Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực tập Công tác nghiệp vụ Thư viện tại trường tiểu học phục Hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.89 KB, 23 trang )

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Phục Hòa ở phía đông tỉnh cao bằngphía nam giáp huyện thạch an phía
tây và tây bắc giáp huyện quảng uyên, phía tây bắc giáp hạ lang, phía đông giáp
huyện đông châu của trung quốc. Trong đó Trường tiểu học phục hòa được ra
đời từ năm 2013 với mục đích phục vụ và phát triển cơ sở giáo dục cho trẻ nhỏ
đồng thời dựa vào quyết định của từ phía cơ quan nhà nước, trong quá trình phát
triển và đồng thời được hiện đại hóa cơ sở cũng như nội dung về kiến thức thư
viện của trường cũng được nâng cấp để phục vụ cho các hoạt động tìm kiếm
cũng như lưu trữ thông tin trong công tác giảng dạy. trong hoạt động trao đổi
thông tin giữa cá nhân và tổ chức. Trong quá trình kiến tập và tìm hiểu bản thân
cũng có những kinh nghiệm. tuy nhiên trong quá trình báo cáo vẫn có những
điểm sai rất mong thầy cô thứ lỗi cho những điểm sai sót còn thiếu
Em xin cám ơn!

2


Chương I : Lịch sử phát triển của trường tiểu học phục Hoà :
+ Lịch sử : Thư viện trường tiểu học phục Hoà được thành lập vào năm
2010 và bắt đầu đi vào hoạt động trong cơ sở hiện đại hoá đến năm 2015 – 2016
được nâng cấp thành thư viện chuẩn của trường phổ thông
Quyết định và có những quy định về tiêu chuẩn của thư viện trường phổ
thông
Quy Định Chung
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh :
1. văn bản này quy định các tiêu chuẩn, quy trình công nhận thư viện đạt chuẩn của
các trường thuộc giáo dục phổ thông, tiểu học, trung học cơ sở. trung học phổ
thông ( gọi chung làtrường phổ thông )


2. thư viện trường phổ thông được xét công nhận các danh hiệu phải đạt những
tiêu chuẩn quy định tại các chương II, III, IV,V,VI Của quy định này
Tiêu chuẩn thứ nhất về : về sách giáo dục, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh
giáo dục, băng đĩa giáo khoa
Điều 1 sách gồm 3 bộ phận :
1 sách giáo khoa : trước ngày khai ảnh năm học mới nhà trường phải có ‘’
tủ sách giáo khoadùng chung’’ để đảm bảo cho mỗi học sinh có 01 bộ sách giáo
khoa( bằng hình thức thuê hoặc mượn ). Đảm bảo học sinh thuộc diện chính
sách, hộ nghèo khó có thể thuê hoặc mượn sách
2 : sách giáo viên :
a : các văn bản của giáo viên, nghị quyết của đảng, văn bản quy phạm
pháp luật của nhà nước, ngành nhà nước, cán bộ liên ngành, các bộ liên ngành
phù hợp với các cấp học và nghiệp vụ tiểu học giáo dục phổ thông
b : các sách bồi dưỡng ( về nghiệp vụ sư phạm )
c : cácsách nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ học, các tài liệu bồi
dưỡng theo từng chu kì
mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên phải đủ có cho mỗi người một bảnvà
ba bản được lưu trữ tại thư viện. riêng đối với thư viện trường trung học cơ sở,
trung học phổ thông, được tính theo bộ môn giáo viên trực tiếp giảng dạy
3 : sách tham khảo
3


a các sách bồi dưỡng, tra cứu công cụ từ điển, tác phẩm kinh điển( mỗi
tên sách có tối thiểu 3 bản trở lên )
b sách tham khảo của môn học ( mỗi tên sách có 5 bản trở lên
c sách mở rộng kiến thức ; nâng cao trình độ của các môn sách học : phù
hợp với các chương trình của từng cấp học, bậc học tiểu học( mỗi tên sách có ba
bản trở lên )
d sách phục vụ các nhu cầu của người đọc để mở rộng thông tin, nâng

cao kiến thức chung, tài liệu về các cuộc thi theo chủ đề, chuyên đề, các đề thi
học sinh giỏi( mỗi tên sách có từ năm bản trở lên )
đ các trường phổ thông căn cứ vào danh mục sách dùng cho thư viện các
trường phổ thông đối với giáo dục đạo tạo hướng dẫn hằng năm ( bắt đầu từ năm
2000 ) để có kế hoạch bổ sung sách tham khảo sách cho thư viện trường học
thư viện bổ sung các sách tham khảo trên theo khả năng kinh phí của
trường và theo hướng dẫn lựa chọn các đầu sách của các vụ quản lý các cấphọc,
bậc học của bộ hạn chế bổ sung các loại sách, báo tạp chí mang tính chất giải trí,
chưa phục vụ sát với chương trình giảng dạy, học tập trong trường
Số lượng các sách tham khảo trong thư viện phải đạt số bình quân sau
Trường tiểu học : Trường ở thành phố, thị xã và đồng bằng tối thiểu 1
học sinh có 2 cuốn sách ; các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn tối thiểu 2 học sinh có 1
cuốn sách số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục sách dùng
cho thư viện các trường phổ thông do bộ giáo dục đào tạo quy định hướng dẫn
sử dụng hằng năm
điều 2. Báo, tạp chí bản đồ và tranh ảnhgiáo dục, bảng giá giáo khoa
1. Báo tạp chí : báo nhân dân, báo giáo dục và thời đại, tạp chí giáo dục và thế giới
và các loại báo, tạp chí, tập san của ngành phù hợp với ngành học, cấp học.
2. Bản đồ và tranh ảnh giáo dục bảng giá giao khoa : Đảm bảo đủcác loại bản đồ,
tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo dục giáo khoa do nhà xuất bản giáo dục xuất
bản và phát hành từ sau năm 1998, mỗi tên bản đồ, tranh ảnh được tính theo lớp,
cứ 2 lớp cùng khối có 1 bản
Tiêu chuẩn về cơ sở của vật chất
4


1. Về cơ sở thư viện :
a. Thư viện trường phổ thông phải được đặt ở trung tâm hoặc nơi thuận tiện trong
nhà trường để phục về việc đọc sách và mượn sách, báo của giáo viên, học sinh,

cán bộ quản lý giáo dục
b. mỗi thư viện cần đảm bảo diện tích tối thiểu là 50 m2 để làm phòng đọc và kho
sách ( có thể 1 hoặc một số phòng ) có đủ điều kiện cho thư viện hoạt động
2. Trang thiết bị chuyên dùng :
a. có giá, tủ chuyên dùng trong thư viện để để đựng sách, báo tạp chí , bản đồ,
tranh ảnh có giáo dục băng đĩa giáo khoa
b. có đủ bản ghế, ánh sánh cho phòng đọc, và cho cán bộ công thư viện làm việc
c. có tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục , bảng để giới thiệu sách với bạn đọc
d. hiện đại hoá trên cơ sở nguồn kinh phí đáp ứng và phát triển sắm các trang thiết
bị máy vi tính các phương tiện nge nhìn , máy hút bụi, máy hút ẩm, quạt điện,
máy điều hoà không khí, máy photocopy... nhằm tạo thuận lợi cho công tác bảo
quản sản phẩm. Và công tác phục vụ bạn đọc
e. Thư viện của các trường đạt chuẩn quốc gia, các trường xây dựng mới có quy
mô đạt chuẩn quốc gia, các trường thuộc địa bàn thị xã, thành phố, phải có tối
thiểu 25 chỗ ngồi, phòng đọc cho người tham gia thư viện và cho cán bộ hoạt
động
f. các trường có điều kiện đều phải tiến hành kết nối internet
Tiêu chuẩn về nghiệp vụ
1. Nghiệp vụ : tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện phải được đăng kí, mô tả,
phân loại, tổ chức xắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện
2. hướng dẫn sử dụng nghiệp vụ thư viện : có nội quy thư viện, bản hướng dẫn
giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục được sử dụng tài liệu trong thư
viện, hằng năm cán bộ làm công tác thư viện phải tổ chức biên soạn từ 1 đến 2
thư mục phục vụ giảng dạy
Về tổ chức và hoạt động
1. Tổ chức quản lý : Hiệu trưởng của trường phân công một lãnh đạo trường trực
tiếp phụ trách công tác thư viện, bố trí công tác hoặc cán bộ làm công tác thư
viện. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo thực hiện và báo cáo lên cơ quan quản lý
giáo dục cấp trên về khả năng huy động nguồn kinh phí trong và ngoài nhà
trường để bổ sung chính sách thư viện

2. Đối với cán bộ làm công tác thư viện
a. mỗi trường đều phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện. nếu là giáo
5


viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ về thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác và
được phụ cấp như ngành văn hoá – thông tin quy định
b. Từng học kì và cuối năm học cán bộ hoặc giáo viên làm công tác thư viện phải
báo cáo cho hiệu trường về tổ chức và hoạt động của thư viện và chịu trách
nhiệm trước hiệu trưởng về toàn bộ công tác thư viện trường học
3. Phối hợp trong công tác thư viện
Trong hoạt động thư viện cần phải có mạng hoạt động công tác viên, học
sinh và hội cha mẹ học sinh để giúp tổ công tác thư viện hoạt động khai thác
phát triển phong trào đọc sách báo, tài liệu của trường
4. Kế hoạch kinh phí hoạt động
a. Hằng năm, thư viện phải lập trương trình hoạt động kế hoạch đầu tư củng cố và
phát triển , thực hiện kế hoạch đầu tư mua sách trong và ngoài nướcvới các cơ
quan, đơn vị cung ứng phẩm trong ngành hoặc ngoài ngành theo ý đúng thời
gian quy định cung ứng phẩm trong ngành hoặc ngoài ngành theo đúng thời gian
quy định được lãnh đạo thường xuyên xét duyệt’
b. Hằng năm, thư viện phải đảm bảo chi tiêu phần trăm ( % ) theo tỉ lệ giáo viên và
học sinh thường xuyên sử dụng sách, báo của thư viện ( 100 % giáo viên và 70%
học sinh trở lên ) phấn đấu năm sau cao hơn năm trước
c. Huy động nguồn vốn ngoài ngân sách thư viện theo đúng yêu cầu
bổ sung nguồn sách theo yêu cầubáo và gây dựng thư viện
d. Quản lý sử dụng ngân sách, quỹ thư viện theo đúng nguyên tắc thư viện
5. Hoạt động của thư viện :
a. Thư viện nhà trường phải có nội dung hoạt động phù hợp với học sinh, giáo dục
toàn diện với công việc của giáo viên và tâm lý của lứa tuổi học sinh . Thư viện

cần phục vụ tốt các hoạt động ngoại khoá của nhà trường và tổ chức những hình
thức hoạt động phù hợp với điều kiện của từng trường hoạt động như : giới thiệu
sách, điểm sách, tranh ảnh vv... phối hợp với các bộ phận học sinh liên quan đến
tổ chức thi kểchuyện theo sách, thi nghiệp vụ thư viện, vận động học sinh làm
thoe sách dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường và cấc cấp quản lý giáo
dục
b. Cho thuê mượn sách khoa theo đúng chế độ quy định hiện hành của nhà nước ,
của ngành và địa phương phù hợp với nhu cầu khả năng của học sinh. phối hợp
6


các đơn vị khác ngoài nhàtrường để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng nhà
trường thư viện
Tiêu chuẩn thư năm về quản lý thư viện
Điều 1 . Bảo quản
a. Sách, báo tạp chí bản đồ, tranh ảnh, giáo dục, băng đĩa giáo khoa trong thư viện
phải được đảm bảo trong việc quản lý chặt chẽ, đóng, thành tập, bọc và tu sửa
thường xuyên để đảm bảo mỹ thuật và sử dụng thuận tiện lâu dài
b. Thư viện nhà trường phải có đủ các loại hồ sơ, sổ sách để theo dõi mọi sinh hoạt
động của thư viện như : các loại sổ đăng kí, sổ mượn sách của giáo viên, học
sinh, sổ cho thuê sách
Điều 2 : Kiểm kê, thanh lý
Hằng năm, nhà trường phải kiểm kê tài sản của thư viện, làm thủ tục
thanh lý các ấn phẩm cũ nát, nội dung thay đổi theo đúng nghiệp vụ thư viên,
những thư viện có trên 10.000 cuốn sách thì kiểm kê sách 2 năm 1 lần từ trường
hợp đột xuât do hiệu trưởng quyết định
Danh Hiệu thư viện và quy trình xác nhận
Điều 1 : Các danh hiệu thư viện :
1. Thư viện trường học đạt chuẩn : là những thư viện đạt đầy đủ 5 tiêu chuẩn nêu

trên. Sở giáo dục và đạo tạo cấp giấy chứng nhận thư viện trường học đạt chuẩn
cho các thư viện trường phổ thông
2. Thư viện trường học tiên tiến : là những cơ sở đạt chuẩn và có những mặt vượt
trội so với ít nhất từ 3 tiêu chuẩn trở lên. Sở giáo dục đào tạo cấp giấy chứng
nhận thư viện trường học tiên tiến cho các thư viện trường phổ thông của địa
phương
3. Thư viện trường học xuất sắc: là những thư viện đạt tiên tiến và có những hoạt
động đặc biệt xuất sắc và hiệu quả cao, có sáng tạo được ngành và xã hội quan
tâm công nhận. Sở giáo dục đào tạo xem xét kiểm tra và cấp giấy chứng nhận
thư viện trường học xuất sắc cho thư viện trường phổ thông địa phương
4. vụ cộng tác chính trị - Bộ giáo dục và đào tạo chủ trì và phối hợp với các vụ
cóliên quan căn cứ vào nhiệm vụ được giao giúp bộ trưởng hướng dẫn, chỉ đạo
các sở giáo dục và đào tạo thực hiện
5. Nhà xuất bản giáo dục thực hiện có trách nhiệm phối hợp với công ti sách – thiết
7


bị trường học các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương để tổ chức thực hiện
hoạt động về công tác thư viện trường học theo đúng quy định
6. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn nhà trường xây dựng và củng
cố thư viện theo tiêu chuẩn do bộ quy định

8


Chương II : Nguồn nhân sự - vốn tài liệu của cơ quan
1: nguồn nhân sự của thư viện trường tiểu học phục hoà có 2 cán bộ
chuyên ngành
1: cán bộ thiết bị thư viện
2: cán bộ thông tin thư viện chuyên trách cập nhật thông tin

phục vụ
- thuận lợi:
o Trường tiểu học phục hoà được tiến hành xây dựng là ngôi trường mới được xây
dựng lại. Trong năm học 2015-2016 luôn nhận được sự quan tâm của các
cấp,ban ngành lãnh đạo, công tác thiết bị thư viện và nội dung luôn được ban
giám hiệu nhà trường tạo điều kiện chỉ đạo sâu sát. Ban đại diện hội cha mẹ học
sinh luôn chăm lo đến cơ sở vật chất nhà trường nhằm đáp ứng tốt công tác
giảng dạy, phát triển của thư viện trường
o cán bộ thư việncó trình độ chuyên trách có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phục
vụ nhiệt tình cho các thầy cô, các em học sinh
o cán bộ thư viện tương đối ổn định so với chỉ tiêu của trường và cơ sở trang thiết
bị, 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có lòng nhiệt tình công tác, và ý thức
ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ , khả năng hiểu biết
- khó khăn :
o Trường có những khó khăn riêng bên cạnh những thuận lợi( hạn chế về vốn, và
nguồn nhân sự
2 : về nguồn vốn tài liệu của trường tiểu học phục hoà :
- chủ yêu tập trung vào cơ sở giảng dạy, của giáo viên và quá trình học tập của
học sinh, với các phân loại sách như ( sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài
tập, báo, tạp chí, truyện... )
tổng số vốn tài liệu hiện có trong năm 2016-2017 là hơn 1308 cuốn bao
gồm sách báo tạp chí vv. . .
Sách báo, tạp chí : 239 cuốn
Sách giáo khoa : 782 cuốn
- hiện nay đang không ngừng cải thiện số nguồn vốn tài liệu của trường học, các
đơn vị chi đủ chi đúng, và các đơn vị chi có bổ sung hiệu quả về vốn tài liệu,
9


hoàn thiện cơ sở vật chất, và tổ chức các hoạt động thư viện trường học giành từ

6%- 10% tổng chi sách để mua sắm các trang thiết bị đồ dùng học tập,dạy học,
sách giáo khoa và các trang thiết bị phục vụ chothiết bị trường học ( theo thông
thư 30/TT-LB ngày 26 tháng 7 năm 1990 của Liên Bộ Tài Chính Giáo Dục &
Đào Tạo )
- mua sắm các trang bị, bổ sung thêm nguồn vốn về tài liệu báo tạp chí ...
o Sách :bổ sung thêm được các sách cần thiết phục vụ cho công tác bạn đọc, cho
hoạt động giảng dạy của giảng viên ( xin cấp phát ,hỗ trợ mua sắm....) sách giáo
khoa, sách nghiệp vụ ( sách giáoviên và sách thiết kế) ngoài ra có sách tham
khảo để bồi dưỡng được học sinh giỏi, sách đạo đức pháp luật phục vụ cho công
tác quản lý...
o Báo, Tạp chí : thư viện trường có trang bị 1 số ít máy tính để giúp các em học
sinh, lẫn giáo viên có thể tra cứu tìm kiếm thông tin, đọc báo mạng
đảm bảo đủ số lượng sách giáo kho, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, theo
danh mục do bộ giáo dục và đào tạoquy định
Ưu tiên xây dựng tủ sách dành cho học sinh, con hộ nghèo, học sinh con
diện chính sách, phải đảm bảo về chủ động về cơ số sách. Xây dựng cho học
sinh giỏi của các bộ môn theo khối lớp; bổ sung hợp lý số lượng giá cả chất
lượng sách báo trong thư viện, đạt đủ các loại báo tạp chí phù hợp với yêu cầu
của giáo viên và học sinh, bổ sung hợp lý giá cả số lượng và chất lượng sách báo
trong thư viện, đặt đủ các loại báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu của cấp học và
của giáo viên học sinh
Tổ chức phong trào ‘’ tiết kiệm và tích luỹ kiến thức cho bạn đọc’’ từ giáo
viên và học sinh, cha mẹ học sinh với những tiêu chí cụ thể nhằm quên góp
những cuốn sách có chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu và đối tượng bạn đọc
Thư viện
Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh phí hỗ trợ khác để nâng cấp cơ sở vật
chất kĩ thuật và trang thiết bị kĩ thuật điện tử thư viện như phòng đọc giáo viên,
phòng đọc học sinh, kho sách, kho thiết bị nge nhìn, máy vi tính nối mạng. Cải
tạo hệ thống quạt mát đèn chiếu sáng và các trang thiết bị chuyên dụng khác
Cán bộ thư viện căn cứ vào tình hình thực tế của phòng thư viện, phòng

thiết bị để lập ra kế hoạch mua sắm và bổ sung thêm nguồn vốn tài liệu
Truyện tranh :
10


bên cạnh các hoạt động khác về nội dung học tập cũng cần phải có những
phân loại sách truyện giúp thư giãn, giải trí sau giờ học của học sinh,thư viện
trường cũng đã có ghi nhận và bổ sung sách truyện, nhằm mục đích đa dạng hoá
vốn tài liệu của cơ quan
Hằng năm có chi một phần kinh phi vào các hoạt động hội sách, trao đổi
mua bán với các nhà xuất bản, tiến hành mở rộng nguồn vốn tài liệu khác dành
cho đối tượng học sinh, đồng thời cũng có sự đóng góp không nhỏ từ phía gia
đình học sinh, giáo viên, nhà xuất bản
Các vốn tài liệu trong Thư viện được đa dạng hoá rõ rệt

11


Chương III : Công tác nghiệp vụ Thư viện và phục vụ bạn đọc
*Công tác phục vụ bạn đọc :
cán bộ Thư viện đã có những nhiệm vụ phục vụ tất cả bạn đọc, cán bộ
giáo viên, học sinh trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học đã xây dựng kế
hoạch hoạt động Thư viện phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ năm học,
chương trình dạy học chủ đề chủ điểm học tập của từng khối và tâm lý học sinh
Tổ chức hiệu quả hoạt động của tổ chức cộng tác viên thư viện trong giao
tiếp với giáo viên, bạn đọc, kết hợp chặt chẽ với giáo viên, các khối lớp đoàn thể
trong nhà trường và hội cha mẹhọc sinh nhằm huy động nguồn lực xây dựng và
phát triển hoạt động thư viện
Có lịch cụ thể phục vụ các hoạt động đọc sách, mượn sách của giáo viên ,
học sinh. Đối với học sinh học 2 buổi /ngày thì tiến hành thì bố trí tiến hành lịch

đọc và làm việc tại thư viện theo thời khoá biểu tối thiểu 1 tiết/ tuần học sinh,
tăng cường mượn sáchtheo lớp khối, xây dựng tủ sách của từng lớp
Thư viện của trường tiểu học phục hoà có sự phát triển theo hướng tích
cực chủ động và đổi mới : số lượng sách của từng khối được phân loại rõ ràng,
cũng như chủ đề và các phân loại tương ứng( tiếng việt – tiếng anh – toán ) của
các khối lớp 1,2,3,4,5 đều được đáp ứng cần thiết
Trong từng khối cụ thể có sự chính số lượng tài liệu của từng môn học
giả dụ : Toán được sắp xếp tại một bên riêng tiếp đó là các môn như tiếng việt,
tiếng anh và các môn khác được sắp xếp có sự phân loại rõ ràng
vào mỗi ngày trong tuần, cụ thể là các sách giáo khoa và bài tập sẽ được
phân phát cho mỗi khối lớp học sinh, tương ứng với như sau : Thứ 2 sẽ là khối
lớp lớp 2 ... Thứ 3/ lớp 3... cho đến thứ 6 thì sẽ tập trung để sắp xếp phân loại
sách vào những vị trí đã được định sẵn khi tiến hành thu hồi
sách đăng kí mượn/đọc : giáo viên, học sinh trường đều được ghi lại vào
sổ, hoặc nhập vào thông tin trên máy tránh trường hợp bị lộn hay thất thoát tài
liệu, nhờ đó mà số vốn tài liệu được đảm bảo công khai và minh bạch số lượng
Sự phát triển của thư viện tiểu học luôn có sự thay đổi nhanh nhạy vê
thông tin, nội dung theo hướng hiện đại hoá về yêu cầu tra cứu của người đọc
12


trong trường : cập nhật các sách báo tạp chí thiếu nhi, công tác phân loại sách
giải trí, sách truyện được phổ biến giành cho học sinh
Sách, báo, tạp chí trong trường học luôn được tiến hành theo hướng nhất
định được sao lưu vào sổ đăng kí cá biệt cho mỗi loại sách, chuyên đề riêng,
nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc/giáo viên
Hoạt động công tác thư viện ở trường tiểu học không quá nhiều số lượng
thông tin nên việc cán bộ chủ yếu làm là 2 người phụ trách mảng thiết bị điện tử
và cập nhật thông tin dữ liệu, thống kê nguồn
Các trang thiết bị được mua sắm đầy đủ đáp ứng được yêu cầu tra cứu

của các hoạt động học tập giải trí và phát triển xã hội, đang dần được hiện đại
hoá
Ngoài các sách giáo khoa của giáo viên, học sinh còn có thêm được
những sách được bổ sung thêm về nguồn tài liệu mới như ‘’ sách bài tập, tập vẽ,
truyện tranh mới đều có sự cập nhật và cải thiện được tiến hành vào cuối – đầu
năm học
Mỗi tiết buổi sáng của trường học luôn có những hoạt động cụ thể của
thư viện (phân số lượng tạp chí dành cho mỗi khối lớp riêng ) với mục đích cung
cấp thông tin hoạt động cho học sinh vàcập nhật những thông tin chuẩn bị hoạt
động của thư viện
+ Phân loại – Sắp xếp tài liệu đều được tiến hành chỉnh lý theo số lượng
yêu cầu – cấp độ :
- số lượng : dựa trên số nguồn tài liệu có được nhiều hay ít mà thưviện sẽ sắp xếp
vào một vị trí tại kho riêng ‘’tài liệu lớp 5 nguồn nhập là 327 cuốn với số lượng
lớn sẽ được tiến hành đánh dấu một vị trí riêng nhất định về môn loại và số
lượng và lập danh mục
- cấp độ : từ bậc tiểu học ở trường có 5 khối thì dựa vào tiêu chí tăng dần 1-2-3-45 do vậy, nên tiến hành chia ra các ngăn kho chứa riêngxếp từ trái sang phải
‘’TV 5A ..TV 5B’’
- việc tra cứu thông tin được tiến hành mở từ buổi sáng trong các ngày trong
tuần , đầu tuần chào cờ thứ 2 có sự hoạt động chào cờ và kể truyện bạn đọc từ
thư viện trường
13


Trong công tác nghiệp vụ thư viện đảm bảo đầy đủ hồ sơ sổ sách : sổ
đăng kí, đăng kí tổng quát, sổ đăng kí cá biệt, sổ đăng kí sách giáo khoa, sách
tham khảo, đăng kí tạp chí tạp chí báo, sổ cho mượn sách của giáo viên, sổ cho
mượn sách của học sinh, sổ nhật kí, sổ theo dõi bạn đọc
kiểm kê theo từng năm, thường xuyên thanh lọc tài liệu đã lạc hậu, cũ nát
ra khỏi nguồn kho dữ liệu thư viện đồng thời bổ sung những tài liệucần thiết để

phục vụ cho công tác hoạt động của giáo viên và học tập của học sin, sắp xếp
sách khoa học, đúng theo quy tắc sắp xếp để tiện cho việc phục vụ và bảo quản
xử lý nghiệp sách báo tạp chí: cập nhật tạm thời tài liệu mới nhập về kho
và làm các bước kĩ thuật nghiệp vụ cho sách mới
tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị thư viện : thư viện có
ý kiến với trường học về việc tăng cường mua sắm trang thiết bị cần thiết cho cả
khâu bảo quản và phục vụ, làm sao có được một phòng đọc tại chỗ và bổ sung
nhiều loại sách báo có giá trị, chất lượng cao
Đề xuất mua bàn ghế dành cho học sinh, trang thiết bịđiện tử máy tính
cho thư viện trường, thuận tiện cho công tác quản lý và phục vụ ban đọc
Thư viện có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách quản lý thư viện đúng theo quy
định, thực hiện đầy đủ đúng quy trình các khâu kĩ thuật và nghiệp vụthư viện
mỗi khi nhập và xuất sách ra khỏi thư viện
Bố trí và sắp xếp kho sách, khoa học hợp lý bảo quản thư viện chặt chẽ ,
đơn giản hoá các thủ tục cho mượn ...để tổ chức cho mượn phục vụ bạn đọc
nhanh chóng, thuận tiện, phù hợp với nhu cầu điều kiện thực tế của học sinh và
giáo viên
Cán bộ thư viện cần chủ động lập kế hoạch, phối hợp với các tổ chức
đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cùng tổ chức công tác thư viện thực hiện tốt
các hoạt động bổ sung vốn sách báo và tuyên truyền giới thiệu sách, tổ chức tốt
các hoạt động và phát huy hiệu quả của thư viện trong giảng dạy và học tập của
giáo viên và học sinhh
hình thành mạng lưới cộng tác viên của thư viện để làm tốt công tác phục
vụ bạn đọcvà bảo quản sách tài liệu
14


hằng tháng định kì đánh giá về kết quả hoạt động thư viện nhất là để hoàn
thành tốt công việc phục vụ bạn đọc, của các lớp và giảng viên đồng thời kích lệ
việc hoạt động đọc sách của học sinh

chủ động tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các hoạt động nghiệp vụ thư
viện
Phối hợp với các giáo viên để nắm bắt thông tin về nhu cầu các sách báo
tài liệu cần thiết
Phối hợp cùng với các giáo viên để rà soát lại và nắm bắt tình hình sử
dụng sách giáo khoacủa học sinh định kì2 lần / 1 năm học
Phối hợp với đoàn thanh niên để tổ chức phong trào, các buổi giới thiệu
sách kể truyện, hoạt động theo sách
Phối hợp cùng đội TNTP làm công tác phát thanh măng non tuyên truyền
kể truyện cho học sinh

15


Chương IV :Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
Sản phầm và dịch vụ thông tin thư viện là quá trìnhxử lý kết quả thực
hiện, nhằm thoả mãn những yêu cầu của người dùng tin
Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm chính là hoạt động xử lý thông tin (
biên mục phân loại, từ khoá, định từ khoá tóm tắt chú giải, biên soạn tổng quan
các quá trình chú thích, phân tích tổng hợp thông tin khác, biên soạn tổng quan,
phân tích các hoạt động thông tin khác)
Người thực hiện không ai khác chính là người quản lý thư viện trường
học, cán bộ làm tại cơ quan cơ sở đó
Các sản phẩm thông tin được hình thành để thoả mãn thông tin của bạn
đọc, chúng phụ thộc vào sự biến động của nhu cầu
Bên cạnh các sản phẩm thông tin đó còn có 1 số khái niệm khác liên quan
+ Ấn Phẩm thông tin : là xuất bản nội dung có chủ đích là thông tin cấp 2
và do các cơ quan có hoạt động khoa học thông tin kĩ thuật xuất bản ( theo tiêu
chuẩn nghiệp vụ 4523 – 88 )
2 – các sản phẩm của thông tin thư viện trường :

+ Hệ thống mục lục :
+ Hệ thống phiếu tra cứu dữ liệu
+ Thư mục
+ Tạp chí tóm tắt
+ Chỉ dẫn sách Báo
+ Danh mục
+ Tổng luận
+ Cơ sở dữ liệu
+ Một số sản phẩm khác trên mạng
+ Các loại ấn phẩm thông tin
• Trong đó :
- Hệ thống mục lục : là các đơn vị, các phiếu được sắp xếp theo một trình tự nhất
định được phản ánh và nguồn tin được sắp xếp của một hoặc một nhóm cơ quan
thông tin thư viện
Và trong đó có những hệ thống mục lục sau :
16


+Căn cứ vào mục đích mục lục có
Mục lục bạn đọc
Mục lục công vụ
Căn cứ vi phạm và bao quát vốn tài liệu :
Mục lục tổng quát
Mục lục các kho riêng
Mục lục thư viện
Mục lục liên hợp
Căn cứ vào hình thức :
Hình thức mục lục off-line
Mục lục phiếu
Mục lục sách

Mục lụctờ rơi
Mục lục dạng phiếu lỗ
Mục lục đọc máy
Mục lục trên các vật dụng ( Tivi-phim chiếu )
+ hệ thống mục lục online : mục lục truy nhập trực tuyến OPAC
Căn cứ vào các hình thức phản ánh mô tả
Mục lục chữ cái
Mục lục chủ đề
Mục lục phân loại
phiếu các cấp
phiếu chỉ dẫn
Hệ thống phiếu tra cứu dữ kiện :
Là tập hợp các phiếu chứa thông tin dữ kiện, về vấn đề cụ thể, được sắp
xếp theo một trình tự nhất định
- Thư mục :
là một sản phẩm thông tin thư viện được tiến hành và xây dựng trên cơ sở
là các biểu ghi thư mục, được sắp xếp theo một trình tự nhất định phản ánh được
các tài liệu có chung hoặc nội dung hình thức cùng nhau
17


Các loại nhóm thư mục khác nhau như :
- Dựa vào hình thức của sản phẩm
+ Dạng phiếu được gọi là thư mục phiếu
+ Dạng ấn phẩm được gọi là thư mục ấn phẩm
+ Dạng thu nhỏ : dưới dạng phim, chiếu
+ Dạng cơ sở dữ liệu được gọi là : cơ sở dữliệu thư mục
- Dựa vào mức độ xử lý thông tin của tài liệu :
+ Thư mục miêu tả
+Thư mục tóm tắt chú giải

+ Thư mục giới thiệu
- Dựa vào phạm vi và chủ đề của tài liệu về hoạt động thực tiễn
+ Thư mục chuyên ngành
+ Thư mục Đa ngành
+ Thư mục tổng hợp
+ Thư mục địa chỉ
- Dựa vào thuộc tính thời gian của tài liệu được phản ánh
o Thư mục bậc 1
o Thư mục bậc 2
- Tạp chí tóm tắt :
là sản phẩm của thông tin thư viện, được thể hiện dưới dạng ấn phẩm định
kì, trong đó có các bài tóm tắt về hoạt động thông tin thư mục
- Chỉ dẫn tài liệu :
Là một danh mục có tài liệu có cấu trúc có tài liệu phản ánh về hoặc có
liên quan đến một chủ đề xác định
Tríc dẫn là tra cứu các tài liệu phản ánh về hoặc có liên quan đến các tài
liệu đã được xuất bản trước đó
- Danh Mục :
là một bảng liệt kê cho phép xác định thông tin về một nhóm hay tổ chức
hoạt động trong một khu vị trí địa lý xác định
Đối tượng phản ánh cá nhân : cá nhân, cơ quan, hành chính, đơn vị kinh tế
Lĩnh vực hoạt động xã hội nghiên cứu là
nghiên cứu triển khai
các ngành dịch vụ
các ngành sản xuất giáo dục và đào tạo
Khu vực địa lý là :
một hoặc một phần hoặc tỉnh thành phố, một số quốc gia trên thế giới
Vì vậy do nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin được xếp vào loại nhu
cầu tinh thần, có nhu cầu trao đổi chỉ cần trao đổi, được thông tin, ngoài việc
trao đổi thông tin thì, người sử dụng dịch vụ còn được cung cấp thêm 1 lượng

thông tin cần thiết để thoả mãn nhu cầu của họ
18


trên cơ sở đó thì việc hoạt động thông tin được tiến hành qua việc trao
đổi :
Phân tích nguồn
Xác định nguồn
Thực hiện quá trình tìm
Gửi kết quả
Trong các bước trên không thể tách rời,vì kết quả của nội dung tin không
quan tâm đến kết quả riêng lẻ mà

19


Chương V : các chuẩn nghiệp vụ ( MARC 21 – DDC - ỨNG DỤNG TIN
HỌC ) trong hoạt động thư viện trường tiểu học
-Ứng dụng tin họctrong hoạt động của nhà trường :
Trong sự phát triển nhanh chóng của số lượng thông tin và thời đại công
nghệ số hoá, tin học dần đi đầu và luôn cần trong những hoạt động công tác của
xã hội và đó là công cụ chính của thông tin – thư viện
Công tác xử lý nghiệp vụ là phần quan trọng chủ yếu trong hoạt động thư
viện, và thực hiện chức năng : định kí hiệu phân loại, định chủ đề, biên mục
định từ khoá... nhằm mục đích sắp xếp tài liệu theo tiêu chuẩn thư viện đã đặt ra
giúp chia sẽ thông tin dễ thông tin, tiếp cận với nguồn thông tin vô tận trong xã
hội hiện nay
Đối với thư viện của trường tiểu học phục hoà được thành lập với hơn
1308 bản, những buổi đầu tiến hành xây dựng thông tin rất vất vả và có nhiều
khó khăn, cán bộ đào tạo đã phải tiến hành bằng công tác thủ công trong việc

thống kê lập danh sách tài liệu vv...mỗi tên sách, kho sách đều được đánh dấu
bằng chữ cái viết của môn học và được kí hiệu rõ trên từng vị trí riêngbiệt, việc
phân loại này giúp cho công tác tìm kiếm sách được rõ ràng, phân loại rõ được
nhan đề tiêu đề, tên tác giả hay phânloại từng khối lớp riêng, tuy nhiên cách này
dù vẫn được duy trì nhưng gây tốn thời gian mất công sức độc giả và khókhăn
trong hoạt động chỉnh lý tài liệu
Khi khoa học ứng dụng tin học hoá phát triển và được ứng dụng vào hoạt
động thư viện thì có bước những bước phát triển đáng kể
công tác hoạt động trong thư viện có sử dụng việc tin học hoá đã làm
giảm thiểu thời gian làm công tác xử lý nghiệp vụ, nhanh chóng và đồng bộ
được những vấn đề thống nhất được việc biên mục mô tả trong hệ thống
thưviện, công tác của trường và hoạt động ít thời gian hơn. Nguồn nhân lực, vật
lực
Tìm kiếm thông tin tốt hơn và gọn lẹ, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng,
giúp chia sẽ thông tin người sử dụng có tại thư viện giữa các ngành tại thư viện
Thư viện áp dụng tin học đã kết nối được bạn đọc với cán bộ thư viện và
20


thư viện của các trường lận cận
với sự bùng nổ thông tin thì trong hoạt động của thư viện nhà trường cũng
đã tiến hành áp dụng được nhiều hình thức tra cứu dành cho học sinh và được
tra cứu bằng nhiều cách khác nhau
Người đọc ( giáo viên, học sinh ) cũng không nhất thiết cũng không cần
phải đến trường đọc để tìm tài liệu hàng giờ, mà có thể tra cứu qua việc truy
nhập thông tin tìm kiếm
Thư viện trường cũng đã tiến hành việc mở rộng ứng dụng hoạt động tin
học vào để tiến hành việc giảng dạy của nhà trường đồng thời mở rộng những
chương trình mới để có thể bắt kịp những sự phát triển của xã hội
hiện nay thư viện của trường đang cố gắng và phát triển đồng thời tiến

hành và chuẩn bị sử dụng việc phần mềm Vebrary 4.0 với giao diện thích hợp
đồng thời và tiện hợp lý cho việc xử lý thông tin : công tác biên mục, theo các
tiêu chuẩn và quy tắc mô tả như( ISBD -AACR2 – MARC21 ) hỗ trợ khung
phân loại lớp DDC14, hỗ trợ nhập chỉ thị và mã hoá tên sách, tên tác giả
Việc ứng dụng tin học hoá vào hoạt động công nghệ thông tin xử lý tài
liệu đã tạo động lực cho cán bộ thư viện luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi và
tìm kiếm thông tin cải thiện và phát triển hệ thống thư viện
Hoạt động thư viện trong công tác tin học hoá đã tác động không nhỏ đến
phục vụ bạn đọc của trường cũng như nhiều hoạt động giáo dục khác và có sự
chuyển biến rất tích cực về nhiều hướng trong sự phát triển sơ sở lẫn hoạt động
công tác của người làm cán bộ thư viện
Trên hết việc chuẩn bị áp dụngtin học hoá và chương trình vebrary 4.0 đã
giúp hoạt động thư việncó những bước tiến mới trong công tác bạn đọc và xử lý
nghiệp vụ, chính xác nghiệp vụ giảm thiểu số nguồn nhân lực thực hiện và tiết
kiệm thời gian của cán bộ, bạn đọc xoá tan khoảng cách giữa thủ thư và bạnđộc
giả, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn đọc
Ứng dụng của khổ mẫu MARC 21 trong hoạt động thư viện trường :
MARC 21 là một khổ mãu tích hợp có thể dùng chung cho các loại hình
tài liệu thư viện không phải thiết kế các mẫu tin nhập khác nhau mà chỉ cần
21


thêm bớt các trường dữ liệu đặc thù cho phù hợp, khả năng chia sẻ, sử dụng các
biểu ghi thư mục giữa các thư viện với nhau được dễ dàng không chỉ với các thư
viện trong nước mà cả ở nước ngoài
Đã có bản dịch Quy tắc biên mục anh mỹ(AACR2) tóm lược, hướng dẫn
cụ thể mô tả hướng dẫn tài liệu cụ thể mô tả các tài liệu cụ thể, lần đầu tiên Việt
Nam đã có nhữngnguyên tắc mô tả khá đầy đủ về quy tắc biên mục. Đây là cơ
sở để thống nhất hoá để xử lý tài liệu
So với những hệ thống khác AACR2 không có gì nhiều phức tạp khác biệt

nên tiến hành trong việc xây dựng hệ thống thư viện
Thư viện của trường cũng đã tiến hành nhiều đợt khảo sát và cải thiện đổi
mới những hoạt động công tác thư viện trường học
Trong quá trình cùng tin học hoá và ứng dụng của khổ mẫu MARC 21
việc xắp xếp và nhập dữ liệu được cải thiện hơn rất nhiều qua các bảng mã hoá,
phân loại ...
Với công đoạn ứng dụng biểu ghi theo mẫu thì MARC 21, nó cho phép
máy tính xắp xếp và lựa chọn những dữ liệu biên mục :
+ cho phép người dùng tin truy cập mạnh hơn các biểu ghi
+ in ra dữ liệu biên mục theo một số dạng khác nhau : các thư mục chủ đề
+ Sản xuất ra các thông báo sách mới, mục lục sách và các nhãn trên gáy
sách
+ Sản xuất racác mục lục khác nhau như Microfiche và mục lục truy cập
trực tuyến
+ Trao đổi các dữ liệu biên mục với các thư mục khác trên thế giới
+ Tính nhất quán biểu ghi tạo lập nên các hình thức nhất quán cho tiêu đề
cá nhân, tập thể, hội nghị vv... cho phép người truy cập có thể tìm thấy tất cả nội
dung trên cùng một tiêu đề
+ Các tham chiếu định hướng cho người sử dụng từ tiêu đề mô tả không
được sử dụng những tiêu đề được sử dụng
+việc ứng dụng khổ mẫu marc 21 vào hoạt động của thư viện đã mã hoá
được rõ ràng những tên tác phẩm, nội dung sách, và chương trình
22


- DDC Trong hoạt động thư viện trường
Trong hoạt động của thư viện trường việc sử dụng đã giúp phần nào
chuẩn hoá được nghiệp vụ thư viện, giúp thay đổi một phần trong việc đại hoá
Cơ sở của trường
Qua việc sử dụng DDC thì cán bộ thư viện đã được nâng cao chất lượng

nghiệp vụ, nắm vững về cấu trúc và phân loại và kĩ năng sử dụng DDC
Thư viện của trường đã có những bước phát triển nhanh chóng trong hoạt
động công tác, đóng đều bào bản và thao tác nghiệp vụ được tiến hành nhanh
gọn

23



×