Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tình hình nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.22 KB, 14 trang )

Kinh tế hàng hóa

Mục lục :
I. Kinh tế hàng hóa là gì
II. Điều kiện ra đời kthh
III. Sơ lược về sự phát triển của kthh
IV. Đặc trưng và ưu thế của kthh
1. Đặc trưng của nền kthh
2. Ưu thế của nền kthh

V. Liên hệ với xã hội Việt Nam
1. Lịch sử phát triển nền kthh tại VN
2. Đặc điểm của nền nền kthh tại VN
3. Đánh giá nền kthh tại VN
a. Thị trường VN
b. Lức lượng sản xuất của VN
c. Cơ chế thị trường của VN
4. Những thành tựu đạt được với nền kthh
1
Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, lịch sử của nền sản xuất xã hội đã và đang
trả qua 2 kiểu tổ chức kinh tế, đó là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng
hóa. Và người ta cho rằng việc sản xuất hàng hóa là một bươc ngoặt
quan trọng và căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người,
đưa loài người thoát khỏi tình trạng mông muội , xóa bỏ nền kinh tế tự
nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả
kinh tế của xã hội.
Và đất nước ta, một đất nước đi lên từ nông nghiệp, sau khi đã tìm
cho mình một con đường đi đúng đắn, đó là xây dựng nền kinh tế nước
ta thành một nền kinh tế hàng hóa, đã có được những bước phát triển
đáng kể . Nhìn lại nền kinh tế nước ta, chỉ 30 năm trước đây , nhân dân


ta còn sống trong cảnh đói nghèo, thóc gạo không đủ ăn dù la một nước
nông nghiệp, quần áo không đủ mặc, nền kinh tế vô cùng khó khăn và
lạc hậu. Nhưng giờ đây, nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
thứ hai thế giới, đời sống nhân dân được nâng cao một cách rõ rệt,
không chỉ dừng lại ở mức đủ ăn đủ tiêu mà đã bát đầu có tích lũy, dư
thừa. Đó là những minh chứng sinh động và chân thực cho tính hiệu
quả của nền kthh mà Việt Nam ta đã và đang xây dựng, phát triển.
2
I. Kinh tế hàng hóa là gì:

Kinh tế hàng hoá là mô hình kinh tế trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế
được thực hiện trên thị trường dưới hình thái hàng hoá và dịch vụ, vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước

Và kinh tế hang hóa cũng chính là sản xuất hàng hóa được hiểu theo nghĩa
rộng ( bao gồm cả quá trình sản xuất và trao đổi)

Từ thời cổ đại, các nhà kinh tế học đã có những quan điểm, nhìn nhận khác
nhau về kinh tế. . Theo Xenophon ( 430 _ 345 tcn), các hoạy động kinh tế là
quá trìnhtạo ra những vật phẩm có ích , tạo ra các giá trị sử dụng. ông là người
đầu tiên trong lịch sử chú ý đến phân công lao động xã hội. hay theo Aristoteles
(384- 322) thì tất cả các họat động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng là họat
động kinh tế.....

Nhưng khái niệm về kinh tế hàng hóa được nêu ra trong chủ nghia Mac Lênin
được đánh giá là khái niệm đầy đủ và chính xác nhất.

II. Điều kiện ra đời kinh tế hàng hóa
Kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội gắn liền
với hai điều kiện tiền đề:

* Một là: Có sự phân công lao động xã hội.
+Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất, mỗi ngươì chỉ
sản xuất một h ay một số loại sản phẩm nhất định. Những nhu cầu cuộc sống đòi
hỏi phải có nhiều loại sản phẩm. Vì vậy người sản xuất này phải dựa vào người
sản xuất khác phải trao đổi sản phẩm cho nhau.

+Hai là: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất , mà
khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định nguời sản xuất tư
liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. C Mac viết: “ Chỉ có sán phẩm
của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới có đối
diện với nhau như là những hàng hóa”.
3

Như vậy : Phân công lao động xã hội làm người sản xuất phụ thuộc vào nhau
còn chế độ tư hữu lại chia rẽ họ làm họ độc lập với nhau đây là một mâu thuẫn.
Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của
nhau. Sản xuất hàng hoá ra đời bắt nguồn từ yêu cầu của cuộc sống.
III.Sơ lược về lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá ra đời từ sản xuất tự cấp tự túc và thay thế nó trong quá
trình lịch sử lâu dài.
Ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá là sản xuất giản đơn
chỉ giữ vai trò phụ thuộc. Tuy nhiên chính sản xuất hàng hoá giản đơn đã tạo
khả năng phát triển lực lượng sản xuất thiết lập các mối liên hệ kinh tế giữa các
đơn vị kinh tế trước đó vốn tách biệt nhau.
Quan hệ hàng hoá phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan rã và
góp phần thúc đẩy quá trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn.
Hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất hàng hoá là sản
xuất hàng hoá TBCN. Dưới CNTB quan hệ hàng hoá thâm nhập vào mọi lĩnh
vực, mọi chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hoá trở thành tế bào của nền

sản xuất xã hội . Nó mang đặc điểm: Dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với
sức lao động trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức chiếm đoạt giá
trị thặng dư.
Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển dưới CNXH. Đặc điểm của sản
xuất hàng hoá XHCN là nó không dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người và
nó nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên xã
hội trên cơ sở sản xuất kinh doanh .

IV. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hang hóa
1. Đặc trưng của sản kinh tế hàng hóa hàng hóa
Trong nền kinh tế hàng hóa, người chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết định
việc sử dụng tư liệu san xuất và nhưng sản phẩm họ sản xuất ra. Như vậy, người
sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của người sản xuất khác thì phải trao đổi
sản phẩm lao động cho nhau. Sản phẩm lao động trở thanh hàng hóa.
Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hóa thì người sản xuất trở thành người
sản hàng hóa, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có tính chất xã hội, vừa
4
có tinhd chất tư nhân, cá biệt. Tính chất xã hội của lđsxhh thể hiện ở chỗ do
phân công lao động xã hội nên sản phẩm lao động của người này trở nên cần
thiết với người khác, với xã hội. Còn tính chất tư nhân cá biệt thể hiện ở chỗ sản
xuất ra cái gì, bằng công cụ nào, phân phối cho ai là công việc của chủ sở hữu
tư liệu sản xuất, do họ định đoạt. Tính chất xa hội của lao động sxhh chỉ được
thừa nhận khi họ tìm được người mua trên thị trường và bán được hàng hóa do
họ sản xuất ra.
Vì vậy, lao động của người sản xuất hàng hóa bao hàm sự thống nhất giữa 2
mặt đối lập là tính chất xã hội và tính chất cá biệt tư nhân của lao đông. Mâu
thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân cá biệt của lao động sản xuất là
mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa
2. Ưu thế của kinh tế hàng hóa
- Thúc đẩy lực lượng sx phát triển

- Kích thích tính năng động của chủ thể hàng hóa
- Tự phát thúc đẩy llsx
- Mở rộng giao lưu ktế, làm xh hóa nền ktế
V.Liên hệ với xã hội Việt Nam:
1. Lịch sử phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Việt Nam đi lên từ một nước phong kiến thuộc địa lạc hậu, tiếp đó là chiến
tranh kéo dài. Khi kết thúc chiến tranh, thông nhất đất nước, VN có thời gian
nhìn lại mình thì đã tụt hậu về kinh tế quá xa so với thế giới. Sự hỗ trợ to lớn của
các nước XHCN là hậu thuẫn mạnh mẽ cho cuộc kháng chiến nhưng lại hầu như
không hiệu quả trong thời kì hòa bình, xây dưng lại đất nước. Cỳng với sự sụp
đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu, nước ta đứng trên bờ khủng hoảng kinh tế
xã hội. Thu nhập bình quân đầu người được đánh giá vào nóm các nước nghèo
nhất thế giới. Trước đây, việc thực hiện chính sách và cơ chế quản lý kế hoạch
hóa tập trung quan liêu bao cấp khiến cho sự phân hóa giàu nghèo giữa các
vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh, đời
sống một bộ phận dân cư, nhất là một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến
cũ, đồng bào dân tộc còn khó khăn vất vả. Chất lượng đào tạo, y tế nhiều nơi rất
thấp...Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống xã hội, để ổn định kinh tế trong
nước và hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nền kinh tế mở, một nền kinh tế
nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức sở hữu.
5

×