Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.89 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
---------***--------

TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Hoạt động đầu tư vào thị trường Việt Nam
của Tập đoàn Samsung Hàn Quốc

Sinh viên thực hiện: Trần Phương Thảo
MSSV: 1511110734
Lớp: Anh 14 – Khối 5 – KTĐN K54
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ngọc Quyên

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017


2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................4
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư của Tập đoàn
Samsung tại Việt Nam...................................................................6
1.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Samsung Hàn Quốc...........................6
1.2 Lý do và mục tiêu Tập đoàn Samsung lựa chọn đầu tư vào thị trường
Việt Nam.....................................................................................................7
1.2.1 Lý do Samsung lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam....................7
1.2.2 Mục tiêu chiến lược của Samsung tại thị trường Việt Nam..................9
1.2.3 Những chính sách ưu đãi Chính phủ Việt Nam dành cho hoạt động đầu
tư của Samsung......................................................................................... 10



Chương II: Thực trạng quá trình thâm nhập và phát triển đầu tư
của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam...........................................15
2.1 Quá trình thâm nhập đầu tư của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam........15
2.2 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 1996 –
2008..........................................................................................................16
2.3 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 2009 –
2012..........................................................................................................18
2.3.1 Dự án Samsung Vietnam Electronics SEV...........................................18
2.3.2 Các dự án khác.................................................................................. 20

2.4 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 2013
đến nay.....................................................................................................21
2.4.1 Dự án SEVT.......................................................................................21
2.4.2 Các dự án khác.................................................................................. 22

Chương III: Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.................................26
3.1 Bài học kinh nghiệm từ quá trình hoạt động đầu tư của Samsung tại Việt
Nam..........................................................................................................26


3

3.2 Những hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong quá trình đầu tư vào Việt
Nam của Samsung.....................................................................................30
3.2.1 Sự ổn định nguồn nhân lực................................................................30
3.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực...............................................................31
3.2.3 Thiếu tuyến doanh nghiệp phụ trợ cho Samsung tại Việt Nam...........32
3.2.4 An toàn lao động............................................................................... 33


3.3 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp tại Việt Nam
..................................................................................................................35

KẾT LUẬN....................................................................................38
DANH MỤC THAM KHẢO............................................................40


4

LỜI MỞ ĐẦU
Tập đoàn Samsung là tập đoàn thương mại - đa quốc gia lớn nhất Hàn Quốc.
Thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1995 với chiến lược đầu tư dài hạn,
đến nay, Tập đoàn Samsung đã có 06 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng
ký đạt xấp xỉ 14,7 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam,
chiếm 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2016) của cả nước. Số liệu thực tế
cho thấy, các nhà máy của Samsung tại Việt Nam là nguồn thu hút FDI lớn đối với
Việt Nam, đóng góp một phần doanh thu đáng kể cũng như mang lại nhiều giá trị
xã hội cho người dân và nền kinh tế nước nhà.
Trong vòng 03 thập kỷ vừa qua, trên con đường hội nhập quốc tế, Việt Nam
đã dần mở cửa, cải tiến cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi huy động
nguồn vốn từ các doanh nghiệp nước ngoài qua nhiều kênh; trong đó Tập đoàn
Samsung nằm trong nhóm đối tác FDI quan trọng góp phần thúc đẩy gia tăng giá trị
kinh tế và xã hội cho Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá khái quát
về chặng đường thâm nhập và phát triển hoạt động đầu tư của Samsung tại Việt
Nam đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm duy trì, tăng cường hiệu quả đầu tư,
phục vụ quá trình phát triển kinh tế trong tương lai là một vấn đề có tính cấp thiết
và có ý nghĩa thực tiễn.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, tôi xin tập trung nghiên cứu tổng quan về
hoạt động đầu tư của Samsung tại thị trường Việt Nam, từ đó làm cơ sở cung cấp

những góc nhìn khách quan, cơ sở pháp lý, thuận lợi và khó khăn của cả nhà đầu tư
và Việt Nam trong quá trình tiếp nhận, phát triển các dự án đầu tư.
Kết cấu bài tiểu luận gồm những nội dung cơ bản như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư của Tập đoàn Samsung tại
Việt Nam


5

Chương II: Thực trạng quá trình thâm nhập và phát triển đầu tư của Tập
đoàn Samsung tại Việt Nam
Chương III: Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư trực tiếp tại Việt Nam


6

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư của Tập đoàn
Samsung tại Việt Nam
1.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Samsung Hàn Quốc
Tập đoàn Samsung được ra đời vào năm 1938 do ngài Lee Byung-chul sáng
lập với xuất phát điểm là một công ty buôn bán nhỏ tại Hàn Quốc. Sau gần 80 năm
phát triển, tới nay, Samsung phát triển thành một tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh,
từng bước tạo dựng được uy tín vững chắc cũng như quy mô hoạt động khổng lồ
với hơn 80 ngành nghề kinh doanh khác nhau từ chế biến thực phẩm, dệt may, bảo
hiểm, chứng khoán, đóng tàu, xây dựng... trong đó ngành nghề chủ lực là điện tử và
chất bán dẫn.
Ba trụ cột chính hiện nay của Samsung là Samsung Electronics (điện tử),
Samsung Heavy Industries (đóng tàu) và Samsung Engineering & Samsung C&T
(xây dựng). Ngoài ra, hãng còn khá nhiều các công ty thành viên khác như

Samsung Life Insurance (bảo hiểm nhân thọ), Samsung Everland (quản lý công
viên), Samsung Techwin (chuyên về không gian vũ trụ, thiết bị giám sát) và Cheil
Worldwide (quảng cáo).
Samsung có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với sự phát triển kinh tế, truyền
thông, văn hóa ở Hàn Quốc. Theo một số báo cáo thống kê năm 2016, Samsung
đóng góp tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc và chỉ riêng doanh thu
đã chiếm tới 17% tổng GDP của Hàn Quốc. Với lượng nhân viên trên toàn cầu lên
tới gần 500.000 người, hàng năm Samsung phải trả lương với số tiền lên tới hơn 12
tỷ USD/năm.
Samsung hiện cũng đang là nhà sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới.
Theo số liệu cuối quý 1/2015 vừa qua của hãng nghiên cứu thị trường Strategy
Analytics, Samsung đã bán được khoảng 83,2 triệu sản phẩm, chiếm 24% tổng


7

doanh số toàn cầu, hơn khá nhiều so với mức 61,2 triệu sản phẩm (chiếm 18%) của
Apple.
Ngoài ra, Samsung còn là một trong những nhà sản xuất TV hàng đầu thế
giới với hơn 6 năm đứng top đầu trong mảng kinh doanh này.

1.2 Lý do và mục tiêu Tập đoàn Samsung lựa chọn đầu tư vào thị trường
Việt Nam
1.2.1 Lý do Samsung lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam
Việt Nam được Tập đoàn Samsung nói riêng và chính phủ Hàn Quốc nói
chung khuyến khích thúc đẩy đầu tư như một địa bàn đầu tư chiến lược với nhiều
ưu thế thu hút.
Thứ nhất, Việt Nam có nền chính trị - xã hội tương đối ổn định so với mặt
bằng chung các nước trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam cũng có quan hệ chính trị,
văn hóa tương đồng với Hàn Quốc. Nền chính trị ổn định giúp Việt Nam giữ được

một nền hoà bình và thịnh vượng; đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách
kinh tế nhất quán. Đây là điều kiện cơ bản và thiết yếu làm nền tảng cho quá trình
phát triển kinh tế đầu tư giữa các bên đối tác.
Thứ hai, Việt Nam có thị trường tiêu thụ tiềm năng, thị hiếu có nhiều điểm
tương đồng với các sản phẩm Hàn Quốc và tương đối mở - dễ tiếp cận (ví dụ: Việt
Nam hầu như chưa có sự ràng buộc nào đối với việc di chuyển dây chuyền sản xuất
từ các nhà máy nước ngoài vào trong nước,...) Việt Nam cũng là quốc gia có dân số
trẻ với thành phần thuộc độ tuổi lao động cao. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực tại Việt
Nam cũng là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn Samsung. Do đặc thù
ngành sản xuất điện thoại thuộc lĩnh vực công nghệ cao nên đòi hỏi người lao động
tối thiểu phải là những công nhân kỹ thuật cao, công nhân Việt Nam đã đáp ứng
được những yêu cầu đó, bên cạnh đó lương phải trả cho người lao động Việt Nam
tương đối thấp so với các nước trong khu vực và đặc biệt ngay ở Hàn Quốc (lương


8

trả cho công nhân ở Việt Nam bằng 1/10 lương của một công nhân ở Hàn Quốc).
Theo đánh giá của các chuyên gia Hàn Quốc đang làm việc tại các nhà máy của
Samsung tại Việt Nam, người lao động của Việt Nam khá cần cù, chăm chỉ, thích
ứng nhanh với khoa học, kỹ thuật hiện đại và cũng tương đối nghiêm túc tuân thủ
chế độ kỷ luật của Công ty.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam luôn có những chính sách hỗ trợ, chế độ ưu đãi
rất lớn đối với các nhà đầu tư. Nếu như ở Hàn Quốc, mỗi năm Samsung phải đóng
thuế ở mức 22%, thì khi đầu tư vào Việt Nam, Samsung không phải trả bất cứ một
đồng thuế doanh nghiệp nào trong suốt 4 năm liền. Sau 4 năm, số tiền thuế doanh
nghiệp mà Samsung phải nộp cho ngân sách nhà nước cũng thấp hơn so với ở Hàn
Quốc. Chính phủ Việt Nam chú trọng cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường
đầu tư thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như không
ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho các hoạt động kinh

doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái
cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó có nỗ lực mạnh mẽ
để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia.
Thứ tư, vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam gần với các nhà máy của
Samsung tại Trung Quốc và Hàn Quốc - nơi cung ứng những linh kiện, phụ kiện
nhỏ mà Việt Nam chưa thể tự sản xuất được. Vì vậy việc cung cấp những linh kiện,
phụ kiện nhỏ từ các nước này sang Việt Nam cũng hết sức thuận tiện, tốn ít chi phí.
Ngoài ra, Việt Nam là nền kinh tế thị trường, là thành viên WTO, đã và đang
tham gia nhiều khuôn khổ liên kết kinh tế quốc tế như CPTPP, FTA Việt - Hàn,…
Đây là những lợi thế cơ bản luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Đón đầu xu hướng ưu đãi
thuế quan khi các nước ASEAN tham gia FTA thế hệ mới, Samsung sẽ tận dụng
được lợi thế thị trường “gốc” ở Việt Nam để lan tỏa hàng hóa ra toàn Đông Nam Á.


9

Từ những lý do trên, Việt Nam đã và đang trở thành mắt xích quan trọng
trong chiến lược phát triển của Samsung, và việc tập đoàn này liên tiếp đầu tư số
tiền khổng lồ lên đến hàng tỷ USD cho những dự án xây dựng nhà máy ở Việt Nam
đã khẳng định sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam so với các khu vực
khác.
1.2.2 Mục tiêu chiến lược của Samsung tại thị trường Việt Nam
Samsung đã, đang và cam kết tiếp tục phát triển hệ thống nhà máy sản xuất
linh kiện điện thoại quy mô lớn nhất của tập đoàn này cả về nguồn nhân lực lẫn cơ
sở vật chất tại Việt Nam; “biến” Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất điện thoại
với quy mô lớn nhất toàn cầu. Hai nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái
Nguyên có quy mô với 150.000 lao động người Việt Nam làm việc trên dây chuyền
sản xuất. Tính đến năm 2015 cán mốc xuất khẩu 30 tỷ USD. Tỷ lệ nội địa hóa của
Samsung hiện nay là 36%. Samsung có 254 doanh nghiệp cung ứng cấp 1, trong đó

có 119 doanh nghiệp Việt. Số các doanh nghiệp thuần Việt tham gia chuỗi cung ứng
của Samsung lên đến 41 doanh nghiệp.
Samsung không ngừng nỗ lực đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, ngành nghề
lĩnh vực từ điện tử, công nghệ cao đến giao thông, điện lực, hạ tầng, bất động
sản,...với tham vọng trở thành “ông lớn”, phủ sóng rộng khắp thị trường Việt Nam.
Hoạt động tại thị trường Việt Nam, Samsung xác định hướng đi tìm thấy và
bồi dưỡng được những doanh nghiệp cung ứng Việt Nam có tiềm năng lớn, có ý chí
và quyết tâm cao để tiếp thu đổi mới nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình.
Đặc biệt, Samsung hi vọng hiện thực hóa mục tiêu nâng tổng số doanh
nghiệp cung ứng Việt Nam cho Samsung lên 29 doanh nghiệp vào cuối năm 2017,
tiến tới 50 doanh nghiệp vào năm 2020, quan trọng hơn là có thể tạo ra những
doanh nghiệp cung ứng hạt nhân nòng cốt, có tác động lan tỏa đến sự phát triển
mạnh mẽ của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.


10

Samsung cũng đặt ra mục tiêu hợp tác đầu tư dài hạn với Việt Nam, thể hiện
ở việc song song với hoạt động đầu tư kinh doanh, Samsung cũng tích cực tham gia
và làm tròn trách nhiệm xã hội đối với Việt Nam (chính sách phúc lợi xã hội, bảo
hiểm lao động, hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường, ươm mầm tài năng,…)

1.2.3 Những chính sách ưu đãi Chính phủ Việt Nam dành cho hoạt động đầu tư
của Samsung
Trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, Samsung nhận được
rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư từ Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý công nhận chế độ doanh nghiệp ưu tiên
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với 2 công ty thuộc tập đoàn
Samsung là Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam và Công ty

TNHH Hansol Electronics Việt Nam. Theo Bộ Tài chính, qua cam kết của các công
ty nêu trên, uy tín, danh tiếng thương hiệu của Tập đoàn Samsung trên thế giới,
cũng như để bảo đảm giảm bớt thủ tục, có ưu đãi cho doanh nghiệp có quy mô, vốn
đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động..., Bộ Tài chính đã đề xuất và được Thủ tướng
đồng ý cho 2 công ty này được hưởng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan.
Giống như tất cả các dự án trước khi vào Việt Nam, đưa ra đề án xây dựng
dự án Trung tâm R&D, SEV đã mặc cả hàng loạt "yêu sách". Cụ thể:
1. Được miễn toàn bộ tiền thuê đất của Dự án trong vòng 50 năm kể từ ngày
được bàn giao đất;
2. Được miễn toàn bộ các khoản đóng góp hay thanh toán chi phí bồi
thường, giải phóng mặt bằng liên quan đến Khu đất Dự án;
3. Được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật liệu xây dựng, trang thiết
bị phục vụ hoạt động nghiên cứu, văn phòng… tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật


11

tư, vật liệu,… phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Trung tâm R&D mà
không cần đăng ký kế hoạch nhập khẩu;
4. Được miễn toàn bộ chi phí sử dụng hạ tầng, trong trường hợp Dự án có
đấu nối với hệ thống điện, nước, giao thông tại Khu chức năng đô thị Nam đường
Vành đai 3, đường Nguyễn Xiển, quận Hoàng Mai, Hà Nội;
5. Được miễn mọi khoản phí và lệ phí hoặc các khoản thuế nào liên quan
đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6. Trường hợp SEV sử dụng ít nhất 75% diện tích trong tòa nhà phục vụ
họat động R&D, SEV được hưởng các ưu đãi R&D tương tự chung cho toàn bộ
diện tích trong tòa nhà;
7. Trong trường hợp có lý do hợp lý, SEV được phép chuyển nhượng tài sản
hình thành trên đất và quyền sử dụng đất cho đơn vị khác mà không có bất cứ sự
hạn chế nào;

8. Nhân viên nghiên cứu và phát triển làm việc tại Trung tâm R&D sẽ được
giảm 50% tiền thuế thu nhập cá nhân hàng năm;
9. Tổ chức hoạt động chi nhánh theo hình thức chi nhánh hoạch toán phụ
thuộc. Mọi hàng hóa, máy móc, thiết bị, nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước
ngoài để tạo tài sản cố định và phục vụ hoạt động của Trung tâm R&D sẽ không
phải chịu thuế GTGT;
10. Được hưởng mức giá điện áp dụng đối với cơ quan nghiên cứu như quy
định tại điểm i), khoản 2, Điều 9, Thông tư 16/2014/TT-BTC quy định về thực hiện
giá bán điện;
11. Hàng hóa luân chuyển từ SEV đến Trung tâm R&D Hà Nội và ngược lại
không pải làm thủ tục hải quan mà chỉ cồng thông báo cho cơ quan hải quan quản


12

lý trực tiếp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và/hoặc Tổng cục Hải quan tại từng
thời điểm;
12. Đề nghị được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật hiện
hành đối với Dự án nghiên cứu và phát triển.
Quan điểm về ưu đãi này, trong báo cáo trình lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ
Kế hoạch Đầu tư cho rằng các dự án SEV thuộc Tổ hợp công nghệ cao Samsung tại
Bắc Ninh và Thái Nguyên là các dự án có vốn FDI được hưởng cơ chế và mức độ
ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó có những
ưu đãi mang tính đặc thù.
"Do vậy, việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của
SEV là nghĩa vụ mà SEV phải thực hiện để được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy
định hiện hành", báo cáo nhấn mạnh.
Về khoản kiến nghị 01, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý miễn tiền thuê
đất trong vòng 50 năm cho Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
khi đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung tại Hà

Nội với điều kiện SEV đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định
của pháp luật về khoa học và công nghệ và đất đai.. Với diện tích thuê đất của Dự
án 30.000m2, tiền thuê đất 50 năm dự án này ước chừng vào khoảng 323 tỷ đồng,
tương đương trên 14 triệu USD. Như vậy, khi được Chính phủ chấp nhận miễn phí
tiền thuê đất có nghĩa là Samsung đã tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ, 14
triệu USD khi đầu tư vào Hà Nội.
Đối với kiến nghị 02, được miễn toàn bộ các khoản đóng góp hay hạch toán
chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đế Khu đất Dự án, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cho rằng nội dung kiến nghị ưu đãi này không phù hợp theo quy định.
Tuy nhiên, UBND Tp. Hà Nội lại thống nhất chủ trương hỗ trợ từ nguồn
ngân sách thành phố đối với phần chi phí hạ tầng kĩ thuật phân bổ cho diễn tích khu


13

đất 3ha của dự án. Vì vậy, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kiến nghị của
UBND Tp. Hà Nội.
Về kiến nghị được miễn thuế với toàn bộ chi phí sử dụng hạ tầng trong
trường hợp Dự án có đấu nối với hệ thống điện nước, giao thông tại Khu chức năng
đô thị Nam đường Vành đai 3, đường Nguyễn Xiển, quận Hoàng Mai, Bộ KH&ĐT
cho biết, pháp luật hiện hành chưa có quy định đối với ưu đãi này.
Song, UBND Tp. Hà Nội lại nhất trí chủ trương cho phép dự án được hưởng
các ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật và với cơ chế, mức độ tương
tự áp dụng cho các dự án đầu tư khác của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam.
Đối với các "yêu sách" còn lại, hầu hết cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
các Bộ liên quan và UBND Tp. Hà Nội cơ bản nhất trí, thống nhất trình Thủ tướng
chấp thuận.
Đến thời điểm này, Samsung đang được hưởng những ưu đãi cao nhất dành
cho nhà đầu tư tại Việt Nam. Mới đây, Cục hàng không đã chấp thuận đề nghị được
bố trí một nhà ga chuyên dụng dành cho hãng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

của Samsung.
Ngoài ra, Samsung cũng được hưởng chính sách miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN) của Nhà nước lẫn các chính sách ưu đãi riêng của Bắc Ninh và
Thái Nguyên. Cụ thể, Chính phủ chấp nhân ưu đãi cho Samsung Display được
hưởng thuế suất 10% trong 30 năm kể từ khi DN này có doanh thu, miễn 4 năm và
giảm 50% trong 9 năm tiếp theo nếu dự án đáp ứng tiêu chí về công nghệ cao như
cam kết.
UBND Bắc Ninh cũng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN cho ba công ty của
Samsung sau khi hết điều kiện miễn giảm của Chính phủ. Ngoài ra, địa phương này
cũng dành nhiều tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và đảm bảo điện, nước cho các dự
án của Samsung.


14

Đối với dự án Samsung CE Complex tại TP.HCM, Samsung vừa đề xuất 3
ưu đãi liên quan đến miễn thuế nhập khẩu vật tư xây dựng, nguyên liệu, linh kiện
và chế độ ưu tiên đối với thủ tục hải quan. TP.HCM đã quyết định chi khoảng 1.000
tỉ đồng phát triển hạ tầng để Samsung có thể sớm triển khai dự án trên.
Công ty điện tử Samsung Việt Nam đã đạt đủ tiêu chuẩn và sẽ sớm nhận
được giấy chứng nhận “Doanh nghiệp công nghệ cao”. Khi được công nhận là
doanh nghiệp công nghệ cao, Samsung sẽ nhận được những ưu đãi đầu tư cao nhất
về đất đai, thuế. Luật Công nghệ cao quy định doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi
cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được xem xét hỗ trợ kinh phí đào
tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình
quốc gia phát triển công nghệ cao.


15


Chương II: Thực trạng quá trình thâm nhập và phát triển đầu
tư của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam
2.1 Quá trình thâm nhập đầu tư của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam
Năm 1995 Samsung chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam bằng
việc thành lập Công ty TNHH điện tử Samsung Vina (SAVINA). SAVINA là công
ty liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE (Việt Nam) với Công ty điện tử Samsung
Electronics (Hàn Quốc), chuyên sản xuất hàng điện tử, điện lạnh… chủ yếu phục
vụ thị trường nội địa. Samsung lựa chọn thâm nhập thị trường Việt Nam bằng hình
thức liên doanh bởi nhiều lí do như để giảm thiểu rủi ro khi thâm nhập một thị
trường mới, những rủi ro về chính trị, tăng cơ hội thâm nhập thị trường nhưng có
một lí do quan trọng hơn cả đó là do chính sách đầu tư của nước sở tại.
Thời điểm Samsung quyết định chọn Việt Nam là điểm đầu tư chính là thời
điểm của làn sóng đầu tư thứ nhất trong lĩnh vực điện tử đổ vào Việt Nam. Lúc đó,
Việt Nam chuẩn bị tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nên đã mở
cửa kêu gọi đầu tư. Chính sách của Việt Nam là thu hút nhà đầu tư nước ngoài
nhưng phải thành lập liên doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp
bản địa, tạo nền tảng cho nền công nghiệp trong nước bám vào để phát triển. Chính
sách chủ yếu là dùng hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất
khẩu. Khi đó, các công ty nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Việt Nam phải
xây nhà máy sản xuất vì nếu chỉ hoạt động thương mại thì hàng rào thuế quan sẽ rất
cao. Các doanh nghiệp khi đó thành lập trên nguyên tắc góp vốn theo hình thức 7/3,
trong đó doanh nghiệp nước ngoài góp 70% vốn. Với ngành điện tử, vốn góp của
doanh nghiệp trong nước chủ yếu là đất hoặc một vài cơ sở sản xuất nho nhỏ có
sẵn…
Khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Samsung Vina đặt ra mục
tiêu mở rộng thị phần, dẫn đầu thị trường cả về thị phần, sản phẩm lẫn đẳng cấp,


16


thương hiệu. Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp sẽ tạo nên đẳng cấp
thương hiệu cho Samsung Vina... Một điều rất quan trọng đối với Samsung là
hướng tới phục vụ khách hàng và làm hài lòng khách hàng. Những yếu tố có thể
giúp công ty làm được điều đó là sản phẩm chất lượng, công nghệ luôn luôn đổi
mới và thiết kế được nâng cấp và giá thành hợp lý.
Liên tục từ năm 1993-1995, hàng loạt công ty liên doanh giữa doanh nghiệp
trong nước với doanh nghiệp nước ngoài đến từ Nhật, Hàn Quốc được thành lập.
Các “ông lớn” của Nhật gồm Sony, Panasonic, JVC, Toshiba lần lượt lập liên
doanh với doanh nghiệp nội địa như Viettronics Tân Bình, Viettronics Thủ Đức...
Phía Hàn Quốc, các “đại gia” gồm Samsung, LG, Daewoo cũng lần lượt có mặt và
công ty Samsung Electronics cũng vào Việt Nam theo hình thức này.

2.2 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 1996 –
2008
Nhà máy SAVINA, dưới sự điều hành của Công ty điện tử Samsung Vina, là
dự án đầu tiên mà Samsung xây dựng tại Việt Nam, có trụ sở tại Linh Trung, Thủ
Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Nhà máy này nhận giấy phép đầu tư từ năm 1995, và chính
thức khánh thành vào tháng 09/1996, với sản phẩm đầu tiên là chiếc TV màu với
màn hình CRT.
Ban đầu, do quy định của pháp luật Việt Nam, Samsung phải phải liên doanh
với Công ty cổ phần TIE - đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm điện tử tại Việt
Nam để triển khai dự án này, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 36,5 triệu USD. Chỉ
tới cuối tháng 7/2013, khi Samsung chi hơn 96 tỷ đồng mua lại phần vốn góp của
TIE trong liên doanh thì SAVINA mới chính thức trở thành doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài.
Tuy chỉ là dự án quy mô nhỏ, không sánh được với hai tổ hợp sản xuất thiết
bị di động tại Bắc Ninh và Thái Nguyên sau này của Samsung, vốn đầu tư 7,5 tỷ



17

USD, song SAVINA lại gắn bó với chặng đường phát triển của Samsung tại thị
trường Việt Nam và là bước tiền đề cho những hoạt động đầu tư quy mô lớn của
Samsung sau này.
Để chuyển sang chiến lược phát triển sản phẩm chất lượng cao, Samsung đã
đầu tư thêm vốn từ một dây chuyền sản xuất TV màu năm 1996, sau này nhà máy
của Samsung Vina đã phát triển lên 5 dây chuyền với sản lượng hàng năm là 1.5
triệu sản phẩm bao gồm nhiều dòng sản phẩm khác nhau như tivi, điện gia dụng và
màn hình máy tính…
Ngoài ra, để nâng cao giá trị thương hiệu, Samsung cũng rất chú trọng tới
vấn đề bảo hành sản phẩm mong nhận được sự ủng hộ và tạo lòng tin với khách
hàng với dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được chú trọng với khoảng 50 trạm
bảo hành trên toàn quốc với 60 đại lý cấp 1 và hàng trăm đại lý cấp 2, 3 chuyên biệt
cùng với các trung tâm bảo hành siêu tốc... Tính đến thời điểm 2008, Samsung
Vina sản xuất và kinh doanh đa dạng các mặt hàng : tivi LCD, TV Plasma, TV
SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home Theatre, đầu đĩa DVD, máy giặt, tủ
lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình máy tính CRT, LCD, điện thoại di động,
máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang… Nhà máy của Samsung Vina không chỉ sản xuất
cho nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị
trường Châu Phi, Trung Đông và Philippines.
Cũng từ dự án này, với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên SAVINA, thương
hiệu Samsung từng bước được khẳng định. Ban đầu, các sản phẩm của SAVINA
luôn ở hàng “chiếu dưới” so với các thương hiệu đến từ Nhật Bản, đặc biệt là
SONY, nhưng giờ đây, đã luôn trở thành thương hiệu được người tiêu dùng Việt
Nam tin yêu. Các sản phẩm tivi, màn hình máy tính của Samsung luôn dẫn đầu thị
trường.
Cùng với những nỗ lực trong kinh doanh, Samsung Vina luôn chú trọng thực
hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam. Chương trình Samsung Digital Hope sau 4



18

năm thực hiện đã tài trợ hơn 260,000 USD cho các dự án tin học cộng đồng giúp
cải thiện đời sống thanh thiếu niên và người tàn tật qua ứng dụng công nghệ thông
tin. Trong sáu năm từ năm 2002 tới năm 2008 “Cuộc đi bộ từ thiện đồng hành cùng
SAMSUNG” đã thu hút khoảng 100,000 lượt người tham gia, quyên góp được gần
1,15 tỷ đồng, giúp đỡ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, đồng bào bị bão
lụt và cấp học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó.
Năm 2016, nhà máy SAVINA chính thức đóng cửa, kết thúc quá trình 20
năm hoạt động tại Việt Nam. Việc đóng cửa nhà máy cũ lại mở ra một cơ hội mới
cho Samsung tại thị trường đầu tư Việt Nam, khi SEHC - Tổ hợp Samsung
Electronics HCMC CE Complex đi vào hoạt động.

2.3 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 2009 –
2012
2.3.1 Dự án Samsung Vietnam Electronics SEV
Dự án Khu phức hợp Samsung Vietnam Electronics (SEV) nhận giấy phép
từ năm 2008, đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2009, với nhà máy đặt tại Khu Công
nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh, có tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD (sau khi tăng vốn lần
thứ hai vào năm 2013). SEV được đánh giá là một trong những nhà máy sản xuất
điện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của Samsung trên toàn cầu. Đến nay
vốn thực hiện của Nhà máy đạt 95,6%; hằng năm cho doanh số xuất khẩu đạt hàng
chục tỷ USD.
Tỉnh Bắc Ninh được Samsung lựa chọn để đầu tư quy mô lớn do đáp ứng
được các yếu tố thuận lợi về chính trị, vị trí địa lý, kinh tế và con người. Trước hết,
Bắc Ninh thừa hưởng nền chính trị ổn định của Việt Nam. Đặc biệt hơn, vị trí địa lý
của Bắc Ninh vô cùng thích hợp với các dự án lớn, Bắc Ninh rất gần Hà Nội, gần
sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các nhà máy khác
của Samsung nên viêc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi



19

thị trường toàn cầu là điều rất dễ dàng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh nhìn
chung khá thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Năm 2012, Samsung quyết định nâng tổng vốn đầu tư lên 1,5 tỉ đô la Mỹ (từ
mức 650 triệu đô la mỹ ban đầu), phát triển SEV thành Khu tổ hợp công nghệ
Samsung (Samsung Complex). Với việc mở rộng giai đoạn 2 này, SEV không chỉ
dừng lại sản xuất điện thoại di động mà còn mở rộng nhiều sản phẩm điện tử, công
nghệ viễn thông, thông tin phục vụ xuất khẩu.
Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, mốc kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011
của SEV đạt 5 tỷ USD, đóng góp khoảng 6% tổng doanh thu xuất khẩu trong năm
2011 của Việt Nam. Đặc biệt, năm 2012 đánh dấu bước phát triển vượt bậc cả về
năng lực sản xuất lẫn doanh số của SEV khi nhà máy đạt công suất 130 triệu điện
thoại/năm và mang về 12,6 tỷ USD doanh số xuất khẩu. Cho tới thời điểm này,
SEV đã trở thành nhà máy sản xuất ĐTDĐ lớn nhất của Samsung trên toàn câùvới
dây chuyền sản xuất điện thoại hiện đại và khép kín. Tất cả các sản phẩm mũi nhọn
của Samsung như Galaxy S2, S3, Galaxy Note 1, Note 2, các loại máy tính bảng…
đều được sản xuất ở Bắc Ninh và xuất khẩu đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
trên toàn cầu, trong đó có hơn 55,2% sản phẩm được bán ở thị trường châu Âu , thị
trường luôn được xem là khắt khe và khó tính nhất hiện nay.
Riêng với tỉnh Bắc Ninh, năm 2011, Samsung đã đóng góp cho ngân sách
nhà nước 130 tỉ đồng. Đến năm 2012, Samsung đã nâng mức đóng góp cho ngân
sách nhà nước thông qua các khoản thuế lên đến 1.584 tỉ đồng (79,24 triệu USD).
Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của SEV chiếm tới
75,2% giá trị sản xuất khu vực FDI, chiếm 70,5% giá trị sản xuất công nghiệp toàn
tỉnh Bắc Ninh. SEV cũng tạo điều kiện cho 43.000 lao động trực tiếp ở Bắc Ninh
có việc làm và thu nhập ổn định; cùng hàng chục ngàn lao động trong 60 doanh
nghiệp vệ tinh. Bên cạnh đó, dự án đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ giúp Bắc Ninh xây

dựng được hình ảnh, thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất và


20

cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, viễn thông. Bằng chứng là, việc nâng
tổng vốn đầu tư của dự án từ 670 triệu USD lên 1,5 tỉ USD của Samsung đã giúp
Bắc Ninh thu hút khoảng 300 doanh nghiệp vệ tinh, vốn đầu tư đăng ký ước đạt từ
1-1,2 tỉ USD; tạo việc làm cho trên 100.000 lao động; đóng góp cho ngân sách nhà
nước hàng năm khoảng 1.200 tỉ đồng. Có lẽ, chính nhờ những đóng góp lớn ấy,
SEV, đã luôn nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Những
kiến nghị, đề xuất ưu đãi vượt khung của Samsung luôn được UBND tỉnh Bắc Ninh
"đáp lời" bằng những văn bản kiến nghị nhanh chóng lên Thủ tướng Chính phủ
xem xét.
SEV đã và đang triển khai xúc tiến việc thành lập Trung tâm R&D tại Việt
Nam nhằm xây dựng nền tảng phát triển dài hạn của SEV thông qua việc phát triển
chức năng R&D tại Việt Nam. Theo đó, SEV xúc tiến chương trình đào tạo nhân
lực ban đầu bằng hình thức đào tạo liên kết với các trường Đại học của Việt Nam.
Kế hoạch triển khai Trung tâm R&D của SEV sẽ được chia thành 2 giai đoạn: giai
đoạn đầu và giai đoạn trung, dài hạn với mục tiêu từ năm 2014, tại Trung tâm R&D
của SEV tại Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống hoàn thiện bản địa hóa và triển khai các
model trong khu vực Đông Nam Á. Dự kiến đến năm 2020, SEV sẽ tuyển dụng
khoảng 1.700 nhân lực chuyên làm việc trong Trung tâm R&D này.
2.3.2 Các dự án khác
Năm 2009, Lãnh đạo Tập đoàn Samsung đã giao cho Công ty Samsung
Display Co.,Ltd nghiên cứu thực hiện một dự án công nghệ cao trên diện tích 46,28
ha trong khuôn viên Khu tổ hợp công nghệ Samsung Bắc Ninh với tên gọi Dự án
sản xuất các loại pin hiệu năng cao.
Samsung Display Co.,Ltd là một công ty thuộc sở hữu 100% của Tập đoàn
Samsung, mới được tách ra từ Samsung Electronics vào tháng 7/2012 có chuyên

môn hóa trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại màn hình cao


21

cấp có độ phân giải cao với mọi kích thước cho các loại điện thoại di động
smartphone, máy tính bảng, ti vi, Note PC…
Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 1/2010; vốn thực hiện của Nhà máy đạt
65%. Dự án có quy mô vốn đầu tư khoảng 1 tỉ USD tới năm 2020 (và có thể đầu tư
thêm sau năm 2020). Samsung Display sẽ thực hiện các hoạt động nghiên cứu và
phát triển liên quan tới màn hình có độ phân giải cao. Sản xuất lắp ráp thế hệ tiếp
theo của màn hình của độ phân giải cao cho các loại thiết bị điện tử…
Năm 2014 Samsung tiếp tục đầu tư Dự án sản xuất màn hình Dislay (SDV)
tại KCN Yên Phong 1, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, Nhà máy đã đi
vào sản xuất từ tháng 3/2015, vốn thực hiện của Nhà máy đạt 35%.

2.4 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 2013
đến nay
2.4.1 Dự án SEVT
Từ những thành tích có được tại SEV Bắc Ninh, Tập đoàn Samsung đã
quyết định tiếp tục đầu tư thêm một tổ hợp công nghệ mới tại KCN Yên Bình, tỉnh
Thái Nguyên (SEVT) với vốn đầu tư ban đầu 2 tỷ USD, năm 2017 tăng lên 6,5 tỷ
USD. Nhà máy này vừa đi vào vận hành đầu tháng 3/2014.
Nhà máy SEVT với tổng diện tích 100 hecta, có công suất thiết kế 100 triệu
điện thoại và các thiết bị di động mỗi năm. Đây được xem là nhà máy sản xuất điện
thoại lớn nhất của Samsung. Tổ hợp công nghệ cao này bao gồm: Nhà máy sản
xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao, quy mô 2
tỷ USD; Nhà máy sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp, quy mô 1,2 tỷ
USD.
SEVT chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/3/2014, với khoảng 5.000

công nhân, công suất khởi đầu khoảng 2 triệu sản phẩm/tháng. Chỉ sau 20 ngày đi
vào hoạt động, SEVT đã xuất khẩu được 90 triệu USD, đến nay vốn thực hiện của


22

Nhà máy đạt 95,7%. Trong năm hoạt động đầu tiên, SEVT đã đem về khoản doanh
thu 6,92 tỷ USD so với 16,58 tỷ USD của SEV. Đến năm 2015 sau đó, con số
doanh thu nhà máy tăng vọt 2,34 lần, đạt 16,22 tỷ USD đồng thời chiếm luôn vị trí
số 1 về đóng góp doanh thu trong các nhà máy Samsung tại Việt Nam (vượt qua
SEV doanh thu 15,43 tỷ USD).
Năm 2016, doanh thu của SEVT đạt 19,72 tỷ đồng (tăng trưởng doanh thu
2,85 lần). Kết quả tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng không kém, năm 2016 SEVT
đem về khoản lãi sau thuế 2,21 tỷ USD (tăng 3,45 lần nếu so với cách đó 2 năm
trước).
Hiện tại có tới 62.000 lao động đang làm việc trong nhà máy Samsung Thái
Nguyên, đáng chú ý 75% số lao động bên trong nhà máy là nữ. Trong khi đó, tổng
số nhân công của Samsung tại các nhà máy ở Việt Nam đã lên tới 140.000 người
(SEVT chiếm hơn 44% tổng lao động).
Dự án này cũng được hưởng những ưu đãi ở mức cao nhất đối với một dự án
công nghệ cao, với các ràng buộc về điều kiện nghiên cứu và phát triển (R&D).
Dự án SEVT cũng chứng minh được sức thu hút một số lượng đáng kể các
nhà đầu tư vệ tinh từ Hàn Quốc và một số nước lân cận đến đầu tư. vào Thái
Nguyên. Đáng chú ý có các dự án KSD Vina, Morips Vina, Orientech Vina, Rftech
Vina Thái Nguyên, Sinlung Vina Thái Nguyên, CTS Vina, Jinling High Tech, Uju
Việt Nam Thái Nguyên... Trong khi đó, ở KCN Sông Công 1 cũng đã có 2 dự án
đăng ký làm doanh nghiệp phụ trợ cho Samsung, với vốn đăng ký 7 triệu USD.
Sau 3 năm hoạt động, doanh thu nhà máy Samsung Thái Nguyên tăng 2,85
lần, đạt gần 20 tỷ USD; lãi sau thuế tăng tới 3,45 lần, đạt 2,21 tỷ USD tại thời điểm
năm 2016.



23

2.4.2 Các dự án khác
Cũng tại KCN Yên Bình, tháng 10/2014 Samsung Electro-Mechanics Co.,
Ltd đưa vào dự án vận hành 1 nhà máy sản xuất bảng mạch in (SEMCO) với số
vốn đầu tư 1,23 tỷ USD. Đến nay vốn thực hiện của Nhà máy đạt 24,3%. Dự án
sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp này nhằm phục vụ cho khu tổ
hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT) – nơi sẽ chuyên sản xuất các
thiết bị di động gồm điện thoại di động, smart phone, máy tính bảng…Dự án
SEMCO được đầu tư với quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Samsung Electro –
Mechanics ở bên ngoài lãnh thổ Hàn Quốc.
Tháng 5/2015 tại Khu công nghệ cao (KCNC) TP. Hồ Chí Minh, Samsung
đã khởi công Dự án sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng công nghệ cao với tổng
vốn đầu tư 1,4 tỷ USD. Mục tiêu của dự án là chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát
triển thiết bị điện tử gia dụng (ti vi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, máy in.
Không chỉ đầu tư hàng tỷ USD cho lĩnh vực điện tử, công nghệ cao, hiện
nay Tập đoàn Samsung đã và đang đầu tư nhiều dự án trọng điểm thuộc các lĩnh
vực như giao thông, điện lực, hạ tầng, bất động sản,... có thể kể các dự án như
Nhiệt điện Vũng áng 3, nhà máy đóng tàu ở Khánh Hoà, Sân bay Long Thành, Lọc
dầu Long Sơn.
Ở lĩnh vực hạ tầng, ngày 14-10-2014, Công ty Samsung C&T và Tổng cục
Năng lượng (Bộ Công Thương) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc phát triển
Dự án BOT nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3 tại Hà Tĩnh. Dự án có công suất 2 x
600 MW với tổng vốn đầu tư ước khoảng 2,45 tỷ USD.
Samsung từng thể hiện mong muốn đầu tư vào dự án Sân bay Quốc tế Long
Thành, tỉnh Đồng Nai nếu được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Dự
án đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt đưa vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi
đầu tư nước ngoài tới năm 2020. Giai đoạn 1 của dự án này nhằm phát triển sân



24

bay quốc tế có công suất thiết kế đón 100 triệu khách/năm cần số vốn đầu tư lên
đến 5,62 tỉ đô la Mỹ với hình thức đầu tư là PPP hay BOT. Đây là dự án đã thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và công chúng trong thời gian qua.
Samsung cũng dự kiến sẽ đầu tư từ 2,6-2,8 tỷ USD vào công nghiệp đóng
tàu vào cuối năm 2015 tại Tổ hợp nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh (Khánh Hòa).
Dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2015-2018) và giai đoạn 2 (20182025) với quy mô khoảng 300ha. Mục tiêu của Samsung là xây dựng tổ hợp này
thành 1 trong 10 nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới. Bộ KH-ĐT đã kiến nghị Văn
phòng Chính phủ giao cho UBND tỉnh Khánh Hòa tích cực xúc tiến đầu tư của
Samsung tại dự án.
Ngoài ra, tập đoàn này đã đồng ý địa điểm đầu tư Trung tâm Nghiên cứu và
phát triển (R&D) rộng 3ha do UBND TP Hà Nội giới thiệu tại khu Manor Central
Park. Ở lĩnh vực công nghệ thông tin, Samsung SDS đang trao đổi với Viettel về
hợp tác phát triển hệ thống quản lý xe buýt và y tế thông minh.
Tháng 10-2014, UBND TP.HCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư 1,4 tỷ USD
cho Công ty Samsung Electronics đầu tư dự án Samsung CE Complex (SECC) tại
Khu công nghệ cao TP.HCM, chuyên sản xuất, nghiên cứu các sản phẩm điện tử
gia dụng, văn phòng, công nghệ cao và cơ sở R&D.
Cho đến nay, tổng vốn đầu tư của Samsung vào Việt Nam đạt gần 14,7 tỷ
USD. Đến giữa năm 2016, khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tại
Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) cũng đã chính thức đi vào hoạt động, vốn đầu
tư ban đầu 2 tỷ USD. Cuối tháng 2 năm 2017, Samsung tiếp tục đầu tư mở rộng
cho Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam, tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD,
nâng tổng vốn đầu tư của Samsung tại KCN Yên Phong lên 6,5 tỷ USD (tương
đương trên 130 nghìn tỷ đồng). Như vậy, tổng lượng vốn đầu tư của Samsung đổ
vào các dự án ở Việt Nam đã đạt xấp xỉ 14,7 tỷ USD.



25

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu cả nước Việt
Nam năm 2016 ước tính đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước. Như vậy,
Samsung đã chiếm tới 22,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng nhẹ so với mức
20% của năm 2015. Trong đó riêng hai nhà máy tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, đóng
góp doanh thu khoảng 36 tỷ USD.
Và trong tương lai, với doanh số xuất khẩu lớn, các nhà máy của Samsung
tại Việt Nam đã thành công khi “biến” Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất điện
thoại với quy mô lớn nhất toàn cầu.
“Những lĩnh vực, dự án Samsung quan tâm đầu tư phù hợp với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và góp phần quan trọng quảng bá môi trường đầu tư, tạo niềm
tin cho cộng đồng doanh nghiệp FDI đối với Việt Nam” - đại diện Bộ KH-ĐT đánh
giá. Chính vì vậy, Bộ KH-ĐT đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan
như: Công Thương, GTVT; các địa phương: Hà Nội, Thái Nguyên, Khánh Hòa và
Tập đoàn Viettel xem xét hợp tác đầu tư với Samsung.


×