Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TIỂU LUẬN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.39 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Nhóm 3
1. Hoàng Thị Huyền
2. Hồ Thị Kim Loan
3. Phạm Thị Yến Ly
4. Lê Thị Diễm My
5. Châu Thị Bích Ngọc

Thừa Thiên Huế, năm 2017

MỞ ĐẦU
Chúng ta đang ở vào giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế - xã hội sâu rộng.
Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển, lượng thông tin khổng lồ, công nghệ thông tin có
những bước tiến như vũ bão,… kéo theo yêu cầu đối với con người ngày một cao hơn.
Trong tình hình đó, nhiệm vụ của giáo dục càng nặng nề thêm. Mục đích cuối cùng của
giáo dục là đào tạo ra những con người có nhân cách hoàn thiện, thích ứng với mọi hoàn
cảnh và biến đổi của xã hội. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì việc tích cực hóa HĐNT
của HS càng trở nên bức thiết hơn.


Nếu bạn làm việc (học tập) tích cực thì kết quả thường như thế nào? Rất tốt và ít
nhất bạn cảm thấy hưng phấn để tiếp tục làm (học) những việc tiếp theo. Nếu bạn luôn
làm việc tích cực chắc chắn công việc của bạn sẽ trôi chảy, tiến bộ nhanh, được nâng
lương, thăng chức, cảm thấy hạnh phúc hơn, cuộc sống sung túc hơn… Nếu bạn luôn học
tập tích cực thì tất nhiên bạn sẽ phát triển tư duy, có kết quả tốt, có học bổng, điểm cao,…
Tại sao lại không truyền tính tích cực đó cho học sinh (HS)?


Nếu HS luôn tích cực trong hoạt động nhận thức thì tính tích cực sẽ được rèn luyện
thường xuyên, dần trở thành một phần tính cách của HS, về sau các em sẽ dễ thành công
trong cuộc sống, hữu ích cho xã hội.
Là giáo viên, tôi nhận thấy sự cần thiết của việc tích cực hoạt động nhận thức của
học sinh. Vậy nên tôi xin trình bày bài viết về “Một số khái niệm liên quan đến việc tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh”.
NỘI DUNG
Chương 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN
THỨC CỦA HỌC SINH
1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS
1.1. Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS
Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS là một hiện tượng sư phạm biểu
hiện ở sự cố gắng hết sức cao về nhiều mặt trong hoạt động nhận thức của trẻ nói chung.
Tính tích cực hoạt động học tập là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong tư duy, đòi hỏi
một quá trình hoạt động "bên trong" hết sức căng thẳng với một nghị lực cao của bản
thân, nhằm đạt được mục đích là giải quyết vấn đề cụ thể nêu ra.
Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS thể hiện ở những hoạt động trí tuệ
là tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời giải hay của một
bài toán khó cũng như hoạt động chân tay là say sưa lắp ráp tiến hành thí nghiệm. Trong
học tập hai hình thức biểu hiện này thường đi kèm nhau tuy có lúc biểu hiện riêng lẻ. Các
dấu hiệu về tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS thường được biểu hiện:


– HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các
câu trả lời của bạn và thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra.
– HS hay thắc mắc và đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề các em chưa rõ.
– HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã có để nhận thức
các vấn đề mới.
– HS mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới nhận từ các

nguồn kiến thức khác nhau có thể vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.
Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS phổ thông có thể phân biệt theo
3 cấp độ sau:
- Sao chép, bắt chước: Kinh nghiệm hoạt động bản thân HS được tích luỹ dần
thông qua việc tích cực bắt chước hoạt động của giáo viên và bạn bè. Trong hoạt động bắt
chước cũng có sự gắng sức của thần kinh và cơ bắp.
- Tìm tòi, thực hiện: HS tìm cách độc lập suy nghĩ để giải quyết các bài tập nêu
ra, mò mẫm những cách giải khác nhau và từ đó tìm ra lời giải hợp lý nhất cho vấn đề
nêu ra.
- Sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải mới, độc đáo, hoặc cấu tạo những bài tập mới
cũng như cố gắng tự lắp đặt những thí nghiệm để chứng minh cho bài học. Lẽ đương
nhiên là mức độ sáng tạo của HS có hạn nhưng đó là mầm móng để phát triển tính sáng
tạo về sau.
1.2. Những đặc trưng của tích cực hoá hoạt động nhận thức
Tích cực hóa hoạt động nhận thức trong học tập của HS thực chất là tập hợp các
hoạt động nhằm chuyển biến vị trí từ học bị động sang chủ động, tự bản thân đi tìm kiếm
tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
Đặc trưng cơ bản của tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong quá trình học
tập là sự linh hoạt của HS dưới sự định hướng, tổ chức của người tự từ bỏ vai trò chủ thể
(giáo viên) với mục đích cuối cùng là HS tự mình khám phá ra kiến thức cùng với cách
tìm ra kiến thức. Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận
thức của HS thì quá trình dạy học đó phải diễn biến sao cho:


– HS được đặt ở vị trí chủ thể, tự giác, tích cực, sáng tạo trong hoạt động nhận
thức của bản thân.
– Giáo viên là người định hướng trong hoạt động dạy học.
– Quá trình dạy học phải dựa trên sự nghiên cứu những quan niệm, kiến thức sẵn
có của người học, khai thác những thuận lợi đồng thời nghiên cứu kỹ những chướng ngại
có khả năng xuất hiện trong quá trình dạy học.

– Mục đích dạy học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
mà còn phải dạy cho HS cách học, cách tự học, tự hoạt động nhận thức nhằm đáp ứng các
nhu cầu của bản thân và xã hội.
2. Dạy học vật lý theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức
2.1. Quan niệm về phương pháp dạy học theo hướng tích cực
Khi nói tới phương pháp tích cực, thực tế là nói tới một nhóm các phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực của HS.
Trong quá trình dạy học cần kích thích sự hứng thú trong học tập cho HS, cần phát
huy tính tích cực, tính tự lực sáng tạo trong học tập của HS. Để làm điều đó đòi hỏi người
thầy giáo phải lựa chọn, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài
học, đặc điểm của đối tượng, điều kiện vật chất, và đây là một hoạt động sáng tạo của
người thầy trong hoạt động dạy. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần thể hiện
được sự phản ánh quá trình hoạt động nhận thức của HS nhằm đạt được mục đích đã đề
ra trong đó giáo viên tổ chức cho HS hoạt động theo hướng tích cực, giúp HS tự giác tiếp
nhận kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm đạt được mục đích đề ra với kết quả cao.
2.2. Những đặc trưng của phương pháp dạy học theo hướng tích cực
Phương pháp dạy học theo hướng tích cực có những điểm mạnh riêng của nó mà
các phương pháp khác không thể có được, đó là HS lĩnh hội kiến thức bằng chính sự hoạt
động tích cực cao độ của bản thân, tự họ chủ động sáng tạo nên các vấn đề, các tình
huống để nghiên cứu... Phương pháp dạy học theo hướng tích cực thể hiện bởi các đặc
trưng cơ bản sau:
2.2.1. Dạy học hướng vào HS


Dạy học hướng vào HS là lối dạy học do người học chủ động điều khiển, cá nhân
của người học vừa là mục đích vừa là chủ thể của quá trình học tập để cho tiềm năng của
mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ.
Phương pháp dạy học tích cực đề cao vai trò chủ thể của người học, xem HS vừa là
chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình dạy học. Dĩ nhiên việc đề cao vai trò của chủ thể
tích cực chủ động của người học không phủ nhận vai trò chủ đạo của người dạy.

2.2.2. Dạy học bằng tổ chức các hoạt động cho HS
Theo lý thuyết hoạt động được Vưgôtxki khởi xướng và A.N.Lêônchip phát triển:
bằng hoạt động và thông qua hoạt động, mỗi người tự sinh thành ra mình, tạo dựng và
phát triển ý thức cũng như nhân cách cho bản thân.
Vận dụng vào dạy học, việc học tập của HS có bản chất hoạt động: Bằng hoạt động
và thông qua hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển
năng lực trí tuệ cũng như quan điểm đạo đức, thái độ. Kết quả của việc học tập phụ thuộc
chủ yếu vào hoạt động học của HS.
Nhiệm vụ chính của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của HS để thông
qua hoạt động đó mà HS lĩnh hội được nền văn hoá xã hội, tạo ra sự phát triển những
phẩm chất, tâm lý và hình thành nhân cách cho chính bản thân. Muốn tổ chức, hướng dẫn
tốt hoạt động học tập vật lý của HS mà thực chất là hoạt động nhận thức vật lý, người
giáo viên cần nắm vững quy luật chung nhất của quá trình nhận thức khoa học, lôgic hình
thành các kiến thức vật lý, những hành động thường gặp trong quá trình nhận thức vật lý,
những phương pháp nhận thức vật lý phổ biến để hoạch định những hành động, thao tác
cần thiết của HS trong quá trình chiếm lĩnh một kiến thức hay một kỹ năng xác định và
cuối cùng là nắm được những biện pháp để động viên khuyến khích HS tích cực, tự lực
thực hiện các hành động đó, đánh giá kết quả hành động.
2.2.3. Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học, tự
nghiên cứu
Muốn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thì cần xem việc rèn
luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một phương tiện nâng cao hiệu quả dạy
học mà phải xem đó là một mục tiêu dạy học. Trong một xã hội hiện đại đang biến đổi


nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì việc dạy
học không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải chuyển mạnh sang dạy cả
phương pháp học.
2.2.4. Dạy học chú trọng đến việc trau dồi kiến thức và bồi dưỡng kĩ năng,
kĩ xảo

Quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức, HS phải tự nỗ lực,
tích cực cao trong hoạt động nhận thức của bản thân. Tính tích cực thể hiện ở nhiều mức
độ và dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo thể hiện
rõ trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức, kỹ năng bao gồm các kỹ năng thu nhập
và xử lý thông tin như: quan sát, thực nghiệm, lấy số liệu, tra cứu, lập bảng biểu, vẽ đồ
thị, rút ra kết luận, xây dựng các dự đoán, các giả thuyết khoa học... Các kỹ năng này sẽ
được trau dồi thông qua hoạt động tích cực của bản thân trong quá trình lĩnh hội kiến
thức. Cũng thông qua hoạt động này ta đã rèn luyện cho HS tác phong làm việc khoa học,
thể hiện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác, trung thực và có kế hoạch cụ thể trong học tập
cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học theo hướng tích cực hoá.

Chương 2.
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH QUA DẠY HỌC NHÓM
1. Khái niệm
Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được chia
thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt
ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Nhằm giúp
học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của
học sinh. Phát triển nhân cách học sinh.
Theo A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một ph ương pháp h ọc t ập mà theo
phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác v ới nhau trong


học tập"
2. Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm
-Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát tri ển thì yêu cầu làm
việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn h ảo, làm
việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn
thiện cho nhau những điểm yếu.
- Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học,

lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các
hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất.
- Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những
hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của h ọc
sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu
lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo
viên.
- Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức
mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến
thức vào cuộc sống lao động sản xuất.
3. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm
3.1.Ưu điểm
- Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần v ới s ự phân
công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc ph ải
giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các
cá nhân để hoàn thành công việc.
- Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm, nhưng mỗi cá
nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung :
Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chu ẩn bị cho
học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm vi ệc theo sự
phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.


- Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh
nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo
viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao
đổi nhiều người với nhau. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm.
3.2. Nhược điểm
- Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần
chú ý giáo dục và rèn luyện kỷ năng hoạt động hợp tác trong nhóm cho h ọc sinh.

- Nhiều học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình
với giáo viên hơn là với bạn.
- Trong nhóm có thể có 1 số học sinh tích cực, một số khác ỷ lại vào các bạn trong
nhóm.
- Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả
thảo luận của nhóm. Vì vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá
của trò.
4. Yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm
- Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng
bộ môn trên cơ sở nội dung bài học . Các phương pháp nầy phát huy tính tự giác,
tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên.
- Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học nhằm đạt
hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt
tình, ngoài trình độ chuyên môn , nghiệp vụ và vốn sống của người thầy.
- Lớp học được chia làm 4 -6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 6-8 học sinh.
- Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm , một thư ký
để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm.
- Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không được ỷ lại 1 vài
người có hiểu biết và năng động hơn các thành viên trong nhóm giúp đỡ l ẫn nhau
tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của
mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.


- Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử 1 đại diện
hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày.
- Phương pháp tiến hành: Trình tự của phương pháp dạy học theo nhóm gồm 3
bước
a.

Làm việc chung của cả lớp.


-Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
-Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian.
-Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả 1 giáo viên
cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời gian, nghĩa là
học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và
biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu.
b.

Làm việc theo nhóm.

-Phân công trong nhóm.
-Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm.
-Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
-Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hi ện nhi ệm vụ theo cá
nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm đ ể rút ra v ấn đ ề chung cu ối
cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
c.

Thảo luận tổng kết trước lớp.

-Các nhóm báo cáo kết quả -Thảo luận chung .
-Giáo viên nhận xét , bổ sung tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên tổ
chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác
nêu nhận xét bổ sung.
Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra
thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn chỉnh ki ến thức cho h ọc
sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.



Chương 3.
GIÁO ÁN
Sau đây tôi xin đề xuất tiến trình dạy học theo định hướng phát tri ển năng l ực
của HS trong bài “Lực ma sát”, Vật lý 10 nâng cao.
Tiết 22: LỰC MA SÁT (Vật lý 10 nâng cao)
I – Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn.
- Viết được công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được công thức của lực ma sát để giải các bài tập
- Hoạt động nhóm, phát triển kỹ năng ứng dụng CNTT của HS.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực hợp tác.
II – Phương pháp và kỹ thuật giảng dạy: Phương pháp dạy học hợp tác, học
theo dự án; kỹ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực...
III – Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm gồm: 5 khối gỗ hình hộp chữ nhật có một mặt
khoét các lỗ để đựng quả cân, một số quả cân, 5 lực kế.
- Các phiếu học tập:
+ Phiếu học tập 1: Photo và phát cho từng HS từ tiết trước (phân nhóm và
phân công nhiệm vụ cụ thể)
+ Phiếu học tập 2 và 3: Photo đủ cho từng HS
- Bài giảng điện tử.
- Máy tính xách tay, Camera cho máy vi tính.
2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn ở phiếu học tập 1


IV – Tiến hành bài dạy
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Trò chơi ô chữ
3. Nội dung bài mới
a, Đặt vấn đề
Cho HS xem 1 đoạn phim → Lúc kéo cần đàn trên dây đàn violon, nhờ lực ma
sát giữa cần và dây mà đàn phát ra âm thanh → Lực ma sát có đặc đi ểm gì, được xác
định như thế nào?
b, Triển khai bài dạy
*Hoạt động 1:

Tìm hiểu đặc điểm của các lực ma sát

Nội dung chính:
I – Các loại lực ma sát
Đặc

Lực ma sát nghỉ

Lực ma sát trượt

Lực ma sát lăn

điểm
Điều

- Tại mặt tiếp xúc

- Tại mặt tiếp xúc

- Tại mặt tiếp xúc


kiện

- Khi có ngoại lực tác

- Khi các vật trượt trên

- Khi các vật lăn trên

xuất

dụng lên vật làm vật

bề mặt của nhau.

bề mặt của nhau.

hiện

đang có xu hướng

Phương,

chuyển động.
- Giá nằm trong mặt

Cùng phương, ngược chiều với vận tốc tương

chiều

tiếp xúc


đối của vật đó đối với vật kia.

- Ngược chiều ngoại
lực
Hoạt động của giáo viên
- Thu bài báo cáo phiếu học tập 1 trên
giấy của các nhóm (file powerpoint được
nộp trước giờ học).
- Gọi một nhóm bất kỳ báo cáo phần
“1. Ôn tập về lực ma sát” trong nội dung

Hoạt động của HS
- Các nhóm nộp báo cáo.


của phiếu học tập.

- Ghi nhận và ghi bài.

- ? Bạn vừa nêu có 3 loại lực ma sát →
Bạn nào có ý kiến khác không?
→ Mỗi loại lực ma sát có đặc điểm, tính

- ...

chất gì?

- Ghi nhận và ghi bài.


→ Ghi đề mục “I – Các loại lực ma sát”
lên bảng (kẻ bảng).
- ? Theo như báo cáo của nhóm vừa rồi,

- Ghi bài.

có bạn nào có ý kiến bổ sung về điều
kiện xuất hiện các lực ma sát không? ...

- Giá nằm trong mặt tiếp xúc, ngược

→ Ghi bảng phần “Điều kiện xuất hiện”

chiều ngoại lực

- ? Theo sự tìm hiểu ở nhà và kiến thức

- Cùng phương, ngược chiều với vận tốc
tương đối của vật đó đối với vật kia.

cũ, các em đều biết rằng lực ma sát là
lực cản trở chuyển động. → Lực ma sát

- Giải thích…

có phương, chiều như thế nào?
→ Ghi bảng “Phương chiều”
- ? Em hãy cho biết phương, chiều của
lực ma sát nghỉ?
- ? Em hãy cho biết phương, chiều của

lực ma sát trượt (lăn)?
→ Em có thể giải thích không?
*Hoạt động 2: Khảo sát độ lớn của lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ cực
đ ại
Nội dung chính:
Độ

Fmsn ≤ FM

Fmst = μt.N

Fmsl = μl.N

lớn

FM = μn.N: lực ma sát cực

μt: hệ số ma sát

μl: hệ số ma sát lăn

đại

trượt


μn: hệ số ma sát nghỉ
Với N: áp lực lên mặt tiếp xúc
Hoạt động của giáo viên
- Cho HS xem 1 đoạn phim

GV phát vấn HS:

Hoạt động của HS
- Theo dõi → Lực kéo chưa đủ để thắng

→ ? Mặc dù chịu tác dụng của lực kéo

lực ma sát.

nhưng vật vẫn đứng yên, vì sao?

- có Fmsn = Fk

+ ? Nếu tiếp tục kéo thì có nhận xét gì về
độ lớn của Fmsn và Fk?
+ ? Khi tiếp tục kéo thì độ lớn Fk như thế

- Tăng

nào?

- Tăng

→ Độ lớn Fmsn như thế nào?

- Không. Nếu tiếp tục tăng lực kéo thì

→ Độ lớn Fmsn có tăng mãi được không?

vật sẽ trượt (sẽ chuyển động)


Nếu không thì khi cứ kéo mãi vật sẽ như
thế nào?

- Có giá trị cực đại(Fmsn ≤ FM)

? Vậy em có nhận xét gì về giá trị của lực
ma sát nghỉ?
- Đặt vấn đề: Độ lớn lực ma sát nghỉ cực
đại và lực ma sát trượt, cũng như lực ma
sát lăn được xác định như thế nào? → ghi - Phụ thuộc diện tích tiếp xúc, áp lực lên
bảng(Độ lớn).

mặt tiếp xúc, vật liệu và tình trạng của

- ? Trước tiên, theo các em, độ lớn của

hai mặt tiếp xúc...

lực ma sát phụ thuộc những yếu tố nào?
- Do điều kiện thời gian, dụng cụ ta
không làm được thí nghiệm kiểm chứng

- Xem phim → KL: Độ lớn lực ma sát có

sự phụ thuộc của lực ma sát vào vật liệu

phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của

và tình trạng của hai mặt tiếp xúc


hai mặt tiếp xúc.

→ Mời các em xem đoạn phim sau và rút


ra KL.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm: Sự
phụ thuộc của độ lớn lực ma sát vào hai

- HS nhận nhiệm vụ, dụng cụ và làm

yếu tố còn lại, các em làm việc nhóm để

việc theo nhóm.

kiểm tra.
→ Giới thiệu dụng cụ, chiếu slide hướng
dẫn và giao phiếu học tập, dụng cụ cho
các nhóm.
→ Quy định hình thức báo cáo và thời
gian thực hiện

- Nhóm đại diện báo cáo, các nhóm còn

→ Quan sát, hỗ trợ cho HS

lại theo dõi, bổ sung.

- Hướng dẫn HS báo cáo kết quả hoạt

động nhóm

- Theo dõi dẫn dắt của GV để hình thành
công thức

- Nhận xét: Từ kết quả thí nghiệm 1, 2
ta thấy độ lớn lực ma sát không phụ
thuộc diện tích mặt tiếp xúc mà phụ
thuộc vào áp lực lên mặt tiếp xúc.
Ta thấy Fms ~ N, N tăng thì Fms tăng

- Ghi bài

→ Đặt Fms = μN với μ là hệ số ma sát
- Từ thí nghiệm 3, ta thấy mối quan hệ
giữa Fmsn và Fmst. Trong thực tế, làm
nhiều thí nghiệm ở nhiều môi trường
khác nhau, người ta thấy hệ số ma sát
nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn là khác
nhau
→ ta có các biểu thức … → Ghi bảng.
- Chiếu slide và phim cho thấy lực ma
sát trượt lớn hơn ma sát lăn

- Theo dõi, ghi nhận.


- Giới thiệu áp lực trong trường hợp
vật nằm trên mp ngang.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò lực trò của lực ma sát trong đời sống

Nội dung chính:
II – Vai trò của lực ma sát trong đời sống
Hoạt động của giáo viên
- Đặt vấn đề: Các em đã tìm hiểu xong

Hoạt động của HS

các đặc điểm của lực ma sát → Lực ma
sát có vai trò như thế nào trong đời
sống?

- Các nhóm báo cáo.

→ ghi đề mục II lên bảng

- Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung

- Các em đã được giao nhiệm vụ tìm
hiểu vấn đề này ở nhà → mời các nhóm
báo cáo.
- Nhận xét → Cho HS xem phim và 1 số
hình ảnh (nếu còn thời gian)
*Hoạt động 4:

Củng cố, dặn dò

Hoạt động của giáo viên
1. Củng cố:
- Chiếu phim và hình ảnh giáo dục an
toàn giao thông

- Trò chơi ô chữ
- Cho HS làm bài tập 1 trong phiếu học

Hoạt động của HS
- Phát biểu ý kiến về an toàn giao
thông
- Làm bài tập củng cố theo hướng dẫn
của GV.

tập.
2. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS phân tích lực để tìm áp
lực khi vật chuyển động trên mặt phẳng

- Theo dõi


nghiêng.

- Nhận nhiệm vụ

- Ôn tập:
+ Công thức, đặc điểm các lực ma sát
+ Các định luật Niu-tơn
+ Điều kiện cân bằng của chất điểm
- BTVN:
+ Các BT 1,2,3,4,5 tr.93 SGK
+ Các BT trong phiếu HT 2

V – Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………


PHIẾU HỌC TẬP 1
I – Nhiệm vụ và hình thức báo cáo
- Nhiệm vụ: Làm việc nhóm để hoàn thành nội dung của phiếu học tập
- Hình thức báo cáo: gồm 2 bản thuyết minh
+ bằng 1 file powerpoint
+ bằng giấy A4 theo mẫu trong phiếu học tập
II – Nội dung
1. Ôn tập về lực ma sát
Xem lại bài 6 “Lực ma sát” ở SGK Vật lý 8 kết hợp đọc SGK Vật lý 10NC bài 20 “L ực
ma sát”, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Lực ma sát là gì? Lực ma sát có tác dụng gì?
- Có mấy loại lực ma sát? Các lực ma sát này xuất hiện khi nào? Ở đâu?
2. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật
Lực ma sát có lợi hay có hại? Hãy tìm các hình ảnh, các đoạn phim v ề sự có l ợi hoặc
có hại này trong đời sống và kỹ thuật


BÁO CÁO PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhóm:…… Lớp:……
1. Ôn tập về lực ma sát
- Lực ma sát là gì? Lực ma sát có tác dụng gì?
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
- Có mấy loại lực ma sát? Các lực ma sát này xuất hiện khi nào? Ở đâu?

..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
2. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật
Lực ma sát có lợi hay có hại? ……………………………………………………………………………
- Có lợi trong các trường hợp:.....................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
- Có hại trong các trường hợp:....................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Danh sách nhóm:
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ được
phân công

Điểm
Cá nhân tự
nhận

1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

Tổ chấm

GV chấm


8.
9.
10.
11.
12.


PHIẾU HỌC TẬP 2
Nhóm …. Lớp…
Làm việc theo nhóm, tiến hành các thí nghiệm sau và trả lời các câu h ỏi trong
phiếu học tập
I – Thí nghiệm
1.

Thí nghiệm 1: Khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát vào diện tích tiếp xúc
Móc lực kế vào khối gỗ và kéo để khối gỗ trượt đều trên mặt bàn với các

mặt 1, 2 → ghi số chỉ của lực kế trong 2 trường hợp → Nhận xét và nêu kết luận 1.
2.

Thí nghiệm 2: Khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát vào áp lực lên mặt ti ếp

xúc

- Đặt 1 quả nặng lên khối gỗ → kéo khối gỗ trượt đều trên mặt bàn → ghi lại số chỉ
của lực kế
- Làm tương tự khi đặt 2 quả nặng và khi đặt 3 quả nặng
Gia trọng
1 quả

Số chỉ lực kế
F1 = …..

nặng
2 quả

F2 = …..

nặng
3 quả

F3 = …..

nặng
- So sánh F1, F2, F3 và rút ra kết luận 2
3.

Thí nghiệm 3: Đo độ lớn của lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt

- Móc lực kế vào khối gỗ và kéo từ từ đến trước khi khối gỗ trượt trên mặt bàn →
Đọc số chỉ lực kế F1
- Kéo đến khi khối gỗ trượt đều trên mặt bàn → Đọc số chỉ lực kế F 2.
- So sánh hai giá trị trên và rút ra kết luận 3
II – Kết luận

1. Kết luận 1: Lực ma sát có phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc không?
-...................................................................................................................................


-...................................................................................................................................
2. Kết luận 2: Lực ma sát có phụ thuộc vào áp lực lên mặt tiếp xúc không? Phụ
thuộc như thế nào?
-...................................................................................................................................
-...................................................................................................................................
-...................................................................................................................................
3. Kết luận 3: Nhận xét về độ lớn của lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát
trượt
-...................................................................................................................................
-...................................................................................................................................
-...................................................................................................................................


PHIẾU HỌC TẬP 3
Làm việc cá nhân để hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Một ô tô khối lương 2 tấn chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang.
Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực phát động đặt vào xe.
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
r

Bài 2: Một vật khối lượng 2kg được kéo bởi một lực F hướng lên hợp với phương
r


ngang một góc  = 300. Lực F có độ lớn 8N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động 2s
từ trạng thái đứng yên, vật đi được quãng đường 4m. Lấy g = 10m/s 2.
a. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang.
r

b. Để cho vật có thể chuyển động thẳng đều thì F có độ lớn là bao nhiêu?
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Bài 3: Một vật trượt không vận tốc đầu đỉnh dốc nghiêng dài 8m, cao 4m. Bỏ qua
ma sát. Lấy g= 10 m/s2. Hỏi
a. Sau bao lâu vật đến chân dốc?
b. Vận tốc của vật ở chân dốc.
c. Giải lại bài toán trên khi hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ = 0,2.
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Bài 4: Một khúc gỗ trượt xuống không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài
7,5 m, góc nghiêng α = 300 rồi tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang cho đến khi dừng lại.
Biết hệ số ma sát trên suốt đoạn đường là μ = 0,5. Tính vận tốc của khúc gỗ ở chân mặt
phẳng nghiêng và đoạn đường khúc gỗ đi được trên mặt phẳng ngang.
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Bài 5: Xe chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi là 54 km/h, lực ma
sát là 250 N có trị số không đổi suốt bài toán.
a. Tính lực kéo của động cơ.
b. Với vận tốc 54 km/h xe lên dốc nghiêng có góc nghiêng α với sinα = 0,1. Muốn giữ
cho vận tốc xe không đổi thì lực kéo của động cơ phải là bao nhiêu?
c. Nếu xe lên dốc với vận tốc ban đầu là 54 km/h và sau khi đi được 500 m thì vận
tốc còn lại là 5 m/s. Tính lực kéo của động cơ.
..................................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................


TRÒ CHƠI Ô CHỮ (kiểm tra bài cũ và củng cố bài học)

1. Kiểm tra bài cũ

Hàng ngang số 1: (18 chữ cái) Ðiền từ vào chỗ trống
“Trạng thái cân bằng của chất ðiểm là trạng thái chất ðiểm ðứng yên hoặc ….”
Hàng ngang số 2: (13 chữ cái) Hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng giá, cùng
ðộ lớn nhýng ngýợc chiều, ðýợc gọi là gì?
Hàng ngang số 3: (9 chữ cái) Ðiền từ vào chỗ trống: “Một chất ðiểm ở trạng thái
cân bằng khi hợp lực tác dụng lên nó …..”
2. Củng cố
Hàng ngang số 4: (9 chữ cái) Trên lốp xe ô tô phải có các rãnh sâu để làm gì?
Hàng ngang số 5: (9 chữ cái) Ðể thực hiện ðýợc ðộng tác nhảy xa của mình thì
vận động viên đã vận dụng lực nào? (kiến thức liên môn với môn thể dục)
Hàng ngang số 6: (8 chữ cái) Ổ bi trong xe ðạp, ô tô có tác dụng làm giảm ma sát
do thay lực ma sát trượt bằng lực nào?



×