Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

phuong phap giai bai tap ve co che nguyen phan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.35 KB, 5 trang )

PHƢƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
Dạng 1: Xác định số NST, số cromatit, số tâm động trong một tế bào qua các kì của
quá trình nguyên phân.
Kiến thức cần chú ý:
- NST nhân đôi => NST kép ở kì trung gian và tồn tại ở tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau
NST kép bị chẻ dọc tại tâm động và tác thành hai NST đơn và phân li về hai cực của tế bào.
- Cromatit chỉ tồn tại ở dạng NST kép, mỗi NST kép gồm có hai cromatit.
- Mỗi NST dù ở dạng kép hay đơn đều có 1 tâm động, trong tế bào có bao nhiêu NST thì có
bấy nhiêu tâm động.
=> Từ đó ta có thể xác đinh được số NST trong tế bào, số cromatit, số tâm động của một tế
bảo qua mỗi kì của quá trình nguyên phân:
Bảng: Xác định số NST, số cromatit, số tâm động trong một tế bào qua các kì của quá
trình nguyên phân:
Kỳ

Số NST

Số Cromatit

Số tâm động

Trung gian

2n (kép)

4n

2n

Trƣớc (Đầu)


2n (kép)

4n

2n

Giữa

2n (kép)

4n

2n

Sau

4n (đơn)

0

4n

Cuối

2n đơn

0

2n


Bài tập vận dụng:
Bài 1: Loài cà chua có bộ NST 2n = 24. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết
có bao nhiêu NST, cromatit, tâm động có trong tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên
phân.
Kỳ

Số NST

Số Cromatit

Số tâm động

Trung gian

24 NST (kép)

48

24

Trƣớc (Đầu)

24 NST (kép)

48

24

Giữa


24 NST (kép)

48

24

Sau

48 NST (đơn)

0

48

Cuối

24 NST đơn

0

24

Bài 2: Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử ruồi giấm (2n = 8) tạo ra đc 8 tế bào mới.


a) Xác định số đợt phân bào của hợp tử.
b) Hãy tính tổng số NST, số cromatit, số tâm động có trong 8 tế bào qua mỗi kì của quá
trình nguyên phân.
(Gợi ý là phần b các em chú ý ở đây là xác định xác định số lượng NST trong tế bào, số
cromatit, số tâm động trong 8 tế bào)

đ/a.

a. 2x = 8 => x = 3.

b. Với 8 tế bào thì ở các kì nguyên phân ta có:
Kỳ

Số NST

Số Cromatit

Số tâm động

Trung gian

64 NST (kép)

128

64

Trƣớc (Đầu)

64 NST (kép)

128

64

Giữa


64 NST (kép)

128

64

Sau

128 NST (đơn)

0

128

Cuối

64 NST đơn

0

64

Bài 3: Ở ruồi giấm 2n = 8. 1 tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong
tế bào đó bằng bao nhiêu?
đ/a. 16 NST đơn.
Bài 4: Nếu trong kì đầu của quá trình nguyên phân, một tế bào có 60 crômatit thì sau khi
chu kì tế bào kết thúc, các tế bào con của nó sẽ có số NST là bao nhiêu?
đ/a. Ở kì đầu, số cromatit = 4n = 60 => 2n = 30 => sau nguyên phân, mỗi tế bào con có 2n
NST đơn = 30.

Bài 5: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một
trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư,
người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 384 crômatit. Số NST có trong hợp tử này
là bao nhiêu?
đ/a. - Sau 3 lần nguyên phân => tạo 8 tế bào, đi vào lần nguyên phân thứ 4.
- Ở lần nguyên phân thứ 4, 8x4n=384 cromatit => 2n = 24 NST.
Dạng 2: Xác định số tế bào con đƣợc sinh ra, số NST mtcc, số thoi vô sắc được hình
thành – phá hủy trong quá trình nguyên phân:
1. Số tế bào con sinh ra qua nguyên phân.
- Một tế bào trải qua k lần nguyên phân thì sẽ tạo ra 2k tế bào.
- x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số TB con được tạo thành = 2k.x


- Nếu số lần nguyên phân của các tế bào không bằng nhau: Giả sử có a tế bào có số lần
nguyên phân lần lượt là: x1, x2, x3,....xa (ĐK: nguyên dương) => Tổng số TB con = 2x1+
2x2 + 2x3 +...+ 2xa
2. Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình phân bào là:
- 1 tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cần cho quá trình nguyên
phân là:
2n.(2k – 1)
- x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình
phân bào là:
2n.(2k – 1) x
3. Số thoi vô sắc được hình thành – phá hủy trong quá trình nguyên phân:
Nếu có a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2x tế bào con thì:
Số thoi vô sắc được hình thành = phá hủy = a.(2x – 1)
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Xác định số tế bào con trong các trường hợp:
a. 1 tế bào nguyên phân 5 lần liên tiếp.


b. 5 tế bào nguyên phân 5 lần liên tiếp.

c. 3 tế bào A, B, C nguyên phân số lần liên tiếp lần lượt 3, 5, 7.
Đáp án:

a. 32

b. 160

c. 168.

Bài 2: Một tế bào sinh dưỡng có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp. Tính
a. Số tế bào con được tạo ra khi kết thúc quá trình là?
b. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi?
c. Số thoi vô sắc hình thành, phá hủy trong toàn bộ quá trình nhân đôi.
Hướng dẫn: Áp dụng công thức ta có:
a. Số tế bào con được tạo ra sau 5 lần nhân đôi là: 2 5 = 32 tế bào
b. Số NST môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là: (2 5 - 1) × 24 = 744 ( NST)
c. Số thoi vô sắc hình thành = phá hủy = 25 – 1 = 31 thoi.
Bài 3: Có 5 tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu? Số
thoi vô sắc hình thành, phá hủy trong lần nhân đôi cuối và toàn bộ quá trình nhân đôi là bao
nhiêu?
Hướng dẫn: Số tế bào con được tạo ra từ 5 tế bào trải qua 5 lần nhân đôi là: 5 x 2 5 = 160 tế
bào
Số thoi vô sắc hình thành = phá hủy trong lần nhân đôi cuối (thứ 5) = 5.25 – 1 = 80 thoi.


Số thoi vô sắc hình thành = phá hủy trong toàn bộ quá trình nhân đôi = 5.(25 – 1) = 155 thoi.
Bài 4. Xác định số NST môi trường cung cấp trong các trường hợp sau:
a. 1 TB nguyên phân 5 lần, biết tế bào 2n = 14.

b. 5 tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần, biết tế bào 2n = 24.
c. 3 tế bào A, B, C của cùng 1 loài 2n = 46, nguyên phân số lần liên tếp là 3, 4, 5. Xác định
tổng số NST môi trường cung cấp cho 3 tế bào này.
đ/a.
a. 2n.(25 - 1) = 434 NST.
b. 24.(25 - 1).5 = 3720
c. 46.(23 - 1) + 46.(24 - 1) + 46.(25 - 1) = 2438
Bài 5: Có 7 hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần. Trong các tế bào con có
chứa tổng số 448 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định:
a) Tính số tế bào con được tạo ra?
b) Xác định bộ NST của loài nói trên?
c) Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
Hướng dẫn giải:
a) Số tế bào con được tạo ra là: 7×23 = 56
b) Số NST có trong các TB con là 448 ở trạng thái chưa nhân đôi nên ta có: 56.2n = 448=>
2n = 8
c) Số lượng NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là: 8 x 7 x (23 – 1) = 392 NST
Bài 6: Một loài có 2n = 18 NST. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau
tạo ra các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 5580 mạch pôlinuclêôtit
mới. Số lần nguyên phân của các tế bào này là bao nhiêu?
Đ/A. 5580 mạch poliNu mới là NST môi trường cung cấp = 10.(2x - 1). 18 => x = 5.
Bài 7. Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và tạo ra 36 tế bào con. Biết số
lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Tìm số lần nguyên
phân và số tế bào con tạo ra từ mỗi tế bào A, B, C.
Đáp án: Gọi: số lần nguyên phân tế bào A là x => Số lần nguyên phân của tế bào B là 2x.
Số lần nguyên phân tế bào C là y => x + 2x + y = 10 => y = 10 – 3x.
2x + 22x + 2y = 36 => 2x + 22x + 210 – 3x = 36 => x = 2 => y = 4.
Kết luận: A – 2 lần và tạo 2 tế bào con, B – 4 lần và tạo 16 tế bào con, C – 4 lần và tạo 16 tế
bào con.



Bài 8. Có 10 hợp tử của một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi
trường nội bào nguyên liệu tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo
thành, số NST mới hoàn toàn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường là 2400. Tính số lần
nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên
Đ/A. 2n.(2x - 1).10 = 2480 <=> 10.2n.2x – 10.2n = 2480
2n.(2x - 2).10 = 2480 <=> 10.2n.2x – 20.2n = 2400
=> 2n = 8
=> 2x = 32 => x = 5.



×