Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác dạy – học môn CHÍNH TRỊ TRONG các TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ở đà NẴNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.74 KB, 11 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DẠY –
HỌC MÔN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS OF
TEACHING – LEARNING POLITICS IN VOCATIONAL SCHOOLS IN
DANANG TO DAY
TÓM TẮT
Công tác dạy – học môn chính trị ở các trường Cao đẳng nghề hiện nay có
vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hình thành tư duy khoa
học, củng cố nền tảng tư tưởng cho sinh viên. Trong những năm qua, dạy –
học chính trị đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn
một số hạn chế, cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và
học các môn khoa học chính trị hết sức quan trọng này.
Từ khóa: môn học Chính trị; sinh viên; cao đẳng nghề; chính trị; tư tưởng.
ABSTRACT
The teaching and learning of politics in vocational colleges now plays a
very important role and significance in shaping scientific thinking,
reinforcing the foundations for students' thinking. Over the years, political
science has gained remarkable achievements, but there are still some


shortcomings, and there is a need for solutions to improve the quality of
teaching and learning science. This important.
Key Words: Political subject; student; vocational colleges; political;
thought.

2


1. Giới thiệu
Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị ở các trường Đại học,


Cao đẳng nói chung và trong các trường Cao đẳng Nghề nói riêng, hiện nay là
một vấn đề thực tiễn đang được đặt ra, đòi hỏi phảo có sự nghiên cứu nghiêm
túc để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu công tác dạy – học môn Chính trị cho sinh viên. Đặc biệt, trong
giai đoạn hiện nay, các trường Cao đẳng Nghề cũng đang trong quá trình hoàn
thiện chương trình để chuyển dần sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Trong khi đó, đội ngũ giảng viên cũng như sinh viên đã quen với hình thức
đào tạo theo học chế niên chế nên vẫn chưa thích nghi được với hình thức đạo
tạo theo học chế tín chỉ này. Hơn nữa, đối tượng sinh viên theo học với những
đặc thù về nghề nghiệp, trình độ đầu vào, văn hóa, tâm lý … do đó, phương
pháp giáo dục giáo dục lý luận chính trị cho đối tượng sinh viên học nghề
trong giai đoạn hiện nay cũng có những đặc thù riêng.
2. Phương

pháp nghiên cứu

Bài viết được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là lý luận Mác –
Lênin với phép biện chứng duy vật khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận
dụng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc đổi mới
giáo dục lý luận chính trị trong các trường Đại học và cao đẳng; về đào tạo
con người phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.


Bài viết kết hợp các nghiên cứu biện chứng duy vật, lịch sử, phân tích,
tổng hợp để chọn lọc, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm cũ và mới để
đánh giá phân tích thực trạng dạy – học môn Chính trị trong các trường Cao
đẳng Nghề ở Đà Nẵng, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả dạy – học môn Chính trị cho sinh viên.
3. Kết


quả và đánh giá

3.1. Thực trạng dạy – học môn Chính trị trong các trường Cao đẳng Nghề
ở Đà Nẵng hiện nay
Ở Đà Nẵng, hiện có khoảng 6 trường Cao đẳng Nghề. Trong đó, Trường
Cao đẳng Nghề Đà Nẵng và Cao đẳng Nghề số 5 được xem là đứng đầu về
đào tạo nghề trên địa bàn thành phố bởi sự uy tín và học phí “mêm”.
Môn Chính trị là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng và là một trong những môn học tham gia vào thi
tốt nghiệp. Môn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo
nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động.
Từ thực tiễn công tác giảng dạy ở trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện
nay, có thể kể đến những kết quả và tồn tại, hạn chế trong công tác dạy – học
môn Chính trị như sau:
Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng trong
một giờ học chính trị
4


Những kết quả đạt được: Đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao
cả về số lượng và chất lượng, giáo trình giảng dạy không ngừng được hoàn
thiện và có tính khoa học cao, nhận thức của giảng viên và sinh viên đối với
bộ môn cũng có những chuyển biến tích cực; việc thực hiện nhiệm vụ môn
học có những bước tiến đáng kể. Tổng cục Dạy nghề cũng đã có những quy
định chặt chẽ trong việc giảng dạy bộ môn càng cho thấy vai trò của môn
Chính trị ngày càng được khẳng định.
Những tồn tại, hạn chế: Hạn chế lớn nhất là chưa tạo ra được sự hứng
thủ cho sinh viên đối với môn học. Sinh viên thường cảm thấy áp lực, chán
nản, do đó hiệu quả giảng dạy của bộ môn chưa cao. Hệ thống tài liệu phục
vụ việc nghiên cứu của giảng viên và sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu. Các

nguồn tài liệu không thiếu về số lượng nhưng lại không lại không phù hợp với
đối tượng là sinh viên các trường Cao đẳng Nghề. Với trình độ của sinh viên
học nghề, thì việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác –
Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện của Đảng có thể nói là vượt ngoài
khả năng, do đó, sinh viên rất ngại lên thư viện tìm đọc các tác phẩm này.
Trong khi đó, các loại tạp chí, các bài nghiên cứu, tư liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu thì lại rất thiếu.
Một số giảng viên còn ngần ngại trong việc áp dụng các phương pháp
dạy học tích cực, một phần do hạn chế về khả năng sử dụng máy tính, mặt
khác, họ ngại bỏ thời gian để nghiên cứu việc sử dụng các phần mềm. Cho


nên, những phương pháp thuyết trình, mang tính truyền thụ được giảng viên
sử dụng khá phổ biến. Điều này, tạo ra tâm lý nặng nề, sự nhàm chán cho cả
người dạy và người học.
Nguyên nhân của tồn tại, yếu kém: Đầu tiên, giảng viên thiếu say mê
nghề nghiệp, một số giảng viên còn tự ti, e ngại khi nói về chuyên môn của
mình; chưa tích cực tự học tập, trau dồi bản thân; hạn chế trong sáng tao, tìm
tòi những phương pháp mới, phù hợp với nhận thức của sinh viên.
Thái độ của sinh viên trong các trường Cao đẳng Nghề đối với môn
Chính trị thường coi nhẹ vai trò của bộ môn, không tìm tòi phương pháp để
hiểu sâu sắc nội dung tri thức bộ môn. Có thái độ thụ động, ỷ lại, chống đối
và học cho qua. Hầu hết sinh viên cho rằng, đây là môn học khô khan, cứng
nhắc mà không cần biết nó mang lại cái gì cho mình, cũng không cần tìm hiểu
làm gì. Theo số liệu khảo sát đối với SV năm 2 tại trường Cao đẳng nghề Đà
Nẵng tháng 10/2016, về mức độ bỏ tiết trong các tiết học Chính trị như sau:
Mức độ bỏ tiết của sinh viên
%

2


1

7

2

2

Nhiều (> 4
buổi)
Ít (1-3 buổi)
Không bao giờ

5

Biểu đồ 1: Mức độ bỏ tiết của sinh viên trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng trong các

6


giờ học môn Chính trị

Như vậy, có thể thấy trong 79 sinh viên tham gia trả lời câu hỏi đã nghỉ
học ít nhất một buổi của môn Chính trị. Trong đó, số sinh viên nghỉ từ 4 buổi
trở lên chiếm đa số (52%). Trong 21% sinh viên đi học đầy đủ, có 67% là sinh
viên năm thứ nhất, đó là sinh viên khoa May - Thiết kế thời trang, khoa Kinh
tế.
3.2. Những đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học môn
Chính trị trong các trường Cao đẳng Nghề ở Đà Nẵng hiện nay

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của giảng viên, sinh viên và các nhà quản
lý về vị trí, vai trò của bộ môn Chính trị trong các trường Cao đẳng Nghề.
Xóa bỏ tâm lý cho rằng đây là môn phụ không cần đầu tư nhiều thời gian.
Đây là vấn đê mà chúng ta cần giải quyết trước khi muốn nói đến việc chúng
ta muốn đổi mới như thế nào.
Thứ hai, không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giảng
viên dạy chính trị bằng tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các mở các lớp
bồi dưỡng; chức các hội thảo chuyên đề trao đổi kinh nghiệm; khuyến khích
giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, giảng viên cần sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy tích cực
như thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp kể chuyện,
phương pháp đóng vai... Bởi lẽ đây là những phương pháp giảng dạy theo


hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học.
Thứ tư, bài giảng phải bám sát với giáo trình, đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước. Đồng thời còn phải bám sát thực tiễn về
tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của thế giới nói chung và của đất nước nói
riêng để bài giảng đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, giảng viên giảng dạy
chính trị thì phải luôn luôn cập nhật, lượm lặt thông tin và biết chắt lọc thông
tin một cách chính xác, đầy đủ nhất và mang tính thời sự nhất.
Thứ năm, khi dạy các môn học này, giảng viên cần chú ý việc đưa thực
tiễn vào bài học sao cho hợp lý. Tính hợp lý ở đây là những yếu tố thực tiễn
phải là những yếu tố điển hình, nổi bật, các sự kiện phải mang tính thời sự,
phải có thực, không thêm bớt, liên hệ với thực tiễn phải sát và phù hợp với
những vấn đề lý luận mà giảng viên muốn chứng minh.
Thứ sáu, giảng viên cần phải cho sinh viên đi thực tế để thăm quan các
di tích lịch sử cũng như các cơ sở kinh tế để các em có thể so sánh đối chiếu,
kiến thức đã học trong sách vở với thực tiễn

Thứ bảy, để lôi kéo, tạo hứng thú cho sinh viên khi học các môn này,
chúng ta có thể tổ chức trò chơi như đường lên đỉnh Olympia cho sinh viên
vào các những tiết ôn tập giữa kỳ và cuối kỳ. Tích cực tham gia cuộc thi Tìm
hiểu các môn khoa học Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh do Thành đoàn
8


Đà Nẵng tổ chức. Trong hai lần Thành đoàn tổ chức, sinh viên trường Cao
đẳng Nghề Đà Nẵng đã tích cực tập luyện và ôn tập kiến thức, tham gia và đạt
được những thành tích đáng ghi nhận.
Để tất cả những định hướng trên có thể phát huy được hiệu quả thì đòi
hỏi bản thân những người làm công tác giáo dục, giảng viên trực tiếp giảng
dạy phải tự mình học tập nâng cao trình độ, luôn tiếp thu những thông tin mới
để làm phong phú kiến thức của bản thân. Đồng thời, để có thể sử dụng hiệu
quả các phương pháp dạy học tích cực việc trang bị phương tiện, thiết bị là
cực kỳ quan trọng. Các trường Cao đẳng Nghề cần tổ chức các lớp bồi dưỡng
về cách tổ chức soạn giảng giáo án điện cho giảng viên.
3.3. Đánh giá
Bài viết đã có những đóng góp cơ bản: làm sáng tỏ một số vấn đề về
hoạt động dạy – học môn Chính trị trong các trường Cao đẳng Nghề trên địa
bàn thành phố. Cần phải nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể về
công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho sinh viên. Đánh giá khách quan thực
trạng dạy – học môn Chính trị ở các trường Cao đẳng Nghề thông qua các nội
dung, phương pháp như: đổi mới chương trình, giáo trình môn học Chính trị,
tài liệu phục vụ học tập. Lựa chọn, phát huy những hình thức giáo dục ngoại
khóa thích hợp, đạt hiệu quả cao.
4. Kết

luận



Như vậy, có thể thấy, để công tác dạy – học môn Chính trị ở các trường
Cao đẳng Nghề đạt hiệu của cao, thì bản thân mỗi sinh viên phải tự giác, tích
cực hơn trong học tập. Sẽ không có một phương pháp nào đạt hiệu quả nếu
như bản thân sinh không tích cực tham gia. Đồng thời, cần có sự kết hợp giữa
giữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên với sự tác động
nhiều chiều từ nhà trường và sinh viên trên nhiều phương diện khác nhau.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Lê Hữu Ái (1998), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục
thanh niên hiện nay, Nxb Đà Nẵng.

[2]

Lê Hữu Ái (2010), Công tác tư tưởng, lý luận thời kỳ mới: thực trạng,
quan điểm và giải pháp …, Nxb Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội.

[3]

Vũ Ngọc Am (2009), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận
chính trị, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

[4]

Vũ Đình Bảy (Chủ biên), Lê Thị Vân Anh, Phạm Thu Hà, Lê Thị Hương

(2016), Dạy học các nguyên lý, quy luật của triết học duy vật biện chứng,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

[5]

Vũ Đình Bảy (2014), Nâng cao năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy
học và nghiên cứu môn GDCD ở trường THPT (Tài liệu bồi dưỡng cho
giáo viên GDCD tỉnh Quảng Ngãi 12/2014), Đại học sư phạm Huế.

[6]

Đinh Văn Đức, Dương Thúy Nga (Đồng chủ biên) (2009), Phương pháp
dạy học môn giáo dục công dân ở trường THPT, Nxb Đại học sư phạm
Hà Nội.

[7]

Phạm Văn Năng (2002), Công tác tư tưởng và giảng dạy lý luận trong
trường Đại học và Cao đẳng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.



×