Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.47 KB, 41 trang )

1

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

LỜI NÓI ĐẦU
Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản nhất thiết phải có của bất kỳ
hoạt động kinh doanh nào trong mỗi doanh nghiệp. Cần khẳng định rằng không thể thực
hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu
của doanh nghiệp nói riêng nếu như khơng có vốn. Ngân hàng thương mại (NHTM) với
tư cách là một doanh nghiệp, có hoạt động truyền thống là huy động vốn và cho vay thu
lãi thì nguồn vốn cịn quyết định tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Nguồn vốn của NHTM được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có
của ngân hàng, vốn tiền gửi, vốn đi vay... Trong đó vốn huy động từ tiền gửi ln chiếm
tỷ trọng lớn, thường trên 50% tổng nguồn vốn của các NHTM. Thực tế đã chứng minh:
Một ngân hàng có nguồn vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở
rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét trên cả quy mô, khối lượng tín
dụng, và giúp ngân hàng mở rộng các dịch vụ kèm theo, thu hút ngày càng nhiều khách
hàng, tăng doanh số hoạt động của ngân hàng và là điều kiện để ngân hàng bổ sung
thêm vốn tự có, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động trên mọi lĩnh
vực.
Đối với NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện
Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng thì hoạt động huy động vốn giữ vai trò quyết định tới
sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Về tổng thể NHNo&PTNT Việt Nam có mạng
lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, có điều kiện thuận lợi để
tiếp cận với lượng lớn khách hàng. Vì vậy ngân hàng càng có lợi thế trong việc huy
động vốn từ phía dân cư. Trong các năm vừa qua chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên
Lạc đã đạt được nhiều kết quả trong lĩnh vực hoạt động của mình như: sự tăng trưởng
về hoạt động huy động vốn, tăng trưởng dư nợ tín dụng, dịch vụ thanh toán, phát hành
thẻ ATM của ngân hàng cũng phát triển mạnh…Tuy nhiên về hoạt động huy động vốn


cho thấy vẫn tồn tại một hạn chế lớn khi lượng vốn tự huy động khá khiêm tốn so với
tổng dư nợ của chi nhánh. Trong đó chủ yếu là vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư. Để tìm
hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này Em xin chọn đề tài:

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


2

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
“Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên
Lạc tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong bài luận văn tốt nghiệp ngồi các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục,
danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, nội dung chính được trình bày bao gồm 3
chương như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI
NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2009-2011
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN
2012-2015

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10



3

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT HUYỆN YÊN LẠC
1.1. Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo Nghị định số 53/HĐBT
ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân
hàng chuyên doanh. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay
thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng
thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn, là một
pháp nhân, hạch tốn kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước pháp luật. Sự ra đời của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo yêu cầu cấp bách của
nền kinh tế với mục đích chủ yếu là góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm
chế làm phát, ổn định tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết nâng cao đời
sống của nông dân.
Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development.
Tên viết tắt: AGRIBANK
Trụ sở chính : Số 2 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội.
Trong quá trình phát triển NHNo&PTNT Việt Nam đã mở thêm rất nhiều chi
nhánh trên khắp các tỉnh thành của đất nước. Trên cơ sở đó, chi nhánh NHNo&PTNT
tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định số 515/QĐ- NHNo&PTNT – 02 Ngày
16/12/1996 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Có trụ sở chính đặt tại

Thành phố Vĩnh Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc là đại
diện pháp nhân, có con dấu riêng, hạch tốn kinh tế nội bộ, có bảng cân đối tài khoản,
hoạt động theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, điều lệ quy chế của
NHNo&PTNT Việt Nam.

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


4

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập đầu năm 1997 cùng với sự tái lập
tỉnh Vĩnh Phúc với nguồn vốn 115 tỷ đồng, dư nợ 222 tỷ đồng, nợ quá hạn 5 tỷ đồng
chiếm 2,2 % dư nợ và 340 lao động. Sau 14 năm đi vào hoạt động đến nay
NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển trên nhiều mặt. Để mở rộng mạng lưới
hoạt động, NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã mở rộng thêm các chi nhánh và phòng giao
dịch trên địa bàn tỉnh, trong đó có chi nhánh huyện Yên Lạc.
NHNo&PTNT huyện Yên Lạc được thành lập theo quyết định 498 của Tổng
giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, là chi nhánh trực thuộc đơn vị thành viên
NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc. Bước vào hoạt động từ 01/01/1996 với biên chế 35
CBNV, nguồn vốn 3,1 tỷ đồng, dư nợ 12,7 tỷ đồng, cơ sở vật chất nghèo

nàn(vốn trước đây là trụ sở của 1 phòng giao dich thuộc NHNo&PTNT Vĩnh Lạc
cũ.). Với sự đoàn kết thống nhất cao toàn thể CBNV đến 31/12/2011 tổng nguồn
vốn huy động tại địa phương 210,5 tỷ đồng, tăng 207,4 tỷ đồng, tổng dư nợ
207,1 tỷ đồng tăng 194,4 tỷ đồng so với 01/01/1996, khẳng định được vị trí của
mình tại địa phương cũng như trong hệ thống NHNo&PTNT.

Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên Lạc
1.1.2 Bộ máy tổ chức
Ngân hàng được thành lập từ năm 1996 đến nay, quy mô hoạt động của chi
nhánh huyện Yên Lạc chưa lớn, nhân sự hạn chế, bởi vậy phương châm của Ngân hàng
là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức hiện tại là 52 người phân theo sơ đồ sau:

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


5

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Sơ đồ bộ máy tổ chức NHNo&PTNT Huyện n Lạc

GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM
ĐỐC 1

Phịng
kế tốn
Ngân
quỹ

Phịng
dich vụ

market

Phịng
kế
hoạch
kinh
doanh

PHĨ GIÁM
ĐỐC 2

Phịng
hành
chính
nhân sự

Phịng
giao
dịch

Phịng
kiểm
sốt nội
bộ

Phịng
điện
tốn

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong NHNo&PTNT YÊN LẠC

-

Giám đốc :Là người đứng đầu ngân hàng chịu trách nhiệm về hoạt động

kinh doanh, chỉ đạo chung về tổ chức hoạt động kinh doanh, chỉ đạo xây dựng
kế hoạch, phê duyệt và giao nhiệm vụ kinh doanh hàng tháng, quý cho các bộ
phận.
-

Phó giám đốc : Là người được giám đốc ủy quyền phụ trách trực tiếp

điều hành hoạt động, thay mặt giám đốc quản lý khi giám đốc vắng mặt.

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


6

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

- Phòng kế tốn – ngân quỹ
Phịng kế tốn – ngân quỹ làm các nhiệm vụ sau:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT VN.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tốn kế hoạch thu, chi tài chính,
quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nơng nghiệp

cấp trên phê duyệt.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
- Phòng Dịch vụ- Marketing
Phòng dịch vụ- marketing làm các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp thị sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp
nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng
đáp ứng sự hài lịng của khách hàng.
- Đề xuất chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy
trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng bá.
- Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của
Ngân hàng Nông nghiệp và của giám đốc.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập
chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thơng, quảng bá hoạt động
của chi nhánh và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
- Trực tiếp tổ chức tiếp thị thơng tin tun truyền bằng các hình thức thích hợp
như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp…… theo quy định.
- Tiếp thị khách hàng: nắm bắt nhu cầu khác hàng về các sản phẩm, dịch vụ;
tham mưu chi Ban Giám đốc kịp thời để mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


7

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

- Phòng kế hoạch kinh doanh
Phịng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ sau:
- Đầu mối tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng,
phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách
hàng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để
lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, hoàn thiện hồ sơ
cho vay, bảo lãnh, mở L/C, cấp tín dụng cho khách hàng tại trụ sở chính theo
phân cấp ủy quyền.
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp
ủy quyền.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong địa bàn,
theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc nhân rộng.
- Đầu mối tiếp nhận và trả lời các hồ sơ vượt quyền phán quyết của các Phòng
giao dịch trực thuộc chi nhánh. Xử lý và giải đáp các vướng mắc về tín dụng của
các phịng giao dịch trực thuộc.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục.
- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
- Phịng hành chính nhân sự
Phịng hành chính nhân sự có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xây dựng chương trình cơng tác hàng tháng, q của chi nhánh, thường xun
đơn đốc việc thực hiện các chương trình đã được giám đốc phê duyệt.
- Phân tích đánh giá văn bản pháp luật có liên quan hoạt động tại chi nhánh.

- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc tại chi nhánh.
SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


8

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định của
chi nhánh.
- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng,
Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán
bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
- Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc
thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưu cho
lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết
kiệm tại đơn vị mình.
- Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thơng tin liên quan tới công tác kiểm tra, thanh tra vụ
việc theo quy định, quản lý thông tin va lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo
quy định.
- Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc
chi nhánh ban hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm tra, kiểm

sốt nội bộ hoặc giám đốc giao.
- Phịng điện toán
- Tổng hợp, thống kê, lưu giữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi
nhánh
- Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh,
phục vụ khách hàng, đảm bảo liên tục thông suốt, thực hiện việc áp dụng các
công nghệ thông tin mới vào công việc quản trị hệ thống mạng nội bộ và hệ
thống phần mềm ứng dụng tại chi nhánh.

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


9

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

- Thường xuyên cập nhật phiên bản mới theo quy định của NHNo & PTNT VN,
nâng cao trình độ ứng dụng khoa học cơng nghệ. Đảm bảo an ninh về hệ
thống,phịng ngừa các rủi ro.
- Phòng giao dịch
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của Phòng Giao Dịch theo đúng quy định của
Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và của Giám đốc Chi nhánh
NHNo&PTNT Yên Lạc.
- Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi khách hàng theo đúng quy định
hiện hành về luân chuyển chứng từ của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt
Nam và hướng dẫn của Giám đốc chi nhánh.

- Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi của khách hàng là cá nhân, tổ
chức có yêu cầu mở tài khoản tại Phòng Giao Dịch, các nghiệp vụ có liên quan
đến phát hành, thanh tốn thẻ ATM, thẻ tín dụng .
- Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ
phiếu, trái phiếu Chính phủ) trong thẩm quyền cho vay của các phòng giao dịch
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam của Giám đốc Chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


10

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên
Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 2011 NHNo&PTNT huyện Yên Lạc đã chủ động nhạy bén trong chỉ

đạo điều hành,xử lý linh hoạt cơ chế lãi suất,thị trường và khách hàng. Bên cạnh
đó trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng ln nhận được sự chỉ
đạo, giúp đỡ có hiệu quả và rất kịp thời từ NHNo&PTNT Việt Nam, sự quan tâm ủng
hộ của chính quyền các cấp. Trong 3 năm vừa qua NH đã đạt được những kết quả kinh
doanh đáng chú ý:

 Kết quả hoạt động huy động vốn
Bất cứ một ngân hàng nào, cũng chú ý tới công tác huy động vốn của mình.
Nguồn vốn khẳng định khả năng của một ngân hàng trong cơ chế thị trường thực hiện
phương châm “đi vay để cho vay” và tập trung vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Vì huy động vốn nhằm giải quyết “đầu vào” cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Kết quả hoạt động huy động vốn thể hiện ở con số tăng trưởng về số dư tuyệt đối và tỷ
trọng của nó. Trong 3 năm qua hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Yên
Lạc tăng trưởng tốt, cụ thể qua bảng số liệu phân tích kết quả huy động vốn theo loại
tiền, theo thời gian, theo thành phần kinh tế sau:

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


11

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Bảng 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN (2009 - 2011)
Đơn vị: Triệu đồng
2009

2010

2011

113.40

180.00


0
Tổng NV huy động
57.525
1. Nguồn vốn theo loại tiền
Nguồn vốn nội tệ
54.967
Nguồn vốn ngoại tệ quy 2558

Tổng vốn huy động

đổi VNĐ
2. Nguồn vốn theo thời gian
Tiền gửi không kỳ hạn
16.586
Tiền gửi có kỳ hạn<12t 35.041
Tiền gửi có kỳ hạn>12t 5.898
3. Nguồn vốn theo TP kinh tế
Huy động TGTK dân cư 40.058
Tiền gửi, tiền vay từ 17.467

210.58

2009 so 2010
Số tiền Tỷ lệ
66.601 58,73%

2011 so 2009
Số tiền Tỷ lệ
30.587 16,99%


1
68.204

8
75.902

10.679

18,56%

7.698

11,28%

64.977
3227

72.562
3.340

10.010
669

18,21%
26,15%

7.585
113


11,67%
3,50%

17.068
47.596
3.540

18.191
48.397
9.314

482
12.555
-2.358

2,90%
35,83%
-39,98%

1.123
801
5.774

6,58%
1,68%
163,10%

53.161
15.043


55.863
20.039

13.103
-2.424

32,71%
-13,87%

2.702
4.996

5,08%
33,21%

TCKT,TCXH khác
(Nguồn: Phịng kinh doanh NHNo&PTNT huyện n Lạc)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 68.204
triệu đồng, tăng 10.679 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 18,56% so với năm 2009. Đến
năm 2011 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 75.902 triệu đồng, tăng 7.698
triệu đồng, tỷ lệ tăng 11,28% so với năm 2010. Như vậy hoạt động huy động vốn của
chi nhánh không ngừng tăng lên về quy mô. Nguồn huy động vốn chủ yếu là bằng nội tệ
năm 2010, 2011 lần lượt bằng 95,26%, 95,60% tổng nguồn vốn huy động. Chiếm đa số
đều là những nguồn tiền gửi có kì hạn < 12 tháng và nguồn vốn được huy động trong
dân cư là chủ yếu chiếm từ 69,63% năm 2009, và 73,60% trong năm 2011.
Đạt được các kết quả là do chi nhánh đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp
linh hoạt trong quá trình thực hiện, sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của cán bộ công
nhân viên, sự đa dạng hấp dẫn của các loại sản phẩm huy động vốn như: tiết kiệm dự
thưởng mừng xuân, tiết kiệm dự thưởng…
 Kết quả hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng rất đa dạng. Đối với NHNo&PTNT huyện
Yên Lạc nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng để cho vay – chiếm đa số nguồn vốn

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


12

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
của ngân hàng, ngoài ra ngân hàng sử dụng bảo lãnh, đầu tư…Với chủ yếu sử dụng vốn
cho hoạt động cho vay, dư nợ hàng năm của ngân hàng đều tăng, thu nhập của ngân
hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay này.
Bảng 1.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN (2009 - 2011)
Đơn vị: triệu đồng
2009

207.150

2010 so 2009
Số tiền Tỷ lệ
69.988 65,67%

2011 so 2010
Số tiên Tỷ lệ
30.587 17,32%

174.113

33.037

66.553
3.435

73,48%
21,48%

16.972
13.615

10,80%
70,10%

dài hạn
2. Dư nợ theo thành TP kinh tế
Cho vay DNNN 0
0
CV CTy CP, 21.347
51.203

0
69.809

0
29.856

0
0
139,86% 18.606


0
36,34%

TNHH, DNTN
CV cá nhân, hộ 79.931

131.126

40.132

50,21%

9,21%

I .Tổng dư nợ
106.575
1. Dư nợ theo thời gian
Dư nợ ngắn hạn 90.588
Dư nợ trung hạn, 15.987

gia đình
Cho vay khác

2010

2011

176.563
157.141

19.422

120.063

11.063

5.297
5.297
6.215
0
0%
918
(Nguồn: Phịng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc )

17,33%

Số liệu trên bảng cho ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh đều tăng trưởng qua các
năm. Năm 2011 dư nợ tín dụng đạt 207.150 triệu đồng, tăng 30.587 triệu đồng, tăng
17,32% so với năm 2010. Đặc biệt năm 2010 có tỷ lệ tăng trưởng rất cao tăng 69.9889
triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 65,67% so với năm 2009.
Dư nợ theo thời gian của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn,
chiểm tới trên 85% tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ của cá nhân, hộ gia đình ln chiếm tỷ
trọng cao, năm 2009 chiếm gần 80% tổng dư nợ, nhưng tới năm 2011 giảm tỷ trọng còn
63%. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc xác định
khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đối với khách hàng doanh nghiệp
ngân hàng ln chú trọng và phát triển thị phần trong nhóm khách hàng này.
 Kết quả tài chính
Bảng 1.3: KẾT QUẢ TÀI CHÍNH (2009 - 2011)
Đơn vị: Triệu đồng
2009


SV: Lê Xuân Tiến

2010

2011

2010 so 2009

2011 so 2010

Lớp: QL13-10


13

Luận văn tốt nghiệp
Tổng thu
Tổng chi
Lợi nhuận

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
20.731
20.962 28.574 231
1,11%
7.612
18.946

19.102 26.334 156
0,82%
7.232
1.786
1.860
2.240
74
4,14%
380
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc)

Tỷ lệ
36,31%
37,86%
20,43%

Thu nhập và chi phí của ngân hàng tăng dần theo các năm. Thu nhập và chi phí
của ngân hàng tạo nên lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2009 lợi nhuận ngân hàng đạt
1.786 triệu đồng, lợi nhuân năm 2010 là 1.860 triệu đồng tăng 4,14% so với năm 2009
với số tuyệt đối tăng 74 triệu đồng. Tới năm 2011 lợi nhuận của ngân hàng tăng đột
biến lên 2.240 triệu đồng tăng 20,43% so với năm 2010. điều này cho thấy trong thời
gian qua ngân hàng hoạt động ln có lãi, ngân hàng đang ngày càng khẳng định thế
mạnh của mình với các NHTM khác trên địa bàn.

2.2 .Thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của NHNo&PTNT chi
nhánh huyện Yên Lạc trong kỳ 2009-2011
2.2.1.Tỷ trọng vốn tiền gửi tiết kiệm
Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn TGTK chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn
huy động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích bảng
số liệu sau để thấy rõ tỷ trọng của nguồn vốn này:

Bảng 1.4: TỶ TRỌNG TGTK TRONG TỔNG VỐN HUY ĐỘNG (2009 - 2011)
Đơn vị: Triệu đồng
2009
Số tiền
Tổng vốn huy động

SV: Lê Xuân Tiến

Tỷ

57.525

trọng
100%

2010
Số tiền

Tỷ

68.204

trọng
100%

2011
Số tiền

Tỷ


75.902

trọng
100%

Lớp: QL13-10


14

Luận văn tốt nghiệp
Tổng vốn TGTK
40.058

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
69,63% 53.161 77,94% 55.863 73,59%

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc)
Qua bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn TGTK chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng
theo các năm trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Năm 2009 vốn TGTK huy
động được là 40.058 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,63% tổng vốn huy động của ngân
hàng và nó tăng lên 77,945 năm 2010 với 53.161 triệu đồng, năm 2011 con số này là
55.863 triệu đồng tuy nhiên chỉ chiếm 73,59% tổng vốn huy động của NHNo&PTNT
huyện Yên Lạc.
2.2.2 Cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm
Để phân tích rõ về loại vốn TGTK này ta đánh giá cơ cấu của nó theo loại tiền huy
động, theo kỳ hạn huy động để xem tỷ trọng của từng loại và tốc độ tăng trưởng của nó
trong 3 năm qua có hợp lý không?

SV: Lê Xuân Tiến


Lớp: QL13-10


15

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Bảng 1.5: CƠ CẤU TGTK THEO LOẠI TIỀN, THEO KỲ HẠN (2009-2011)
Đơn vị: Triệu đồng
2009
Số tiền Tỷ
Tổng vốn TGTK

40.058

trọng
100%

2010
Số tiền Tỷ

2011
Số tiền Tỷ

53.161

trọng
100%


55.863

trọng
100%

1. Cơ cấu vốn TGTK Theo loại tiền
TGTK bằng VNĐ

37.500

93,62%

49.934

93,93%

52.523

94,02%

TGTK bằng USD quy đổi

2558

6,38%

3227

6,07%


3.340

5,98%

2. Cơ cấu vốn TGTK theo kỳ hạn
TGTK không kỳ hạn

`1.887

4,71%

3.380

6,36%

2.589

4,63%

TGTK kỳ hạn dưới 12 tháng

33.724

84,19%

46.762

87,96%

45.397


81,26%

TGTK kỳ hạn từ trên 12 4.387

10,95%

2.929

5,51%

7.817

14,00%

tháng tới 24 tháng
TGTK kỳ hạn trên 24 tháng

0,15%

90

0,17%

60

0,11%

60


(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc)
Cơ cấu huy động vốn TGTK theo loại tiền bao gồm 2 loại VNĐ và USD. Trong
đó chủ yếu là tiền VNĐ và ổn định với tỷ trọng chiếm trên 93% trong 3 năm qua. Vốn
TGTK bằng ngoại tệ quy đổi ở ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng TGTK,
cụ thể trong năm 2011 nguồn này chỉ chiếm 5,98% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm.
Vốn tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng chỉ có tiền USD quy đổi, khơng có loại ngoại tệ
khác và chỉ nằm ở khoản tiền gửi tiết kiệm, điều này cho thấy các doanh nghiệp khơng
có giao dịch ngoại tệ với ngân hàng.
Cơ cấu theo kỳ hạn của TGTK, trong những năm vừa qua mặc dù NHNo&PTNT
huyện Yên Lạc đã rất chú ý đến việc huy động vốn thời hạn trên 12 tháng nên cơ cấu
nguồn vốn đã có những chuyển biến tích cực và hợp lý hơn. Cụ thể sự tăng trưởng về
nguồn vốn kỳ hạn từ 12 tháng tới 24 tháng. Nhưng ở ngân hàng vẫn cịn tồn tại tình
trạng thiếu nguồn vốn trung và dài hạn do TGTK có kỳ hạn dài trên 24 tháng của ngân
hàng rất ít, chiếm tỷ trọng trong các năm chỉ 0.1%. Điều này gây bất lợi cho việc sử

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


16

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
dụng vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Ngân hàng cần tập trung tăng tỷ trọng nguồn
vốn này.
Vốn TGTK của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc chủ yếu có kỳ hạn dưới 12 tháng.
Nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn TGTK, năm 2009 chiếm tỷ trọng 84,19%,
năm 2010 là 87,96% nhưng đến năm 2011 giảm xuống cịn 81,26%.
TGTK khơng kỳ hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ với tỷ trọng giao động

xung quanh 5%.
Sở dĩ có tình trạng nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì lớn nhưng nguồn
TGTK khơng kỳ hạn lại nhỏ hơn rất nhiều là vì: với những người có tiền tạm thời nhàn
rỗi nhưng họ là người tham gia hoạt động kinh doanh, họ ln có xu hướng để tiền ở
trong tay vì tâm lý sợ phiền phức khi rút tiền ra, cịn về phía những người khơng tham
gia hoạt động kinh doanh thì mục đích của họ là có thêm thu nhập nên thường chọn hình
thức có thời hạn do tính ổn định và mức lãi suất cao hơn.
2.2.3 Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian
Nguồn vốn huy động từ ngân hàng không phải bao giờ cũng có tốc độ đều đều
mà nó cũng biến động theo chu kỳ. Thông thường, lượng TGTK thường tăng cao vào
những tháng đầu năm, những tháng giữa năm lượng TGTK có dấu hiệu chững lại và
tăng dần vào những tháng cuối năm. Qua bảng biểu diễn nguồn TGTK theo thời gian
của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc ta sẽ thấy rõ tính chất chu kỳ này hơn:

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


17

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Bảng 1.6: BIẾN ĐỘNG TGTK THEO THỜI GIAN (2009 - 2011)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tháng 1

Tháng 2
Quý I
Tháng 3
Tổng quý I
Tháng 4
Tháng 5
Quý II
Tháng 6
Tổng quý II
Tháng 7
Tháng 8
Quý
Tháng 9
III quý III
Tổng
Tháng 10
Tháng 11
Quý
Tháng 12
IV quý IV
Tổng
Tổng cộng năm

2.484
2.924
3.165
8.573
3.886
4.166
4.206

12.258
4.006
3.765
3.365
11.136
3.245
2.524
2.322
8.091
40.058

(%)
6,2%
7,3%
7,9%
21,4%
9,7%
10,4%
10,5%
30,6%
10,0%
9,4%
8,4%
27,8%
8,1%
6,3%
5,8%
20,2%
100%


3.455
3.721
4.625
11.801
4.997
5.422
5.475
15.894
5.369
5.316
4.997
15.682
3.989
3.031
2.764
9.784
53.161

(%)
6,5%
7,0%
8,7%
22,8%
9,4%
10,2%
10,3%
29,9%
10,1%
10,0%
9,4%

30,0%
7,5%
5,7%
5,2%
18,6%
100%

3.631
3.854
4.581
12.066
5.586
5.642
5.754
16.982
5.586
5.307
5.027
15.920
4.189
3.631
3.075
10.895
55.863

(%)
6,5%
6,9%
8,2%
21,6%

10,0%
10,1%
10,3%
30,4%
10,0%
9,5%
9,0%
28,5%
7,5%
6,5%
5,5%
19,5%
100%

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc)
Từ bảng số liệu trên cho thấy rõ được hoạt động huy động TGTK tại chi nhánh
trong thời gian qua mang tính chất thời vụ rất cao, điều này thể hiện như sau:
Quý I, năm 2009 huy động TGTK đạt 8.573 triệu đồng chiếm 21,4% trong tổng
TGTK huy động cả năm. Quý I năm 2010 huy động đạt 11.801 triệu đồng với tốc độ
tăng là 37,65%, mức tăng trưởng này rất cao. Quý I năm 2011 huy động đạt 12.066 triệu
đồng với tốc độ tăng trưởng là 2,25%. Đây là khoảng thời gian đầu năm, nguồn TGTK
chưa phải cao nhất trong năm.
Quý II, nguồn TGTK có xu hướng tăng lên khá nhanh, đây là khoảng thời gian
nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh trên địa bàn tăng cao. Vì thế để đáp ứng nhu cầu đó
chi nhánh đã tăng cường huy động TGTK. Quý II năm 2009 ngân hàng huy động được
12.258 triệu đồng, chiếm 30,6% tổng huy động TGTK của cả năm. Như vậy so với quý
I năm 2009 đã tăng 42,98%. Quý II năm 2010 nguồn TGTK của ngân hàng tăng lên
15.894 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước thì nó tăng 29,66%. Quý II năm 2011 huy

SV: Lê Xuân Tiến


Lớp: QL13-10


18

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
động TGTK đạt 16.982 triệu đồng, tăng 6,84%. Như vậy trong quý II này cả 3 năm
doanh số huy động đều tăng nhanh qua các tháng, đỉnh điểm là tháng 6. Đây là thời gian
nền kinh tế phát triển mạnh trong năm, các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Các cá nhân hộ gia đình cũng vì đó mà tăng cường hoạt
động kinh doanh để phù hợp với nhu cầu thị trường.
Quý III, nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm, quý III năm 2009 huy động
TGTK chiếm 27,8% doanh số huy động TGTK của cả năm đạt 11.136 triệu đồng, và
tương tự năm 2011 doanh số huy động trong quý III này đều giảm xuống, nhưng có năm
2010 vẫn đảm bảo ổn định lượng vốn huy động như trong tháng II, chiếm 30% tổng vốn
TGTK huy động cả năm. Thời gian này hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và cá nhân đã ổn định nên nhu cầu vay vốn cũng giảm đi.
Quý IV, lượng TGTK quý này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong năm. Ở quý IV năm
2009 huy động được 6.091 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,2% tổng TGTK huy động cả
năm. Nguồn TGTK ở quý IV năm 2010 đạt 9.784, chiếm tỷ trọng 18,6% tổng TGTK
huy động cả năm, quý IV năm 2011 tăng 3.693 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 60,63%
so với cùng kỳ năm 2009. Quý IV năm 2011 nguồn huy động TGTK đạt 10.895 triệu
đồng, chiếm 19,5% tổng TGTK huy động cả năm. Nguồn vốn này trong quý IV năm
2011 tăng 1111 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 11,35% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong quý IV nguồn TGTK có xu hướng giảm hẳn, là do đây là khoảng thời gian cuối
năm, nhu cầu vay vốn trên địa bàn giảm đi, hoạt động kinh tế đi vào giai đoạn kết toán
cuối năm, ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh…hơn nữa thời gian này người dân xu
hướng chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm, đặc biệt vào tháng 12 lượng tiền huy động thấp nhất

trong các tháng trong năm, chỉ chiếm trên 5% lượng TGTK huy động trong năm.
2.2.4 Lãi suất huy động bình quân
Trong thời gian 3 năm qua, lãi suất huy động của NHTM tăng dần theo thời gian.
Đối với NHNo&PTNT huyện Yên Lạc cũng vậy, lãi suất huy động TGTK thay đổi
nhanh qua tháng năm, cụ thể lấy ví dụ sự thay đổi lãi suất của ngân hàng qua một số
thời điểm sau.
Bảng 1.7: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TGTK THEO THỜI GIAN
Đơn vị: %/năm - LOẠI VNĐ

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


19

Luận văn tốt nghiệp
Năm
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
KH
KH
KH
KH
Ngày bắt đầu Không KH dưới
3→6
6 →9

9→12
trên 12
áp dụng
kỳ hạn 3 tháng
tháng
tháng
tháng
tháng
21.02.09
3,00
9,4
9,8
10,2
10,2
10,5
07.06.09
3,00
11,0
11,5
11,5
11,5
11,0
02.11.10
3,00
9,2
9,5
9,8
9,8
9,8
07.05.11

3,00
12,0
12,0
12,5
12,0
11,5
08.12.11
3,00
13,5
13,0
13,0
13,0
13,0
14.12.11
3,00
13,0
13,0
13,0
13,0
13,0
17.12.11
3,00
14,0
13,0
13,5
13,5
12,0
(Nguồn: Phịng kinh doanh NHNo&PTNT huyện n Lạc)

Nhìn bảng số liệu ta thấy lãi suất huy động của ngân hàng qua 3 năm liên tục

tăng. Tuy nhiên chỉ tăng lãi suất loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cịn loại khơng kỳ hạn
khơng thay đổi và duy trì mức 3,00%/năm. Lãi suất TGTK không kỳ hạn nhỏ mà không
thay đổi qua các năm do đây là khoản tiền gửi không ổn định, bản thân NH được sử dụng
rất ít, chủ yếu dùng thanh toán cho khách hàng, nên lãi suất của nó rất thấp.
Mức kỳ hạn ngân hàng thường chú ý điều chỉnh nhất là mức kỳ hạn từ 3 tới 9
tháng. Cho thấy đây là mức kỳ hạn quan trọng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân
hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay, nhu cầu vay vốn trong kỳ hạn này rất lớn.
Hiệu quả huy động TGTK được đánh giá qua chỉ tiêu chi phí huy động TGTK,
mà chi phí lớn nhất nguồn này là lãi suất chi trả cho người gửi tiền vào ngân hàng. Theo
cách tính lãi suất bình qn trong chương 2 đã trình bày ta có bảng lãi suất huy động
TGTK của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc qua các năm như sau
Bảng 1.8: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TGTK BÌNH QUÂN (2009 – 2011)
Đơn vị: %/năm
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Lãi suất huy động Lãi suất cho vay Chênh

lệch

lãi

bình quân (%)
bình quân (%)
suất bình quân
10,2 %
14,5%
4,3%

10,8 %
15,0%
4,2%
12,4 %
18,0%
5,6%
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc)

Mặc dù lãi suất trong 1 năm có sự điều chỉnh theo từng thời kỳ phù hợp với tình
hình huy động vốn của ngân hàng, nhưng nhìn nhìn chung lãi suất huy động bình quân
TGTK của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc có xu hướng biến động tăng qua các năm.

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


20

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Năm 2009 lãi suất huy động TGTK bình quân 10,2%/năm, năm 2010 tăng lên
10,8%/năm, và tiếp tục tăng lên 12,4%/năm vào năm 2011. Cùng với đó lãi suất cho vay
ra của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc cũng điều chỉnh tăng. Cụ thể, năm 2009 lãi suất
cho vay bình quân là 14.5%, mức chênh lệch lãi suất là 4,3%. Năm 2010 lãi suất cho
vay bình quân là 15% tăng so với năm 2009 nhưng chênh lệch lãi suất lại giảm xuống
4,2%. Năm 2011 lãi suất cho vay bình quân tăng mạnh 18%, cùng với chênh lệch lãi
suất lên tới 5,6%. Do tình hình lạm phát trong nền kinh tế, nhu cầu vốn phát triển kinh
tế trên địa bàn tăng làm ảnh hưởng tới lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng
tăng.

2.2.5 Sự tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm qua các năm
Sự tăng trưởng TGTK qua các năm đánh giá hiệu quả huy động vốn TGTK của
NH tốt hay không? Qua các năm vốn TGTK tăng hay giảm về số dư tuyệt đối và tăng
hay giảm bao nhiêu phần trăm, cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn này.

Bảng 1.9: SỰ TĂNG TRƯỞNG TGTK (2009-2011)
Đơn vị: Triệu đồng
2009
Số

Tỷ

2010
Số

Tỷ

2011
Số

%

%

Tỷ

tiền
trọng
tiền
trọng

tiền
trọng
Tổng VHĐ 57.525 100%
68.204 100%
75.902 100%
0%
TGTK
40.058 69,63% 53.161 77,94% 55.863 73,60% 32,7%
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc)

0%
5,1%

Quan sát bảng số liệu cho thấy, cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động,
bộ phận TGTK cũng tăng trưởng qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Cụ thể,
năm 2009 TGTK là 40.058 triệu đồng, chiếm 69,63% tổng vốn huy động. Năm 2010
chiếm tỷ trọng 77,94% tổng vốn huy động, tăng 13.103 triệu đồng so với năm 2009, đạt

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


21

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
mức tăng trưởng 32,7%. Đến năm 2011 chiếm tỷ trọng 73,60% tổng vốn huy động, tăng
2.702 triệu đồng so với năm 2010, đạt mức tăng trưởng 5,1%. Như vậy có thể kết luận
một lần nữa TGTK là nguồn vốn quan trọng trong nguồn vốn kinh doanh của

NHNo&PTNT huyện Yên Lạc, trong 3 năm qua vốn TGTK tăng trưởng mạnh đặc biệt
vào năm 2010 với mức tăng trưởng 32,7%, năm 2011 là 5,1%.
2.2.6 So sánh nguồn vốn TGTK với việc sử dụng vốn theo kỳ hạn
Bảng 1.10: SO SÁNH TGTK VÀ CHO VAY VỐN THEO KỲ HẠN (2009-2011)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Theo kỳ hạn
N.Hạn
TDH
N.Hạn
TDH
N.Hạn
1. Vốn TGTK
33.724
4.447
46.762
3.019
45.397
2. Tổng dư nợ
90.588
15.987
157.141
19.422

174.113
3. Chênh lệch (1-2)
- 56.864 - 11.540
- 110.379 - 16.403 - 128.716
% TGTK/tổng dư nợ 37,23% 27,81%
29,76%
15,54% 26,07%
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Lạc)

TDH
7.877
33.037
- 25.160
23,84%

Nguồn vốn TGTK ngắn hạn và dài hạn của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc có
tăng về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của dư nợ cho vay của
ngân hàng khiến mức độ đáp ứng của TGTK trong tổng dư nợ có xu hướng giảm theo
các năm. Nếu ở năm 2009 mức độ đáp ứng TGTK so với dư nợ của ngân hàng là 35%
thì nó giảm xuống 25% ở năm 2011. Xét chi tiết theo kỳ hạn, về TGTKngắn hạn năm
2009 đáp ứng 37,23% dư nợ ngắn hạn. Tới năm 2010 giảm xuống 29,76%, và nó tiếp
tục giảm xuống 26,07% năm 2011. Về TGTK TDH khả năng đáp ứng cịn hạn chế hơn
rất nhiều và khơng ổn định, năm 2009 mức độ đáp ứng 27,81%, nhưng đã giảm mạnh
ở năm 2010 chỉ ở 15,54% tổng dư nợ TDH của ngân hàng. Số vốn còn thiếu ngân
hàng phải vay từ vốn cấp trên. Điều này làm tăng chi phí huy động vốn cho ngân hàng,
ngân hàng hạn chế sự chủ động về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể nhất của
việc này là ngân hàng bị giới hạn mức dư nợ cho vay, ngân hàng luôn trong trạng thái
hạn chế giải ngân do phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn cấp trên.
2.3. Những kết quả đạt được trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, kinh tế huyện Yên Lạc đang phát triển khá mạnh, nhu cầu
nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế tăng cao. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


22

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
vốn đối với nền kinh tế, NHNo&PTNT huyện Yên Lạc đã khai thác mọi nguồn vốn
ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đổi mới công nghệ, hiện đại hoá
sản xuất của các đơn vị kinh tế trên địa bàn. Trong đó nguồn vốn TGTK là nguồn vốn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc.
Với tầm quan trọng của nguồn vốn này ngân hàng đã rất chú trọng vào việc nâng cao
hiệu quả huy động vốn TGTK dân cư. Mặc dù có sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng
thương mại trên điạ bàn hoạt động, nhưng thời gian qua công tác huy động vốn TGTK
của Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Nguồn vốn TGTK tăng trưởng liên tục trong ba năm với tốc độ cao, đạt 55.863
triệu đồng vào cuối năm 2011, tăng 5,08% so với năm 2010, và tăng 39,45% so với năm
2009, và trên 80% trong số đó có kỳ hạn <12 tháng cân đối với hoạt động cho vay của NH
chủ yếu là cho vay ngắn hạn. TGTK bằng ngoại tệ tăng qua các năm mặc dù nguồn này
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
NHNo&PTNT huyện Yên Lạc sử dụng đa dạng hố các hình thức huy động vốn
TGTK trong dân cư. Máy ATM đặt trước cổng ngân hàng, gần mặt đường quốc lộ thuận
tiện cho giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng áp dụng linh hoạt các hình
thức huy động tiền gửi như:
- Tiền gửi tiết kiệm đa dạng các loại hình như: TGTK khơng kỳ hạn, TGTK có

kỳ hạn 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày, kỳ hạn theo tháng từ 1 tháng tới 12 tháng, 18 tháng,
24 tháng, trên 24 tháng bằng nội tệ và ngoại tệ USD. Ngồi các hình thức huy động vốn
truyền thống ngân hàng cịn mở rộng các hình thức mới như: tiết kiệm hưởng lãi bậc
thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bằng ngoại tệ quy đổi... bước đầu đã có kết quả khả
quan và chứa đựng một tiềm năng lớn.
- Chính sách lãi suất hợp lý khuyến khích người gửi tiền.
- Khuyến khích mở tài khoản, thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng rất coi trọng cơng tác hiện đại hố cơng
nghệ ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đã trang bị công nghệ hiện đại như thẻ thanh toán,
máy rút tiền tự động.... Đó là bước nhảy vọt về hoạt động huy động vốn nói chung, hiệu
quả huy động vốn TGTK nói riêng.
Lãi suất huy động vốn được Ngân hàng sử dụng một cách linh hoạt, điều chỉnh
theo mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD trên địa bàn và tình hình cân đối nguồn

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


23

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
vốn – sử dụng vốn tồn chi nhánh, đảm bảo cho vay có lãi, và thực hiện đúng theo quy
định của NHNN, nhưng vẫn khuyến khích tăng trưởng nguồn vốn.
2.4. Những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác huy động tiền gửi tiết kiệm của
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm thì
NHNo&PTNT huyện Yên Lạc còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao
hiệu quả huy động TGTK trong thời gian tới.

Thứ nhất, mặc dù nguồn vốn TGTK tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng
trưởng không đều. Ở năm 2010 tăng trưởng 32,7% so với năm 2009, nhưng năm 2011
mức tăng trưởng chỉ 5,1% so với năm 2010, không đạt mục tiêu tăng trưởng ổn định của
NHNo&PTNT huyện Yên Lạc, dẫn tới tình trạng ngân hàng khơng chủ động trong hoạt
động kinh doanh của mình.
Thứ hai, xét về số tương đối thì TGTK chiếm tới 70% tổng nguồn vốn huy động,
nhưng về số tuyệt đối thì con số này rất nhỏ so với tổng nguồn vốn sử dụng của ngân
hàng và phần trăm đáp ứng vốn cho vay có xu hướng giảm xuống qua các năm, nếu năm
2009 nguồn vốn TGTK đáp ứng được 35% tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT
huyện Yên Lạc, thì năm 2011 chỉ đáp ứng 25% dư nợ cho vay.
Thứ ba, TGTK bằng ngoại tệ của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc phát triển rất
chậm và tỷ trọng quá nhỏ, ngân hàng chưa đa dạng loại ngoại tệ, chỉ huy động ngoại tệ
USD. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ tư, Trình độ, năng lực của đa số cán bộ nhân viên trong ngân hàng tuy đã
được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ
ngoại ngữ, giỏi vi tính cịn ít, do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình cơng nghệ
mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Cơng tác tiếp thị chưa có hiệu quả cao.
2.5. Ngun nhân của các tồn tại
2.5.1. Nguyên nhân chủ quan
Đây là những nguyên nhân phát sinh ngay trong nội bộ NHNo&PTNT huyện
Yên Lạc, và nó có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả huy động vốn TGTK dân cư của
ngân hàng, bao gồm:

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


24


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Yếu tố lãi suất cạnh tranh của ngân hàng được nhận định là thấp so với các
TCTD huy động TGTK trên địa bàn, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng vốn
TGTK của ngân hàng quá ít so với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Ngân hàng chưa chủ động giao dịch với công chúng. Hiện nay ngân hàng chủ
yếu chờ khách hàng đến gửi tiền, biện pháp chủ động rất hạn chế. Hầu hết là khách hàng
từng giao dịch với ngân hàng, còn những khách hàng mới gia tăng rất chậm. Ngân hàng
chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư. Do đó, nguồn vốn
TGTK của ngân hàng tăng trưởng không đều và phù thuộc nhiều vào yếu tố thời vụ
trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn.
Hoạt động marketing của ngân hàng: ngân hàng thiếu một lực lượng chuyên
trách công việc tư vấn truyền thông về ngân hàng đến với công chúng. Mặc dù ngân
hàng đã có những biện pháp như đặt biển quảng cáo, chương trình gặp gỡ khách hàng,
tham gia tài trợ, đồng tài trợ các hoạt động xã hội, tuy nhiên vẫn chưa có hiệu quả cao.
Là chi nhánh cấp 3 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam nhưng chưa có trang Web riêng
giới thiệu về ngân hàng, điều này làm hạn chế mức độ hiểu biết của khách hàng về ngân
hàng. Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động TGTK đưa ra nhưng chưa chú ý tới
công tác tiếp thị quảng cáo, cho nên nhiều khách hàng chưa biết đầy đủ về các sản phẩm
TGTK hiện có của ngân hàng, do đó họ thường sử dụng các hình thức truyền thống là
chủ yếu. Chính điều này đã gây ra sự chênh lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu
TGTK của ngân hàng.
Công nghệ ngân hàng đã được cải tiến rất nhiều, tuy nhiên trong việc thanh toán
trên tài khoản đơi khi cịn gặp sự cố, gián đoạn làm ảnh hưởng đến giao dịch, mất thời
gian chờ đợi của khách hàng, cũng như năng suất làm việc của ngân hàng.
Trình độ cán bộ nhân viên chưa toàn diện, độ tuổi trung bình cao, khả năng thích
nghi với cơng nghệ mới và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường cịn chưa linh hoạt
và có nhiều hạn chế. Việc thu thập thông tin, diễn biến lãi suất thị trường, nhu cầu gửi
tiền của người dân…của cán bộ làm công tác huy động vốn còn thụ động, chịu nhiều
ảnh hưởng của tác phong doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết khách hàng có nhu cầu mở và

sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, trong khi cán bộ huy động chưa
tìm hiểu sát nhu cầu của khách hàng, cũng như chưa chủ động lôi kéo khách hàng về
giao dịch tại ngân hàng.

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


25

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương
Thời gian làm việc của ngân hàng là giờ hành chính, và nghỉ giao dịch vào thứ 7
và chủ nhật. Với thời gian như vậy gây khó khăn cho khách hàng vì đây là giờ làm việc
của hầu hết các công ty, đơn vị sự nghiệp khác. Do đó khách hàng muốn gửi tiền phải
tranh thủ thời gian, và nơi nào thuận tiện với họ thì họ gửi, như vậy ngân hàng khó thu
hút triệt để lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng.
2.5.2. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả huy động TGTK
của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc, nhiều mặt còn tồn tại một phần cũng do các yếu tố
bên ngoài tác động.
Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Lạc được thực hiện trong
một môi trường cạnh tranh gay gắt, với một địa bàn nhỏ mà có khá nhiều NHTM, cơng
ty tiết kiệm bưu điện cùng tồn tại. Vì thế làm cho thị phần TGTK của ngân hàng bị san
sẻ cho các TCTD khác. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là có sự
tham gia của các ngân hàng nước ngồi, việc tìm kiếm thị phần nguồn vốn với chi phí
thấp lại càng trở nên khó khăn. Các NHCP ngày càng năng động trong việc tung ra các
sản phẩm huy động mới, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó,
yếu tố lãi suất cạnh tranh, thay đổi lãi suất nhanh chóng của các NHCP cũng là một yếu

tố gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác huy động vốn của ngân hàng.
NHNo&PTNT huyện Yên Lạc là chi nhánh cấp 3 trực thuộc NHNo&PTNT Việt
Nam, do vậy nhiều chính sách, nhiều hoạt động của chi nhánh cịn phụ thuộc vào định
hướng, chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam. Điều này khiến cho hoạt
động huy động vốn chưa được chủ động, nhiều sản phẩm mới tung ra còn gặp nhiều khó
khăn.
Chi nhánh nằm trên địa bàn đơng dân cư, thu nhập trung bình ở mức khá, tuy
nhiên người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng, chưa quen giao dịch với
ngân hàng, chủ yếu vẫn dùng tiền mặt và ngại phải thực hiện các thủ tục khi giao dịch
với ngân hàng.
Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế
thế giới, làm cho tình hình kinh tế phát triển khơng ổn định, chính vì vậy để đảm bảo
cho mục tiêu kinh tế nói chung, nhà nước ln đưa ra chính sách tiền tệ như lãi suất cơ
bản, lãi suất huy động trần…đều này là nguyên nhân gây khó khăn trong hoạt động huy

SV: Lê Xuân Tiến

Lớp: QL13-10


×