Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận tham vấn cá nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.94 KB, 34 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, trong
cuộc sống của họ không phải lúc nào cũng bình lặng, cũng là
một màu đơn điệu mà mỗi ngày, mỗi ngày trong cuộc đời lại là
một nét vẽ , một màu sắc khác nhau và mỗi gam màu đó lại
mang trong mình những sắc thái những câu chuyện riêng của
cuộc sống. Có những giai đoạn, những ngày thật bình yên , thật
hạnh phúc, nhưng cũng có những ngày mà người ta thấy thật
mệt mỏi, thật chán nản, thật buồn đau và thất vọng…và còn
nhiều cảm xúc , nhiều vấn đề tiêu cực nữa.Dù không muốn thì
nhiều lúc, nhiều khi,chính bản thân ta hoặc một ai đó, một hoàn
cảnh nào đó lại vẫn đang tô vào bức tranh cuộc đời tươi đẹp đẽ
của chúng ta những vệt tối u ám xám xịt đó. Những vệt tối đó
có thể là là chuyện thất tình, chuyện học hành, thi cử không
được như ý,chuyện vợ chồng,con cái….và những lúc đó thường
thì con người lại chẳng biết là mình phải làm gì, phải giải quyết
những chuyện đó như thế nào, vì thế mà họ cần phải có những
sự trợ giúp từ bên ngoài để có thể vượt qua những khó khăn đó
và hoạt động tham vấn chính là một sự trợ giúp hiệu quả cho
những khó khăn này của con người.
Tham vấn chính là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà
tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ
nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với
thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để
thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp
cho vấn đề của mình
Tham vấn cá nhân là quá trình trao đổi tương tác tích cực giữa
nhà tham vấn với cá nhân có có vấn đề mà họ không thể giải
quyết được, giúp họ thay đổi cảm xúc, hành vi, suy nghĩ và tìm
ra những giải pháp cho chính những vấn đề mà họ đang gặp
phải.


Những kỹ năng lựa chọn trong quá trình tham vấn cá nhân sẽ
được sử dụng là



Kỹ năng quan sát
Kỹ năng giao tiếp không lời
1









Kỹ
Kỹ
Kỹ
Kỹ
Kỹ
Kỹ

năng
năng
năng
năng
năng
năng


tóm lược
khuyến khích làm rõ ý
xử lý im lặng
thấu cảm
phản hồi
giao nhiệm vụ về nhà

PHẦN NỘI DUNG
1.

Khái quát chung về tham vấn

1.1 Khái niệm về tham vấn
Muỗi con người trong cuộc đời đều có thể gặp phải những
khó khăn về sức khỏe, công việc, tài chính, quan hệ xã
hội, ..... Bất kỳ ai trong những tình uống đó đều khiến họ có
những trạng thái tâm lý không ổn định, cảm xúc, hành vi suy
nghĩ không hợp lý và ho không biết phải giải quyết như thế
nào, khiến họ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống và không
có được những giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề
mà mình đang gặp phải và họ cần tới những sự trợ giúp từ
bên ngoài – đó là tìm đến các nhà tham vấn để giúp họ tìm
ra những cách giải quyết vấn đề tốt nhất và hiệu quả nhất
cho chính bản thân của họ.
Có rất nhiều khái niệm,quan niệm về tham vấn đã được hình
thành trên thế giới nhưng em xin đưa ra khái niệm tham vấn
như sau: Tham vấn chính là một quá trình trợ giúp tâm lý,
trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên
môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương

tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn
cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm
kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.
Trong tham vấn người ta đưa ra các hình thức là:
*.Tham vấn cá nhân
*.Tham vấn gia đình
*.Tham vấn nhóm.
2


Khái niệm tham vấn cá nhân : Tham vấn cá nhân là quá trình
trao đổi tương tác tích cực giữa nhà tham vấn với cá nhân có
có vấn đề mà họ không thể giải quyết được, giúp họ thay đổi
cảm xúc, hành vi, suy nghĩ và tìm ra những giải pháp cho
chính những vấn đề mà họ đang gặp phải,
Khái niệm tham vấn gia đình : tham vấn gia đình là một
trong cách can thiệp tâm lý có ý nghĩa quan trọng đối với trợ
giúp gia đình ,là hình thức mà đối tượng làm việc của nhà
tham vấn là các thành viên trong gia đình, cả gia đình ngồi
lại cùng với nhà tham vấn để thảo luận những vấn đề trong
gia đình, vấn đề đó có thể liên quan đến toàn bộ gia đình hay
một bộ phận, xem xét mỗi thành viên nhìn nhận vấn đề như
thế nào, nguyên nhân từ đâu ra và cần phải làm gì để giải
quyết, hoạt động nhằm giúp các gia đình cơ cấu hài hòa
những mối quan hệ để các thành viên gia đình phát huy vai
trò mới của họ và tạo nên sức mạnh của cả gia đình.
Khái niệm tham vấn nhóm : tham vấn nhóm được xem là một
tiến trình tương tác giữa nhà tham vấn và các thành viên
nhóm nhằm thay đổi tích cực về thái độ, hành vi,suy nghĩ
thông qua sự tương tác tin tưởng, quan tâm, thấu hiểu,chấp

nhận và sự giúp đõ lẫn nhau trong nhóm để giải quyết vấn
đề chung mà nhóm gặp phải qua đó tăng cường sự học hỏi
kinh nghiệm từ các thành viên nhóm để nhóm cùng nhau tìm
cách giải quyết cũng như phòng ngừa những vấn đề cũng
như về khả năng hoàn thiện cá nhân.
1.2.Mục đích, ý nghĩa của tham vấn.
a) Mục đích:
Mục đích của tham vấn không phải là giúp đối tượng có lời
khuyên về giải pháp mà là giúp họ tăng cường hiểu biết về
bản thân, về môi trường xung quanh từ đó thay đổi cảm xúc,
suy nghĩ, hành vi tiêu cực. Tham vấn giúp cá nhân và gia
đình tăng cường khả năng giao tiếp, khả năng phân tích vấn
đề, đưa ra giải pháp hợp lý và thực hiện giải pháp một cách
có hiệu quả. Nói một cách ngắn gọn tham vấn hướng tới giúp
thân chủ hiểu được suy nghĩ, cảm xúc hành vi từ đó có khả
năng đưa ra quyết định và thực hiện giải pháp làm nền tảng
cho việc nâng cao chức năng xã hội của cá nhân và gia đình.
3


b) Ý nghĩa:
Giúp cá nhân và gia đình giải tỏa được những cảm xúc tiêu
cực, giúp họ trở nên sáng suốt hơn, có lý trí hơn để giúp họ
nhìn nhận ra vấn đề và hoàn cảnh thực tại, từ đó đưa ra giải
pháp phù hợp nhất với điều kiện của mình.
Như là một công cụ quan trọng không những giúp cá nhân và
gia đình giải quyết vấn đề kịp thời mà còn giúp họ phòng
ngừa những hành vi tiêu cực có thể bột phát trong tình
huống khủng hoảng.
Ngoài ra, tham vấn không chỉ dừng lại ở mục đích giải quyết

vấn đề mà còn hướng tới việc giúp cá nhân tăng cường kỹ
năng sống, biết cách nhìn nhận vấn đề, tự tin vào chính
mình.
Tham vấn còn có một ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng
cường khả năng thích nghi xã hội của cá nhân và gia đình
thông qua việc bổ sung các kỹ năng sống cũng như các kỹ
năng giao tiếp xã hội, tạo nền tảng cho sự nâng cao khả
năng hòa nhập xã hội của mỗi cá nhân trong gia đình cũng
như trong cộng đồng nơi mà họ sinh sống làm việc.
1.3

. Các kỹ năng trong tham vấn

Kỹ năng trong tham vấn là sự vận dụng kinh nghiệm, tri
thức,hiểu biết chuyên môn và giá trị nghề nghiệp của nhà tham
vấn vào hoàn cảnh tham vấn cụ thể, nhằm tạo lập mối quan hệ
hợp tác, qua đó giúp đối tượng tự nhận thức được bản thân và
vấn đề mà đang gặp phải, từ đó xác định được giải pháp giải
quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
Những kỹ năng sử dụng trong tham vấn









Kỹ năng giao tiếp không lời : sử dụng hành vi,cử chỉ,nét

mặt, âm điệu, khoảng cách trong giao tiếp với thân chủ.
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng hỏi
Kỹ năng phản hồi ( cảm xúc, nội dung)
Kỹ năng thấu hiểu
Kỹ năng tóm lược
Kỹ năng khuyến khích làm rõ ý
Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề
4












1.4

Kỹ năng xử lý im lặng
Kỹ năng khai thác suy nghĩ, cảm xúc và hành vi
Kỹ năng chia sẻ bản thân
Kỹ năng cung cấp thông tin
Kỹ năng giao nhiệm vụ về nhà
Kỹ năng khai thác suy nghĩ, hành vi
Kỹ năng điều phối

Kỹ năng làm mẫu
Kỹ năng xử lý tình uống khó xử và hành vi lệch chuẩn
trong nhóm
. Giá trị và thái độ trong tham vấn

Tham vấn là hoạt động vì sự phát triển của con người. Nó hoạt
động theo phương châm vì sự an sinh của con người trong xã
hội, lấy sự phát triển của con người làm phương hướng hành
động. Nhưng sự khác biệt hay riêng nhất của muỗi thân chủ( cá
nhân, gia đình hay nhóm) cần được tôn trọng. Dù là ai, địa vị xã
hội nào,trong hoàn cảnh nào, tôn giáo gì, giới tính ra sao thì họ
đều cần được đối xử công bằng và không bị phân biệt. Họ đến
với nhà tham vấn với tư cách là cá nhân có giá trị nhân phẩm,
tiềm năng riêng cần được xem là yếu tố cơ bản định hướng cho
quá trình trợ giúp.
Theo G. Egan (1994) đề xuất một số giá trị trong hoạt động trợ
giúp trong đó có tham vấn như sau:
-

-

Hành động và suy nghĩ một cách thực tế: điều này có
nghĩa rằng trong khi trợ giúp, nhà tham vấn cần quan tâm
cả cuộc sống thực của đối tượng, sự chú ý của nhà tham
vấn không chỉ giới hạn ở nội dung của những buổi làm việc
của nhà tham vấn và đối tượng mà cả những gì diễn ra
trong cuộc sống hàng ngày của họ, có như vậy mới giúp
cho họ kiểm soát cuộc sống đời thường của mình tốt hơn.
Yếu tố linh hoạt và mềm dẻo cũng được xem như yêu cầu
trong hành động và suy nghĩ của hoạt động tham vấn, để

đảm bảo sự phù hợp với những điều kiện và nhu cầu của
thân chủ. Những hành động, ý tưởng hay giải pháp đều
cần sát với hoàn cảnh thực tiễn của thân chủ, không viển
vông, hay vượt quá khả năng của họ.
Khả năng phù hợp: công việc tham vấn đòi hỏi những yêu
cầu kiến thức, kỹ năng, và phẩm chất đạo đức nhất định
5


-

-

-

những kiến thúc đó cần được thể hiện trong lời nói cũng
như những hành động cụ thể, năng lực của nhà tham vấn
được đo lường dựa trên kết quả thực thực tiễn của quá
trình trợ giúp. Để đạt được mục tiêu chuẩn này đòi hỏi nhà
tham vấn phải liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức để trợ
giúp đối tượng một cách tốt nhất.
Thái độ tôn trọng: đây là một giá trị trong những giá trị rất
quan trọng trong tham vấn mang tính cơ bản, tôn trọng
thể hiện sự đề cao giá trị của đối tượng,coi trọng nhân
phẩm của họ,nó thể hiện cụ thể ở khả năng hiểu và chấp
nhận sự đa dạng khác biệt của muỗi người, thái độ đối xử
công bằng, không phân biệt đối xử, phân biệt địa vị, vai
trò,vị thế xã hội, tầng lớp, tôn giáo,..v.v . của đối tượng. Nó
còn thể hiện ở chấp nhận và tôn trọng giá trị của muỗi cá
nhâ, trân trọng những gì họ có, đối xử với họ như những

người bình thường và không phán xét họ. Hãy sẵn sàng
giúp đỡ họ khi họ cần sự giúp đỡ để vượt qua những khó
khăn.
Sự trung thực trong công việc : phẩm chất này không kém
phần quan trọng trong tham vấn. Thái độ cởi mở và chân
thành với đối tượng được thể hiện trong cả suy nghĩ và
hành động, sự đề phòng trong suy nghĩ sẽ là yếu tố tiềm
ẩn cho hành vi trợ giúp đối tượng trở nên gượng gạo, tư
duy khép kín và thái độ xa cách.
Trách nhiệm của đối tượng trong giải quyết vấn đề: đối
tượng phải có trách nhiệm trong tìm kiếm và thực hiện giải
pháp cho vấn đề của mình. Bản thân nhà tham vấn cũng
phải thường xuyên đề cao trách nhiệm này cho đối tượng.

1.5. Một số nguyên tắc đạo đức trong tham vấn
a, Nguyên tắc tôn trọng và chấp nhận thân chủ
Một trong những nguyên tắc cơ bản trước tiên mà nhà tham
vấn cần phải đảm bảo đó là tôn trọng nhân phẩm của thân chủ,
điều này thể hiện ở phong cách đối xử của họ như một cá nhân
với nhân cách dộc lập, họ có giá trị riêng,có cách nhìn nhận
riêng và có khả năng thay đổi. Nhà tham vấn cần phải có lòng
tin ở họ,tin rằng họ có khả năng thay đổi, việc chấp nhận đối
tượng trong suy nghĩ và thể hiện ở hành vi thân thiện, không
phân biệt phán xét sẽ là yếu tố tiền đề cho sự giúp đỡ chân
6


thành của nhà tham vấn đối với thân chủ đã được Carl Rogess
coi như là kỹ thuật cơ bản cho quá trình tương tác với thân chủ,
đồng thời cũng là hai trong ba điều kiện tiên quyết cho sụ

thành công của quá trình giúp đỡ.
b, Ngyên tắc không phán xét đối tượng.
Không phán xét đối tượng thể hiện ở chỗ không chỉ trích hành
vi,suy nghĩ của họ,dù cho những điều mà họ làm là không đúng,
cách họ cảm nhận, suy nghĩ là không hợp lý, nguyên tắc này
liên quan mật thiết với nguyên tắc tôn trọng và chấp nhận thân
chủ. Việc chấp nhận thân chủ đi cùng với việc không phán xét
những hành vi, suy nghĩ tiêu cực của họ, kjhi đối tượng đến với
nhà tham vấn họ muốn được thông cảm lắng nghe và thấu
hiểu.
c, Nguyên tắc dành quyền tự quyết cho thân chủ
Tham vấn không là cho đi lời khuyên, nhà tham vấn không
quyết định thay cho thân chủ mà để thân chủ tự giải quyết
chính vấn đề mà họ đang gặp phải. Nhà tham vấn chỉ đóng vai
trò là người xúc tác và giúp đỡ thân chủ đưa ra các giải pháp
phù hợp cần thiết với hoàn cảnh của thân chủ. Việc thân chủ tự
đưa ra quyết định còn có tác dụng giúp cho họ có trách nhiệm
với sự lựa chọn của mình cũng như sự tham gia tích cực vào giải
quyết vấn đề.
d, Nguyên tắc đảm bảo tính bí mật
Đây là nguyên tắc quan trọng trong tham vấn, mọi thông tin
mà thân chủ đã chia sẻ với nhà tham vấn cần được đảm bảo
tính bí mật, kín đáo,nhà tham vấn không tiết lộ bất kỳ thông tin
nào của thân chủ khi không được thân chủ cho phép.
2

Tham vấn cá nhân
2.1 khái niệm tham vấn cá nhân
Tham vấn cá nhân là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong
dó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn

và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác
tích cực với cá nhân nhằm giúp cá nhân nhận thức được
hoàn cảnh có vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và
hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.

2.2. Một số lý thuyết và cách tiếp cận.
7


a) Lý thuyết nhu cầu của Maslow.

(Tháp nhu cầu của Maslow)

Nhu cầu thể chất/sinh lý
Đó là nhu cầu đồ ăn, nước uống, không khí, nhu cầu tình
dục…Nhu cầu này được xem là nhu cầu cơ bản nhất trong
5 nhóm nhu cầu theo phân định của Maslow. Ông cho
rằng, muốn tồn tại trước hết con người cần đươc ăn, được
uống, được hít thở. Nếu nhu câu này của con người không
được đáp ứng thì sự sinh tồn của họ sẽ bị đe dọa. Nhu cầu
này của con người luôn được xem là nhu cần được đáp ứng
trước tiên.

Nhu cầu an toàn
Con người cần có một môi trường sống an toàn, sức khỏe
được đảm bảo để họ tồn tại. Họ cần có nhà để ở, tránh
mưa tránh nắng, họ cần được khám bệnh, được chăm sóc
sức khỏe. Họ cần được sống trong môi trường đảm bảo về
an ninh để tính mạng của họ không bị đe dọa. Họ cần có
môi trường sinh hoạt, vận động an toàn không gây thương

tích… Nếu như con người sống trong một môi trường luôn
có sự đe dọa đến tính mạng thì chác chắn sự phát triển cả
về tâm lý cũng như thể chất của họ sẽ bị ảnh hưởng.


Nhu cầu tình cảm xã hội
Con người cần có gia đình, được tới trường để học tập và
vui chơi trong nhóm bạn bè ở lớp học, cần được tham gia
vào nhiều nhóm khác nhau trong xã hội. Trong nhóm họ
tìm thấy vai trò, vị trí của mình, tìm thấy cảm giác về sự
thừa nhận của người khác về sự tồn tại của họ, sự quan
8


tâm và yêu thương của các thành viên khác trong nhóm
đối với họ.

Nhu cầu được tôn trọng
Con người luôn cần được bình đẳng, được lắng nghe,
không bị coi thường. Dù đó là ai, trẻ em hay người lớn,
người lành lặn hay người bị khuyết tật, người giàu hay
người nghèo tất cả họ đều có nhu cầu được tôn trọng,
được ghi nhận sự hiện diện cũng như chính kiến của cá
nhân.

Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển
Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động
sáng tạo… để phát triển toàn diện. Sau khi tiến hành một
nghiên cứu trong nhóm người mà ông cho là đạt được sự
phát triển tương đối hoàn chỉnh, ông đưa ra một số nhu

cầu thuộc về nhóm này như: lý tưởng, tính thực tế trong
cuộc sống, tinh thần đồng đội, nhu cầu về sự riêng tư cá
nhân, nhu cầu về sự độc lập và khả năng kiểm soát bản
thân và sự dân chủ.
c)
Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erikson.
Erikson chia đời người thành 8 giai đoạn, mỗi giai đoạn
được đặc trưng bởi một dạng khủng hoảng tâm lý xã hội
xuất phát từ xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu
cầu của xã hội.
Giai đoạn 1: Tin tưởng và không tin tưởng (từ 0 tới 1,5
tuổi)
Giai đoạn 2: Tự chủ>< nghi ngờ (1,5 – 3 tuổi)
Giai đoạn 3: Khả năng khởi sự công việc>< Mặc cảm
(3 – 6 tuổi).
Giai đoạn 4: Siêng năng >< Kém cỏi (6 – 12 tuổi).
Giai đoạn 5: Thể hiện bản thân >< Sự lẫn lộn về vai
trò (Vị thành niên).
Giai đoạn 6: Gắn bó >< Cô lập (Mới trưởng thành).
Giai đoạn 7: Sáng tạo >< Ngưng trệ (Trung niên).
Giai đoạn 8: Hoàn thành >< Thất vọng (Cao tuổi)
d)
Cách tiếp cận phân tâm của Freud
Theo Freud nhân cách của con người được xây dựng
qua sự tương tác phức hợp giữa xung năng với những kinh
nghiệm thời niên thiếu của họ. Hành vi của họ là kết quả
của cách nuôi dạy, đối xử của bố mẹ khi họ còn ở thời nhỏ
đặc biệt là 5 năm đầu tiên của cuộc đời.
9



Những vấn đề quan trọng được đề cập tới trong lý thuyết
của Freud đó là bản năng, vô thức, cấu trúc nhân cách, cơ
chế tự vệ.
Cấu trúc nhân cách: Freud cho rằng cấu trúc nhân cách
gồm có 3 cấu thành:
+ Cái nó (Id): Hệ thống này bao gồm các bản năng vô thức
và thúc đẩy con người thỏa mãn những mong muốn mà
không tính tới các nguyên tắc, quy định của xã hội. Cá
nhân khi mới được sinh ra đều hàm chứa Cái nó (Id) là
phần chính.
+ Cái tôi (Ego): được hoạt động, điều chỉnh (kiểm soát) bởi
thực tiễn thế giới xung quanh. Những mong muốn được
thỏa mãn dựa trên điều kiện thực tiễn có sự can thiệp của
Cái tôi. Cái tôi kiểm soát Cái nó và luôn xử lý tình huống
một cách logic, hợp lý vơi thế giới thực tiễn. Cái tôi (Ego)
được hình thành dần sau khi sinh ra và trên cơ sở yêu cầu
thực tiễn của cuộc sống con người.
+ Cái siêu tôi (Supper Ego): Bao gồm ý thức và đạo đức.
Nó có nhiệm vụ kiểm soát hành vi thực tiễn của Cái tôi sao
cho phù hợp với quy định của xã hội.
e)
Cách tiếp cận lấy thân chủ làm trọng tâm
Người sáng lập ra trường phái này là Carl Rogers. Lý
thuyết này nhấn mạnh giá trị nhân văn của con người đó
là tình yêu, tự trọng, tính sáng tạo và quyền tự do, tự
quyết của con người. Khi ở trong tình huống khó khăn, con
người thường bị mặc cảm, tự ti và trở nên lệ thuộc. Nhà
tham vấn cần giúp thân chủ nhìn nhận va chấp nhận thực
tiễn của mình, khám phá những điểm mạnh của cá nhân

cũng như những kinh nghiệm vốn có của họ và mọi nguồn
lực có thể. Điều này sẽ giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn,
sáng tạo hơn trong giải quyết vấn đề.

f)
Cách tiếp cận Gestalt
Gestalt cho rằng, con người co thể thay đổi được khi
họ tự nhận thức về mình tốt hơn, do vậy cần giúp thân chủ
nhận biết về bản thân họ tốt hơn. Khi thân chủ nhận thức
đúng đắn về chính bản thân họ có nghĩa là họ nhận thức
đúng đắn về thực tiễn. Mục tiêu của can thiệp theo hướng
tiếp cận Gestalt là làm cho họ nhận ra rằng họ đang cảm
nhận gì, làm gì và điều gì đang diễn ra bây giờ và ở đây
10


trong mối quan hệ tương tác với người khác, để từ đó họ
có trách nhiệm với những gì họ nghĩ, họ cảm nhận và họ
hành động.
Nhiệm vụ của nhà tham vấn là tập trung vào cảm xúc,
nhận thức của thân chủ tại thời điểm hiện tại, những thông
điệp cơ thể, cũng như những lảng tránh của họ. Gestalt
nhấn mạnh làm như thế nào để cho những cảm nhận của
thân chủ phải được đi cùng với những thông điệp cơ thể.
Nói cách khác là tạo nên chỉnh thể thống nhất giữa sinh lý
và tâm lý trong cá nhân thân chủ.
g)
Cách tiếp cận hành vi
Tham vấn theo cách tiếp cận hành vi tập trung tới việc
thay đổi hành vi hiện tại và tạo lập chương trình hành

động. Lý thuyết này tập trung vào những hành vi hiện tại
mà thân chủ đang trải nghiệm. Đây là điểm khác biệt giữa
cách tiếp cận của tâm lý học phân tâm, một trường phái
quan tâm nhiều hơn đến những dấu hiệu tiềm ẩn, vô thức.
Một điểm mà cách tiếp cận này rất quan tâm đó là họ chú
trọng tới sự thể nghiệm và đánh giá hành động một cách
rất chặt chẽ, trên cơ sở kế hoạch can thiệp cụ thể với mục
tiêu rõ ràng và tiêu chí đo lường sự thay đổi hành vi xác
định.
Mục đích cốt lõi của quy trình can thiệp này là loại bỏ hành
vi, loại bỏ những điều kiện đưa ra hành vi không thích ứng
của thân chủ và giúp họ học được những khuôn mẫu hành
vi có hiệu quả hơn. Tham vấn hành vi nhằm vào việc thay
đổi những hành vi có vấn đề thông qua việc tiếp thu
những kinh nghiệm mới.
Mặc dù cách tiếp cận hành vi không xem mối quan hệ giữa
thân chủ và nhà tham vấn quan trọng như cách tiếp cận
Carl Rogers, song họ cũng nhận đinh vai trò của mối quan
hệ tích cực giữa nhà tham vấn và thân chủ như là khởi
điểm tốt cho quá trình tham vấn hiệu quả. Trong mối quan
hệ này nhà tham vấn có nhiệm vụ đưa ra những bài học
về hành vi phù hợp để thân chủ có những hành động thay
thế, về phía thân chủ họ phải sẵn lòng thử nghiệm những
hành vi mới và tham gia tích cực vào quá trình tham vấn.
h)
Cách tiếp cận nhận thức
Vào những năm 1960, trường phái tham vấn nhận thức trở
nên phổ biến. Gần đây các nhà tham vấn nhận thức đã
11



quan tâm nhiều tới việc con người nghĩ và đưa ra thế giới
của họ như thế nào. Các nhà tâm ý học hiện đại tập trung
nhấn mạnh cách mà con người xây dựng thế giới riêng,
tìm hiểu cách thức xây dựng hệ thống ý nghĩa của thế giới
riêng của cá nhân trên cơ sở kết hợp tư duy, hành động và
suy nghĩ của họ. Do vậy những kỹ thuật ở đây được sử
dụng như kể chuyện, tưởng tượng, sắm vai.
Albert Ellis (1977) cho rằng những cá nhân có hành vi
được xem là không bình thường bởi cách ứng xử không
phù hợp của họ xuất phát từ niềm tin không
hợp lý. Những niềm tin phi lý đó đã ảnh hưởng đến hành
vi của con người, hay nói cách khác nó đã tạo nên những
hành vi không phù hợp của cá nhân và ảnh hưởng đến quá
trình tương tác của họ với những người xung quanh. Ông
đưa liệu pháp gọi là liệu pháp gọi là liệu pháp cảm xúc hợp
lý – đó là cách mà nhà tham vấn giúp thân chủ thay đổi
hành vi thông qua điều chỉnh những niềm tin không hợp lý
đó.
Albert Ellis đưa ra các bước xử lý những niềm tin phi
lý là;
Bước 1: Nhà tham vấn cần thuyết phục được rằng
niềm tin/suy nghĩ của thân chủ là không hợp lý.
Bước 2: Cần chỉ ra cho thân chủ rằng họ đang duy trì
những suy nghĩ không logic như thế nào.
Bước 3: Giúp họ học cách đối mặt với những suy nghĩ
không hợp lý đó.
Bước 4: Xem xét những suy nghĩ không hợp lý có thể
được hình thành như thế nào dựa trên một hay nhiều trong
số các niềm tin không hợp lý đã được khái quát hóa.

Bước 5: thân chủ cần phát triển cách thức mới hợp lý
hơn trong cuộc sống.

2.3. Quy trình tham vấn cá nhân
2.3.1.
Giai đoạn 1: Tạo lập mối quan hệ và lòng
tin
Tham vấn viên phải tạo lập được lòng tin của thân chủ đối
với mình. Mối quan hệ thoải mái, tin tưởng và hợp tác cần
được xây dựng ngay trong giai đoạn khởi đầu này. Đây có
thể xem như một trong những yếu tố tiền đề cho quá trình
tương tác giữa nhà tham vấn với thân chủ. Hoạt động hợp
12


tác sẽ không diễn ra được khi mối quan hệ thân thiện chưa
được thiết lập, chưa có sự sẵn sàng hợp tác của thân chủ.
Chỉ khi nhà tham vấn tạo được lòng tin với thân chủ, họ
mới sẵn sàng chia sẻ thông tin, cũng chỉ khi nhà tham vấn
tạo dựng được niềm tin thì họ mới trở nên tự tin trong ra
quyết định và thực hiện các quyết định của mình.
Việc thiết lập một khung cảnh làm việc thoải mái cũng là
yếu tố cần thiết để tạo sự ti tưởng ở thân chủ. Những
thống nhất về việc giữ bí mật cũng như việc ghi chép hoặc
lưu trữ những thông tin mà thân chủ chia sẻ cũng rất cần
thiết cho việc tạo nên cảm giác an toàn cho thân chủ.
Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ nhà tham
vấn cần:
Tạo ra bầu không khí thoải mái giúp người được tham
vấn cảm thấy an toàn để nói ra những khó khăn của họ,

chấp nhận những cảm xúc của họ.
Ngay bước đầu nhà tham vấn cần nhận thức được
rằng thân chủ là người có khả năng tự giúp chính mình.
Cần bình tĩnh, không đùa cợt hoặc tỏ ra lo sợ khi mà
thân chủ bắt đầu kể về vấn đề của họ.
Không phán xét và bình luận hay lên án đạo đức đối
với thân chủ. Tôn trọng giá trị, quan điểm của thân chủ và
tránh tranh luận sự khác biệt của các giá trị của thân chủ
với các quan điểm giá trị của nhà tham vấn.
Thể hiện sự bình đẳng với thân chủ.
Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, không dùng từ quá hàn
lâm hay sỗ sàng.
Âm giọng cần tỏ ra thấu hiểu và hiểu biết, quan tâm
đến cảm xúc của thân chủ, không bắt trước âm điệu thân
chủ.
Giữ bí mật điều mà thân chủ trao đổi.
Nếu tham vấn cho người thân, người quen thì sẽ
không có lợi vì thiếu tính khách quan và bị ảnh hưởng tâm
trạng cảm xúc cá nhân. Trong trường hợp đó nên đưa họ
tới các nhà tham vấn khác để có sự trợ giúp.
2.3.2.
Giai đoạn: Xác đinh vấn đề - giúp thân chủ
phát hiện vấn đề đang tồn tại đối với họ.
Sau khi đã tạo lập được mối quan hệ, nhà tham vấn cần
thu thập đầy đủ thông tin về thân chủ, về các vấn đề của
thân chủ cũng như các thông tin có liên quan. Các thông
13


tin nền tảng là sức khỏe, tình trạng tâm thần, tiểu sử gia

đình, các mối quan hệ như gia đình, bạn bè đồng nghiệp.
Việc khai thác những suy nghĩ cảm xúc của thân chủ
không những giúp nhà tham vấn phát hiện được nguồn
gốc của vấn đề mà còn giúp thân chủ hiểu được chính họ
và vấn đề thực tế của họ.
Một trong những cách xác định vấn đề qua mô hình Khám
phá vấn đề theo hướng hình chóp đảo ngược của
Schwitzer (1996). Mô hình này giúp cho các nhà tham vấn
thấy được các vấn đề, các mối quan tâm của thân chủ,
bên cạnh đó còn giúp nhà tham vấn định hướng trong tổ
chức các thông tin, tìm kiếm mối liên hệ giữa các thông
tin, dấu hiệu, hành vi… của thân chủ. Bao gồm các bước
sau:
Xác định một cách tổng thể các hành vi không bình
thường của thân chủ.
Nhóm những vấn đề đó lại một cách logic.
Nhóm những vấn đề đó theo hướng sâu hơn.
Thu hẹp các nhóm dấu hiệu theo những khó khăn
nhất dựa trên các định hướng tiếp cận.
2.3.3.
Giai đoạn lựa chọn giải pháp:
Một trong những lí do khiến than chủ tìm đến nhà tham
vấn là họ rất lúng túng trong việc tìm hướng đối phó với
vấn đề họ đang đối mặt. trong trường hợp thân chủ đang
bị bế tắc, không có hướng giải quyết, nhà tham vấn cần
giúp họ đưa ra các giải pháp có thể để họ lựa chọn hướng
đi tối ưu nhất trong đó. Trong trường hợp thân chủ đang
băn khoăn với các lựa chọn, nhà tham vấn giúp họ phân
tích cái được, cái mất của mỗi giải pháp, trên cơ sở đó họ
sẽ tự đưa ra giải pháp mà họ cho là phù hợp nhất với hòa

cảnh của họ.
Khi này nhà tham vấn cần sử dụng các kỹ năng cơ bản
như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu… để củng cố
thêm mối quan hệ với thân chủ. Việc sử dụng các kỹ năng
nâng cao khác như đưa ra những yêu cầu thách thức, đối
chất nhưng có sự hỗ trợ, kỹ năng luận giải nhằm đi sâu
hơn vào thế giới bên trong của thân chủ. Điều quan trọng
trong giai đoạn này là nhà tham vấn giúp thân chủ đưa ra
hướng đi phù hợp với nguyện vọng cũng như hoàn cảnh

14


của họ, sau đó thống nhất với thân chủ một lộ trình công
việc cần thiết tiến hành cho giải pháp được lựa chọn.
Một số gợi ý về khám phá những giải pháp có thể:
Sau khi những vấn đề nhỏ được khám phá, bước tiếp
theo là cả người tham vấn và người được tham vấn cùng
nhau xem xét những giải pháp có thể. Khi bắt đầu giai
đoạn này, người tham vấn thường bắt đầu bằng câu hỏi:
chị đã nghĩ về giải pháp gì cho vấn đề này?
Thân chủ luôn có quền tự quyết định hướng đi của
họ. Họ lựa chọn một trong số những phương án được chỉ
ra. Vai trò của nhà tham vấn chỉ là hỗ trợ làm sáng tỏ và
giúp họ hiểu được các hậu quả có thể có mà họ đưa ra chứ
không phải là đưa ra lời khuyên hoặc lựa chọn giải pháp
cho họ.
Quá trình tham vấn là quá trình cùng làm với thân
chủ chứ không phải làm thay thân chủ.
Quyền tự quyết của thân chủ sẽ không được thực

hiện trong một số trường hợp đặc biệt: khi mà thân chủ có
khả năng làm tổn thương những người khác hoặc chính cá
nhân thân chủ.
Có sự thống nhất rõ ràng, cụ thể với thân chủ. Khi
thân chủ lựa chọn giải pháp, họ nên nêu rõ mục tiêu,
những việc cần phải làm và làm như thế nào, ai sẽ thực
hiện mỗi phần nhỏ của công việc.
Nếu thân chủ không thực hiện được kế hoạch đã được
thống nhất thì không nên trách cứ hay trừng phạt họ song
cũng không chấp nhận sự bào chữa của họ.

2.3.4.
Giai đoạn triển khai giải pháp
Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch đã được thống nhất trog
giai đoạn trước, thân chủ bắt đầu triển khai những công
việc đó theo sự giúp đỡ của nhà tham vấn.
Trong giai đoạn này, nhà tham vấn cần sử dụng những kỹ
năng chuyên môn để thúc đẩy tiến trình, đôi khi cũng cần
phải rà soát lại mục tiêu đã đặt ra trong các giai đoạn
trước. Thân chủ cần có trách nhiệm trong việc thực hiện
các kế hoạch. Nhà tham vấn đóng vai trò xúc tác, trợ giúp
thân chủ giải quyết vấn đề. Khi thân chủ đạt được mục
tiêu thì họ cần được khích lệ kịp thời.

15


Đôi khi thân chủ thiếu tự tin để thực hiện nhiệm vụ,
trong trường hợp này nên sắm vai để giúp họ diễn tập
hành vi mới. Tuy nhiên không phải nhà tham vấn nào cũng

có thể giúp được tất cả mọi người. Nếu nhà tham vấn thấy
mình không thể giúp thân chủ thì không nên tiếp tục ca
tham vấn, không nên kéo dài sự trợ giúp không hiệu quả
đó. Tốt nhất là nên giới thiệu tới người tham vấn khác có
kinh nghiệm hơn.
2.3.5.
Giai đoạn: kết thúc
Mọi quá trình giúp đỡ dù ngắn hay dài đều đều phải kết
thúc, có nhiều lý do để kết thúc ca tham vấn đó là:
Vấn đề đã được giải quyết.
Thân chủ đã trưởng thành, có khả năng xử lý những
vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.
Hoạt động giúp đỡ không đi đến kết quả, vì vậy cần
sự chuyển giao sang nhà tham vấn khác.
Theo Kleinke (1994), một sự kết thúc có hiệu quả khi:
Thân chủ cảm thấy thoải mái để thảo luận về việc kết
thúc.
Thân chủ cảm nhận được quá trình tương tác đang
dần đi vào kết thúc dựa trên cớ ở mục đích đưa ra rõ ràng
từ ban đầu.
Nhà tham vấn tôn trọng những mong muốn của thân
chủ đồng thời cảm thấy thoải mái thảo luận về vấn đề này.
Mỗi quan hệ khi kết thúc vẫn cần đảm bảo tính nghề
nghiệp
Thân chủ biết được khả năng họ có thể quay trở lại
bát cứ khi nào cần sự giúp đỡ của nhà tham vấn.
Thân chủ lượng giá những gì họ đã đạt được trong
quá trình tương tác.
Thân chủ sẵn sàng thảo luận những cảm xúc hẫng
hụt khi kết thúc.

2.3.6 Giai đoạn 6: Theo dõi
Kết thúc quá trình giúp đỡ không có nghĩa là chấm dứt.
Thân chủ có thể quay trở lại với những vấn đề mới hoặc
xem lại vấn đề cũ của họ hoặc muốn đi sâu vào hơn nữa.
Đôi khi thân chủ quay trở lại nhà tham vấn cũ đồng thời
tìm kiếm một nhà tham vấn mới.
Hoạt động theo dõi là xem liệu thân chủ có quay trở lại
không, họ có cần sự chuyển giao nào nữa không và chất
lượng dịch vụ như thế nào. Việc theo dõi cho phép nhà
16


tham vấn đánh giá được mức độ thay đổi của thân chủ.
Giai đoạn này có thể cần tới vài tuần để đánh giá những
kỹ thuật nào có hiệu quả và đã tạo ra sự thay đổi nào,
những dịch vụ nào đã đưa ra mà có hiệu quả. Kỹ thuật
theo dõi có thể được thực hiện qua điện thoại, thư từ hoặc
điều tra, phỏng vấn trực tiếp, vãng gia…
2.4. Các kỹ năng trong tham vấn cá nhân
Kỹ năng giao tiếp không lời
Đó là nói tới việc sử dụng thái độ, nét mặt, cử chỉ, hành vi
để giao tiếp với thân chủ.
Sau đây là chi tiết về sự thể hiện kỹ năng giao tiếp không
lời:
+ Giao tiếp bằng mắt, việc giao tiếp bằng mắt với thân
chủ có ý nghĩa khá quan trọng trong tham vấn. Nhà tham
vấn cần duy trì ánh mắt của mình tới thân chủ khi lắng
nghe họ.
+ Nét mặt, đây cũng là một kênh thông tin khá quan trọng
bởi nó chứa đựng rất nhiều thông tin có thể từ nhà tham

vấn mà thân chủ dễ nhận biết. Đây cũng là công cụ để
thân chủ đo lường sự chân thành thực sự sẵn sàng giúp đỡ
của nhà tham vấn đối với họ.
+ Ngồi đối mặt với thân chủ, ngồi đối diện cũng là cách
mà thể hiện sự quan tâm chú ý toàn bộ của nhà tham vấn
tới thân chủ.
+ Thể hiện tư thế cởi mở, tư thế cởi mở khi tham vấn đưa
ra thông điệp sẵn sàng giúp đỡ của thân chủ.
+ Khoảng cách và chiều cao giữa nhà tham vấn và thân
chủ. Khi tham vấn cần lưu ý chiều cao giữa nhà tham vấn
với thân chủ nên ở mức tương đồng để tạo tâm lý ngang
bằng, bình đẳng giữa hai bên.
+ Sự ăn mặc và chải chuốt, cách ăn mặc nói lên phần nào
nghề nghiệp xã hội và địa vị, văn hóa, giới tính và những
đặc điểm xã hội khác của con người khi giao tiếp. Nhà
tham vấn cần có những trang phục phù hợp với những tình
huống tham vân nhất định.
.+ Âm giọng và tốc độ nói, có thể giúp thân chủ trở nên
bình tĩnh, thư giãn hay lo lắng hoặc buồn chán hơn. Những
yếu tố cần lưu ý của nhà tham vấn: độ lớn, âm tiết, sự
nhấn mạnh, tốc độ và nhịp điệu.
17


+ Thể hiện sự thoải mái, tâm trạng thoải mái là rất cần
thiết trong tham vấn, nếu như đối tượng tìm đến nhà tham
vấn trong tâm trạng rối bời thì thái độ thoải mái của nhà
tham vấn sẽ giúp đối tượng thoải mái hơn.
+ Sự động chạm thân thể trong tham vấn. Có những sự
động chạm có thể đem lại lợi ích trong tham vấn, thể hiện

sự chia sẻ như trong những trường hợ với trẻ em. Việc cầm
tay một cụ già trong khi chia sẻ đôi khi đem lại sự đồng
cả, gần gũi. Song cũng có trường hợp sự động chạm lại
đem lại tác dụng âm tính nhất là trong trường hợp người
tham vấn và thân chủ là những người khác giới.
Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe trong tham vấn là một quá trình lắng nghe tích
cực, được thể hiện qua hình vi quan sát tinh tế, chú ý cao
độ và thái độ tôn trọng, chấp nhận nhằm hiểu thân chủ và
vấn đề của họ, đồng thời giúp họ nhận biết là đang được
quan tâm và chia sẻ.
Trước hết lắng nghe trong tham vấn được thể hiện
qua các hành vi quan sát tinh tế, lắng nghe trong tham
vấn còn được thể hiện ở sự tập trung chú ý, và lắng nghe
còn được thể hiện qua những hành vi với thái độ tôn trọng.
Kỹ năng hỏi
Hỏi trong tham vấn là hoạt động đa chức năng xuyên suốt
quá trình tham vấn. Ngoài chức năng rất cơ bản như vốn
có của hành động hỏi là thu thập, sáng tỏ thông tin, hỏi
còn được xem như công cụ để giúp thân chủ nhận thức
cảm xúc, hành vi cũng như tiềm năng của bản thân.
Kỹ năng phản hồi
Phản hồi trong tham vấn là việc truyền tải lại những cảm
xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ nhằm kiểm tra thông
tin và thể hiện sự quan tâm chú ý, đồng khích lệ thân chủ
nhận thức rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân để từ
đó thay đổi.
Kỹ năng thấu hiểu
Thấu hiểu được thể hiện qua sự phản hồi cảm hồi cảm
nhận của nhà tham vấn về cảm xúc, suy nghĩ của thân

chủ. Những biểu hiện cụ thể của thấu hiểu như:
+ Lắng nghe, tôn trọng mọi cảm xúc, quan niệm của đối
tượng.

18


+ Ghi nhận giá trị, niềm tin, suy nghĩ của họ dù cho nó có
thể không phù hợp với quan điểm cá nhân nhà tham vấn
hay xã hội.
+ Tin tưởng ở khả năng thay đổi những hành vi, suy nghĩ
không hợp lý ở đối tượng.
+ Sự chấp nhận cần được thống nhất trong cả suy nghĩ
bên trong và hành vi thể hiện ra bên ngoài.
+ Chú ý đến những cảm xúc, suy nghĩ bên trong của đối
tượng.
+ Không phê phán, đánh giá quan điểm, suy nghĩ, cảm
xúc xem là chưa hợp lý.
+ Kiểm soát những trải nghiệm và quyền lực cá nhân để
đảm bảo tính khách quan.
+ Phản hồi lại những cảm nhận về cảm xúc, suy nghĩ của
thân chủ bằng ngôn ngữ, thái độ và hành vi phù hợp.
Kỹ năng tóm lược
Tóm lược trong tham vấn là việc tập hợp lại một cách khái
quát, ngắn gọn các thông tin mà thân chủ đã trình bày,
những sự kiện đã diễn ra trong buổi tham vấn hay trong
toàn bộ qúa trình trợ giúp.
Kỹ năng khuyến khích làm rõ ý
Khuyến khích là nhắc lại một vài từ chính của thân chủ và
đưa ra những phản hồi ngắn bằng những cử chỉ, câu từ để

khích lệ thân chủ tiếp tục nói rõ ý hơn nữa.
Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề
Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề được xem là
một trong những kỹ năng quan trọng của quá trình trợ
giúp nói chung và tham vấn nói riêng. Đây là kỹ năng đòi
hỏi kỹ thuật và sự tinh tế giúp thân chủ nhận biết được
mâu thuẫn nội tại mà không cảm thấy bị tổn thương. Khi
giúp họ đối diện với vấn đề nhà tham vấn chỉ nêu lên thực
tế sự khác biệt mà không mang tính đánh giá đồng thời
cũng giúp thân chủ tự mô tả hay tự cho xem xét vấn đề
đó.
Kỹ năng xử lý im lặng
Im lặng trong tình huống tham vấn là tình huống rất hay
gặp. Sự im lặng của đối tượng chứa đựng khá nhiều ý
nghĩa, do vậy khi đối tượng im lặng nhà tham vấn không
nên vội vàng đặt những câu hỏi hay những lời giải thích
mà hay giữ một khoảng im lặng nhất định. Cùng họ im
19


lặng và sau đó đưa ra phản hồi về sự im lặng đó, hoặc
cũng có thể hỏi họ về sự im lặng đó.
Kỹ năng khai thác suy nghĩ, cảm xúc và hành vi
Một trong những mục tiêu của tham vấn là tạo ra những
thay đổi tích cực đối hành vi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực
của đối tượng. Muốn vậy nhà tham vấn cần giúp đối tượng
nhận biết được họ đang xuy nghĩ thế nào, cảm xúc gì và
hành vi ra sao.
Kỹ năng chia sẻ bản thân
Trong tham vấn đôi khi chia sẻ những kinh nghiệm bản

thân của nhà tham vấn với thân chủ có tác dụng khích lệ
họ thổ lộ những thông tin của họ đối với nhà tham vấn.
Chia sẻ bản thân được xem như một sự ghi nhận hay thái
độ quan tâm và nỗ lực của nhà tham vấn để hiểu vấn đề
của thân chủ.
Kỹ năng cung cấp thông tin
Đây là cách thức nhà tham vấn đưa ra những thôn tin hữu
ích cho giải quyết vấn đề nhưng thân chủ chưa biết tới.
Những thôn tin mới sẽ giúp thân chủ có thêm kiến thức và
họ trở nên tự tin hơn trong giải quyết vấn đề.
Kỹ năng giao nhiệm vụ về nhà
Đây là kỹ năng nhà tham vấn hướng đối tượng tới một
công việc, hành động mới. Hoạt động giao nhiệm vụ về
nhà thường được thực hiện vào cuối buổi hoặc cuối ca
tham vấn.
3

Áp dụng tham vấn cá nhân vào một tình huống tham
vấn cụ thể
3.1 mô tả tình huốn tham vấn

Tình huống và hoàn cảnh của thân chủ (TC)
Trong buổi thực hành tại làng trẻ em mồ côi Birla, sau khi nghe
một anh cán bộ của giới thiệu qua về làng trẻ, chúng tôi đã
được giao lưu , trò chuyện, vui chơi cùng các em. Khi đi ra sân
bóng để xem một số em nam đang đá bóng tôi đã để ý thấy
một em ,em ngồi xem mọi người trên sân đá bóng rất chăm chú
và còn cổ vũ rất nhiệt tình, nhưng điều đặc biệt là em lại ngồi
một mình một góc, mặc dù cũng có rất nhiều em nam đang
xem bóng ở đó.Thấy tôi có vẻ chú ý đến em bé kia, một cậu bé

đang ngồi cạnh tôi thì thầm: chị thấy con bé kia là con gái
20


không. Tôi giật mình ngạc nhiên vì từ đầu tới chân đứa bé đó
không hề có nét nào giống con gái cả. Sau đó cậu bé kia còn
bồi thêm vài câu nữa; thực ra thì nó cũng mới vào đây được 3
tháng thôi, nhưng nó khó gần và lầm lỳ lắm chị ạ,nó toàn bị gọi
là ái nam ái nữ thôi dó chị ạ Qua những gì mà cậu bé kia kể và
sau khi TC chia sẻ thì có thể tóm tắt qua về hoàn cảnh của thân
chủ như sau:
Em tên là Trần Thị Lan Phương, năm nay em 10 tuổi,đang học
trường tiểu học Nguyễn Khả Trạch, em mới được nhận vào làng
trẻ Birla cách đây 3 tháng.Bố mẹ Phương đã mất cách đây 2
năm,trong một vụ tai nạn giao thông, khi em mới 8 tuổi.Sau khi
bố mẹ qua đời ,Phương sống cùng với bà ngoại ,2 bà cháu rất
yêu thương nhau nhưng một thời gian sau vì tuổi cao sức yếu,
điều kiện kinh tế không có nên dù rất thương cháu, không
muốn phải xa cháu bà vẫn phải đành làm đơn xin cho Phương
vào sống trong làng trẻ Birla. Khi Phương vào làng trẻ sống
được mới có 2 tháng , thì bà ngoại em cũng đã qua đời vì bệnh
tuổi già. Là một đứa trẻ mới có 10 tuổi lại phải chịu những mất
mát to lớn chỉ trong một thời gian ngắn như vậy Phương vốn là
người trầm tính nên sau sự ra đi của bà ngoại nữa em lại càng
trở nên lầm lỳ, ít nói, ngại tiếp xúc với những người xung
quanh. Nhờ sự yêu thương ,quan tâm, chia sẻ và động viên của
các mẹ các anh chị trong gia đình mà Phương cũng dần nguôi
ngoai nhưng nỗi đau mà em đang phải chịu đựng là quá lớn nên
hiện tại em vẫn chưa thoát ra khỏi nỗi đau buồn của mình một
cách hoàn toàn

Bị ấn tượng mạnh bởi vẻ ngoài , sở thích khá đặc biệt là mê
bóng đá của cô bé cộng với sự giới thiệu của cậu bé kia và cách
mà cô bé ngồi biệt lập với mọi người mà tôi đã quyết định tiếp
cận với thân chủ – em Trần Thị Lan Phương.

21


Kiến thức,
Mô tả công việc
kỹ năng
Sinh viên (SV): Anh chào e!(mỉm
Kỹ năng
cười thân thiện)
giao tiệp
Thân chủ (TC): ngẩng đầu lên nhìn không lời,
nhưng không nói gì, rồi lại chăm chu tạo sự thiện
nhìn mọi người trên sân đá bóng.
cảm, thân
SV: pha bóng vừa rồi thật quá nguy thiện để thiết
hiểm cho đội bên trái nhỉ..rất may là lập mối quan
bạn thủ môn cản phá rất nhanh..
hệ và lòng
TC:(quay sang nhìn tôi) anh cũng
tin từ TC
thích bóng đá?
SV: tất nhiên rồi, đó là môn thể thao
vua mà còn rất thu vị nữa , anh đoán
không nhầm là em cũng rất mê bóng
đá?từ nãy giờ anh thấy em hô hào,cô

vũ rất nhiệt tình..
TC: vâng anh ạ. Em thích lắm
TC: À, mà anh cùng đoàn với mấy a
sinh viên đang đá bóng kia ạ?
SV: (mỉm cười) ừ. Đung rồi, anh tên
là Tuân, mà e tên gì vậy?
TC: e tên Phương .
SV: À, anh anh đến đây với mong
muốn được trò chuyện ,được vui
chơi với các em ,để hiểu nhiều hơn
về cuộc sống của các em thôi
TC: là vậy, mà họ nghỉ giải lao rồi
kìa chị. À luc nãy anh nói anh cũng
mê bóng đá hả, sao anh không vào
đá ạ?
SV: anh đang bị đau chân, hôm

Đánh giá của sinh
viên
-Đã thiết lập được mối
quan hệ tích cực với
TC (7/10)

Bắt đầu câu chuyện
với những vấn đề mà
TC quan tâm nên đã
tạo được sự hứng khởi
ban đầu cho cuộc trò
chuyện(9/10)


22


trước anh đá bóng bị ngã em ạ.
TC: thế ạ! Thế anh là fan của đội
nào?
SV: anh là fan của Asernal, còn em?
TC: em thích Real Madrid
SV: Vậy hả, mà em nghĩ là đội nào
sẽ thắng đây?
TC: E nghĩ là đội bên trái, chị có
thấy là hiệp vừa rồi họ đá lấn át đội
kia và kiểm soát bóng phần lớn thời
gian mà..(rồi e còn hào hứng kể tôi
nghe về từng người đá bóng trên sân
vừa nãy..nào là anh Hùng thì chuyền
bóng đẹp nhưng thể lực yếu, anh
Tuấn thì bắt bóng cực kỳ siêu…..)
SV: Ngạc nhiên trước sự am hiểu về
bóng đá của một cô bé nhỏ tuôi như
vậy(là một người mê bóng đá nên tôi
và cô bé trò chuyện rất hào hứng,
vui vẻ..)
Tôi và TC cùng xem hết trận bóng
và trò chuyện về bóng đá và dần dần
là những chuyện trong cuộc sống
của TC..
SV: em thần tượng cầu thủ bóng đã
nào vậy?
TC: em thần tượng anh Ronaldo, em

thích những pha đánh đầu của anh
ấy, nhìn thật thích…hoan hô…đội
anh Hùng lại ghi bàn rồi kìa
chị( đứng lên vỗ tay rất hào hứng)..
Một lát sau, trận đấu kết thuc..
TC: một trận bóng hay anh nhỉ?.(nét
mặt hơi trầm buồn ), cơ mà hay đến
đâu thì cũng hết rồi..
SV: ừ, một trận đấu tuyệt với tỉ số
thật sát sao 2-1(mỉm cười tươi).
Mà ở ngoài này gió mát thật đấy, anh
em mình ngồi ngoài này trò chuyện
một lát nhé!
TC: Cũng được ạ.(nét mặt không
còn được vui tươi như luc đang xem
bóng nữa)

Thể hiện sự
thân thiện,
tạo sự thoải
mái cho TC

Kỹ năng
quan sát

Đã gợi hỏi vấn đề của
tc một cách tế nhị
(8/10)

23



SV:Mà nãy anh còn thấy em rất hào
hứng, vui vẻ khi xem bóng mà sao
giờ mặt mày lại ỉu xìu thế kia
TC: (ngập ngừng) đâu có ạ..(ánh
mắt nhìn ra xa xăm)
SV:Những người yêu bóng đá, khi
xem xong một trận đá hay họ sẽ rất
vui tươi, nếu không thì chắc hẳn họ
đang có tâm sự nào đó cần được chia
sẻ..(mỉm cười trìu mến) e là người
yêu bóng đá và anh cũng vậy.
TC: em…em..(bối rối)…
SV: anh biết là em còn đang ngại
ngùng mà,vì anh em mình mới quen
nhau , nhưng em cứ thoải mái đi,hãy
cứ coi anh như một người anh trai ,
em cứ tâm sự những nỗi niềm trong
lòng ,có gì bức xuc ,khó chịu, băn
khoăn gì em cứ nói ra, chị sẽ luôn
lắng nghe
(nhìn thẳng vào thân chủ, mỉm cười
trìu mến ) và tất nhiên là những tâm
sự của e sẽ là bí mật, là những tâm
sự riêng của 2 anh em mình, của 2
người có chung niềm đam mê bóng
đá
TC: (Nhìn tôi với ánh mắt dò xét),
Thật thế chứ ạ?

SV: chị hứa(nhìn thân chủ với ánh
mắt khích lệ) ngoắc tay cái nhỉ(mỉm
cười)
TC:( mỉm cười), vâng
SV: thế chuyện gì làm cô bé của anh
phiền lòng vậy?
TC: em cũng chẳng biết là phải bắt
đầu từ đâu nữa anh ạ..(thở dài)
SV: (vỗ vai và nhìn thân chủ với ánh
mắt khích lệ), hãy cứ bắt đầu với
những cảm xuc hiện tại của em đi,
hãy bắt đầu với tâm trạng hiện tại
của em
TC: Vâng, bây giờ em thấy buồn,
chán nản lắm anh ạ, e thấy cuộc

-Đã tạo được cho tc sự
tin tưởng, an tâm để
chia sẻ câu chuyện của
mình
(8/10)
-Tạo lập sự
tin tưởng ,
niềm tin của
thân chủ

-Kỹ năng
giao tiếp
không lời, cu
thể là ánh

mắt và nét
mặt
-Đã sử dung được kỹ
năng đặt câu hỏi để
-Vận dung
tìm hiểu sâu về vấn đề
khái niệm
của TC (8/10)
bây giờ của
Gestalt, tập
trung vào
cảm xuc
hiện tại của -Đã tạo được cho TC
tc
cảm thấy được an ủi,
-Kỹ năng
được cảm thông
phản hồi, đặt (9/10)
câu hỏi,tìm
hiểu xác
định vấn đề

24


sống của em giờ như là một bức
tranh tối màu vô vị(cui mặt)
SV: anh biết là e đang buồn nhưng
điều gì làm cho em có suy nghĩ đó
vậy??

TC: Em buồn là sao ông trời bất
công với em quá vậy….sao lại nỡ
cướp hết tất cả ,tất cả những gì là
quý giá nhất cuả cuộc đời e đi thế …
bố mẹ em đã mất trong một vu tai
nạn cách đây 2 năm, người thân duy
nhất còn lại của em là bà ngoại , vậy
mà…(nghẹn ngào)….cách đây một
tháng, bà cũng bỏ em mà đi rồi…(òa
khóc )
SV: (nắm tay TC) Chị hiểu là giờ em
đang rất đau khô vì những mất mát
lớn ấy, có nỗi đau nào hơn nỗi đau
mất đi những người yêu thương chứ.
Nhưng điều đó chứng tỏ em là một
người sống rất tình cảm, anh cũng có
thể thấy được là em yêu bố mẹ, yêu
bà ngoại nhiều đến dường nào
TC:Vâng, em yêu họ nhiều nhiều
lắm, Họ là tất cả những gì em có trên
cõi đời này, nhưng….(khóc…)
Giờ thì chẳng còn ai có thể yêu
thương e nhiều như bố mẹ, như bà
nữa rồi
SV: Không đâu em ,em vẫn còn có
các mẹ, các anh ,anh em trong gia
đình lớn này mà,họ vẫn luôn yêu
thương,vẫn luôn chia sẻ với em mà
TC: em biết là các mẹ, các anh, các
chị cũng rất yêu thương em,

nhưng..thực sự là em vẫn không thể
tin được rằng giờ em là một đứa
không cha , không mẹ, không người
thân thích, thực sự là em không thể
chấp nhận nôi sự thật đó anh ạ, chắc
là họ vẫn ở đâu đóthôi, rồi một ngày
họ sẽ lại về với em, chắc là vậy đó…
(im lặng..)

-Kỹ năng
thấu cảm

Theo khái
niệm sự lảng
tránh trong
cách tiếp cận
của Gestalt
thì TC đang
lảng
tránh,không
muốn đối
mặt với vấn
đề
-Kỹ năng xử
lý im lặng

-Đã giup được TC
chấp nhận sự thật về
sự mất mát người thân
của mình

(9/10)

Kỹ năng
phản hồi,
giup tc trực
diện với vấn
đề

25


×