Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới tỉnh vĩnh phúc và đề xuất một số biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 50 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................... Error! Bookmark not defined.
i. Tính cấp thiết của đề tài .................................. Error! Bookmark not defined.
ii. Mục tiêu của đề tài ......................................... Error! Bookmark not defined.
iii. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….2
iiii. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................. Error! Bookmark not defined.
iiiii. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚCError! Bookmark not
defined.
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh PhúcError!

Bookmark

not

defined.
1.2. Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu. .... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI TỈNH VĨNH
PHÚC............................................................................................................... 21
2.1. Tác động của BĐKH đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ..... 21
2.2. Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội .............................. 32
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG TỪ BĐKH VÀ
GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BĐKH ........................................................... 37
3.1. Giải pháp chiến lƣợc giảm nhẹ BĐKH trong các lĩnh vực ................... …..37
3.2. Giải pháp chiến lƣợc thích ứng với BĐKH trong các lĩnh vực. .................. 38
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 42
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 44



LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Viện Môi Trƣờng, trƣờng Đại Học Hàng Hải Việt
Nam, sự đồng ý của thầy giáo chủ nhiệm Th.s Trần Anh Tuấn và sự giúp đỡ tận
tình của cô giáo hƣớng dẫn Th.s Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc tôi đã thực hiện đề tài
“Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất một số
biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu”.
Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn và giảng dạy
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trƣờng Đại Học Hàng Hải
Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo hƣớng dẫn Th.s Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc đã tận
tình chu đáo hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những
thiếu sót mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Tôi rất mong đƣợc sự góp ý của quý Thầy,
Cô giáo và các bạn để bài khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hải Phòng, ngày 01 tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

VQG


Vƣờn Quốc Gia


DANH MỤC HÌNH
Số hình
1.1
1.2
1.3
2.1
2.2
2.3

Tên hình
Trang
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc.
7
Sự phân bố nhiệt độ theo không gian của tỉnh Vĩnh Phúc.
11
Sự phân bố lƣợng mƣa theo không gian của tỉnh Vĩnh
15
Phúc.
Xu thế thay đổi của dòng chảy năm theo các kịch bản
24
BĐKH
Xu thế thay đổi của dòng chảy mùa lũ theo các kịch bản
BĐKH
Xu thế thay đổi của dòng chảy mùa kiệt theo các kịch bản
BĐKH


26
28


DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng

Trang

1.1

Nhiệt độ không khí trung bình tháng giai đoạn 1970-2010

10

1.2

Độ ẩm tƣơng đối của không khí giai đoạn 1970 – 2010

12

1.3

Tổng lƣợng bốc hơi trung bình tháng và năm giai đoạn 19622010

13

1.4

Tốc độ gió trung bình tháng và năm 1962 – 2010


14

1.5

Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm giai đoạn 1962-2010

16

1.6

Phát triển dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013

29

2.1

Tổng hợp nhu cầu nƣớc ở tỉnh Vĩnh Phúc

30

2.2

Độ thiếu hụt theo kịch bản B2

31

2.3

Độ thiếu hụt theo kịch bản B1


31

2.4

Độ thiếu hụt theo kịch bản A2

32


LỜI MỞ ĐẦU
i. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu, trƣớc hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nƣớc biển dâng
tăng nhanh chƣa từng có đang là mối quan ngại, là một trong những khó khăn lớn
đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan
khác nhƣ bão lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa,… đang gia tăng ở khắp nơi
trên thế giới trong đó có Việt Nam [8].
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trƣờng trên
phạm vi toàn thế giới, đến 2080 sản lƣợng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng
13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hƣởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực nƣớc biển
dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến nông nghiệp, và
gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống KT-XH trong tƣơng lai. Các
công trình hạ tầng đƣợc thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó an toàn và cung
cấp đầy đủ các dịch vụ trong tƣơng lai [8].
Ở Việt Nam, BĐKH đang diễn ra khá phức tạp. Trong vòng 50 năm qua,
nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên 0,7oC, mực nƣớc biển đã dâng lên khoảng 20
cm. Hiện tƣợng El-Nino, La-Nina đã và đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam.
Biểu hiện cụ thể của BĐKH mà ta dễ thấy nhất đó là các hiện tƣợng khí hậu cực
đoan nhƣ bão, mƣa lớn, lũ lụt, hạn hán….ngày càng ác liệt. Theo tính toán của các
nhà khoa học, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nƣớc

biển có thể dâng 1 m vào năm 2100. Và nếu nhƣ mực nƣớc biển dâng 1 m, khoảng
40.000 km2 đồng bằng ven biển ở Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90%
diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hầu nhƣ bị nhấn chìm [2].
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là vô cùng nghiêm trọng và là một rào
cản lớn cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên
niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc ta.
Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Với
nhiều đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tuy nhiên hàng năm
Vĩnh Phúc chịu ảnh hƣởng bởi nhiều thiên tai khắc nghiệt, nhất là khi các tác động
của BĐKH ngày càng trở nên mạnh mẽ nhƣ hiện nay.
Để hiểu thêm về tình hình BĐKH diễn ra tại đây, em xin lựa chọn đề tài
“Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất một số
biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu” để nhận thức rõ hơn những
ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu lên các lĩnh vực nhƣ thế nào.
ii. Mục tiêu của đề tài
- Phân tích tình hình BĐKH diễn ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá tác động và
hậu quả của BĐKH với tình hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, du
lịch, sức khỏe con ngƣời của tỉnh Vĩnh Phúc.
1


- Thu thập cơ sở dữ liệu liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu và phòng chống những tác động
của BĐKH và giải pháp để tăng cƣờng khả năng ứng phó với BĐKH của tỉnh Vĩnh
Phúc.
iii. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Toàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp tới tỉnh
Vĩnh Phúc.

iiii. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phƣơng pháp phân tích trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các số liệu và
tài liệu nghiên cứu có liên quan.
- Phƣơng pháp tổng hợp số liệu: Phƣơng pháp này nhằm thu thập và xử lý số
liệu một cách tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu tại tỉnh Vĩnh Phúc. So
sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, xử lý và tổng hợp số liệu.
- Khảo sát thực địa: Khảo sát, thu thập các số liệu liên quan đến tình hình
BĐKH tại tỉnh Vĩnh Phúc.
- Khảo cứu tài liệu.
iiiii. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Biến đổi khí hậu hiện nay đã và đang là một vấn đề mang tính cấp thiết đối
với thế giới nói chung và Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.
Vĩnh Phúc là cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ
sông Hồng, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Phía Tây
Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông
Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc có 3 sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và một sông nội
tỉnh là sông Cà Lồ. Tuy nhiên cùng với những thuận lợi, hàng năm Vĩnh Phúc chịu
ảnh hƣởng nhiều thiên tai khắc nghiệt, nhất là khi các tác động của BĐKH ngày
càng trở nên mạnh mẽ nhƣ hiện nay.
Trong những năm qua, ở Vĩnh Phúc đã có những biểu hiện của BĐKH nhƣ
nhiệt độ trung bình năm có xu hƣớng tăng lên, lƣợng mƣa trung bình năm đều có
xu hƣớng tăng lên, tuy nhiên, lƣợng mƣa không tăng đều ở tất cả các tháng mà có
xu hƣớng tăng lên rất mạnh vào mùa mƣa và giảm vào mùa khô. Các hiện tƣợng
khác nhƣ hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, tần suất và quy luật bão lũ có sự thay
đổi khó lƣờng.
Nhận thức rõ ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, việc đánh giá tác động của
BĐKH lên các lĩnh vực, ngành, địa phƣơng nhƣ: tài nguyên nƣớc, nông nghiệp và
an ninh lƣơng thực, sức khoẻ, .... là việc hết sức quan trọng và cần thiết.
2



Do đó, việc đánh giá những tác động do BĐKH gây ra đối với tài nguyên
thiên nhiên và các lĩnh vực kinh tế - xã hội sẽ có căn cứ khoa học vững chắc để đƣa
ra các biện pháp giảm nhẹ tác động của BĐKH và tạo tiền đề cho việc phát triển
kinh tế- xã hội của Thành phố.
Nội dung đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI TỈNH VĨNH PHÚC
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG TỪ BĐKH VÀ
GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BĐKH

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
a) Vị trí địa lý [6].

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc có địa phận thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Tọa độ điểm cực Bắc
tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo nằm trên vĩ tuyến 210 35’ Bắc. Tọa độ điểm cực Nam
tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh nằm trên vĩ tuyến 21006’ Bắc. Tọa độ điểm cực Tây
tại xã Bạch Lƣu, huyện Lập Thạch nằm trên kinh tuyến 106019’ Đông. Tọa độ
điểm cực Đông tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, nằm trên kinh tuyến 106048’
Đông.

Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý giáp với 5 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
Ƣơng. Phía Bắc giáp hai tỉnh là tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên với đƣờng
ranh giới tự nhiên là dãy núi Tam Đảo. Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội với đƣờng
ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên
là sông Lô. Phía Đông tiếp giáp hai huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội là huyện

4


Sóc Sơn và huyện Đông Anh. Có thể thấy, Vĩnh Phúc không chỉ là trung tâm của
Bắc bộ Việt Nam mà còn đóng vai trò cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội.
b) Đặc điểm địa hình [6].
Địa hình Vĩnh Phúc có sự phân hoá theo độ cao và độ cao trung bình giảm dần
từ Tây sang Đông. Dựa vào sự phân hoá theo độ cao này ta có thể chia địa hình
Vĩnh Phúc thành 3 loại địa hình chính là: địa hình miền núi; địa hình vùng đồi và
địa hình đồng bằng.
- Địa hình miền núi:
Từ nguồn gốc, quá trình hình thành và căn cứ vào độ cao của địa hình, có thể
chia địa hình miền núi Vĩnh Phúc làm ba loại nhƣ sau:
+ Địa hình núi cao:
Điển hình là dãy núi Tam Đảo với chiều dài hơn 50 km, với nhiều đỉnh cao
trên 1000 m (cao nhất là đỉnh núi Giữa 1592m, đỉnh Thạch Bàn 1388m, đỉnh Thiên
Thị 1376m, đỉnh Phù Nghĩa 1300 m so với mực nƣớc biển).
+ Địa hình núi thấp:
Ta có thể gặp loại địa hình núi thấp trên những vùng của huyện Lập Thạch,
điển hình là núi Sáng Sơn cao 633m.Trải qua thời gian cùng với những tác động
của yếu tố ngoại lực nên những núi này bị xâm thực, bào mòn hình thành nên địa
hình núi có đỉnh tròn, sƣờn thoải.
+ Địa hình núi sót:
Gồm núi Đinh, núi Trống, núi Thanh Tƣớc nằm theo một trục trên địa bàn

thị xã Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên. Loại địa hình núi này
thƣờng có độ cao trung bình khoảng 100 m đến 300m.
- Địa hình vùng đồi:
Dựa vào cơ chế thành tạo ta có thể chia đồi ở Vĩnh Phúc ra làm 3 loại:
+ Đồi xâm thực bóc mòn:
Hình thành do các vận động kiến tạo địa chất nhƣng trải qua thời gian chịu
sự tác động của các yếu tố ngoại lực (mƣa, gió, băng tan…) cùng với sự phong hoá
của các lớp đất đá đã làm cho bề mặt bị bóc mòn. Địa hình loại này phân bố chủ
yếu ở khu vực Vĩnh Yên, Tam Dƣơng, và Phúc Yên.
+ Đồi tích tụ:
Đƣợc hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở các cửa suối lớn
trong chân núi Tam Đảo nhƣ các suối ở Đạo Trù (Tam Đảo), Tam Quan, Hợp Châu
(Tam Dƣơng), Minh Quang, Thanh Lanh (Bình Xuyên)…
+ Đồi tích tụ bóc mòn:
5


Là những đồi đƣợc hình thành trong quá trình tích tụ nhƣng đã bị bóc mòn.
Dạng đồi này phổ biến ở ven sông Lô từ Đồng Thịnh, Cao Phong đến Văn Quán,
Xuân Lôi, Triệu Đề (Lập Thạch). Đồi có dạng bát úp hoặc kéo dài cấu tạo bởi các
đá cát kết, sỏi kết, cuội, sỏi, sét…
-

Địa hình đồng bằng:

Địa hình đồng bằng có bề mặt tƣơng đối bằng phẳng, chiếm diện tích đáng kể
(khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh). Căn cứ vào độ cao tuyệt đối, hình thái, điều kiện
hình thành có thể chia đồng bằng Vĩnh Phúc làm ba loại: Đồng bằng châu thổ, đồng
bằng trƣớc núi và các thung lũng, bãi bồi, đầm.
+ Đồng bằng châu thổ:

Là loại đồng bằng tích tụ liên quan đến quá trình lắng đọng trầm tích tại các
cửa sông lớn. Đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát triển từ sự bồi tụ của các dòng
sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và của hệ thống sông suối ngắn từ dãy núi Tam
Đảo chảy ra.
+ Đồng bằng trước núi (đồng bằng giới hạn):
Đƣợc hình thành do sự phá huỷ lâu dài của vùng núi, do sự bóc mòn, xâm
thực của nƣớc mặt, nƣớc ngầm và nƣớc sông băng (thời kỳ băng hà). Chính những
yếu tố ngoại lực này đã biến vùng núi cao thành vùng núi thấp, dần dần thành vùng
đồi và sau đó thành vùng đồng bằng có giới hạn (do bao quanh nó vẫn là đồi núi).
+ Các thung lũng, bãi bồi sông:
 Thung lũng sông:
Thung lũng sông ở Vĩnh Phúc hình thành chủ yếu do tác động xâm thực
của dòng chảy. Thành phần vật chất của thung lũng là cát, sét, sỏi cuội, thạch anh
và silic. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên đáng kể sử dụng làm vật liệu xây
dựng, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận.
 Bãi bồi sông:
Chủ yếu hình thành và phân bố nhiều ở các sông lớn nhƣ sông Hồng, sông
Lô, sông Phó Đáy. Bãi bồi sông rộng, hẹp phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: dòng
chảy, lƣu lƣợng nƣớc, hàm lƣợng phù sa… Dọc các thung lũng của ba con sông
chính của tỉnh có tới vài chục bãi bồi lớn nhỏ.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu – thủy văn
a) Đặc điểm khí hậu Vĩnh Phúc [5].
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Trong năm
có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng, mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 6; mùa khô lạnh diễn ra
từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau.
6


- Nhiệt độ:
Theo số liệu thống kê giai đoạn 1993-2013, nhiệt độ trung bình hàng năm trạm

Vĩnh Yên 23,90C, nhiệt độ tháng cao nhất đạt 29,20C, thấp nhất là 16,80C. Riêng
vùng Tam Đảo ở độ cao 900 m nên có sự khác biệt, nhiệt độ trung bình khoảng
18,20C, nhiệt độ tháng cao nhất đạt 23,10C, thấp nhất là 11,50C (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng giai đoạn 1993-2013.
Đơn vị: 0C
Trạm/ Tháng

Vĩnh Yên

Tam Đảo

1

16,8

11,5

2

17,8

12,7

3

20,5

15,5

4


24,2

18,9

5

27,5

21,8

6

29,1

23,1

7

29,2

22,9

8

28,6

22,8

9


27,9

21,7

10

25,1

19,1

11

21,5

15,9

12

18,1

12,8

TB năm

23,9

18,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2014)


7


V phõn b theo khụng gian, nhit min nỳi cú xu hng thp hn ng
bng v trung du t 4oC n 6oC (Hỡnh 1.2).
10520'0"E

10530'0"E

10540'0"E

10550'0"E

/

Thái Nguyên

23

Tuyên Quang
22

21

Thái Nguyên
2130'0"N

19


20

2130'0"N

Tam Đảo

Tam Đảo

Phú Hộ

Sông Lô Lập Thạch

Tam D-ơng

Vĩnh Phúc
2120'0"N

Phú Thọ

2120'0"N

Vĩnh Yên

B ì n h X u y ê nT X . P h ú c Y ê n
T P. V ĩ n h Y ê n

Việt Trì

Ghi chú


Bắc Giang

Vĩnh T-ờng

Tram_KT

Yên Lạc

T P. H à N ộ i

24

Dang tri nhiet

B ắ c N i n h 2110'0"N

2110'0"N

Song

Ba Vì
Sơn Tây

VinhPhuc
0 1,7503,500 7,000 Meters
10520'0"E

10530'0"E

10540'0"E


10550'0"E

Hỡnh 1.2. S phõn b nhit theo khụng gian ca tnh Vnh Phỳc

8


- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm (1993-2013) dao động từ 78 - 91%, ở
các vùng núi có nhiều cây rừng, mƣa nhiều thì độ ẩm cao hơn, nơi có độ ẩm cao
nhất là vùng núi Tam Đảo (90,7%). độ ẩm cao nhất tại trạm Vĩnh Yên gần 85%, độ
ẩm thấp nhất tại trạm Vĩnh Yên 78,5%, trạm Tam Đảo xấp xỉ 82% (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Độ ẩm tƣơng đối của không khí giai đoạn 1993 – 2013.
Đơn vị: %
Trạm/ Tháng

Vĩnh Yên

Tam Đảo

1

81,9

89,6

2

82,8


90,7

3

84,4

90,6

4

84,9

91,4

5

81,9

88,7

6

81,2

88,0

7

82,2


89,0

8

84,1

89,6

9

82,2

86,5

10

80,8

83,1

11

79,3

81,7

12

78,5


83,2

TB năm

82,0

87,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2014)

9


- Bốc hơi:
Tổng lƣợng bốc hơi trung bình nhiều năm 1993-2013 dao động trong khoảng
500-1.000mm (lƣợng bốc hơi lớn nhất vào tháng 5, 6 và nhỏ nhất vào tháng 1, 2)
(Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Tổng lƣợng bốc hơi trung bình tháng và năm giai đoạn 1993-2013
Đơn vị: mm
Trạm/ Tháng

Vĩnh Yên

Tam Đảo

1

65,7


33,9

2

56,9

23,6

3

64,6

31,6

4

72,4

33,3

5

102,3

51,6

6

98,5


47,9

7

95,2

44,6

8

78,9

41,6

9

79,7

52,6

10

84,9

65,3

11

78,8


63,5

12

76,1

55,2

Tổng TB năm

954,1

543,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2014)
- Chế độ gió:
Chế độ gió mùa làm thay đổi khí hậu và tạo điều kiện cho việc thâm canh,
gieo cấy nhiều vụ trong năm, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng
gây không ít khó khăn do úng lụt, khô hạn, sƣơng muối, lốc xoáy, mƣa đá làm ảnh
hƣởng không tốt đến sản xuất và đời sống. Theo số liệu tổng hợp nhiều năm 1993 10


2013, tốc độ gió cao nhất Trạm Vĩnh Yên vào tháng 5, trạm Tam Đảo vào tháng 10
và tốc độ gió thấp nhất trạm Vĩnh Yên vào tháng 6,7 và trạm Tam Đảo vào tháng 8
(Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Tốc độ gió trung bình tháng và năm 1993 – 2013.
Đơn vị: m/s
Trạm/ Tháng
1
2

3
4
5

Vĩnh Yên

Tam Đảo

5,3

3,1

5,6
5,9
6,3

3,0
3,1
3,0

6,7

3,1

6,2

2,6

6,6


2,5

6,0

2,2

5,5

2,9

5,1

3,5

4,9

3,3

12

4,9

3,1

TB năm

5,7

6
7

8
9
10
11

3,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2014)
11


- Lng ma:
Lng ma ti Vnh Phỳc phõn b khụng ng u theo khụng gian v thi
gian (Bng 1.5 v Hỡnh 1.3).
Theo s liu thng kờ giai on 1993 2013, ma tp trung ch yu t
thỏng 5 n thỏng 10 (chim 80 % tng lng ma ca c nm). V khụng gian,
min nỳi lng ma thng ln hn ng bng v trung du, lng ma bỡnh
quõn c nm ti trm Vnh Yờn (i din cho vựng ng bng v trung du) l
1.574,8 mm trong khi ú lng ma bỡnh quõn c nm ti trm Tam o (i din
cho vựng nỳi) l 2.439,4 mm.
10530'0"E

10540'0"E

10550'0"E

20
00

10520'0"E


Thái Nguyên

00
21
00
22

/

23
24 00
00

Tuyên Quang

Thái Nguyên

2130'0"N

Tam Đảo

2130'0"N

25
00

Tam Đảo

Phú Hộ


Sông Lô
1

80
0

Lập Thạch

19
00

1700

Tam D-ơng

Vĩnh Phúc

1600

Phú Thọ

2120'0"N

2120'0"N

Vĩnh Yên

Bắc Giang


B ì n h X u y ê nT X . P h ú c Y ê n

T P. V ĩ n h Y ê n

Việt Trì

1600

Ghi chú

1800

1500

1900

Vĩnh T-ờng

Tram_KT

Yên Lạc

T P. H à N ộ i
Dang tri mua

2000

Bắc Ninh
2110'0"N


Song
VinhPhuc
10520'0"E

2110'0"N

Ba Vì
Sơn Tây

0 1,7503,500 7,000 Meters
10530'0"E

10540'0"E

10550'0"E

Hỡnh 1.3. S phõn b lng ma theo khụng gian ca tnh Vnh Phỳc
12


Bảng 1.5. Tổng lƣợng mƣa trung bình tháng và năm giai đoạn 1993-2013.
Đơn vị: mm
Trạm/ Tháng

Vĩnh Yên

Tam Đảo

1


28,2

34,9

2

22,7

48,3

3

39,8

88,1

4

91,0

140,4

5

179,2

235,7

6


235,4

347,2

7

282,1

448,8

8

301,0

459,5

9

207,8

320,2

10

121,6

190,6

11


47,2

82,6

12

18,9

43,1

Tổng TB năm

1574,8

2439,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2014)
b) Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nƣớc [6].
Tài nguyên nƣớc mặt:

13


Vĩnh Phúc có mạng lƣới sông khá dày đặc (mật độ lƣới sông trung bình 0,5 1km/km2) với các sông chính là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, và hệ thống
sông Cà Lồ.
- Sông Hồng: Chảy vào địa phận tỉnh Vĩnh Phúc tại ngã ba Bạch Hạc đến xã
Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc) dài khoảng 41 km. Sông Hồng có lƣu lƣợng dòng
chảy trung bình trong cả năm khoảng 3.860m3/s. Lƣu lƣợng dòng chảy thấp nhất về
mùa cạn khoảng 1.870m3/s. Lƣu lƣợng dòng chảy trung bình trong mùa mƣa lũ
khoảng 8.000m3/s. Lƣu lƣợng lớn nhất là 18.000m3/giây, mực nƣớc cao trung bình

là 9,75m. Hàng năm lên xuống thất thƣờng, nhất là về mùa mƣa.
- Sông Lô: Chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Yên (huyện Sông Lô)
qua xã Việt Xuân (Vĩnh Tƣờng) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có
chiều dài 34km. Sông Lô có lƣu lƣợng dòng chảy bình quân (năm 1996) 1.213m3/s;
về mùa mƣa lên tới 3.230m3/s; cao nhất năm 1966 là 6.560m3/s.
- Sông Phó Đáy: Sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang
Sơn (Lập Thạch). Trên địa bàn tỉnh sông chảy giữa huyện Lập Thạch (bên phải) và
hai huyện Tam Dƣơng, Vĩnh Tƣờng (bên trái) với chiều dài 41,5km, rồi đổ vào
sông Lô, tại xã Việt Xuân (huyện Vĩnh Tƣờng). Sông Phó Đáy có lƣu lƣợng trung
bình khoảng 23 m3/giây; lƣu lƣợng cao nhất là 833m3/giây; mùa khô kiệt, lƣu
lƣợng chỉ 4m3/giây.
- Hệ thống sông Cà Lồ: Chảy trong nội tỉnh, hệ thống sông Cà Lồ gồm sông
Cà Lồ và nhiều nhánh nhỏ, đáng kể nhất là sông Phan, sông Cầu Bòn, sông Bá Hạ,
suối Cheo Meo...Nguồn nƣớc sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nƣớc các sông bắt
nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lƣu lƣợng trung bình 30m3/giây.
- Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một số sông nhỏ bắt nguồn từ Tam
Đảo nhƣ: Sông Tranh, Sông Cầu Tôn, Sông Bá Hanh,….
- Vĩnh Phúc còn có hệ thống đầm hồ khá phong phú, điển hình là: Đầm Vạc,
Đầm Rƣng, Hồ Thanh Lanh, Hồ Đại Lải…
- Và còn một số hồ trung bình và nhỏ khác nhƣng cũng góp phần làm phong
phú cho nguồn nƣớc mặt của tỉnh là Hồ Bản Long, Hồ Làng Hà 1, Hồ Làng Hà 2,
Hồ Xạ Hƣơng, Hồ Vân Trục…
Tài nguyên nƣớc dƣới đất:
- Nƣớc lỗ hổng:
Phân bố trong các trầm tích Đệ tứ bở rời phát triển ở phía đông nam thuộc
huyện Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên các thung lũng giữa núi,... Diện
tích phân bố khoảng 800km2, chiếm 58% diện tích tự nhiên của tỉnh.
- Nƣớc khe nứt:
14



Nƣớc khe nứt lộ ra với diện tích khoảng 600km2, chiếm khoảng 43% diện
tích tự nhiên của tỉnh. Các tầng chứa khe nứt chủ yếu phân bố ở phía Bắc và Tây
bắc của tỉnh, chủ yếu ở các huyện Lập Thạch, Tam Đảo.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân cư [4]
Dân số của tỉnh Vĩnh Phúc theo điều tra tháng 4 năm 2012 vào khoảng 1012
nghìn ngƣời . Trong đó dân số nam khoảng 495 nghìn ngƣời chiếm khoảng 48,9%,
dân số nữ khoảng 517 nghìn ngƣời chiếm 51,1%. Theo dự tính thì dân số của tỉnh
sẽ là 1032 nghìn ngƣời vào năm 2016, nam khoảng 515 nghìn ngƣời và nữ khoảng
517 nghìn ngƣời. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong những năm gần đây của tỉnh
Vĩnh Phúc tƣơng đối ổn định trong khoảng 11,4-11,8%o, ngoại trừ năm 2013 thấp hơn
11%o.
Bảng 1.6. Phát triển dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013.
TT

Chỉ tiêu

1

Dân số trung bình
(nghìn ngƣời)

2011

2012

2013

986,8


998,4

1012

1022

11,85

11,45

11,09

10,77

688

703

718

725

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (‰)

2

3

2008


Dân số trong độ tuổi lao động
(nghìn ngƣời)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2014)
Trong khoảng từ năm 2008-2013, tỷ lệ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, tỷ lệ dân
số đô thị đã tăng thêm 9,4%, từ 16,6% (2008) lên 23,5% ( 2012) và tỷ lệ này vào
khoảng 26% năm 2013. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn
thấp so với mức đô thị hóa trung bình cả nƣớc (khoảng 28,2%).
1.1.2.2. Sản xuất nông nghiệp
a) Trồng trọt
Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Mặc dù tỷ trọng và tốc độ tăng trƣởng của trồng trọt giảm dần, nhƣng quy mô
ngành trồng trọt vẫn không ngừng tăng, và có sự chuyển dịch rõ nét theo hƣớng sản
xuất hàng hoá và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng nông sản. Tốc độ gia tăng giá trị
sản xuất trung bình ngành trồng trọt trong những năm 2003 – 2008 đạt 3,25%/năm
và từ 2008 – 2013 đạt 2,52% [7].
15


Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch dần theo xu hƣớng là tăng dần
diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, hàng hoá cao (nhƣ rau, đậu tƣơng, hoa, cây
cảnh, cây thức ăn gia súc, cây dƣợc liệu, một số loại cây ăn quả) và giảm dần diện
tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp (nhƣ khoai lang, sắn).
Để thúc đẩy nâng cao năng suất các loại cây trồng, các biện pháp kỹ thuật
tiến bộ đƣợc áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhƣ biện pháp thâm canh, kỹ thuật
chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ nông sản, các giống mới có năng suất
cao, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi đƣợc đƣa vào trong sản xuất.
b) Chăn nuôi
Trong giai đoạn từ năm 2003-2008, tốc độ tăng trƣởng trong ngành chăn nuôi

khá cao đạt 12,25%, giai đoạn từ năm 2008-2013 tốc độ này là 15,21%. Giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi tính theo giá thực tế của thị trƣờng năm 2010 đạt tới 3.485,7
tỷ VNĐ và chiếm tới 58,22% trong tỷ trọng cơ cấu nành nông nghiệp [7].
Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong công tác giống, sản xuất thức ăn, thú y và
các phƣơng thức tổ chức sản xuất chăn nuôi mới đƣợc ứng dụng vào sản xuất.
Phƣơng thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang dần từng bƣớc thay thế
phƣơng thức chăn nuôi truyền thống, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa
tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.
Để bảo đảm vệ sinh môi trƣờng trong chăn nuôi, trong những năm qua tỉnh đã
ban hành các chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng thí điểm các mô hình chăn nuôi
tập trung, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng,
cấp thoát nƣớc, tƣờng rào bảo vệ.
1.1.2.3. Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng từ 5.652,3 tỷ đồng năm 2009 lên
41.923 tỷ đồng năm 2013, đạt tốc độ tăng bình quân 21.35%/năm (vƣợt mục tiêu kế
hoạch 2008-2013 đề ra là 19,5-21%/năm) [7].
Phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm qua đƣợc xem là điểm
sáng về phát triển công nghiệp trên toàn quốc. Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp,
năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc xếp thứ 41/61 tỉnh thành, thì
từ năm 2011 đến nay, Vĩnh Phúc đã vƣơn lên đứng ở vị trí thứ 7 trên cả nƣớc và
đứng thứ 3 ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
1.1.2.4. Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực đƣợc xem là khâu đột phá nhất trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2004 – 2013,
tốc độ tăng trƣởng của lĩnh vực thuỷ sản đạt giá trị cao nhất trong ngành, giá trị sản
xuất thủy sản tăng trung bình 15,43%/năm. Năm 2008, giá trị sản xuất ngành thuỷ
sản đạt 40,08 tỷ đồng thì năm 2013 đạt 133,03 tỷ đồng [7].
16



1.1.2.5. Hoạt động dịch vụ du lịch.
Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động của dịch vụ - du lịch, nhà
hàng - khách sản nhìn chung phát triển khá. Hệ thống các nhà hàng khách sạn các
khu du lịch đƣợc chú trọng đầu tƣ, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng ngày càng
hiện đại và tiện nghi để đáp ứng đƣợc nhu cầu của cả khách du lịch trong nƣớc và
khách quốc tế.
Với lợi thế về địa hình, Vĩnh Phúc có tiềm năng về du lịch núi cao và du lịch
sinh thái với nhiều dự án đƣợc đầu tƣ và triển khai xây dựng nhƣ dự án khu du lịch
Bắc Đầm Vạc, dự án khu du lịch Đại Lải, dự án khu lịch Trại Ổi, dự án Sân Golf
Tam Đảo..
Số lƣợng khách du lịch đến với Vĩnh Phúc tăng trung bình 12,2%/ năm
trong giai đoạn 2004 - 2013. Tổng doanh thu từ du lịch tăng mạnh trong những
năm gần đây, năm 2004 đạt 200 tỷ đồng thì năm 2013 đạt tới hơn 743 tỷ
đồng(doanh thu chủ yếu là từ kinh doanh khách sạn - nhà hàng, dịch vụ ăn uống).
Trong thời kỳ 2004 – 2013 doanh thu bình quân ngành du lịch tăng 16,8%/năm [7].
1.1.2.6. Hoạt động lâm nghiệp [7].
Giai đoạn 2004 - 2013, tỷ trọng của ngành lâm nghiệp tiếp tục giảm trong cơ
cấu giá trị sản xuất nông- lâm- ngƣ nghiệp. Năm 2004 tỷ trọng của ngành lâm
nghiệp chiếm 2,47% nhƣng đến năm 2013 giá trị này chỉ còn 1,1% trong giá trị sản
xuất nông- lâm- ngƣ nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 32.199,13ha,
độ che phủ tự nhiên khoảng 26%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nƣớc.
Trong đó, đất có rừng chiếm 28.178,76ha và đất chƣa có rừng chiếm 5.020,57ha.
Trong giai đoạn năm 2008-2013, thực hiện theo dự án phủ xanh đất trống đồi
chọc của Nhà nƣớc và của Tỉnh đã trồng đƣợc 1000ha rừng tập trung và 90ha rừng
phân tán. Giống cây rừng chủ yếu là cây keo, cây bạch đàn, thông, lim…với nguồn
vốn đầu tƣ từ chƣơng trình 327, chƣơng trình 661 và huy động bằng vốn vay 264
và nguồn vốn trong dân.
1.2. Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu.
1.2.1. Khái niệm về Biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh học gây

ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi và sinh sản
của các hệ sinh thái tự nhiên, hoặc ảnh hƣởng đến hoạt động của các hệ thống kinh
tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời. (Theo công ƣớc chung của
LHQ về biến đổi khí hậu).
Biểu hiện của sự nóng lên của trái đất là sự tăng nhiệt khí quyển và đại
dƣơng, sự băng tan hai cực của địa cầu, từ đó dẫn đến mực nƣớc biển trên toàn trái
đất dâng cao.

17


Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở
các vĩ độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu
đã tăng khoảng 0,74OC, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi
so với 50 năm trƣớc đó [3].
Lƣợng mƣa toàn cầu có xu thế tăng dần lên ở khu vực phía Bắc (tại vĩ độ
O
30 B) thời kỳ 1901–2005 và giảm đi ở các khu vực vĩ độ nhiệt đới kể từ giữa
những năm 1970. Ở khu vực nhiệt đới, mƣa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số
xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901–2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao,
lƣợng mƣa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và
Trung Á. [3]
Trong vòng 200 năm trở lại đây, thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với đó là việc thải một lƣợng lớn các khí nhà kính
CO2, CFCs, NO2... vào bầu khí quyển gây hiện tƣợng tăng cƣờng hiệu ứng nhà
kính, làm cho nhiệt độ của Trái đất tăng lên. Sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã
rõ ràng đƣợc minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt
độ không khí và nhiệt độ nƣớc biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp
tuyết phủ và băng, làm tăng mực nƣớc biển trung bình toàn cầu [2].
Theo các nhà khoa học về biến đổi khí hậu toàn cầu và nƣớc biển dâng cho

thấy, đại dƣơng đã nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950. Các nghiên cứu từ số
liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu trong thời
kỳ 1961 - 2003 đã dâng với tốc độ 1,8 0,5 mm/năm, trong đó, đóng góp do giãn
nở nhiệt khoảng 0,42 0,12 mm/năm và tan băng khoảng 0,700,50. Nghiên cứu
cập nhật năm 2009 cho rằng tốc độ mực nƣớc biển trung bình toàn cầu dâng
khoảng 1,8 mm/năm [2].
Trong những năm qua, số lƣợng các trận bão không thay đổi nhƣng số trận
bão cƣờng độ mạnh với sức tàn phá lớn đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là khu
vực Bắc Mỹ, phía Tây Nam của Thái Bình Dƣơng, khu vực Ấn Độ Dƣơng, bắc Đại
Tây Dƣơng. Ngoài ra, số các trận bão lớn, lốc xoáy có cƣờng độ mạnh tăng gấp
đôi, xu thế này trùng hợp với tình hình nhiệt độ bề mặt đại dƣơng tăng lên. Minh
chứng điển hình là trận sóng thần ở Ấn Độ Dƣơng (2004) cƣớp đi sinh mạng
225.000 ngƣời thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nƣớc Mỹ (2005)
gây thƣơng vong lên đến hàng ngàn ngƣời và thiệt hại kinh tế ƣớc tính 25 tỷ USD.
Gần đây nhất “siêu bão” Nargis tại Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn
khốc nhất năm qua tính theo số lƣợng ngƣời thiệt mạng. Một nghiên cứu với xác
suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ ngƣời rơi vào cảnh thiếu lƣơng thực vào
năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất [2].
1.2.2. Tình hình BĐKH tại Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.
1.2.2.1.Tình hình BĐKH tại Việt Nam nói chung.
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những
điểm nổi bật sau sau:
18


- Về nhiệt độ: Trong khoảng từ 1951 - 2000 nhiệt độ trung bình năm ở Việt
Nam đã tăng lên 0,7o C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với nhiệt độ vào
mùa hè, nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn so với nhiệt độ vùng ven
biển và hải đảo. Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là các vùng nhƣ Tây
Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 – 1,5oC/50

năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn
so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6-0,9oC/50 năm). Nhiệt độ trung bình
năm tăng 0,5 – 0,6oC/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam
Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3oC/50 năm [3].
- Về lƣợng mƣa: Xu thế biến đổi của lƣợng mƣa trong những năm từ 1911
đến 2000 không mấy rõ rệt cả về không gian và thời gian, có giai đoạn tang nhƣng
cũng có những giai đoạn giảm [1].
- Về mực nƣớc biển: Theo số liệu quan trắc ở các trạm Cửa Ông và trạm Hòn
Dấu trong khoảng 50 năm qua, mực nƣớc biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm
[1].
- Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam: số đợt không khí lạnh giảm
đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và
năm 2007 chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. Một
biểu hiện dị thƣờng gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt
không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm
2008 gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp [1].
- Bão: Vào những năm gần đây, số cơn bão có cƣờng độ mạnh nhiều hơn,
quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn,
nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thƣờng hơn [1].
- Số ngày mƣa phùn: Số ngày mƣa phùn trung bình năm (ở Hà Nội) giảm
dần trong khoảng những năm 1981 đến 1990 và số ngày mƣa phùn chỉ còn gần một
nửa (15 ngày/năm) trong khoảng 10 năm trở lại đây [1].
1.2.2.2. Tại Vĩnh Phúc [5].
Theo các kết quả thu đƣợc tại các trạm thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, các yếu tố khí
hậu có sự thay đổi biểu hiện nhƣ sau:
Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ ở trạm Vĩnh Yên ở cả mùa mƣa, mùa khô và trung bình cả năm cóa
xu thế tăng dần, đặc biệt nhiệt độ tăng mạnh nhất vào mùa khô.
+ Trong giai đoạn từ 1973 đến 2013 nhiệt độ trung bình cả năm tăng khoảng

0,7 C, nhiệt độ trung bình mùa mƣa tăng 0,35oC, đặc biệt là vào mùa khô nhiệt độ
trung bình tăng 1,05oC.
o

Lƣợng mƣa:
19


+ Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.400 đến 1.600 mm, phân bố không
đồng đều theo không gian và thời gian. Về thời gian, mƣa tập trung chủ yếu từ
tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 % tổng lƣợng mƣa của cả năm. Lƣợng mƣa ở miền
núi thƣờng lớn hơn ở đồng bằng và trung du, tại trạm Vĩnh Yên (địa hình đồng
bằng và trung du) lƣợng mƣa trung bình cả năm ở là 1.574,8mm, trong khi đó tại
trạm Tam Đảo ( địa hình đồi núi) có lƣợng mƣa là 2.838,2 mm.
+ Lƣợng mƣa trung bình năm tỉnh Vĩnh Phúc có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên,
lƣợng mƣa không giảm đều ở tất cả các tháng mà có xu hƣớng giảm mạnh vào mùa
mƣa (khoảng 20-40mm) và tăng nhẹ vào tháng 1,2,3 trong mùa khô (khoảng 510mm).
Độ ẩm:
Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm của thời kỳ gần đây (1991 - 2010) có xu
hƣớng cao hơn thời kỳ 1971 - 1990 rõ rệt, khoảng 3 - 4%. Mức tăng độ ẩm tƣơng
đối trong mùa hè lớn hơn so với các mùa còn lại. Độ ẩm tƣơng đối trung bình mùa
hè thời kỳ 1991 - 2010 cao hơn so với thời kỳ 1971 - 1990 là 4 - 7%, trong khi mùa
đông là 2 - 4%, mùa xuân là 2 - 4%, mùa thu 2 - 5%.
Bốc hơi
Trong thời kỳ 1993 - 2013, lƣợng bốc hơi trung bình năm giảm với tốc độ
2 - 4mm/năm so với thời kỳ 1973 - 1993. Mức chênh lệch về trị số lƣợng bốc hơi
trung bình năm giữa hai giai đoạn là 17 - 162mm.

20



×