Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.2 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, từ xưa đến nay, nông nghiệp là nghề gốc và luôn là ngành kinh
tế quan trọng của người dân Việt Nam. Nông nghiệp ảnh hưởng và có mối quan
hệ mật thiết với các lĩnh vực kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đồng
thời định hình bản sắc văn hóa dân tộc. Nông nghiệp không chỉ gắn chặt với
người nông dân, địa bàn nông thôn mà còn tác động sâu sắc tới khu vực đô thị
và các giai tầng xã hội khác ở Việt Nam. Tư tưởng “dĩ nông vi bản”, hay “phi
nông bất ổn” dường như trở thành tư tưởng nhất quán của các triều đại phong
kiến ở nước ta, trở thành tiêu chí để đánh giá sự thịnh suy của đất nước. Cho
đến khi thực dân Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược và tiến hành khai thác
thuộc địa, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam, được nhà
nước thực dân coi là lĩnh vực khai thác trọng điểm. Những chính sách của thực
dân Pháp thời kì này đã ít nhiều làm cho nông nghiệp nước ta chuyển biến, từ
đó tác động đến đời sống kinh tế, xã hội nước ta. Do đó, nghiên cứu về kinh tế
nông nghiệp thời kì này không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về một lĩnh
vực kinh tế quan trọng mà qua đó còn thấy được những bước thăng trầm của đất
nước, góp phần làm sáng rõ hơn lịch sử Việt Nam thời cận đại.
Hà Nam là một tỉnh nhỏ thuộc khu vực đồng bằng bắc bộ, nhưng có một vị
trí quan trọng trong sự phát triển của vùng và cả nước nói chung. Được thành
lập năm 1890, tỉnh Hà Nam là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, thuộc trung tâm của
châu thổ sông Hồng. Hà nam vừa có những đặc điểm riêng, lại vừa có tính chất
tương đồng với nhiều địa phương khác. Cho nên, nghiên cứu về kinh tế nông
nghiệp Hà Nam thời thuộc địa (1890-1945) là cần thiết, ngoài việc phục dựng
nền nông nghiệp nơi đây còn góp phần hoàn thiện bức tranh nông nghiệp đồng
bằng châu thổ Bắc kỳ, cũng như làm sáng tỏ hơn một số vấn đề của lịch sử cận,
hiện đại Việt Nam như: có hay không sự chuyển biến (cả tích cực và tiêu cực)
của kinh tế - xã hội thời Pháp thuộc; sự chuyển biến ấy như thế nào, vai trò của
nhà nước thực dân và khoa học, kĩ thuật…đối sự chuyển biến ấy; những tác
động của quá trình chuyển biến kinh tế nông nghiệp tới đời sống xã hội…Làm
được điều đó, chính là góp phần lấp đi những khoảng trống nhất định trong


nghiên cứu lịch sử kinh tế, lịch sử nông nghiệp ở nước ta.
Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1945
để tổng kết bài học kinh nghiệm, vận dụng vào công tác quản lí, chỉ đạo, tổ
1


chức sản xuất; đồng thời, nâng cao ý thức phát huy truyền thống lao động của
người dân… nhằm thúc đẩy ngành kinh tế nông nghiệp Hà Nam nói riêng, cả
nước nói chung hiện nay phát triển.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn: “Kinh tế nông nghiệp
tỉnh Hà Nam (1890 - 1945)” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử.
1. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu đề tài, luận án sẽ phục
dựng hiện trạng về kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hà Nam thời thuộc địa, cũng là
góp phần hoàn thiện bức tranh tổng thể về kinh tế nông nghiệp ở Bắc Kỳ nói
chung và ở đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng. Từ đó có thể nhận định
những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1945
và những tác động của kinh tế nông nghiệp đến kinh tế, xã hội của tỉnh trong
thời kì này.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học
xuất bản năm 2009, nxb Đà Nẵng: kinh tế nông nghiệp là tổng thể các hoạt động
sản xuất nhằm cung cấp các sản phầm trồng trọt và chăn nuôi. Từ góc độ tiếp cận
này, tác giả luận án định hướng sẽ nghiên cứu tình hình kinh tế nông nghiệp bao
gồm các hoạt động sản xuất nhằm cung cấp các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi
ở tỉnh Hà Nam thời thuộc địa. Tuy vậy, do điều kiện nghiên cứu, luận án tập
trung chủ yếu vào một số lĩnh vực điển hình của kinh tế nông nghiệp ở Hà Nam
thời kì này.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hà Nam,

bao gồm 6 huyện và châu (45 tổng, 388 xã, diện tích khoảng 1020 km 2) Đó là
các huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xang (năm 1908 đổi thành phủ
Lý Nhân), Thanh Liêm và châu Lạc Thủy (nhập vào Hà Nam từ năm 1908).
+ Phạm vi thời gian: Từ khi thành lập tỉnh Hà Nam (1890) đến trước khởi
nghĩa giành chính quyền (1945)
+ Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực thuộc
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong kinh tế nông nghiệp như vấn đề sở
hữu ruộng đất, vấn đề nhân công lao động, kĩ thuật canh tác, tình hình trồng lúa,
ngô, bông, dâu tằm; chăn nuôi trâu, bò, lợn... Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra sự
chuyển biến của các lĩnh vực cụ thể ấy qua các thời kỳ (chủ yếu sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất) và rút ra đặc điểm của kinh tế nông nghiệp ở Hà Nam cũng
2


như tác động của những chuyển biến trong nông nghiệp tới kinh tế, xã hội Hà
Nam lúc bấy giờ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung làm rõ những vấn đề
khoa học sau:
- Những cơ sở cho sự hình thành, phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam
thời thuộc địa (1890-1945) và những yếu tố tác động cụ thể qua từng giai đoạn
-Tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam qua 2 giai đoạn (1890-1918
và 1918-1945) trên các phương diện chủ yếu như: sở hữu ruộng đất, nhân công,
kỹ thuật sản xuất, diện tích, sản lượng, năng suất của các cây, con trong ngành
trồng trọt và chăn nuôi, làm rõ những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ những chuyển
biến trong một số lĩnh vực thuộc lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
kinh tế nông nghiệp, nhất là giai đoạn 1918-1945 so với giai đoạn trước.
- Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp Hà Nam và những tác động của
những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp đối với kinh tế - xã hội nông thôn
Hà Nam (1890 – 1945).
- Trên cơ sở đó, góp phần đánh giá vai trò của nhà nước thực dân, nông

dân đối với nông nghiệp tỉnh Hà Nam; đồng thời liên hệ ,vận dụng trong sản
xuất nông nghiệp của Hà Nam và cả nước hiện nay.
2. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu
- Tài liệu thành văn
Tài liệu văn kiện của Đảng, Nhà nước, các ấn phẩm của Hồ Chí Minh
về nông nghiệp.
Tài liệu lưu trữ của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (RST), Sở Nông nghiệp Bắc
Kỳ (DAT), Nha nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại Đông Dương (AFC), Địa
bạ Hà Nam thời Nguyễn...
Nguồn tài liệu tham khảo gồm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông
nghiệp Hà Nam, Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước được lưu giữ tại
các thư viện, từ thư viện Quốc gia đến thư viện địa phương các tỉnh.
Nguồn tài liệu địa chí lưu giữ ở thư viện, UBND tỉnh. Nguồn tài liệu từ
báo chí và tạp chí đương thời.
- Tài liệu điền dã
Chúng tôi tiến hành điền dã trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đặc biệt ở một
số địa điểm được Pháp và địa chủ người Việt tập trung đầu tư xây dựng và
khai thác như: hệ thống thủy nông trên sông Nhuệ thuộc huyện Duy Tiên;
khu vực đồn điền thuộc châu Lạc Thủy và Kim Bảng.
3


* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, quan điểm sử học macxit, luận án vận dụng các phương pháp nghiên
cứu khác nhau, chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp điền dã, thống kê .... để giải
quyết các nhiệm vụ của đề tài.
5. Đóng góp của luận án

- Luận án phục dựng bức tranh kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hà Nam từ
năm 1890 đến 1945 một cách khách quan, khoa học; làm rõ những chuyển
biến trong nông nghiệp Hà Nam thời thuộc địa, chủ yếu giai đoạn sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất, thể hiện trên các mặt: sở hữu ruộng đất, cơ cấu nông
nghiệp, sản xuất nông nghiệp; phương thức kinh doanh và sử dụng đất, kĩ
thuật nông nghiệp, thủy lợi...nhằm làm sáng rõ lịch sử địa phương Hà Nam
thời cận đại.
- Luận án đưa ra những nhận định, đánh giá về đặc điểm của nông nghiệp
Hà Nam thời thuộc địa, từ đó, luận án đóng góp vào việc hoàn thiện bức tranh
tổng thể về nông nghiệp châu thổ sông Hồng mà một số tác giả đi trước đã
nghiên cứu với những mảng màu chung và riêng của nông nghiệp Hà Nam.
- Luận án phân tích những tác động của những biến đổi kinh tế nông
nghiệp đến kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam thời kỳ này. Qua đó, góp phần đánh giá
vai trò của nhà nước thực dân, làng xã, nông dân đối với kinh tế nông nghiệp
Hà Nam; đồng thời, liên hệ vận dụng cho việc hoàn thiện chính sách kinh tế
nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển cho địa phương và cả nước hiện nay.
- Luận án cung cấp thêm tư liệu về lịch sử tỉnh Hà Nam, nhất là mảng kinh tế
nông nghiệp trong việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử địa phương, Lịch
sử Việt Nam, Lịch sử kinh tế Việt Nam, góp phần làm rõ tình hình kinh tế - xã hội
của tỉnh Hà Nam và Việt Nam thời thuộc Pháp.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận
án gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1918
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam từ năm 1919 đến năm 1945
Chương 4: Đặc điểm và tác động của những biến đổi kinh tế nông nghiệp
đến kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1945.
4



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Việt
Nam, Bắc Kỳ
*Nghiên cứu về sở hữu ruộng đất, quan hệ, hoạt động sản xuất nông
nghiệp, đời sống nông dân ở Đông Dương
Có cuốn “Economie agricole de l’Indochine” (Nông nghiệp Đông Dương,
Hà Nội, 1932) của Y.Henry (Hoàng Đình bình dịch); cuốn: “L’Indochine
francaise contemporaine: Cochinchine, Cambodge, Tonkin, Annam” (Đông
Dương thuộc Pháp hiện nay: Nam Kỳ, Căm-phu-chia, Bắc Kỳ, An Nam) của
A.Bouinais, A.Paulus, năm 1885; cuốn: “Situation de l’Indochine 1897 – 1901”
(Tình hình Đông Dương 1897 – 1901) của P.Doumer, năm 1902.v.v…
*Nghiên cứu về vấn đề tài chính, trong đó có tài chính nông nghiệp và sự
tác động của nhà nước thực dân, tư bản tư nhân Pháp đối với kinh tế nói
chung, nông nghiệp nói riêng ở Đông Dương
Có cuốn “La Présence Financière et Economique Française en Indochine
(1858 - 1939) (Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương) của J.
Aumiphin do tập thể các nhà khoa học Việt Nam dịch sang tiếng Việt là Đinh Xuân
Lâm; Ngô Thị Chính, Hồ Song, Phạm Quang Trung; cuốn “Annam et Indochine
francaise (An Nam và Đông Dương thuộc Pháp) của E.Diguet”, năm 1908…
* Nghiên cứu về trồng trọt, chăn nuôi và đời sống của nông dân Việt Nam
thời Pháp thuộc
Có cuốn “Le Tonkin en 1909” (Bắc Kỳ năm 1909) của G.Dauphinot viết
bằng tiếng Pháp; cuốn: “Souvenirs de l’Annam et du Tonkin” (Hồi ức về xứ Trung
Kỳ và Bắc Kỳ) của J.Masson, viết năm 1892 (Nguyễn Sơn dịch); năm 1935, A.
Dumarest (Tiến sĩ ngành luật, người Pháp) có công trình nghiên cứu với tựa đề
“La Formation des classes sociales en pays Annamite” (Sự hình thành các giai
cấp xã hội ở xứ An Nam). Công trình đã được Hoàng Đình Bình dịch sang tiếng
Việt (sách dày 132 trang); cuốn “La Culture du riz dans le delta du Tonkin” (Nghề

trồng lúa ở đồng bằng Bắc Kỳ, Paris, 1935) của René Dumont gồm 17 chương,
dày 430 trang bằng tiếng Pháp; “Những thủ đoạn bóc lột của đế quốc Pháp ở Việt
Nam” (Nguyễn Khắc Đạm, Hà Nội, 1957), “Thực trạng giới nông dân Việt Nam
dưới thời Pháp thuộc” (Phạm Cao Dương, Hà Nội, 1965), Viện Sử học với
“Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại”, tập 1, Nxb Khoa học xã hội...
*Nghiên cứu về vấn đề khí hậu, đê điều, thủy lợi, chính sách nông nghiệp,
trao đổi hàng nông sản, sản xuất đồn điền
5


Có cuốn “Les concessions de terre au Tonkin” (Việc cấp phát ruộng đất ở
Bắc Kỳ) của J.Morel, xuất bản tại Pari năm 1912; cuốn “Digues du Tonkin”
(Đê ở Bắc Kỳ) của J. Gauthier, xuất bản năm 1930 (sách tiếng Pháp); cuốn “Le
Tonkin” (Bắc Kỳ) của P.Gourou, viết năm 1931 bằng tiếng Pháp; cuốn “Sơ
thảo lịch sử thủy lợi Việt Nam”, tập I của Phan Khánh, xuất bản năm 1981;
cuốn “Đồn điền của Pháp ở Bắc Kỳ” (Tạ Thị Thúy, Hà Nội, 1996) dày 391
trang, nội dung được chia thành 4 phần; cuốn “Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam
thời thuộc địa 1858-1945” (Nguyễn Văn Khánh, Hà Nội, 1999).v.v…
1.2 Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh
Hà Nam thời Pháp thuộc
*Nghiên cứu về chính sách cai trị của chính quyền thực dân, vấn đề trồng
trọt, chăn nuôi và đời sống của của nông dân Hà Nam
Có cuốn “Monographie de la province de Ha Nam” (Địa chí tỉnh Hà Nam)
viết bằng tiếng Pháp, xuất bản vào năm 1933; cuốn “Sơ thảo lịch sử Đảng bộ
Nam Định – Hà Nam từ năm 1927 – 1941” do Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng bộ
Nam Hà, xuất bản năm 1970; cuốn: “Sơ thảo lịch sử Cách mạng Tháng Tám
tỉnh Hà Nam” của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Nam Hà, xuất bản năm
1966; cuốn: “Phủ Lý xưa” của Bắc Môn, xuất bản năm 2000. Sách dày 145
trang; cuốn: “Địa chí Hà Nam” của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Nam, xuất bản năm 2005 dày 1099 trang...

* Nghiên cứu về địa giới hành chính, dân số nông thôn, phong tục tập
quán ở Hà Nam thời Pháp thuộc
Có cuốn: “Province de Ha Nam Coutumier” (Phong tục tỉnh Hà Nam) của
chính quyền Bảo hộ, Nhà xuất bản Kim Đức Giang, 1924; cuốn “Địa chí Phủ
Lý” của Lê Nhiếp được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản năm 1933 tại Phủ Lý;
cuốn “La Géographie de la province de Hanam” (Địa dư tỉnh Hà Nam) được
chính quyền Pháp cho xuất bản vào năm 1937 tại nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội;
cuốn “Địa dư huyện Bình Lục” của Ngô Vi Liễn, xuất bản tại nhà in Lê Văn
Tân, Hà Nội, năm 1935 được viết bằng chữ quốc ngữ, dày 218 trang.
1.3. Một số nhận xét và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Nội dung chủ yếu xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của người
Pháp là vấn đề trồng lúa (giống lúa, kĩ thuật canh tác, sản lượng, năng suất...);
cư dân nông nghiệp và vấn đề di dân; địa lý; các loại cây công nghiệp; đồn điền
của người Pháp và người Việt; các nghề thủ công truyền thống (trồng dâu nuôi
tằm; dệt; rèn...); các công trình thủy nông ở Bắc Kỳ, Việt Nam và Đông Dương.
điều kiện đất đai; sông ngòi; thời tiết; vốn; sở hữu ruộng đất.v.v... Đây là những
6


công trình có giá trị lý luận và thực tiễn, nội dung được nghiên cứu một cách
công phu.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước
đều có giá trị lý luận và thực tiễn. Nhiều công trình được nghiên cứu công phu,
nguồn tài liệu khá tin cậy, cho nên, kết quả nghiên cứu của các học giả có giá trị
tham khảo tốt, có thể kế thừa cho công trình nghiên cứu của chúng tôi. Tuy
nhiên cho tới nay, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1945. Trước thực tế đó, chúng tôi kế
thừa (có phê phán) kết quả của những nhà nghiên cứu đi trước, tiếp tục đi sâu
nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam
từ năm 1890 đến năm 1945.

Trước thực tế đó, chúng tôi kế thừa (có phê phán) kết quả của những nhà
nghiên cứu đi trước, tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề
của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1945, nội dung cơ
bản là:
Thứ nhất, Luận án khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp ở Hà Nam
trước năm 1890; nghiên cứu chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp (trước
và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất);
Thứ hai, Luận án nghiên cứu sở hữu ruộng đất; quan hệ sản xuất; cơ cấu
nông nghiệp; tình hình trồng trọt, chăn nuôi ở Hà Nam từ năm 1890 đến năm
1945.
Thứ ba, Luận án làm rõ quá trình chuyền biến kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà
Nam qua các thời kỳ lịch sử, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Thứ tư, luận án nghiên cứu đặc điểm kinh tế nông nghiệp Hà Nam và sự
tác động của sự chuyển biến trong nông nghiệp tới đời sống kinh tế, xã hội
nông thôn ở tỉnh Hà Nam lúc bấy giờ; lý giải nguyên nhân đời sống của người
nông dân Hà Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp; đồng thời liên hệ vận
dụng trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam và cả nước hiện nay.
Chương 2
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM
TỪ NĂM 1890 ĐẾN NĂM 1918
2.1. Khái quát về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam trước năm 1890
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư tỉnh Hà Nam
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
7


Vị trí địa lý. Ngày 20/10/1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành
lập tỉnh Hà Nam. Địa giới hành chính bao gồm 6 huyện và 01 châu (45 tổng,
388 xã, diện tích khoảng 1020 km 2). Đó là: huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim
Bảng, Nam Xang (sau đổi thành phủ Lý Nhân), Thanh Liêm và châu Lạc Thủy

(tháng 5/1953, Châu Lạc Thủy chuyển về tỉnh Hòa Bình) Tỉnh Hà Nam nằm ở
phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đông tiếp giáp tỉnh Hưng Yên và Thái
Bình, phía Đông Nam tiếp giáp tỉnh Nam Định, phía Tây tiếp giáp tỉnh Hòa
Bình, phía Nam tiếp giáp tỉnh Ninh Bình, phía Bắc tiếp giáp Hà Nội.
Khí hậu thời tiết. Đặc điểm khí hậu tỉnh Hà Nam có tính chất của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm.
Hệ thống sông ngòi. Hà Nam có mạng lưới sông ngòi, kênh mương dày
đặc. Điển hình có thể kể đến một số sông lớn như: Sông Nhị, sông Đáy, sông
Châu, sông Nhuệ, sông Sắt...
Thổ nhưỡng. Tỉnh Hà Nam có diện tích khoảng 1020 km2, được chia làm
hai miền rõ rệt : Đồng bằng và miền núi. Điều kiện thổ nhưỡng này thuận lợi
cho việc phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng chuyên
canh. Bên cạnh đó, do địa hình xa biển, mức độ thoát nước chậm, gây ra một số
vùng úng lụt vào mùa lũ, ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất nông nghiệp, nhất là
cây trồng.
2.1.1.2. Điều kiện dân cư
Cộng đồng dân cư. Người Kinh vẫn chiếm tỷ lệ cơ bản trong thành phần
dân cư ở Hà Nam, sau là người Mường. Mật độ tương đối thưa thớt so với
nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
2.1.2. Chính sách nông nghiệp của Triều Nguyễn
Chính sách ruộng đất. Về cơ bản, ruộng đất được phân làm 2 loại: công
và tư. Nhà Nguyễn ra sức bảo vệ ruộng đất công (hạn chế việc phân cấp ruộng
đất không vĩnh viễn; cấm bán, cầm cố ruộng công) và khuyến khích khai hoang
mở rộng diện tích; đồng thời, ban hành các chính sách để ngăn chặn sự “biến
công vi tư”. Tuy nhiên, Nhà nước cũng có chủ trương bảo vệ cả ruộng đất tư.
Chính sách thủy lợi. Nhà Nguyễn đã đặt các chức quan chuyên trách để lo
công tác đê điều. Nhà Nguyễn tỏ ra lúng túng, tranh cãi trong một thời gian dài
về vấn đề giữ đê hay bỏ đê. Trong thực tế, đê nhiều nơi vẫn được đắp mới hoặc
gia cố, tôn tạo; một số nơi lại bỏ để thuận tiện cho việc thoát lũ.
Chính sách tô, thuế ruộng đất. Tô, thuế là nguồn thu chính của nhà nước.

Nhà nước đánh thuế ruộng công cao hơn nhiều lần so với ruộng tư (hạng nhất
cao hơn 3 lần; các hạng khác gần 3 lần).
8


2.1.3. Tình hình sở hữu ruộng đất
Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước.
Tịch điền. Đây là loại ruộng dùng để cho các vị vua hàng năm đến cày
mẫu khai mùa vụ. Tịch điền đặt ở phía Tây mỗi tỉnh thành (đất tịch điền ở Hà
Nam thuộc Đọi Sơn, huyện Duy Tiên), diện tích mỗi tỉnh khoảng 3 mẫu, 3 sào.
Ngoài ra còn chọn thêm 4 hoặc 5 mẫu trồng dâu
Ruộng đất công làng xã. Diện tích ruộng đất công ở Hà Nam thời kỳ này
chiếm khoảng 9%.
Ruộng đất tư. Ruộng tư chiếm tỷ lệ lớn và áp đảo ruộng công (chiếm
khoảng 80%). Diện tích còn lại (khoảng 11%) thuộc về các loại ruộng đất khác
như: phật, tự điền…
2.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt. Lúa là cây trồng chủ yếu ở Hà Nam. Địa bàn này đất trũng, từ
tháng 6 đến tháng 10, hầu hết các cánh đồng đều ngập chìm trong nước, về cơ bản
chỉ trồng được 1 vụ (vụ Chiêm), DT vụ mùa không đáng kể.
Chăn nuôi. Giống như nhiều địa phương thuộc châu thổ sông Hồng, vật
nuôi chủ yếu ở Hà Nam là các loại gia súc, gia cầm truyền thống như: trâu, bò,
lợn, gà, ngan, ngỗng… Phương thức sản xuất trong nông nghiệp về cơ bản vẫn là
tự cấp, tự túc. Sự trao đổi hàng hóa nhỏ bé, chủ yếu diễn ra tại các phiên chợ quê.
2.2. Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp (1890 - 1918)
2.2.1. Thực dân Pháp xâm lược và thiết lập nền cai trị
ở tỉnh Hà Nam
Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nam. Ngày 26 -11 – 1873, thực dân Pháp
tấn công Lý Nhân (Hà Nam). Sau khi bình định xong về mặt quân sự, thực dân
Pháp nhanh chóng xây dựng bộ máy cai trị ở đây.

2.2.2. Chính sách, biện pháp về đất đai
Chính sách đất đai, khuyến khích lập đồn điền của chính quyền thực dân có
sự ưu tiên đặc biệt cho người Pháp, người bản xứ rất khó khăn trong việc tiếp
cận nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, chính quyền còn có chính sách thuế, khen
thưởng ưu đãi cho điền chủ người Pháp
Chính quyền thực dân còn có chủ trương duy trì loại hình ruộng đất công
làng xã. Tiếp tục chủ trương khai hoang, khẩn hóa, diện tích đất nông nghiệp
tiếp tục được bổ sung thêm, điển hình là châu Lạc Thủy.
2.2.3 Chính sách, biện pháp về thuỷ lợi
Trước tình hình bão lũ liên miên, chính quyền thực dân sớm chú ý đến vấn
đề thoát nước ở Hà Nam. Đây cũng là chủ trương chung đối với vùng châu thổ
9


sông Hồng. Chính sách đê điều luôn được đề cập trong các chương trình nghị
sự của chính quyền thực dân. Công việc cụ thể là củng cố hệ thống đê cũ, đắp
thêm đê mới để chống lũ, nắn dòng, thoát nước, tiếp đến mới là xây dựng hệ
thống thủy nông dẫn thủy nhập điền.
2.2.4. Một số chính sách khác
2.3. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam dưới tác động của chính sách khai
thác thuộc địa
2.3.1. Tình hình sở hữu ruộng đất
2.3.1.1. Đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nhà nước
Loại này bao gồm: tịch điền, quan điền, quan trại, đồn điền. Ở Hà Nam
không có loại ruộng đất này.
2.3.1.2. Ruộng đất công làng xã
Ruộng đất công có xu hướng bị ruộng đất tư tiếp tục lấn át, dẫn đến hiện
trạng chênh lệch lớn giữa sở hữu ruộng đất công và tư.
2.3.1.3. Ruộng đất tư nhân
Tính toán một cách tương đối, tỷ lệ công và tư điền ở Hà Nam thời kỳ đầu

của chế độ thực dân là: Tư điền 77% (530 mẫu); công điền 23% (154 mẫu).
Xuất hiện hình thức tổ chức sản xuất mới (đồn điền). Hình thức tổ chức sản
xuất này thuộc sở hữu tư nhân. Chủ sở hữu đồn điền trong đợt khai thác lần thứ
nhất ở Hà Nam chỉ có người pháp. Năm 1902, ở Hà Nam có 12 đồn điền, tổng
diện tích là 2.788,2 ha.
2.3.2. Kĩ thuật sản xuất nông nghiệp
2.3.2.1.Thủy lợi
Chính quyền thuộc địa đã cho xây dựng một số công trình thủy lợi quy mô
so với thời bấy giờ như: Cống Phủ Lý, cộng Nhật Tựu, cống Ba Đa (trên sông
Nhuệ), đập Phúc trên sông Châu (Duy Tiên)… Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi,
thủy nông ở đây vẫn còn rất yếu kém.
2.3.2.2. Giống, nông cụ sản xuất
Về giống. Các loại giống cây trồng ở Hà Nam khá phong phú, đa dạng.
Ngoài các giống lúa, nhân dân ở đây còn trồng nhiều loại cây hoa màu khác
nhau. Cà phê là giống cây công nghiệp nhập khẩu, được trồng thử nghiệm và
phát triển tốt ở Hà Nam.
Nông cụ sản xuất. Về cơ bản, nông cụ sản xuất còn thô sơ, lạc hậu. Đúng
như nội dung Báo cáo của Thống sứ Bắc Kỳ: «Công cụ sử dụng không quá
phức tạp, đó là cày, bừa, cuốc, cối xay tay dùng để xay thóc ».
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
10


2.3.3.1. Ngành trồng trọt
Về diện tích trồng lúa. Từ cuối thế kỉ XIX đến 1918, diện tích trồng lúa ở Hà
Nam có sự chuyển biến nhất định. Từ năm 1897 đến năm 1918 (21 năm), diện
tích (DT) trồng lúa tăng thêm 41.758 ha. Tuy vậy, diện tích ruộng bỏ hoang ở Hà
Nam thời kỳ này còn lớn (năm 1906: 23.721 mẫu; năm 1907: 23.721 mẫu).
Về năng suất, sản lượng lúa. NS lúa vụ tháng 5 (1897) trong tỉnh đạt từ 2,7
đến 5,4 tạ trên 1 ha; Sản lượng (SL) lúa toàn tỉnh có tăng qua các năm, nhưng

không ổn định.
Diện tích cây ngô. Từ năm 1908 đến 1910, DT trồng ngô ở Hà Nam liên
tục sụt giảm. Từ năm 1915 trở đi, DT ngô mới tăng lên.
Năng suất, sản lượng ngô. Năm 1909, NS ngô trung bình ở Hà Nam đạt
khoảng 8 - 10 tạ/mẫu. SL ngô của Hà Nam có tăng lên ở một số năm, nhất là từ
năm 1915 đến 1918.
Các cây lương thực, thực phẩm khác. Từ năm 1915 đến năm 1918, DT và
SL rau, đậu, cây ăn quả tăng lên hoặc giữ ổn định. Tuy nhiên, giá trị thực tế trên
thị trường các sản phẩm đó luôn thay đổi, có sự sụt giảm, nhất là vào những
năm 1917, 1918.
Cây công nghiệp. Cây trồng truyền thống: dâu, mía được khuyến khích
phát triển; một số cây trồng mới được du nhập như: cà phê, thuốc lá, bông,
trẩu... Đặc biệt, cây cà phê được trồng nhiều tại đồn điền của người Pháp.
Ngoài ra, còn có các loại cây: trẩu, dâu, bông, cau. Tuy nhiên, diện tích, sản
lượng không lớn.
2.3.3.2. Về chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc. Gia súc được nuôi nhiều ở Hà Nam, đặc biệt trong các
đồn điền của người Pháp là lợn, trâu, bò. Theo số liệu thống kê năm 1908, Hà
Nam cùng với Nam Định có tổng số 13.000 con trâu (xếp thứ 4 trong số các
tỉnh miền Bắc có nhiều trâu nhất). Bên cạnh đó còn có các súc vật khác như:
ngựa, cừu, dê… ,
Chăn nuôi gia cầm. Hầu như gia đình nào cũng nuôi gà, vịt. Bên cạnh
giống gà cũ, người dân bắt đầu nhập một số giống gà mới về nuôi như: Gà Tây,
gà Sao.
Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp sớm chú ý
đến công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc vật nuôi. Năm 1913, Sở thú y
chăn nuôi xứ và Ty thú y chăn nuôi ở các tỉnh được thành lập (trong đó có Hà
Nam). Tuy nhiên, dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn còn phổ biến. Từ năm 1899
11



đến 1906, nhiều điền chủ Pháp ở Hà Nam gửi đơn lên chính quyền xin trợ cấp
thiệt hại về dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Tiểu kết chương 2
Trước năm 1919, tịch điền bị biến thành công điền, công thổ và chịu sự
quản lý của Toàn quyền Đông Dương; ruộng đất công bị thu hẹp dần (mặc dù
chính quyền thực dân ra sức bảo vệ), ruộng đất tư không ngừng phát triển. Đặc
biệt, sở hữu lớn bắt đầu xuất hiện. Gia súc, gia cầm, được các điền chủ nuôi với
quy mô lớn là trâu, bò, lợn, gà, vịt. Bên cạnh đó là ngựa và dê.
Cây trồng rất đa dạng. DT, NS, SL lúa và một số cây trồng khác có tăng
lên, nhưng không ổn định. Kĩ thuật canh tác đã được cải tiến, nhưng còn lạc
hậu, nông cụ còn thô sơ. Cây công nghiệp bắt đầu được chính quyền thực dân
và các nhà tư bản Pháp chú ý phát triển, nhất là cây cà phê.
Giá trị vật nuôi không ngừng tăng cao, nhất là khi có chính sách xuất
khẩu sang thị trường châu Âu. Chính quyền thuộc địa sớm quan tâm đến công
tác thú y. Tuy nhiên, dịch bệnh ở vật nuôi vẫn diễn biến phức tạp, nhiều trâu, bò
và các vật nuôi khác bị chết do dịch bệnh, gây tổn thất cho người dân, nhất là
các điền chủ nuôi ở quy mô lớn.
Chương 3
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945
3.1. Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp sau Chiến tranh thế giới
lần thứ nhất
3.1.1. Tăng cường đầu tư khai thác nông nghiệp
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nông nghiệp là một trong các lĩnh vực
được ưu tiên hàng đầu trong chính sách đầu tư và khai thác của chính quyền
thuộc địa. Từ năm 1924 đến năm 1936, số vốn của các nhà tư bản Pháp đổ vào
nông nghiệp Đông Dương không ngừng tăng qua các năm.
3.1.2. Xây dựng hệ thống ngân hàng hỗ trợ kinh tế nông nghiệp
Năm 1875, thực dân Pháp chính thức thành lập Ngân hàng Đông Dương.

Năm 1926, Toàn quyền Đông Dương đã ký hai nghị định cho ra đời hệ thống
tín dụng nông nghiệp lấy tên là Bình dân nông phố ngân hàng (Crédit populaire
agricole), viết tắt là CPA. Năm 1931, CPA Hà Nam được thành lập và nhanh
chóng đi vào hoạt động. Tuy nhiên, các quy định, điều kiện vay rất khắt khe,
thủ tục nhiều khâu phức tạp, cho nên không hiệu quả trong thời gian đầu.
3.1.3. Tăng cường, phát triển hệ thống thuỷ nông
12


Chính quyền tập trung vào việc thực hiện kế hoạch đắp đê sông Hồng; sông
Đáy, sông Thái Bình, điển hình là Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông
Hồng (năm 1926).
Thực dân Pháp cho xây dựng mạng lưới các sông, kênh thoát nước cho
Thái Bình và hỗ trợ cho Hà Nam (từ năm 1930 đến 1934 như: sông Sa Lung,
Tiên Hưng, Bình Cách, Diêm Hộ, Đan Hội, Việt Yên, Cầu Phán, An Hiệp...
Công trình thủy nông quy mô nhất của Hà Nam thời kỳ này là Hệ thống
thủy nông sông Nhuệ, xây dựng trong giai đoạn 1932 đến 1940.
3.1.4. Các chính sách khuyến nông
Khuyến khích mở rộng kinh tế đồn điền. Chính quyền thực dân ban hành
một loạt các nghị định khuyến khích hoạt động kinh tế đồn. Theo đó, người
bản xứ được nới lỏng, tạo điều kiện hơn. Đồng thời, diện tích đồn điền cấp
phát cho người Âu không ngừng tăng lên. Điển hình, năm 1928, Toàn quyền
Đông Dương được quyền cấp phát đồn điền có DT dưới 4000 ha.
Cho vay vốn. Cùng với các chính sách khuyến nông khác, chính quyền
thuộc địa quan tâm hơn đến việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp. Cục khuyến
nông Hà Nam còn hỗ trợ người nông dân về giống và mua chịu phân bón. Điển
hình từ năm 1938 đến năm 1941, chính quyền đã cho người nông dân vay hạt ngô
giống để trồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nông nghiệp còn bán chịu phân bón (tức
là vay tiền ngân hàng để mua phân bón) cho người sản xuất nông nghiệp.
3.2. Chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam

từ 1919 đến 1945
3.2.1. Chuyển biến về sở hữu ruộng đất
3.2.1.1. Về các loại hình sở hữu ruộng đất
Ruộng đất công làng xã. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xu hướng
ruộng tư lấn át ruộng công ngày càng leo thang ở Hà Nam. Đồng thời, ruộng đất
để hoang cao nhất ở Bắc Kỳ. Nguyên nhân cơ bản: Hà Nam là vùng đất trũng,
quanh năm úng lụt, thiên tai, mất mùa, thường chỉ trồng được một vụ (vụ Chiêm).
Ruộng đất tư. Thời Pháp thuộc, ruộng tư ở Hà Nam luôn chiếm tỷ lệ cao
hơn ruộng công. Năm 1932, ruộng tư chiếm 62,32%, ruộng công chiếm
37,68%. Tuy nhiên, so với thời kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tỷ lệ
tư điền ở Hà Nam có giảm xuống đôi chút
Sở hữu lớn. Chủ sở hữu lớn là những người sở hữu tư điền từ 50 mẫu trở
lên. Năm 1902, có 12 chủ sở hữu lớn (điền chủ), đến năm 1932 tăng lên 81 chủ.
3.2.2.2. Về các chủ sở hữu ruộng đất
13


Chủ sở hữu ruộng đất trực tiếp canh tác. Năm 1932, số chủ đất trực tiếp
canh tác ở Hà Nam là 44.639 người. Đó là những chủ sở hữu nhỏ và vừa, tức là
sở hữu từ 50 mẫu trở xuống. Họ không phải là những người bóc lột, trừ một bộ
phận nhỏ các chủ vừa trực tiếp canh tác, vừa kết hợp làm cùng tá điền hoặc
thoát ly, cho người khác lĩnh canh lại hoàn toàn.
Chủ đất trực tiếp canh tác, kết hợp làm cùng tá điền hoặc thoát ly, cho
người khác lĩnh canh lại hoàn toàn. Toàn tỉnh có 741 chủ sở hữu ruộng đất
nêu trên vào năm 1932, chiếm 2% dân số nông thôn, chủ yếu thuộc chủ sở
hữu trên 15 mẫu. Họ sở hữu nhiều ruộng đất, chỉ giữ lại một số DT để canh
tác, số còn lại cho người khác lĩnh canh hoặc làm cùng tá điền.
Bộ phận được hưởng ruộng đất công làng xã. Tính toán một cách tương
đối, số người dân nhận ruộng đất công làng xã là 400.620 người, chiếm khoảng
90% tổng DS ở nông thôn tỉnh Hà Nam. Số ruộng đất chia cho nhân khẩu

không nhiều, trung nông 3 sào/người, bần nông 1,6 sào/người, cố nông 0,8
sào/người, đa phần là ruộng xấu.
3.2.2. Chuyển biến trong cơ cấu nông nghiệp
Chuyển biến ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Xuất hiện mô hình
chuyên canh cây dâu, thuốc lá, trầu không, mía, đậu, trẩu, cà phê... Trong đó,
tiêu biểu là các vùng chuyên trồng cây cà phê. Cây công nghiệp này được trồng
nhiều trong các đồn điền của người Pháp ở châu Lạc Thủy, Kim Bảng.
Xuất hiện các mô hình đa canh. Bên cạnh các mô hình chuyên canh,
nhiều đồn điền ở Hà Nam thực hiện mô hình đa canh. Tức là kết hợp vật nuôi
và cây trồng (nuôi nhiều loại con và trồng nhiều loại cây khác nhau), điển hình
là đồn điền của M.Borel; M.Guyot de Salins; Công ty Cà phê Đông Dương;
M.Lecconte.
3.2.3. Chuyển biến trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
3.2.3.1. Canh tác cây lương thực
Trồng lúa. DT, SL, NS, giá trị không ngừng thay đổi. DT lúa của Hà Nam
đã tăng lên đáng kể (DT lúa năm 1921 tăng gấp 6 lần so với năm 1897). Từ năm
1940 trở đi, DT lúa có xu hướng giảm dần. SL lúa tăng từ 53.618 tấn (năm
1918) lên 120.886 tấn năm 1921 và NS có sự gia tăng liên tục và giữ ổn định kể
từ sau năm 1919. Từ năm 1936 và 1940, năng suất giảm xuống thấp (1,3 tấn).
Ngô và các loại cây trồng khác. Trước năm 1919, DT trồng ngô ở Hà Nam
nhỏ và thường xuyên sụt giảm, hoặc có tăng cũng không đáng kể. Sau năm
1919, DT, SL, NS, GT của ngô được phục hồi và tăng qua các năm. Từ năm
1931 đến năm 1940, DT tăng thêm 882 ha, SL tăng thêm 2.116 tấn. Đặc biệt,
14


GT của ngô tăng mạnh trong một số năm, từ năm 1934 đến 1940, tăng thêm
122.012 đồng. Nguyên nhân DT, SL, NS ngô ở Hà Nam được phục hồi và có sự
tăng trưởng dần, do ngô bán được giá hơn. Ngoài lúa, ngô ra, ở Hà Nam còn
trồng nhiều loại cây ngũ cốc, rau quả khác. Tuy nhiên, DT, SL, NS một số loại

không lớn và không ổn định.
3.2.3.2. Canh tác cây công nghiệp
Cây chè. Chè được trồng nhiều ở các huyện miền núi, nhiều nhất là châu
Lạc Thủy, Thanh Liêm, Kim Bảng. DT trồng chè khá ổn định và được mở rộng
trong một số năm.
Mía, khai tây, đậu. Đây là những loại cây công nghiệp hàng năm được
trồng nhiều ở Hà Nam. Từ năm 1931 đến năm 1940, DT mía, khoai tây, đậu
không ngừng được mở rộng.
Ngoài các cây trồng chủ đạo nêu trên, ở Hà Nam thời kỳ này còn trồng
các loại cây công nghiệp khác như : Dâu tằm, cau, thuốc lào, lạc, vừng, đậu
tương, kê...
3.2.3.3. Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc. Số lượng cùng với giá trị của loại gia súc này tăng lên
cao so với trước đó. Tính đến năm 1930, tổng số trâu bò ở Hà Nam là 11.527
con. Trong đó bao gồm: 4650 con bò và 6.877 con trâu. Việc xuất khẩu gia súc
ra thị trường nước ngoài là nguyên nhân chủ yếu làm cho số lượng trâu bò của
Hà Nam tăng nhanh, nhất là sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Chăn nuôi gia cầm. Hầu hết các gia đình người Việt đều nuôi gà vịt. Tính đến
năm 1932, tổng số gia cầm được nuôi ở Hà Nam lên đến 410.908 con.
3.2.4. Chuyển biến trong sử dụng nhân công nông nghiệp
Thời Nguyễn, quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân tá điền thông
qua các hình thức địa tô là quan hệ cơ bản, chi phối. Thới Pháp thuộc, nhất là
sau năm 1919, các điền chủ đã bắt đầu tiến hành thuê mướn nhân công (quan
hệ bóc lột sức lao động giữa chủ và thợ, thông qua hợp đồng thuê lao động).
Có các loại nhân công sau: nhân công làm trong các đồn điền, hầm mỏ;
nhân công làm theo mùa, theo tháng, theo năm ở nhà các địa chủ lớn hay trung
bình. Tiền công của nhân công thấp và tăng không đáng kể trong thời Pháp
thuộc. Lương làm thuê của đàn ông trong những năm 1931 đến 1934 ở Hà Nam
dao động từ 0,1- 0,2 đồng; phụ nữ từ 0,1 – 0,15 đồng.
3.2.5. Chuyển biến về kỹ thuật nông nghiệp

3.2.5.1. Sự phát triển của thủy lợi, thủy nông nội đồng
15


Công tác đê điều nhằm chống lũ và thoát lũ là vấn đề quan trọng của Kĩ
thuật thủy lợi ở Hà Nam. Bên cạnh công việc gia cố, xây dựng mới hệ thống đê
điều, chính quyền thuộc địa còn tiến hành xây dựng các công trình thủy nông
như: cầu, cống, đập, đào đắp sông ngòi, khơi thông dòng chảy... Thời gian này
(1930 – 1940), công trình tiêu biểu ở Hà nam phải kể đến là hệ thống thủy nông
sông Nhuệ.
3.2.5.2. Phân bón, giống cây trồng, vật nuôi
Phân bón truyền thống. Bao gồm: phân xanh, phân chuồng (trâu, bò, lợn,
gà thải ra), phân bắc (người thải ra), bèo hoa dâu. Loại phân này rất đa dạng,
nguồn cung cấp phong phú. Tuy cách khai thác, bảo quản và sử dụng một số
loại phân tự nhiên chưa thật sự hợp lý, nhưng nó phù hợp với điều kiện tài
chính của người nông dân.
Phân hóa học. Bên cạnh phân bón truyền thống, chính quyền thực dân
đã cho du nhập vào Việt Nam cũng như Hà Nam một số loại phân hóa học,
phổ biến nhất là phân Phốt phát (6 loại khác nhau: Phốt phát đen; Phốt phát
đỏ; Phốt phát xanh; Phốt phát tím; Phốt phát nâu; Phốt phát vàng). Phân này
có thể bón cho lúa hoặc rau màu, phù hợp với các loại đất khác nhau.
Về giống cây trồng. Giống lúa mới được trồng đại trà và hiệu quả ở Hà
Nam thời gian này là Chiêm Thang. Ngoài ra còn có giống Chiêm Nam, Tép
Nam, Nếp Diên, lúa Hồ… Nhân dân có nhiều sáng tạo trong cách chọn giống,
chọn ruộng phù hợp với giống, Ngoài các giống lúa, Hà Nam còn có các giống
cây trồng khác như: chè, cam quýt ở Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân; mận ở Chỉ
Trụ, Phúc Châu (Lý Nhân); mơ ở Bài Tế, Cốc Thôn (Kim Bảng).v.v…
Về giống vật nuôi. Vật nuôi được chính quyền và các điền chủ quan tâm là
lợn, trâu, bò. Giống lợn Ỷ lông đen, mõm ngắn, tai nhọn, lưng võng, bụng phệ
sát đất nhập từ nước ngoài về, hợp với điều kiện ở Hà Nam. Bên cạnh đó là

giống bò Sind, cừu Vân Nam…
Về nông cụ sản xuất. Về cơ bản, người nông dân vẫn dùng cày bừa, tận
dụng sức kéo của trâu bò. Vụ tháng Mười, người ta còn sử dụng vồ gỗ, có cán
dài để đập đất (sau khi đã phơi ải). Người nông dân còn sáng tạo ra hòn đá lăn,
giũ lúa ra sân và dùng sức người hoặc trâu bò kéo để tách hạt thóc ra khỏi bông.
3.2.5.3. Công tác thú y, bảo vệ thực vật
Công tác thú ý, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tiếp tục được
chính quyền thực dân quan tâm. Chính quyền còn sử dụng phương tiện truyền
thông để phổ biến rộng rãi cho nhân dân về phương pháp phòng chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm.
16


Tiểu kết chương 3
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, DT công điền tăng lên, tư điền giảm
xuống ít nhiều. Nguyên nhân cơ bản, do nông dân phiêu bạt quay trở về đòi lại
đất; chính quyền ban hành quyết định cấm nhượng đất, khẩn hoang.
Sở hữu lớn xuất hiện và ngày càng phát triển. Bên cạnh quan hệ bóc lột
truyền thống (phong kiến), quan hệ bóc lột theo kiểu tư bản chủ nghĩa có xu
hướng gia tăng cùng với sự phát triển của sở hữu lớn.
Sự độc canh cây lúa bị phá vỡ. Các mô hình chuyên canh và đa canh xuất
hiện. Bên cạnh các cây trồng, vật nuôi truyền thống cho giá trị cao, các điền chủ
và người dân đã áp dụng sản xuất các giống cây trồng và vật nuôi mới, bước
đầu thu được kết quả tốt như: cà phê, lợn, bò, dê, cừu…
Kĩ thuật sản xuất được chú ý cải tiến rõ rệt. Hệ thống thủy nông nội đồng
được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới. Giống cây trồng, vật nuôi được tuyển
lựa, trồng thí điểm theo quy trình kĩ thuật. Một số giống mới phù hợp được du
nhập và sản xuất tại Hà Nam. Nhờ đó, DT, SL, NS cây trồng, điển hình là lúa
và vật nuôi có sự chuyển biến.


17


Chương 4
ĐẶC ĐIỂM VÀTÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG BIẾN ĐỔI KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP ĐẾN KINH TẾ, XÃ HỘI NÔNG THÔN TỈNH HÀ NAM
TỪ NĂM NĂM 1890 ĐẾN NĂM 1945
4.1. Đặc điểm kinh tế nông nghiệp Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1945
4.1.1. Là một vùng đất trũng, mật độ sông ngòi dày đặc, cách xa biển
nên việc trị thuỷ, thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn
Hà Nam nằm ở trung tâm của châu thổ sông Hồng, địa hình có độ dốc
thấp, phần lớn đất đai là đồng bằng. Thêm đó, mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo
ra sự úng thủy trên diện rộng, đặc biệt vào mùa lũ.
4.1.2. Ở Hà Nam thời kỳ này, về cơ bản chỉ trồng được một vụ lúa (vụ
chiêm), ruộng đất để hoang hóa lớn nhất Bắc Kỳ
Do đặc điểm về địa hình, sông ngòi, khí hậu, phần lớn diện tích đồng
ruộng bị úng lụt trong vụ tháng 10 (hay còn gọi là vụ Mùa), không trồng cấy
được. Tính chất này, cùng với chính sách bóc lột hà khắc của chính quyền thực
dân khiến số đông nông dân rơi vào tình cảnh phá sản, bỏ bê đồng ruộng, đi làm
thuê kiếm sống. Vì vậy, diện tích ruộng đất bỏ hoang vụ tháng Mười ở Hà Nam
thường không nhỏ, có những đợt cao nhất Bắc Kỳ, cao gấp gần hai lần Hải
Dương, gần 4 lần Nam Định.
4.1.3. Là một tỉnh nông nghiệp bán sơn địa, có diện tích nhỏ, nhưng quá
trình tập trung ruộng đất hình thành sở hữu lớn diễn ra mạnh mẽ.
Các nhà tư bản tư nhân Pháp đã theo chân đội quân xâm lược để thâu tóm
ruộng đất ở Hà Nam. Quá trình bình định về quân sự diễn ra ở đâu, đồn điền
được mọc lên ở đó. Đến năm 1930, Hà Nam đứng thứ 3 về diện tích đồn điền
của người Âu so với 27 tỉnh Bắc Kỳ được thống kê
4.1.4. Cà phê là cây công nghiệp chủ lực và là luôn là một trong những
tỉnh có diện tích cà phê đứng đầu Bắc Kỳ.

Cũng giống như nhiều tỉnh khác ở Bắc Kỳ, ban đầu, cây cà phê được các
điền chủ trồng thử nghiệm với số lượng ít. Tuy nhiên, do thích hợp với điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu, cây cà phê sinh trưởng tốt ở Hà Nam, diện tích
không ngừng được mở rộng. Hà Nam luôn đứng ở tốp đầu và chiếm khoảng
15% so với diện tích cà phê toàn xứ Bắc Kỳ.
4.1.5. Số lượng nhân công theo mùa ở Hà Nam luôn đông đảo, tiền công
rẻ mạt và cơ bản không tăng.
Đặc điểm này là hệ quả của hoạt động trồng lúa ở Hà Nam. Tư liệu sản
xuất chủ yếu của người nông dân là ruộng đất, mọi trang trải cho cuộc sống của
họ đều trông đợi vào mảnh ruộng. Tuy nhiên, số ruộng công mà nông dân Hà
18


Nam được chia rất ít ỏi, đa số là ruộng xấu; đồng thời, về cơ bản chỉ trồng được
một vụ. Số lao động nhàn rỗi hàng năm ở Hà Nam luôn cao; đồng thời, lao
động ở các tỉnh khác kéo đến không hề nhỏ, dẫn đến sự dư thừa quá mức số
lượng người làm thuê ở Hà Nam trong một số năm. Lương của nhân công làm
thuê ở Hà Nam thấp hơn đáng kể so với Nam Định, Hải Dương và giá chung ở
Bắc Kỳ.
4.2. Tác động của những biến đổi kinh tế nông nghiệp đến kinh tế, xã hội
nông thôn tỉnh Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1945
4.2.1. Tác động đến các ngành kinh tế
4.2.1.1. Các nghề thủ công truyền thống
Sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp, cùng chính sách kinh tế vĩ mô của
chính quyền thực dân đã làm cho một số nghề thủ công truyền thống của Hà
Nam bị tác động mạnh. Một số nghề mới sinh ra, điển hình là nghề làm miến
Song thần. Một số nghề bị sa sút, điển hình là: nghề tơ tằm và dệt. Một số nghề
được duy trì và phát triển, như: Làm đồ xương, sừng; hàng xáo, mộc, đan lát,
may mặc, nấu mật, làm đồ mỹ nghệ…
4.2.1.2. Các hoạt động thương mại và dịch vụ

Sản xuất nông nghiệp tác động trực tiếp tới các hoạt động xuất khẩu hàng
nông sản, hoạt động kinh doanh, buôn bán và một số lĩnh vực dịch vụ. Thị trường
xuất khẩu nước ngoài chủ yếu là Châu Âu, Hồng Kông, Philippin. Hoạt động nội
thương diễn ra ở các chợ thôn, huyện và tỉnh như: chợ Trấn; chợ Bầu, chợ Tàng,
chợ Động (Thanh Liêm); chợ Đại, chợ Quế (Kim Bảng); chợ Giầm, chợ Chủ , chợ
Sông (Bình Lục); chợ Cầu, chợ Tảo Môn (Lý Nhân); chợ Lương, chợ Lệnh (Duy
Tiên). Ngoài hệ thống chợ, Hà Nam còn tham gia các Hội chợ ở Hà Nội.
4.2.2. Những biến động trong xã hội nông thôn tỉnh Hà Nam
4.2.2.1. Sự phân hóa xã hội
Phân hóa của giai cấp nông dân. Giai cấp nông dân, địa chủ Hà Nam phân
hóa thành nhiều bộ phận khác nhau: cố nông, bần nông, trung nông, phú nông.
Một bộ phận bị vô sản hóa, hoặc gia nhập giai cấp địa chủ. Địa chủ phân hóa
thành: đại, trung, tiểu địa chủ. Bên cạnh đó, xuất hiện thêm các giai tầng mới:
công nhân, tư sản, trí thức, tiểu tư sản. Mỗi giai cấp, giai tầng có đặc điểm, địa
vị, thân phận xã hội và thái độ chính trị khác nhau.
4.2.2.2. Đời sống của người nông dân tỉnh Hà Nam dưới tác động của
những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp
* Đời sống vật chất
19


Về thu nhập. Thu nhập của nông dân Hà Nam thời Pháp thuộc rất thấp. Về
cơ bản, họ lao động vất vả, cực khổ nhưng không đủ để nuôi sống bản thân. Vì
vậy, muốn sống được, họ phải đi vay nặng lãi, cầm cố ruộng đất và mọi thứ với
lãi suất rất cao, hoặc là bỏ xứ đi hành khất, làm thuê ở các đồn điền, hầm mỏ…
Về ăn, mặc, ở. Phần đông nông dân Hà Nam ở trong những túp lều lụp xụp,
dột nát, nguyên liệu hoàn toàn đơn giản sẵn có như: rạ, tre, đất… thậm chí là
nhà bếp, chuồng trâu, kho lúa của địa chủ và không có đủ tiền, thóc gạo để duy
trì cuộc sống hàng ngày, trang phục tạm bợ và rách rưới.
* Đời sống tinh thần

Đời sống của nông dân Hà Nam nghèo nàn, xác xơ; họ bị chính quyền
thuộc địa đầu độc tinh thần và thể xác bằng thuốc phiện, rượu cồn và các thứ
văn hóa độc hại.
Sự khốn khổ trong cuộc sống của người nông dân tỉnh Hà Nam thời Pháp
thuộc là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, chính sách bóc lột hà khắc của thực
dân Pháp mà điển hình là chế độ tô, thuế nặng nề, “phù thu, lạm bổ”. Nông dân
Hà Nam thời Pháp thuộc phải chịu nhiều thứ thuế khác nhau như: thuế ruộng,
điền thổ, thuế thân, thuế chợ, thuế đò, v.v… Bên cạnh đó, người nông dân Hà
Nam thời kì này là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi. Họ vay tiền của ngân
hàng nông nghiệp Tỉnh hoặc của cá nhân địa chủ và những người giàu có với lãi
suất rất cao. Thiên tai, bão lụt, hạn hán, bệnh tật cũng là những nguyên nhân
khiến cho cuộc sống của người dân càng thêm khốn khổ. Từ năm 1911 đến
1929 ở Bắc Kỳ và Hà Nam có tới 147 trận bão. Sau bão lũ, bao giờ giá cả các
mặt khác thiết yếu, nhất là lúa gạo sẽ leo thang; đồng thời, các bệnh dịch cũng
xuất hiện làm cho đời sống của người nông dân vốn đã thiếu thốn, khổ cực lại
cực khổ cực hơn.
Tiểu kết chương 4
Hoạt động kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam từ năm 1890 đến 1945 nổi bật
lên mấy đặc điểm: Là một vùng đất trũng, mật độ sông ngòi dày đặc, cách xa
biển nên việc thoát lũ gặp nhiều khó khăn; về cơ bản chỉ trồng được một vụ lúa
(vụ tháng 5), ruộng đất để hoang hóa lớn nhất Bắc Kỳ; là một tỉnh nông nghiệp
bán sơn địa, có diện tích nhỏ, nhưng quá trình tập trung ruộng đất hình thành sở
hữu lớn diễn ra mạnh mẽ; cà phê là cây công nghiệp chủ lực và là luôn là một
trong những tỉnh có diện tích cà phê đứng đầu Bắc Kỳ; số lượng nhân công theo
mùa ở Hà Nam luôn đông đảo, tiền công rẻ mạt và cơ bản không tăng.
20


Sự biến đổi của kinh tế nông nghiệp đã tác động và làm biến đổi sâu sắc tới đời
sống kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Hà Nam theo cả hướng tích cực và tiêu cực.

KẾT LUẬN
Hà Nam là một tỉnh nhỏ của vùng châu thổ sông Hồng. Đây là địa bàn
quan trọng, có vị trí chiến lược về quân sự, chính trị... Vì vậy, Hà Nam đã trở
thành mục tiêu đánh chiếm và bình định sớm của thực dân Pháp khi tiến ra Bắc
Kỳ. Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp của Hà Nam từ năm 1890 đến năm 1945,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
Quá trình khai thác kinh tế của chính quyền đô hộ đã làm cho diện mạo
nền nông nghiệp Hà Nam có ít nhiều thay đổi. Có thể nói, từ năm 1890 đến năm
1945, rõ nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nông nghiệp, nông thôn Hà
Nam đã có sự chuyển động. Từ một nông thôn tù đọng với nền sản xuất nông
nghiệp manh mún, đến giai đoạn này ít nhiều đã có sự chuyển biến:
Chuyển biến trong chính sách kinh tế nông nghiệp. Khi thực dân Pháp
tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta, nông nghiệp là một trong
bốn lĩnh vực được chính quyền đô hộ ưu tiên đầu tư (xếp sau khai mỏ, giao
thông vận tải, thương nghiệp). Sau Thế chiến I, thực dân Pháp tiến hành khai
thác thuộc địa lần thứ hai, nông nghiệp đứng ở hàng đầu tiên trong cơ cấu đầu
tư của chính quyền đô hộ. Nhằm huy động và đáp ứng nguồn vốn kịp thời cho
sản xuất, ngân hàng nông nghiệp Hà Nam (CPA) chính thức được thành lập
năm 1931. Bên cạnh đó, hệ thống thủy nông được gia cố, nâng cấp, cải tạo và
xây dựng mới, nhiều chính sách khuyến nông khác được đẩy mạnh như: khuyến
khích mở rộng kinh tế đồn điền, hỗ trợ người sản xuất về vốn, giống…
Quan hệ sản xuất có nhiều biến chuyển. Khi thực dân Pháp đặt ách thống
trị lên Việt Nam cũng như Hà Nam, những nhân tố mới của quan hệ sản xuất
trong kinh tế nông nghiệp đã xuất hiện. Thứ nhất, trong lĩnh vực sở hữu ruộng
đất, quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất được đẩy mạnh làm cho sở hữu lớn ra
đời và phát triển, điển hình nhất là sự xuất hiện các đồn điền của người Pháp,
sau là người Việt. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự chuyển biến
này diễn ra mạnh mẽ hơn. chủ đồn điền (8 điền chủ người Pháp và 1 điền chủ
người Việt). Kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp có điều kiện phát triển hơn
nhờ quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất. Tuy vậy, giống như nhiều tỉnh khác ở

đồng bằng sông Hồng, ở Hà Nam thời kỳ này, cơ bản vẫn là kinh tế tiểu nông,
dựa trên nền tảng tư liệu sản xuất nhỏ và manh mún. Thứ hai, trong lĩnh vực
bóc lột nhân công lao động cũng có sự chuyển biến. Thời kỳ phong kiến, cơ bản
21


chỉ có quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân trong quá trình sản xuất nông
nghiệp. Khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, việc thuê muốn nhân
công, bóc lột sức lao động của người làm thuê cũng xuất hiện. Hình thức này
xuất hiện cả trong mô hình sản xuất truyền thống. Một mặt, địa chủ vẫn bóc lột
tá điền bằng cách phát canh thu tô. Mặt khác, địa chủ cho cấy rẽ hoặc thuê nhân
công làm cho mình. Trong các đồn điền của người Pháp, điền chủ thường thuê
nhân công và trả lương cho họ thông qua giao kèo giữa hai bên.
Chuyển biến từ mô hình kinh tế truyền thống (độc canh cây lúa, tự cung,
tự cấp) sang mô hình chuyên canh cây công nghiệp, đa canh (đa dạng các loại
cây trồng, vật nuôi) và hướng tới xuất khẩu hàng hóa. Các mặt hàng xuất khẩu
chủ đạo của Hà Nam là: gạo, cà phê, trâu, bò, lợn, gà, vịt… và thị trường xuất
khẩu chính là châu Âu (chủ yếu là Pháp), Hồng Kông (Trung Quốc), Philippin.
Chính quyền đô hộ giữ độc quyền xuất khẩu các mặt hàng. Quá trình xuất khẩu
đã làm cho giá trị của sản phẩm nông nghiệp tăng lên và kích thích sản xuất
nông nghiệp ở Hà Nam phát triển, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Chuyển biến về kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Chính quyền thuộc địa
chú ý đến việc cải tạo, nâng cấp, xây mới hệ thống thủy nông nội đồng, cho
xây dựng hệ thống các cống, đê, đập, nạo vét kênh, mương trong toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, giống cây trồng và vật nuôi liên tục được các cơ quan chuyên
trách nghiên cứu, đem vào ứng dụng và nhập một số giống mới từ nước ngoài
về như: Cà phê, khoai tây từ Pháp, các giống rau su hào, bắp cải, súp lơ, cà
rốt, tỏi Tây, hành Tây, lúa Xiêm (Thái Lan), bò Sind, lợn Yoocsai, Bécsai, cừu
Vân Nam…
Sản lượng, năng suất, giá trị nhiều loại cây trồng, vật nuôi về cơ bản

tăng lên qua các thời kỳ, nhất là sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù
cũng có hiện tượng trồi sụt, không ổn định. Điều này đã được minh chứng qua
phân tích các số liệu thống kê ở từng giai đoạn.
Đời sống của nhân dân, chủ yếu là nông dân Hà Nam có chiều hướng
ngày càng đi xuống trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị. Đây là một mâu
thuẫn dễ dàng nhận thấy. Người nông dân là chủ thể chính tạo ra mọi sản phẩm
nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi (tất nhiên có sự tác động từ
chính sách vĩ mô của chính quyền thuộc địa). SL, NS, GT cây trồng, vật nuôi
không ngừng tăng lên. Mặc dù vậy, tình trạng thiếu đói càng phổ biến, đỉnh điểm
của tình trạng này xảy ra vào cuối năm 1944 đầu năm 1945 (nạn đói lịch sử).
Trong khi đó, chính quyền thuộc địa vẫn thu mua (theo giá cưỡng ép, thường rất
thấp so với giá trị thực của sản phẩm) thóc gạo và các sản phẩm nông nghiệp
22


khác để xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy, việc thực dân Pháp đầu tư vốn, kĩ
thuật, khuyến khích sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế này phát triển
là để phục vụ cho âm mưu vơ vét, bóc lột, phục vụ cho công cuộc khai thác
thuộc địa. Là một tỉnh nhỏ, mật độ DS lớn, điều kiện sản xuất không thuận lợi
như một số tỉnh khác, người nông dân Hà Nam vốn đã khổ, cuộc sống lại càng
cơ cực hơn dưới ách thống trị của chính quyền thuộc địa và tay sai. Tác phẩm
Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đã phản ánh phần nào thực tế nghiệt ngã đó. Đây
cũng là lý do giải thích cho chúng ta, vì sao Hà Nam sớm trở thành cái nôi của
phong trào cách mạng sau này, nhất là khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Từ những nhận định trên, có thể nhận thấy khá rõ rằng: sự chuyển biến
trong nông nghiệp chỉ có thể diễn ra mạnh mẽ, rõ rệt theo hướng tích cực khi
chính quyền đưa ra chính sách kinh tế phù hợp và đúng thời điểm. Thứ hai, cần
thấy được những tác dụng tích cực của việc tích tụ ruộng đất ở quy mô lớn so
với sự manh mún, nhỏ lẻ, phân tán truyền thống. Thư ba, sản xuất nông nghiệp
phải có sự đầu tư vốn, áp dụng kĩ thuật mới, đặc biệt là thủy lợi. Thứ tư, qua

thực trạng mối quan hệ giữa chủ trương xuất khẩu nông phẩm của thực dân
Pháp với diện tích, sản lượng, giá trị của nông phẩm thời kì này, chúng ta thấy
nông nghiệp phải gắn với kinh tế hàng hóa, xuất khẩu. Thứ năm, phải quan tâm
đến lợi ích của người lao động. Những bất công đối với người lao động đã làm
nảy sinh mâu thuẫn xã hội và ngày càng đẩy lên cao theo thời gian, nhất là khi
sự tước đoạt ngày càng tàn bạo, tất yếu sẽ làm bùng nổ các cuộc đấu tranh,
phản kháng của giai cấp nông dân.

23



×