Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tìm hiểu các khía cạnh tiêu cực trên Thị Trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn qua. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.83 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường tập trung các ngu ồn v ốn cho đ ầu tư
và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất l ớn đến môi tr ường đ ầu t ư nói riêng và
nền kinh tế nói chung. TTCK còn được gọi là phong vũ bi ểu của n ền kinh tế và là
một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Trong những năm gần đây, TTCK nước ta diễn ra khá sôi động, tuy nhiên hi ệu qu ả
lại chưa cao. Có thể nói một trong các nguyên nhân TTCK chưa đem l ại hi ệu qu ả
cho nền kinh tế là do TTCK nước ta còn tồn tại nhiều khía cạnh tiêu cực. Nhận th ấy
được tính cấp thiết của vấn đề này, nhóm chúng tôi xin nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu các khía cạnh tiêu cực trên TTCK Vi ệt Nam trong giai đoạn qua. Nguyên nhân
và giải pháp khắc phục.”


Chương 1: Cơ sở lí luận về thị trường chứng khoán
1.1. Cơ sở lí luận về thị trường chứng khoán
1.1.1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường diễn ra các ho ạt đ ộng phát hành, giao
dịch mua bán chứng khoán. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp,
khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành ch ứng
khoán, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã đ ược
phát hành từ thị trường sơ cấp.
Như vậy, TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, là n ơi di ễn ra quá trình
phát hành, mua bán các chứng khoán, đó là các chứng khoán n ợ và ch ứng khoán v ốn
(còn gọi là công cụ sở hữu). Bản chất cưa TTCK là thị trường thể hiện mới quan hệ
giữa cung và cầu vốn đầu tư. Giá chứng khoán chứa đựng các thông tin về chi phí
vốn, hay còn gọi là giá vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát tri ển b ậc cao c ủa n ền
sản xuất và lưu thông hàng hóa.
1.1.1. Các chủ thể tham gia TTCK
Tham gia TTCK bao gồm nhiều chủ th ể khác nhau, song thông th ương và ph ổ bi ến
là: Tổ chức phát hành, nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh ch ứng khoán, t ổ ch ức ph ụ
trợ, tổ chức quản lí TTCK.


 Tổ chức phát hành chứng khoán
Là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy động thông qua thị trường chứng khoán.
Tổ chức phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa c ủa thị trường
chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm:
– Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể phát hành các chứng khoán: Trái
phiếu Chính phủ; trái phiếu địa phương; trái phiếu công trình; tín phiếu kho bạc.
– Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
– Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công c ụ tài chính nh ư các trái
phiếu, chứng chỉ hưởng thụ… phục vụ cho mục tiêu huy động v ốn và phù hợp với
đặc thù hoạt động của họ theo Luật định.
– Các công ty quản lý quỹ đầu tư: Phát hành chứng chỉ quỹ


 Nhà đầu tư
Nhà đầu tư chứng khoán là những người có tiền, thực hi ện việc mua và bán ch ứng
khoán trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư có th ể
được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.
– Các nhà đầu tư cá nhân: là các cá nhân và h ộ gia đình, nh ững ng ười có v ốn nhàn
rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán v ới mục đích tìm kiếm
lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, kỳ vọng lợi
nhuận càng cao thì mức độ chấp nhận rủi ro phải càng lớn và ngược lại. Chính vì
vậy các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với
khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình.
– Các nhà đầu tư tổ chức: Là các tổ chức thường xuyên mua bán chứng khoán v ới s ố
lượng lớn. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm các chuyên
gia có kinh nghiệm nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Có th ể
kể đến một số nhà đầu tư tổ chức sau:
+ Các công ty đầu tư và các quỹ tín thác đầu tư: Được thành lập nhằm thu hút
vốn của nhiều nhà đầu tư các nhân để đầu tư trên TTCK. Ưu đi ểm của hình th ức
đầu tư qua các quỹ tín thác là có th ể đa dạng hóa danh m ục đ ầu t ư và các quy ết

định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghi ệm.
+ Các công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm quản lí phí bảo hi ểm của nh ững
người tham gia bảo hiểm và sử dụng số tiền đó để đầu tư dưới các hình th ức nh ư:
Gửi ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán…
+ Các quỹ hưu trí và quỹ bảo hiểm xã hội khác
+ Các công ty tài chính, các ngân hàng thương mại…
 Người kinh doanh chứng khoán
Tham gia kinh doanh chứng khoán có thể bao gồm nhi ều tổ chức như: Công ty
chứng khoán, công ty quản lí quỹ đầu tư, các cá nhân hành ngh ề độc lập…
 Người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng khoán


Để đảm bảo cho TTCK có thể vận hành một cách bình th ường, bên c ạnh các ch ủ
thể nêu trên cần có các tổ chức cung cấp các dịch vụ h ỗ tr ợ kinh doanh ch ứng
khoán như: Tổ chức lưu kí chứng khoán và thanh toán bù tr ừ; tổ chức đánh giá h ệ
số tín nhiệm; tổ chức tài trợ chứng khoán; tổ chức ki ểm toán; công ngh ệ thông tin
TTCK…
 Người quản lí và giám sát thị trường
Tùy theo chính sách phát tri ển thị trường và thực tế phát tri ển TTCK c ủa m ỗi qu ốc
gia mà việc quản lí và giám sát TTCK được thực hi ện bởi các ch ủ th ể khác nhau.
Thông thường tham gia quản lí và giám sát TTCK bao g ồm: C ơ quan qu ản lí Nhà
nước đối với TTCK, sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng
khoán.
1.1.2. Phân loại TTCK
a. Theo đối tượng giao dịch
-Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phi ếu, bao g ồm
cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
-Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại trái phi ếu đã
được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phi ếu công ty, trái phi ếu đô th ị
và trái phiếu chính phủ.

-Thị trường chứng khoán phái sinh : là thị trường phát hành và mua đi bán lại các
chứng từ tài chính khác như quyền mua cổ phiếu, chứng quy ền, hợp đồng quy ền
chọn,…
-Thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư: Là nơi giao dịch cá loại chứng chỉ quỹ
b. Theo các giai đoạn vận động của chứng khoán
- Thị trường sơ cấp: Là thị trường diễn ra các giao dịch phát hành chứng khoán mới.
TTCk sơ cấp có vai trò tạo vốn cho các tổ chức phát hành và chuy ển hóa ngu ồn v ốn
nhàn rỗi trong công chúng vào đầu tư.
- Thị trường thứ cấp: Là thị trường diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán đã
được phát hành trên thị trường sơ cấp. Vai trò của TTCK thứ cấp là thực hi ện vi ệc
di chuyển vốn đầu tư giữa các nhà đầu tư chứng khoán.


c. Theo cơ chế hoạt động
- TTCK chính thức: Là thị trường mà sự ra đời và hoạt động được thừa nhận, bảo
hộ về mặt pháp lí. Gồm thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.
- TTCK không chính thức: Là thị trường ở đó các hoạt đ ộng giao dịch hay mua bán
chứng khoán không được thực hiện qua hệ thống giao dịch của thị trường tập
trung và thị trường không tập trung. Nó ra đời và hoạt đ ộng m ột cách t ự phát theo
nhu cầu của thị trường.
d. Theo hình thức giao dịch
- Thị trường giao ngay: Là thị trường mà việc giao nhận ch ứng khoán và thanh toán
được diễn ra ngay trong ngày giao dịch hoặc trong thời hạn thanh toán bù tr ừ theo
quy định.
- Thị trường kì hạn: Là thị trường mà việc giao nhận chứng khoán và thanh toán
được diễn ra sau ngày giao dịch một khoảng thời gian nhất định.
1.2. Các khía cạnh tiêu cực trên TTCK
1.2.1. Thao túng thị trường
“Thao túng thị trường” có thể định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau nhưng tựu
chung lại đều là những hành vi cố ý gây tác động đến thị tr ường bằng cách v ận

dụng quy luật cung- cầu hoặc các hành vi nhân tạo khác, đ ể tác đ ộng đ ến giá c ả
chứng khoán, nhằm đạt được mục tiêu có lợi cho riêng mình. Thao túng th ị tr ường
thường được thể hiện dưới các hình thức sau:
a. Cá lớn nuốt cá bé
Đó là hành vi những thương gia lớn thường đẩy giá lên hoặc gìm giá xu ống đ ể thu
lợi, gây nên những thiệt hại cho những người có số lượng chứng khoán ít ỏi, vì trên
thị trường chứng khoán giá cả hoàn toàn do cung cầu quyết định.
b. Truyền tin đồn không chính xác
Truyền tin đồn không chính xác hay một thông tin l ệch lạc về hi ện tr ạng và tri ển
vọng của một đơn vị kinh tế. Điều này gây nên những hậu quả xấu cho đ ơn v ị phát
hành, cho thị trường và các nhà đầu tư chân chính. Các hiện tượng này có th ể d ẫn
đến tình trạng cố phiếu được đưa ra bán ồ ạt làm giá trị cổ phi ếu gi ảm đ ột ng ột,


hoặc tình trạng đầu tư gia tăng làm giá cổ phiếu tăng nhanh vượt quá giá tr ị th ực
của chúng. Những người có ý đồ xấu có thể đứng ra mua hoặc bán c ổ phi ếu đó đ ể
khống chế công ty và hưởng một số lãi đáng kể sau khi tin đồn đã được ki ểm
chứng.
c. Cố ý gây sai lệch về hoạt động giao dịch
Công bố thông tin không đầy đủ hoặc làm sai lệch thông tin, gây hi ểu nh ầm trên th ị
trường chứng khoán.
d. Ổn định mức giá, tạo lợi thế chào bán
Nghĩa là tìm mọi biện pháp để duy trì, ổn định mức giá chứng khoán nh ằm tạo l ợi
thế cho việc chào bán hoặc phát hành chứng khoán mới.
e. Thực hiện giao dịch giả
Là những hành động có giao dịch mua bán chứng khoán nhưng không có vi ệc
chuyển giao sở hữu chứng khoán.
f. Đầu cơ chứng khoán
Đầu cơ chứng khoán là một hình thức kiếm lời tự sự bi ến động giá c ả của các lo ại
chứng khoán, cổ phiếu… theo xu hướng tăng lên bằng cách mua vào, tích tr ữ và bán

khống các loại tài sản trên, làm cho giá của chúng bi ến đ ộng m ạnh, khi giá c ả đ ạt
đến một mức độ nào đó thì người đầu cơ sẽ tung ra để hưởng phần chênh lệch về
giá.
1.2.2. Giao dịch nội gián
Giao dịch nội gián là trường hợp những người trong nội bộ tổ chức phát hành, hoặc
những người do trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ nào đó mà có được
những thông tin chưa công bố ra công chúng đã sử dụng ho ặc trao cho ng ười khác
sử dụng những thông tin này để đầu tư, tham gia giao dịch có l ợi cho mình. Đ ối
tượng để thực hiện hành vi giao dịch nội gián là những người trong n ội b ộ b ộ máy
quản lý của tổ chức phát hành. Họ nắm được các thông tin n ội bộ nh ờ vào tư cách
thành viên của tổ chức quản lý, lãnh đạo, giám sát ho ặc nh ờ vào ch ức năng c ủa h ọ
trong tổ chức phát hành.
Thông tin nội bộ là những thông tin quan trọng, chưa được công b ố, liên quan đ ến
một hoặc nhiều người phát hành, một hoặc nhiều người mua, bán chứng khoán có


kỳ hạn, một hoặc nhiều sản phẩm tài chính đã được niêm yết, mà nếu thông tin đó
được công bố sẽ có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán, giá hợp đồng quy ền
chọn, hoặc giá sản phẩm tài chính có liên quan. Thông tin n ội b ộ bao g ồm: nh ững
thay đổi lớn trong chính sách đầu tư, quản lý của công ty niêm y ết, giao d ịch c ủa
công ty với ngân hàng bị đình chỉ, công ty gặp tổn thất do hi ểm h ọa thiên nhiên, các
vụ kiện tụng lớn, tình trạng phá sản hay thâu tóm của công ty, những khó khăn
trong việc trả nợ của công ty, những thay đổi trong ban qu ản tr ị, các k ế ho ạch sáp
nhập, giải thể của công ty,…
Mua bán nội gián được xem như là một hành vi phi đạo đức về thương mại và đi
ngược lại nguyên tắc các nhà đầu tư phải có cơ hội là như nhau.
1.2.3. Các hành vi tiêu cực khác
Mua bán chứng khoán trên TTCK tự do cũng có th ể gây nên những h ậu quả khó
lường, vì bộ phận quản lý không thể biết được việc chuy ển nhượng quy ền s ở h ữu
của một đơn vị nào đó. Mọi sự mua bán bên ngoài cso kh ả năng t ạo áp l ực cho các

nhà đầu tư khác, thậm chí đưa đến việc khống chế hay thay thế cả lãnh đạo c ủa
công ty.
Kinh doanh chụp giật kiểu rải đinh
Lợi dụng sự sơ hở trong quản lý tài khoản, những kẻ đầu cơ đã tạo ra nhi ều tài
khoản riêng đứng tên những người khác nha. Khi thực hi ện l ệnh mua hoặc bán, h ọ
đặt giá ở nhiều cấp độ khác nhau.
Việc làm này khiến không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm cho rằng, c ổ phi ếu đang
xuống thấp hoặc lên cao ở các mức độ an toàn, có thể mua vào hoặc bán ra vào th ời
điểm đó là hợp lý. Khi những nhà đầu tư non nớt làm vi ệc trên thì các đ ại gia d ựa
vào nhiều tài khoản khác mà họ đã lập sẵn để mua vào hoặc bán ra theo k ế ho ạch
mà họ đã sắp đặt trước.
Ngoài những kiểu kinh doanh chụp giật trên, còn có ki ểu chụp giật khác th ường
thấy trên thị trường chứng khoán Việt Nam là: một số nhà đầu tư liên kết v ới nhau
để đưa một loại cổ phiếu nào đó lên đỉnh cao hoặc dìm xu ống v ới giá th ấp đ ể th ực
hiện ý đồ xấu.


Chương 2: Thực trạng các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2017
2.1. Giới thiệu chung về thị trường chứng khoán Việt Nam
Với sự ra đời ban đầu là ủy ban chứng khoán nhà nước (28/11/1996) đ ến nay, th ị
trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về quy mô và không
ngừng hoàn thiện về cấu trúc, góp phần hoàn thi ện th ể chế kinh tế th ị tr ường và
thúc đẩy hội nhập quốc tế, trở thành kênh dẫn vốn quan tr ọng cả nền kinh tế.
TTCK VN trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Tổng giá tr ị v ốn
huy động qua TTCK VN từ khi khai trương hoạt động đến nay đã đạt trên 2 tri ệu tỷ
đồng (trong đó giai đoạn 2011 đến nay, mức huy động vốn qua TTCK đã đạt 1,5
triệu tỷ đồng, tăng gấp 5,2 lần so với giai đoạn 2005-2010), đóng góp bình quân
23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tương đương gần 60% so v ới ngu ồn cung v ốn
tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt, TTCK VN ra đời đã tạo điều kiện thuận l ợi cho Chính ph ủ, các doanh
nghiệp huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh, tr ở
thành kênh phân phối chính của hoạt động phát hành trái phi ếu chính ph ủ, huy
động vốn cho ngân sách nhà nước.

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
TTCK cũng đã góp phần tích cực thúc đẩy cổ phần hóa và cải cách doanh nghi ệp
nhà nước (DNNN), tăng cường sự giám sát của xã hội đối v ới ho ạt đ ộng của doanh
nghiệp. Đến nay, tổng vốn huy động thông qua đấu giá cổ phần hóa trên TTCK đ ạt
gần 100.000 tỷ đồng, qua đó góp phần thúc đẩy quá trình cải cách đ ổi m ới DNNN.
TTCK VN cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cấu trúc hệ th ống ngân hàng, giúp


các ngân hàng thương mại tăng tổng vốn đi ều lệ từ 20,6 nghìn t ỷ đ ồng lên 278,6
nghìn tỷ đồng.

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Quy mô vốn hóa TTCK VN có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng hàng nghìn l ần so v ới
thời kỳ đầu. Từ mốc ban đầu chỉ có 2 doanh nghiệp niêm y ết v ới v ốn hóa th ị
trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP vào năm 2000, đến nay, TTCK Vi ệt
Nam đã có 695 công ty niêm yết trên 2 Sở GDCK ( 2 Sở Giao dịch Chứng khoán là: Sở
GDCK TPHCM (HOSE-hay còn gọi là sàn HOSE) và Sở GDCK Hà N ội (Sàn HNX và Sàn
Upcom) và trên 400 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM, quy mô niêm y ết đã tăng
2.300 lần; vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 1.500 lần so v ới năm 2000. Giá tr ị
dư nợ trái phiếu hiện chiếm khoảng 24% GDP, mức vốn hóa th ị trường cổ phiếu
đạt trên 45% GDP. Tính chung cả cổ phiếu và trái phi ếu quy mô TTCK chi ếm
khoảng 69% GDP. Giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường hiện nay đã tăng lên
mức cao nhất từ trước đến nay, đạt gần 6.890 tỷ đồng/phiên, tăng 4.900 l ần so v ới
năm 2000, góp phần định hình hệ thống tài chính hiện đại.
Thị trường ngày càng thu hút số lượng lớn sự tham gia của các nhà đầu tư (NĐT)

trong và ngoài nước. Trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng rút kh ỏi
nhiều thị trường mới nổi, TTCK Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối v ới các
NĐT nước ngoài. Dòng vốn nước ngoài 11/2016 đã vào ròng với giá trị cao nhất 8
năm qua. Số lượng tài khoản NĐT đã không ngừng gia tăng, từ khoảng 3.000 tài
khoản NĐT tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, hi ện đ ạt 1,69 tri ệu
tài khoản, tăng 580 lần so với năm 2000; số lượng NĐT nước ngoài cũng đã tăng 2,3
lần so với năm 2007, huy động khoảng 17,2 tỷ USD v ốn đ ầu tư gián ti ếp (cao nh ất
từ trước tới nay), góp phần làm tăng quy mô vốn đầu tư xã h ội và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.


Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã có s ự phát tri ển m ạnh và
đã được tái cấu trúc về số lượng, quy mô vốn, nghiệp vụ và công nghệ với mạng
lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trong cả n ước v ới 79 công ty
chứng khoán (CTCK), 46 công ty quản lý quỹ hoạt động bình th ường. Các tổ chức
kinh doanh chứng khoán đã thực sự trở thành trung gian tài chính gi ữa NĐT v ới th ị
trường, đóng góp tích cực cho công tác tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành và sáp
nhập; tái cấu trúc doanh nghiệp. Thông qua công tác tái cấu trúc, s ố l ượng các
CTCK đã giảm 25% (từ 105 xuống 79 công ty), chất l ượng được tăng cường, đã áp
dụng tiêu chuẩn an toàn tài chính theo Basel II, áp dụng nguyên tắc qu ản tr ị công ty,
quản trị rủi ro và tiêu chí cảnh báo sớm theo tiêu chuẩn CAMEL.
Hệ thống tổ chức thị trường, mô hình và cấu trúc thị trường ngày càng được nâng
cấp và phát triển. Các Sở Giao dịch chứng khoán, thị trường liên kết chứng khoán đã
thực hiện chức năng giao dịch, lưu ký, thanh toán chuy ển giao chứng khoán thông
suốt, an toàn, đồng thời chú trọng phát triển công nghệ thông tin, phát tri ển ngu ồn
nhân lực, quản trị nội bộ và cung cấp các sản phẩm, dịch v ụ đa d ạng cho th ị
trường.
Trong 2016, tình hình kinh tế, tài chính thế gi ới và trong n ước còn nhi ều khó khăn,
thách thức. Tuy nhiên, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp quyết li ệt, xây dựng

nền hành chính kiến tạo, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì đ ộng l ực
tăng trưởng; kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất ổn định, tổng phương ti ện thanh toán
và dư nợ tín dụng có sự cải thiện. Các giải pháp tài chính và chính sách thúc đ ẩy c ổ
phần hóa, gắn cổ phần hóa với niêm yết/đăng ký giao dịch trên TTCK mang l ại
hiệu quả tích cực trong việc tăng nguồn hàng chất lượng cho thị trường. Công tác


tái cấu trúc TTCK đã đạt được những kết quả tích cực. Trên c ơ s ở đó, TTCK Vi ệt
Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt và được đánh giá là 1 trong 5 thị trường
thế giới có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.
2.2. Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2012- 2017
Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh
nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhưng thị trường chứng khoán nước ta m ới chính
thưc hoạt động từ năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/7/2000. Khi đó mới có một vài cổ phi ếu đ ược giao
dịch với tổng số vốn 27 tỷ đồng và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hiên nay, th ị
trường này càng ngày càng phát tri ển. Tuy nhên song song vs những tích cực là các
khía cạnh tiêu cực trên thị trường. Chúng xuất hiện ngày càng nhi ều và không còn
xa lạ với các nhà đầu tư. Mức độ vi phạm cũng ngày một nghiêm tr ọng và tinh vi
hơn.
2.2.1. Thao túng thị trường
a. Về vấn đề truyền tin đồn không chính xác
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư thường nói với nhau rằng:
tin đồn là tin chính xác nhất. Quả thực điều này đã xảy ra nhi ều l ần, do đó càng
khiến cho người ta tin tưởng vào tin đồn và hình thành m ột chi ến lược đ ầu tư g ọi
là đầu tư theo tin. Từ khi thị trường chứng khoán ra đời đến nay, hiện tượng cổ
đông nội bộ, cổ đông lớn, đội lái dùng thông tin nội gián và thao túng giá chứng
khoán đã không ít lần làm cho thị trường chao đảo. Thị trường tài chính Vi ệt Nam
còn thiếu minh bạch. Việc tung tin đồn sai trái chưa ki ểm soát ch ặt chẽ có th ể gây

ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư chứng khoán. Năm 2015, Ủy ban chứng
khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt kỷ lục 705 triệu đồng đối với thành viên
Hội đồng quản trị của công ty cổ phần Cmistone Việt Nam (CMI) do ông này đã
thao túng giá cổ phiếu công ty. Tính đến nay, đó v ẫn là mức ph ạt hành chính cao
nhất mà Ủy ban chứng khoán nhà nước đưa ra cho những sai phạm xung quanh
giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các cá nhân và tổ chức.
Loan tin không chính xác về hiện trạng hay tri ển v ọng của m ột đ ơn v ị kinh t ế đi ều
này gây nên những hậu quả xấu cho đơn vị phát hành cho nhà phát hành, th ị tr ường
và các nhà đầu tư chân chính.Vào tháng 5/2015, cổ phi ếu DXG c ủa CTCP D ịch v ụ và
Xây dựng địa ốc Đất Xanh đã giảm giá rất mạnh trước thông tin CTCP Đất Xanh


Đông Á vướng vào kiện tụng. DXG đã có văn bản khẳng định sự không chính xác của
các thông tin trên thị trường. Sau công văn bác bỏ s ự “dính líu” đ ến Đ ất Xanh Đông
Á, cổ phiếu DXG đã hồi phục nhanh chóng và tăng gần 50%.
b. Về vấn đề đầu cơ chứng khoán
Đầu cơ làm biến đổi quy luật cung cầu thị trường, tạo ra những giá tr ị ảo trên cổ
phiếu, nhu cầu thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay rất dễ bị đầu c ơ
để trục lợi bởi quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thị trường chứng khoán nước ta còn
non trẻ và thể chế chính sách chưa đủ mạnh đ ể ki ểm soát. Di ễn bi ến đ ầu c ơ m ạnh
thường có biểu hiện là tăng giá kịch trần liên tục. Ví dụ nh ư 17/5/2017, SGT tăng
trần sang phiên thứ 11, NVT tăng trần sang phiên thứ 5, QCG tăng trần phiên th ứ
14.
+ Những cổ phiếu này đã bị đầu cơ vì giá trị cổ phi ếu thay đổi không ph ản ánh
đúng kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
+ Việc đầu cơ đem lại lợi nhuận lớn cho nhóm đầu c ơ, đ ồng nghĩa gây thi ệt
hại cho các nhà đầu tư khác, cũng như tác động nguy hi ểm tới nh ững c ổ phi ếu b ị
đầu cơ có thể bị bán tháo, thao túng. Những cổ phiếu trên đã bị sụt gi ảm nhanh
chóng do các cổ đông lớn bán tháo dù giá đang cao.
+ Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, hành vi đ ầu c ơ có th ể làm lũng

loạn, biến động khó lường cho thị trường, gây ảnh hưởng tiêu cực cho các nhà đ ầu
tư. Điều đó có tác hại không nhỏ chothị trường còn non trẻ nước ta.
c. Cá lớn nuốt cá bé
Sự thanh tra giám sát của các cơ quan chức năng còn h ạn ch ế, h ệ th ống pháp lu ật
còn nhiều lỗ hổng khiến một biểu hiện “cá lớn nuốt chửng cá bé” công nhiên di ễn
ra giữa ban ngày. Vụ việc nghiêm trọng nhất về hành vi này là vào năm 2012, đ ối
tượng Lê Văn Dũng cùng đồng bọn đã thâu tóm, sáp nhập m ột s ố công ty d ược
phẩm vào công ty DVD. Điển hình như công ty dược phẩm Hà Tây (DHT). Hành vi
của Lê Văn Dũng và các đối tượng liên quan trên gây hậu qu ả nghiêm tr ọng, t ạo ra
cung cầu giả tạo với loại cổ phiếu DVD, DHT trên thị trường, làm mất an toàn trong
hoạt động của thị trường chứng khoán.
d. Cố ý gây sai lệch hoặc hiểu lầm về hoạt động giao dịch của một loại ch ứng
khoán


Công bố thông tin không đầy đủ hoặc làm sai lệch thông tin, gây hi ểu nh ầm trên th ị
trường chứng khoán: 2007-2010, SBS (Sacombank) luôn có mức lãi “khủng”, đứng
thứ 3 về thị phần môi giới. Nhưng sang quý I, 2012 SBS tiếp tục lỗ 660 tỷ đồng, đưa
lỗ lũy kế lên 1.424,14 tỷ đồng, vượt quá vốn đầu tư chủ s ở hữu. SBS bị đi ều tra v ề
nghi vấn “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che gi ấu s ự th ật trong giao d ịch
chứng khoán, thao túng giá chứng khoán”.
2.2.2. Giao dịch nội gián
Cùng với sự phát triển của TTCK, các vi phạm trên thị trường cũng diễn ra ngày
càng tinh vi hơn, phức tạp hơn, đặc biệt là các vi phạm rất dễ n ảy sinh trong b ối
cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn. Từ khi TTCK VN chính thức hình thành đ ến
nay, TTCK VN đã xuất hiện không ít những khía cạnh tiêu cực ảnh hưởng x ấu đ ến
thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Không ch ỉ là
khía cạnh thao túng thị trường như đã trình bày ở trên, TTCK VN còn có m ột khía
cạnh tiêu cực nữa đó là giao dịch nội gián.
Giao dịch nội gián tồn tại ở ngay các thị trường tài chính và TTCK nh ững qu ốc gia

phát triển, vì nó mang lại lợi ích rất lớn cho những người th ực hi ện. Tuy nhiên, do
hệ thống giám sát của những nước này rất chặt chẽ và có sự ph ối hợp của nhi ều c ơ
quan tham gia, với chế tài xử phạt đầy đủ, rõ ràng nên ở đó, các hành vi giao d ịch
nội gián được hạn chế khá tốt. Ở Việt Nam, nếu so sánh với các nước có TTCK phát
triển thì các hành vi giao dịch nội gián khá nhiều.
Ở Việt Nam, khi mà công ty đại chúng còn sử dụng thông tin nh ư là “món quà” cho
một hoặc một nhóm nhỏ người đầu tư, thị trường không thể không có giao dịch nội
gián, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam phân tích. Không ít các hi ện
tượng trên TTCK giai đoạn vừa qua có thể minh chứng cho quan đi ểm này. Sau đây
là một số ví dụ cụ thể:
+ Cổ phiếu PVF – công ty cổ phần tài chính dầu khí đã bị một s ố cổ đông bán
tháo tháng 9/2013 trước khi có thông tin chính thức bị sáp nhập và h ủy niêm y ết
khiến nhiều nhà đầu tư sau đó bị thiệt hại nặng. Hi ện nay hi ện tượng giao d ịch n ội
gián ngày càng diễn ra nhiều tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Cổ phiếu STB – Ngân hàng Sacombank đã bị một nhóm nhà đầu tư bí m ật
thâu tóm khi thu mua bất thường lượng lớn cổ phiếu trên thị trường (2012).
Sacombank sau đó đã bị thôn tính và giá cổ phi ếu giảm giá liên tục gây thi ệt h ại l ớn
cho công ty.


+ Vụ bán tháo cổ phiếu: Giá cổ phiếu của CTCP Nông dược (HAI) có đ ỉnh t ại
vùng 50.000-58.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 10-2014 (nếu điều chỉnh sau khi
phát hành thêm cổ phiếu tương ứng giá 23.000 đồng/cổ phiếu). Nhưng từ cu ối
tháng 8-2014, tức trong vòng 2 tháng, giá cổ phiếu của HAI đã tăng g ần g ấp 3 l ần,
tạo nên cơn sốt nóng. Trong thời gian này, các cổ đông nội bộ và cổ đông lớn của
công ty đã ồ ạt bán ra cổ phiếu ngay tại vùng đỉnh ho ặc l ướt sóng v ới kho ản l ợi
nhuận lớn.
Ông Nguyễn Công Chiến, Phó Tổng giám đốc, đăng ký bán toàn b ộ 138.000 c ổ
phiếu với lý do cần tiền xây nhà. Trên thực tế, vị CEO này đã bán được 60.000 c ổ
phiếu trong thời gian từ ngày 16-10 đến 14-11-2014. Như vậy, mức giá th ấp nh ất

cổ đông này bán được là 16.000 đ/cổ phiếu. Và từ ngày 19-11 đến 16-12-2014, ông
Chiến bán thêm được 69.290 cổ phiếu. Đến đầu tháng 1-2015, v ợ ông Chi ến cũng
bán thêm được 99.480 cổ phiếu.
Sau khi giá cổ phiếu HAI có một đỉnh khác vào đ ầu tháng 3-2015 v ới m ức giá
khoảng 15.000 đồng/cổ phiếu (xấp xỉ 13.000 đồng/cổ phiếu sau khi điều chỉnh),
hàng loạt CEO của công ty đã bán ra cổ phiếu. Đầu tiên là ông Lê Thành Vinh, thành
viên HĐQT, bán ra toàn bộ 7,8 triệu cổ phiếu (và không còn s ở hữu cổ phi ếu HAI)
từ ngày 12 đến 16-1-2015 với giá thị trường trên 14.000 đồng/cổ phiếu (tương
ứng 11.000 đồng/cổ phiếu sau khi điều chỉnh).
Tiếp sau ông Vinh là hàng loạt CEO khác như ông Mai Trí Dũng (thành viên HĐQT),
bà Nguyễn Thị Thu Hồng (thành viên ban ki ểm soát), bán ra cổ phi ếu vào cu ối
tháng 2-2015; hoặc ông Quách Thành Đông, Chủ tịch HĐQT, đã chuy ển nh ượng
quyền mua cổ phiếu; đồng thời, các cổ đông lớn cũng tiến hành thoái vốn.
Sau những đợt bán tháo trên, sẽ chẳng đáng bàn nếu giá cổ phi ếu HAI không m ất
hơn 50% giá trị. Hiện nay, giá cổ phiếu HAI giảm xuống còn 5.500 đồng/cổ phi ếu,
là tổn thất rất lớn (giảm 76% so với đỉnh tháng 10-2014).
+ Vào tháng 11/2014 Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM cho hay, bà Nguy ễn
Thị Kim Thanh – vợ ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty phát tri ển
đô thị Kinh Bắc (Mã: KBC) vừa đăng ký bán 3 triệu cổ phi ếu từ ngày 11/11/ đ ến
ngày 10/12/2014. Nguyên nhân được cho biết trong đợt bán tháo cổ phi ếu l ần này
là để dùng giải quyết công việc gia đình. Đây là lần bán 3 tri ệu cổ phi ếu th ứ 2 c ủa
bà Thanh. Trước đó vào tháng 9/2014, vợ đại gia Đặng Thành Tâm cũng đã bán
thành công 3 triệu cổ phiếu KBC. Nếu đợt bán ti ếp này thành công, ước tính theo
giá cổ phiếu KBC hiện tại, bà Thanh sẽ thu về khoảng hơn 50 tỷ đ ồng và s ố cổ
phiếu KBC bà nắm giữ chỉ còn 4,2 triệu CP, tương đương 1,09%. Tr ước đó, ông
Đặng Thành Tâm cũng đã khiến giới đầu tư ch ứng khoán s ửng s ốt khi đăng ký bán


41 triệu cổ phiếu KBC từ 20/8 đến ngày 18/9. Nguyên nhân của đ ợt bán này đ ược
đăng ký trên sàn giao dịch là nhằm mục đích tái cơ cấu danh mục và góp v ốn. Đ ợt

bán này đã thành công và ông Tâm đã thu về khoảng gần 663 tỷ đ ồng (tính theo giá
đóng cửa phiên ngày 18/8).
Ở Việt Nam, hoạt động giao dịch nội gián là vấn nạn nhức nhối trên th ị tr ường
chứng khoán. Mặc dù các vụ việc được phanh phui chưa nhi ều nhưng hầu nh ư ai
cũng biết hàng loạt cán bộ lãnh đạo cấp cao, nhân viên các b ộ phận k ế toán tài
chính, công bố thông tin của doanh nghiệp có thể dễ dàng hưởng l ợi từ các thông
tin biết trước thị trường.
Trên thực tế, các hình thức xử phạt đối với giao dịch n ội gián đã đ ược quy đ ịnh t ại
Điều 26, Nghị định 85/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, những quy định chưa cụ th ể cùng
với mức xử phạt chỉ tối đa đến 200 triệu đồng chưa thật sự phát huy đ ược tác
dụng. Hay các quy định để tính hình phạt bổ sung là tịch thu các kho ản thu trái
pháp luật cũng chỉ vừa mới được ban hành và có hi ệu l ực từ tháng 4/2012. B ộ lu ật
Hình sự năm 2010 cũng đã có quy định hình phạt hình sự đối v ới tội danh giao d ịch
nội gián. Cụ thể, Điều 181b đưa ra hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù đ ối v ới các
hành vi có tổ chức, thu lợi bất chính lớn và đặc biệt lớn, gây hậu quả nghiệm tr ọng.
Có thể nói, khung hình phạt đối với loại các vi ph ạm giao d ịch n ội gián ở Vi ệt Nam
được nhìn nhận là khá “nhẹ tay” so với khung hình ph ạt cả v ề hành chính l ẫn hình
sự so với ở Mỹ. Hơn nữa, việc thiếu thông tin hướng dẫn khi ến cho vi ệc x ử lý hình
sự đối với giao dịch nội gián chỉ mới dừng ở văn bản.
Giao dịch nội gián có thể gây nên những biến động giá và kh ối l ượng giao d ịch b ất
thường trên thị trường chứng khoán, gây thiệt hại nặng nề cho những nhà đ ầu tư
biết thông tin sau làm giảm lòng tin của nhà đầu tư khi tham gia th ị tr ường ch ứng
khoán nước ta.
2.2.3. Một số vấn đề tiêu cực khác ở thị trường ch ứng khoán Việt Nam
Ngoài các khía cạnh tiêu cực như thao túng thị trường hay giao d ịch n ội gián, TTCK
VN cũng tồn tại một số khía cạnh tiêu cực khác như bán kh ống, các hành vi l ừa đ ảo
như chiếm dụng tiền và chứng khoán trong tài khoản, làm giả chứng khoán,...
-

Chiếm dụng tiền và chứng khoán trong tài khoản


Ông Nguyễn Thế Nhân tố cáo nghiệp vụ bán khống và chi ếm d ụng ti ền c ủa khách
hàng tại Chứng khoán H.S.C (HCM). Anh Nhân được ông Nguyễn Vi ết Xuân –


Trưởng phòng môi giới giới thiệu dịch vụ bán khống (T+0) giành cho khách VIP,
không ký hợp đồng mà chỉ thỏa thuận miệng, chứng khoán cho vay đ ược l ấy từ kho
hàng của công ty.
Anh Nhân phải nộp một khoản tiền cọc bằng 30-40% giá tr ị lô hàng và tr ả phí vay
1.5%/tuần hay 3%/tháng để vay chứng khoán. Bên cho vay chứng khoán sẽ th ực
hiện mua và bán chứng khoán khi anh Nhân có yêu cầu. Tuy nhiên, anh Nhân cho
biết rằng khi thực hiện bán chứng khoán với giá cao, bên này đã rút ti ền kh ỏi tài
khoản và khi anh đề nghị mua thì lại không mua mà đưa ra sao kê giao dịch gi ả.
Theo như kết quả theo dõi, giám sát, ki ểm tra của UBCKNN thì hai nhân viên, ông
Nguyễn Viết Xuân và bà Phạm Thị Sương, thực ra đã lấy chứng khoán trên tài
khoản của một khách hàng khác để cho anh Nhân vay. V ới nh ững th ủ thu ật nh ư
trên, hai nhân viên môi giới này đã lừa của anh Nhân số tiền trên 1 tỷ đồng.
Một trưởng phòng môi giới khác - ông Phan Thiên Hậu của Chứng khoán Viễn Đông
- bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài s ản. Hậu đã cấu k ết cùng ông
Nguyễn Ngọc Phước (Phó TGĐ Chứng khoán Viễn Đông) để dùng nhiều tài khoản
thực hiện lưu ký khống chứng khoán và bán lấy ti ền. Thủ thu ật là kê kh ống ch ứng
khoán trong tài khoản, sau đó thực hiện lệnh bán (khống), đồng th ời s ử d ụng
nghiệp vụ “ứng trước tiền bán chứng khoán” để lấy tiền mua bù lại số cổ phi ếu đã
bán. Cùng một chiêu thức này, Hậu đã thực hi ện bán kh ống và mua bù hàng lo ạt c ổ
phiếu khác để trục lợi như EIB, PMC, DIG, PNJ, SSI để trục lợi.
-

Cổ phiếu ma MTM

Ngày 19/9/2016, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã tống đạt quy ết

định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối v ới Trần Hữu Ti ệp,
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mỏ và Xuất nhập khẩu khoáng sản mi ền Trung
(MTM).
Trước đó, ngày 20/6/2016, HNX ra quyết định buộc 31 triệu cổ phi ếu MTM
phải tạm ngừng giao dịch tại UPCoM, với lý do đ ể bảo vệ quy ền l ợi của nhà đ ầu t ư.
Tại thời điểm bị tạm ngưng, giá MTM chỉ còn 2.600 đồng mỗi cổ phi ếu, gi ảm 80%
giá trị so với lúc mới lên sàn.
Với sự việc MTM, thị trường lần đầu tiên chứng kiến một dạng rủi ro m ới
xuất hiện, đó là khả năng lừa đảo có chủ đích khi đưa một doanh nghi ệp không còn
hoạt động, tài sản không có thật lên sàn chứng khoán, l ợi dụng những quy đ ịnh


thông thoáng, nhằm trục lợi. Rủi ro này đã đặt ra vấn đề giám sát t ốt h ơn đ ối v ới
sàn UPCoM, nhất là khi sự tăng trưởng của thị trường này đang rất nhanh.
2.3. Nguyên nhân
 Về phía nhà đầu tư
- Không có kì vọng đầu tư riêng, hay nói cách khác là không bi ết mình mu ốn gì,
ngoài một nguyện vọng ngất trời là lợi nhuận, hoa hồng từ đầu tư ch ứng khoán
nhận được giữa các khoản chênh lệch giá. Các nhà đầu tư nước ngoài thì khác h ọ
biết rất chính xác điều họ biết, và vì phần lớn là các quỹ dạng mutuan fund, nên các
chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy ra nhảy vào th ị
tường liên hồi gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hi ệu quả ch ưa đo đ ếm
được.
- Việc không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là đ ể ước mu ốn trôi theo
diễn biến thị trường. Ví dụ, lãi 20% trong vòng 3 tháng đã là tốt, nh ưng vì ước
muốn 40% trong vòng 4 tháng nên kết cục có khi chỉ là không bán được c ả hàng và
chết tắc với số tiền đầu tư
- Thông tin rất quan trọng trên thị trường, nhưng phần đông vì thi ếu hi ểu bi ết các
nhà đầu tư có xu hướng nghe ngóng. Trong khi thông tin thì rất nhi ều, nhưng độ xác
thực thì không ai kiểm định được. Vì vậy hết sức nguy hiểm.

- Thông thường họ tìm những người có khả năng “hót hay như khướu” hoặc tìm
một vài cán bộ mô giới tư vấn cho chính các công ty chứng khoán. Cái này có m ấy
điểm sau:
+ Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích
+ Không đảm bảo chính xác vì chính người nói cũng không hi ểu mình đang
nói gì
+ Luôn luôn muộn vì khi bạn nghe được thì người khác đã biết rồi
- Tâm lý bầy đàn
- Quan tâm đến lợi nhuận nhưng không bổ sung kiến thức
 Về phía nhà nước
- Hiện tượng phát hành cổ phiếu còn tràn lan


- Phát hành chưa đi kèm với kế hoạch sử dụng vốn hiệu qu ả, chính vì s ử l ỏng l ẻo
trong quá trình kiểm soát để tiến hành phát hành mà không ki ểm tra năng l ực c ủa
cơ sở phát hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà đầu tư.
- Các văn bản pháp luật mặc dù đã được ban hành nhưng vẫn còn thi ếu v ề s ố
lượng hạn chế về chất lượng, khung pháp lý chưa thật sự đủ mạnh
- Chưa tạo ra vị thế độc lập và thẩm quyền đầy đủ cho ủy ban CKNN làm gi ảm tính
chủ động, linh hoạt rong việc ra quyết định hoạt động giám sát TTCK.
- Cách giám sát thị trường còn thủ công, chưa dựa trên các tiêu chí và k ết qu ả phân
tích rủi ro. Chưa nắm rõ được các giao dịch trên th ị trường OTC do thi ếu c ơ ch ế
giám sát giao dịch của các công ty phát hành riêng l ẻ.
 Về phía công ty môi giới chứng khoán, nhà môi giới chứng khoán
- Tiền bạc lợi ích cá nhân của nhà môi giới. Có những nhà môi gi ới ch ứng khoán vì
lợi ích của mình bất chấp thủ đoạn tung ra những thông tin sai lệch, tư vấn cho nhà
đầu tư không hiệu quả gây thiệt hại cho nhà đầu tư, hỗn loạn sàn dịch, có nh ững
thông tin sai lệch nên khó xác định độ chính xác. Các nhà đ ầu t ư khó xác đ ịnh
phương hướng khi tham gia đầu tư.
- Đội quân hành nghề không chuyên góp phần làm khuynh đảo th ị tr ường b ằng

những thông tin nội gián những thông tin sai lệch, tư vấn cho nhà đ ầu tư không
hiệu quả gây thiệt hại cho nhà đầu tư, hỗn loạn sàn dịch, có nh ững thông tin sai
lệch nên khó xác định độ chính xác. Các nhà đầu tư khó xác đ ịnh ph ương h ướng khi
tham gia đầu tư.
2.4. Ảnh hưởng của những tiêu cực trên đến sự phát triển của TTCK Vi ệt
Nam
2.4.1. Yếu tố đầu cơ
Nói chung luật về TTCK không cấm đầu cơ nhưng cấm cấu kết dưới m ọi hình th ức.
Yếu tố đầu cơ dễ gây ảnh hưởng dây truyền làm cho giá cổ phiếu có th ể tăng hay
giảm giả tạo. Sự cấu kết giữa nhiều người sẽ tạo ra sự khan hiếm hay thừa thãi
giả tạo làm cho giá cổ phiếu lên xuống đột ngột. Hậu quả là kết quả kinh doanh
theo quý của các công ty rất thất thường, lúc lỗ, lúc lãi.
Đây là vấn đề rất phức tạp ở Việt Nam. Trước hết là do TTCK m ới thành l ập lu ật
về TTCK còn nhiều điều còn đang bàn cãi. Tiếp đó là mới chỉ có một s ố ít người


tham gia vào TTCK với số lượng lớn do đó dễ câu kết với nhau. Đây là v ấn đ ề r ất
khó phát hiện và giải quyết.
2.4.2. Mua bán nội gián
 Tác dộng đến nhà đầu tư
Một số nhà đầu tư nắm được nhiều thông tin sẽ thu được lợi nhuận cá bi ệt cao h ơn
lợi nhuận thị trường: điều này là do các doanh nghiệp có những nguồn thông tin tốt
chưa được công bố, do đó giá cổ phiếu của các doanh nghi ệp này trên th ị tr ường
đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư, b ằng cách này
hay cách khác, nắm được những nguồn thông tin đó và mua vào c ổ phi ếu v ới giá r ẻ,
thu được lợi nhuận cá biệt cao hơn lợi nhuận của thị trường.
Một số nhà đầu tư nắm được ít thông tin sẽ phải bỏ ra chi phí cá bi ệt cao h ơn chi
phí thị trường: trái ngược với điều trên, những nhà đầu tư nắm được ít thông tin sẽ
mua phải những cổ phiếu có giá trị cao hơn giá trị thực nên sẽ ph ải ch ịu chi phí cao
hơn chi phí thị trường, thu lợi nhuận thấp và có thể thua lỗ.

Hệ quả là những nhà đầu tư có ít thông tin sẽ dần từ bỏ thị trường. Đi ều này sẽ tác
động ngược trở lại những nhà đầu tư có nhiều thông tin (khi đó không có người
mua thì họ sẽ không bán được cổ phiếu và thu về lợi nhuận không nh ư kỳ v ọng) và
những người này cũng sẽ chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khác hấp dẫn hơn.
 Tác động đến doanh nghiệp
Do tác động bất cân xứng thông tin, các nhà đầu tư không còn ni ềm tin và đ ộng l ực
(về lợi nhuận) tham gia thị trường chứng khoán. Điều này khiến cho việc huy đ ộng
vốn thông qua cổ phần hóa của doanh nghiệp trở nên khó khăn, h ọ ph ải chuy ển
sang những hình thức huy động vốn khác như vay vốn ngân hàng hay phát hành trái
phiếu,… Những hình thức này làm tăng chi phí huy động v ốn c ủa doanh nghi ệp và
tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, các doanh nghi ệp sẽ
không còn động lực tham gia thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng.
 Tác động đến sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thứ nhất, do những tác động của bất cân xứng thông tin đ ến nhà đ ầu t ư và doanh
nghiệp khiến các thành phần kinh tế không còn ni ềm tin và động l ực tham gia
TTCK. Điều này ngăn cản sự phát triển của TTCK nói riêng và toàn b ộ n ền kinh t ế
nói chung.


Thứ hai, nhiều nhà đầu tư có lợi thế về thông tin của mình đ ể làm giá m ột s ố lo ại
cổ phiếu, tạo cung ảo trên thị trường, tạo bong bóng và khiến thị trường ti ềm ẩn
nguy cơ sụp đổ.
2.4.3. Thông tin sai sự thật
Việc bất ngờ lãi, lỗ của các công ty (lúc trước công báo l ỗ, sau l ại công b ố l ỗ ho ặc
ngược lại,…) như vậy rất dễ gây ảnh hưởng đến cổ đông và nhà đầu tư khi ra
quyết định mua bán cổ phiếu và khiến các doanh nghiệp tự đánh mất niềm tin ở
nhà đầu tư.
2.4.4. Mua bán cổ phiếu ngầm
Mua bán cổ phiếu ngầm là việc mua bán không qua thị trường chứng khoán. Đi ều
này, có thể gây áp lực cho các nhà đầu tư khác đưa tới vi ệc kh ống ch ế hay thay th ế

lãnh đạo hay sự thiếu minh bạch trong quá trình tư nhân hóa hi ện nay. Nh ững tiêu
cực này có thể hạn chế và khắc phục bằng việc ban hành một s ố h ệ th ống lu ật l ệ
hoàn chỉnh, và có sự giám sát của Ủy ban chứng khoán quốc gia
Chương 3: Giải pháp khắc phục những tiêu cực TTCK VN và phát tri ển TTCK
VN trong thời gian tới
3.1. Về phía nhà nước
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát. Trong
năm 2017, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được UBCKNN xác định là tri ển
khai xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi, song song với vi ệc ti ếp tục hoàn thi ện
khung pháp lý đồng bộ hướng dẫn Luật Chứng khoán theo h ướng áp dụng các
thông lệ quốc tế.
UBCKNN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong vi ệc hoàn thi ện h ệ
thống các văn bản pháp lý nhằm tạo cơ sở cho vi ệc chuy ển sang giai đo ạn phát
triển theo chiều sâu, hướng đến việc minh bạch thông tin và xử lý tranh ch ấp, t ạo
điều kiện thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK, t ạo cơ s ở đ ể tri ển khai
các sản phẩm mới, TTCK phái sinh (TTCKPS), thị trường trái phiếu doanh nghi ệp
(TPDN).
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác CPH, thoái vốn của các doanh nghi ệp nhà n ước
(DNNN) gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch; áp d ụng các ph ương th ức m ới
trong việc CPH, thoái vốn; hoàn thiện thị trường giao dịch dành cho các công ty đ ại
chúng (CTĐC) chưa niêm yết (UPCoM); hoàn tất việc ban hành Ngh ị đ ịnh về qu ản


trị công ty (QTCT); tăng cường kiểm tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin
trong báo cáo tài chính (BCTC) của các CTĐC đối v ới vấn đ ề s ử d ụng v ốn, công b ố
thông tin (CBTT) và QTCT.
Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết đưa TTCKPS đi vào ho ạt đ ộng, trong đó có
hệ thống giao dịch, hàng hóa, cơ chế quản lý giám sát… đảm b ảo tri ển khai có hi ệu
quả và thành công; triển khai hệ thống giao dịch s ản ph ẩm Covered Warrant
(chứng quyền có đảm bảo), nghiên cứu để từng bước áp dụng trong năm 2018

nghiệp vụ bán khống và một số nghiệp vụ thị trường theo chuẩn mực quốc tế.
Thứ tư, hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu: Đa dạng hóa các s ản ph ẩm
trái phiếu chính phủ (TPCP); triển khai đề án phát tri ển TPDN; hoàn thi ện ph ương
án tổ chức thị trường TPDN và công tác chuẩn bị để có th ể đưa thị trường giao d ịch
TPDN vào hoạt động trong năm 2018.
Thứ năm, phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư và cải thi ện s ức cầu: Ti ếp tục
triển khai thực hiện các giải pháp nâng hạng TTCK Vi ệt Nam; phát tri ển các đ ịnh
chế đầu tư chuyên nghiệp trong đó có các quỹ hưu trí tự nguy ện, h ệ th ống nhà t ạo
lập thị trường; xây dựng các quy định về xếp hạng tín nhiệm và thi ết lập tổ chức
định mức tín nhiệm của Việt Nam.

Thứ sáu, phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian th ị
trường: Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh ch ứng khoán đ ể
giảm số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ; nâng cao chất lượng và đạo đức
nghề nghiệp nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán thông qua vi ệc chuẩn
hóa các chương trình đào tạo; hoàn thiện hệ th ống cơ s ở dữ li ệu đ ể th ực hi ện công
khai danh sách người hành nghề chứng khoán trên cổng thông tin điện tử.
Thứ bảy, giải pháp tái cấu trúc tổ chức thị trường, cơ s ở hạ tầng, công ngh ệ: Ti ếp
tục xây dựng mô hình, lộ trình cho tiến trình hợp nhất 2 Sở Giao d ịch Ch ứng khoán
(SGDCK); hoàn thiện mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP); xây dựng và tri ển khai
đề án kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán v ới h ệ th ống
thanh toán liên ngân hàng.
Thứ tám, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và x ử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm: Triển khai kế hoạch thanh tra, ki ểm tra đ ịnh kỳ theo k ế
hoạch năm 2017; tăng cường phối hợp giữa các đơn vị để kịp thời phát hi ện và x ử


phạt nghiêm các hành vi vi phạm trên TTCK, đảm bảo sự phát tri ển b ền v ững của
TTCK Việt Nam.
3.2. Về phía các công ty kinh doanh chứng khoán

- Trung thực trong quá trình đem đến thông tin cho các nhà đ ầu t ư, không ch ỉ nghĩ
đến cho lợi ích của mình mà còn cho lợi ích của các nhà đ ầu t ư nói riêng cũng nh ư
toàn TTCK nói chung.
- Hoạt động chuyên nghiệp, nâng cao chuyên môn, luôn cập nhật thông tin m ới
nhất về TTCK, tăng hiệu quả khi tư vấn cho các nhà đầu tư.
3.3. Về phía các nhà đầu tư
- Biết rõ mình đang ở đâu, mình muốn gì, không chỉ nghĩ đến l ợi nhu ận trước m ắt
dẫn đến việc nhảy ra nhảy vào thị trường liên hồi để gi ảm đi các chi phí giao d ịch
lớn.
- Chủ động trong việc đầu tư, nắm bắt được diễn biến thị trường, không quá kỳ
vọng vào thị trường, biết mua lúc nào, bán lúc nào là hợp lý.
- Tìm hiểu kĩ thông tin trước khi đầu tư, tránh các tin đồn thi ếu tính chính xác.
- Tìm những người tư vấn đáng tin cậy
- Tránh tâm lý bầy đàn.
- Liên tục bổ sung kiến thức.


Kết luận

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những bước phát tri ển mạnh. V ới
vai trò, tầm quan trọng vốn có của nó đối với kinh tế đất nước, thị trường chứng
khoán Việt Nam sẽ góp phần đưa nền kinh tế nước ta ti ến đến các tầm cao m ới. Dù
rằng hiện nay nó vẫn còn nhiều tiêu cực, chúng ta vẫn hy v ọng vào s ự lãnh đ ạo c ủa
Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự đổi mới của các doanh nghi ệp sẽ giúp th ị
trường chứng khoán Việt Nam phát triển hiệu quả hơn. Thị trường chứng khoán
Việt Nam phát triển sẽ góp phần đảm bảo nền kinh tế Vi ệt Nam phát tri ển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc.




×