BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA : QUYỀN SỞ HỮU
Khái niệm tài sản
1. Điểm khác biệt giữa BLDS năm 1995 và BLDS 2005 về khái niệm tài
sản.
BLDS 1995
BLDS 2005
Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có
giấy tờ trị giá được bằng tiền và các giá và các quyền tài sản.
quyền tài sản.
Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự
1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó, không chỉ những
“vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong
tương lai cũng được gọi là tài sản.
2. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ
minh họa về một vài giấy tờ có giá?
Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao
được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau
như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…
Cơ sở pháp lý: Theo Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của
tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày
11/08/2009) của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì “Giấy tờ có giá là
chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác
định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện
trả lãi và các điều khoản cam kết khác nhau giữa tổ chức tín dụng và người
mua”.
Ví dụ về giấy tờ có giá: cổ phiếu, trái phiếu.
3. Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự việt Nam, tác giả
Nguyễn Minh Oanh có coi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản không?
Tác giả Nguyễn Minh Oanh có coi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản vì trong bài viết có đoạn: “Cần lưu ý
là các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký ô tô, sổ tiết kiệm… không phải là giấy
tờ có giá. Nếu cần phải xem xét thì nó chỉ đơn thuần được coi là một vật và
thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó”.
Như vậy, tác giả Nguyễn Minh Oanh xác định “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là giấy tờ có giá mà là vật
thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó. Mà vật thuộc sở hữu của
người đứng tên trên giấy tờ đó thì người đó nắm giữ được, quản lý được. Từ
đó có thể nói “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” chính là vật mà căn cứ theo Điều 163 BLDS năm 2005 là một loại tài
sản.
4. Trong bài viết vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề
kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công có
coi: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
là tài sản không?
Trong bài viết, tác giả Đỗ Thành Công có coi “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản. Tác giả cho rằng: “Theo Bộ
luật dân sự 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, tuy nhiên
hoàn toàn có thể xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật. Điều này là
hợp lý bởi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật
chất nhất định, thậm chí có hình dáng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng
chiếm hữu của con người (có thể thực hiện việc nắm giữ, chiếm giữ, quản lý
đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Việc Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất không thể tham gia vào giao dịch trao đổi mua bán không làm mất đi
bản chất tài sản của nó. Thực tế vẫn có những loại tài sản mà Nhà nước cấm
lưu thông, chẳng hạn vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài,
phương tiện chuyên dùng quân sự, các loại đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại
tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
5. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Đoạn nào của quyết
định và bản án trên cho câu trả lời?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” không là giấy tờ có giá.
Trong quyết định giám đốc thẩm số 16/2011/DS-GĐT ngày 21 tháng 4 năm
2011, vụ việc “đòi lại tài sản là giấy tờ chủ quyền nhà” có đoạn: “Như vậy, bà
Găng chỉ yêu cầu Tòa án buộc anh Chúc trả lại cho bà các giấy tờ về quyền sở
hữu, sử dụng nhà, đất đối với hai căn nhà nêu trên, mà không tranh chấp về
nhà, đất này. Trong khi đó, Bộ luật tố tụng dân sự (chương III) không quy
định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của đương sự về việc đòi các
loại giấy tờ do các Cơ quan hành chính Nhà nước cấp cho các đương sự để
xác định quyền sở hữu tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy
chứng nhận sở hữu nhà ở… Hơn nữa, pháp luật cũng không xác định Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở là loại giấy tờ
có giá nên theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự thì các loại giấy tờ trên
không phải là tài sản và không được phép giao dịch trao đổi”.
Trong bản án số 11/2012/DSST ngày 27/03/2012 vụ việc “Yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ thanh toán phát sinh từ hợp đồng dân sự” có đoạn: “Đối với giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số 1101359 ngày 20/6/2006 của ông Nguyễn
Văn Sang, ông Cường đã đưa cho ông Phúc giữ, xét thấy Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 163
BLDS và Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 và công văn
số 141 TANDTC-KHXX ngày 21/09/2011 của Tòa án nhân dân tối cao. Do
đó, việc giao nhận giấy nhận quyền sử dụng đất giữ ông Cường, ông Phúc
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”
6. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định và bản án trên
có cho câu trả lời không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, theo Tòa án nhân dân tối cao, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác
không phải là giấy tờ có giá. Tuy nhiên, trong quyết định và bản án vẫn chưa
cho câu trả lời rõ ràng rằng các loại giấy tờ đó có là tài sản hay không vì:
Trong quyết định thứ nhất, Tòa án cho rằng: “… pháp luật cũng không xác
định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà là loại giấy tờ có giá nên theo quy định tại Điều 163 BLDS thì các loại
giấy tờ trên không phải là tài sản và không được phép giao dịch,trao đổi”. Ở
đây Tòa án chỉ xác định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà không là giấy tờ có giá và từ đó áp dụng ngay Điều 163
BLDS để kết luận các loại giấy tờ trên không phải là tài sản mà không xem
xét trường hợp khác của Điều 163 như vật.
Trong bản án thứ hai chỉ để cập Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà không phải là giấy tờ có giá chứ không nêu rõ chúng
có phải là tài sản hay không.
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của thực tiễn xét xử liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với
pháp luật nước ngoài).
Thực tiễn xét xử cho thấy, theo Tòa án nhân dân tối cao, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và những loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác
không phải là giấy tờ có giá, thậm chí không được xem là tài sản, do vậy
không thể áp dụng những biện pháp về dân sự đối với những giấy tờ này.
Theo tác giả Đỗ Thành Công thì hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân
tối cao là chưa xác đáng, bởi vì:
_ Việc Tòa án nhân dân tối cao coi Giấy chứng nhận quyền sử dung đất
không phải là tài sản chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Bộ luật dân sự 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có
giá, tuy nhiên hoàn toàn có thể xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
vật. Điều này là hợp lý bởi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới
một hình thức vật chất nhất định, thậm chí có hình dáng cụ thể (là tờ giấy),
nằm trong khả năng chiếm hữu của con người (có thể thực hiện việc nắm
giữ, chiếm giữ, quản lý đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Việc
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể tham gia vào giao dịch trao
đổi mua bán không làm mất đi bản chất tài sản của nó. Thực tế vẫn có những
loại tài sản mà Nhà nước cấm lưu thông, chẳng hạn vũ khí quân dụng, trang
thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, các loại đồ chơi
nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em
hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
_ Việc Tòa án nhân dân tối cao coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không phải là tài sản dẫn tới nhiều hệ quả không giải thích được về mặt lý
luận và thực tế, đồng thời nhận thức này làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền
lợi của người sử dụng đất. Cụ thể, theo quy định hiện hành của pháp luật dân
sự Việt Nam, quyền sử dụng đất. Cụ thể, theo quy định hiện hành của pháp
luật dân sự Việt Nam, quyền sở hữu và từng nội dung riêng lẻ của quyền sở
hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt chỉ có thể thực
hiện trên các đối tượng là tài sản. Việc coi giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất không phải là tài sản đã tước bỏ quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp
đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một khi có tranh chấp.
Thực tiễn xét xử hiện nay không coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
một tài sản, tuy nhiên quan điểm này tỏ ra thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn.
Theo tác giả Đỗ Thành Công, về đường lối xét xử cần thừa nhận Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là tài sản và giải quyết các tranh chấp về kiện đòi
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang cho người khác chiếm giữ theo thủ
tục tố tụng dân sự, không coi tranh chấp này như một tranh chấp hành chính
theo quan niệm hiện nay của Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu
1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà có đất tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đó là đoạn: “… gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954”
Và đoạn: “Năm ngày 18/02/2001 chị bán tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút cho vợ
chồng anh Nguyễn Hồng Sơn và chị Dương Thị Ngọc Lan”.
Khẳng định trên của Tòa án là không xác đáng,tuy nhà chị Vân ở từ năm
1954, tính đến thời điểm bán cũng trên 30 năm nhưng nhà này là nhà của cụ
Hảo có trên giấy tờ lưu giữ thì nếu không có văn bản nào của cơ quan nhà
nước thì không thể gọi là nhà có đất tranh chấp được.
2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho
biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đó là đoạn: “ Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều
thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và
nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào Nam sinh
sống vào năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo
ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà.”
Suy nghĩ: Tòa án xác định như thế là chưa xác đáng, bởi vì căn nhà số 2
Hàng Bút là cho gia đình cụ Hảo cho thuê, cụ Hảo vẫn là chủ sở hữu căn nhà
cũng là người đứng tên căn nhà, cụ ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà
chứ không từ bỏ căn nhà (không từ bỏ quyền sở hữu căn nhà), gia đình chị
Vân chiếm hữu căn nhà lúc nó còn là sở hữu của cụ Hảo mà không được sự
đồng ý thì không thể gọi là chiếm hữu ngay tình được.
3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng đinh gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho
biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đó là đoạn: “Trong khi đó gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm
1954, lúc đầu là ông nội chị Vân, sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp tục
ở”.
Suy nghĩ: Khẳng định của Tòa án gia đình chị Vân chiếm hữu liên tục nhà
đất có tranh chấp trên 30 năm là không xác đáng bởi lẽ gia đình chị bắt đầu
ở từ năm 1954, đến 1975 cụ Hảo nhiều lần có đơn đòi nhà nhưng chị vẫn ở
đến 2001 rồi bán. Tuy là chiếm hữu liên tục nhưng không phải chiếm hữu
liên tục nhà có đất tranh chấp mà là chiếm hữu nhà bất hợp pháp thì đúng
hơn.
4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng đinh gia đình chị
Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho
biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đó là đoạn: “Sau khi ông nội chết (1995) thì gia đình chị không đóng tiền
thuê nhà cho ông Chính nữa. Sau đó bố chị (ông Nhữ Duy Sơn) và chị tiếp
tục quản lý. Năm 1997 bố chị chết thì chị tiếp tục ở tại nhà số 2 Hàng Bút
(tầng 1), chị không trả tiền thuê nhà cho ai.”
Suy nghĩ: Khẳng định này của Tòa án là không xác đáng vì đây là chiếm hữu
nhà có chủ sở hữu công khai bất hợp pháp.
5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng đinh cụ Hảo
không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đó là đoạn: “Mặc dù phía nguyên đơn có đòi nhà đối với gia đình chị Vân
từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa
giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo
mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ
vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên.”
Khẳng định trên của Tòa án là không xác đáng vì Nhà số 2 Hàng Bút, quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội có bằng điền thổ số 25, tập 2, tờ số 55, đăng ký trước bạ
Hà Nội ngày 4/11/1946, là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hảo. Dù cụ Hảo vào
Nam sinh sống nhưng không từ bỏ quyền sở hữu với căn nhà đó, không có
căn cứ nào chứng minh cụ không còn là chủ sở hữu của căn nhà đó thì cụ
vẫn là chủ sở hữu căn nhà
6. Theo anh/chị gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà
đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không?
Vì sao?
Theo em, gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà
đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền bởi vì: Cụ
Hảo là chủ sở hữu căn nhà, khi cụ chết thì căn nhà thuộc về những người
thừa kế chứ căn nhà không phải là nhà vắng chủ, không thể áp dụng quy
định về thời hiệu hưởng quyền.
Chuyển rủi ro đối với tài sản
1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS?
Chủ sở hữu là người chịu rủi ro đối với tài sản.
Theo Điều 166 BLDS 2005: “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu
huỷ hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Tại thời điểm cháy chợ, bà Dung đã nhận hàng thì bà Dung chính là chủ sở
hữu số xoài căn cứ theo Điều 234 BLDS năm 2005: “Người được giao tài
sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở
hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có
thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác »
Bà Thùy đã bán lại ghe xoài cho bà Dung theo hợp đồng mua bán đã giao
hàng nên bà Thùy không còn là chủ sở hữu ghe xoài nữa căn cứ theo Điều
248 BLDS năm 2005 : “Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình
cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay
hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó
chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển
giao”.
3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không ? vì sao? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Bà Thùy đã giao hàng cho bà Dung trước thời điểm chợ cháy nên bà Dung
là người chịu rủi ro kể từ khi nhận hàng. Bà Thùy đã giao hàng thì bà Dung
phải thanh toán tiền ghe xoài, còn ghe xoài bị hư do cháy chợ (sự kiện bất
khả kháng) sau khi bà Dung nhận hàng thì bà Dung (chủ sở hữu) phải tự
chịu rủi ro.
Theo khoản 1, Điều 440 BLDS năm 2005:“Bên bán chịu rủi ro đối với tài
sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu
rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả
thuận khác”