Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã đại đồng kiến thụy hải phòng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4,5 năm học tập và sinh hoạt tại nhà trường, em đã tiếp thu
được vô vàn kiến thức trong sách vở cũng như các kiến thức thực tế từ các thầy
cô, ban quản lý. “Học đi đôi với hành”, kết thúc quá trình học tập, bản thân
mỗi sinh viên rút ra cho mình những thiếu sót, đồng thời cho thấy được thành
quả học tập của bản thân. Đồ án tốt nghiệp này là minh chứng cho những gì em
đã học hỏi và phát huy được.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô giáo, bạn bè và gia đình.
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Đinh Thị Thúy
Hằng đã định hướng và chỉ bảo em trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp.
Nhờ có sự chỉ bảo của cô, em đã hoàn thành đồ án một cách thuận lợi, nhanh
chóng, kịp tiến độ.
Em xin cảm ơn các cán bộ làm công tác quản lí xã Đại Đồng cũng đã tạo
điều kiện giúp đỡ, cung cấp cho em những thông tin cần thiết để hoàn thành đề
tài.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kỹ thuật môi trường đã
truyền đạt kiến thức, giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học
tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin cảm ơn nhà trường Đại Học Hàng Hải đã đào tạo,
giáo dục em suốt 4,5 năm học qua, giúp em trưởng thành trên bước đường của
mình.
Mặc dù đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian nghiên cứu và tìm hiểu
tài liệu có hạn, kiến thức lý thuyết và khả năng còn hạn chế nên đề tài của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ phía các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 11 năm 2015.
Sinh viên
Vũ Thị Chiến




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
NĐ-CP: Nghị Định – Chính Phủ
TT-BXD: Thông Tư – Bộ Xây Dựng
TT-BTNMT : Thông Tư- Bộ Tài nguyên và Môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
RTSH : Rác thải sinh hoạt
CTSH: Chất thải sinh hoạt
CTR: Chất thải rắn
BHYT: Bảo hiểm y tế
HLHPN: Hội liên hiệp phụ nữ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt.

3

1.2


CTR đô thị của Việt Nam phát sinh các năm 20072010.

6

1.3

Thống kê một số cây trồng năm 2010.

13

2.1

Mức thu phí cho công tác vệ sinh môi trường.

19

2.2

Đánh giá của HLHPN xã Đại Đồng về tỷ lệ người
dân tham gia công tác thu gom rác thải 6 tháng đầu
năm 2015.

22

2.3

Dự báo dân số đến năm 2020.

27



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình
1.1
1.2

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy
phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội.

Trang
2
9

1.3

Sơ đồ công nghệ Dano System

11

1.4

Sơ đồ huyện Kiến Thụy

12

2.1

Sơ đồ nguồn phát sinh RTSH tại xã Đại Đồng- huyện

Kiến Thụy – Hải Phòng.

15

2.2

Rác thải tại bãi chôn lấp xã Đại Đồng – huyện Kiến
Thụy – Hải Phòng.

17

2.3

Trang thiết bị của tổ thu gom rác

20

2.4
2.5
2.6

Bãi chôn lấp rác thải tại xã Đại Đồng – huyện Kiến
Thụy – Hải Phòng.
Biểu đồ đánh giá của người dân về mức thu phí tại xã
Đại Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải Phòng.
Rác thải đổ ra ven đường tãi xã Đại Đồng – huyện
Kiến Thụy – Hải Phòng.

21
23

24

3.1

Mô hình tổ thu gom rác thải

29

3.2

Hình ảnh thùng ủ rác hữu cơ

31


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... I
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... i
2. Mục đích của việc lập báo cáo đánh giá.......................................................... ii
3. Cơ sở pháp lý ................................................................................................. ii
4. Đối tượng, phạm vi và nội dung đề tài đánh giá tình hình quản lý rác thải rắn
sinh hoạt ............................................................................................................ iii
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... iii
4.2. Nội dung đề tài ........................................................................................... iii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 1
1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm chất thải ................................................................................... 1
1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt ..................................................................... 1
1.1.3. Khái niệm quản lý chất thải ...................................................................... 1
1.2. Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần của chất thải ............................... 2

1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH ................................................................... 2
1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ........................................................... 2
1.2.3. Phân loại rác thải sinh hoạt ....................................................................... 3
1.3. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt tới môi trường và con người .................. 3
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt tới sức khỏe con người ....................... 3
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải tới môi trường ................................................... 4
1.4. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt tại Việt Nam ..................................... 5
1.4.1. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam ................... 5
1.5. Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt được áp dụng tại Việt Nam.................. 8
1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy –
Hải Phòng ........................................................................................................ 11
1.6.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 11
1.6.2. Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................... 13
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH
HOẠT CỦA XÃ ĐẠI ĐỒNG – HUYỆN KIẾN THỤY – HẢI PHÒNG ..... 15
2.1. Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy
– Hải Phòng ..................................................................................................... 15
2.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy –
Hải Phòng ........................................................................................................ 15


2.1.2. Thành phần chất thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải
Phòng ............................................................................................................... 16
2.2. Thực trạng quản lý chất thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy –
Hải Phòng ........................................................................................................ 17
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải
Phòng ............................................................................................................... 17
2.2.2. Thực trạng công tác thu gom chất thải tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy
– Hải Phòng...................................................................................................... 18
2.2.3. Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, hộ gia đình đối với công tác

quản lý chất thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng ...................................................... 21
2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về vệ sinh môi trường ............. 24
2.4. Những hạn chế trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Đại
Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải Phòng ............................................................. 25
2.5. Dự báo lượng rác thải tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải Phòng ... 26
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ............... 28
3.1. Biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt .......................................................... 28
3.1.1. Cơ chế chính sách ................................................................................... 29
3.1.2. Nâng cao nhận thức của người dân ......................................................... 30
3.2. Biện pháp công nghệ ................................................................................. 31
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 34
1. Kết luận ........................................................................................................ 34
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 36


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn thế
giới. Các quốc gia luôn cố gắng cải thiện chất lượng môi trường nhằm nâng cao
chất lượng đời sống cũng như sức khỏe của con người. Rất nhiều quốc gia đã đạt
được thành tựu nhất định trong công cuộc bảo vệ môi trường cũng như tái chế,
tái sử dụng các loại rác thải. Tuy nhiên, ở những quốc gia còn nghèo nàn, lạc
hậu, ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng. Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm
môi trường, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Việc quản lý rác thải sinh hoạt và bảo
vệ môi trường hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt tại
các khu dân cư và khu công nghiệp của tất cả các nước trên thế giới.
Cũng như các khu dân cư khác trên thế giới nói chung và trên Việt Nam
nói riêng, xã Đại Đồng- huyện Kiến Thụy- Hải Phòng cũng nằm trong xu thế đô
thị hóa tốc độ cao, phát triển toàn diện,chất lượng cuộc sống của người dân ngày

ngày một cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng kéo theo đó là một
lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Sử dụng nhiều nhưng
việc quản lý, thu gom cũng như tái chế chưa được người dân quan tâm, đánh giá
cao. Một vấn đề môi trường cấp bách cần được quan tâm của xã Đại Đồng là
công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào
một cách đồng bộ để đánh giá thực trạng quản lý, đề xuất hướng tái chế, tái sử
dụng nguồn rác thải sinh hoạt ở xã.
Muốn mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên
cho đất nước cần có công tác thu gom, phân loại, xử lý và tái sử dụng chất thải,
được thực hiện từ hộ gia đình, xây dựng hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp.
Thực hiện được các biện pháp phù hợp giúp giảm thiểu tối đa nguồn rác thải ra
ngoài môi trường, tránh ô nhiễm môi trường cũng như cảnh quan đô thị, việc
thực hiện đô thị hóa khu dân cư sớm hoàn thành.Đề tài nghiên cứu “Đánh giá
tình hình quản lý chất rắn thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – Kiến Thụy – Hải
Phòng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng” sẽ góp phần giải quyết
các vấn đề khoa học và thực tiễn nói trên.

i


2. Mục đích của việc lập báo cáo đánh giá
Báo cáo đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn tại xã Đại Đồng –huyện
Kiến Thụy –Hải Phòng nhằm đánh giá tình hình quản lý tại xã, thực trạng tại địa
phương cũng như các vấn đề chưa được giải quyết, từ đó đề xuất các biện pháp
bảo vệ môi trường.
3. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban
hành Luật bảo vệ môi trường. Luật số 55/2014/QH13.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy

định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015của Chính phủ quy định về
quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng về
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 27/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

ii


- Quyết định số 2564/ QĐ –UB ngày 21/12/2009 của UBND Thành phố
Hải Phòng “về việc điều chỉnh mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn
thành phố Hải Phòng”.
- Đề án thu gom và cử lý rác thải của UBND xã Đại Đồng thực hiện Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân xã Đại Đồng kỳ họp thứ 2 khóa 19.
4. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung đề tài đánh giá tình hình quản lý rác thải
rắn sinh hoạt
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành đánh giá tình hình quản lý rác thải rắn sinh hoạt bao

gồm nhận thức, thái độ của người dân về việc thu gom, phân loại, xử lý và tái
chế rác thải.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: khảo sát, đánh giá nhận thức, thái độ của
người dân về việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải rắn sinh hoạt và đề ra một
số biện pháp bảo vệ môi trường.
4.2. Nội dung đề tài
- Điều tra về thực trạng phát sinh, tình hình thu gom, vứt rác, phân loại,
vận chuyển, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Đại Đồng – huyện
Kiến Thụy – Hải Phòng.
- Nghiên cứu các văn bản, quy định về quản lý rác thải, rác thải sinh hoạt.
- Trên cơ sở thực tiễn, lý luận và các số liệu phân tích về thực trạng quản
lý đưa ra được đánh giá khách quan về những ưu, nhược điểm và những mặt
thiếu sót còn tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
- Dự báo lượng rác thải và đề xuất một số giải pháp để quản lý rác thải
sinh hoạt theo hướng tốt hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa
phương, để có tính ứng dụng cao trong thực tế.

iii


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm chất thải
Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng
và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với
người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được
hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được
xuất ra từ chúng [8].

1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt,
hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình,
khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…
Hoặc có thể định nghĩa: rác thải sinh hoạt là những thành phần tàn tích
hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử
dụng và vứt trả lại môi trường sống [1].
1.1.3. Khái niệm quản lý chất thải
Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải
của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác vào
môi trường và xã hội.
Xử lý chất thải là quá trình sử dụnggiải pháp công nghệ, nhằm biến đổi,
loại bỏ, cách ly, tiêu hủy hoặc phá hủy tinh chất kỹ thuật để xử lý các chất thải
và không làm ảnh hưởng đến môi trường; tái tạo lại các sản phẩm có lợi ích cho
xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Xử lý chất thải là một công tác quyết
định đến chất lượng bảo vệ môi trường[1].
1


1.2. Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần của chất thải
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Nguồn phát sinh CTRSH gồm:
+ Sinh hoạt: khu dân cư, hộ gia đình, khu tập thể, ký túc xá,...
+ Dịch vụ, thương mại: siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng ăn
uống, cửa hiệu sửa chữa, các dịch vụ may mặc, cắt tóc,...
+ Cơ quan, hành chính: trường học, bệnh viện,...
+ Khu công cộng: công viên, bãi tắm, đường phố,...

Hình1.1.Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành của rác thải rắn sinh hoạtở mỗi địa phương là khác nhau phụ
thuộcvào điều kiện kinh tế, thời tiết, địa lý và nhiều yếu tố khác. Trong rác thải
2


rắn sinh hoạt có rất nhiều thành phần có khả năng tái chế được góp phần tiết
kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước.
Thành phần rác thải ở mỗi nguồn thải là khác nhau: ở các khu dân cư và
trung tâm thương mại thành phần chất thải chủ yếu là chất thải thực phẩm,nhựa,
carton, giấy, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm,...; chất thải từ dịch vụ như bụi, rác,
xác động vật, xe máy hỏng...
Bảng1.1. Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
Nguồn thải

Thành phần chất thải

Khu dân cư và
thương mại

Chất thải thực phẩm, giấy, vải, carton, nhựa, rác
vườn, nhôm, kim loại chứa sắt,...

Khu công cộng

Rác thực phẩm, lá cây, vỏ lon, bao bì,...

Chất thải từ viện

Chất tải thực phẩm, giấy, nhựa, gỗ, thủy tinh,


nghiên cứu, công
sở

giẻ, rác, tro, lá cây, kim loại,...

Chất thải từ dịch

Bao bì, hàng hóa hư hỏng, chi tiết, thiết bị thải

vụ

loại,...

1.2.3. Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thường được chia thành ba nhóm sau:
1. Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành
sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây
dựng...
2. Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau
quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
3. Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi
trường và con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác
thải y tế, rác thải điện tử...
1.3. Ảnh hƣởng của chất thải sinh hoạt tới môi trƣờng và con ngƣời
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt tới sức khỏe con người
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu chiếm tỉ lệ
lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không
được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ
3



con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với
rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các
bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa.
Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có
gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong
nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất
amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích
thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng
xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại
trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại vi
trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh
tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký
sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung
gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn
trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá,muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất
huyết...
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải tới môi trường


Ô nhiễm nước

Cách thức gây ô nhiễm: Rác thải không được thu gom, thải vào ao hồ,
sông ngòi, kênh rạch,gâygiảm thiểu lưu thông đường nước, giảm DO trong
nước, gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong
nguồn nước mặt bị suy thoái.
Nước có màu đen, mùi khó chịu do quá trình phân hủy của rác thải và các
chất ô nhiễm khác.

Nước rò rỉ từ rác tại các bãi chôn lấp không đúng kĩ thuật và các bãi đang
trong tình trạng quá tải được thải trực tiếp vào môi trường nước gây ô nhiễm
nghiêm trọng.
Nước rỉ rác chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao, chất thải độc hại: từ bao bì
đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,... nếu không được thu gom xử lý sẽ
thâm nhập vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Ô nhiễm không khí
CTR sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. CTR hữu cơ phân
hủy sản sinh ra các khí như CH4, CO2,... trong đó CO2 chiếm 33,6%, CH4 chiếm
4


63,8%, còn lại là một số khí khác, dưới tác động của độ ẩm, nhiệt độ,... quá trình
này diễn ra nhanh hơn.
Lượng khí phát sinh từ các bãi rác tùy theo nhiệt độ không khí và khí hậu
theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải mùa hè
cao hơn ở mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, mặc dù không chịu sự tác động
từ yếu tố nào song ước tính vẫn có 30% các chất khí phát sinh trong quá trình
phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất.
Trong quá trình lưu trữ và vận chuyển, rác thải phân hủy các hợp chất hữu
cơ, phát sinh mùi gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh: amoni
có mùi khai, phân có mùi hôi, amin mùi cá ươn, sunfur hữu cơ có mùi bắp cải
thối rữa,....
Ngoài ra quá trình đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi, các mùi khó chịu,
CO, NOx,...


Ô nhiễm đất


Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất
trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng
loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản,
nước, CO2, CH4,…
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của
môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc
không ô nhiễm.
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi
trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim
loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng
nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.
Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su,… nếu không có giải pháp xử
lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
1.4. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt tại Việt Nam
1.4.1. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam
Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số không ngừng lượng rác
thải sinh hoạt phát sinh tại các thành phố tại Việt Nam cũng gia tăng. Theo số
5


liệu thống kê của Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam năm
2013, tổng lượng CTRSHước tính khoảng 12,8triệu tấn/năm, trong đó khu vực
đô thị là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%) lượng chất thải rắn còn lại tập trung tại
các huyện, thị xã,thị trấn. Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2020 sẽ là
khoảng 22triệu tấn/năm.
Ở Việt Nam tốc độ phát sinh chất thải tại các đô thị khác nhau là khác
nhau, phụ thuộc vào từng loại đô thị. Đối với đô thị đặc biệt và loại I lượng phát
sinh CTRSH là 0,84 – 0,96 kg/người/ngày, đô thị loại II và loại III là 0,72 –
0,73 kg/người/ngày, đô thị loại IV khoảng 0,65 kg/người/ngày. Tại Hà Nội,
lượng CTRSH tăng trung trình là 15% một năm, lượng rác thải ra ngoài môi

trường khoảng 5000 tấn/ngày. Tại thành phố Hồ Chí Minh, lượng rác thải ra
ngoài môi trường lên tới 7000 tấn/ngày.
Bảng 1.2. CTR đô thị của Việt Nam phát sinh các năm 2007-2010[4].
STT Nội dung

2007

2008

2009

2010

1

Dân số đô thị ( triệu
người)

23,8

27,7

25,5

26,22

2

% dân số đô thị so
với cả nước


28,20

28,99

29,74

30,2

3

Chỉ số phát sinh CTR
đô thị ( kg/ người/

~0,75

~0,85

~0,95

~1,0

17,682

20,849

24,225

26,224


ngày)
4

Tổng lượng CTR đô
thị phát sinh ( tấn/
ngày)

( Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia,2010)
Như vậy với lượng gia tăng CTRSH trên thì nguy cơ ô nhiễm môi trường
và tác động tới sức khỏe cộng đồng là rất đáng báo động. Trong khi đó, công tác
xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp,
với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/một đô thị, riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí
Minh mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp và khu xử lý. Có tới 85% đô thị từ thị xã
trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Cụ thể là
toàn quốc có có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành, nhưng mới có
6


16 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh.
1.4.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn hiện đang ở mức
báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức
xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt
khiến nguồn nước, không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Do đó, việc thu gom, xử lý
thế nào nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn bền vững đang là bài
toán khó đối với nhiều địa phương.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường những năm gần đây,
công tác thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn chưa thực sự được coi
trọng. Nhiều thôn, xã chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom CTR
sinh hoạt nông thôn. Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác

thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu
gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi
tập trung rác.
Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn chỉ mới đạt khoảng
40 - 55%. Do tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn tràn ngập khắp
nơi công cộng, ao, hồ... Đối với công tác xử lý CTR sinh hoạt nông thôn, nhiều
địa phương xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải lộ thiên,
không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Một số địa phương
khác lại sử dụng phương pháp ủ phân compost. Tuy nhiên, hai phương pháp này
chưa thể áp dụng rộng rãi tại khu vực nông thôn. Trong những năm gần đây,
một số địa phương đã đầu tư, lắp đặt các lò đốt CTR với công suất nhỏ, phục vụ
việc xử lý CTR sinh hoạt cho một vùng nông thôn hoặc cho một khu vực dân
cư. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý cũng như quá trình vận hành có đảm bảo tiêu
chuẩn môi trường hay không là vấn đề chưa được kiểm tra, xác nhận.
Đơn cử tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội, theo báo cáo Sở TN&MT
trên địa bàn thành phố tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nông
thôn ước khoảng 2.500 tấn/ngày, trong đó, lượng rác thải cần phải thu gom xử lý
ước khoảng 1.200 tấn/ngày, chiếm gần 61% .
Tuy nhiên, do việc thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn còn rất
7


hạn chế, dẫn tới tình trạng rác thải tồn đọng nhiều tại các điểm đổ rác, không
vận chuyển đi xử lý kịp thời làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều xã thuộc các huyện ngoại thành có hiện tượng tận dụng các ao, hồ và các
vùng trũng để đổ rác thải, hình thành hố chôn lấp rác tự phát, không đảm bảo
quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm của khu vực.
1.5. Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt đƣợc áp dụng tại Việt Nam

Xử lý chất thải bằng phương pháp đốt:

- Nguyên lý: Rác thải sau khi được phân loại được đốt ở nhiệt độ cao với
sự có mặt của oxy trong không khí.
- Ưu điểm: rác độc hại được chuyển hóa thành không khí và các chất thải
rắn khác không cháy, giảm khối lượng chất thải.
- Nhược điểm: Chi phí tốn kém, dễ sinh ra khí độc và đioxin khi đốt nếu
không được xử lý.
 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung
thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng
tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy, thuỷ
tinh, nhựa... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền
qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích
khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.
Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc
san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện
tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa,
các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu
vực xử lý rác.

Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt ở Nhà máy hữu cơ, Cầu Diễn –
Hà Nội [2].
- Đây là công nghệ xử lý rác thành phân hữu cơ của Tay Ban Nha – công
nghệ ủ lên men vi sinh có thổi khí để phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải
mà không gây ra mùi hôi.
- Nguyên lý: Rác được đưa vào phân loại, các thành phần hữu cơ được giữ
lại sau đó được trộn thêm các chất phụ gia rồi đưa vào bể ủ lên men trong vòng
19-22 ngày. Trong quá trình ủ các điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, pH được kiểm
soát bằng hệ thống tự động. Tiếp đó, rác được đưa vào ủ chín sau đó đóng bao
8



và hoàn thiện sản phẩm.
- Ưu điểm: Quy trình vận hành đơn giản; các thiết bị, máy móc dễ chế tạo
thuận lợi cho việc thay thế nếu gặp sự cố; nước rác được thu hồi lại để bổ sung
vào bể ủ.
- Nhược điểm: Chất lượng phân bón còn thấp do rác lẫn quá nhiều tạp
chất; khâu phân loại, đóng gói còn thực hiện thủ công; không có quy trình thu
hồi vật liệu tái chế.

Hình 1.2.Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ
Cầu Diễn, Hà Nội


Xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp

Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến. Vị trí chôn lấp thường là
các vùng đồi núi, thung lũng. Đáy của bãi rác được ngăn cách với đất và nước
ngầm bằng lớp đất dẻo không thấm nước. Rác được đổ đầy vào các ô chia sẵn
sau đó lấp lại bằng đất hoặc nén chặt xuống bằng xe lu rồi đổ tiếp cho đến khi
đầy rồi trồng cây lên trên.
9


Nước trong bãi chôn lấp được thu gom về một chỗ và được xử lý trước
khi cho vào sông hồ. Đây là phương pháp xử lý chất thải hợp vệ sinh nhưng rất
tốn kém.


Xử lý chất thải bằng phương pháp ủ sinh học


Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để
hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học
tạo môi trường tối ưu đối với quá trình [3].
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống được
áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Quá trình ủ
được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu
hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Để
đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ
của đống ủ. Trong quá trình ủ ôxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so
với bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là
khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được
kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ.
Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ô xy hoá các chất thối rữa. Sản
phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như: lignin,
xenlulo, sợi…
 Công nghệ Dano System
Đây là công nghệ được đưa vào sử dụng tại Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
năm 1981 do chính phủ Vương Quốc Đan Mạch viện trợ. Công suất xử lý 240
tấn rác/ngày, sản xuất được 25 000 tấn phân hữu cơ/năm.
- Ưu điểm: Quá trình lên men ủ phân rất đều, quá trình được đảo trộn liên
tục trong ống sinh hoá, các vi sinh vật hiếu khí được cung cấp khí và độ ẩm nên
phát triển rất nhanh.
- Nhược điểm: Thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong nước, đặc biệt là các hệ
thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn. Tiêu thụ điện năng cho hệ
thống rất lớn (670 kWh) làm cho giá thành sản phẩm cao. Chất lượng sản phẩm
thô không phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam, mà chỉ phù hợp vớ nền nông
nghiệp cơ giới hoá.
10



Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ Dano System
1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy
– Hải Phòng
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí đại lí: Đại Đồng là một xã thuộc huyện Kiến Thụy – Hải Phòng. Xã
Đại Đồng nằm về phía Bắc huyện. Bắc giáp xã Đông Phương; Đông giáp
phường Hoà Nghĩa (quận Dương Kinh); Nam giáp xã Minh Tân; phía Tây giáp
sông Đa Độ với chiều dài 1,3 km. Từ trung tâm xã đến trung tâm huyện lỵ theo
đường 401 dài 2 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã 512 ha.

11


Hình1.4. Sơ đồ huyện Kiến Thụy
- Đặc điểm địa hình, địa chất: Địa hình tương đối bằng phẳng, về địa chất
khu vực xã chủ yếu là đất pha cát, đất sét.
- Khí hậu: thời tiếtxã Đại Đồng chia làm 4 mùa ( Xuân, Hạ, Thu, Đông)
tương đối rõ rệt, khí hậu tương đối ôn hòa.
+ Tính chất nhiệt đới nóng ẩm: Trong suốt một năm có khoảng 1692 giờ
nắng, bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal.cm/phút. Lượng mưa trung bình
hằng năm từ 1.600 – 1.800 mm. Bão thường xảy ra vào tháng 6 đến tháng 9
hằng năm[5].
+ Tính chất mùa: Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa và giáp với biển
Đông nên xã Đại Đồng cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa đông lạnh, khô
kéo dài từ tháng 11 đến 4 năm sau. Mùa hè mát, nhưng mưa nhiều kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10.
+ Nhiệt độ: Do nằm sát biển nên về mùa đông xã Đại Đồng lạnh hơn
10ᵒC, mùa hè ấm hơn 10ᵒC so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình từ 20 - 23ᵒC,
nhiệt độ cao nhất lên tới 40ᵒC và thấp nhất là 5ᵒC [5].
+ Độ ẩm: Trung bình trong năm là 80 – 85 %, cao nhất là tháng 7 đến

tháng 9, thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau [5].
12


+ Tốc độ bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình 1100-1300 mm/năm, mùa
khô bốc hơi gấp 2-3 lần mùa mưa.
1.6.2. Tình hình kinh tế - xã hội
 Kinh tế
Trong những năm qua tình hình kinh tế xã Đại Đồng ngày càng phát triển.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh thương mại,
dịch vụ, nông nghiệp. Các hoạt động kinh doanh chiếm 30,7%, sản xuất tiểu thủ
công nghiệp 20,7%, còn lại là nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp tại xã đang được chú trọng phát triển, diện tích đất
nông nghiệp hiện nay chiếm tỉ lệ lớn, chủ yếu là diện tích đất được sử dụng cho
việc gieo trồng lúa, một phần nhỏ là trồng hoa màu và cây cảnh.
Bảng1.3. Thống kê một số cây trồng năm 2010 [5]
STT

Cây trồng

Diện tích
(ha)

Sản lƣợng
(tấn)

1

Lúa


8,6

50

2

Ngô

3,2

20

3

Sắn

3,1

23

4

Khoai lang

2,7

19

5


Lạc

2,4

14

6

Đậu tương

2,5

16

( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 của huyện Kiến Thụy, thành phố
Hải Phòng)
Hoạt động chăn nuôi gia súc và nuôi trông thủy sản chủ yếu là phát sinh
từ các hộ cá thể với sản lượng thấp.
Hiện nay, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn chậm đổi mới nên sản
lượng và chất lượng còn thấp.

13


 Xã hội
- Dân cư: Theo thống kê của HLHPN xã Đại Đồng dân số năm 2015 là
7030 với 1976 hộ. Mật độ dân số là 1373,04 người/km2. Số người trong độ tuổi
lao động chiếm 60% dân số. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã là 0,6%.
- Tình hình giáo dục: Phát huy truyền thống hiếu học, giáo dục xã Đại
Đồng không ngừngphát triển về quy mô và chất lượng. Trong những năm qua

chất lượnggiáo dục ngày càng được nâng cao, tỷ lệ đỗ đại học ngày càng
tăng.Các cấp, ngành học có chuyển biến tích cực cả về quy mô lẫn chấtlượng
đào tạo.Hiện nay ngành giáo dục đã triển khai các nhiệm vụ quan trọng như bồi
dưỡng kiến thức cho học sinh yếu, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo
viên, tu bổ bàn ghế, trang thiết bị dạy và học và triển khai tốt chương trình đổi
mới sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung
học cơ sở đạt 98 - 99%, trung học phổ thông đạt trên 95%. Các trung tâm học
tập cộng đồng đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động và các doanh
nghiệp.
- Văn hóa: Các thôn trên địa bàn xã đều được xây dựng nhà văn hóa,
ngành thông tin, tuyên truyền đã có mạng lưới tới các đội và hoạt động tương
đối tốt.Văn hoá trong các làng xã của Đại Đồng xưa rất phong phú và đa dạng,
có sắc thái riêng của vùng. Văn hoá tinh thần được biểu hiện qua hoạt động lễ
hội, duy trì tập tục thờ cúng tổ tiên, thần linh, thành hoàng làng.
- Y tế: Mạng lưới y tế được củng cố, từng bước nâng cao chất lượng phục
vụ trên địa bàn, có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện khám bệnh cho nhân dân
và thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia. Hằng năm, triển khai thực hiện tốt
chương trình tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh. Cơ sở y tế được đầu tư xây
dựng kiên cố, có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Giao thông vận tải: Thực hiện chương trình phát triển nông thôn mới, hệ
thống đường làng ngõ xóm được đầu tư nâng cấp. Hiện nay, trên địa bàn xã
không còn tuyến đường bằng đất, 100% là đường bê-tông hoặc đường nhựa

14


CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT CỦA XÃ
ĐẠI ĐỒNG – HUYỆN KIẾN THỤY – HẢI PHÒNG
2.1. Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến

Thụy – Hải Phòng
2.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy
– Hải Phòng
Đại Đồng là một xã thuần nông, với 1976 hộ và 7030 nhân khẩu. Trong
nền kinh tế hội nhập và mở cửa kinh tế hộ gia đình ngày càng được cải thiện cả
về vật chất lẫn tinh thần. Trên địa bàn xã có 3 trường học, trụ sở làm việc của
các ban ngành toàn thể xã, công ty may mặc Việt Hàn và 2 cơ sở may nhỏ.
Qua điều tra thực tế, nguồn phát sinh rác thải tại xã bao gồm các nguồn
chính sau:

Hình 2.1.Sơ đồnguồn phát sinh RTSH tại xã Đại Đồng –
huyện Kiến Thụy - Hải Phòng
15


2.1.2. Thành phần chất thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy –
Hải Phòng
Dưới sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống người dân ngày càng
được cải thiện kéo theo đó là lượng CTSH ngày càng nhiều và đa dạng về thành
phần, lượng rác thải thải ra môi trường lớn từ nhiều nguồn khác nhau, khó cho
việc phân loại cũng như đánh giá sự ô nhiễm.
Đại Đồng là một xã thuần nông nên thành phần chất thải phần lớn là chất
thải hữu cơ. Ngoài ra, tại xã còn có một số công ty may mặc và một số cơ sở
may nhỏ khác nên rác thải có thêm thành phần vải. Cùng với chương trình phát
triển nông thôn mới, hiện nay tại xã công việc xây đắp đang diễn ra mạnh do đó
thành phần đất đá trong chất thải tăng cao.
Như vậy, nếu đầu tư vào tái chế các thành phần hữu cơ làm phân bón thì
ta có thể giảm được lượng lớn chất thải vào đất.
Một số hình ảnh về rác thải tại xã Đại Đồng:


16


×