TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KINH TẾ THÔNG TIN
Đề tài: Thực trạng phát triển kinh tế
thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Giảng viên hướng dẫn:
Lê Thanh Huệ
Lớp học phần:
Tin kinh tế A K58
Sinh viên thực hiện:
Đặng Thị Anh – 1321050405
Nguyễn Việt Anh – 1321050008
Nguyễn Ngọc Bích – 1321050017
Nguyễn Thị Bình – 1321050428
Tháng 10-2016
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Lời mở đầu
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa được hiểu là quá trình công nghiệp hóa với các
mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển hiện đại. Từ những
thập kỷ cuối của thế kỷ XX cho tới nay, khoa học và công nghệ đã có những bước phát
triển kỳ diệu, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Sự phát triển cực kỳ nhanh
chóng của các ngành công nghệ cao, như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ nanô... đang hội tụ với nhau để tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới
của thế kỷ XXI. Hệ thống công nghệ mới này đã và đang làm biến đổi sâu sắc các quá
trình sản xuất, cách thức sản xuất, kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài
người. Đây không chỉ là cách mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà còn là cách mạng
trong các khái niệm, tư duy, cách sống, cách làm việc và trong các quan hệ xã hội…
Đó là xu thế phát triển tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia,
không loại trừ ai. Như vậy, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
công nghệ thông tin là phương thức xây dựng một đất nước công nghiệp mới trong điều
kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang
gia tăng mạnh mẽ.
Bộ đã xây dựng, hoàn thiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khoa học
và công nghệ giai đoạn 2016-2020. Triển khai Kế hoạch khoa học, công nghệ nguồn vốn
ngân sách năm 2015 phù hợp với thực tiễn công nghệ, mạng lưới, đáp ứng yêu cầu quản
lý, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Tăng cường chỉ đạo triển khai các hoạt động
nghiên cứu, định hướng nghiên cứu khoa học, công nghệ, thúc đẩy phát triển công nghệ
của ngành; thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ,
sáng kiến cải tiến kỹ thuật... ở các cơ quan, doanh nghiệp đồng bộ với các quy định của
Nhà nước. Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu xây dựng bản đồ công nghệ trong
lĩnh vực viễn thông phục vụ công tác định hướng công nghệ của Bộ. Triển khai Chương
trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học, công nghệ với các tổ
chức, các nước đến năm 2020.
Trong công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
(QCVN), Bộ tiếp tục tập trung vào các đối tượng tiêu chuẩn hóa cần thiết phục vụ các mục
tiêu quản lý. Bộ đã ban hành 15 QCVN và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 09
TCVN. Tăng cường quản lý chất lượng, đo kiểm chuyên ngành. Đánh giá, chỉ định và chỉ
định lại 18 phòng đo kiểm; tổng số phòng đo kiểm được chỉ định phục vụ công tác quản lý
chất lượng chuyên ngành TTTT đang có hiệu lực là 23. Tiếp tục triển khai thỏa thuận thừa
2
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
nhận lẫn nhau về viễn thông và CNTT (TELMRA) trong khuôn khổ thỏa thuận chung đã
được ký kết trong khu vực APEC và ASEAN; hiện nay, tổng số phòng đo kiểm nước ngoài
đã thừa nhận đang có hiệu lực là 64 phòng. Đối với công tác quản lý sở hữu trí tuệ, Bộ tiếp
tục tham gia góp ý các nội dung liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ trung gian (ISP) đối với vi phạm bản quyền về nội dung thông tin số trong Hiệp định TPP,
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.
Chỉ đạo tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn CNTT theo quy định. Thực hiện các chỉ
đạo của Chính phủ về tăng cường chia sẻ, trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu của cơ
quan nhà nước, điện tử hóa các thủ tục hành chính và quy trình làm việc; triển khai Đề án
tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan
đến quản lý dân cư giai đoạn 2013- 2020. Tiếp tục triển khai hoạt động thúc đẩy phát
triển IPv6; Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ giai đoạn II (2012-2015); các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận và sử dụng
công nghệ TTTT. Thực hiện kế hoạch tổng thể xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia và kế hoạch kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì,
cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008
trong phạm vi quản lý của Bộ.
3
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
I. Tổng quan về kinh tế thông tin
1.1. Khái niệm về kinh tế thông tin
Kinh tế thông tin được dùng để đặc trưng cho một nền kinh tế với vai trò tăng
trưởng của các hoạt động thông tin và công nghiệp thông tin.
Kinh tế thông tin đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai lĩnh vực (domain): lĩnh vực vật chấtnăng lượng và lĩnh vực thông tin, trong đó lĩnh vực đầu tiên bao gồm các khu vực nông
nghiệp và công nghiệp, trong khi lĩnh vực thứ 2 tương ứng với khu vực thông tin và quan
tâm đến sự biến đổi thông tin từ “dạng này sang dạng khác”.
1.2. Các hoạt động về thông tin
Bao gồm thông tin sơ cấp và thứ cấp:
- Thông tin sơ cấp:
+ Là những người mà công việc chủ yếu của họ là nhằm tạo ra hoặc quản lý, sử
dụng thông tin như các nhà khoa học, các nhà văn, những người làm công tác thư viện,…
+ Bao gồm: Sản xuất và sáng tạo tri thức (như R&D và các dịch vụ thông tin);
Phân phối thông tin và truyền thông (giáo dục đào tạo, dịch vụ thông tin công, viễn
thông,…); Quản lý rủi ro (các ngành công nghiệp tài chính, bảo hiểm); Tìm kiếm và hợp
tác (các nghề môi giới, quảng cáo); Dịch vụ xử lý và chuyển giao thông tin (xử lý thông
tin dựa trên máy tính, hạ tầng kỹ thuật truyền thông); Hàng hóa thông tin (máy tính bỏ
túi, chất bán dẫn, máy tính điện tử); Một số hoạt động có lựa chọn của chính phủ (dịch vụ
giáo dục, bưu điện..)…
- Thông tin thứ cấp:
+ Là những người làm việc chủ yếu trên những công việc không phải là thông tin
nhưng công việc của họ đòi hỏi phải có thông tin, họ đưa ra thông tin để sử dụng trong
sản xuất hàng hóa không phải là hàng hóa thông tin.
+ Bao gồm tất cả các dịch vụ thông tin được tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu trong
các cơ quản quản lý nhà nước và trong các khu vực phi thông tin, trừ các hoạt động của
chính phủ thuộc vào khu vực thông tin sơ cấp nêu ở trên.
Các hoạt động khác của chính phủ như lập kế hoạch, hợp tác, giám sát, điều chỉnh,
đánh giá và ra quyết định… là thuộc về khu vực thông tin thứ cấp.
Mặc dù nền kinh tế hậu công nghiệp đã được xác định là nền kinh tế thông tin,
nhưng việc tranh luận nhằm xác định xem những hoạt động và hàng hóa nào sẽ được xếp
vào lĩnh vực thông tin của nền kinh tế thực tế hiện vẫn còn đang tiếp diễn.
4
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
1.3. Các ngành công nghiệp thông tin
- Các ngành công nghiệp thông tin là bộ phận tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.
Các phương tiện thông tin đại chúng như máy tính cá nhân, nhạc số, phim kỹ thuật
số, truyền hình kỹ thuật số, trò chơi điện tử, là thuộc vào các ngành công nghiệp
thông tin và đang có sự bùng nổ về tăng trưởng. Các ngành nghề như lập trình
máy tính; thiết kế hệ thống; tin học ứng dụng trong tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
và bất động sản; viễn thông và nhiều ngành nghề liên quan đến thông tin khác
cũng đang tăng lên không ngừng .
- Các ngành công nghiệp thông tin được coi là là những ngành động lực thúc đẩy sự
đổi mới và đẩy mạnh sản xuất của các ngành công nghiệp khác.
- Tác động của việc thay đổi cơ cấu kinh tế liên quan đến sự thay đổi rộng rãi xã
hội. Hiện nay vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, công nghệ kỹ
thuật số, và các thông tin trung gian khác trong cuộc sống hàng ngày, trong các
hoạt động vui chơi giải trí, trong đời sống xã hội, công việc, chính trị, giáo dục,
nghệ thuật và nhiều khía cạnh khác của xã hội đã được tăng lên.
Phân loại các ngành công nghiệp thông tin:
Các ngành công nghiệp sản xuất và bán thông tin dưới dạng hàng
hoá hoặc dịch vụ. Các chương trình truyền hình, phim ảnh, các cuốn sách và tạp
chí được xuất bản định kỳ,… chính là các hàng hóa thông tin điển hình. Một số
thông tin được cung cấp không phải là những sản phẩm thông tin hữu hình mà là
vô hình, chẳng hạn như tư vấn,...
Các ngành dịch vụ xử lý thông tin: các dịch vụ về pháp lý, ngân hàng,
bảo hiểm, lập trình máy tính, xử lý dữ liệu, kiểm thử phần mềm và nghiên cứu thị
trường,...đòi hỏi tính chuyên môn cao.
Các ngành công nghiệp mà việc phổ biến hàng hoá thông tin là hoạt
động chính của nó như: ngành điện thoại, truyền thanh - truyền hình, truyền thông,
và bán lẻ sách báo...
Các nhà sản xuất thiết bị xử lý thông tin bao gồm các loại máy tính
điện tử, các thiết bị tin học, các chương trình phần mềm, các máy in và photocopy,
các thiết bị ghi âm, ghi hình,…
Các ngành công nghiệp chuyên về nghiên cứu, nhưng không đóng
vai trò như là cơ sở hạ tầng cho sản xuất thông tin hoặc đưa ra quyết định phức tạp
5
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
như: ngành dược phẩm và khám chữa bệnh, thiết kế thời trang, chế biến thực
phẩm và một số ngành công nghiệp công nghệ cao khác,...
Các ngành công nghiệp không chuyên sâu về nghiên cứu, nhưng lại
đóng vai trò như là cơ sở hạ tầng để tạo ra thông tin và đưa ra quyết định phức tạp.
1.4. Các chỉ tiêu hạt nhân đo lường nền kinh tế thông tin
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu cơ bản về CNTT&TT
a. Số người sử dụng Internet
- Gồm những ng sử dụng internet ở địa điểm công cộng, ở cơ quan, quán
coffee, gia đình…
- Internet đã và đang làm thay đổi rất nhiều phương thức hoạt động thường
nhật của người dân cũng như trong công tác của các tổ chức lớn nhỏ.
b. Đường truyền băng thông rộng
- Là điều kiện cần thiết đối với kinh doanh điện tử, cho phép các doanh nghệp có
các đường truyền thông đa mục đích. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hạ tầng viễn thông cho tới nay đã có những bước phát triển vượt bậc.
- Dung lượng kết nối internet quốc tế liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng lớn.
- Có vai trò quan trọng trong việc phổ biến và sử dụng CNTT và TT, từ đó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Được đo bằng số lượng những người thuê bao.
c. Số máy tính điện tử
- Máy tính là nhất thiết và không thể thiếu để phát triển KTTT và nhất là để ứng
dụng CNTT và TT trong quá trình sản suất kinh doanh điện tử.
- Việc đánh giá số lượng máy tính được thực hiện bằng việc thống kê số lượng
máy tính được bán ra.
d. Số máy điện thoại di động
Được tính bằng số người, số thuê bao trên 100 dân.
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu về ứng dụng CNTT&TT trong các doanh nghiệp
- Thương mại điện tử (e-commerce).
- Ứng dụng CNTT&TT trong doanh nghiệp (hay e-business).
6
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
1.4.3. Nhóm chỉ tiêu về thẻ điện tử, tài chính thương mại và tài chính điện tử
Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT&TT trong các ngành tài chính, ngân hàng như
chuyển nhượng qua ngân hàng, chi trả và thanh toán, chứng từ nhờ thu và tín dụng chứng
từ, cho vay với tổ chức và hộ gia đình, kinh doanh thẻ, theo dõi cho vay và người vay,
thông tin tín dụng điện tử và các hoạt động khác,...
1.4.4. Nhóm chỉ tiêu về du lịch điện tử
Chủ yếu đánh giá việc ứng dụng CNTT&TT trong việc giới thiệu hình ảnh quốc
gia, tổ chức các tour du lịch trực tuyến theo yêu cầu khách hàng và tiết kiệm chi phí cho
các tour du lịch,...
II. Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam
2.1. Thực hiện các chỉ số CNTT&TT về kinh tế thông tin
2.1.1. Nhóm chỉ số CNTT&TT cơ bản về tình hình phát triển kinh tế thông tin
a. Số người sử dụng Internet
- Sự phát triển nền kinh tế thông tin của các quốc gia phụ thuộc nhiều vào trình độ
khai thác, ứng dụng Internet của cộng đồng người sử dụng, điều kiện cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin và mức độ xã hội hoá các lĩnh vực trong cuộc sống trên mạng máy tính nói
chung, nhất là Internet.
Hình 1: Độ tuổi của người sử dụng Internet so với tổng số dân.
- Internet đã và đang làm thay đổi rất nhiều phương thức hoạt động thường nhật
của người dân cũng như trong các công tác của các tố chức lớn nhỏ. Năm 2010-2012 vẫn
tiếp tục là năm chứng kiến tốc độ phát triển nhanh của Internet -Viễn thông Việt nam. Sau
12 tháng, số thuê bao Internet quy đổi tăng 86%, số người dùng Internet tăng 80%.
7
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
- Internet từ lúc chỉ là dịch vụ xa xỉ dành cho các cá nhân có thu nhập cao hay tổ
chức kinh doanh thì nay Internet đã là dịch vụ phổ thông, thậm chí là thiết yếu ở một số
nhóm đối tượng như sinh viên, doanh nghiệp. Các hoạt động thương mại, kinh doanh,
quản lý nhà nước, điều hành công việc đã và đang hoà nhập vào môi trường Internet.
=> Trung bình mỗi người Việt Nam sử dụng 1,4 thuê bao di động.
Tổng quan về internet Việt Nam năm 2014
Hình 2: Tổng quan về Internet ở Việt Nam.
Hình 3: Mức sử dụng và mức tăng trưởng so sánh trong khu vực.
b. Đường truyền băng thông rộng và hạ tầng mạng Internet ở Việt Nam
8
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
- Hạ tầng viễn thông, Internet đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế thông tin. Hạ tầng mạng Internet Việt Nam khi mới được xây dựng năm 1996 chỉ là
một hệ thống thiết bị rất nhỏ với 64kbps kết nối quốc tế, khoảng 300 người sử dụng đầu
tiên đã kết nối với Internet. Cho tới nay, hạ tầng viễn thông, Internet của Việt Nam đã có
những bước phát triển vượt bậc với ba nhà cung cấp VNPT, FPT Telecom và Viettel
chiếm 98% thị phần Internet băng thông rộng.
- Dung lượng kết nối Internet quốc tế liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng khoảng
200 – 250%/năm.
- Việt Nam hiện đang dần được bao phủ dày đặc bởi internet băng thông rộng, khi
tính đến hết tháng 6, cả nước có 8,19 triệu thuê bao internet băng thông rộng cố định,
gồm cả cáp đồng (ADSL) và cáp quang (FTTx), tăng gấp đôi so với năm 2011. Độ phủ
(số đường băng rộng/hộ gia đình) đạt 37%, tức cứ 3 hộ gia đình thì có hơn một hộ sử
dụng băng thông rộng cố định.
- Thị trường cáp quang bùng nổ từ tháng 4/2013, cả nước mới có 210.000 thuê bao
cáp quang thì đến tháng 4/2016 con số này đã là 4,5 triệu, gấp 21 lần chỉ sau 3 năm
- Với sự ra đời của trạm trung chuyển quốc gia VNNIC, một lượng lớn các lưu
lượng trao đổi trong nước giữa các nhà cung cấp dịch vụ kết nối đã được lưu chuyển
trong nước, làm giảm thiểu băng thông kết nối quốc tế, tăng chất lượng của dịch vụ
Internet trong nước.
Nhờ có VNNIC mà các dịch vụ trực tuyến như video, game, báo điện tử… đã vượt ra
khỏi ranh giới của nhà cung cấp, tới được người dùng của các nhà cung cấp khác trong nước.
9
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Hình 4: Mạng kết nối liên thông giữa các nhà cung cấp Internet Việt Nam.
Tính “bùng nổ” đối với tiêu chí thuê bao và người sử dụng Internet trong những
năm qua xuất phát từ một số nguyên nhân.
Thứ nhất, dịch vụ ADSL được coi là một đòn bẩy tích cực mà 2 ISP lớn nhất hiện
nay (VNPT và FPT).
Thứ hai, các quyết định giảm cước truy cập sử dụng Internet của Bộ Bưu chính,
viễn thông ngang với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước còn rẻ hơn;
đồng thời cho phép các doanh nghiệp tự áp dụng quản lý và ấn định mức cước.
Thứ ba, những dịch vụ ứng dụng trên Internet đã được các doanh nghiệp Internet
quan tâm, các ISP, OSP bắt đầu đẩy mạnh đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cho cộng đồng.
Thứ tư, đối tượng tham gia khai thác Internet ở Việt Nam đa dạng hơn rất nhiều.
Theo cuộc điều tra thống kê của VDC các đây 4 năm, đối tượng người sử dụng Internet ở
Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp và tổ chức có tính chất nước ngoài. Thực tế đến
nay, thành phần tham gia ngoài 2 nhóm trên còn kể đến học sinh sinh viên và cán bộ nhà
nước.
Thứ năm, chất lượng Internet được cải thiện rõ rệt ngoài lý do băng thông Internet
quốc tế tăng mạnh, sức bùng nổ về dung lượng truy nhập Internet trong nước tăng nhanh
qua hệ thống VNNIC.
c. Số máy tính điện tử
10
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Hình 5: Thị phần 5 hãng PC lớn nhất trại Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát hàng quý châu Á/Thái Bình Dương Quarterly PC Tracker
của IDC, Việt Nam là thị trường máy tính (PC) duy nhất phát triển ở châu Á với tổng
doanh số máy tính bán ra thị trường đạt 2,13 triệu chiếc bán ra trong năm 2014.
Theo khảo sát của IDC, doanh số thị trường PC Việt Nam đã đạt 610.000 chiếc
trong quý 4/2014 và tổng số PC trong năm 2014 đã đạt 2,13 triệu chiếc, giúp thị trường
đạt mức tăng trưởng 2% so với năm trước. Điều này khiến Việt Nam trở thành thị trường
duy nhất phát triển ở châu Á.
d. Số máy điện thoại di động
Hiện 100% xã trên toàn quốc có máy điện thoại.
Các hoạt động của người dùng di động bao gồm: 24% dân số sử dụng các ứng
dụng mạng xã hội, 22% người Việt Nam xem các video trên điện thoại, 18% chơi game
trên điện thoại, 16% tìm kiếm các nội dung dựa trên vị trí qua điện thoại và 14% sử dụng
dịch vụ mobile banking.
Hình 6: Các hoạt động của người dùng di động.
Thương mại điện tử trên các thiết bị: 27% dân số sử dụng máy tính để bàn để tìm
kiếm sản phẩm cần mua trong tháng vừa qua, con số này với điện thoại di động là 18%.
24% dân số mua một sản phẩm qua hình thức trực tuyến vào tháng trước, con số này với
điện thoại di động là 15%.
11
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Hình 7: Hoạt động thương mại điện tử trên các thiết bị.
2.1.2. Nhóm chỉ tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các
doanh nghiệp
a. Thương mại điện tử
(1)
Tình hình kết nối và sử dụng Internet của các doanh nghiệp
Ngày 19/11/2015, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chính thức công bố Báo
cáo tài nguyên Internet 2015. Báo cáo đưa ra bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của tài
nguyên Internet Việt Nam năm 2015, cung cấp số liệu thông tin và phân tích về mức độ,
tình hình đăng ký sử dụng tài nguyên Internet, qua đó phản ánh về hoạt động Internet và
sự tăng trưởng của kinh tế Internet Việt Nam trên khía cạnh phát triển tài nguyên Internet.
Ngày 18/8/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số
24/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, bao gồm: đăng
ký, phân bổ, cấp, sử dụng, hoàn trả, tạm ngừng, thu hồi, giải quyết tranh chấp đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực Internet Việt Nam; quy định
một số nguyên tắc mới trong quản lý và sử dụng tài nguyên Internet; VNNIC triển khai
chương trình thanh lọc các TMTV đã đăng ký nhiều năm mà không đưa vào sử dụng.
Tính đến hết tháng 10/2015 tổng số TMTV đã bị thanh lọc trong diện này là hơn
187.000 tên miền, sự phát triển của TMTV đã dần đi vào thực chất hơn. Bên cạnh đó,
tính năng tự gia hạn cũng được cung cấp cho chủ thể TMTV.
12
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
(2)
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Internet.
-
Tập đoàn bưu chính viễn thông:
Năm 2015, Tập đoàn VNPT tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc tái cơ cấu theo
Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiến hành việc chuyển giao các
đơn vị đào tạo về UBND các địa phương, chuyển Bưu điện Trung ương về Bộ TTTT
quản lý. định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiến hành việc chuyển giao các
đơn vị đào tạo về UBND các địa phương, chuyển Bưu điện Trung ương về Bộ TTTT
quản lý.
Tổng lợi nhuận của Tập đoàn năm 2015 dự kiến đạt 3.280 tỷ, đạt 111,7% kế
hoạch, tăng 20% so với thực hiện năm 2014, trong đó lợi nhuận của khối kinh doanh dịch
vụ Viễn thông-CNTT đạt 3.050 tỷ, đạt 110,5% kế hoạch, tăng 21,7% so với thực hiện
2014. Tổng doanh thu dự kiến đạt 89.122 tỷ, đạt 102% kế hoạch, tăng 7,5% so với thực
hiện 2014.
- Tổng công ty Viễn thông MobiFone:
Năm 2015 đánh dấu mốc năm đầu tiên trong giai đoạn phát triển mới của
MobiFone vừa tổ chức lại Công ty theo mô hình Tổng công ty và tiến tới cổ phần
hóa, vừa thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đảm.
Thuê bao phát triển mới đạt 15 triệu thuê bao, vượt 33,6% kế hoạch đặt ra cho
năm 2015 và tăng trưởng 53,56% so với năm 2014.
- Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel): Doanh thu: 222.700 tỷ đồng, hoàn thành
96% kế hoạch, tăng 13% so với năm 2014. Lợi nhuận trước thuế: 45.800 tỷ đồng, hoàn
thành 96% kế hoạch, tăng trưởng 8,5%. Nộp ngân sách nhà nước: 37.300 tỷ đồng, đạt
177% kế hoạch, tăng trưởng 44,4% so với năm 2014. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn
chủ sở hữu: 40,8%.
(3) Các dịch vụ trên mạng Internet, trên Website của các doanh nghiệp và thông tin
của các website này
- Tên miền được sử dụng khá đa dạng đã góp phần phát triển các trang thông tin
tiếng Việt. Có một sự cải thiện đáng kể về nội dung thông tin trên các website của
các doanh nghiệp trong nước.
Phân tích tỷ lệ dịch vụ mạng sử dụng:
13
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Dịch vụ mạng
Tỷ lệ kết nối
Tỷ lệ sử dụng
băng thông
Web
42%
62%
Mail
7%
2%
Instant messaging
14%
6%
Video online
1%
7% - 30% (,)
VoIP
1%
2% - 8% (,)
Bảng 1: Phân tích tỷ lệ dịch vụ mạng sử dụng.
b. Ứng dụng CNTT&TT trong doanh nghiệp (hay e-business)
(1) Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng CNTT
Trong 504 doanh nghiệp được khảo sát trong cuộc điều tra “Đánh giá tình hình
ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp Việt Nam“ của Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT
có 86,5% bằng 428 doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, sản
xuất và kinh doanh.
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tham gia khảo sát
Hình 8: Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tham gia khảo sát.
14
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Cơ cấu chi phí đầu tư cho CNTT của DN
Hình 9: Cơ cấu đầu tư cho CNTT của doanh nghiệp.
Tỷ lệ ứng dụng các nhóm phần mềm trong DN năm 2014
Hình 10: Tỷ lệ ứng dụng các nhóm phần mềm trong DN năm 2014.
Mục đích sử dụng email trong DN
Hình 11: Mục đích sử dụng email trong DN.
15
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
(3)
Các lĩnh vực ứng dụng CNTT trong quản lý doanh nghiệp
- Ứng dụng trong công tác quản trị doanh nghiệp
Có 12% trong số doanh nghiệp ứng dụng CNTT đã ứng dụng các phần mềm tin
học trong hoạt động của doanh nghiệp, số còn lại vẫn tiến hành hoạt động quản lý, sản
xuất và kinh doanh theo cách truyền thống. Chương trình ứng dụng được sử dụng là quản
lý tài chính, kế toán (87,9%), quản lý nhân sự (32,5%), quản lý tiền lương (29,4%), quản
lý tài sản cố định (28%), quản lý hàng, vật tư (36,7%), quản lý mua hàng (27,8%), quản
lý bán hàng (39,5%) và quản lý sản xuất (17,8%) [28]. Về cơ bản, các chương trình ứng
dụng đáp ứng được nhu cầu về tính toán, quản lý, tăng năng suất lao động; góp phần giúp
lãnh đạo doanh nghiệp tổng hợp, chia sẻ số liệu, ra quyết định nhanh chóng và chính xác.
- Ứng dụng trong công tác điều khiển tự động sản xuất
Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất và chế biến quan trọng như điện, dầu khí,
xi măng, cao su, điện tử, cơ khí... đã ứng dụng CNTT đáng kể trong công tác tự động hoá
sản xuất. Một số doanh nghiệp đã tích hợp hệ thống quản trị doanh nghiệp với hệ thống
tự động hoá công nghệ. Tuy nhiên, do chi phí của công tác tự động hoá lớn nên tỷ lệ
doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng này trong số doanh nghiệp ứng dụng CNTT chỉ
chiếm 18,3%.
- Ứng dụng trong công tác kinh doanh
Chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp ứng dụng CNTT áp dụng vào công tác kinh
doanh, thương mại. Trong đó, khoảng 11,9% ứng dụng trong quản lý khách hàng, thị
trường; 5,8% trong giao dịch, thương mại điện tử; 4,7% trong tiếp thị, giới thiệu sản
phẩm và 0,2% cho các mục đích khác.
Việc sử dụng trang web riêng trong giới thiệu sản phẩm, cung cấp dịch vụ... còn
hạn chế, hiệu quả chưa cao. Con số 82,1% doanh nghiệp không quan tâm tới việc bán
hàng qua nhà cung cấp dịch vụ trên mạng cho thấy phần lớn doanh nghiệp chưa nhận
thức được tiềm năng và tận dụng các thế mạnh của thương mại điện tử.
(3) Doanh nghiệp phát triển phần mềm tin học
Vài năm gần đây công nghiệp phần mềm (CNPM) Việt Nam đang chứng kiến
sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô của nhiều DN, điển hình trong đó có các công ty
lớn như FPT và TMA.
Nhu cầu từ thị trường ngoài nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và DNPM quy mô
lớn càng có cơ hội kiếm được nhiều khách hàng. Với các cơ sở xây dựng được 5 năm
qua, cộng thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, chắc chắn giai đoạn tới sẽ có sự bùng nổ phát
triển của các DNPM hàng đầu.
Bên cạnh các công ty phần mềm lớn nêu trên, phần nhiều các DNPM Việt Nam
vẫn là các công ty vừa và nhỏ, với năng lực cạnh tranh còn hạn chế, quy trình sản xuất và
quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chuyên gia bậc cao còn ít, chưa có kinh nghiệm
16
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
marketing.
(4) Cơ cấu đầu tư công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
Phân tích sâu hơn tình hình đầu tư ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp được
khảo sát, có thể thấy cơ cấu đầu tư hiện vẫn còn mất cân đối, tỷ trọng đầu tư bình quân
cho phần cứng là 77% trong khi phần mềm chỉ là 23% và đào tạo chiếm 12,4% tổng đầu
tư CNTT của doanh nghiệp.
Cơ cấu đầu tư CNTT trong các doanh nghiệp
Khoản mục đầu tư
Tỷ trọng
bình quân
Tổi thiểu
Tối đa
Phần cứng
76,8%
25%
100%
Phần mềm
22,90%
0%
65%
Đào tạo
12,40%
0%
20%
Bảng 2: Cơ cấu đầu tư CNTT trong các DN.
(5) Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp
Tỷ lệ 12,3% đầu tư CNTT dành cho đào tạo mới chỉ nói lên phần nào thực trạng
phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp. Trong thực tế,
tỷ lệ phân bổ chi phí đào tạo giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch khá lớn, phản ánh
sự phát triển không đồng đều trong nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề này.
Trình độ CNTT của người lao động trong các doanh nghiệp còn tương đối sơ
đẳng. Tỷ lệ nhân viên biết sử dụng máy tính trong hơn 300 đơn vị được khảo sát bình
quân là 51%, mục đích sử dụng máy tính thường chỉ dừng ở mức soạn thảo văn bản, chỉ
có 64% đơn vị cho biết đã bước đầu ứng dụng CNTT vào phục vụ một số hoạt động tác
nghiệp như tài chính kế toán, quản lý cán bộ…).
Hiện nay, công nghệ thông tin là một trong các ngành được mở ở nhiều trường đại
học nhất. Tất cả các trường đại học, cao đẳng, dân lập và hầu hết các trường đại học công
lập về khoa học, kỹ thuật tại Việt Nam đều có đào tạo cử nhân/kỹ sư CNTT.
Nhân lực phát triển phần mềm Việt Nam được đánh giá là năng động, thông minh,
có kiến thức cơ bản, có khả năng đào tạo nâng cao trình độ nhanh, dễ thích nghi với điều
kiện làm việc cường độ cao, và có giá nhân công thấp.
2.1.3. Thị trường CNTT Việt Nam
17
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Từ một đất nước phải nhập khẩu thiết bị, máy tính và điện thoại di động, nay Việt
Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin
hàng đầu thế giới nhờ thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài và phát huy sức
mạnh các nguồn lực trong nước.
Doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam năm 2013 đạt trên 39,5 tỷ
USD, tăng 55,3% so với năm 2012 nhờ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử tăng
59,7% với doanh thu trên 36,7 tỷ USD và chiếm tới 93% tổng doanh thu của ngành công
nghiệp công nghệ thông tin. Công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng tăng trưởng
mạnh, lần lượt là 12,7% và 13,9%.
Xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin năm 2013 đạt 34,76 tỷ USD, tăng trên
51,7% so với năm 2012. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam đã xuất
siêu 8,4 tỷ USD trong năm 2013.
2.2 Kết nối với mạng Internet quốc tế
Trong những năm qua , nên kinh tế của chúng ta đang có những ng từng bước
chuyển biến rất tích cực , đang từng bước hình thành một nền kinh tế thông tin . Trong đó
, CNTT đang được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực , tạo động lực phát triển cho
toàn bộ nền kinh tế .
Hình 12: Sơ đồ kết nối Internet của các ÍP Việt Nam (7/2013).
Theo dự báo, số người sử dụng Internet Việt Nam đang và sẽ tiếp tục gia tăng
trong thời gian tới. Internet Việt Nam đã thực sự góp phần thay đổi tích cực khả năng
tiếp cận thông tin, trao đổi thông tin trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, hoạt động
kinh doanh thương mại.
18
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Tốc độ kết nối internet của Việt Nam với các nước trên Thế Giới
Hình 13: Tốc độ kết nối Internet của Việt Nam so với thế giới.
2.3. Thẻ điện tử, tài chính thương mại và tài chính điện tử
2.3.1. Ngân hàng điện tử
- Thuật ngữ “ngân hàng điện tử” chỉ sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng thông
qua mạng Internet. Khách hàng của nó có thể là cá nhân hay tổ chức. Nó gồm việc
chuyển nhượng qua ngân hàng, chi trả và thanh toán, chứng từ nhờ thu và tín dụng chứng
từ, cho vay với tổ chức và hộ gia đình, kinh doanh thẻ và các hoạt động khác.
- Là động lực quyết định sự phát triển của nghành ngân hàng. Tất cả các ngân
hàng đều có xu hướng cung cấp các dịch vụ của mình qua Internet, coi đó là kênh phân
phối và liên lạc chính.
- Tồn tại dưới hai hình thức:
+ Ngân hàng trực tuyến: cung cấp các dịch vụ qua mạng Internet .
+ Mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện
tử hóa các dịch vụ truyền thống: tức là phân phối những sản phẩm, dịch vụ cũ trên
các kênh phân phối mới.
- Hiện tại, dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng thương mại Việt Nam
cung cấp qua các kênh: ngân hàng tại nhà, ngân hàng tư động qua điện thoại, ngân hàng
qua mạng không dây.
- Tiên trình phát triển ngân hàng điện tử ở Việt Nam gặt hái đuợc khá nhiều thành
công, tuy nhên vẫn có những hạn chế sau:
19
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
+ Chất lượng ngân hàng điện tử chưa thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng
ở những cấp độ cao hơn.
Ví dụ: gửi tiền mặt vào tài khoản, đăng kí sử dụng dịch vụ còn phải giao dịch
trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng…
+ Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
Ví dụ : chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kĩ thuật, thiết bị đầu cuối
không đảm bảo chất lượng; các hệ thống ngân hàng điện tử của các ngân hàng còn
phát triển tương đối độc lập, chưa có sự phối hợp, liên thông cần thiết...
+ Giao dịch ngân hàng điện tử còn phụ thuộc nhiều vào chứng từ lưu trữ
truyền thống, chưa điện tử hóa mọi chứng từ giao dịch; việc sử dụng chữ ký điện tử,
chứng nhận điện tử chưa được phổ biến rộng rãi...
+ Tin tặc, virut máy tính .
+ Quy mô và chất lượng thương mại điện tử còn thấp và phát triển chậm.
2.3.2. Thông tin tín dụng điện tử
- “Tín dụng điện tử” là tập hợp dữ liệu mà người cho vay sử dụng để
kiểm tra tình hình tài chính và báo cáo trả tiền của người vay, là phương tiện giúp giảm
bớt tính không minh bạch dễ dẫn tới rủi ro tín dụng.
- Ở Việt Nam những năm gần đây, cùng với sự gia tăng các mối liên hệ, liên
doanh, liên kết giữa các tổ chức tín dụng với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các
đối tác trong và ngoài nước, nhu cầu thông tin tín dụng có xu hương tăng nhanh. Nhằm
đáp ứng nhu cầu đó, ngày 22/02/2013, Trung tâm Thông tin tín dụng CIC trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước đã được thành lập với chức năng thu thập và cung cấp dịch vụ
thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cá nhân khác .
Từ ngày 01/01/2004, CIC đã đưa hoạt động cung cấp thông tin tín dụng vào phục vụ rộng
rãi trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp…
- Song, thông tin tín dụng là một lĩnh vực nhạy cảm, không chỉ liên quan đến
quyền và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng mà có thể ảnh hưởng đến tính riêng tư,
bảo mật dữ liệu của các doanh nghiệp và cá nhân.
2.4. Du lịch điện tử
- Du lịch là một trong những nghành kinh tế lớn trên thế giới .
- Sự phát triển của CNTT và TT đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ ngành công
nghiệp du lịch thông qua việc làm thay đổi cơ cấu thị trường và hành vi của khách du
lịch. Đặc biệt sự xuất hiện của Internet với hàng ty website hiện nay trên thế giới đã giúp
giảm thiểu tối đa thời gian của khách du lịch khi muốn tìm một nơi nghỉ ngơi lý tưởng và
20
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
nhân viên của các công ty du lịch thì không phải đi tiếp thị từng nơi về các tour du lịch
của mình.
- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các đơn vị hoạt động lữ hành đã
xây dựng website, kênh bán tour qua mạng nhằm giúp người dân có nhu cầu thuận tiện so
sánh, chọn tour du lịch phù hợp và giá tốt…
- Sử dụng CNTT và TT hiệu quả sẽ giúp hình ảnh quốc gia được giới thiệu một
cách nhanh chóng hơn , thu hút nhiều khách du lịch hơn và tiết kiệm nhiều chi phí hơn.
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2015
Hình 14: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2015.
III. Cơ hội thách thức phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam
3.1. Cơ hội
- Phát triển nông nghiệp:
+ Kinh tế thông tin ngay từ đầu và mãi mãi về sau đều lấy thông tin làm trung
tâm. Những kỹ thuật và công nghệ mới cho phép tạo ra và phân phối tri thức mới, phổ
biến dữ liệu, thông tin và tri thức. Một số công nghệ mới như Internet, World Wide Web,
các thiết bị kỹ thuật số như thiết bị khám chữa bệnh, video, camera,... và nhiều dạng
truyền thông kỹ thuật số khác.
+ Kinh tế thông tin sẽ tạo điều kiện để người lao động trong nước sử dụng các kỹ
21
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
năng dựa trên tri thức và văn hoá tạo ra những ngành nghề mới ít dựa vào khai thác tài
nguyên thiên nhiên.
- Phát triển thương mại điện tử và doanh nghiệp vừa và nhỏ:
+ Dưới hình thức giao tiếp điện tử từ doanh nghiệp đến doanh, thương mại điện tử
sẽ giúp các doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia vào quá trình tạo chuỗi giá trị mang
tính toàn cầu. Thương mại điện tử mang đến những cơ hội cho những nhà kinh doanh
giỏi, mở rộng thị phần doanh nghiệp vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thuận lợi lớn trong việc thích ứng nhanh với
những thay đổi của thị trường và có khả năng sản xuất được những sản phẩm mới một
cách nhanh chóng.
+ Ứng dụng CNTT&TT sẽ làm tăng hiệu quả của các hoạt đông thu thuế, góp
phần tiết kiệm thời gian, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và làm đơn giản hoá các hoạt
động thương mại.
+ Thương mại điện tử cũng mở ra cơ hội mới cho ngành giáo dục, nhất là khả
năng tham gia vào cộng đồng giáo dục toàn cầu, trao đổi và xây dựng các chương trình
đào tạo phù hợp với sự biến đổi không ngừng của thực tế cuộc sống.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu:
+ Tạo ra việc làm mới trong hầu hết các nước đang phát triển luôn là vấn đề
được quan tâm trong phát triển kinh tế và đối với nước ta cũng vậy.
+ Sử dụng công nghệ thông tin truyền thông cho phép mở rộng cơ hội đào
tạo thông qua việc học tập có sự hỗ trợ của công nghệ và các kỹ thuật học từ xa
khác.
+ Hiện nay sinh viên nước ta đã có thể tham dự nhiều khoá học trực tuyến
trên mạng. Đất nước con nghèo, điều kiện để tiếp cận các tài liệu học thuật mới,
các tạp chí quốc tế là khó khăn vì những tài liệu này nói chung rất đắt, trong khi
thường xẩy ra tài liệu chỉ có một hoặc hai bài viết trong đó là được người đọc quan
tâm. Thư viện số hoá và công bố các tài liệu học thuật dưới dạng điện tử là cách
thức đầy tiềm năng để khắc phục tình trạng nói trên.
3.2. Những thách thức chủ yếu
- Cơ sở về hạ tầng CNTT và TT:
+ Mạng phát triển với tốc độ vào hàng cao nhất của khu vực, thiết bị liên tục được
đổi mới theo hướng hiện đại,... nhưng vẫn ở trình độ thấp và chưa thoả mãn yêu cầu phát
triển và triển khai ứng dụng CNTT ở nước nhà.
22
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
- Thách thức về nguồn nhân lực và việc làm: Sự gia tăng nhân lực nhanh chóng và
vấn đề tạo việc làm là những thách thức mà nước ta phải đối mặt trong thời đại của công
nghệ thông tin. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở nước ta còn lớn đã hạn chế khả năng
phát triển nền kinh tế thông tin. Việc sử dụng tiếng Anh hạn chế cũng là một nhân tố cản
trở sự phát triển.
- Thách thức về môi trường pháp lí quốc gia: Phát triển kinh tế thông tin toàn cầu
sẽ làm mờ biên giới kinh tế giữa các quốc gia. Mạng máy tính toàn cầu có phạm vị ảnh
hưởng rất rộng lớn và đa dạng.
- Thách thức về hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước: Đội ngũ cán
bộ công chức chưa theo kịp sự biến đổi của thời đại, nhất là của toàn cầu hoá và hình
thành nền kinh tế thông tin; chưa được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng và chưa
nắm bắt được (hoặc ngại phải học để nắm bắt) những thành tựu quan trọng của cách
mạng khoa học công nghệ đang làm biến đổi cục diện chính trị và cơ cấu kinh tế toàn
cầu,...
23
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
Phụ luc: Hoạt động quản lý nhà nước
của một số Sở thông tin và truyền thông năm 2015
1. Sở TTTT Thành phố Hà Nội
Trong năm 2015, Sở đã tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế hoạch hành động
thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ. Hoàn thành xây dựng Chương trình
mục tiêu Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Thành phố giai đoạn
2016-2020”, Chương trình ”Phát triển công nghiệp CNTT của Thành phố giai đoạn 20162020” và xây dựng Đề án “Xây dựng Khu công viên phần mềm và nội dung số trọng
điểm của Thành phố”. Tổ chức thành công Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp CNTT
năm 2015 và trao đổi hợp tác với các Hội, Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực CNTT trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Công tác tuyên truyền thực hiện có hiệu quả, đặc biệt chú
trọng đối với các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước và Thủ đô, đồng thời
triển khai xây dựng Đề án sắp xếp hệ thống báo chí Hà Nội theo Quy hoạch phát triển và
quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Phát động cuộc thi viết tuyên truyền “Năm trật
tự văn minh đô thị 2015” trên báo chí. Tổ chức thành công Hội sách Hà Nội năm 2015
với chủ đề “Sách và Di sản”, tạo ra một sự kiện văn hóa mang ý nghĩa đặc biệt trong dịp
kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2015 và góp phần tích cực phát triển văn hóa
đọc. Biên soạn, xuất bản sách "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Thủ đô văn minh,
giàu đẹp". Đẩy mạnh triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất
đến năm 2020 của Thành phố. Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông tiếp tục được
tăng cường, chú trọng vấn đề quản lý về hạ tầng, đặc biệt là quản lý các hệ thống công
trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp lại các đường dây,
cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Doanh thu trong lĩnh vực viễn thông ước đạt
trên 11.000 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014); lĩnh vực bưu chính ước đạt trên
1.000 tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2014). Tiếp tục triển khai đồng bộ Kế hoạch
ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước Thành phố năm 2015. Tổ chức thành
công Lễ công bố kết quả xếp hạng Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước năm 2014. Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong 63 tỉnh thành trên cả nước trong
bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT năm 2015. Triển
khai các hoạt động ứng cứu khẩn cấp hệ thống mạng và ứng dụng CNTT, đảm bảo duy trì
hoạt động thường xuyên, liên tục và an toàn. Hoàn thành lộ trình kiến trúc Chính phủ
điện tử. Công tác thanh tra, kiểm tra có nhiều chuyển biến tích cực, điển hình như trường
hợp xử lý Công ty TNHH Đầu tư Vinamob đã ký kết với 3 công ty Trung Quốc cài đặt
sẵn mã lệnh nhắn tin trên máy điện thoại, trừ tiền trong tài khoản của người dùng, được
dư luận đánh giá cao.
Trong giai đoạn 2011-2015, Sở đã tham mưu ban hành và tổ chức triển khai 02 quy
hoạch ngành CNTT và Bưu chính viễn thông đến năm 2020, định hướng 2030; nhiều văn
24
Thực trạng phát triển kinh tế thông tin ở Việt Nam 2010-2015
bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực TTTT; hàng chục chương trình/kế hoạch trung hạn,
ngắn hạn như: Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước
Thành phố giai đoạn 2012-2015; Chương trình phát triển Công nghiệp CNTT thành phố
Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch thực hiện Chương trình mục
tiêu đưa thông tin về miền núi, xã khó khăn đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai
đoạn 2012-2015... Công tác quản lý nhà nước về báo chí-xuất bản được tăng cường. Duy
trì giao ban báo chí hàng tháng, quý; đẩy mạnh quản lý thông tin trên hệ thống báo điện
tử, mạng xã hội, các blog cá nhân, nhắc nhở, xử lý kịp thời đối với các trường hợp thông
tin sai lệch. Triển khai hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương,
chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, cơ quan báo chí Hà Nội tổ chức tuyên truyền
sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Thủ đô.
Tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm Ngày sách Việt Nam, Hội sách Hà Nội được
dư luận đánh giá cao. Công tác thông tin đối ngoại được chú trọng, tham mưu UBND
Thành phố ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả Đề án tăng cường đầu tư, quản lý và
phát triển thông tin đối ngoại thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020. Công tác quản lý
nhà nước về bưu chính, viễn thông được chú trọng, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần
giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân Thủ đô và được xã hội đồng tình hưởng
ứng; vấn đề quản lý sắp xếp hệ thống đường dây đi nổi, quản lý duy trì vận hành hệ thống
công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị dùng chung, góp phần hiệu quả chỉnh trang môi
trường đô thị thực hiện “Năm trật tự văn minh đô thị - 2014, 2015”. Về CNTT, Sở đã
tham mưu đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn
Thành phố. Hạ tầng CNTT từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn được đầu tư đồng bộ,
các dịch vụ công trực tuyến được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành
chính và hướng tới sự hài lòng của công dân, từng bước xây dựng Chính quyền điện tử
Thủ đô, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh. Hàng năm, đều tổ chức đánh giá, công
bố xếp hạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội. Công tác
đảm bảo an toàn thông tin được đặc biệt chú trọng, triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an
toàn hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước, không để xảy các sự cố lớn về mất
an toàn thông tin. Phát triển công nghiệp CNTT trong những năm qua có những chuyển
biến tích cực. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được chủ động triển khai, ngày một tăng về
số lượng và nâng cao tính chuyên ngành.
2. Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2015, Sở đã tham mưu UBND thành phố ban hành Quy hoạch CNTT đến năm
2025, đây là nền tảng để thành phố tiếp tục xây dựng hạ tầng thông tin - truyền thông
phát triển đồng bộ, triển khai các chương trình ứng dụng CNTT một cách rộng rãi. Tham
mưu và đề xuất phương án xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung 2, Chuỗi Công
viên phần mềm Quang Trung và Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt. Sở đã triển
khai liên thông kết nối Văn phòng UBND thành phố, các Sở, ngành, quận, huyện phục vụ
chỉ đạo điều hành của chính quyền; thực hiện liên thông hệ thống quản lý văn bản cho 4
25