Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Ảnh hưởng của kiểu gen đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.63 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN CẢNH
Tên chuyên đề
ẢNH HƢỞNG CỦA KIỂU GEN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN
CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY TNHH LỢN
GIỐNG HA ̣T NHÂN DABACO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:Chính quy
Chuyên ngành/ngành: Chăn nuôi
Khoa:Chăn nuôi thú y
Khóa học:2013 - 2017

Thái Nguyên, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN CẢNH
Tên chuyên đề
ẢNH HƢỞNG CỦA KIỂU GEN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN
CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY TNHH LỢN
GIỐNG HA ̣T NHÂN DABACO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:Chính Quy


Chuyên ngành/Ngành: Chăn nuôi
Lớp:K45 - CNTY - N04
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn:PGS. TS. Trần Huê Viên

Thái Nguyên, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm

Thái

Nguyên và trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các cá nhân, tập thể và gia đình.
Nhân đây tôi xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình tôi,
những người thân yêu nhất của tôi đã luôn tin tưởng và ủng hộ tôi bước đi
trên con đường học tập.
Tiếp đến là các Thầy , Cô giáo trong khoa Chăn nuôi , trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập.
Nhờ đó tôi có được vốn kiến thức quý báu để tôi bước vào đời một cách vững
vàng và tự tin.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS .TS. Trầ n Huê Viên đã hướng
dẫn và chỉ bảo nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến công ty TNHH lợn giố ng hạt nhân DABACO
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn của tôi trên mái
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên , những người luôn bên cạnh động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Văn Cảnh


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấ u đàn của trang trại 3 năm gầ n đây....................................................6
Bảng 4.1. Quy mô đàn lợn giống Landrace và Yorkshire tại Công ty TNHH lợn
giố ng ha ̣t nhân Dabaco ............................................................................30
Bảng 4.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire.................31
Bảng 4.3. Năng suất của lợn nái Landrace và Yorkshire ..........................................33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các kiểu gen RNF4 đến năng suất sinh sản của lợn nái
Yorkshire .................................................................................................35
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các kiểu gen RNF4 của lợn nái Yorkshire đến sinh
trưởng của lợn con ...................................................................................37
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các kiểu gen RBP4 đến năng suất sinh sản của lợn nái
Landrace ..................................................................................................39
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các kiểu gen RBP4 của lợn nái Landrace đến sinh
trưởng của lợn con ...................................................................................40


iii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

L

: Landrace

Y

: Yorkshire

P

: Pietrain

UBND

: Ủy ban nhân dân

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

PGS. TS

: Phó giáo sư tiến sĩ


RBP4

: Retiol-Binding Protein 4

ESR1

: Estrogen Receptor 1

IGF2

: Insulin like Growth Factor 2



: Thức ăn

PSE

:Pale Sorf Excudative


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
Phần 1:MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
2.2. Tổ ng quan tài liê ̣u .................................................................................................6
2.2.1 Tính trạng số lượng ............................................................................................7
2.2.2 Các yếu tốảnh hưởng đến tính trạng số lượng ...................................................7
2.2.3. Hệ số di truyền ..................................................................................................9
2.2.4 Đặc điểm của giống lợn Landrace và Yorkshire ..............................................10
2.2.5. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản của lợn ...........................................11
2.2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái .................................12
2.2.7. Những yếu tốảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái ..........................14
2.2.8. Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của lợn con và các yếu tốảnh hưởng tới
khả năng sinh trưởng ........................................................................................21
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................24
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................24
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................26
Phần 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHÊN CỨU ........28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................28
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..............................................28


v

Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................30
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại ta ̣i công ty TNHH Lợn giố ng ha ̣t nhân DABACO 30
4.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ..........................31
4.3. Năng suất của lợn nái Landrace và Yorkshire ...................................................32
4.4. Ảnh hưởng của các kiểu gen RNF4 đến năng suất sinh sản của lợn nái

Yorkshire ..........................................................................................................35
4.5. Ảnh hưởng của kiểu gen RBP4 đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace ..38
4.6. Tình hình chăm sóc lợn nái và vệ sinh phòng bênh tại Công ty TNHH lợn
giố ng ha ̣t nhân Dabaco .....................................................................................41
Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở nước ta chăn nuôi theo phương thức sản xuất hàng hoá ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Chăn nuôi trang trại với quy mô lớn dần thay thế cho
chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi nhỏ lẻ. Chăn nuôi trang trại tạo nền tảng để áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về giống, chuồng trại, thức ăn, phòng trừ
dịch bệnh và quản lý có hiệu quả cao hơn, nhằm tăng năng suất chăn nuôi,
nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Sự thay đổi về phương thức sản xuất, cơ cấu đàn nái cũng được
thay đổi. Đàn nái ngoại trong các trang trại chiếm 81,10% chủ yếu là lợn
giống Landrace và lợn Yorkshire, trong đó đàn lợn nái lai giữa các giống
ngoại chiếm 51,1% so với tổng đàn (Vũ Đình Tôn và cs, 2007)[23].
Trong công tác chọn giống vật nuôi thường dựa vào phương pháp di
truyền số lượng để chọn lọc và nhân giống nhằm cải thiện khả năng sinh sản
cũng như tăng năng suất và chất lượng thịt. Năng suất của một cá thể bị ảnh
hưởng bởi bản chất di truyền của nó và các yếu tố môi trường. Vì vậy, một cá
thể lợn có năng suất cao có thể do di truyền hoặc ngoại cảnh tốt hoặc là do sự
kết hợp của cả hai yếu tố này với nhau. Các tính trạng sinh sản là những tính
trạng số lượng thường có hệ số di truyền thấp, chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi

các yếu tố ngoại cảnh, vì vậy việc chọn lọc cho các tính trạng này khó mang
lại hiệu quả (Bunter, 1997[28]; Tom Long, 1995[54]).
Ngày nay, công nghệ gen được ứng dụng rộng rãi trong sinh học nông
nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Một trong những ứng dụng có tính
chất đột phá trong công tác giống lợn là chọn giống với sự hỗ trợ của công
nghệ gen. Nhờ phương thức chọn giống mới này mà năng suất đàn giống
được cải thiện nhanh chóng so với các phương pháp chọn giống truyền thống
trước đây.


2

Một số các gen ứng viên có liên quan đến năng suất sinh sản của lợn đã
được các nhà khoa học trên thế giới khai thác như là RBP4 (Retiol-Binding
Protein 4), RNF4 (Ring Finger Protein 4),ESR1 (Estrogen Receptor 1),
IGF2 (Insulin like Growth Factor 2).Gen RBP4 được biết đến là đóng vai
trò quan trọng trong việc làm tăng năng suất sinh sản của lợn nái đặc biệt
đối với các tính trạng số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống. Trên locus gen
RBP4 có gen alen A và B. Terman và cs (2007)[53] chỉ ra rằng lợn nái
mang kiểu gen BB có số con đẻ ra, số con còn sống, số con cai sữa sữa cao
hơn so với nái mang kiểu gen khác. Kết quả công bố của Olliviervà
cs(1997)[47] cũng chỉ ra rằng kiểu gen BB làm tăng 0,4 lợn con/lứa so với
nhóm đối chứng. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen RBP4 đến các
tính trạng sinh sản của lợn nái, Wangvà cs(2006)[57] chỉ ra rằng lợn nái
mang kiểu gen BB có số con đẻ ra/lứa nhiều hơn so với nái mang kiểu gen
AA và AB. Các tính trạng sinh sản của lợn nái cũng ảnh hưởng bởi gen
RNF4. Kết quả nghiên cứu của Niu và cs(2009)[45] cho thấy nái mang kiểu
gen CC có số con đẻ ra và số con còn sống cao hơn so với nái mang kiểu
gen TT là 1,74 và 2,02 tương ứng. Theo tác giả này gen RNF4 được sử
dụng để chọn lọc làm tăng năng suất sinh sản của lợn nái.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh
giá ảnh hưởng của gen RNF4 và RBP4 đến năng suất sinh sản của lợn nái. Do
đó, đề tài này được tiến hành với mục đích đánh giá ảnh hưởng của gen RNF4
và RBP4 đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire; từ đó góp
phần định hướng chọn lọc lợn nái sớm hơn, nâng cao năng suất của đàn lợn
nái, giảm được số lượng lợn nái nuôi hậu bị cũng như cơ cấu đàn nái trong
tổng đàn.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của gen RNF4 và RBP4 đến các tính trạng sinh sản
của lợn nái Landrace và Yorkshire.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận,
cơ sở khoa học về ảnh hưởng của các kiểu gen đến năng suất sinh sản của lợn
nái Landrace và lợn nái Yorkshire.
- Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở giúp cho công ty
TNHH lơ ̣n giố ng ha ̣t nhân D abaco nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi
lợn nái.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×