Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Trang bị điện tàu b170 nghiên cứu hệ thống báo động xả CO2 buồng máy và hầm hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.27 KB, 44 trang )

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU CONTAINER B170
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Khái niệm
Nơi mà biến đổi những dạng năng lượng khác nhau thành năng lượng điện và đưa
đến các nơi tiêu thụ chính là tram phát điện.
1.1.2. Phân loại
- Dựa vào loại dòng điện:
+ Trạm phát điện một chiều.
+ Trạm phát điện xoay chiều.
- Dựa vào nhiệm vụ của trạm phát:
+ Trạm phát điện chính.
+ Trạm phát điện chân vịt.
+ Trạm phát điện sự cố sử dụng khi trạm phát điện chính không làm việc.
- Dựa vào mức độ tự động:
+ Cấp A1: Là không cần người trực ca ở buồng máy và buồng điều khiển.
+ Cấp A2: Là không cần người trực ca ở buồng máy nhưng cần người trực ca ở
buồng điều khiển.
+ Cấp A3: Cấp tàu cần người trực ca ở cả buồng máy và buồng điều khiển.
- Dựa vào quá trình biến đổi năng lượng:
+ Trạm phát thủy điện.
+ Trạm phát nhiệt điện.
+ Trạm phát điện nguyên tử.
- Dựa vào động cơ sơ cấp:
+ Trạm phát điện dùng động cơ sơ cấp là động cơ tuabin.
+ Trạm phát điện dùng động cơ sơ cấp là động cơ Diezel.
+ Kết hợp Diezel và tuabin.

1


1.2. Giới thiệu trạm phát tàu container B170


1.2.1. Thông số kỹ thuật máy phát chính và máy phát sự cố
a. Trạm phát chính
Gồm 3 máy phát chính: (công suất 1 máy)
Công suất: 1370 KVA
Điện áp: 450 V
Dòng điện: 1785 A
Số pha: 3
Tần số: 60Hz
Cos: 0, 8
b. Trạm phát sự cố
Có 1 máy phát sự cố:
Công suất: 145 KVA
Điện áp: 450V
Dòng điện: 190A
Số pha: 3
Tần số: 60 Hz
Cos: 0, 8
1.2.2. Cấu tạo mặt ngoài của bảng điện chính
Bảng điện chính gồm có 16 panel
- Panel 1: Panel cấp nguồn 3~60Hz 220V cho các phụ tải.
- Panel 2: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các bơm số 1.
- Panel 3: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho phụ tải.
- Panel 4: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho phụ tải.
- Panel 5: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải.
- Panel 6: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho phụ tải.
- Panel 7: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho phụ tải.
- Panel 8: Panel cấp nguồn điều khiển cho Diesel lai máy phát số 1.
2



- Panel 9: Panel cấp nguồn điều khiển cho Diesel lai máy phát số 2.
- Panel 10: Panel cấp nguồn cho các thiết bị hoà đồng bộ các máy phát và kết nối
điện bờ.
- Panel 11: Panel cấp nguồn điều khiển cho Diesel lai máy phát số 3.
- Panel 12: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho phụ tải.
- Panel 13: Panel cấp nguồn 3~60Hz 400V cho phụ tải.
- Panel 14: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho phụ tải.
- Panel 15: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho phụ tải.
- Panel 16: Panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho bơm số 2.
1.3. Nguyên lý của bảng điện chính tàu container B170
1.3.1. Mạch động lực và đo lƣờng của máy phát số 1 (sơ đồ 801)
- Điện áp 3 pha từ máy phát được đi đến thanh cái thông qua áptômát chính Q1.
- Hai biến dòng T1, T2 (801/5) cung cấp tín hiệu dòng của máy phát cho đồng hồ
đo công suất phản tác dụng P14.
- Ba biến dòng T3, T4, T5 (801/5) cấp tín hiệu dòng của máy phát cho khối A11
GMM10.18A.
- Công tắc S1 (801/1) cấp nguồn 220V, 60Hz cho điện trở sấy máy phát.
- Cầu dao F4 (801/12) cấp điện áp của máy phát cho đồng hồ đo điện áp P12 và
đồng hồ đo công suất phản tác dụng P14.
- Cầu dao F14, F15, F10 (801/28) cấp nguồn (3~60Hz 440V) cho khối A11
GMM10.18A.
- Biến áp hạ áp T21 (801/20) biến đổi điện áp xoay chiều 440V thành điện áp xoay
chiều 220V.
- Cầu dao F23 (801/20) cấp nguồn 220V cho mạch điều khiển áptômát chính của
máy phát.
- Cầu dao F24 (801/19) cấp nguồn 220V cho mạch hoà đồng bộ bằng tay.
- Cầu dao F26 (801/26) cấp nguồn 220V cho đồng hồ đếm thời gian P2 và đèn H0.
3



- Cầu dao F26 (801/22) cấp nguồn cho bộ biến đổi điện áp U1 biến đổi điện áp
xoay chiều 220V thành điện áp 1 chiều 24V.
- Cầu dao F71 (801/22) cấp nguồn 24V để sạc pin thông qua cầu chỉnh lưu và cấp
nguồn 24V cho mạch đèn chỉ thị và các rơ le điều khiển.
- Cầu dao F72 (801/22) cấp nguồn 24V để sạc pin thông qua cầu chỉnh lưu và cấp
nguồn 24V cho khối A1 (801/5).
- Cầu dao F6 (801/26) cấp nguồn (3~60Hz 440V) cho mạch hoà đồng bộ bán tự
động.
- Cầu dao F5 (801/27) cấp nguồn (3~60Hz 440V) cho mạch hoà đồng bộ bằng tay.
- Hai cầu dao F7, F8 (801/28) cấp nguồn 440V cho hai biến áp hạ áp T22, T23
(440V/24V). Nguồn 24V qua hai biến áp hạ áp T22, T23 được cấp cho các đèn H2,
H2.1 kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ sự cố.
- F1, F2: Là các cầu chì.
1.3.2. Mạch điều khiển đóng áptômát chính của máy phát số 1(Sơ đồ L408013/14)
a. Giới thiệu các phần tử
- YC: Cuộn dùng để đóng áptômát.
- YU: Cuộn hút của rơle điện áp thấp.
- M: Động cơ dùng để đóng áptômát chính của máy phát lên lưới.
- YO: Cuộn dùng để mở áptômát.
- S3: Công tắc xoay để lựa chọn chế độ điều khiển đóng áptômát chính của máy
phát vào lưới có 3 vị trí: MANUAL/AUTO/SEMI.
- S21: Công tắc chọn chế độ điều khiển bình thường hoặc sự cố.
- S8: Nút ấn đóng áptômát chính của máy phát lên lưới.
- S7: Nút ấn mở áptômát chính của máy phát ra khỏi lưới.
b. Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển đóng áptômát chính
Ta đóng cầu dao F23(801/20) cấp nguồn 220V-60Hz cho hệ thống điều khiển
đóng áptômát chính của máy phát số 1 vào lưới, nguồn 220V-60Hz được lấy qua
4



biến áp hạ áp T21(440/220V). Khi cấp nguồn cho hệ thống thì rơle K1.1 (801/39)
có điện, khi rơ le K1.1 có điện đóng tiếp điểm K1.1 (801/41) lại chờ sẵn.
Ta đóng cầu dao F26 (801/22) cấp nguồn cho bộ biến đổi điện áp xoay chiều
220V thành điện áp 1 chiều 24V, sau đó ta đóng cầu dao F71 (801/22) cấp điện áp
1 chiều 24 V cho cầu chỉnh lưu. Qua cầu chỉnh lưu, đóng cầu dao F32 (801/56) cấp
nguồn đến các rơle điều khiển và đóng cầu dao F31 (801/56) cấp nguồn cho hệ
thống đèn báo, khi đó đèn H3 (trắng) báo áptômát chính của máy phát chưa được
đóng lên lưới.
Động cơ diesel đang hoạt động bình thường nên module A3 (801/242) có điện báo
động cơ đang hoạt động đồng thời cấp nguồn cho rơle K14 đóng tiếp điểm K14
(801/242) lại làm cho rơle K9 (801/66) có điện. Rơle K9 có điện:
- Tiếp điểm K9 (801/38) cấp nguồn cho mạch điều khiển đóng áptômát chính và
mạch hoà đồng bộ tự động.
- Đóng tiếp điểm K9 (801/66) cấp nguồn cho đèn H9 (xanh) báo động cơ diesel
đang hoạt động.
- Đóng tiếp điểm K9 (801/134) chờ sẵn.
Vì không xảy ra ngắn mạch nên rơle K7 (801/63) của máy phát số 1, rơle K7
(901/63) của máy phát số 2, rơle K7 (1101) của máy phát số 3, không có điện do đó
các tiếp điểm K7 (801/39), K7 (901/39), K7 (1101/39) vẫn đóng. Lúc này, không
được cấp nguồn điện từ bờ cho nên rơle K1 (1001/17) không có điện do đó tiếp
điểm K1 (801/41) vẫn đóng.
Chế độ điều khiển bằng tay:
Ta đưa công tắc S3 (801/41) sang vị trí 1 chọn chế độ điều khiển máy phát bằng
tay.
Khi đưa công tắc S3 (801/41) về vị trí 1 các tiếp điểm S3 (801/41), S3 (801/33),
S3 (801/70) đóng lại. Các tiếp điểm S3 (801/41), S3 (801/33) đóng lại chờ sẵn. Còn
tiếp điểm S3 (801/70) đóng lại làm cho rơle K41 (801/70) có nguồn. Rơle K41 có
điện:
5



- Đóng tiếp điểm K41 (801/203) lại cấp nguồn cho module A3 báo sẵn sàng đóng
áptômát.
- Đóng tiếp điểm K41 (801/173) lại cấp nguồn cho module A2 báo áptômát được
đóng ở chế độ bằng tay.
- Đóng tiếp điểm K41 (801/44) cấp nguồn cho mạch hoà đồng bộ bằng tay.
Ta đưa công tắc S21 (801/42) về vị trí 1 chọn chế độ hoạt động bình thường. Khi
ta đưa công tắc S21 về vị trí 1 các tiếp điểm (801/43), (801/54) đóng lại, tiếp điểm
(801/54) đóng lại cấp nguồn cho PMS, còn tiếp điểm (801/43) đóng lại cấp nguồn
cho cuộn giữ YU của áptômát chính.
Ta đóng cầu dao F11 cấp nguồn cho động cơ lên cót M. Động cơ thực hiện quá
trình lên cót và chờ sẵn lệnh đóng. Ta ấn nút S8 (41/801) cấp nguồn cho cuộn đóng
YC. Động cơ và cuộn đóng đều có điện thực hiện lệnh đóng áptômát chính cấp
nguồn từ máy phát lên lưới. Lúc này, cuộn giữ YU luôn có điện để giữ áptômát
luôn đóng. Khi áptômát chính đóng ta có:
Tiếp điểm phụ XHI-S2 (801/46) đóng lại cấp nguồn cho rơle K3 (801/46), khi rơle
K3 có điện để đóng tiếp điểm K3 (8011/61) cấp nguồn cho đèn H4 (xanh) sáng báo
áptômát chính đã đóng. Đồng thời mở tiếp điểm K3 (8011/1) ra cắt nguồn cấp cho
bộ sấy máy phát.
- Tiếp điểm phụ XHI (801/41) mở ra cắt nguồn cấp cho cuộn đóng YC của áptômát
chính.
- Tiếp điểm phụ XHI-S4 (801/51) mở ra cắt nguồn cấp cho rơle K5.
- Tiếp điểm phụ XHIAV2 (801/47) đóng lại cấp nguồn cho các rơle KQ2, K3.1.
Khi rơle KQ2 có điện đóng tiếp điểm KQ2 (801/12, 12, 12) lại sẵn sàng cấp
nguồn cho đồng hồ đo công suất phản tác dụng.
Khi rơle K3.1 có điện làm cho tiếp điểm K3.1 (801/60) mở ra làm cho đèn H3
(trắng) tắt, đồng thời tiếp điểm K3.1 (1012/3) mở ra cắt nguồn cấp cho rơle K1
(1012/3) ở mạch hoà đồng bộ bằng tay.
6



Áptômát chính của máy phát đang đóng ta muốn cắt máy phát ra khỏi lưới thì ta
ấn nút S7(801/44) làm cho cuộn giữ MN mất điện. Áptomat sẽ mở ra cắt máy phát
ra khỏi lưới.
Chế độ điều khiển tự động:
Ta chuyển công tắc S3 (801/41) sang vị trí 2 chọn chế độ điều khiển áptômát chính
của máy phát ở chế độ tự động. Ta đưa công tắc S3 về vị trí 2 các tiếp điểm
(801/49), (801/139), (801/72) đóng lại.
- Tiếp điểm S3 (801/49) đóng lại, rơle K4 (801/49) có nguồn. Khi rơle K4 có điện:
+ Tiếp điểm K4 (801/39) đóng lại chờ sẵn.
+ Tiếp điểm K4 (801/42) mở ra cắt nguồn cấp đến mạch hoà đồng bộ bán tự động.
+ Tiếp điểm K4 (801/51) mở ra cắt nguồn vào rơle K5 (801/51).
- Tiếp điểm S3 (801/72) đóng lại cấp nguồn cho rơle K51 (801/72). Khi rơle K51
có điện:
+ Tiếp điểm K51 (801/204) đóng lại cấp nguồn cho module A3 đưa tín hiệu vào
đèn báo sẵn sàng đóng áptômát.
+ Tiếp điểm K51 (801/174) đóng lại cấp nguồn cho module A2 đưa tín hiệu vào
đèn báo áptômát được đóng ở chế độ tự động.
+ Tiếp điểm K51 (801/126) mở ra cắt nguồn vào mạch hoà đồng bộ bán tự động.
- Tiếp điểm S3 (801/139) đóng lại cấp nguồn cho module A33 đưa tín hiệu vào đèn
báo máy phát đang hoạt động ở chế độ tự động.
Thao tác đóng cầu dao F11 cấp nguồn cho động cơ M. Động cơ M có điện và thực
hiện quá trình lên cót để sẵn sàng đóng áptômát vào lưới.
Ta bật công tắc S21 (801/42) sang vị trí 1 để chọn chế độ hoạt động bình thường,
khi đó tiếp điểm S21 (801/42) đóng lại cấp nguồn cho cuộn giữ YU.
Khi đủ điều kiện và điện áp của máy phát lớn hơn 95% Uđm lúc này máy tính sẽ
phát lệnh đóng áptômát bằng cách đóng tiếp điểm K4 (801/107) lại dẫn đến cuộn
đóng YC có điện nhả lẫy đóng áptômát vào lưới.
7



1.3.3. Mạch hoà đồng bộ cho máy phát số 1(sơ đồ 801, 1011 và 1012)
a. Giới thiệu phần tử
-M (801/120): Động cơ servo có tác dụng điều chỉnh lượng nhiên liệu vào động cơ
diesel lai máy phát.
- S3 (1012/32): Núm xoay điều chỉnh động cơ servo tức là điều chỉnh tốc độ động
cơ diesel.
- S02 (1012/14): Công tắc hoà đồng bộ bằng tay.
- S11 (1012/10): Công tắc chọn pha đo điện áp.
- S12 (1012/3): Công tắc chọn máy phát cần hoà.
- S2 (1012/24, 25): Nút ấn để đóng áptômát của máy phát số 1 vào lưới.
- T1 (1012/15): Biến áp hạ áp lấy tín hiệu điện áp lưới.
- T2 (1012/15): Biến áp hạ áp lấy tín hiệu điện áp của máy phát cần hoà.
- K1, K1.1, K1.2, K2, K2.2, K3, K3.3 (1012): Các rơle trung gian.
- A1 (1011): Bộ hoà tự động.
- KT1 (1011): Rơle thời gian.
b. Nguyên lý hoạt động
Hoà động bộ bằng tay:
Ta đóng cầu dao F24 (801/19) sẵn sàng cấp nguồn 220V cho mạch hoà đồng bộ
bằng tay và đóng cầu dao F23 (801/20) sẵn sàng cấp nguồn 220V cho mạch điều
khiển áptômát chính. Nguồn 220V được lấy qua biến áp hạ áp T21 (440/220V).
Ta đóng cầu dao F2 (1012/16) sẵn sàng cấp nguồn 24V cho các bóng đèn H01,
H02. Nguồn 24V được lấy qua biến áp hạ áp T1 (440V/220V) và biến áp hạ áp T2
(440V/24V).
Ta đóng cầu dao F5 (801/28) cấp nguồn 3~60Hz, 440V cho mạch hoà đồng bộ
bằng tay.
Ta đưa công tắc S3 sang vị trí số 1 chọn chế độ điều khiển áptômát chính của
máy phát bằng tay, khi đó tiếp điểm S3(801/41) đóng lại chờ sẵn.
8



Ta bật công tắc S02 (1012) sang vị trí “1-ON”, khi ta đưa công tắc S02 sang vị trí
1 thì các tiếp điểm S02 (1012/14), S02 (1012/18), S02 (1012/25) đóng lại.
- Tiếp điểm S02 (1012/14) đóng lại sẵn sàng cấp nguồn cho đồng bộ kế.
- Tiếp điểm S02 (1012/18) đóng lại sẵn sàng cấp nguồn cho các đèn H01, H02.
- Tiếp điểm S02 (1012/25) đóng lại chờ sẵn.
Nếu ta cần hoà máy phát số 1 vào lưới ta đưa công tắc lựa chọn máy phát cần hoà
S12 (1012) sang vị trí “1-Generator 1” làm cho tiếp điểm S12 (1012/3) đóng lại cấp
nguồn cho các rơle K1, K1.1, K1.2. Vì áptômát của máy phát số 1 chưa đóng lên
lưới nên tiếp điểm XHI-S2 (801/46) chưa đóng cho nên không có nguồn cấp cho
rơle K3.1 (801/46), rơ le K3.1 không có điện do đó tiếp điểm K3.1 (1012/3) vẫn
đóng.
Khi rơle K1 có điện sẽ đóng các tiếp điểm K1 (1012/4, 4, 4) và K1 (1012/12) lại
cấp điện áp từ thanh cái và từ máy phát số 1 tới đồng hồ vôn kế kép P1, đồng hồ
tần số kép P2, đồng bộ kế P3 và hệ thống đèn H01, H02 kiểm tra các điều kiện hoà
đồng bộ.
Khi rơle K1.1 có điện sẽ đóng các tiếp điểm K1.1 (1012/20, 20) và tiếp điểm K1.1
(1012/31, 31, 31) lại chờ sẵn.
Khi rơle K1.2 có điện đóng tiếp điểm K1.2 (1012/24) lại chờ sẵn.
Ta quan sát các đồng hồ nếu tần số của máy phát lớn hơn tần số của lưới và kim
đồng bộ kế quay thuận chiều kim đồng hồ thì ta giảm nhiên liệu vào diesel bằng
cách điều chỉnh công tắc S3 (1012/32) sang vị trí 1, nếu thấy tần số của máy phát
nhỏ hơn tần số của lưới thì ta điều chỉnh công tắc S3 (1012/32) sang vị trí 2. Khi
tần số của máy phát và tần số của lưới đã đảm bảo thì ta quan sát đồng bộ kế và hệ
thống đèn tắt để tiến hành đóng máy phát số 1 lên lưới. Nếu kim đồng bộ kế quay
theo chiều kim đồng hồ và ta chọn thời điểm hai đèn H01, H02 cùng tắt thì ta ấn
nút S2 (1012/25) để đóng máy phát số 1 lên lưới. Nếu hệ thống không xảy ra sự cố
thì lúc này rơ le K9 (801/66) có điện sẽ đóng tiếp điểm K9 (801/38) lại cấp nguồn
cho cuộn đóng YC nhả chốt đóng áptômát của máy phát 1 lên lưới. Tất cả các điều
9



kiện để đóng áptômát chính của máy phát số 1 giống như ở mạch điều khiển
áptômát chính ở chế độ bằng tay.
Hoà đồng bộ bán tự động cho máy phát số 1:
Ta đóng cầu dao cấp nguồn 3~60Hz, 440V cho mạch hoà đồng bộ bán tự động.
Ta đưa công tắc S3 sang vị trí số 3 chọn chế độ điều khiển áptômát chính của máy
phát bằng chế độ bán tự động, khi đó tiếp điểm S3(801/51) đóng lại chờ sẵn.
Ta xoay công tắc S15 (801/50) sang vị trí “ON” để cấp nguồn cho các rơle K5
(801/51), K1 (1011/5), K1.1 (1011/6).
Khi rơle K5 có điện:
- Tiếp điểm K5 (801/51) đóng lại duy trì.
- Tiếp điểm K5 (801/126) mở ra chờ sẵn.
Khi rơle K1 có điện:
- Tiếp điểm K1 (13-14, 23-24) đóng lại cấp điện áp của máy phát số 1 vào chân 5-7
của bộ hoà tự động A1 (1011).
- Tiếp điểm K1 (33-34, 43-44) đóng lại cấp điện cho rơle thời gian KT1.
- Tiếp điểm K1 (53-54, 63-64) đóng lại chờ sẵn.
Khi rơle K1.1 có điện sẽ đóng tiếp điểm K1.1 (13-14, 23-24, 33-34) lại chờ sẵn.
Sau khi cấp điện áp máy phát 1 vào chân 5-7 của khối A1 và điện áp lưới vào
chân 1-3 của khối A1 thì khối tự động hoà đồng bộ sẽ hoạt động: nếu có sự chênh
lệch tần số ngoài khoảng 0,3 Hz thì sẽ có sự tăng hoặc giảm tần số thông qua INCR
hoặc DCER của khối A1. Khi tần số đảm bảo trong giới hạn cho phép thì khối này
sẽ phát tín hiệu hoà đồng bộ đóng tiếp điểm “ON” của khối A1 lại cấp nguồn cho
cuộn đóng YC nhả chốt đóng áptômát của máy phát số 1 lên lưới. Tất cả các điều
kiện để đóng áptômát chính của máy phát số 1 giống như ở mạch điều khiển
áptômát chính. Khi áptômát chính đã đóng điện lên lưới đồng thời mở tiếp điểm
XHI-S4(801/51) ra làm mất nguồn vào khối tự động hoà đồng bộ A1.
Hoà đồng bộ tự động:
10



Việc hoà đồng bộ tự động được thực hiện qua bộ hoà tự động A1 (1011). Sau khi
khởi động máy phát lên đến điện áp định mức và tần số xác định, để hoà đồng bộ ta
chỉ cần ấn nút S15 (801/3) cấp nguồn cho rơle K1 (1011). Khi rơle K1 có điện sẽ
đóng tiếp điểm thường mở lại cấp nguồn cho bộ hoà tự động A1 (1011). Sau khi
cấp điện áp máy phát 1 vào chân 5-7 và có điện áp lưới vào chân 1-3 thì khối tự
động hoà đồng bộ sẽ hoạt động: nếu có sự chênh lệch tần số ngoài khoảng 0.3 Hz
thì sẽ có sự tăng hoặc giảm tần số thông qua INCR hoặc DECR (A1). Khi tần số
đảm bảo trong giới hạn cho phép thì khối này sẽ phát tín hiệu hoà đồng bộ đóng
tiếp điểm “ON” (A1) và nếu hệ thống không có sự cố gì hay không lấy điện từ bờ
thì lúc này áptomat Q1 (801/3) sẽ đóng điện lên lưới đồng thời mở tiếp điểm XHIS4 (1-2) làm mất nguồn vào khối A1. Sau khi đã hoà xong máy phát 1 lên lưới ta
bật công tắc S12 (1012/1) về vị trí “0”.
1.3.4. Mạch tự động điều chỉnh điện áp
a. Nguyên lý hoạt động của mạch tự động điều chỉnh điện áp tàu B170
Các phần tử trong bộ tự động điều chỉnh điện áp: (sơ đồ AVK).
- X1, X2: Các trụ đấu dây.
- G1: Cuộn dây kích từ của máy phát.
- G2: Cuộn dây kích từ của máy phát kích từ.
- T6: Biến dòng lấy tín hiệu dòng đưa vào khối tự động điều chỉnh.
- R1: Biến trở điều chỉnh điện áp của máy phát.
- V1: Cầu chỉnh lưu.
Quá trình tự kích ban đầu”
Khởi động động cơ Diesel truyền động cho máy phát đến tốc độ định mức, do có từ
dư của máy phát kích từ G2 nên ở cuộn dây phần ứng G1 của máy phát chính sẽ
xuất hiện điện áp dư có giá trị khoảng ( 2, 5% ) Uđm. Tín hiệu điện áp này qua G3
=> Khi đó bộ AVR U1 sẽ có tín hiệu điều chỉnh dòng kích từ đưa tới cuộn kích từ
G2 làm cho điện áp của máy phát chính G1 tăng lên nhanh chóng. Quá trình này
11



lặp đi lặp lại đến khi UMF = Uđm thì quá trình tự kích dừng lại, quá trình tự kích của
máy phát dừng lại.
Nguyên lý hoạt động
Nếu máy phát đang công tác với điện áp là định mức Uđm. Máy phát được đóng
thêm tải đột ngột thì điện áp của máy phát lập tức giảm xuống nhỏ hơn định mức
UF < Uđm. Lúc đó, tín hiệu Uđo lấy từ U1, V1, W1 của máy phát nhỏ hơn giá trị điện
áp đặt trước một lượng ∆U = UoUđo > 0 tác động vào bộ AVR => làm tăng dòng
kích từ vì vậy làm cho điện áp của máy phát tăng lên đến giá trị định mức.
Quá trình cắt bớt tải đột ngột cho máy phát cũng xảy ra như khi ta đóng thêm tải
vào lưới. Ta đột ngột cắt bớt tải tải cho máy phát thì điện áp của máy phát lập tức
tăng lên lớn hơn định mức UF> Uđm. Khi đó tín hiệu ∆U = UoUđo < 0 tác động vào
bộ AVR =>làm giảm dòng kích từ. Vì vậy, làm cho điện áp của máy phát giảm
xuống đến giá trị định mức.
Tóm lại: Đây là một trong những hệ thống được sử dụng nhiều trên các tàu đang
được đóng mới ở Việt Nam. Hệ thống có cấu trúc gọn nhẹ, có độ chính xác và độ
ổn định cao. Đáp ứng được các yêu cầu của đăng kiểm.
1.3.5. Mạch báo động và bảo vệ của trạm phát
- Bảo vệ ngắn mạch.
- Bảo vệ quá tải.
- Báo động điện áp thấp/cao.
- Bảo vệ tần số thấp/cao.
- Bảo vệ công suất ngược.
- Báo động cách điện thấp.

12


CHƢƠNG 2: MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỆN TRANG BỊ TRÊN TÀU
2.1. Hệ thống chân vịt mũi

2.1.1. Giới thiệu các phần tử của hệ thống.
a. Sơ đồ CG2882-01
- S2: Nút ấn dừng sự cố.
- Q1: Áptomát cấp nguồn tại bảng điện chính
- Q2, Q3: Áptomát trong hệ thống biến áp tự ngẫu khởi động.
- H: Đồng hồ đếm thời gian hoạt động của chân vịt mũi.
- K4: Công tắc tơ cấp nguồn cho mạch thuỷ lực.
b. Sơ đồ CG2882-01
- F5: Cầu chì.
- KJ1: Rơle nhiệt.
- V1: Bộ nguồn 230V AC/24V DC.
- A1: Bộ biến đổi nhiệt độ.
- KU: Rơle đo lường.
- P1: Đồng hồ ampe kế.
c. Sơ đồ CG2882-01
- A5: Bộ xử lý trung tâm.
- S: Nút ấn khởi động chân vịt mũi tại buồng máy.
- S4/H13: Nút ấn khởi động chân vịt mũi tại chỗ.
- S5: Nút ấn dừng hoạt động tại chỗ.
- S: Nút ấn dừng hoạt động tại buồng máy.
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Ta đóng công tắc Q cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống chân vịt mũi:
13

B170


- Dòng điện qua cầu chì F4 (1/8) chờ sẵn tại tiếp điểm của công tắc tơ K4 sẵn sàng
cấp nguồn cho mạch của động cơ lai bơm thuỷ lực.
- Đóng cầu dao F1 (1/8) qua biến áp T4 (440V/230V) cấp nguồn cho mạch điều

khiển và đưa nguồn 230V tới ổ cắm G1.
- Đóng cầu dao F2 (1/8) cấp nguồn cho máy biến áp AT-C (2/8) và các mạch khác.
- Điện áp 230V AC qua V1 (3/8) cho đầu ra là điện áp 24V cấp cho khối điều khiển
trung tâm 07KR51 (4/8) đồng thời cấp cho module đầu vào XI16E1 (5/8), module
đầu ra XO16N1 (6,7/8)
Để thực hiện điều khiển chân vịt mũi thì các tín hiệu đầu vào được đưa qua bộ xử
lý trung tâm A5. Chân “0” nhận lệnh khởi động động cơ lai chân vịt mũi. Chân “1”
nhận lệnh dừng khởi động. Các chân 2÷7 là các tín hiệu bảo vệ. Chân “2, 3” nhận
tín hiệu báo động cơ lai chân vịt mũi bị quá tải. Chân “4” nhận tín hiệu báo mức
dầu trong két thấp. Chân “5” nhận tín hiệu báo áp suất dầu vào động cơ servo thấp.
Chân “6” báo tín hiệu áp suất dầu vào động cơ quá thấp. Chân “7” báo bước chân
vịt đang ở vị trí “0”. Tín hiệu đầu ra của A5 từ 1÷3 được đưa tới hệ thống giám sát.
Từ đầu 5÷8 đưa ra tín hiệu điều khiển tại buồng máy.
Việc lựa chọn chế độ khởi động của động cơ được thực hiện qua module đầu vào
XI16E1. Tại module này chân “0, 1” lấy tín hiệu nguồn từ bảng điện chính. Chân
“2, 3” lấy tín hiệu nguồn vào động cơ qua biến áp tự ngẫu. Chân “4” lấy tín hiệu
khởi động hệ thống thuỷ lực. Chân “5” lấy tín hiệu dừng hệ thống thuỷ lực. Chân
“6” báo hệ thống thuỷ lực đang hoạt động. Chân “7” báo động cơ lai bơm thuỷ lực
bị quá tải. Chân “8” báo tín hiệu đặt lại trạng thái của đèn. Chân “9” báo cuộn dây
nhiệt độ cao của động cơ lai chân vịt mũi bị quá tải. Chân “10” là chân dự phòng.
Chân “11” báo nguồn cấp tới hệ thống dịch bước. Chân “12, 13” báo hệ thống đang
được điều khiển bằng tay.
Bằng cách ấn nút S6/H15 (5/8) ta cấp nguồn khởi động cho hệ thống thuỷ lực. Tín
hiệu khởi động đưa vào chân 4 của module đầu vào. Khi đó tại chân 7 của module
đầu ra XO16N1 đưa tín hiệu cấp nguồn vào rơ le K18 (6/8) báo hệ thống thủy lực
14


đó được cấp nguồn hoạt động. Rơ le K18 có điện đóng tiếp điểm K18 (2.9) lại cấp
nguồn cho công tắc tơ K4 (2/8).

Khi công tắc tơ K4 có điện:
- Đóng tiếp điểm K4 (1.3) lại cấp nguồn cho động cơ lai bơm thuỷ lực.
- Đóng tiếp điểm K4 (5.8) cấp tín hiệu báo khối thuỷ lực đang hoạt động vào chân
6 của module đầu vào XI16E1.
- Đóng tiếp điểm K4 (8.1) lại báo hệ thống thuỷ lực đang chạy tới buồng điều khiển
trung tâm.
- Tiếp điểm K4 (8.9) mở ra cắt nguồn cấp vào hệ thống sấy dầu.
Đèn S6/H15 (7/8) sáng báo hệ thống thuỷ lực đang hoạt động.
Sau khi, hệ thống thuỷ lực hoạt động, hệ thống dịch bước ERS sẽ hoạt động để
điều khiển bước chân vịt. Khi bước chân vịt trở về vị trí “0” ta bắt đầu cấp nguồn
cho động cơ lai chân vịt mũi. Khi bước chân vịt ở vị trí “0” thì đèn H16 (7/8) sáng.
Bằng cách ấn nút S4/H13 ((4/8) ta đưa tín hiệu khởi động động cơ lai chân vịt mũi
vào bộ xử lý trung tâm A5. Tín hiệu khởi động được đưa vào qua chân 0 của A5.
Để thực hiện việc điều khiển từ xa ta cấp nguồn cho động cơ lai chân vịt mũi qua
áptomát Q1.Tiếp điểm Q1 (1-2), K1 (1-2) đóng lại đưa tín hiệu tới hệ thống quản lý
nguồn bằng máy tính PMS. Đồng thời đèn H12 (7/8) sáng báo nguồn cấp cho hệ
thống được lấy từ bảng điện chính.
Để giảm dòng khởi động người ta thực hiện việc cấp nguồn cho động cơ lai chân
vịt mũi qua biến áp tự ngẫu. Khi đó bằng cách đóng áptomát Q2 và Q3 ta sẽ thay
đổi cách đấu nối của các cuộn dây làm giảm dòng khởi động của động cơ. Tín hiệu
đầu vào của Q1, K1, Q2, Q3 qua các chân 0, 1, 2, 3 được đưa vào module đầu vào
XI16E1. Khi đó tại module đầu ra XO16N1 sẽ đưa ra các tín hiệu để thực hiện điều
khiển. Rơle K11 (6/8) có điện đóng tiếp điểm K11 (2.3) lại. Rơle K13 (6/8) có điện
đóng tiếp điểm K13 (2.5) lại. Rơle K15 (6/8) có điện đóng tiếp điểm K15 (2.6) lại.
Tiếp điểm của Q2 và Q3 luôn có sự khống chế lẫn nhau. Khi động cơ được cấp
15


nguồn đèn S4/H13 (7/8) sáng báo chân vịt mũi đang hoạt động. Đồng thời rơle K20
có điện đóng tiếp điểm.

Khi rơle K20 có điện:
- Tiếp điểm K20 (2.8) đóng lại cấp nguồn cho bộ đếm thời gian hoạt động H của hệ
thống.
- Tiếp điểm K20 (8.2) đóng lại báo hệ thống chân vịt mũi đang hoạt động tới buồng
lái.
- Tiếp điểm K20 (8.1) mở ra cắt nguồn vào mạch khoá việc điều khiển bước ở trên
boong.
- Tiếp điểm K20 (41-42) mở ra đồng thời K20 (41-44) đóng lại cấp nguồn cho quạt
gió hoạt động.
Khi muốn dừng hệ thống chân vịt mũi ta ấn nút S5 (4/8). Tín hiệu dừng sẽ được
đưa vào chân số 1 của bộ xử lý trung tâm A5. Module đầu ra XO16N1 đưa ra tín
hiệu cắt áptomát Q1 làm rơle K12 (6/8) có điện. K12 có điện đóng tiếp điểm K12
(2.2) lại cấp nguồn cho cuộn cắt của áptomát. Q1 mở ra cắt toàn bộ nguồn cấp cho
hệ thống. Rơle K25 có điện đóng tiếp điểm K25 (8.4) đưa tín hiệu báo động cơ
dừng hoạt động tới buồng lái. Đồng thời đèn H18 sáng báo động cơ đang dừng hoạt
động.
2.1.3. Các chế độ bảo vệ cho hệ thống
- Bảo vệ quá tải.
- Bảo vệ mức dầu trong két thuỷ lực thấp.
- Bảo vệ áp suất dầu của động cơ servo thấp.
- Bảo vệ áp suất dầu của động cơ servo rất thấp.
- Bảo vệ quá tải của động cơ lai bơm thuỷ lực.
- Bảo vệ quá nhiệt cho động cơ lai chân vịt mũi.
- Bảo vệ ngắn mạch.

16


2.2. Hệ thống tự động cân bằng tàu container B170
2.2.1. Giới thiệu các phần tử của hệ thống

* Sơ đồ L40001 (1/2)
- F1: Cầu dao cấp nguồn (220V, 60Hz) cho ổ cắm G1.
- S1: Công tắc.
- G1: ổ cắm.
- F2, F99: Các cầu chì.
- H99 (trắng): Đèn báo hệ thống được cấp nguồn 220V.
- F3: Cầu dao cấp nguồn 24V cho mạch điều khiển.
- S3: Công tắc chính cấp nguồn (220V, 60Hz) cho hệ thống.
- S2: Công tắc chính cấp nguồn cho biến áp hạ áp T1 và cấp nguồn 24V cho mạch
điều khiển.
- T1: Biến áp hạ áp T1 (220V/48V AC).
- H2 (trắng): Đèn báo mạch được cấp nguồn 24V DC.
- F4: Cầu dao cấp nguồn cho mạch đo khuyếch đại mức 1.
- F7: Cầu dao cấp nguồn (220V, 60Hz) cho các rơ le.
- F8: Cầu dao cho mạch điều khiển đóng mở bơm ballast cho các két.
- F9: Cầu dao cấp nguồn dự phòng.
- F15: Cầu dao cấp nguồn (220V, 60Hz) vào CPU 313C.
* Sơ đồ L40001 (2/2)
- F10: Cầu dao cấp nguồn 220V cho biến áp T2.
- T2: Biến áp hạ áp (220V/28V).
- F11: Cầu dao cấp nguồn cho cầu chỉnh lưu A1.
- F12: Cầu dao cấp nguồn cho hệ thống giám sát và đèn kiểm tra.
- F13, F14: Cầu dao cấp nguồn cho các van điện từ.
- K1, K2: Các rơ le.
- H3 (trắng): Đèn báo mạch được cấp nguồn 28V DC.
- S4 (xanh): Nút ấn thử đèn.
17


2.2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Để thực hiện chế độ tự động cân bằng tàu ta ấn nút S2, khi đó nguồn sẽ được cấp
vào chạy chương trình cân bằng tàu đó được lập trình nằm trong CPU313C.
Vì một lý do nào đó mà tàu bị nghiêng sang trái thì thiết bị đo độ nghiêng sẽ đưa
ra tín hiệu liên tục cấp vào chân AIW752 của CPU313C. Tại đây CPU313C sẽ xử
lý dữ liệu đưa ra chân Q125.2 cấp nguồn điều khiển bơm từ trái sang phải và đưa
tín hiệu phản hồi về tiếp tục xử lý vào CPU313C qua đầu vào I124.0. Tín hiệu điều
khiển van trái cũng được CPU313C đưa ra tại dầu ra Q125.0. Tín hiệu đầu ra này
được đưa tới điều khiển đóng mở van điện từ bên mạn trái và đưa tín hiệu phản hồi
về tiếp tục xử lý vào CPU313C qua đầu vào I125.2 và I125.3.
Trong quá trình hoạt động mức chất lỏng trong các két sẽ được cảm biến U1 thông
báo về CPU313C qua các đầu vào I124.4, I124.5, I124.6, I124.7 để thực hiện việc
điều khiển.
2.3. Hệ thống bơm la canh của tàu container B170
2.3.1. Giới thiệu phần tử của hệ thống (sơ đồ L40001)
* Sơ đồ L40001 (1/2)
- Q1: Áptômát chính cấp nguồn (3~60,440V) cho hệ thống.
- T1: Biến dòng lấy tín hiệu dòng cấp cho ampekế.
- P1: Đồng hồ ampekế.
- K12: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ lai bơm hút chân không.
- F1: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực của động cơ lai bơm hút chân
không.
- F2, F3: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển.
- F4: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch đèn chỉ thị.
- K1: Công tắc tơ chính cấp nguồn cho động cơ lai bơm chính.
- T4: Biến áp hạ áp.
- K3, K4: Các rơle trung gian.
- P2: Đồng hồ đếm thời gian hoạt động của bơm.
18



- S4: Công tắc chọn chế độ điều khiển của bơm có 2 vị trí: 1-Local, 2-Remote.
- SH2: Nút ấn khởi động bơm tại chỗ.
- S1: Nút ấn dừng bơm tại chỗ.
* Sơ đồ L40001 (2/2)
- B1: Cảm biến áp lực.
- KT7: Rơle thời gian.
- K6, K8, K5, K9: Các rơle trung gian.
- S3: Nút ấn Reset và thử.
- K11: Công tắc tơ chính cấp nguồn cho động cơ lai bơm chân không.
- H1 (trắng): Đèn báo nguồn.
- SH2 (xanh): Đèn báo bơm chính đang hoạt động.
- H2 (xanh): Đèn báo bơm hút chân không đang hoạt động.
- H3 (vàng): Đèn báo áp lực thấp.
- H4 (vàng): Đèn báo bơm bị quá tải.
2.3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Đóng áptômát chính Q1 nguồn được cấp cho mạch điều khiển cho bơm sẵn sàng
hoạt động. Khi ta đóng áptômát chính Q1 thì rơle K3, K6 có điện.
- Khi rơle K3 có điện:
+ Tiếp điểm K3 (1/5) đóng lại chờ sẵn.
+ Tiếp điểm K3 (1-3) đóng lại còn tiếp điểm K3 (1-4) mở ra làm cho đèn H4 tắt.
- Khi rơle K6 có điện:
+ Tiếp điểm K6 (2/6) đóng lại cấp nguồn cho đèn H1 (trắng) sáng báo hệ thống đã
được cấp nguồn.
+ Tiếp điểm K6 (1/7) đóng lại cấp nguồn cho mạch điều khiển từ xa.
a.Chế độ điều khiển tại chỗ
Bật công tắc S4 sang vị trí “1-Local” chọn chế độ điều khiển tại chỗ làm cho tiếp
điểm S4 (3-4) đóng lại.
* Khởi động bơm:
19



Khi ta ấn nút khởi động tại chỗ SH2 do các tiếp điểm K3 (1/5) và K9 (1/5) đóng
cho nên nguồn được cấp cho rơle trung gian K4 và đồng hồ đếm thời gian làm việc
của bơm P2.
- Khi rơle K4 có điện:
+ Tiếp điểm K4 (1/7) đóng lại duy trì.
+ Tiếp điểm K4 (1/4) đóng lại cấp nguồn cho công tắc tơ K1.
+ Tiếp điểm K4 (51-52) mở ra còn tiếp điểm K4 (43-44) đóng lại cấp nguồn cho
đèn SH2 (xanh) sáng báo bơm chính đang hoạt động.
- Khi công tắc tơ K1 có điện:
+ Các tiếp điểm K1 (1/1, 1, 2) ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho bơm chính
hoạt động.
+ Tiếp điểm K1 (2/3) đóng lại cấp nguồn cho rơle trung gian K5 và thời gian KT7.
- Khi rơle K5 có điện sẽ làm đóng tiếp điểm K5 (2/6) làm cho công tắc tơ K11 có
nguồn.
- Khi công tắc tơ K11 có điện:
+ Các tiếp điểm K11 (1/2, 2, 3) ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho bơm hút
chân không hoạt động.
+ Tiếp điểm K11 (21-22) mở ra còn tiếp điểm K11 (43-44) đóng lại cấp nguồn cho
đèn H2 (xanh) sáng báo bơm hút chân không đang hoạt động.
- Nếu trong thời gian 10s mà áp lực cửa hút lớn thì tiếp điểm của cảm biến áp lực
B1 đóng lại cấp nguồn cho rơle K8, khi rơle K8 có điện sẽ mở tiếp điểm K8 (2/3)
làm cho rơle thời gian KT7 và rơle trung gian K5 mất điện. Trong thời gian 10s
rơle thời gian KT7 chưa kịp tác động thì đã bị mất điện cho nên các tiếp điểm của
rơle thời gian KT7 vẫn giữ nguyên trạng thái. Còn rơle trung gian K5 mất điện sẽ
mở tiếp điểm K5 (2/6) ra làm cho công tắc tơ K11 mất điện làm mở các tiếp điểm ở
mạch động ra làm cho bơm hút chân không ngừng hoạt động. Và lúc này, bơm
chính vẫn hoạt động bình thường.
20



- Nếu trong thời gian sau 10s mà áp lực cửa hút không có hay yếu thì tiếp điểm của
cảm biến áp lực B1 vẫn mở ra làm cho rơle K8 mất điện, khi rơle K8 mất điện sẽ
làm cho tiếp điểm K8 (2/3) đóng lại, lúc này role thời gian KT7 vẫn có điện. Sau
thời gian trễ t = 10s các tiếp điểm của rơle thời gian KT7 đảo trạng thái:
+ Tiếp điểm KT7 (15-16) mở ra làm cho rơle trung gian K5 mất điện, khi rơle trung
gian K5 mất điện sẽ mở tiếp điểm K5 (2/6) ra làm cho công tắc tơ K11 mất điện
dẫn đến bơm hút chân không ngừng hoạt động.
+ Tiếp điểm KT7 (15-18) đóng lại tự duy trì.
+ Tiếp điểm KT7 (25-28) đóng lại làm cho rơle trung gian K9 có điện. Khi rơle
trung gian có điện sẽ mở tiếp điểm K9 (1/7) ra cắt nguồn cấp vào mạch điều khiển
từ xa và mở tiếp điểm K9 (1/5) ra dẫn đến rơle trung gian K4 mất điện. Khi rơle
trung gian K4 mất điện sẽ mở tiếp điểm K4 (1/4) ra làm cho công tắc tơ K1 mất
điện làm các tiếp điểm ở mạch động lực mở ra làm cho bơm chính dừng hoạt động.
* Dừng bơm:
- Khi ta ấn nút dừng tại chỗ S1 sẽ cắt nguồn cấp cho rơle trung gian K4 và đồng hồ
đếm thời gian làm việc P2.
- Khi rơle K4 mất điện làm cho:
+ Mở tiếp điểm duy trì K4 (1/7) ra.
+ Tiếp điểm K4 (51-52) đóng lại còn tiếp điểm K4 (43-44) mở ra làm cho đèn SH2
tắt.
+ Tiếp điểm K4 (1/4) ra làm cho công tắc tơ K1 mất điện. Khi công tắc tơ K1 mất
điện sẽ mở các tiếp điểm ở mạch động lực ra làm cho bơm chính ngừng hoạt động.
b.Chế độ điều khiển từ xa
Ta bật công tắc S4 sang vị trí “2-Remote”, chọn vị trí điều khiển từ xa làm cho
các tiếp điểm S4 (1-2), S4 (5-6) đóng lại. Lúc này mạch hoạt động giống như mạch
điều khiển tại chỗ.
2.3.3. Các chế độ bảo vệ
- Dùng cầu chì F1 để bảo vệ ngắn mạch cho động cơ lai bơm hút chân không.
21



- Dùng cầu chì F2, F3 Để bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển.
- Để bảo vệ ngắn mạch cho mạch đèn chỉ thị người ta dùng cầu chì F4.
- Bảo vệ quá tải cho động cơ lai bơm chính.
- Bảo vệ quá tải cho động cơ lai bơm hút chân không.

22


CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG XẢ CO2 BUỒNG
MÁY VÀ HẦM HÀNG TÀU B170
3.1. Tổng quan về các hệ thống cứu hỏa
3.1.1. Khái niệm, yêu cầu
a. Khái niệm
Trên tàu thuỷ hiện nay thường sử dụng 3 hệ thống báo cháy:
* Hệ thống báo cháy khu vực buồng máy, buồng lái, kho chứa đồ, nơi ở và sinh
hoạt của thuyền viên.
- Có 2 kiểu:
+ Có địa chỉ (loop)
+ Không có địa chỉ (zone)
- Hệ thống thường dùng 4 hình thức cảm biến:
+ Cảm biến nhiệt độ
+ Cảm biến khói
+ Cảm biến lửa
+ Nút ấn bằng tay con người
* Hệ thống báo cháy phun sương buồng máy
- Có 2 kiểu:
+ Có địa chỉ (loop)
+ Không có địa chỉ (zone)

- Hệ thống thường dùng 4 hình thức cảm biến:
+ Cảm biến nhiệt độ
+ Cảm biến khói
+ Cảm biến lửa
* Hệ thống báo cháy hầm hàng
- Có duy nhất 1 kiểu không có địa chỉ (zone)
- Dùng hình thức báo cháy bằng nguồn khói là chủ yếu.
b.Yêu cầu
23


- Phải hoạt động một cách tin cậy và nó phải báo được vùng cháy.
- Sử dụng hệ thống chuông còi gắn với hệ thống báo động chung.
- Hệ thống phải được cung cấp ít nhất từ 2 nguồn riêng biệt.
- Hệ thống báo cháy được quy chuẩn các thiết bị, các cảm biến, các trung tâm.
- Hệ thống báo cháy, báo khói bắt buộc phải có ở trên tàu thuỷ. Hệ thống phải đảm
bảo các yêu cầu của đăng kiểm.
- Hệ thống phải được kiểm tra, tiến hành thử khi tàu còn ở nhà máy, và cả khi chạy
thử, thử định kỳ trong thời gian khai thác.
- Hệ thống có đặc điểm là rất ít khi hoạt động, vì sự cố ít khi xảy ra nhưng khi xảy
ra lại đòi hỏi phải hoạt động tin cậy và chắc chắn.
- Phải có thiết bị báo vị trí cháy, tại đó cảm biến hoạt động phải có nguồn điện dự
phòng sự cố.
- Cảm biến phải có độ nhạy cao.
- Có những vị trí yêu cầu cảm biến phải hoạt động tốt trong môi trường nhiều hơi
nước và bụi bẩn.
- Hệ thống báo khói phải hoạt động được trong điều kiện mật độ khói chiếm 10%
trong một đơn vị thể tích.
- Hệ thống báo cháy kiểu nhiệt hoạt động trong khu vực có nhiệt độ lớn hơn 84 0 C.
- Phải có thiết bị dự trữ kèm theo để sẵn sàng thay thế khi có hỏng hóc.

3.1.2. Giới thiệu các hệ thống cứu hỏa tàu thủy hiện nay
a. Hệ thống cứu hỏa bằng xả nƣớc
Hệ thống gồm có các bơm cứu hỏa chính lấy nước từ mạn tàu cấp vào hệ thống cứu
hỏa. Hệ thống ống cứu hỏa dẫn nước ra boong tàu, lên các hành lang buồng ở,
thượng tầng, buồng máy, kho vật tư,… Khi có hỏa hoạn xảy ra ở vị trí nào đó trên
tàu, ta mở van thông biển, chạy bơm cứu hỏa, mở van chặn chính. Khi đó, nước
biển sẽ chờ sẵn tại các họng của các họng của van cứu hỏa, ta chỉ việc nối vòi rồng
vào khớp nối gần nhất nơi xảy ra đám cháy, mở van cứu hỏa trước vòi rồng và
phun nước vào đám cháy.
24


b. Hệ thống cứu hỏa bằng xả CO2
Khí CO2 được chứa trong những chai bằng thép dưới dạng thể lỏng với áp suất
cao. Lượng CO2 yêu cầu được tính toán theo toàn bộ thể tích lớn nhất của không
gian hầm hàng và không gian buồng máy. Trên các chai CO2 có lắp cơ cấu dùng để
giải phóng CO2. Tất cả các hệ thống xả CO2 mà con người hay lui tới phải được
lắp thiết bị báo động để báo cho con người biết rời khỏi khu vực đó trước khi xả
khí CO2. Khi có hỏa hoạn xảy ra tại vị trí nào đó trên tàu như ở buồng máy hoặc
hầm hàng ta giật dây mở dây giật mở van bên trái trong hộp điều khiển. Lúc này,
khí CO2 ở trong bình khởi động sẽ đẩy piston điều khiển xuống làm cho các bình
CO2 mở, nếu hỏa hoạn xảy ra ở hầm hàng ta mở van chặn tới hầm hang, ta giật dây
mở van bên phải trong hộp điều khiển nếu ở buồng máy, lúc này khí CO2 sẽ được
xả vào khu vực hỏa hoạn.
c.Hệ thống cứu hỏa bằng phun sƣơng
- Với sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ ngày nay các hệ thống trên tàu có
mức độ tự động hoá cao.
- Hệ thống báo hoả buồng máy và cứu hoả bằng phun sương là hệ thống hoạt động
với mức độ tự động hoá rất cao.
- Tất cả các quá trình báo và cứu đều được thực hiện tự động với độ chính xác và

mức độ tin cậy rất cao.
- Hệ thống đặt tại buồng máy và cứu bằng phun sương đảm bảo về độ tin cậy đảm
bảo cao nhất độ an toàn cho các thiết bị buồng máy khi có sự cố cháy xảy ra.
- Hệ thống có thể kiểm soát và dập cháy ngay từ giai đoạn đầu mà không ảnh
hưởng tới việc sơ tán thuyền viên và an toàn.
- Hệ thống này có khả năng dập được các đám cháy dầy 1 cách hữu hiệu bởi tác
động làm mát và bóp nghẹt oxy cao của việc phun ra những hạt nước.
- Yêu cầu lắp đặt hệ thống này ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao trong buồng
máy như: khu vực máy cái, máy phụ, phía trước nồi hơi,…
25


×