Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN dạy NGHỀ CHO KHU vực tây NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.79 KB, 14 trang )

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CHO CÁC TỈNH
TÂY NGUYÊN – NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP

TÓM TẮT
Những năm gần đây với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước
cùng sự vào cuộc của các bộ, ngành, công tác dạy nghề vùng Tây Nguyên đã
có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Qua đó, góp phần tích cực nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và hội
nhập với sự phát triển chung của cả nước. Quy hoạch và phát triển mạng
lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với thực tế, đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị đào tạo nghề, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
là những biện pháp phù hợp giúp đồng bào dân tộc Tây Nguyên xóa đói,
giảm nghèo và phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên. Trong đó, phát
triển đội ngũ giáo viên dạy, nhằm tạo nguồn lực cho công tác dạy nghề của
các tỉnh Tây Nguyên, là giải pháp căn bản để nâng cao chất lượng đào tạo
nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Tây Nguyên giai đoạn 2016 –
2020.
Từ khóa: Dạy nghề; giáo viên dạy nghề; bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

1. NÊU VẤN ĐỀ
Trong suốt quá trình phát triển giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng,
người thầy luôn được khẳng định có vai trò then chốt đối với chất lượng đào
tạo. Do vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và đưa ra nhiều
chủ trương về phát triển đội ngũ nhà giáo trong đó có đội ngũ giảng viên, giáo
viên dạy nghề (GVDN). Từ chỗ thiếu giáo viên gay gắt ở một số địa bàn,
trong những năm qua, nhất là sau khi có Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư
Trung ương về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các
tỉnh vùng Tây Nguyên đều xây dựng đề án thực hiện, dành các ưu tiên cho
1



phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về tình hình công tác dạy nghề ở các tỉnh Tây Nguyên
hiện nay
Các tỉnh Tây Nguyên xét trên nội dung tăng trưởng xanh và hội nhập với
các nước ASEAN đang đối mặt với những thách thức như: nhiều ngành, lĩnh
vực chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, bao gồm các ngành công
nghiệp, chăn nuôi, xuất khẩu, đầu tư và du lịch. Tài nguyên, thiên nhiên đang
suy giảm nhanh chóng và môi trường bị ảnh hưởng tiêu cực do khai thác
không hợp lý; chất lượng nguồn nhân lực, số lượng lao động qua đào tạo thấp,
năng suất lao động bằng 47,5% mức trung bình của cả nước ảnh hưởng lớn
đến năng lực cạnh tranh. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong tổng dân số của
các tỉnh Tây nguyên cao (38,7%) và 59% hộ gia đình dân tộc thiểu số có thu
nhập dưới mức nghèo khổ.
Trên địa bàn Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên có
108 cơ sở đào tạo nghề, gồm 6 trường cao đẳng nghề, 12 trường trung cấp
nghề (trong đó có 4 trường tư thục). Riêng các tỉnh Tây Nguyên có 6 trường
cao đẳng nghề (Lâm Đồng có 2 trường, Đắk Lắk 2 trường, Gia Lai 2 trường,
Kon Tum và Đắk Nông chưa có trường cao đẳng nghề). Ngoài ra, trong vùng
còn có 65 cơ sở khác có tham gia dạy nghề gồm 1 trường đại học, 4 trường
cao đẳng, 12 trường trung cấp, 30 trường trung tâm và 20 cơ sở khác. Quy mô
tuyển sinh dạy nghề những năm qua có tăng nhưng tỷ lệ người học nghề trình
độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng vẫn là chủ yếu. Tuyển sinh học nghề trình
độ cao đẳng, trung cấp nghề còn thấp (5 năm qua mới đạt 8,4% tổng số học
sinh học nghề, bình quân cả nước là 12%), tỷ lệ học sinh bỏ học cao. Tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề mới chỉ đạt 2,5-3%. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo nghề của vùng tính đến năm 2015 ước đạt 33,5%, đã tăng
7% so với năm 2010, nhưng vẫn còn khoảng cách lớn so với bình quân cả
2



nước (40,6%).
Công tác tuyển sinh, đào tạo tại 5 tỉnh Tây nguyên giai đoạn 2011-2015
đạt 427.921 người, tăng 3,7 lần so với giai đoạn 2006-2010. Báo cáo của các
địa phương trong vùng cho thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của toàn
vùng tăng từ 26,25% năm 2010 lên 33,5% vào năm 2015. Riêng dạy nghề cho
lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015 đã dạy nghề cho 213.516 người;
trong đó gần 50% là người dân tộc thiểu số; 42,4% học nghề phi nông nghiệp
và 57,6% học nghề nông nghiệp. Quy mô tuyển sinh các trường Cao đẳng
Nghề ở các tỉnh Tây Nguyên năm học 2017 – 2018 như sau:


CĐN
Than
h niên
Trườn

dân

g

tộc
Tây
Nguyê
n

Côn

N
Đa

k
Lak


N
Gia
lai





g



Kinh

nghệ

Du

tế -

CĐN



lịch


Kỹ

Đà

kinh

Đà

thuật

Lạt

tế

Lạt

Lâm

Bảo

Đồng

Kinh

CĐN

tế - Kỹ

số


thuật

21/B

Kontu

QP

m

Lộc

Chỉ

1010 930 780 1275 430 1880 870
740
310
tiêu
Dạy nghề cho lao động nông thôn đã mang lại việc làm cho khoảng
159.577 người, có 6.163 hộ nghèo có người tham gia học nghề, có việc làm
thoát nghèo; 6.028 hộ có thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương.
Một bộ phận lớn lao động nông thôn đã chuyển sang làm công nhân trong các
doanh nghiệp, làm chủ các xưởng sản xuất, tổ nhóm sản xuất tạo việc làm cho
lao động khác hoặc sản xuất hàng hóa để cung cấp cho các doanh nghiệp. Một
bộ phận sau khi học nghề vẫn tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động
được tăng lên, tiết kiệm chi phí sản xuất, hiệu quả thu nhập tăng 10%-30%.
Riêng ở Gia Lai: Trong 5 (2011 - 2015) năm qua, đào tạo nghề theo Đề
3



án 1956, toàn tỉnh có 33 nghìn lượt người được học nghề, đưa tỷ lệ đào tạo
nghề lên 30%. Hiện nay, tỉnh đang tích cực triển khai cải cách hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư phấn đâu đưa số lượng doanh nghiệp trên địa bàn từ
con số 3.000 (năm 2015) tăng lên 6.000 năm 2020.
Ngân sách trung ương hỗ trợ cho dạy nghề vùng Tây Nguyên từ nguồn
kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm và dạy nghề
thông qua Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề và Dự án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn là 905.487 triệu đồng, chiếm 13% so với tổng kinh phí
các dự án phân bổ cho các địa phương trong cả nước. Các trường thuộc các
tỉnh có huyện giáp Tây Nguyên cũng được quan tâm, tập trung đầu tư nguồn
lực từ các chương trình dự án đào tạo nghề để phục vụ công tác đào tạo nguồn
nhân lực, trong đó có tuyển sinh đào tạo từ các địa bàn huyện giáp Tây
Nguyên và các tỉnh Tây Nguyên.

Dạy nghề sửa điện cơ cho thanh niên tại huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk.
Ảnh tư liệu
Từ năm 2016, kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020 được bố trí trong nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tổng kinh phí đào tạo nghề cho lao động
nông thôn của các tỉnh vùng Tây Nguyên năm 2016 là 70.955 triệu đồng,
riêng 5 tỉnh Tây Nguyên bố trí 14.799 triệu đồng.
4


Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh về số lượng nhưng cơ sở vật
chất, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng đào tạo chưa đồng đều;
một số cơ sở dạy nghề cấp huyện không phát huy hiệu quả, gây lãng phí. Quy
mô tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2010-2015 tăng gấp 3,7 lần so với giai đoạn
2006-2010, song chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp và thời gian đào tạo dưới
3 tháng; tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ đạt 8,4% trong khi

bình quân chung của cả nước là 12%. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS theo học
nghề chỉ đạt 2,5-3%, bằng khoảng 50% so với mục tiêu của Quyết định 1951.

Sinh viên ngành May công nghiệp Trường Cao đẳng Nghề thanh
niên dân tộc Tây Nguyên thực hành nghề
Trung bình mỗi năm vùng Tây Nguyên đào tạo nghề cho 85.500 người,
nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 33,5% (tăng 7% so
với năm 2010), chưa đạt mục tiêu của Quyết định 1951 đề ra là 35% (bình
quân của nước 40,6%). Tỷ lệ này có sự chênh lệnh khá lớn giữa các địa
phương trong vùng: Đắk Lắk 40%, Lâm Đồng 38%, Kon Tum, Gia Lai 28%,
Đắk Nông 21,5%.
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng công tác đào tạo nghề
cho Tây nguyên vẫn còn những khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, chế
chính sách chưa đồng bộ, nguồn lực tài chính cho các tỉnh Tây Nguyên và các
tỉnh có huyện miền núi giáp Tây Nguyên có điều kiện khó khăn chưa tự cân
đối được ngân sách.
Một khó khăn không nhỏ nữa là về nguồn lực tài chính cho các tỉnh Tây
5


Nguyên và các tỉnh có huyện miền núi giáp Tây Nguyên có điều kiện khó
khăn chưa tự cân đối được ngân sách nên kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề chủ
yếu dựa vào ngân sách Trung ương cấp hàng năm, ngân sách địa phương và
nguồn xã hội hóa thấp nên hạn chế về số lượng lao động được hỗ trợ đào tạo.
Vì vậy, đẩy mạnh chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy sự phát
triển của Tây nguyên xứng với tiềm năng vốn có, đáp ứng nhu cầu thị trường
lao động rất cần thiết.
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các tỉnh Tây Nguyên
hiện nay
Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các tỉnh trong vùng đã có sự phát triển

nhanh về số lượng. Năm 2010, các tỉnh Tây Nguyên có 1.676 giáo viên trong
các trường, trung tâm dạy nghề, trong đó 77,2% là giáo viên cơ hữu. Chất
lượng giáo viên dạy nghề từng bước nâng cao, có 82,9% giáo viên dạy nghề
đạt chuẩn quy định. Ở Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây
Nguyên hiện nay có 133 giáo viên dạy nghề, thì 60 giáo viên trình độ trên Đại
học.
Tuy nhiên, nhìn chung số lượng giáo viên dạy nghề còn thiếu nhiều, hiện
nay bình quân 40,93 sinh viên/1 giáo viên (trong khi yêu cầu từ 17 - 26 sinh
viên/1 giáo viên). Tính chung, tỷ lệ giáo viên có trình độ tiến sĩ so với số giáo
viên còn rất thấp; ở các trường CĐ chuyên ngành và CĐ nghề có gần 16.000
học viên nhưng chỉ có 2 tiến sĩ. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có chuyển
biến nhưng nhìn chung còn chậm, giáo viên và đội ngũ cán bộ dạy nghề
thiếu...
Chính sách đối với GVDN từng bước được quan tâm. Hiện nay, GVDN
được hưởng các chính sách chung đối với nhà giáo trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Ngoài ra, còn có một số chế độ, chính sách riêng đối với GVDN
như: chế độ làm việc, chế độ sử dụng, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ; chính sách về phụ cấp cho giáo viên khi dạy thực hành các nghề
6


nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đặc thù cho GVDN cho người tàn
tật, khuyết tật.
Mặc dù số lượng GVDN những năm qua tăng đáng kể nhưng so với yêu
cầu đổi mới và phát triển dạy nghề, số lượng GVDN vẫn còn thiếu trầm trọng.
Hiện nay, tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên mới đạt 26 học sinh, sinh
viên/giáo viên, trong khi đó, mục tiêu đặt ra là 20 học sinh, sinh viên/giáo
viên vào năm 2010. Với mục tiêu này, số GVDN cần đến năm 2015 có
khoảng 51.000 người và năm 2020 là 77.000 người.
Cơ cấu ngành nghề đào tạo GVDN chưa hợp lý, một số nghề chưa có

giáo viên được đào tạo cơ bản, kỹ năng nghề còn hạn chế, tỷ lệ giáo viên dạy
tích hợp còn thấp so với yêu cầu của chương trình đào tạo. Trình độ ngoại
ngữ, tin học của GVDN còn yếu, hạn chế khả năng cập nhật công nghệ mới,
ứng dụng tin học và các phương pháp sư phạm hiện đại. Khả năng phát triển
chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy nghề của GVDN còn hạn chế.
Chính sách đối với GVDN vẫn còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích,
thu hút những người có năng lực vào làm GVDN, chưa tạo ra sự gắn bó, tâm
huyết với nghề nghiệp.
Về chế độ tiền lương, hoạt động của GVDN mang tính đặc thù, một mặt,
họ phải là một nhà sư phạm, mặt khác là một “kỹ thuật viên”, chính sách tiền
lương chưa thể hiện sự ưu đãi mang tính đặc thù đó. GVDN chưa có ngạch
lương riêng, mà vẫn hưởng theo ngạch lương của giáo viên trung học (theo
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14-12-2004). Giáo viên dạy trình độ cao
đẳng nghề (CĐN) chưa được hưởng chế độ tiền lương như giảng viên của các
trường cao đẳng khác. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
không thu hút được những người có trình độ, có tay nghề giỏi, có kinh
nghiệm trong sản xuất chuyển về làm GVDN.
Ngược lại, nhiều GVDN có trình độ tay nghề giỏi lại muốn chuyển ra
sản xuất tại các doanh nghiệp để có thu nhập cao hơn. Ngoài ra, chưa có
7


những chính sách khuyến khích động viên đối với giáo viên tự phấn đấu nâng
cao trình độ; chưa có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề
tạo điều kiện cho GVDN được đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ hàng năm.
Tuy nhiên, trong phát triển GVDN, chúng ta cũng đang đối mặt với
những thách thức. Hội nhập quốc tế sâu, rộng tạo điều kiện thuận lợi cho dạy
nghề tiếp cận với những kiến thức mới, công nghệ mới, mô hình dạy nghề
hiện đại, mở rộng trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn

lực bên ngoài cho phát triển dạy nghề, song cũng đòi hỏi GVDN phải thích
ứng được kịp thời. Xu hướng đa dạng hoá các loại hình và phương thức giáo
dục - đào tạo, phát triển đào tạo từ xa, qua mạng; sự thay đổi chức năng và
mô hình của các cơ sở dạy nghề cũng là thách thức đối với GVDN trong bối
cảnh mới.
Nhu cầu cấp thiết về nhân lực phải tăng nhanh về cả số lượng và chất
lượng cho vùng Tây Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng Tây
Nguyên.
2.3. Một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho
các tỉnh Tây Nguyên hiện nay
2.3.1. Quan điểm cơ bản của Đảng
Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khóa IX) đã nêu rõ: "Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu... Khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giáo
viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường dạy nghề... Mở
rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà
giáo... ”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khoá X) của Đảng nhấn mạnh:
8


“Chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề....
Củng cố và mở rộng các trường đào tạo giáo viên dạy nghề theo khu vực trên
phạm vi cả nước”. Năm 2011, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đặt vấn đề:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục”, theo tinh thần đó cần có những
giải pháp đồng bộ với một tầm nhìn tổng thể. Góp phần triển khai chủ trương
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, bài viết xin đề cập công
tác phát triển đội ngũ GVDN, vấn đề lâu nay đã được quan tâm nhưng vẫn

còn bất cập và nhiều thách thức trong bối cảnh mới.
Mục tiêu chung của Tổng cục dạy nghề đưa ra: Năm 2020, Tổng cục
Dạy nghề dự tính có khoảng 170.000 giáo viên làm việc ở các cơ sở dạy nghề.
Trong đó: Giáo viên dạy nghề hệ sơ cấp là 18.000 người, hệ trung cấp: 79.000
người, cao đẳng: 72.000 người. 100 % giáo viên dạy nghề trọng điểm quốc
gia, quốc tế và ASEAN được bồi dưỡng đạt chuẩn. Đến năm 2020: 30% giáo
viên trong các trường trung cấp nghề và các trường cao đẳng nghề có trình độ
sau đại học.
Mục tiêu chung của công tác dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên trong thời
gian tới: Từ nay đến năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục đào tạo nghề
cho trên 1,27 triệu người tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn của
vùng như: Công nghiệp thủy điện, khai thác khoáng sản, công nghiệp chế
biến nông, lâm sản, nhân lực kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển ngành
trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều... Đồng thời, các tỉnh trong
vùng chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ cho các
ngành dịch vụ như tài chính ngân hàng, tín dụng, du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng. Bên cạnh đó tiến hành quy hoạch lại hệ thống phát triển mạng lưới cơ
sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó mỗi tỉnh ở vùng Tây Nguyên có ít nhất 1
trường cao đẳng (mỗi trường có ít nhất 2 - 3 nghề cấp độ khu vực ASEAN và
3 - 5 nghề cấp độ quốc gia).
Ở cấp huyện có ít nhất 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung
9


cấp hoặc cơ sở của trường cao đẳng để đảm nhiệm việc đào tạo nghề nghiệp
tại chỗ cho lao động nông thôn ... Các tỉnh Tây Nguyên cũng tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề, đồng thời phát triển, thu hút đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp... góp phần phục vụ tốt yêu
cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho vùng Tây Nguyên.
Theo dự báo, tốc độ tăng lao động qua đào tạo ở các tỉnh Tây Nguyên và

các huyện miền núi giáp Tây Nguyên bình quân hàng năm giai đoạn 2011 2020 khoảng 7% năm, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 9% năm.
2.3.2. Định hướng giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho
các tỉnh Tây Nguyên hiện nay
Đội ngũ giáo viên dạy nghề nhiệt huyết, có năng lực được xem là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc đạt được
các mục tiêu nâng cao chất lượng và tính hướng cầu của Đào tạo nghề ở Việt
Nam, các nước khác trong khu vực và ASEAN. Theo đó, công tác xây dựng
đội ngũ giáo viên có năng lực thường xuyên được đưa vào chiến lược Đào tạo
nghề như một mục tiêu chiến lược.
Một là, vấn đề bất cập nhất hiện nay là thu nhập của GVDN. Trong khi
phải làm việc căng thẳng, vất vả (vừa là một giáo viên vừa là kỹ thuật viên)
nhưng thu nhập từ lương và phụ cấp theo lương lại rất thấp, không đảm cho
chính họ và gia đình một mức sống hợp ly,á do vậy khó có thể đòi hỏi GVDN
toàn tâm, toàn ý với nghề. Thực tế này là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến
khó giữ chân các GVDN có đủ năng lực ở lại công tác tại các cơ sở dạy nghề.
Nguy hại hơn, nó cũng là nguyên nhân dẫn đến khó thu hút được người
giỏi, người có tay nghề cao làm GVDN và thu hút sinh viên giỏi học các
trường đào tạo GVDN để trở thành GVDN. Do vậy, trước tiên cần thay đổi
chính sách đãi ngộ để nhà giáo sống được bằng lương và các khoản phụ cấp
nghề nghiệp. Xây dựng khung chính sách và cơ chế nhằm khuyến khích tạo
động lực và tôn vinh địa vị xã hội của giáo viên, các danh hiệu cho nhà giáo.
10


Sử dụng có hiệu quả chất xám của đội ngũ giáo viên, đồng thời xác định các
đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm của họ. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu
chuẩn nghiệp vụ, các định mức lao động của GVDN.
Tạo ra bầu không khí dân chủ trong làm việc. Xây dựng môi trường làm
việc văn hóa trong nhà trường. Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe, có
kế hoạch kiểm tra sức khỏe cho giáo viên trong các cơ sở dạy nghề. Lập kế

hoạch để giáo viên được tham gia các khóa đào tạo thường xuyên.
Hai là, hiện nay, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GVDN không thể hiện rõ
tính chuyên nghiệp của một trường nghề. Tình trạng bất cập trong việc bồi
dưỡng, phát triển năng lực hành nghề cho giáo sinh là do những hạn chế về
thời lượng và chất lượng giảng dạy, đồng thời gặp rất nhiều khó khăn trong
việc tổ chức kiến tập, thực tập. Bên cạnh đó, thực tế khả năng nghiên cứu
khoa học của GVDN hiện nay chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến hoạt
động nghiên cứu khoa học của các cơ sở dạy nghề nói chung và khả năng
tham gia nghiên cứu khoa học của GVDN nói riêng còn rất hạn chế.
Để giải quyết được bất cập này cần thiết sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi
dưỡng GVDN; đổi mới hoạt động của các trường sư phạm kỹ thuật; các khoa
sư phạm dạy nghề để đào tạo, bồi dưỡng sư phạm dạy nghề, nâng cao kỹ năng
nghề cho GVDN; khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia
công tác đào tạo, bồi dưỡng sư phạm nghề cho GVDN qua đó phát triển công
tác nghiên cứu khoa học của các các cơ sở dạy nghề cũng như nâng cao năng
lực nghiên cứu khoa học của GVDN.
Ba là, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo nguồn lực phát
triển đội ngũ GVDN cho toàn hệ thống, huy động đóng góp của người học
theo quy định của pháp luật, huy động các nguồn lực xã hội hoá, đầu tư của
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước và các nguồn hợp
pháp khác. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển đội ngũ GVDN.
11


Bốn là, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên dạy đáp ứng nhu cầu thực hiện quy hoạch về số lượng, trình độ đào tạo
và cơ cấu ngành nghề. Giá trị tham chiếu đê xây dựng đội ngũ giáo viên dạy
nghề là các yêu cầu nghề tương đối như đã quy định cụ thể trong từng Tiêu
chuẩn nghề đối với giáo viên dạy nghề. Việc phân tích các yêu cầu nghề cho

thấy sự khác biệt rõ nét giữa giáo viên dạy nghề với các giáo viên khác. Các
giáo viên dạy nghề đòi hỏi phải có hồ sơ năng lực rất khắt khe; trong đó bao
gồm các kỹ năng thực hành chỉ tận tay chuyên sâu và lý thuyết nghề cần thiết
để thực hiện nghề mà họ hay hay hướng dẫn. Ngoài ra cần phải có năng lực
sư phạm chung và yêu cầu cụ thể trong lý luận dạy học và phương pháp dạy
và học. Tổng cục Dạy nghề cần thành lập thêm các khoa sư phạm giao dục
nghề nghiệp thuộc các trường cao đẳng để tới năm 2020 cả nước có trên 60 cơ
sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
Năm là, mở rộng hình thức hợp đồng với chuyên gia, cán bộ kỹ thuật,
thợ bậc cao của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu làm giáo viên thỉnh giảng
cho các cơ sở dạy nghề. Tổng cục dạy nghề tiếp tục rà soát và sắp xếp lại tổ
chức, đổi mới tổ chức các trường sư phạm kỹ thuật. Trước hết cần có sự đánh
giá lại thực trạng hoạt động của các trường ĐH Sư phạm kỹ thuật và các khoa
Sư phạm kỹ thuật (cơ sở do Bộ LĐ-TB&XH quản lý). Cần tăng cường liên
kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để phát triển đội ngũ
giáo viên. Tăng cường hợp tác với các cơ sở dạy nghề danh tiếng trên thế
giới, cử giáo viên, giảng viên trực tiếp qua đó để học hỏi kinh nghiệm của
nước bạn.
Sáu là, xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề có năng lực cần tính đến số
giáo viên dạy nghề cần có (số lượng) cũng như hồ sơ năng lực và trình độ
(chất lượng) cần thiết. Ngoài ra, các chứng nhận chính thức cần thiết để giảng
dạy và hướng dẫn sinh viên tham gia vào các chương trình Đào tạo nghề ở các
trình độ Đào tạo nghề khác nhau cũng là một vấn đề rất quan trọng. Các
phương pháp xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề có năng lực một mặt cần
12


chú trọng vào đội ngũ giáo viên hiện có thông qua các biện pháp nâng cao và
phát triển, mặt khác càn có những giải pháp hiệu quả cho công tác đào tạo lần
đầu hay đào tạo trước khi hành nghề đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Bảy là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong giáo viên dạy
nghề, đặc biệt là khoa học ứng dụng. Có cơ chế khuyến khích giáo viên dạy
nghề tham gia nghiên cứu khoa học một cách tích cực và hiệu quả. thực tế khả
năng nghiên cứu khoa học của giáo viên dạy nghề hiện nay chưa được chú
trọng đúng mức, dẫn đến hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở dạy
nghề nói chung và khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giáo viên dạy
nghề nói riêng còn rất hạn chế. Để giải quyết được bất cập này cần thiết sắp
xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; đa dạng hoá
hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; đổi mới hoạt động của các
trường sư phạm kỹ thuật; các khoa sư phạm dạy nghề để đào tạo, bồi dưỡng
sư phạm dạy nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề; khuyến
khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng
sư phạm nghề cho giáo viên dạy nghề qua đó phát triển công tác nghiên cứu
khoa học của các các cơ sở dạy nghề cũng như nâng cao năng lực nghiên cứu
khoa học của giáo viên dạy nghề.
3. KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ
GVDN giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng dạy nghề, là
động lực, là một nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh
của nhân lực nước ta. Đầu tư phát triển GVDN có thể coi là đầu tư “nguồn”
để phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, trong quá trình triển khai chủ trương
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, phải đặt việc đổi mới cơ
chế chính sách thu hút và đãi ngộ GVDN là một trọng tâm trong khâu đột phá
về chất lượng dạy nghề.
Một số kiến nghị:
- Xây dựng quỹ Quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN với tỷ
13


trọng lớn từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách xã
hội hóa nguồn tài chính cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN

như huy động sự đóng góp của người học theo quy định của pháp luật, huy
động các nguồn lực xã hội hoá, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
- Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cần tăng cường nguồn lực cho
đào tạo nghề nghiệp và quỹ quốc gia về giải có chế độ, chính sách phù hợp
cho từng đối tượng theo học nghề, nhất là thanh niên trong các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
- Cho giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có từ 50% học sinh trở
lên là người DTTS được hưởng chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm có chính sách
đặc thù đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong vùng, giáo viên các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp tại các địa bàn có đông học sinh DTTS; chính sách học
bổng xã hội đối với học sinh có điều kiện khó khăn, học sinh là người
DTTS...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo dạy nghề Việt Nam năm 2011 và năm 2012
2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020
3. Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020
4.

Luật Giáo dục Nghề nghiệp

14



×