Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Thiết kế bản vẽ thi công cầu tàu cảng hóa chất thái bình xã thái thọ huyện thái thụy tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 123 trang )

Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy

MỤC LỤC
Chương 1 :................................................................................................................ 2
1.1 Giới thiệu sơ lược về công trình.......................................................................................2
1.2 Điều kiện khai thác...........................................................................................................2
1.3 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................3
1.4 Tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thiết kế.............................................................11
Chương 2................................................................................................................ 12
2.1 Xác định kích thước cơ bản các bộ phận của công trình................................................12
2.2 Đề suất lựa chọn phương án mặt bằng............................................................................16
Chương 3................................................................................................................ 20
3.1 Đề xuất phương án kết cấu công trình............................................................................20
3.2 Tính toán tải trọng do tàu tác động lên công trình:.........................................................24
3.3 Thiết kế sơ bộ phương án cầu chính:..............................................................................30
3.4 Trụ neo............................................................................................................................62
3.5 Tính toán cầu dẫn............................................................................................................73
Chương 4................................................................................................................ 98
4.1 Tính toán tường góc sau bến...........................................................................................98
Chương 5.............................................................................................................. 114
5.1 Tổng quan về phương án thi công.................................................................................114
5.2 Trình tự các bước thi công chính của phương án chọn.................................................114
5.3 Những lưu ý trong quá trình thi công...........................................................................115
Chương 6.............................................................................................................. 117
6.1 Cơ sở lập dự toán..........................................................................................................117
6.2 Lập dự toán xây lắp công trình:....................................................................................117
Chương 7.............................................................................................................. 119
7.1 Kết luận:........................................................................................................................119
7.2 Kiến nghị:.....................................................................................................................120

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi


Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 1


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
Chương 1 :
Giới thiệu chung

 Giới thiệu sơ lược về công trình
Dự án “Xây dựng cầu cảng hóa chất – Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin” tại xã Thái Thọ, Huyện Thái Thụy, Tinh Thái Bình là dạng công trình cầu
cảng với hạng mục chính là cảng bốc dỡ hàng hóa ven sông Trà Lý. Kết cấu chủ đạo của
công trình là hệ thống trụ dầm BTCT đổ toàn khối nên áp lực động tác động xuống nền
đất dưới đáy móng chủ yếu là trọng lượng bản thân và trọng lượng các thiết bị, hàng hóa
khi đi vào cảng hoạt động, ngoài ra vì xây dựng trên sông gần cửa biển nên công trình
còn chịu áp lực của thủy triều.
Theo TCVN 9362 : 2012 trị số biến dạng cho phép của móng công trình:
+ Độ lún tuyệt đối trung bình và lớn nhất: 8cm.
+ Độ lún lệch tương đối 0,001.
Căn cứ hồ sơ khảo sát địa hình khu vực xây dựng do Viện qui hoạch xây dựng – Sở
xây dựng Thái Bình thực hiện tháng 03/2014 xây dựng cầu cảng cho tàu 2.000DWT phục
vụ Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat công suất 200.000 tấn /năm và các sản phẩm hóa chất
khác được Chủ đầu tư cung cấp.

 Điều kiện khai thác
a. Thông số kỹ thuật:


Chiều dài bến


:

105,0m (Mép ngoài 02 trụ neo mũi – lái)



Chiều dài cầu chính

:

64,0m



Chiều rộng bến

:

10,0m (Khu nước quay trở xe

rộng 16,5m)


Chiều dài cầu dẫn

:

21,0m




Chiều rộng cầu dẫn

:

5,0m



Kích thước trụ neo mũi – lái :

LxBxH = 2,8x2,8x1,2m



Kích thước trụ đỡ cầu công tác

:



Bề rộng cầu công tác

:

1,2m




Cao trình đỉnh bến

:

+2.80m (hệ Lục địa)



Mực nước cao thiết kế

:

+1.80m (hệ Lục địa)



Mực nước thấp thiết kế

:

- 0.65m



Cao trình đáy bến



Độ dốc ngang mặt bến


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

:

LxBxH = 1,5x0,7x0,6m

-6.70m
:

i = 0,5%
Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 2


ỏn tt nghip ngnh Cụng Trỡnh Thy
b. Ti trng khai thỏc:
<> Tu hng trng ti 2.000DWT neo cp cú cỏc thụng s c bn nh sau:


Chiu di tu

:

Lt = 81,0 m



Chiu rng tu


:

Bt = 12,7 m



Mn nc tu y ti

:

Tc =

:

q = 2 T/m2

:

q = 1 T/m2

4,9 m

<> Ti trng khai thỏc trờn mt cu chớnh:


Ti trng hng hoỏ



ễ tụ vn ti H30.




Cn cu bỏnh hi sc nõng 16T.

<> Ti trng khai thỏc trờn tr neo:


Ti trng phõn b u



Lc neo mi lỏi cho tu trng ti 2.000DWT

<> iu kin neo cp tu:


Vn tc giú

:

20,7m/s



Vn tc dũng chy

:

1,62m/s


Chiu cao súng

:

0,5m

iu kin t nhiờn
iu kin a lý, a hỡnh

Dự án Xây dựng cầu cảng hóa chất - Tổng công ty Công nghiệp
hóa chất mỏ - Vinacomin tại Xã Thái Thọ, Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái
Bình nằm tại phía Tây Bắc của nhà máy Nhà máy Sản xuất Amoni
Nitrat có vị trí nh sau:
+ Phía Tây Bắc giáp với nhà máy.
+ Phía Tây Nam giáp Sông Trà Lý.
+ Các phía còn lại là khu thân đê và bãi bồi ven sông.
Khu vực dự kiến xây dựng công trình hiện đang là khu bãi bồi và
một phần thuộc thềm sông phần hạ lu sông Trà Lý, địa hình tơng
đối trũng thấp. Cao độ hố khoan tại vị trí khảo sát biến đổi từ
-2.35m đến 1.43m.
iu kin a cht
Giỏo viờn hng dn: ThS. V Th Chi
Sinh Viờn: ng Minh Phi MSV: 39829

Lp: CTT51 - H
Trang 3


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy

Căn cứ hồ sơ khảo sát địa chất do Công ty CP Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà
Nội thực hiện tháng 11/2011 phục vụ lập Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Amon
Nitrat, khu vực cầu cảng nghiên cứu tại 03 hố khoan LK47, LK48, LK49 và Hồ sơ khảo
sát địa chất khu vực đầu tư xây dựng cầu cảng Hóa chất do Công ty CP Tư vấn khảo sát
thiết kế xây dựng Hà Nội thực hiện tháng 03/2014, cho thấy địa tầng có các đặc điểm như
sau:


Lớp 1: Bùn sét pha lẫn nhiều tạp chất. Lớp này xuất hiện ngay trên bề mặt
của cấu trúc địa chất và nằm dưới đáy sông, lớp có bề dày là 1,0m, được hình thành
do quá trình lắng đọng vật liệu trầm tích. Do bề dày nhỏ, thành phần không đồng nhất
nên chúng tôi không tiến hành lấy mẫu và thí nghiệm SPT ở lớp này.



Lớp 2: Sét pha, màu xám nâu, xám đen lẫn hữu cơ, trạng thái dẻo chảy. Độ
sâu mặt lớp là 1,0m, độ sâu đáy lớp là 10,0m. Bề dày lớp là 9,0m. Kết quả phân tích
các chỉ tiêu cơ lý của 04 mẫu đất nguyên dạng cho các giá trị như sau:
w = 1,74 (g/cm3); C = 0,12 (kG/cm2);  = 6o11; B = 0,82.



Lớp 3: Sét pha, màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm, lẫn hữu cơ, đôi chỗ kẹp
cát mịn. Độ sâu mặt lớp là 10,0m, độ sâu đáy lớp là 18,5m. Bề dày lớp là 8,5m. Kết
quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý của 04 mẫu đất nguyên dạng cho các giá trị như sau:
w = 1,84 (g/cm3); C = 0,141 (kG/cm2);  = 7o02; B = 0,57.



Lớp 4: Sét pha, màu xám xanh, xám ghi, trạng thái dẻo mềm. Độ sâu mặt

lớp là 18,5m, độ sâu đáy lớp là 23,7m. Bề dày lớp là 5,2m. Kết quả phân tích các chỉ
tiêu cơ lý của 03 mẫu đất nguyên dạng cho các giá trị như sau:
w = 1,84 (g/cm3); C = 0,17 (kG/cm2);  = 9o15; B = 0,57.



Lớp 5: Cát pha, màu nâu vàng, trạng thái dẻo, đôi chỗ kẹp sét pha. Độ sâu
mặt lớp là 23,7m, độ sâu đáy lớp là 27,0m. Bề dày lớp là 3,3m. Kết quả phân tích các
chỉ tiêu cơ lý của 02 mẫu đất nguyên dạng cho các giá trị như sau:
w = 1,97 (g/cm3); C = 0,156 (kG/cm2);  = 16o21’; B = 0,29.



Lớp 6: Cát hạt mịn màu xám vàng, trạng thái chặt. Độ sâu mặt lớp là 27,0m.
Độ sâu đáy lớp và bề dày lớp chưa xác định cụ thể do hố khoan kết thúc tại độ sâu 50,
0m hiện vẫn trong lớp này. Trong quá trình khảo sát đã khoan được vào lớp này
23.0m. Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý của 12 mẫu không nguyên dạng cho các

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 4


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
giá trị như sau:
 = 2,67 (g/cm3); c = 35o12’;  w = 24o61’
 Điều kiện khí tượng thủy văn
1.3.3.1 Đặc điểm khí tượng


Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa. Thái Bình có nhiệt
độ trung bình 23oC - 24oC, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 8.400-8.500oC, số giờ
nắng từ 1.600-1.800h, tổng lượng mưa trong năm 1.700-2.200mm, độ ẩm không khí từ
80-90%. Gió mùa mang đến Thái Bình một mùa đông lạnh mưa ít, một mùa hạ nóng mưa
nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn.
Là tỉnh đồng bằng nằm sát biển, khí hậu Thái Bình được điều hòa bởi hơi ẩm từ vịnh
Bắc Bộ tràn vào. Gió mùa đông bắc qua vịnh bắc bộ tràn vào. Gió mùa đông bắc qua
vịnh Bắc Bộ vào Thái Bình làm tăng độ ẩm so với những nơi khác nằm xa biển. Vùng áp
thấp trên đồng bằng Bắc Bộ về mùa hè hút gió biển vào làm bớt tính khô nóng ở Thái
Bình. Sự điều hòa của biển làm cho biên độ nhiệt tuyệt đối ở Thái Bình thấp hơn ở Hà
Nội 5oC.
Ngay trong phạm vi tỉnh, sự điều hòa nhiệt ẩm ở vùng ven biển Thái Thụy, Tiền Hải
rõ rệt hơn những vùng xa biển. Biên độ nhiệt trung bình trong năm ở Diêm Điền là
12,8ºC, còn ở thành phố Thái Bình là 13,1ºC. Tuy nhiên do diện tích nhỏ, gọn và địa hình
tương đối bằng phẳng nên sự phân hóa theo lãnh thổ tỉnh không rõ rệt.


Lượng mưa (tại khu vực khảo sát): Theo cục khí tượng Thủy văn, lượng
mưa hàng năm biến đổi theo mùa, theo tháng trong mùa, theo ngày trong tháng và
theo giờ trong ngày. Tổng lượng mưa lớn nhất và trung bình, thống kê theo quan trắc
dài hạn, thể hiện theo biểu đồ Hình 1.
Hình 1. Lượng mưa quan trắc dài hạn vùng Thái Bình tại trạm khí tượng thủy văn

Đông Quý (mm) (1985-2010)

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH

Trang 5


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy



Nhiệt độ không khí (tại khu vực khảo sát): Nhiệt độ không khí trung bình,
cao nhất và thấp nhất tuyệt đối, cao nhất và thấp nhất trung bình theo từng tháng và
năm, quan trắc trong khoảng thời gian 2006-2010 tại Thái Bình, thể hiện trong Hình
2.

Hình 2. Nhiệt độ không khí vùng Thái Bình tại trạm khí tượng thủy văn Đông Quý
(độ C) (2006-2010)



Độ ẩm không khí (tại khu vực khảo sát): Độ ẩm tương đối trung bình theo
tháng và năm, quan trắc trong khoảng thời gian 2006-2010 tại vùng Thái Bình, thể
hiện biểu đồ Hình 3.

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 6


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
Hình 3. Độ ẩm tương đối trung bình vùng Thái Bình tại trạm khí tượng thủy văn

Đông Quý (%) (2006-2010)



Tốc độ gió (tại khu vực khảo sát): Tốc độ gió mạnh nhất quan trắc từng
tháng trong năm, khoảng 1986-2010, thể hiện trong biểu đồ Hình 4. Trong biểu đồ
này ta thấy tốc độ gió lốc đạt đến 42m/s (tương đương 151km/giờ) xảy ra trong nhiều
năm (nn).

Hình 4. Tốc độ gió

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 7


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy


Áp suất không khí (tại khu vực khảo sát): Áp suất không khí trung bình,
cao nhất và thấp nhất tuyệt đối, cao nhất và thấp nhất trung bình theo từng tháng và
năm, quan trắc trong khoảng thời gian 1971-2010 tại Thái Bình, thể hiện trong Hình
5:

Hình 5. Áp suất không khí theo từng tháng tại trạm khí tượng thủy văn Đông Quý từ
1971-2010

1.3.3.2 Đặc điểm thủy văn


a. Đặc điểm thủy văn nước mặt
<> Thủy văn, sông ngòi: Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng
năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con
sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chảy ra biển. Mặt khác, do quá trình
sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ, người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày
đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8.492km, mật độ bình quân
từ 5-6km/km2. Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng Tây Bắc xuống
Đông Nam. Phía Bắc, Đông Bắc Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình. Thái
Bình được bao bọc và chia cắt bởi các con sông chính sau:


Phía Tây, Tây Nam và phía Nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) có
sông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 8


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
Thái Bình.


Phía Tây Bắc là sông Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cung
cấp nước cho các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà.




Phía Đông Bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái Bình.



Sông Diêm Hộ, chảy qua 1 phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyện Thái
Thụy (phần Thụy Anh, phần Thái Ninh cũ) và chảy ra biển thông qua cống Trà Linh.



Sông Trà Lý (một chỉ lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng và chảy ra
biển, sông Trà Lý chia đôi Thái Bình thành 2 khu: Khu Bắc và khu Nam, chiều dài
khoảng 67km. Điểm cuối của sông Trà Lý đổ ra biển Đông, ranh giới giữa hai xã Thái
Đô (huyện Thái Thụy) và xã Đông Hải (huyện Tiền Hải). Khu vực công trình cách
cửa sông Trà Lý khoảng 8km. Do hiện tượng khai thác cát ở sông tốc độ ngày càng
gia tăng, làm xuất hiện nhiều hố nước sâu làm nhiều đoạn đê sạt lở, có chỗ sâu 2-3m.
Cảng Hóa chất dự kiến xây dựng tại bờ trái sông Trà Lý, đoạn chảy qua xã Thái Thọ,

huyện Thái Thụy. Do ở hạ lưu gần biển nên nước sông bị nhiễm mặn chế độ dòng chảy
phụ thuộc thủy triều.
Khu vực Thái Bình chịu ảnh hưởng của mạng thủy văn của sông Trà Lý với nhiều ao,
hồ, kênh rạch.
Mực nước sông Trà Lý biển đổi theo mùa, thấp về mùa khô và cao về mùa mưa. Kết
quả quan trắc mực nước lớn nhất trong khoảng thời gian từ năm 1962 đến 2010 cho ta
các giá trị mực nước sông trong 48 năm thể hiện trong Hình 6 và tần suất mực nước xuất
hiện thể hiện trong Hình 7. Theo đó, mực nước cao nhất là 320cm đo được vào năm
1968, mực nước thấp nhất là 165cm đo vào năm 1977.
Hình 6: Mực nước lớn nhất tại sông Trà Lý (cm), tại trạm khí tượng thủy văn Đông
Quý


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 9


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy

Hình 7: Tần suất mực nước xuất hiện tại sông Trà Lý (cm), tại trạm khí tượng thủy
văn Đông Quý

<>

Đặc điểm nước dưới đất:
Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời Đệ Tứ

có nguồn gốc sông biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì các trầm tích này có khả năng
chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác.


Độ mặn của nước sông Trà Lý: Độ mặn lớn nhất tháng của nước sông Trà Lý
đo từ năm 1968 đến 2010 cho các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình được thể
hiện trong Hình 8 như sau:

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 10



Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
Hình 8: Độ mặn theo tháng (º/˳˳) tại trạm khí tượng thủy văn Đ ông Quý.

Tại thời điểm khảo sát khu vực dự kiến xây dựng tồn tại cả nước mặt và nước dưới
đất:


Nước mặt có ngay trong ao hồ, sông ngòi, hệ thống mương thoát nước xung
quanh khu vực khảo sát. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước thải sinh hoạt.



Nước dưới đất tồn tại chủ yếu trong các lớp đất rời. Nguồn cung cấp chủ yếu
là nước mặt, nước mưa và nước thải sinh hoạt.
Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã tiến hành quan trắc nước dưới đất tại các hố

khoan vào các thời gian quan trắc khác nhau, kết quả thu được thể hiện trong bảng sau:
Chu kỳ
Mực nước trung bình (m)

24h
1,2

48h
0,9

72h
0,7


Thí nghiệm phân tích thành phần hóa học 02 mẫu nước lấy trong hố khoan để đánh
giá khả năng ăn mòn của nước với bê tông cho kết quả nước có tính ăn mòn trung bình bê
tông.

 Tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thiết kế
Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng trong thiết kế:
-

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

-

Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

-

Công trình bến cảng biển - Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 207-92.

-

Công trình bến cảng sông - Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 219-94.

-

Tải trọng và tác động (do sóng và do tàu) lên công trình thủy - Tiêu chuẩn thiết kế
22TCN 222-95.

-


Tải trọng và tác động - TCVN 2737-1995.

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 11


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
-

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công - TCVN 4116-85.

-

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - TCXDVN 356-2005.

-

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - TCVN 4453-1995.

-

Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc - TCXD 205-1998.

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
Chương 2
Thiết kế quy hoạch mặt bằng công trình

 Xác định kích thước cơ bản các bộ phận của công trình
Hệ cao độ sử dụng là hệ cao độ Quốc Gia
 Xác định mực nước tính toán

Theo tiêu chuẩn 22TCN207-92, mực nước tính toán là mực nước thấp nhất theo một
bảo đảm suất quy định, dùng để tính toán độ sâu. Mực nước tính toán đối với khu nước
và luồng lạch ra vào của cảng biển quy định với số không độ sâu đã dùng trên hải đồ của
vùng biển. Mực nước tính toán này xác định theo đường bảo đảm suất nhiều năm của
mực nước ngày.
Mực nước thấp thiết kế được lấy theo đảm bảo suất (%), đảm bảo suất này phụ
thuộc vào hiệu số giữa mực nước có suất bảo đảm 50% và mực+ nước thấp nhất. Đảm
bảo suất tra theo bảng 1 TCN207-92.
Bảng 1.1. Bảo đảm suất xác định mực nước thấp thiết kế
H50% - Hmin (cm)
Đảm bảo suất (%)
�180

98,0

260

99,0


�300

99,5

Hmin - mực nước năm thấp nhất với tần suất 1 lần trong 29 năm (đảm bảo suất 4%).
=>MNTTK = -0,65
Mực nước cao thiết kế phụ thuộc vào cấp công trình ( theo giáo trinh “Công trình bến
cảng “ NXB Xây Dựng ), với công trình cấp III cần lấy với suất 5%.
=>MNCTK = +1,8.
 Độ sâu khu nước trước bến.

Theo tiêu chuẩn 22TCN207-92, độ sâu thiết kế được xác định theo công thức:
H0 = T+ Z1+ Z2+Z3+Z4+Z0

(2-1)

Cao trình đáy bến được xác định:
Đáy bến = MNTTK – H0

(2-2)

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 13


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
ĐØ

nh
MNC TK
MNTTK
HTD
Ttt

Ho

Hc t
Z1 +Z2 +Z3 +Z0

и y

Z4

Hình 1.1. Sơ đồ tính toán độ sâu trước bến.
- T -Mớn nước của tàu tính toán (m). T = 4,9 m.Mớn nước của tàu cần cộng thêm
một số gia T để xét đến sự thay đổi dung trọng nước.(Bảng 2 TCN207-92).
- Z1 - dự phòng độ sâu chạy tàu tối thiểu, đảm bảo an toàn và độ lái tốt của tàu khi
chuyển động(m), Z1 phụ thuộc địa chất đáy khu nước.(Bảng 3 TCN207-92).
Với địa chất là cát bồi lẫn vỏ sò hến ta có Z1 = 0,04T = 0,04.4,9 = 0,196m.
- Z2 - dự phòng do sóng, xét đến độ chìm gia tăng của đầu cuối tàu khi có sóng, Z 2
phụ thuộc chiều dài tàu tính toán và chiều cao sóng. Tra bảng 4 có Z2 = 0,088m
- Z3 - dự phòng về vận tốc (tính đến sự thay đổi mớn nước của tàu khi chạy so với
mớn nước của tàu neo đậu khi nước tĩnh), Z3 phụ thuộc vào vận tốc tàu tính
toán (m/s), nội suy theo bảng 5 (22TCN207-92).
Tra bảng 29 22TCN222 – 95. Thành phần vuông góc của tốc độ tàu cập bến v =
0,2 m/s. Góc tàu cập bến:  10 0 .
Vận tốc cập bến của tàu là: v = 0,2/sin 100 = 1,15(m/s)
Tra bảng 5 ta có: z3 = 0,105 m.


TThh

TTTB
TB

TTdd

Hình 1.2. Sự thay đổi mớn nước khi tàu chạy
- Z4 - dự phòng do sa bồi tính đến sự bồi lấp giữa hai lần nạo vét, duy tu và hàng
rời rơi vãi xuống khu nước (m) lấy không nhỏ hơn 0,4m để đảm bảo tàu nạo
vét có năng suất. Lấy Z4 = 0,5m.
- Z0 - dự phòng do nghiêng lệch tàu do xếp hàng hóa lên tàu không đều, do hàng
hóa bị xê dịch, Z0 phụ thuộc vào loại tàu (m). (Bảng 6TCN207-92).
Z0 = 0,026. B = 0,026.12,7 = 0,33 (m).
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 14


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
- Đáy bến - cao độ đáy bến.
- MNTTK - mực nước thấp thiết kế.
Bảng 2.1. Độ sâu trước bến và cao độ đáy bến.
Thông số tính toán

Ký hiệu


Đơn vị

Mớn nước tàu tính toán

T

m

4,9

Chiều dài tàu tính toán

L

m

81

Chiều rộng tàu tính toán

B

m

12,7

Dự phòng độ sâu tối thiểu

Z1


m

Dự phòng do sóng

Z2

m

0,088

Dự phòng về vận tốc

Z3

m

0,105

Dự phòng do sa bồi

Z4

m

0,5

Dự phòng do nghiêng lệch tàu

Zo


m

Mực nước thiết kế

0,05T

0,026B

Giá trị

0,196

0,33

m

-0,65

Ho

m

6,119

Đáy bến

m

-6,769


Độ sâu khu nước trước bến
Cao độ đáy bến

Công thức

Vậy cao độ đáy bến: Đáy bến = -6,7m (hệ cao độ quốc gia).
 Độ sâu chạy tàu.

Theo tiêu chuẩn 22TCN207-92, độ sâu chạy tàu được xác định:
Hct = T + Z1 + Z2 + Z3 + Z0

(2-3)

Cao độ đáy chạy tàu được xác định:
Đáy CT = MNCT - Hct

(2-4)

MNCT - là mực nước chạy tàu trên luồng.
Đáy CT - cao độ đáy chạy tàu.
Theo yêu cầu thiết kế, MNCT được chọn sao cho tàu có thể ra vào sửa chữa cả
trong trường hợp mực nước thấp nhất; MNCT = MNTTK = -0,65m.
Hct = 4,9 + 0,196 + 0,088 + 0,105 + 0,33 = 5,619m.
Đáy CT = -0,65 – 5,619 = -6,269m (cao độ quốc gia).
Vậy chọn cao độ đáy chạy tàu: Đáy CT = -6,3 (cao độ quốc gia).
 Cao trình đỉnh bến.

Cao trình đỉnh bến được xác định theo 2 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn chính:
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi

Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 15


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
Đỉnh bến = MN(P = 50%) + a

(2-5)

Trong đó:
Đỉnh bến - cao trình đỉnh bến;
MN(P = 50%) - là cao trình MN ứng với tần suất 50% của đường tần suất MN giờ
quan trắc trong nhiều năm; MN(P = 50%) = 1.8m.
a - độ vượt cao của mặt bến; a = (1 �2)m, với công trình nằm trong vùng nước ảnh
hưởng của thủy triều a = 1m.
Đỉnh bến = 1,8 + 1 = +2,8m (cao độ quốc gia).
- Tiêu chuẩn kiểm tra:
Đỉnh bến = MN(P = 15%) + a’

(2-6)

Trong đó:
MN(P = 15%) - cao trình MN ứng với tần suất 15% của đường tần suất MN giờ quan
trắc trong nhiều năm; MN(P = 5%) = 2,7m.
a’ - độ vượt cao của bến (dự trữ do bảo quản hàng hoá và quá trình bốc dỡ):
a’ = (0  1)m. Chọn a’ = 0m.
=> Đỉnh bến = 0 + 2,7 = +2,7m (cao độ quốc gia).
 Chiều cao bến.


Hb = Đỉnh bến - Đáy bến

(2-7)

Hb = 2,8 - (-6,7) = 9,5 m (là công trình cấp III – TCN 207-92 điều 2.3).
 Chiều dài bến.

Chiều dài cầu chính:
Tàu tính toán có tải trọng xà lan 2000 tấn và kích thước Lt = 81m.
Bến là độc lập nên chiều dài bến được xác định theo công thức:
�2 5 �
Lb  � � �

Lt
�3 6 �

Căn cứ vào việc bố trí kết cấu nền cọc cho phù hợp và tận dụng mặt bằng bến có
lợi cho việc để các thiết bị phục vụ cho trang trí tàu nên ta chọn Lb = 64m.
Chiều dài cầu dẫn:
Căn cứ theo điều kiện địa hình khu vực xây dựng cầu tầu và tận dụng chiều dài
khu nước và chi phí nạo vét nhỏ ta chọn chiều dài cầu dẫn là L cd = 21m.
 Chiều rộng bến.

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 16



Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
Việc xác định chiều rộng bến phải dựa vào công nghệ khai thác trên bến và sự ổn
định của kết cấu. Sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ trên bến có 1 cần trục bánh hơi 16T, 1 làm ô
tô vận tải H30, do đó chiều rộng của bến được xác định như sau.
-

Chiều rộng cầu chính:

Sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ trên bến gồm cần trục bánh hơi di chuyển trên bến.
Ban đầu chọn sơ bộ chiều rộng bến là: Bb = 10m.
-

Chiều rộng cầu dẫn:

Theo quy trình thiết kế công nghệ Cảng biển và để phục vụ cho vận chuyển máy
móc thiết bị bằng cần trục đi lại trên cầu dẫn chọn Bcd = 5m.
 Xác định khu nước trước bến:
2.1.8.1 Chiều dài khu nước trước bến:

Chiều dài khu nước trước bến được tính theo công thức sau:
LKN = LB + 2.d

(2-8)

LB: chiều dài bến, LB = 105 m
d: khoảng cách dự trữ, d = 10 m
Thay số ta có LKN = 125 m.
2.1.8.2 Chiều rộng khu nước trước bến:


BKN = (23) BT + ΔB

(2-9)

BT: chiều rộng tàu, BT = 12,7 m
ΔB: chiều rộng an toàn khi tàu chạy, ΔB=1,5 BT = 19,05m
Thay số ta có BKN = 45 m
 Khu nước quay trở.

Đường kính:
D = (1,2 1,5)LT = (1,2 1,5).81 = (97,2  121,5)m.

(2-10)

Chọn kích thước khu nước quay trở: đường kính 50m, cao độ đáy lấy bằng cao độ
chạy tàu -6,3m (cao độ quốc gia).

 Đề suất lựa chọn phương án mặt bằng
 Các phương án bố trí mặt bằng

Cơ sở để xác định phương án bố trí mặt bằng công trình là chiều dài đường bờ được
cấp, chiều dài công trình, số tàu có thể neo đậu đồng thời trên bến. Dựa vào loại kết cấu
công trình dự kiến sử dụng để xây dựng công trình, như công trình bến bệ cọc cao thích
hợp với dạng liền bờ, xa bờ. Bến tường cừ có neo, không có neo thích hợp với dạng bến
liền bờ v..v. Việc xác định được dạng mặt bằng hợp lí phải dựa vào các yếu tố trên. Tuy
nhiên yếu tố chiều dài, chiều rộng đường bờ, khu đất, chiều dài công trình và số tàu đồng
thời neo đậu trên bến sẽ quyết định dạng mặt bằng công trình.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829


Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 17


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
Việc xác định mặt bằng bến cần đạt được những mục tiêu sau:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể.
- Phù hợp với điều kiện giao thông đường bộ, đường thủy trong khu vực.
- Quy hoạch bố trí xây dựng các công trình phải phù hợp với yêu cầu khai thác
trước mắt đồng thời phù hợp với qui mô phát triển lâu dài, tận dụng triệt để lợi thế tự
nhiên của khu đất, khu nước nhằm giảm được vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Tận dụng tối đa điều kiện che chắn tự nhiên.
- Không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực cũng như những công trình, cơ
sở lân cận
Dựa vào cơ sở trên ta chọn phương án mặt bằng như sau:
- Phương án 1: Công trình bến liền bờ
- Phương án 2: Công trình bến song song với bờ
 So sánh lựa chọn hai phương án:

Cắn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình và công nghệ khai thác trên bến thì mặt bằng
phương án 1 và 2 có các ưu nhược điểm như sau:
2.2.2.1 Phương án 1

a) Ưu điểm:
- Hình dạnh, kích thước bến đơn giản.
- Khu nước trước bến thông thoáng, thuận lợi cho việc bố trí vũng quay tàu.
- Liên hệ với khu đất tốt, thuận lợi cho việc giao thông đi lại trên bến
- Lợi dụng được tối đa điều kiện tự nhiên do cảng nằm trong khu vực khu vực
khuất gió, sóng nên kết cấu công trình đơn giản.
b) Nhược điểm:

- Mặt bằng kéo dài, làm tăng hệ thống các đường kỹ thuật (cung cấp điện nước)
- Tuyến tường góc, công trình sau bến chạy dọc suốt chiều dài bến làm tăng chi
phí xây dựng
- Do gần bờ nên khối lượng nạo vét, san lấp lớn.
2.2.2.2 Phương án 2: công trình bến song song với bờ:

a) Ưu điểm:
-

Tận dụng độ sâu tự nhiên của khu nước. Nó thích hợp với các công trình có
chiều dài đường bờ ngắn, công trình bến chuyên dụng.
Khối lượng nạo vét khi thi công xây dựng công trình và trong quá trình khai
thác cảng giảm.
Không phải làm đá đổ gầm bến.
Giảm bớt đường đi của hệ thống các đường kỹ thuật.
Giảm chi phí và thời gian xây dựng hệ thống tường góc, công trình sau bến

b) Nhược điểm:
- Kết cấu công trình phức tạp hơn do phải có cầu dẫn
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 18


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
- Khu nước trước bến không được thông thoáng, tuyến mép bến khá gần biên
luồng gây rất nhiều khó khăn cho việc điều động tàu.
- Liên hệ với khu đất thông qua cầu dẫn nên việc di chuyển các phương tiện vận

tải trên bến có nhiều hạn chế.
 Kết luận:

Từ những ưu nhược điểm rút ra ở trên, ta thấy phương án 2 áp dụng phù hợp hơn
với địa điểm xây dựng cũng như công nghệ khai thác nên em kiến nghị chọn phương án 2
làm phương án bố trí mặt bằng xây dựng.

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 19


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy

ct4

t r ô n eo

y

o

ct3
C§ § B: -6.70m

c Ç u c h Ýn h

x


ct2

® ê n g c Ê p ph è i


ên
g­d
Ëu
­n

­m
¸y

ct1

t r ô n eo

Hình 1.1. Mặt bằng tổng thể phương án
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 20


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
Chương 3
Thiết kế sơ bộ các phương án kết cấu công trình


 Đề xuất phương án kết cấu công trình
Kết cấu cầu tàu dạng bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm dọc trên nền
cọc vuông BTCT M400 có kích thước bxh=40x40cm.
III.1.1. Kết cấu cầu chính:
Dạng bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm dọc trên nền cọc vuông BTCT
M400 tiết diện 40x40cm.
a. Nền cọc: Bằng BTCT M400 đá 1x2 tiết diện 40x40cm, chiều dài thay đổi
L=33m và L=35m tùy thuộc vị trí. Theo mặt cắt ngang có 05 hàng cọc, trong đó gồm 04
hàng cọc đóng thẳng, 01 hàng cọc đóng xiên độ xiên 6:1 xoay không gian 15 o, bước cọc
theo phương ngang kể từ ngoài bến vào lần lượt là: 0,6m + 2,5m + 2x2,9m. Riêng khu
vực mở rộng để quay xe theo mặt cắt ngang có 07 hàng cọc, trong đó gồm 06 hàng cọc
đóng thẳng, 01 hàng cọc đóng xiên 6:1 xoay không gian 15o, bước cọc theo phương
ngang kể từ ngoài bến vào lần lượt là: 0,6m + 2,5m + 4x2,9m. Bước cọc theo phương dọc
bến là 3,3m. Tổng số cọc của cầu chính là 108 cọc trong đó 88 cọc đóng thẳng và 20 cọc
đóng xiên.
b. Hệ dầm ngang, dầm dọc:
<> Dầm ngang: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ. Toàn bến cầu chính có 20 dầm
ngang được chia làm 03 loại:


Dầm ngang loại 1: Dầm ngang DN1 có tiết diện bxh = 80x60cm (kể đến cả
chiều dày bản cao 90cm) đầu dầm được hạ thấp thành tiết diện bxh = 80x285cm (kể
đến cả chiều dày bản cao 315cm) để liên kết với dầm tựa tàu, chiều dài dầm 10,0m.
Toàn bến có 16 dầm ngang DN1;



Dầm ngang loại 2: Dầm ngang DN2 có tiết diện bxh = 80x60cm (kể đến cả
chiều dày bản cao 90cm) đầu dầm được hạ thấp thành tiết diện bxh = 80x285cm (kể
đến cả chiều dày bản cao 315cm) để liên kết với dầm tựa tàu, chiều dài dầm 16,5m.

Toàn bến có 01 dầm ngang DN2;



Dầm ngang loại 3: Dầm ngang DN3 có tiết diện bxh = 80x60cm (kể đến cả
chiều dày bản cao 90cm) đầu dầm được hạ thấp thành tiết diện bxh = 80x285cm (kể
đến cả chiều dày bản cao 315cm) để liên kết với dầm tựa tàu, đoạn hạ thấp liên kết
đáy bể thu gom nước thải có tiết diện bxh = 80x120cm (kể đến cả chiều dày bản cao
150cm) chiều dài dầm 16,0m. Toàn bến có 03 dầm ngang DN3.

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 21


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
<> Dầm dọc: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ, theo phương ngang có 04 dầm, khu
vực mở rộng làm nơi quay trở xe và bố trí bể thu gom nước thải có 06 dầm chia làm 3
loại:


Dầm dọc loại 1: Dầm dọc DD1 (thuộc trục C, D và E) tiết diện dầm bxh =
80x60cm (kể đến cả chiều dày bản cao 90cm), chiều dài dầm bằng chiều dài cầu
chính. Toàn bến cầu chính có 03 dầm dọc DD1.



Dầm dọc loại 2: Dầm dọc DD2 (thuộc trục A – B) có tiết diện bxh =

60x35cm (kể đến cả chiều dày bản cao 65cm), chiều dài dầm bằng chiều dài cầu
chính. Toàn bến có 01 dầm dọc DD2.



Dầm dọc loại 3: Dầm dọc DD3 (thuộc trục F, G) có tiết diện bxh =
80x120cm (kể đến cả chiều dày bản cao 150cm), chiều dài dầm 10,95m. Toàn bến có
02 dầm dọc DD3.

c. Bản tựa tàu: Dạng bản liên tục bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ, tiết diện bxh =
30x175cm, chiều dài dầm tựa tàu bằng chiều dài cầu chính.
d. Bản mặt cầu: Bản mặt cầu bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ cùng gờ chắn xe, bản
dày 30cm. Trên mặt bố trí rãnh thu gom nước rửa vệ sinh mặt cầu thu về bể chứa nước
thải xử lý trước khi thải ra sông. Tại vị trí tiếp giáp cầu dẫn, mép bản được gia cường
thép hình L100x10 nhúng nóng mạ kẽm trước khi lắp đặt.
e. Kết cấu phủ mặt cầu: Sử dụng bê tông nhựa hạt mịn phủ mặt cầu dày trung bình 6cm,
vuốt tạo độ dốc cho mặt cầu i = 0,5% về hai phía rãnh thu gom nước mặt cầu.
f. Gờ chắn xe: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ cùng với bê tông dầm tựa tàu và bản
mặt cầu, tiết diện hình thang vuông cạnh nghiêng ra phía ngoài đỉnh rộng b1 = 20cm, đáy
rộng b2 =30cm, chiều cao h = 25cm.
g. Hào công nghệ: Bố trí sát gờ chắn xe tuyến mép bến, kích thước 30x30cm, nắp bằng
BTCT đúc sẵn có kích thước 100x38x8cm.
h. Bích neo tàu: Dùng bích neo gang đúc 30T sản xuất trong nước theo tiêu chuẩn Việt
Nam cùng các chi tiết liên kết đồng bộ hoặc loại bích có tiêu chuẩn kỹ thuật tương
đương. Bích neo có đường kính ngoài 255mm, chiều cao h = 365mm, liên kết giữa bích
neo tàu với dầm bằng các bu lông M38 chiều dài 540mm. Trên cầu chính bố trí lắp đặt 05
bích neo. Bích neo gang đúc CT 21 ÷ 40 bảo đảm các tiêu chuẩn sau:


Thành phần hoá học: C = 3,20 3,40%, Si = 1,40 %, Mn =

0,70 %, P 0,2%, S 

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 22


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy


Đặc tính cơ học: Độ bền kéo 180N/mm2, độ cứng 187HB



Kiểm tra siêu âm không có khuyết tật trong sản phẩm.

i. Đệm tàu: Sử dụng đệm tàu LMD 300H – 3000L do Việt Nam sản xuất, liên kết giữa
đệm và dầm tựa tàu bằng các bu lông thép không gỉ và các chi tiết đồng bộ với đệm tàu.
Đệm tàu được treo đứng, toàn bến có 10 bộ đệm tàu. Đệm tàu có các thông số kỹ thuật
như sau:


Thành phần cao su



Năng lượng biến dạng


:

7,1 Tm



Phản lực khi nén

:

56,3 T



Trị số biến dạng tới hạn

:

52,5 %

:

CL2

III.1.2. Kết cấu cầu dẫn:
Dạng bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm dọc trên nền cọc vuông BTCT
M400 tiết diện 40x40cm.
a. Nền cọc: Bằng BTCT M400 đá 1x2 tiết diện 40x40cm, chiều dài L=35m. Theo mặt cắt
ngang cầu gồm 02 hàng cọc bước cọc theo phương ngang là 3,5m, riêng tại vị trí tiếp
giáp với cầu chính cắt ngang gồm 03 cọc, bước cọc 3,5m+3,3m. Cắt dọc cầu dẫn gồm 06

hàng cọc với bước cọc từ cầu chính vào là 3,75m+4x3,9m. Toàn bộ cầu dẫn gồm 13 cọc
trong đó có 05 cọc đóng thẳng và 08 cọc đóng xiên 8:1.
b. Hệ dầm ngang, dầm dọc, dầm chéo cầu dẫn:
<> Dầm ngang: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ. Toàn bộ cầu dẫn có 06 dầm ngang
được chia làm 02 loại:


Dầm ngang loại 1: Dầm ngang NCD1 có tiết diện bxh = 60x55cm (kể đến cả
chiều dày bản cầu dẫn cao 80cm), chiều dài dầm bằng chiều rộng cầu dẫn. Toàn bộ có
05 dầm ngang NCD1.



Dầm ngang loại 2: Dầm ngang NCD2 tại vị trí tiếp giáp cầu chính có tiết
diện bxh = 60x55cm (kể đến cả chiều dày bản cầu dẫn cao 80cm), chiều dài dầm
L=8,3m. Toàn bộ có 01 dầm ngang NCD2.

<> Dầm dọc DCD: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ tiết diện bxh = 60x55cm (kể đến
cả chiều dày bản cầu dẫn cao 80cm), chiều dài dầm bằng chiều dài cầu dẫn. Toàn bến có
02 dầm dọc DCD.
<> Dầm chéo CCD: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ tiết diện bxh = 60x55cm (kể
đến cả chiều dày bản cầu dẫn cao 80cm), chiều dài dầm L=4,2m. Toàn bộ có 01 dầm chéo
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 23


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy

CCD.
c. Bản mặt cầu dẫn: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ cùng gờ chắn xe, bản dày
25cm. Tại vị trí tiếp giáp cầu chính và mố sau cầu, mép bản được gia cường thép hình
L100x10 nhúng nóng mạ kẽm trước khi lắp đặt.
d. Gờ chắn xe: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ cùng với bê tông bản mặt cầu dẫn,
tiết diện hình thang vuông cạnh nghiêng vào trong đỉnh rộng b1 = 20cm, đáy rộng b2
=30cm, chiều cao h = 25cm.
III.1.3. Mố cầu dẫn:
Dạng kết cấu tường góc có sườn gia cường trên nền cọc vuông BTCT tiết diện
40x40cm như sau:
a. Nền cọc: Bằng cọc BTCT M400 đá 1x2 tiết diện 40x40cm, chiều dài L=34m, theo
phương ngang có hai hàng cọc. Bước cọc theo phương ngang là 1,5m, theo phương dọc
là 3,2m. Toàn bộ mố sau cầu dẫn có 07 cọc trong đó có 04 cọc đóng thẳng và 03 cọc đóng
xiên 8:1.
b. Tường góc: Bằng cọc BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ. Bao gồm:


Tường mặt cao 2,0m trên đỉnh rộng 25cm, chân tường rộng 40cm. Đỉnh
tường mặt tại vị trí tiếp giáp với cầu dẫn được gia cường bằng thép hình L100x10
nhúng nóng mạ kẽm trước khi lắp đặt. Chân tường mặt đặt các ống thoát nước nhựa
PVC D100, a = 320cm.



Sườn gia cường bằng bê tông cốt thép dày 25cm, chân sườn rộng 1,90m.
Tường cánh tại hai đầu mố chân tường rộng 1,90m, đỉnh tường rộng 2,05m.



Bản đáy dày 50cm, rộng 2, 5m có đặt sẵn các thanh thép 25 cố định bản

quá độ khi đổ bê tông bản đáy.



Lăng thể đá:

Phía trước và sau tường góc đổ đá hộc trọng lượng

30 – 60kg/viên.


Bản quá độ: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đúc sẵn kích thước lxbxh =
200x198x20cm. Theo chiều dài mố cầu dẫn bố trí 04 bản quá độ.

III.1.4. Trụ neo: Kết cấu trụ neo dạng bệ cọc cao đài cứng bằng BTCT đổ tại chỗ trên
nền cọc vuông BTCT tiết diện 40x40cm. Toàn bến có 02 trụ neo mũi – lái. Kết cấu cụ
thể như sau:

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 24


Đồ án tốt nghiệp ngành Công Trình Thủy
a. Nền cọc: Bằng BTCT M400 đá 1x2 đúc sẵn tiết diện 40x40cm, chiều dài cọc L=35m.
Mỗi trụ có 05 cọc trong đó gồm 04 cọc đóng xiên 6:1&10: 1 và 01 cọc đóng thẳng.
b. Đài trụ: Bằng BTCT M300 đá 1x2 kích thước LxBxH = 2,8x2,8x1,2m. Trên bệ trụ bố
trí 01 bích neo tàu và chôn sẵn bu lông liên kết cầu công tác phục vụ đi lại neo buộc

tàu ...
c. Bích neo tàu: Kết cấu tương tự bích neo bố trí lắp đặt trên cầu chính.
III.1.5. Trụ đỡ cầu công tác: Kết cấu trụ đỡ cầu công tác dạng bệ cọc cao đài cứng
bằng BTCT đổ tại chỗ trên nền cọc vuông BTCT tiết diện 40x40cm. Toàn bến có 02
trụ đỡ cầu công tác. Kết cấu cụ thể như sau:
a. Nền cọc: Bằng BTCT M400 đá 1x2 đúc sẵn tiết diện 40x40cm, chiều dài cọc L=35m.
Mỗi trụ có 02 cọc đóng xiên 10: 1.
b. Đài trụ: Bằng BTCT M300 đá 1x2 kích thước LxBxH = 1,5x0,7x0,6m. Trên bệ trụ
chôn sẵn bu lông liên kết cầu công tác phục vụ đi lại neo buộc tàu ...
III.1.6. Cầu công tác: Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình khai thác đi lại phục vụ
neo buộc tàu, bố trí các cầu công tác giữa cầu chính với trụ neo. Cầu công tác dạng kết
cấu bằng thép hình mạ kẽm nhúng nóng được liên kết với bệ trụ bằng hệ bu lông M24
chôn sẵn trong quá trình gia công cốt thép, đổ bê tông bản cầu chính, trụ neo và trụ đỡ
cầu công tác. Bản sàn cầu công tác bằng tấm BTCT M200 đá 1x2 kích thước lxbxh =
1,08x0,73x0,065m. Toàn bến có 04 cầu công tác, chiều dài mỗi cầu công tác L=8,80m và
32 tấm đan bản sàn cầu công tác.

 Tính toán tải trọng do tàu tác động lên công trình:
 Tải trọng neo tàu:

Tàu neo đậu tại bến chịu tác dụng tổng hợp của gió, dòng chảy và sóng. Được xác
định theo Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 222 – 95.
3.2.1.1 Tải trọng neo do gió:

Theo Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 222 – 95 tải trọng tác động lên tàu do gió được
xác định theo công thức:
Thành phần ngang:
Wq = 73,6 . 10 -5 . Aq . V2q .q (KN)

(3-1)


Thành phần dọc:
Wn = 49,0 . 10 -5 . An . V2n .n (KN)

(3-2)

Wp , Wn: thành phần ngang và dọc của lực gió tác dụng lên tàu;
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Chi
Sinh Viên: Đặng Minh Phi MSV: 39829

Lớp: CTT51 - ĐH
Trang 25


×