Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

THAM LUẬN: GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH GÓP PHẦN ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.06 KB, 3 trang )

THAM LUẬN:
GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH GÓP PHẦN ĐỔI MỚI CĂN
BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Những năm gần đây, việc thực hiên PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá theo
chủ trương của Bộ GD- ĐT đã trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ làm thay đổi đáng
kể chất lượng học tập của học sinh, học sinh tích cực chủ động hơn trong việc học.
Thông qua việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực HS trong giai đoạn hiện nay bản thân tôi rút ra được những giải
pháp cơ bản sau:
1. Khi tổ chức dạy học phải phân hóa theo năng lực của học sinh dựa
triên tài liệu chuẩn kiến thức kỉ năng:
- Bám sát chuẩn kiến thưc, kỉ năng để thiết kế bài giãng với mục tiêu là đạt
được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kỉ năng. Tạo cho giáo viên tự tin,
thoải mái khi dạy học
- Giúp học sinh trung bình trở lên hiểu và thực hiện tốt các yêu cầu của
chuẩn. Đối với học sinh khá giỏi ta nên khai thác sâu kiến thức kỉ năng để phù hợp
với khả năng tiếp thu và vận dụng của học sinh. Giáo viên cần sử dụng câu hỏi hợp
lý theo từng đối tượng học sinh
- Giáo viên cần thiết kế, tổ chức hướng dẩn học sinh thực hiện các hoạt động
học tập với các hình thức đa dạng phong phú có sức hấp dẩn phù hợp với đặc trưng
bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh.
2. Việc sử dụng SGK hợp lý khi giảng bài trên lớp khắc phục dạy học
theo lối đọc -chép:
- Phải xuất phát từ từng đối tượng cụ thể, ở từng lớp, xem xét khả năng nhận
thức của học sinh mà tìm biện pháp phát triển ở các em mặt nào đó của tư duy môn
học.
Trong tư duy từng môn học có nhiều nội dung, ở nhiều cấp độ, từ đơn giản
đến phức tạp, từ thấp đến cao nhưng tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tính toán,
suy luận rất qua trọng
- Sử dụng sách giáo khoa hợp lý nhằm phát triển tư duy cho học sinh, SGK là


tài liệu dúp học sinh học tập, nó củng là cơ sở để giáo viên chuẩn bị bài giảng xác
định kiến thức để dạy học sinh
- Giáo viên cần nghiên cứu SGK, tìm tài liệu để hướng dẩn học sinh học tốt.
- Giáo viên cần hường dẩn cho học sinh khai thác kiến thức từ phương tiện
dạy học như: hình vẻ, dụng cụ thực hành, các mô hình, thí nghiệm… từ đó học sinh
vừa có kiến thức, vừa được rèn được kỷ năng và phương pháp học tập.
- Qua các bài tập, câu hỏi trong mổi bài, học sinh có thể thu thập và xử lý
những thông tin cần thiết để rút ra kết luận về các khái niệm, định nghỉa, tính chât,
quy tắc, công thức.
- Từ các biện pháp trên ta sẻ khắc phục việc dạy học theo lối đọc – chép
3. Sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong bài giảng; khai thác tối đa
thiết bị dạy học.
- Trường ta đã có phòng máy chiếu, phòng máy vi tính đầy đủ, có nối mạng.
Ta nên tận dung triệt để các công nghệ nói trên.
- Đối với nghề dạy học tiêu chí của bài học không giống như bài thuyết trình,
hay bài báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không giống như đối tượng hội
nghị, hội thảo. Cho nên việc chuẩn bị một bài giảng ứng dung công nghệ thông tin
cần phải bảo đảm không những tính nội dung mà còn đặt nhiều tiêu chí về tính sư
phạm: sự phù hợp về tâm sinh lí học sinh, tính thẩm mỉ, sự thể hiện nhuần nhuyển
các nguyên tác dạy học và các phương pháp dạy học. Vì vậy, người giáo viên cần sử
dụng công nghệ thông tin để dạy học hiệu quả thí không những phải có kiến thức về
tin học, không chỉ đơn thuần là viết chử lên các trang trình chiếu mà phải có kiến
thức sư phạm, phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo trong thiết kế các trang trình
chiếu sao cho hấp dẩn có ý nghĩa.
4. Sử dụng tài liêu Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì của Bộ và
việc biên soạn đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh
- Sử dụng tài liêu Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì của Bộ để tham
khảo, vì có một số nội dung tương đối cao so với năng lực học sinh ở những vùng
khác nhau
- Giáo viên cần thay đổi qua niệm trong kiểm tra đánh giá, những câu hỏi hay

bài tập manh tính tái hiện kiến thức nên thay vào nhừng câu hỏi, bài tập nhằm kích
thích tư duy, sáng tạo, vận dụng kỉ năng để thực hiện.
- Đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kỉ năng. Phải thể hiện 3 mức độ:
nhận biết; thông hiểu; vận dụng. Đề kiểm tra cần mang tính phân hóa học sinh, phải
vừa sức với học sinh, cần bám sát chương trình, nôi dung học tập và sách GK.
5. Các hình thức tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kì đạt kết quả
tốt.
- Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết
sức qua trọng, nó không chỉ phản ảnh kết quả dạy - học của giáo viên và học sinh
mà còn tác động mạnh đến các khâu của quá trình dạy học. Vì vậy để thúc đẩy đổi
mới PPDH không thể không đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
- Là một giáo viên nên lựa chọn và xác định các hình thức kiểm tra đánh giá
học sinh sao cho phù hợp.
- Thông thường kiểm tra nói: thường dùng trong kiểm tra bài củ, trong quá
trình dạy bài mới hoặc củng cố đánh giá ở cuối tiết học.
- Kiểm tra viết: nhằm đánh giá kiến thức, kỉ năng của học sinh cuối mổi
chương, học kì và năm học. Thường dài từ 15 phút hoặc 1 tiết. Để rèn luyện tư duy
sáng tạo và kỉ năng trính toán của học sinh, đối với môn Toán nên cho học sinh
kiểm tra tự luận không nên kiểm tra trắc nghiệm vì trắc nghiệm dễ tạo sự đoán mò,
rèn trí nhớ máy móc, ít phát triển tư duy, không rèn luyện lập luận, trình bày bài
toán.
Trên đây là những giải pháp để thực hiện đổi mới theo định hướng phát
triển năng lực học sinh.
Vì năng lực và điều kiện khách qua khác nên chắc chắn bài viết này không
tránh khỏi những sai sót. Tôi chân thần mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
đóng góp ý kiến giúp đỡ.
GV – Phạm Thị Tuyết Nhung


×