Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề tài không gian lịch sử trong tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.55 KB, 13 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giữa văn học và lịch sử có mối quan hệ biện chứng. Văn học phản ánh lịch sử
một cách sâu sát, nó như một cuốn phim tài liệu ghi lại mọi sự việc của lịch sử,
đồng thời cũng nói lên tiếng nói đánh giá đối với lịch sử; Ngược lại, bối cảnh lịch
sử trở thành nguồn đề tài, nội dung phong phú cho văn học. Đồng thời nó cũng quy
định âm hưởng, khuynh hướng và sự phát triển của văn học. Sử gia Pháp Fernand
Brauded đã nói: “Lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ý thức dân
tộc nào đứng vững được”. Đây là lí do khiến chúng em nảy sinh ý tưởng tìm hiểu
“không gian lịch sử trong tác phẩm văn học”.
Thực trạng hiện nay, học lệch là hiện tượng phổ biến trong học sinh. Các bạn
học sinh thường tập trung học các môn tự nhiên như môn Toán, môn Lý và môn
Hoá mà thiếu quan tâm đến các môn xã hội, hoặc có quan tâm cũng không đến nơi
đến chốn. Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có thực trạng là các bạn học sinh có
tâm lí ngại học các môn Xã hội vì cho rằng các môn này phải học thuộc nhiều.
Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện.
Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng
đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những chiến công oanh
liệt, cùng kinh nghiệm đánh giặc của cha ông, những vẻ đẹp của quê hương đất
nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú
sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt
mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.
Từ thực trạng trên, nhóm chúng em xin đề xuất ý tưởng tìm hiểu “ không gian
lịch sử trong tác phẩm văn học”.
II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
“ Không gian lịch sử trong tác phẩm văn học" được khởi nguồn với ý tưởng
mang đến một cách học sáng tạo đối với môn học Lịch sử cũng như Văn học:
+ Về khoa học: Đây cũng là cách học có tính khái quát cao giữa hai bộ môn Văn
học và Lịch sử. Những nghiên cứu và hướng phát triển theo từng tác phẩm văn học
vừa cho người tiếp cận hiểu được cái chi tiết vừa thấy được tổng thể về sự hình
thành, phát triển và mối tương quan giữa hai lĩnh vực này. Nhờ đó có thể tìm hiểu


một cách hiệu quả về lịch sử cũng như văn học.
1


+ Về thực tiễn: Đây là một cách học sáng tạo, hiệu quả đối với bộ môn lịch sử
cũng như văn học. Cùng một lúc vừa tìm hiểu được những sự kiện, nhân vật, không
gian lịch sử lại vừa thấy được tính giáo dục, thẩm mĩ của văn học. Cách học này
vừa tiết kiệm được thời gian, lại vừa có tính tư duy, logic, khát quát cao, giúp người
đọc dễ dàng ghi nhớ trong một thời gian dài. Thêm vào đó, ở mỗi câu chuyện, trong
những không gian lịch sử, gắn liền với các nhân vật, sự kiện là các bức tranh minh
họa có phụ đề khiến cho việc tìm hiểu, hình dung, nắm bắt và ghi nhớ trở nên dễ
dàng, đơn giản. Sở dĩ việc trình bày lịch sử qua các bức tranh như vậy dễ nhớ hơn
bởi theo báo cáo của các trung tâm nghiên cứu kĩ thuật Mĩ vào năm 1993: “Con
người lưu lại trong bộ nhớ được khoảng 20% những gì họ thấy, khoảng 30% những
gì họ nghe và con số này lên tới khoảng 80% nếu học nhớ và nghe một cách đồng
thời.”
III. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Dự án “Không gian lịch sử trong tác phẩm văn học” nhằm mang lại những giá
trị thực tế cho người sử dụng, giúp các bạn học sinh dễ học, dễ nhớ, những sự kiện
lịch sử thông qua văn học. Từ đó khiến mọi người hiểu được giá trị cối lỗi của văn
học, lịch sử.
Phương pháp học này giúp phát triển tư duy, sáng tạo, logic cho các bạn trẻ,
giúp các bạn hiểu thêm về văn hóa dân tộc theo suy nghĩ của riêng mình.
2. Phạm vi
Dự án nghiên cứu và trình bày trong khuôn khổ không gian lịch sử Việt Nam từ
năm 1945 đến năm 1975 với hai cuộc kháng chiến trường kì: chống Pháp (19451954 ) và chống Mĩ ( 1954-1975 ) cùng 4 tác phẩm văn học: “ Vợ nhặt" của nhà
văn Kim Lân, “Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Việt Bắc" của
nhà thơ Tố Hữu và truyện ngắn “Rừng xà nu”, trích tiểu thuyết “Đất nước đứng
lên” của Nguyễn Trung Thành.

3. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.
+ Phương pháp điều tra.
+ Đánh giá kết quả và điều chỉnh bổ sung.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Tác phẩm “Vợ Nhặt”
Nhà văn Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu, xuất sắc
trong những năm sau Cách mạng tháng Tám. Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm
1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân.
Truyện “Vợ Nhặt" viết về người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư
tên “Tràng" với thân hình xấu xí “Đầu trọc nhẵn, hai con mắt nhỏ tí, gà gà, quai
hàm bạnh ra, cái lưng to rộng như lưng gấu, đi thì cứ chúi đầu về phía trước lại hay
nói lầm bầm trong miệng, khi cười thì ngửa mặt lên cười hềnh hệch.”

Chân dung của nhân vật Tràng

Cảnh người chết ở chợ Hồ Gươm, Hà Nội

Người “ Vợ Nhặt” vừa là niềm vui, vừa là nỗi lo với Tràng và bà cụ Tứ
(mẹ Tràng). Bữa ăn ngày đói thảm hại lắm, thế nhưng mẹ Tràng vẫn đãi 2 con mình
ít cháo và “ nồi chè đặc biệt”. Miếng cám chát, nghẹn cổ những tất cả mọi người
đều thoáng thấy niềm vui.
Dù trong tác phẩm cái tin đồn Việt Minh phá kho thóc Nhật chỉ là một tiểu
tiết mơ hồ được tác giả lướt qua như một con đường nào đó chưa xác định trong
tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn về phương diện lịch
sử thì đó là con đường thực, là nguồn sáng, tia hi vọng của cả dân tộc. Lịch sử đã

ghi lại, trước thực tế nạn đói diễn ra trầm trọng do chính sách cướp bóc của Pháp Nhật, Đảng đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc giải quyết nạn đói" ở Bắc Kì. Khẩu hiệu
đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân, nên tạo thành phong trào đấu
tranh mạnh mẽ chưa từng có. Hàng triệu quần chúng kéo đi phá kho thóc chống
3


đói. Cuộc đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức từ thấp đến cao. Có nơi, quần
chúng đã giành được chính quyền.

Bữa ăn của ba người bên nồi cháo cám

Quần chúng kéo đi phá kho thóc Nhật

Tất cả các bức tranh ngày đói đều được hiện lên bằng hình ảnh, âm thanh,
mùi vị. Từ những bức tranh đó, truyện vừa có giá trị tố cáo xã hội lúc bấy giờ đã
đẩy người dân lao động đến một nạn đói khủng khiếp, vừa có ý nghĩa nhân bản sâu
sắc. Thông qua góc xã hội nhỏ bé, xoay quanh ở nhân vật, nhà văn Kim Lân đã
phát hiện và khẳng định với chúng ta một điều: Dù trong bất kì hoàn cảnh nào,
những người lao động vẫn giữ được tình cảm cao quí, luôn có khát vọng vươn lên
để tìm thấy một cuộc sống hạnh phúc. Hơn thế nữa, tác phẩm còn gửi tới thế hệ trẻ
Việt Nam một thông điệp: Con người không thể tạo ra hoàn cảnh nhưng hoàn toàn
có thể vượt qua nó.
2. “Tuyên ngôn Độc lập”
Dọc theo chiều dài lịch sử, ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội
quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng
tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Tại Đông Dương, quân Nhật rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang.
Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Việt minh, Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng
trong 15 ngày từ 14/81945 đến 28/8/1945. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba

Đình ( Hà Nội ) trước cuộc mít tinh lớn của hàng chục vạn nhân dân thủ đô và các
vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng
tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập.
4


Cách mạng tháng Tám thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Là bản Tuyên ngôn, từ ngữ trong tác phẩm phải đảm bảo tính chính xác tuyệt
đối. Tuyên ngôn Độc lập lại giàu chất văn chương nên ngôn ngữ lại rất gợi cảm.
Chỉ với chín chữ trong một câu ngắn gọn “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại
thoái vị”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết cả một thời kì lịch sử với biến cố sôi
động nhất. Cũng chỉ chín chữ đó mà gợi lên sự thất bại nhanh chóng của kẻ thù, và
sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám.
“Tuyên ngôn Độc lập” được công bố ghi nhận sự thắng lợi hoàn toàn và triệt để
của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử
dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do. Do đó Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là
một áng văn sống mãi trong lòng dân tộc.
3. “Việt Bắc”
Bài thơ “ Việt Bắc” là thành công xuất sắc của thơ ca Tố Hữu nói riêng và
thơ ca Cách mạng nói chung. Nếu coi thơ ca Cách mạng là một giàn đồng ca thì
“Việt Bắc” là tiếng lĩnh sướng vang lên trong giàn đồng ca ấy. Dưới hình thức của
cuộc chia li, giã biệt lứa đôi, giữa mình và ta Tố Hữa đã tái hiện một cách khá chân
thực hiện thực gian khổ mà hào hùng của mười lăm năm kháng chiến từ cuộc khởi
nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến năm 1954. Trải qua những năm tháng cháo bẹ rau
măng, ngọn lửa kháng chiến ấy đã bùng lên thắng lợi năm 1945 và trải qua 9 năm
kháng chiến chống Pháp gian khổ, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954. Đó là thời gian mười lăm năm nghĩa tình cách mạng vừa gian khổ, vừa hào
hùng.
5



Những thắng lợi của ta trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Mình và ta không còn là tình cảm riêng tư như trong ca dao nữa, đó là tình
cảm chung, tình cảm lớn mang tính dân tộc sâu sắc mà ngọt ngào, ấm áp biết mấy.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là ân tình Cách mạng, là tấm lòng thủy chung son
sắt của người cán bộ kháng chiến với Việt Bắc. Đó là tình cảm thể hiện truyền
thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Cho nên, “Việt Bắc” là
bản tình ca, bản anh hùng ca sống mãi trong lòng dân tộc.
4. “Rừng xà nu”
Tác phẩm “Rừng xà nu” viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng
vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú
trở về thăm quê, làng Xô Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn
của Tây Nguyên. Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân
làng nghe về một trang sử bi thương mà hùng tráng của làng nó gắn với cuộc đời
Tnú.

6


Cụ Mết kể chuyện cho dân làng

Làng Xô Man trong những năm đen tối của cách mạng, là một căn cứ bí mật
vững chắc nuôi dấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần tích
cực vào việc chở che nuôi dấu cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng. Tnú trở
thành người lãnh đạo dân làng đánh giặc. Tin làng Xô Man “mài giáo mác chuẩn bị
khởi nghĩa bay đến tai quân giặc”, chúng cho quân đến vây quét. Cụ Mết (già làng)
và Tnú, cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi cách khủng bố uy hiếp
tinh thần dân chúng. Để hòng dụ dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh hành

hạ. Núp trong rừng, chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập dã man, Tnú sôi sục căm
thù đến mức không còn tỉnh táo được nữa, đã nhảy xổ ra chém giết lũ giặc. Nhưng
anh cũng không cứu được vợ con mình. Anh bị giặc bắt trói, tẩm nhựa xà nu đốt
cháy mười đầu ngón tay trước mắt dân làng, hòng uy hiếp “ mộng cầm giáo mác”
của họ. Tnú kiên cường, cắn răng chịu đựng không hề khuất phục. Căm thù tột độ,
cả khối người đã vùng lên đánh gục kẻ thù “Cả làng Xô Man ào ào rung động và
lửa cháy khắp rừng”.

7


Giặc Mĩ áp bức áp bức dân làng Xô Man

Câu chuyện khép lại bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn đưa Tnú trở lại đơn vị ở
nơi cửa rừng xà nu tràn trề sức sống vượt lên trên sự huỷ diệt của bom đạn như
làng Xô Man bất khuất kiên trung.
Từ câu chuyện của Tnú với làng Xô Man, tác giả muốn nói tới sự trưởng
thành của cách mạng miền Nam trong những ngày trước và sau Đồng khởi.

Cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên chuyển từ đấu tranh du kích sang khởi nghĩa vũ trang

8


PHẦN III. TỔ CHỨC KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
1. Tổ chức khảo sát
Để tìm hiểu sở thích của học sinh, hiệu quả và sự cần thiết của dự án, chúng
em đã xây dựng phiếu điều tra học sinh gồm 11 tiêu chí. Tổ chức khảo sát 70 bạn
học sinh tại lớp 12A1 và 12A8, trường THPT Ngô Sĩ Liên. Mẫu phiếu khảo sát như
sau:

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH VỀ DỰ ÁN
“Không gian Lịch sử trong tác phẩm Văn học”
I. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: …………………………………………………………………...…
2. Giới tính:
Nữ
Nam
3. Dân tộc: ……………………………………………………….......…………...
4. Lớp: ………………………………………………………........………………
5. Giáo viên chủ nhiệm: ………………………………………………………......
II. NỘI DUNG KHẢO SÁT
1. Bạn có thích học lịch sử không ?

Không
Bình thường
2. Lịch sử và văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Tách rời.
Có mối quan hệ chặt chẽ.
Có mối quan hệ biện chứng.
3. Bạn có thích học lịch sử qua tranh không ?

Không
Bình thường
4. Theo bạn giá trị hiện thực được phản ánh rõ nhất trong tác phẩm "Vợ nhặt" của
nhà văn Kim Lân là:
Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945.
Cảnh đoàn người kéo đi phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói.
Không có giá trị hiện thực.
5. "Tuyên ngôn Độc lập" được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bối cảnh:
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) kết thúc thắng lợi.

9


Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công.
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh về nước.
6. Đoạn trích trong Tuyên ngôn Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại
thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng
nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ
mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”, khẳng định điều gì ?
Dân tộc ta có quyền được hưởng tự do và độc lập.
Cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân ta đã giành được thắng lợi.
Ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam.
7. Chặng đường cách mạng được phản ánh qua bài "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Chín năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Kháng chiến chống phát xít Nhật (1940-1945).
Kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975).
8. Truyện ngắn "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành phản ánh cuộc
kháng chiến của nhân dân :
Nam Bộ.
Bắc Bộ và Trung Bộ.
Tây Nguyên.
9. Giá trị lịch sử được phản ánh trong truyện ngắn "Rừng xà nu" là:
Sự trưởng thành của cách mạng miền Nam trong những ngày trước và
sau Đồng Khởi.
Chính sách đàn áp dã man của Mĩ và chính quyền tay sai đối với nhân
dân Tây Nguyên.
Không có giá trị lịch sử.
10. Bạn có cảm nhận như thế nào khi tìm hiểu lịch sử qua tác phẩm văn học:
Rất hứng thú.
Nhàm chán.

Bình thường
11. Theo bạn có cần thiết phải tìm hiểu lịch sử qua tác phẩm văn học không ?
Không cần thiết.
Cần thiết.
Rất cần thiết.
2. Kết quả khảo sát
Từ kết quả thu được, chúng em thấy rằng thực trạng học sinh chưa hứng thú
học lịch sử khá phổ biến. Khi được hỏi bạn có thích học Lịch sử không ? Có 45/70
học sinh chiếm tỉ lệ 64.28 % chọn phương án bình thường. Tuy nhiên, nếu có thêm
trực quan, các bạn sẽ thích học lịch sử hơn. Cụ thể khi được hỏi có thích học lịch

10


sử qua tranh không ? Có 55/70 học sinh chiếm tỉ lệ 78.57 % trả lời là có. Đa số các
bạn trả lời giữa văn học và lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ.
Qua cách tiếp cận mới từ bốn tác phẩm văn học mà dự án đề cập gồm “Vợ
nhặt”, “Tuyên ngôn Độc lập”, “Việt Bắc” và “Rừng xà nu”, các bạn học sinh nắm
rõ hơn kiến thức lịch sử cũng như văn học. Cụ thể, khi được hỏi: Theo bạn giá trị
hiện thực được phản ánh rõ nhất qua tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân là
gì ? Có 67/70 học sinh chiếm tỉ lệ 95.71 % trả lời là: Nạn đói khủng khiếp và dữ
dội năm 1945; “Tuyên ngôn Độc lập” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bối
cảnh nào? Có 67/70 học sinh chiếm tỉ lệ 95.71 % trả lời là: Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945 thành công; Đoạn trích trong Tuyên ngôn Độc lập “Pháp chạy,
Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần
100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ
quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”, khẳng định điều
gì ? Có 46/70 học sinh chiếm tỉ lệ 65.71 % trả lời là: Cuộc đấu tranh gian khổ của
nhân dân ta đã giành được thắng lợi; Chặng đường cách mạng nào được phản ánh
qua bài "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu ? Có 64/70 học sinh chiếm tỉ lệ 91.43 % trả

lời là : Chín năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954); Truyện ngắn "Rừng xà nu"
của nhà văn Nguyễn Trung Thành phản ánh cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở
khu vực nào? : Có 70/70 học sinh chiếm tỉ lệ 100% trả lời là Tây Nguyên và khi
được hỏi giá trị lịch sử được phản ánh qua truyện ngắn "Rừng xà nu". Có 62/70
học sinh chiếm tỉ lệ 88.57 % trả lời là : Chính sách đàn áp dã man của Mĩ và chính
quyền tay sai đối với nhân dân Tây Nguyên.
Từ hiệu quả của việc tìm hiểu không gian lịch sử trong tác phẩm văn học,
các bạn đã thấy sự cần thiết của cách học này. Cụ thể khi được hỏi: Bạn có cảm
nhận như thế nào khi tìm hiểu lịch sử qua tác phẩm văn học ? Có 43/70 học sinh
chiếm tỉ lệ 61.43 % trả lời là: Rất hứng thú. Khi hỏi theo bạn có cần thiết phải tìm
hiểu lịch sử qua tác phẩm văn học không ? Tất cả các bạn trả lời là cần thiết và rất
cần thiết.

11


PHẦN IV. KẾT LUẬN
Với ý tưởng tìm hiểu không gian lịch sử trong văn học nhóm nghiên cứu
chúng em mong muốn đem tới một cách tiếp cận lịch sử mới nhất. Từ những câu
chuyện, nhân vật có thật trong lịch sử được miêu tả lại bằng ngôn ngữ văn học,
người tiếp cận có thể ghi nhớ dễ dàng hơn kiến thức lịch sử. Thêm vào đó, dự án
khai thác một cách ngắn gọn những chi tiết lịch sử trong các tác phẩm văn học để
từ đó kiến thức văn học và lịch sử được ghi nhớ một cách đồng thời. Cách học này
vừa tiết kiệm thời gian, vừa tăng khả năng tư duy, logic và hiệu quả cho người học.
Hơn thế, đi kèm theo từng chi tiết quan trọng phản ánh lịch sử trong tác phẩm văn
học là những tranh minh hoạ được vẽ bằng bút chì mộc mạc, gần gũi với các bạn
học sinh. Nội dung trình bày được khai thác tổng quan và ngắn gọn dựa trên khung
chương trình lịch sử và văn học của sách giáo khoa phổ thông hiện nay.
Đề tài có phạm vi ứng dụng rộng rãi. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp
này để truyền đạt kiến thức gây được nhiều cảm hứng từ phía học sinh, khiến cho

giờ học trở nên sinh động lí thú và dễ tiếp thu hơn. Hay cũng có thể đây là chủ đề
trao đổi kiến thức giữa các bạn sinh viên trong trường đại học, các giáo viên trong
giờ họp chuyên môn; Hoặc chỉ đơn giản là một chủ đề trò chuyện cho một nhóm
người nào đó trong xã hội.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên), Lịch sử 12, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2009.
2. Ngô Trọng Luận (Tổng Chủ biên), Ngữ văn 12, NXB Giáo Dục, Hà Nội,
2015.
3. Lê Mậu Hãn (Chủ biên),Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III,NXB Giáo Dục,
Hà Nội, 2001.
4. Nguyễn Huy Thông, Mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và hư cấu văn học,
đăng trên Tạp chí Điện tử Văn hiến Việt Nam, ngày 5/10/2013.
5. Hoàng Quốc Hải, Văn chương và Lịch sử, đăng trên Tạp chí Điện tử của Hội
Nhà văn Việt Nam, ngày 25/9/2012.

13



×