Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.41 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

BẢN THẢo

ĐỀ TÀI: “ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở TỈNH VĨNH PHÚC”

Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Thạch Liên
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Kim Sen

Lớp

: CN& XD 48 B

Mã số sinh viên

: CQ 482421

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều
công ty lớn đang nắm lượng vốn khổng lồ có nhu cầu đầu tư ra nước ngồi.
Đây là điều kiện thuận lợi đói với các nước đang thiếu vốn, có nhu cầu đầu
tư lớn. Vì vậy nhu cầu thu hút FDI trở thành vấn đề rất quan trọng đối với
nhiều nước trên thế giới nhất là những nước đang phát triển trong đó có Việt


Nam.
Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền núi
với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc Việt Nam gồm Hà NộiHải Phịng- Quảng Ninh. Với vị trí địa lý nằm sát thủ đơ Hà Nội, Vĩnh Phúc
có các tuyến giao thơng quan trọng thuận lợi cho thơng thương, có nguồn
lực dồi dào và hệ thống các KCN nhiều tập trung đã và đang được xây dựng
có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. FDI được xem nhu
chiếc chìa khố của sự tăng trưởng kinh tế. Vĩnh Phúc là tỉnh mới được tái
thiết lập, tỉnh lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngồi.
Sau 9 năm thực hiện thu hút FDI thì FDI trên đại bàn tỉnh đã không ngừng
lớn mạnh và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển
của cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, mở ra nhiều ngành nghề, nhiều sản
phẩm mới đa dạng, phong phú đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại
tệ cho nhà nước, đã dần nhập những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên
tiến vào việc phát triển kinh tế tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động...
Từ những lợi ích trên đã làm cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở
thành một vấn đề quan trọng mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm hàng đầu.
Đảng và Nhà nước luôn chú trọng tới việc xây dựng kinh tế khu vực phía
2


Bắc thành một trong nhưng vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ kinh tế
cao hơn các vùng khác trong cả nước, đi đầu trong một số lĩnh vực quan
trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế của vùng Bắc Bộ và góp phần nền
kinh tế của cả nước. Trong đó, Vĩnh Phúc là tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi,
nằm liền kề với hướng phát triển của thủ đô Hà Nội, nằm sát trục tam giác
kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quản Ninh, nằm trong vùng kinh tế phía bắc, có
các đầu mối giao thơng quan trọng: đường sắt, đường hàng không, đường bộ
và đường thuỷ. Vị trí địa lý của tỉnh rất thuận lợi cho việc thu hút FDI, đặc
biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức AFTA và WTO.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn nói trên cùng với những triển vọng phát
triển của tỉnh trong tương lai, nên em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng thu hút
FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc”. Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu, phân tích
điều kiện và thực trạng cơng tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh
Vĩnh Phúc và tác động của nó đến phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong
lĩnh vực công nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp tăng
cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã hết sức cố gắng nhưng do cịn
nhiều hạn chế về năng lực. Vì vậy mà đề tài khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của cơ và các bạn để
bài viết được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


NỘI DUNG
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ FDI
1.1 Một số lý thuyết về FDI
1.1.1 Lý thuyết” cái vòng luẩn quẩn” và “ cú huých từ bên ngoài” của
Samuellson.
Samuellson cho rằng một quốc gia muốn đạt tới sự tăng trưởng và phát
triển cần phải có 4 nhân tố : nhân lực ,tài nguyên, tư bản, kĩ thuật.Trong điều
kiện cụ thể của các quốc gia nghèo thì cả 4 nhân tố này đều ở trong tình
trạng khan hiếm và chất lượng thấp.
Về nhân lực, ở các nước nghèo tuổi thọ bình quân thấp, tỉ lệ người biết
chữ thấp, mức sống thấp ,chỉ số HDI thấp .Lao động tập trung quá nhiều ở
trong ngành nơng nghiệp, tình trạng thất nghiệp trá hình cao .Vì vậy những
nước này cần phải đầu tư cho hệ thống y tế giáo dục , đa dạng hoá việc làm
ở nơng thơn để khắc phục tình trạng thất nghiệp trá hình .

Về tài nguyên, ở các nước nghèo ,tài nguyên cũng nghèo ,lại phân chia
cho một số dân đông đúc ,khả năng phát huy được hiệu quả kinh tế của tài
nguyên là rất thấp .Tài nguyên quan trọng nhất đối với những nước này là tài
ngun đất nơng nghiệp .Vì vậy cần có chế độ canh tác và sử dụng hợp lý
đất đai. Phải có đầu tư nước ngồi đẻ khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng
Về tư bản ,nhìn chung các nước nghèo ít tư bản ,Muốn có tăng trưởng
phải có đầu tư, muốn có đầu tư phải có tư bản . Để đáp ứnng nhu cầu về vốn
đầu tư thì trước đây các nước nghèo phải đi vay . Nhưng trong điều kiện
hiện tại thì hầu hết các nước nghèo đều là những con nợ khổng lồ,khả năng
vay vốn là khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư ,các nước nghèo chỉ còn
một giải pháp là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

4


Về tư bản, các nước nghèo cũng ở trong tình trạng lạc hậu về kĩ thuật,
nhưng lại có lợi thế cảu một nước đi sau. Nếu có thể tranh thủ thành tựu của
các nước đi trước để tìm được những cơ hội đi tắt, đón đầu .
1.1.2 Lý luận của R.Nurkse
Khi bàn đến vấn đề phát triển các nước chậm phát triển, R.Nurkse cho
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài như là điều kiện tạo nên lực bứt phá khỏi
những khó khăn, cản trở để các nước này có thể bắt nhập vào quỹ đạo phát
triển. Cách lý giải của R.Nurkse được bắt đầu từ sự phân tích “ vịng luẩn
quẩn của nghèo khổ”.
Theo ông, xét về lượng cung, người ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình
hình đó là do mật độ thấp của thu nhập thực tế. Mức thu nhập thực tế thấp,
phản ánh năng suất lao động thấp, mà năng suất lao động thấp phần lớn do
tình trạng thiếu tư bản gây ra. Thiếu tư bản lại là kết quả của khả năng tiết
kiệm ít ỏi đưa lại và thế là vịng trịn được khép kín. R.Nurkse quan niệm, dù
“đầu tư trực tiếp nước ngoài trước hết phục vụ cho lợi ích của các nước cơng

nghiệp xuất vốn chứ chưa phải nứơc nhận vốn” nhưng nó là nhân tố quan
trọng, là gải pháp tích cực để cho nền kinh tế chậm phát triển có thể” vươn
đến những thị trường mới” cũng như khuyến khích việc mở rộng kinh tế
hiện đại và những phương pháp quản lý có hiệu quả và một số vấn đề mà
ơng quan tâm là FDI đã không để lại cho nước nhận đầu tư gánh nặng về nợ
nần. Theo ông,” FDI là kết quả hoàn toàn tự nhiên, bởi hoạt động tự do của
các động cơ kiếm lợi nhuận.
1.2 Khái niệm và xu thế vận động của FDI
1.2.1Khái niệm FDI
Theo quỹ tiền tệ quốc tế( IMF), FDI được định nghĩa là " một khoản
đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh

5


tế( nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại
một nền kinh tế khác.
Theo tổ chức thương mại quốc tế(WTO), đầu tư trực tiếp nước
ngoài( FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước( nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác( nước thu hút đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng
cụ tài chính khác.
Theo điều 3.2 luật đầu tư 2005 của Việt Nam: đầu tư trực tiếp nước
ngồi là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tưu và thời gian quản lý
hoạt động đầu tư.
1.2.2 Xu thế vận động của FDI
Trong lịch sử thế giới, FDI đã tồn tại từ lâu ngay từ thời tiền tư bản các
công ty của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...là những công ty đi
đầu trong lĩnh vực FDI dưới hình thức đầu tư vốn vào các nước Châu Á ở
khai thác đồn điền, nhằm cung cấp nhiên liệu cho các ngành cơng nghiệp

của chính quốc. Cùng với ngành khai thác đồn điền là người khai thác
khoáng sản. Trong ngành khống sản phải kể đến các cơng ty dầu mỏ như:
Royal Peutch, Exxon, Mobiloil, Guyoil của Anh, Hà Lan, Mỹ và chúng thực
hiện từ lâu quá trình FDI đã có sự thay đổi rõ rệt với sự đầu tư ồ ạt của các
nhà đầu tư Mỹ vào Châu Âu theo kế hoạch Marshall để vực dậy phần lục
địa bị chiến tranh tàn phá nặng nề này và sau đó là sự đầu tư lẫn nhưng giữa
các nước Châu Âu thực hiện sự liên minh tư bản để tăng cường khả năng
kinh tế chống đế quốc của các xí nghiệp Mỹ. Cũng từ đó, việc đầu tư FDI trở
nên thường xuyên hơn và nó được sử dụng phối hợp với các hình thức xuất
khẩu tư bản khác, vũ khí lợi hại của các nước phương Tây trong việc thực
hiện chủ nghĩa thực dân mới nhất là đối với các nước đang phát triển.

6


Ngày nay, FDI là một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hố sản
xuất, lưu thơng và được tăng cường mạnh mẽ. Có thể nói trong thời đại ngày
nay không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường
TBCN hay con đường XHCN lại khơng cần đến nguồn đầu tư trực tiếp nước
ngồi và coi đó là một nguồn lực quốc tế để khai thác để từng bước hội nhập
vào cộng đồng quốc tế. Mặt khác, dưới tác động của cách mạng KHCN như
hiện nay, ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế KHKT như Mỹ, Nhật và
các nước EU cũng không thể tự mình giải quyết có hiệu quả những vấn đề
đã, đang và tiếp tục đặt ra trên lĩnh vực KHCN và vốn.
1.3 Các hình thức đầu tư
Như chúng ta đã biết, do FDI có nhiều ưu điểm so với PFI và các nguồn
vốn nước ngồi khác nên dịng vốn FDI đã chiếm vị trí quan trọng ở nhiều
nước. Các hình thức phổ biến của FDI là: hợp đồng hợp tác kinh doanh,
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, BOT và các
biến thể của nó. Dưới đây là những đặc trưng chủ yếu của từng hình thức

này:
1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên
(gọi tắt là các bên hợp danh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở các nước chủ nhà mà
khơng thành lập pháp nhân.
Đặc trưng của hình thức này là các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh
trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi và nhiệm vụ rõ ràng; không
thành lập pháp nhân mới; mỗi bên làm nhiệm vụ tổ chức đối với nước chủ
nhà theo những quy định riêng.Hình thức này khá phổ biến ở các nước đang
phát triển và cũng được áp dụng ở Việt Nam.

7


1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ
nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hay các bên chủ nhà với các
bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà. Doanh nghiệp liên
doanh là dạng cơng ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước
chủ nhà.Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp
liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định. Hình
thức này có nhiều ưu điểm hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác.
1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự
quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100%
vốn nước ngồi là dạng cơng ty TNHH , có tư cách pháp nhân theo pháp luật
của nước chủ nhà, thuộc sở hữu hoàn toàn của nước ngoài; chủ đầu tu nước
ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

1.3.4 BOT và các dạng thức khác
Trong những năm gần đây. Do nhu cầu đa dạng hố các hình thức đầu
tư của các nhà đầu tư nước ngồi, nhiều nước đã áp dụng hình thức BOT và
các dạng thức của nó để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ
quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để xây dựng, mở rộng, nâng cấp, khai
thác cơng trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định( thu hồi vốn và
có lợi nhuận hợp lý), sau đó chuyển giao khơng bồi hồn tồn bộ cơng trình
cho nước chủ nhà.
Trong hình thức này, cơ sở pháp lý là hợp đồng, vốn đầu tư của nước
ngồi; hoạt động dưới hình thức là các doanh nghiệp liên doanh hay 100%
vốn nước ngồi; đối tượng của hợp đồng là các cơng trình cơ sở hạ tầng.
8


Các dạng thức khác của BOT là; hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh
doanh( BTO) được hình thành tương tự như BOT nhưng sau khi xây dựng
xong cơng trình, nhà đầu tư nước ngoài giao lại cho nước chủ nhà, chính phủ
nước chủ nhà dành cho nhà đầu tư nước ngồi quyền kinh doanh cơng trình
đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp
lý. Hợp đồng xây dựng- chuyển giao( BT) được hình thành cũng tương tự
như BOT, nhưng sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài bàn giao lại
cơng trình cho nước chủ nhà, chính phủ nước chủ nhà trả cho nhà đầu tư
nước ngồi chi phí liên quan tới cơng trình và một tỉ lệ thu nhập hợp lý.
1.4 Tác động của FDI
Đối với nước chủ đầu tư khi FDI có vai trị rất quan trọng đối với cả
nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư.
Đối với nước tiếp nhận đầu tư, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng
phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các
nước đang phát triển.Các nước đang phát triển vốn là các nước nghèo, tích

luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này khơng
chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên
ngồi, trong đó có nguồn vốn FDI.
FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác,phù
hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng
các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến,
kĩ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ
hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ
thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường
đầu tư hay không.

9


FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trị
này của FDI khơng chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước
phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo
chu kỳ. FDI có tác động làm năng động hố nền kinh tế, tạo sức sống mới
cho các doanh nghiệp thông qua trao đổi cơng nghệ. Với các nước đang phát
triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản
xuất khép kín theo kiểu tự cấp, tự túc. Ngồi ra, FDI cịn cho phép các nước
đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kĩ năng quản lý dây chuyền sản xuất
hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công
nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.
Tuy vậy, FDI không phải không có mặt trái. FDI làm cho các nhà đầu
tư nước ngồi có thể kiểm sốt thị trường địa phương, làm mất tính độc lập,
tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngồi. FDI chính là
cơng cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của công cụ này trong
bảo hộ thị trường trong nước. Nó tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp

FDI với các doanh nghiệp trong nước, gây ra tình trạng chảy máu chất xám,
phân hoá đội ngũ cán bộ, tham nhũng…
Bên cạnh đó, FDI cũng có vai trị to lớn đối với nước chủ đầu tư trong
việc giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỉ suất lợi nhuận bình quân
giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, kéo dài chu kì sống của sản
phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển sang giai đoạn suy thoái, giúp
nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế
so sánh. Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ cùng với
sự bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị.
Tuy nhiên, FDI vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực đối với nước chủ đầu
tư. FDI làm vốn đầu tư chảy ra nước ngoài dẫn tới giảm tăng trưởng GDP và
việc làm trong nước.
10


PHẦN II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VĨNH PHÚC
2.1 Tổng quan phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Các tiềm năng, nguồn lực phát triển kinh tế
Tỉnh VĨnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền
núi với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội- Hải
Phịng- Quảng Ninh với vị trí địa lý nằm sát thủ đơ Hà Nội, Vĩnh Phúc có
các tuyến giao thơng rất thuận lợi cho việc thơng thương: đường bộ có quốc
lộ 2, đường thủy có sơng Lơ, sơng Hồng, đường sắt có tuyến Hà Nội- Lào
Cai đi qua, từ trung tâm tỉnh đến sân bay quốc tế Nội Bài chỉ 25 km, tuy
khơng có cảng nhưng cụ thể tận dụng đường cao tốc nối từ sân bay Nội Bài
đến cảng Cái Lân. Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc rất thuận lợi cho phát triển
kinh tế nói chung và cơng nghiệp nói riêng của tỉnh. Đây là nguồn lực đặc
biệt mà nhiều tỉnh không có.
Vĩnh Phúc là tỉnh có tỉ lệ sinh giảm trong 15 năm qua( 1984- 1999), tốc
độ giảm bình quân hàng năm là 0,05%. Với chỉ số trên dự kiến mức tăng dân

số tự nhiên của tỉnh bình quân giai đoạn 2001- 2005 là 1,22% và giai đoạn
2006- 2010 là 1,03%. Năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động là 752.623
người chiếm 64,09% tổng dân số. Hiện nay, mỗi năm Vĩnh Phúc có khoảng
28.000 lao động được đào tạo ở các cấp trình độ khác nhau. Đào tạo trình độ
ĐH- CĐ- trung cấp 5.000 người; đào tạo nghề tại cơ sở dạy nghề là 16.000
người; đào tạo nghề tại các doanh nghiệp là 3.000 người. Vĩnh Phúc có
nguồn lực dồi dào thuận lợi cho phát triển công nghiệp
11


2.1.2 Tình hình phát triển
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trên lĩnh vực KT- XH. Sau khi tái thiết lập tỉnh vào năm 1997,
tuy cịn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, tỉnh đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ KTXH của tỉnh trong những năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng GDP( giá cố
định 1994) bình quân 4 năm( 1997- 2000) là 18,5%( mức tăng trưởng bình
quân cả nước là 6,35%), tốc độ tăng trưởng 4 năm( 2000- 2004) là 14,3%.
GDP bình quân đầu người( giá thực tế năm 1996 là 1.719.000VND) năm
2000 đạt 3.532.000VND, năm 2001 là 3.937.340VND, năm 2002 đạt
4.611.670VND, năm 2003 đạt 5.656.790VND và năm 2004 đạt
6.692.790VND.
Về cơ cấu GDP có sự chuyển dịch tích cực ttheo hướng tăng tỉ trọng
công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng tương đối
cuả công nghiệp trong GDP đã có sự thay đổi đáng kể, từ 15,28% năm 1997
lên 42,86% năm 2003 và 44,57% năm 2004.
Cơng nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi mặc dù đã có
dấu hiệu giảm dần( từ 89,96% năm 2000 giảm còn 82,68% năm 2003 và
76,6% năm 2004) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong nền công nghiệp Vĩnh
Phúc. Công nghiệp khu vực kinh tế trong nước đã có dấu hiệu phát triển tốt
hơn( với tỉ trọng tăng từ 10,04% năm 2000 lên 23,4% năm 2004) tuy nhiên

sự tăng trưởng chủ yếu lại nằm ở khu vực cơng nghiệp ngồi quốc doanh.
Về tình hình thu chi ngân sách thì từ năm 2000 tỉnh Vĩnh Phúc là một
trong số tỉnh thành của cả nước có số thu ngân sách nhiều hơn chi & đã góp
cho ngân sách nhà nước một khoản rất lớn.

12


Bảng thu chi ngân sách giai đoạn 2000-2004
Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

địa phương
Tỉ lệ thu/GDP
Thu ngành CN
Tổng chi ngân sách

Tỉ đồng
%
Tỉ đồng


687,084
17,9
390,051

841,858
19,0
390,191

1650,877
31,4
518,085

1813,951
27,2
1439,000

2087,700
30,1
1690,000

địa phương

Tỉ đồng

590,301

688,156

832,593


1230,765

1501,311

Tổng thu ngân sách

Bảng tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2004

1.Giá trị xuất khẩu

Đơn vị
1000USD

2000
21801,0

2001
27808,0

2002
32792,0

2003
88709,3

Ước 2004
142608
100112,9
356721,6


Trong đó, giá trị XK
sản phẩm CN
2.Giá trị nhập khẩu
Trong đó, giá trị NK

1000USD
1000USD

9605,7
210,605

13991,4
227714,3

20689,5
263596,6

69964,5
326894,7

thiết bị, nguyên liệu

1000USD

207404,1 225987,8

258031,4

324514


cho SX CN

2.1.3.Thực trạng phát triển các ngành công gnhiệp ở Vĩnh Phúc
Ngàng công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều
lợi thế do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng phát triển. Ngành
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mấy năm gần đây đã có tốc độ tăng

13


trưởng khá, phát triển mạnh cả về quy mô sản lượng và chất lượng. Thành
phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực này là kinh tế tư nhân, hiện nay địa bàn
tỉnh đã hình thành tập đồn Vĩnh Phúc gồm 5 cơng ty trong đó sản phẩm chủ
lực là gạch Ceramic( số lượng năm 2004 là 28,7 triệu m2).
Về ngành cơng nghiệp dệt may, da giầy thì Vĩnh Phúc có năng lực sản
xuất phát triển lớn, năm 2004 đạt là 266000 sản phẩm. Đây là ngành sử dụng
số lượng lớn lao động tại các địa phương trong tỉnh và các vùng lân cận. ( về
da giầy Vĩnh Phúc có 2 công ty giầy Vĩnh Yên và Phúc yên của Trung
Ương)
Ngành cơ khí lắp ráp ơtơ, xe máy là ngành có bước phát triển khá, số
lượng ôtô xe máy lắp ráp được phát triển mạnh về số lượng và chất lượng.
Năm 1998 số lượng ôtô là 1975 chiếc đến 2002 đã tăng lên 7763 chiếc, số
lượng xe máy từ 81761( năm 1998) tăng lên 457400 chiếc( năm 2003) và
2566100( năm 2004). Đồng thời với việc phát triển công nghệ lắp ráp ôtô, xe
máy trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số nhà máy cơ khí sản xuất các phụ
tùng chi tiết có chất lượng cao phục vụ cho lắp ráp ôtô, xe máy.
Ngành công nghiệp khai thác mỏ cảu Vĩnh Phúc chủ yếu khai thác cao
lanh phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi phục vụ xây
dựng kết cấu hạ tầng.
2.4 Thực trạng thu hút FDI ở Vĩnh Phúc

2.4.1 Cường độ và quy mô thu hút
Năm 1997 khi được tái lập Vĩnh Phúc là 1 tỉnh nghèo với nền kinh tế có
xuất phát điểm thấp, kinh tế hàng hố chậm phát triển, cơng nghiệp nhỏ lẻ,
lạc hậu sản xuất nông nghiệp là chủ yếu( chiếm 56% cơ cấu kinh tế của
tỉnh), thu nhập bình quân đầu người cịn thấp xa so với bình quan chung của
cả nước. Thu ngân sách đạt 114 tỉ đồng, ngân sách Trung Ương phải trợ cấp
mới đáp ứng đủ yêu cầu chi, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn.
14


Cũng vào thời điểm này, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, thị
trương tài chính ở các nước trong khu vực đã làm cho tình hình thu hút FDI
bị chững lại trên cục diện cả nước nói chung cũng như Vĩnh Phúc nói riêng.
Trước tình hình đó, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII
đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Sau 10 năm phát triển, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có tốc độ
tăng tưởng kinh tế cao nhất cả nước với tốc độ tăng 17,5%/năm và là một
trong 10 tỉnh đã thu hút được 600 dự án đầu tư với số vốn đăng kí gần 4 tỉ
USD, trong đó có 170 dự án có vốn đầu tư nước ngồi. Bước đột phá phát
triển kinh tế của tỉnh đã tao điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân thành lập
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chín tháng đầu năm 2008 đã có trên
400 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới với tổng số vốn gần 3000 tỉ đồng,
trên 400 doanh nghịêp đăng kí tăng vốn tổng 1600 tỉ đồng, thu hút thêm 26
dự án FDI với số vốn đăng kí 450 triệu USD. Luỹ kế đến tháng 8/2008, Vĩnh
Phúc thu hút 615 dự án trong đó có 153 dự án FDI đến từ 16 quốc gia, vùng
lãnh thổ.
Với sự năng động và sáng tạo, cùng việc “ trải thảm đỏ” để thu hút đầu
tư, Vĩnh Phúc liên tục đứng trong “ top” 10 tỉnh, thành của cả nước có thành
tích cao trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Đồng thời việc thực hiện chương trình phát triển cụm cơng nghiệp, tiểu

thủ cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn
cũng đã tạo điều kiện để tỉnh thu hút mạnh, đầu tư của các thành phần kinh
tế. Riêng năm 2004 đã thu hút 155 dự án trong và ngồi nước, trong đó có
25 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 150 triệu USD, tăng 56,2% về số dự
án và tăng 52% về vốn đăng ký, đưa tổng số dự án FDI trên toàn tỉnh lên 69
dự án với tổng vốn đăng ký 584,4 triệu USD, thu hút 130 dự án đầu tư trong
nước với tổng vốn đăng ký 6.937 tỷ đồng, đưa tổng dự án trong nước lên
15


318 dự án với tổng vốn đăng ký là 15.554 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2008,
trên địa bàn tỉnh có 615 dự án đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước, trong đó
có 153 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư là 2.156,3 triệu USD.
Đặc biệt là khu vực cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có tốc độ
tăng trưởng rất cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 tăng 28,54% so
với năm 2002, năm 2004 tăng 12,21% so với năm 2003. Tính đến hết tháng
6/2008, đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc với gần
200 dự án, vốn đăng kí trên 2 tỷ USD, tiêu biểu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Italia, Đức, Mỹ...
2.4.2 Cơ cấu thu hút FDI
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh hàng đầu về thu hút vốn đầu tư ở
phía bắc. Điều đáng nói là hiệu quả nguồn vốn FDI đã tác động rất mạnh vào
phát triển KT- XH của tỉnh, làm thay đổi hẳn bộ mặt của một tỉnh “ bán
trung du”. Tính đến hết tháng 5/2006, Vĩnh Phúc có 437 dự án cịn hiệu lực,
trong đó có 102 dự án FDI với số vốn đầu tư 831,4 triệu USD, các dự án đầu
tư đã thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho gần 19.000
lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp khác.
Các dự án đầu tư vào tỉnh trong những năm qua được chia theo các tiêu
thức sau:


TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

16


Bảng 1: Vốn thực hiện của các dự án FDI phân theo hình thức đầu tư
(1997 - 2007)
Vốn thực hiện
Số
Hình thức đầu
dự Vốn đăng ký
Số lượng
Tỷ lệ
STT

án
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
giải ngân
1
2
3
4
5
6=5/4
1
DNLD
112
13508.52
6943.48

51.4
2
DN 100% VNN 332
14816.6
7478.85
50.48
3
Hợp đồng BOT
2
954.25
635.73
66
4

Hợp đồng BCC

16

2703.23

3587.86

132

Tổng

462

31982.6


18645.86

58.3

Đối với hình thức doanh nghiệp liên doanh(DNLD), lượng vốn đạt gần
7 tỷ , tỷ lệ giải ngân trên 51% so với vốn đăng ký .Đối với hình thức doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi ,mặc dù có số dự án rất lớn so với các
hình thức khác với 332 dự án, gấp 3 lần số dự án đầu tư theo hình thức
DNLD và gấp 21 lần dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh
doanh(BCC), nhưng lượng vốn thực hiện của hình thức này chỉ cao hơn hình
thức DNLD không nhiều, với 7478.85 tỷ đồng so với 6943.48 tỷ đồng của
hình thức DNLD. Ngồi ra, tỷ lệ giải ngân của hình thức này thấp nhất trong
số các hình thức đầu tư đạt trên 50%. Như vậy chứng tỏ, qui mơ các dự án
đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài nhỏ và tỷ
lệ giải ngân thấp.
Hình thức BCC là hình thức có số dự án và số vốn thực hiện khơng
nhiều so với hình thức DNLD và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài, chỉ chiếm trên 3%số dự án, nhưng lại là hình thức có tỷ lệ vốn giải
ngân cao nhất, đạt 132%. Hợp đồng BOT là một phương thức đầu tư đặc
17


biệt nên mới chỉ cấp phép được 2 dự án, với tổng số vốn đăng ký gần 10 tỷ
đồng nên vốn thực hiện không nhiều, chỉ đạt 635.73 tỷ đồng.
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

Tính đến hết tháng 8/2008, trên địa bàn tỉnh có 615 dự án đầu tư trự tiếp
trong và ngoài nước, trong đó có 462 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là
31.982,6 tỉ đồng và 154 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2156,3 triệu USD.
Các dự án đầu tư vào đại bàn tỉnh trong những năm qua tập trung vào lĩnh

vực công nghiệp 354 dự án và chiếm 76,59% lĩnh vực dịch vụ, thương mại:
56 dự án chiếm 12,2%, lĩnh vực nông nghiệp: 10 dự án chiếm 2,11%, lĩnh
vực đào tạo: 12 dự án chiếm 2,6% và lĩnh vực du lịch, đô thị: 30 dự án
chiếm 6,5% .Về cơ bản, cơ cấu thực hiện FDI ngày càng phù hợp với yêu
cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH_HĐH. Trong những năm
gần đây,cơ cấu vốn thực hiện giữa các ngành có những chuyển biến nhỏ, tỷ
trọng vốn thực hiện vẫn thiên về các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và
xây dựng. Số vốn thực hiện phân bổ giữa các ngành công nghiệp ,nông
nghiệp, dịch vụ_thương mại, du lịch,đào tạo được thể hiện trong bảng dưới.

Bảng 2: Vốn thực hiện của dự án FDI phân bổ theo các ngành
18


STT
1
2
3
4
5

Ngành
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ và thương mại
Nông nghiệp
Đào tạo
Du lịch đô thị
Tổng

Số dự

án
354
56
10
12
30
462

Vốn đầu tư
( tỷ đồng)
24495.47
3901.88
674.83
831.55
2078.87
31982.6

Tỷ trọng (%)
76.59
12.20
2.11
2.60
6.50
100

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI THEO ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ

Các dự án đầu tư nước ngoài đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ như:
Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ý, Anh, Đức...khu vực Đông
Nam Á chiếm tỷ lệ lớn với Đài Loan đứng đầu với 47 dự án, vốn đầu tư

991,775 triệu USD, sau đó là Nhật Bản với 29 dự án, vốn đầu tư là 690,37
triệu USD, Hàn Quốc 34 dự án, vốn đầu tư là 180,38 triệu USD, trong đó
các doanh nghiệp lớn như Honda, Toyota, Piagio, Foxcon, Compal....
Bảng 3: Cơ cấu vốn thực hiện phân theo đối tác đầu tư
STT Quốc gia và vùng lãnh thổ
1
Đài Loan
2
Nhật Bản
3
Hàn Quốc
Tổng

19

Số dự án
47
29
34
110

Vốn đăng ký
(triệu USD)
991.775
690.37
180.38
1862.525




×