VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Bài tham khảo 1: Nghị luận về tình cảm giữa Cha mẹ và con cái
Là người Việt Nam, có lẽ ai cũng sẽ thuộc bài hát ngọt ngào và dễ thương của nhạc sĩ
Ngọc Lễ:
“Ba là cây nến vàng.
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh
Thắp sáng một gia đình…”.
Lời bài hát giản dị mà vô cùng ý nghĩa, ngợi ca tình cảm gắn bó giữa những thành viên
trong một gia đình. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, đầu tiên và đáng gìn giữ trong cuộc đời
của mỗi con người. Khi chúng ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ là những người
luôn luôn yêu thương, vỗ về để nuôi chúng ta nên người. Khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã
hội để học tập và làm việc, chính cha mẹ là người luôn dõi theo mọi hành động, mọi bước
đi của ta, cha mẹ là người bên ta mỗi khi ta mệt mỏi hay vấp ngã. Tình cảm gia đình dường
như là thứ tình yêu thiên bẩm, là sợi dây thiêng liêng gắn kết mọi người.
Ông cha ta có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Câu ca dao thật là quen thuộc đến độ ai cũng có thể đọc thuộc lòng, nhưng không phải ai
cũng cảm nhận thật sự ý nghĩa của nó và làm tròn được “đạo con”. Tất cả chúng ta có ai là
không do cha sinh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời này mà không nhờ ơn cha mẹ. Cha
mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục ra mỗi chúng ta. Hình ảnh người cha tựa
núi Thái Sơn hùng vĩ ngất trời, hình ảnh của mẹ như nước ngoài biển Đông mênh mông
rộng lớn, bao la. Tuy mỗi người có những cách dạy dỗ con cái, thiên chức của mỗi người
khác nhau nhưng đều hướng tới một ước mơ: “Con cái sẽ nên người, sẽ trưởng thành, biết
sống tự lập, hội tụ đầy đủ cả sức mạnh thân thể lẫn trí tuệ tinh thần. Trong gia đình, cha
gánh vác, cáng đáng những công việc nặng nhọc nhất, xông xáo với đời lo xây dựng cơ
nghiệp. Đối với nhà, cha là trụ cột vững chắc của vợ con. Công lao của cha nhiều vô kể.
Bởi vậy dân gian ta mới có câu so sánh cha như ngọn núi sừng sững hiên ngang. Và nếu
chỉ có cha không thì liệu người con có thể hình thành, phát triển và tu dưỡng nhân phẩm
một cách hoàn thiện. Vai trò của của mẹ cũng to lớn không kém. Mẹ là người đã phải mang
nặng đẻ đau, ấp iu, bồng bế, bú mớm cho chúng ta, nâng như nâng trứng, hứng như hứng
hoa, chăm sóc từng li từng tí một. Đó chính là tình cảm sâu nặng, một ân tình lớn lao mà
mẹ dành cho con, tưởng chừng không bao giờ hết như nước không bao giờ cạn. Là một
người con đất Việt được tiếp thụ truyền thống dân tộc, không ai là không biết đến tình mẫu
tử thiêng liêng, tình phụ tử cao cả. Hình ảnh sóng biển lan tỏa ngoài biển khơi và cả hình
ảnh từng đợt sóng cuộn trào dưới chân núi, đó chính là lời nhắn nhủ hãy ghi nhớ công lao
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
của cha, tình nghĩa của mẹ dành cho mỗi chúng ta. Người cha tượng trưng cho tình cảm tha
thiết, mặn mà. Hai yếu tố nhu và cương đó phải luôn in sâu, khắc kĩ vào trái tim, vào khối
óc hay nói chung là luôn hiện hữu trong thân xác, tinh thần người con thì mới có thể tương
trợ, hòa hợp dẫn đến sự thành đạt trong cuộc đời.
“Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, bởi công lao cha mẹ chăm nuôi con vất vả nhiều bề.
“Chín chữ cù lao” mà con phải nhớ là một cách thể hiện tấm lòng thành kính, mến yêu cha
mẹ của con cái. Không chỉ vậy, làm con phải hiếu thảo với cha bằng chính những hành
động cụ thể của mình, phải chăm lo báo hiếu với cha mẹ - đó mới là tấm lòng hiếu thảo của
phận làm con.
Không chỉ là tình mẫu tử, phụ tử, tình cảm gia đình còn là tình cảm của con cháu đối với
ông bà, với những thế hệ đi trước. Ca dao có câu:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Tình cảm yêu kính, thương nhớ của con cháu đối với ông bà được thể hiện một cách thật
giản dị và giàu hình ảnh. Nuộc lạt mái nhà làm sao có thể đo đếm cũng giống như tấm lòng
nhớ thương yêu kính của con cháu trong gia đình đối với ông bà không thể đếm được. Ông
bà là người đã sinh thành ra cha mẹ ta, là người đã nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn và
trưởng thành, là người luôn dành cho con cháu những tình cảm yêu thương trìu mến nhất.
Chính vì thế, là thế hệ đi sau, mỗi chúng ta phải ghi nhớ công ơn và hiếu thuận với ông bà,
tổ tiên.
Tình cảm gia đình còn là sự gắn bó yêu thương giữa những anh chị em trong nhà. Ông cha
ta có lời răn:
“Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.
Trong một gia đình, anh chị em là những người ruột thịt gần gũi nhau nhất. Sự hòa thuận,
thương yêu, đùm bọc nhau giữa những người con trong gia đình là niềm vui, hạnh phúc
của cha mẹ. Anh chị em phải gắn bó với nhau như chân liền với tay trên cùng một cơ thể,
không thể tách rời. Đó chính là yếu tố giúp cho gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Tóm lại, gia đình là cái nôi đầu tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng con người
ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, ưu phiền ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ,
anh chị em và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất nâng đỡ tâm hồn con
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Xin mượn câu nói nổi tiếng của Gớt để kết
bài: “Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự bình yên trong gia đình là người
hạnh phúc nhất”.
Bài tham khảo 2: Suy nghĩ về tình cảm cha mẹ và con cái
Dù bạn ở đâu, bạn làm gì thì bạn vẫn biết rằng cha mẹ vẫn luôn ở bên. Tình mẫu tử, tình
phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta định vị được những
hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình cảm bạn bè, cũng không
phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.
Không ai trong chúng ta không có tình cảm này. Và chúng ta có thể khẳng định rằng chúng
ta không đơn độc giữa cuộc đời này, vì ít nhất vẫn còn tình cảm của cha mẹ.
Như mọi người biết, thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình
và xã hội. Riêng tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự
nhiên. Nó được xuất phát và diễn biến một cách hết sức tự nhiên. Tình thương của cha mẹ
đối với con cái là sự tự nguyện hi sinh không điều kiện. Bằng chứng là nó không hề bắt
đầu từ một hình thức “hợp đồng” hay “giao kèo” để ấn định sự lời lỗ giữa hai bên cha mẹ
và con cái. Con cái bất luận là trai hay gái, bình thường hay mang dị tật, cha mẹ đều yêu
thương, nuôi dưỡng, không ngại ngùng công lao cực khổ và tính toán với con cái. Chính vì
thế, tình cảm cha – mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ là quan hệ “máu
mủ ruột rà”, có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó là nền tảng để xây
dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta.
Như đã nói ở trên, mối quan hệ này đã tồn tại trong xã hội chúng ta, rộng rãi hơn nữa là
trên thế giới, toàn nhân loại hàng ngàn năm và không phải ngẫu nhiên mà lại được đề cao,
tôn vinh, tôn thờ như thế. Thuở sơ khai, tạo hóa đã cho ta được những gì? Một xã hội
không văn hóa, không giai cấp, không gia đình,… Nhưng khi một đứa trẻ sinh ra, chúng đã
được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng và được dạy cho những bài học sinh tồn, những bài
học đầu đời từ những người sinh thành. Trải qua rất nhiều thế kỉ, đến xã hội chúng ta ngày
nay, cuộc sống văn minh, hiện đại, phân tầng giai cấp rõ rệt, con người đã tụ tập theo huyết
thống tạo thành những gia đình,… Nhưng khi có một đứa trẻ sinh ra, nó vẫn được dạy dỗ,
chăm sóc, yêu thương, bảo vệ trong vòng tay của những người sinh thành. Những tiếng
bập bẹ đầu đời, nó luôn gọi tên những người gần gũi với chúng nhất. Đó là cha, là mẹ!
Điều tôi muốn nói ở đây là tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm
trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Chính vì vậy, chúng ta phải biết quý trọng tình cảm này, phải vun đắp tình cảm này trở nên
đẹp đẽ và to lớn hơn. Ta phải biết:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Đây là câu ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về công lao to lớn của cha mẹ, “Núi Thái Sơn”
là ngọn núi cao và đồ sộ ở Trung Quốc, ý muốn so sánh công lao của người cha vô cùng vĩ
đại. Còn ví nghĩ mẹ như “nước trong nguồn” chảy ra là chỉ tình mẫu tử hết sức bền chặt,
lâu dài giữa mẹ và con. Cả hai vế của câu ca dao trên không chỉ có ý nhấn mạnh, nhắc nhở
những kẻ làm con phải biết đến công lao vô cùng to lớn và lâu dài của cha mẹ mà còn gián
tiếp khuyên kẻ làm con phải biết làm tròn “chữ hiếu” với cha mẹ.
Vẫn biết tình mẫu tử, phụ tử là thiêng liêng, cao đẹp và chúng ta phải biết trân trọng tình
cảm ấy. Nhưng trong cuộc sống thực tại có rất nhiều bậc làm cha mẹ không giữ đúng được
vai trò của mình, không làm gương tốt cho con cái,… rồi cũng có những đứa con ngỗ
ngược, hư hỏng,… Báo đài gần đây cũng đưa tin về nhiều vụ việc như vậy xảy ra. Theo tôi
thấy thì đây quả là một vấn đề rộng lớn, không đơn giản bởi nếu nói cho cùng thì cũng có
những nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu nói gọn lại thì có những nguyên nhân cơ bản như sau:
Trước hết phải khẳng định đó cũng là một mặt trái của “cơ chế thị trường”, “thời cơ hội
nhập” đã tác động mạnh vào xã hội nước ta trong thời gian vừa qua. Vì mục đích mưu sinh
mà nhiều gia đình không còn giữ được nếp sống theo truyền thống văn hóa thuần Việt như
ngày xưa, sự xa cách, xu thế độc lập, lối sống tự do theo kiểu phương Tây,… làm cho mối
quan hệ tình cảm gia đình giữa bố mẹ và con cái có xu thế trở nên xa cách hơn. Hơn nữa,
trong thời đại hội nhập hiện nay, con cái muốn tự lập để khẳng định bản thân, sống một
cách buông thả, bất cần,… đã làm cho nhiều sợi dây gắn kết gia đình trở nên yếu đi. Tiếp
theo, mặc dù cha mẹ sống có trách nhiệm với con cái, song tình cảm thực vẫn thiếu, điều
đó cũng xảy ra ở một số gia đình. Tuy vậy không nhiều. Nguyên nhân chính gây nên
chuyện này là do người lớn thiếu trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái, do nhiều nguyên
nhân mà họ không thể gần gũi con cái, từ đó không hiểu được tâm tư, tình cảm của con trẻ,
không dành được tình thương yêu cho con cái dẫn đến việc không có tình cảm. Chẳng lẽ
rồi sẽ có lúc gia đình và các giá trị tình cảm của chúng sẽ biến mất trong cuộc sống xã hội?
Bạn thử tưởng tượng nếu như con cái vừa được đẻ ra là được máy tính hóa dữ liệu và
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
chuyển vào Internet thay cho các giấy khai sinh. Tiếp đó đứa con sẽ được chuyển ngay cho
các chú rô bốt tự động để nuôi nấng. Bố mẹ quá bận làm việc nên chỉ định kì hằng tháng
mới mở chiếc máy tính của mình ra và truy cập vào mạng để biết được thông tin và tình
trạng của con cái. Đừng quá “sốc” khi nghe mô phỏng cuộc sống gia đình tương lai như
vậy các bạn ạ! Nếu để tình trạng này còn xảy ra thì đó là một viễn cảnh không quá xa vời
đâu.
Nếu để cái viễn cảnh như trên không thể xảy ra thì chúng ta phải làm gì? Cha mẹ nên dành
nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc tới con cái. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để
quan tâm, chăm sóc tới con cái. Cha mẹ nên quan tâm để giúp con cái định hướng, tránh xa
cám dỗ, các tệ nạn xã hội. Và ngược lại, con cái cũng phải yêu thương kính trọng và tròn
đạo hiếu với cha mẹ:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Nếu chúng ta có thể thực hiện được tốt những điều này thì cái viễn cảnh về một tương lai
gia đình và các giá trị về tình cảm gia đình sẽ chẳng bao giờ có thể biến mất trong xã hội.
Mỗi ngày hãy tập nói “Con yêu cha mẹ” để nó trở thành một thói quen. Tình yêu cha mẹ
của con cái chính là những biểu hiện cao đẹp nhất của tình cảm con người đấy, bạn ạ.
Đừng quên nói với các bậc sinh thành rằng “Con yêu cha mẹ”.
Bài tham khảo 3: Tình cảm của con cái đối với cha mẹ
“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Không phải ngẫu
nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem ra
so sánh với “công cha, nghĩa mẹ”. Cha mẹ sinh ra con, nuôi con khôn lớn để mau thành
người. Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật là vô tận, công lao ấy chỉ có thể so sánh với
núi sông hùng vĩ và trường cửu mà thôi. Vì vậy, khi ta trưởng thành có thể tự lo cho cuộc
sống, ta phải hết lòng phụng dưỡng cha mẹ và luôn luôn đem lại niềm vui cho cha mẹ.
Công ơn của cha mẹ như trời biển nên những việc ta làm không thể đền đáp đủ được.
Chính vì thế, bằng tình cảm biết ơn cha mẹ tự đáy lòng, ta phải cố gắng hết sức và chân
thành tự nguyện phụng dưỡng cha mẹ mình. Đó là một phần bổn phẩn của con cái trong
gia đình và là tình cảm của con cái đối với cha mẹ. Vậy ta hiểu như thế nào là tình cảm của
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
con đối với cha mẹ? Đó đơn giản là thứ tình cảm từ trong sâu thẳm trái tim của mỗi con
người chúng ta - một tình cảm hết sức cao cả, thiêng liêng, vô cùng trong sáng mà chẳng gì
có thể mua được. Đó là sự vun đắp gắn chặt lâu bền giữa người con đối với cha mẹ.“Mẹ
thương con con có hay chăngThương từ khi thai nghén ở trong lòng.” Đúng như lời bời hát,
người con kể từ lúc còn trong bụng đã cảm nhận được biết bao tình cảm của người mẹ và
cả sự quan tâm chăm sóc của người cha. Và rồi khi ta chào đời, ta lại được nuôi lớn bằng
dòng sữa ngọt ngào của người mẹ và bao vất vả khó nhọc của cha. Cha mẹ - những người
có công rất lớn trong cuộc đời chúng ta, những người đã chứng kiến từng giai đoạn chúng
ta trưởng thành và lớn lên. Từ “ba tháng biết lẫy”, “bảy tháng biết bò” rồi đến “mười tháng
lò giò biết đi”, họ trông mong chúng ta khôn lớn từng ngày. Ngay từ những bước tập đi đầu
đời, ta ngã thì cha mẹ đã vội chạy lại nâng đỡ dỗ dành hết sức khi con khóc, ngày con biết
tập nói cả nhà như tập nói theo con. Thời gian cứ thế trôi đi, đồng nghĩa với việc con ngày
càng khôn lớn và cha mẹ lại ngày càng vất vả hơn. Họ phải lo cho chúng ta từ cái ăn, cái
mặc đến cái học hành. Cho dù vất vả mệt nhọc như thế nào thì họ vẫn luôn yêu thương, che
chở cho con. Có ai trên đời này dám đảm bảo rằng từ lúc nằm trong nôi cho đến khi trưởng
thành mà không làm cho cha mẹ mình buồn không? Lúc còn bé ta đã bao lần làm cha mẹ
phải buồn lòng: nói dối cha mẹ, trốn học, bỏ học, cãi lại cha mẹ,… Chúng ta làm cho cha
mẹ phải phiền lòng như vậy, ta chỉ thấy họ mắng chúng ta, có đôi lúc còn vung tay đánh
mấy cái nhưng đâu có ai biết rằng đánh chúng ta đau như thế nào thì trong lòng họ lại đau
bội phần. Họ thương chúng ta lắm nhưng không bộc lộ ra ngoài mà chỉ toàn là mắng chửi
là vì học muốn ra nhận ra cái sai trong việc mình làm và hối lỗi. Nhưng ta đâu hiểu họ,
hiểu được tấm chân tình của họ để rồi ta nghĩa rằng họ ghét ta lắm. Chúng ta chẳng không
bao giờ biết được tình cha mẹ bao la biết chừng nào cho đến khi chúng ta trở thành những
ông bố bà mẹ thực sự. Khi lớn lên rồi ta mới biết được cha mẹ ta bao dung biết nhường nào
bởi ta làm sai hay đối xử tệ bạc với cha mẹ thì họ vẫn luôn sẵn sàng tha thứ. Sau này lớn
lên, bước vào đời, rời xa vòng tay yêu thương, che chở của cha mẹ ta mới biết được trên
đời chẳng có ai quan tâm đến ta bằng họ. Thử hỏi xem khi bạn ốm ai là người chăm sóc
bạn?
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí