huyện Hóc Môn những ưu
thế nhất định như sử dụng nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản hoặc phát triển các loại
hình sinh thái du lịch dọc theo các nhánh sông.
2. Tài nguyên khoáng sản
Chỉ có vật liệu xây dựng (sét cao lanh) với trữ lượng thấp, tập trung ở những
vùng thấp của xã Nhị Bình.
3. Tài nguyên rừng
Huyện Hóc Môn hầu như không có diện tích rừng tập trung chỉ trồng cây phân
tán. Đất rừng hiện nay với tổng diện 146,99 ha chủ yếu tập trung ở xã Tân Thới Nhì
thuộc khu vực Nông trường Nhị Xuân.
4.Tài nguyên nhân văn
Với truyền thống anh hùng, huyện Hóc Môn có nền văn hoá lâu đời với tài
nguyên nhân văn khá phong phú và đa dạng với những địa danh gắn liền với văn hoá
đặc trưng của huyện như: Ngã ba Giồng, 18 thôn vườn trầu Bà Điểm, đình làng… Đời
sống tâm linh của người Hóc Môn cũng khá phong phú do huyện tập trung nhiều thành
phần dân cư.
I.1.3. Thực trạng môi trường
Hiện nay, huyện Hóc Môn còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý, tình hình
xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng đều trong phạm vi toàn huyện. Một số nơi
gần khu vực UBND huyện, Thị trấn có diện mạo khá khang trang, môi trường xung
quanh được quan tâm xử lý. Ngược lại ở một số khu vực giáp ranh ở các xã và tiếp
giáp với quận 12 thì việc xử lý rác thải, nước thải chưa được quan tâm xử lý, gây ảnh
hưởng không ít đến môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư.
Hiện trạng vệ sinh môi trường:
Tình hình ô nhiễm và xử lý rác ở bãi rác Đông Thạnh: bãi rác Đông Thạnh cũ
quy mô 36 ha đã quá tải từ lâu. Lượng rác đưa về trước đây bình quân 3.000 đến
35.000 tấn/ngày. Trong những năm qua Thành phố đã có nhiều cố gắng để hạn chế
mức độ ô nhiễm do vận chuyển trên đường đi, ô nhiễm nguồn nước ngầm và không
khí chung quanh bãi rác. Năm 2000 bãi rác Đông Thạnh đã được duyệt để mở rộng,
tăng quy mô lên 130 ha nhưng UBND Thành Phố đã chỉ đạo không mở rộng bãi rác
này để xử lý, khắc phục và ngăn chặn ô nhiễm kéo dài ngày càng lan rộng. Hiện nay
bãi rác Đông Thạnh không còn sử dụng, chỉ tập trung xử lý rác trước kia.
Tình hình ô nhiễm trong sản xuất kinh doanh:
Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp:
Các hộ chăn nuôi hầu hết chưa thực hiện tốt việc xây dựng và xử lý nước thải,
phân gây nên ô nhiễm nguồn nước và không khí, mất vệ sinh khu dân cư nhất là những
hộ nuôi nhiều gia súc, gia cầm.
Trang
12
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn bị lạm dụng, gây độc cho đất, không
khí và sản phẩm nông nghiệp gây nên ngộ độc thực phẩm trong tiêu dùng.
Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
Chất thải của nhà máy xí nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện nay chưa kiểm soát
được nhất là nước thải và khí thải của các ngành: dệt nhuộm, sản xuất bột giấy, thuộc
gia, giết mổ gia súc, nhựa, cao su…
Huyện đã tổ chức thanh kiểm tra và phối hợp kiểm tra 185 đơn vị về hệ thống
đảm bảo môi trường trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh chương trình giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, di dời 6 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, hướng dẫn 5 đơn vị chuyển
đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh khác.
Huyện cũng đã chỉ đạo thực hiện chương trình quản lý tài nguyên nước và xây
dựng quy trình cấp phép khai thác nước ngầm, tăng cường công tác kiểm tra quản lý
khoáng sản.
*Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên-tài nguyên thiên nhiên:
Lợi thế:
Huyện Hóc Môn có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ vào nội thành Tp.Hồ Chí Minh,
nối liền với các trục đường giao thông quan trọng, là điểm phát triển hạ tầng kỷ thuật
có tính chất đầu mối của Thành phố như là: Quốc lộ 1A, từ Đồng Bằng Sông Cửu
Long đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Đông Nam Bộ,
đường xuyên Á-Quốc lộ 22 (liên quốc gia) từ Campuchia qua Tây Ninh vào Tp.Hồ
Chí Minh và nối liền đường quốc gia 1A đi các tỉnh. Với các tuyến đường liên tỉnh lộ
9 nối Tp.Hồ Chí Minh với Đức Hoà - Đức Huệ (Long An) qua biên giới Campuchia,
liên tỉnh lộ 15 nối Tp.Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Bình Phước - Lộc Ninh. Nhờ có các
trục giao thông quan trọng xuyên qua Hóc Môn đã tạo nên cầu nối giao lưu kinh tế
giữa Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh với Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam với các khu công nghiệp Đông Nam Bộ và giao thương đường bộ với
các nước Đông Nam Á, mở ra triển vọng thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn
huyện, đặc biệt là năm 2007- năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam hội nhập đầy đủ vào
nền kinh tế thế giới.
Giáp với Bình Dương, Long An thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá,
đặc biệt là Bình Dương, với nhiều khu công nghiệp mới, phát triển với tốc độ cao
trong những năm gần đây cũng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số
lượng lớn lao động của huyện.
Là điểm cửa ngõ phía Bắc, gần sân bay Tân Sơn Nhất, Hóc Môn là địa bàn đáp
ứng tuyến phòng thủ của Thành phố trong nhiệm vụ phát triển kinh tế kết hợp với cũng
cố an ninh quốc phòng.
Ngoài các tuyến đường bộ huyết mạch cho phát triển kinh tế, huyện còn có
tuyến đường thuỷ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế. Tuyến đường sông
Sài Gòn rất thuận lợi cho vận tải thuỷ liên tỉnh Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây
Ninh trong đó có đoạn đi qua Hóc Môn. Đồng thời cũng là tuyến du lịch sinh thái nhà
vườn ở các xã của huyện.
Trang
13
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
Hạn chế:
Huyện Hóc Môn rất hiếm và hầu như không có tài nguyên khoáng sản.
Thời gian xâm nhập mặn trong năm cao, do đó việc phát triển ngành trồng trọt
bị hạn chế, đặc biệt là trồng lúa.
Phần địa hình thấp, thường bị úng nước vào mùa mưa gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh tế xã hội của huyện.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng mặc dù đã có nhiều biện
pháp khắc phục, nhất là khu vực công nghiệp và giao thông.
I.1.4. Điều kiện kinh tế – xã hội
Kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ
sang Công nghiệp – Thương mại, Dịch vụ, du lịch – Nông nghiệp.
1. Tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế của huyện Hóc Môn trong những năm gần đây đã dần ổn định, tốc
độ phát triển khá cao, từng bước hoà nhập và phát triển theo nền kinh tế thị trường có
sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn như thị trường và giá cả biến động phức tạp, xu
hướng tăng giá còn lớn, nhất là giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng cao,
kết hợp với hạn hán kéo dài, nước mặn xâm nhập, dịch cúm gia cầm tái phát nhưng
nền kinh tế của huyện vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng.
Tổng giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện năm 2006 đạt 2.211,07 triệu
đồng bằng 3,2 lần năm 2000, tốc độ kinh tế bình quân hàng năm là 22,5%, mức tăng
trưởng cao so với bình quân chung của thành phố.
Bảng II.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng giá trị sản xuất
813,673 1.020,038 1.297,339 1.763,367 2.211,070
CN -TTCN
351,360
481,190
737,244
994,985 1.280,200
Nông nghiệp
222,443
260,740
197,370
262,686
317,240
Thương mại-dịch vụ
239,870
278,108
362,725
505,696
613,630
(Nguồn: Thống kê huyện Hóc Môn)
2. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Ngành Nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp hàng năm giảm nhưng giá trị sản lượng nông nghiệp
vẫn tăng: Tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2005 là 209.897 triệu đồng
bằng 103,87% so với năm 2004, tăng trưởng bình quân hàng năm 6,7%; tăng 1,36 lần
so với năm 2000. Cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng, chăn nuôi phát
triển thành ngành chính và chiếm tỷ trọng cao 61,51%.
Bảng II.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2002 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Trồng trọt
80,886
81,116
81,751
80,980
69,664
Chăn nuôi-thuỷ sản
80,305 109,545
114,442
121,086
128,611
Tổng số
161,191 190,661
196,193
202,066
198,275
(Nguồn: Thống kê huyện Hóc Môn)
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm từ 80,886 triệu đồng năm 2002 xuống
còn 69,664 triệu đồng năm 2006, diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Riêng năm
Trang
14
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
2003, 2004 do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng sản lượng lúa, bắp lai và
cây ăn trái nên giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
tăng khá, từ 80,305 triệu đồng năm 2002 lên 128,661 triệu đồng năm 2006 do thực
hiện các chương trình phát triển đàn bò sữa và bò vắt sữa.
Trong năm 2006 huyện triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
trong nông nghiệp đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm.
Nhìn chung, trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt đối đầu với
nhiều khó khăn như thị trường tiêu thụ, giá cả nông sản chưa thật hợp lý, thời tiết thất
thường, đất nông nghiệp thu hẹp dần theo quá trình đô thị hoá… Tuy nhiên huyện đã
từng bước đổi mới về cơ cấu cây trồng, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất như cải tạo
vườn tạp, tăng các loại giống mới cho năng suất, chất lượng có hiệu quả kinh tế cao.
Huyện tiếp tục triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo
hướng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu
quả đồng thời tích cực phòng chống dịch lỡ mồm lông móng và dịch cúm gia cầm.
Năm 2007 huyện đề ra mục tiêu: đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp trên
cơ sở đẩy mạnh cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá và sử dụng giống mới trong sản
xuất nông nghiệp. Phát triển nền nông nghiệp sạch trên cơ sở áp dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật hiện đại. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh
chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao,
nhằm đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha/năm.
b. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do huyện đã thực hiện
chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, tăng cường trang thiết bị và
đổi mới công nghệ cũng như tiếp nhận một số doanh nghiệp từ nội thành chuyển ra.
Quy mô giá trị sản lượng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện từ 192,9 tỷ
đồng năm 2000 tăng lên 740 tỷ đồng năm 2006, không tính giá trị sản lượng các doanh
nghiệp có trụ sở ngoài huyện, gấp 3,85 lần so với năm 2000 và chiếm tỷ trọng 57,9%
tổng giá trị sản lượng kinh tế.
Huyện đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết tháo gỡ các thủ tục
hành chính về đất đai xây dựng nhà xưởng đăng ký kinh doanh nên thu hút hàng năm
hàng trăm đơn vị sản xuất kinh doanh về hoạt động trên địa bàn huyện.
Đến nay công nghiệp phát triển mạnh và rộng khắp, tập trung ở 10 xã có tỷ
trọng công nghiệp từ 45% - 78% trong cơ cấu kinh tế của xã: Thới Tam Thôn, Xuân
Thới Thượng, Bà Điểm, Xuân Thới Đông, Tân Hiệp… Nhiều sản phẩm công nghiệp
đạt chất lượng cao và có uy tín trên thị trường như: băng gạc y tế Bảo Thạch, bóng đèn
điện tử Sao Sài Gòn, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ Hiệp Lực, công ty Đông Nam
Dược Bảo Long.
Số lượng cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý ngày càng
tăng. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn huyện có 2.718 đơn vị sản xuất công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong đó có 2 Hợp tác xã và 2.114 hộ sản xuất cá thể.
Hiện nay trên địa bàn huyện, hai ngành chế biến chủ lực có giá trị sản lượng và
chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành là chế biến lương thực – thực phẩm và dệt may,
tiếp theo là gỗ giấy, bao bì và nhựa, cao su. Các ngành dệt may, gỗ giấy, bao bì, chế
biến lương thực – thực phẩm có tốc độ tăng trưởng cao.
Trong những năm qua, giá trị sản xuất từ ngành CN-TTCN phát triển mạnh đã
làm thay đổi diện mạo của huyện, góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa
Trang
15
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
phương, đồng thời phát triển đúng hướng theo nền kinh tế thị trường đối với một
huyện ngoại thành. Trong năm 2007, huyện thực hiện mục tiêu: tiếp tục phát triển
mạnh các ngành CN-TTCN đang có thế mạnh, có thị trường trong và ngoài nước, phấn
đấu đạt tổng giá trị sản lượng CN-TTCN là 1.273.700 triệu đồng, tăng 27% so với năm
2006.
Bảng II.5: Tỷ trọng các ngành CN - TTCN trên địa bàn huyện
STT Ngành
2001
2002
2003
2004
2005 2006
1
Chế biến thực phẩm
18,36 18,16 15,48 29,98 34,26 31,39
2
Dệt may
35,24 31,73 27,52 25,84 22,63 22,98
3
Nghề truyền thống
22,31 24,32 16,98 12,12 21,81 31,46
4
Chế biến gỗ, lâm sản
14,62
8,75 23,58 21,24
8,39 5,00
5
Nhựa, cao su
9,44 17,01 16,44 10,82 12,91 9,18
6
Các ngành khác
13,53
(Nguồn: Thống kê huyện Hóc Môn)
Qua bảng trên cho thấy, nhóm ngành chế biến thực phẩm là một trong hai
ngành chủ lực của huyện. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 255 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng 125,77%, luôn là ngành dẫn đầu trong các ngành CN -TTCN trên địa bàn
huyện. Đứng thứ hai sau ngành chế biến thực phẩm là nhóm ngành dệt may. Giá trị
sản xuất năm 2006 đạt 182 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22,98%. Đây là nhóm ngành có
nhiều triển vọng trong tương lai, do các doanh nghiệp ở nội thành giảm, nhu cầu lao
động thuộc nhóm ngành này sẽ dịch chuyển ra ngoại thành.
c.Thương mại – dịch vụ
Cùng với sự phát triển của công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã
đẩy mạnh thương mại – dịch vụ phát triển; nhiều dịch vụ đi kèm với sự phát triển của
công nghiệp, nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người dân mang lại hiệu quả cao như:
dịch vụ nhà trọ, dịch vụ điện thoại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ thú y, dịch vụ vật tư nông
nghiệp,… tăng trưởng bình quân hàng năm là 21,85%/năm, gấp 8 lần so với năm 2000.
Tổng mức hàng hoá bán ra năm 2006 đạt 5.755,62 tỷ đồng tăng 17,16% so với
năm 2005. Trong đó bán buôn 2.616,38 tỷ đồng, bán lẻ đạt 3.139,25 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 60,15%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6.643.193 USD bằng 61,58% so với năm 2005
trong đó kim ngạch xuất là 2.584.081 USD, kim ngạch nhập khẩu là 4.059.112 USD.
Kim ngạch xuất khẩu đạt thấp do không có đơn vị xuất khẩu chủ lực, đa số các doanh
nghiệp đều thực hiện theo thời vụ và bị tác động của sự biến động giá cả. Hàng xuất
khẩu chủ yếu là các mặt hàng mộc mỹ nghệ, nông sản chế biến, quần áo may sẵn, túi
xách. Hàng nhập khẩu là sắt thép, xi măng, dầu, vật tư khác.
Toàn huyện có 14 chợ phân bố ở các xã và thị trấn trong đó chợ rau đầu mối
Tân Xuân, công ty cổ phần Hóc Môn đã có vai trò tích cực trong hoạt động thương
mại dịch vụ của huyện. Tình hình phân bố chợ hiện tại tương đối hợp lý, phù hợp với
từng địa bàn dân cư. Các khu buôn bán dịch vụ cần sắp xếp hợp lý hình thành dần các
khu thị tứ mới.
Số cơ sở thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện tăng theo biến động tăng
trưởng nền kinh tế của huyện và Thành phố.
Trang
16
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
Bảng II.6: Số cơ sở kinh doanh các ngành thương mại – dịch vụ
Đơn vị tính: cơ sở
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
3.552
3.723
6.698
6.625
7.863
Thương nghiệp
2.516
2.574
4.419
4.382
4.868
Ăn uống
697
800
1.593
1.575
1.507
Dịch vụ
339
349
686
668
1.488
(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Hóc Môn)
Năm 2007, với mục tiêu: tập trung chuyển dịch cơ cấu trong ngành thương mại
– dịch vụ theo hướng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của bán lẻ. Chú trọng khai thác tốt
tiềm năng của các chợ và các cụm thương mại – dịch vụ hiện có. Huyện phấn đấu đạt
tổng mức hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ là 9.202.780 triệu đồng, tăng 20% so
với năm 2006.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt tỷ lệ cao nhưng
có bộ phận, có mặt chưa vững chắc. Việc tận dụng thế mạnh của huyện chưa triệt để,
công nghiệp huyện với quy mô vừa và nhỏ là phù hợp nhưng cạnh tranh thị trường gặp
nhiều khó khăn về thương hiệu sản phẩm, đổi mới thiết bị và công nghệ để đáp ứng
với xu thế hội nhập. Công tác thông tin tiếp thị, mời gọi đầu tư chưa được quan tâm
đúng mức. Buổi đầu phát triển chưa có sự chọn lọc trong mời gọi đầu tư nên việc tiếp
nhận nhiều doanh nghiệp may mặc dẫn đến số lượng lao động nhập cư tăng nhanh.
Những sản phẩm CN-TTCN truyền thống như giỏ trạc (Xuân Thới Sơn), mỹ nghệ ngà
sừng (Trung Chánh) không có thị trường ổn định. Việc triển khai các dự án còn chậm
nên người dân chưa yên tâm đầu tư sản xuất và việc tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp của nông dân chưa cao. Thương mại dịch vụ chưa sâu rộng,
chất lượng dịch vụ chưa cao.
3. Điều kiện xã hội
a. Dân số, việc làm, thu nhập
Dân số:
Theo thống kê dân số của huyện Hóc Môn năm 2006 là 249.947 nhân khẩu,
trong đó nữ chiếm 51,06% dân số. Mật độ dân số phân bố không đều theo đơn vị hành
chánh, nơi đô thị hoá mạnh có mật độ dân cư cao từ 9 đến 12 lần so với vùng nông
thôn. Mật độ dân số trung bình là 2.284 người/km2, xã có mật độ cao nhất là Trung
Chánh với 13.688 người/km2, thấp nhất là xã Nhị Bình với 1.046 người/km2.
Trang
17
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Tống Ngọc Lệ Trang
Bảng II.7: Dân số theo đơn vị hành chính năm 2006
Đơn vị hành
Diện tích
Dân số
Mật độ
chính
(km2)
(người)
(người/km2)
Toàn huyện
109,4348
249.947
2.284
Thị trấn Hóc Môn
1,7479
16.396
9.380
Tân Thới Nhì
17,278
19.474
1.095
Tân Hiệp
11,9777
20.104
1.679
Thới Tam Thôn
8,9455
30.914
3.535
Đông Thạnh
12,829
22.477
1.752
Nhị Bình
8,5338
8.927
1.046
Xuân Thới Sơn
14,8763
16.175
1.087
Tân Xuân
2,7366
13.767
5.031
Trung Chánh
1,7747
24.292
13.688
Xuân Thới Thượng
18,5724
21.438
1.154
Xuân Thới Đông
2,9918
18.692
6.248
Bà Điểm
7,0856
36.586
5.163
(Nguồn: Thống kê huyện Hóc Môn)
Khu vực nông thôn mật độ dân cư thấp, dân cư sống tập trung theo kênh rạch,
trục lộ giao thông, chủ yếu sống bằng nghề nông. Còn đối với khu vực đô thị, dân cư
sống tập trung đông và hình thành các cụm kinh tế, các khu trung tâm mua bán.
Tỷ lệ tăng dân số trong những năm gần đây có xu hướng tăng do cơ sở hạ tầng
ngày càng được đầu tư nên đã diễn ra các luồng di dân. Năm 2006 tỷ lệ tăng dân số là
3,325%, trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,05%, tỷ lệ tăng cơ học là 2,275%. Bên cạnh
đó, tỷ lệ sinh giảm dần do công tác kế hoạch hoá gia đình được chú trọng thường
xuyên và bản thân người dân cũng nhận thức được sự cần thiết của việc “sinh đẻ có kế
hoạch”.
Tỷ lệ tăng cơ học ngày càng tăng cao do từ năm 2000 đến nay ngành CNTTCN phát triển kết hợp với việc dân cư từ nội thành di dời ra và dân cư từ các tỉnh
khác về cư trú ở Hóc Môn nhiều hơn, hình thành nên một số khu dân cư mới ở các xã
như: Bà Điểm, Xuân Thới thượng, Tân Xuân, Thới Tam Thôn phù hợp với nhiệm vụ
huyện Hóc Môn là một trong những địa bàn tiếp giãn dân của Thành phố.
Lao động và việc làm:
Tổng nguồn lao động là 178.970 người, chiếm 71,6% dân số toàn huyện, trong
đó:
- Dưới tuổi lao động (13-17 tuổi) là 29.827 người, chiếm 16,67% tổng nguồn.
- Trong độ tuổi lao động là 129.772 người, chiếm 72,51% tổng nguồn.
- Trên độ tuổi lao động là 19.371 người, chiếm 10,82% tổng nguồn lao động.
Thu nhập và mức sống:
Thu nhập và mức sống của người dân không ngừng được tăng lên nhất là những
năm gần đây, năm 2006 thu nhập bình quân đầu người là 8,1 triệu đồng, tăng gấp 2 lần
so với năm 2000.
Hàng năm huyện giải quyết trung bình từ 3500-4000 việc làm, tỷ lệ thất nghiệp
và hộ nghèo ngày càng giảm.
b. Giáo dục – đào tạo
Toàn huyện có 5 trường phổ thông trung học, 12 trường trung học cơ sở, 24
trường tiểu học, 15 nhà trẻ - mẫu giáo, 1 trung tâm bồi dưỡng giáo dục.
Trang
18