Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Một số kiến nghị nhằm hoàn chỉnh hình thức trả lương thời gian tại Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ trong thời gian sắp tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.51 KB, 78 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Lời mở đầu

Trong hoạt động các doanh nghiệp hiện nay thì vấn đề tiền lương là rất
quan trọng vì nó là một trong những yếu tố góp phần vào hiệu quả sản xuất
kinh doanh của cơng ty. Việc áp dụng hình thức trả lương hợp lý nhằm
khuyến khích cơng nhân nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động, tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, là việc làm cần thiết và
có ý nghĩa rất to lớn.

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tiền lương càng có ý
nghĩa đặc biệt hơn nhiều, nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh
doanh của chính doanh nghiệp đó. Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ tạo ra
một động lực mạnh mẽ trong việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên
vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại chính sách trả lương khơng hợp lý sẽ
tạo ra sự kìm hãm trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, một chính sách
kèm theo đó là sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh, năng suất lao động giảm,
hao phí ngun vật liệu tăng, bầu khơng khí trong doanh nghiệp nặng nề …
đó chính là những yếu tố làm chậm tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Ngày
nay hình thức trả lương cho các doanh nghiệp nhà nước đều tuân theo các
nghị định cũng như các chính sách tiền lương của nhà nước đề ra. Tuy vậy
trong mỗi doanh nghiệp nhà nước cũng có sự vận dụng linh hoạt nhiều chế độ
khác nhau tuỳ thuộc vào chế độ quản lý cũng như cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp, loại hình của doanh nghiệp nhà nước, và tính chất của cơng việc sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Đối với Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ cũng vậy, để có thể
hồn thành chỉ tiêu hàng năm đặt ra thì vấn đề tiền lương là rất quan trọng.
Do chính đó là động lực cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả


nhất . Hiện nay trên thị trường cạnh tranh trong cơng việc xây dựng cơng
trình thuỷ đang rất nóng bỏng do đó để có thể thu hút trực tiếp các nhân tài
cũng như số lượng nhân viên có tay nghề cao thì vấn đề tiền lương là rất quan
trọng. Chính vì điều đó địi hỏi các nhân viên trong Tổng Công Ty Xây Dựng

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đường Thuỷ cần có một sự nỗ lực nhất định và hồn thành tốt cơng việc được
giao và bên cạnh đó cần có sự sáng tạo trong cơng việc hơn nữa. Muốn có
được điều này thì doanh nghiệp cần đảm bảo được đời sống của chính các
nhân viên này, đảm bảo cho họ đầy đủ về mặt vật chất cũng như mặt tinh thần
của các nhân viên. Tiền lương là một vấn đề quan trọng để có thể thoả mãn
cho các nhân viên. Chính vì thế ta thấy ngay được vai trò của tiền lương, nó
chính là nhân tố trực tiếp thúc đẩy người lao động hăng say làm việc đem lại
năng suất cao, từ đó thúc đẩy tốc độ tăng của doanh nghiệp

Trong thời gian ngắn thực tập tại Tổng Công Ty Xây Dựng Đường
Thuỷ em nhận thấy bên cạnh việc áp dụng linh hoạt các nghị định của nhà
nước cũng như các chính sách tiền lương của nhà nước Tổng Cơng Ty đã tạo
ra một chính sách tiền lương khá hợp lý và thúc đẩy doanh nghiệp trong thời
gian qua. Tuy vậy trong thời gian ngắn gần đây thì vấn đề tiền lương cũng đã
có một số các khuyến mắc nhất định. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay
thì vấn đề tiền lương là rất quan trọng nó thể hiện ngay trong khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Doanh nghiệp có thể thúc
đẩy được sự hăng say của người lao động hay khơng đó là tuỳ thuộc vào
chính sách tiền lương có hợp lý hay khơng?Vấn đề tiền lương hiện nay không
phải là vấn đề của riêng Tổng Công Ty mà nó cịn là vấn đề của bất kì cơng
ty nào cũng có thể gặp phải, nó là vấn đề cố hữu đối với mỗi công ty trong cơ
chế thị trường do tiền lương vừa là thu nhập của cán bộ công nhân viên nhưng
mặt khác lại là một khoản chi phí đối với cơng ty .


Là doanh nghiệp nhà nước nhưng vấn đề trả lương đối với Tổng Công
Ty cũng rất quan trọng. Tuy áp dụng trực tiếp các nghị định và các chính sách
tiền lương của nhà nước nhưng vẫn có sự sáng tạo của doanh nghiệp nhằm tạo
ra một chính sách tiền lương hiệu quả nhất. Tuy vậy trong thời gian gần đây
thì vấn đề tiền lương đã xuất hiện một số các trục trặc.

Chính vì tính quan trọng của tiền lương trong thời gian sắp tới nên em
đã quyết định chọn vấn đề về tiền lương để làm đề tài của em trong đợt thực
tập tại Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ . Trong thời gian sắp tới khi
Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ chuyển sang mơ hình Cơng Ty Mẹ
Con thì vấn đề tiền lương trong thời gian tới của Tổng Công Ty là vấn đề rất

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của Tổng Công Ty
trong q trình phát triển sắp tới. Do đó sau q trình thực tập tại Tổng Cơng
Ty em muốn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn chỉnh lại vấn đề tiền lương
cho Tổng Công Ty trong thời gian sắp tới nhằm có một chính sách tiền lương
tốt trước khi chuyển sang mơ hình mẹ con. Đề tài em chọn là: “Một số kiến
nghị nhằm hồn chỉnh hình thức trả lương thời gian tại Tổng Công Ty
Xây Dựng Đường Thuỷ trong thời gian sắp tới”

Mặc dù vậy do đề tài này đối với Tổng Công Ty là rất quan trọng
nhưng do giới hạn về kiến thức và do thời gian thực tập có hạn do đó em
khơng thể nghiên cứu tồn bộ đề tài do đó em chỉ có thể nghiên cứu vấn đề
trong giới hạn nhất định đó là nghiên cứu vấn đề tiền lương cho các nhân viên
chủ chốt trong trong Tổng Cơng Ty. Đây chính là thành phần chính của Tổng
Cơng Ty cũng chính là các nhân viên chủ chốt trong Tổng Cơng Ty sau này.
Nó ảnh hưởng tới tương lai phát triển của Tổng Công Ty .


Để hoàn thành tốt chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn cô giáo
hướng dẫn thực tập Nguyễn Thị Hồng Thuỷ đã tận tình chỉ bảo từ khi em bắt
đầu thực tập đến khi hoàn thành chuyên đề này .

Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương I : Những lý luận cơ bản về tiền lương trong các doanh nghiệp hiện
nay
ChươngII : Thực trạng về hình thức trả lương tại Tổng Công Ty Xây Dựng
Đường Thuỷ hiện nay
Chương III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại
Tổng Cơng Ty Xây Dựng Đường Thuỷ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chương I : Những lý luận cơ bản về tiền lương
trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

I. Khái niệm và bản chất tiền lương
1. Các khái niệm về tiền lương
1. 1. Khái niệm chung về tiền lương

Tiền lương là một phạm trù kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như : chính trị, xã hội, lịch sử. Vì vậy trong mỗi thời kì, mỗi giai đoạn người
ta có những khái niệm khác nhau về tiền lương

Ở Việt Nam hiện nay trong nền kinh tế thị trường tiền lương được hiểu
là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá
trị sức lao động đã hao phí trên cơ sở thoả thuận trong hợp đồng lao động.

Hay “tiền lương cho người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao
động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do
Nhà nước quy định” (1)

Ngoài các định nghĩa trên ra thì chúng ta cịn có một định nghĩa khác
nữa đó là : “ tiền cơng là phần người lao động nhận được, ngoài tiền lương thể
hiện bằng tiền, người lao động còn nhận được phần phân phối gián tiếp bằng
hiện vật thông qua tem phiếu và một số chính sách phúc lợi như chính sách
nhà ở, bảo hiểm xã hội, khám chữa bệnh …. (2)

Tuy vậy trên thực tế thì người lao động khơng quan tâm đến khối
lượng tiền lớn mà họ nhận được hay không mà họ quan tâm đến khối lượng tư
liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương. Vấn đề này đề cập đến
hai khái niệm của tiền lương là : tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế

1 Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trang 166
2 Tập huấn về tiền lương – NXB Tài chính – 1992, trang 165

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1. 2. Tiền lương danh nghĩa
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho

người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao
động và hiệu quả làm việc của người lao động, trình độ của người lao động,
thâm niên cũng như kinh nghiệm làm việc … của chính người lao động.

Trên thực tế thì tiền lương danh nghĩa chính là lượng tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động sau khi họ đã thực hiện công việc cho

người sử dụng lao động . Tuy nhiên cùng với một số tiền người lao động dễ
dàng mua được khối lượng hàng hoá khác nhau ở các thời kì khác nhau cũng
như ở các vùng khác nhau do có sự biến động thường xuyên của giá cả

Tiền lương danh nghĩa trên thực tế nó chỉ cho ta biết được số lượng
tiền chứ không thể biết đựơc số lượng tư liệu sinh hoạt mà người lao động có
thể mua được. Điều này sẽ khó cho thấy được giá của sức lao động của người
lao động đã bỏ ra . Ngồi lượng tiền lương mà người lao động có thể nhận
được ra thì trên thực tế họ cịn nhận được một số các dịch vụ khác phục vụ
cho sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì thế để phản ánh được các lợi ích cũng như khối lượng tư liệu
sinh hoạt mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động thì chúng
ta cần nghiên cứu đến một loại tiền lương khác đó là tiền lương thực tế. Bởi vì
lợi ích mà người cung ứng sức lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào
tiền lương danh nghĩa (lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động ) còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá, dịch vụ mà số lượng người lao
động sử dụng nó để mua sắm hoặc đóng thuế .
1. 3. Tiền lương thực tế

“Tiền lương thực tế được hiểu như là số lượng tư liệu sinh hoạt và các
loại dịch vụ cần thiết mà người hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương
danh nghĩa của họ. (3)3

3 Tập huấn về tiền lương – NXB Tài chính – 1992, trang 170

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Như vậy tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh
nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại

dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và
tiền lương danh nghĩa được thể hiện qua công thức sau đây :

I LTT  I LDN
IGC

Trong đó : ILTT : Chỉ số tiền lương thực tế
ILDN : Chỉ số tiền lương danh nghĩa
IGC : Chỉ số giá cả

Với một mức tiền lương nhất định nếu giá cả hàng hố thị trường tăng
thì chỉ số tiền lương thực tế giảm xuống và ngược lại. Trường hợp giá cả thị
trường ổn định, tiền lương danh nghĩa tăng lên chỉ số tiền lương thực tế cũng
tăng, nếu cùng một lúc, tiền lương danh nghĩa và giá cả hàng hoá thị trường
cùng tăng hoặc cùng giảm thì đại lượng nào có tốc độ tăng hoặc giảm lớn hơn
sẽ quyết định chỉ số tiền lương thực tế. Đối với người lao động, lợi ích cuối
cùng của việc cung ứng sức lao động là tiền lương thực tế chứ khơng phải tiền
lương danh nghĩa, vì tiền lương thực tế quyết định khả năng tái sản xuất sức
lao động, quyết định các lợi ích trực tiếp của họ.

Trong nhiều trường hợp chính phủ phải trực tiếp can thiệp bằng các
chính sách cụ thể để bảo hộ mức lương thực tế cho người lao động chẳng hạn
khống chế giá cả tiêu dùng thiết yếu trong thời kì có lạm phát cao, u cầu
các doanh nghiệp có biện pháp trợ cấp lương cho cơng nhân khi giá cả tiêu
dùng tăng, quy định mức tăng tối thiểu để làm căn cứ gốc cho chính sách trả
lương của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp thì họ rất quan tâm đến vấn đề làm sao để chỉ số
tiền lương thực tế có thể phù hợp với tiền lương danh nghĩa vì đây chính là
vấn đề của doanh nghiệp trong việc xây dựng một chính sách tiền lương hợp

lý cho doanh nghiệp. Tiền lương thực tế chỉ phản ánh thực tế người cung ứng

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

lao động có được đáp ứng đúng với sức lao động mà họ bỏ ra hay khơng hay
có nghĩa là cuộc sống của họ có được đảm bảo thông qua lượng tiền lương
danh nghĩa hay không ?

Tuy vậy để doanh nghiệp có thể xây dựng một chính sách tiền lương
thực tế thì cịn phụ thuộc vào một loại tiền lương khác mà rất quan trọng đối
với người lao động đó là tiền lương tối thiểu. Đây là tiền lương do nhà nước
quy định, doanh nghiệp nào cũng phải áp dụng lượng tiền lương này để quy
định mức lương cho doanh nghiệp mình.
1. 4. Tiền lương tối thiểu

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về mức tiền lương tối thiểu, mức
tiền lương tối thiểu được xem như là cái ngưỡng cuối cùng để xây dựng các
mức lương khác nhau để tạo thành hệ thống tiền lương của một ngành nào đó,
hoặc hệ thống tiền lương chung của một nước, là căn cứ để xác định chính
sách tiền lương.

Nghị Định 197/CP của Chính Phủ ngày 31/12/1994 về việc thi hành bộ
luật lao động đã ghi : “mức tiền lương tối thiểu là mức lương để trả cho người
lao động làm công việc đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao
động và môi trường lao động bình thường” (4)

Với quan niệm như vậy, mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan
trọng của một chính sách tiền lương, nó liên hệ chặt chẽ với 3 loại yếu tố :
mức sống trung bình của dân cư một nước, chỉ số giá sinh hoạt, loại lao động
và điều kiện lao động.


Mục tiêu căn bản của hệ thống lương tối thiểu nhằm tránh bóc lột sức
lao động và giảm đói nghèo. Những cuộc thoả thuận liên quan đến việc
chống bóc lột sức lao động thì lương tối thiểu được xem như quyền cơ bản
cho những người lao động, họ sẽ giành được một khoản tiền khi họ bỏ sức lực
của mình ra để làm những thành tích mà họ đạt được. Mức lương tối thiểu
cũng phần nào giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên trong thực tế

4 Nghị định 197/CP của Chính phủ ngày 31/12/1994

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

mức lương tối thiểu không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vì nó chịu ảnh
hưởng bởi những nhân tố khác nhau như khả năng trả lương của doanh
nghiệp, khả năng thu hút đầu tư nước ngồi. Ở một vài nước thì mức lương
tối thiểu không thể trợ giúp cho người lao động gặp hồn cảnh khó khăn vì họ
khơng có lương( ví dụ như những người nông dân tự kiếm việc làm để nuôi
sống bản thân ở những vùng nông thôn).

Mục tiêu của tiền lương tối thiểu :
 Giảm sức bóc lột sức lao động
 Giảm sự nghèo đói
 Bảo vệ sức mua của người lao động
 Tránh xảy ra những xung đột trong lao động hoặc ít nhất cũng
giảm được những việc bất ngờ xảy ra
 Cải tiến việc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách thuyết phục
tất cả các doanh nghiệp cùng trả tỷ lệ lương tối thiểu như nhau
 Khuyến khích trả lương cơng bằng để bảo đảm rằng người lao
động là nam hay nữ đều được hưởng mức lương ít nhất phải
bằng mức lương tối thiểu như đã quy định.

 Mọi người lao động đều được hưởng lợi ích trong q trình tăng
trưởng nền kinh tế

Không phải tất cả các hệ thống lương tối thiểu đều đạt được tất cả
những mục tiêu trên. Một số hệ thống lương tối thiểu chỉ tập trung vào việc
bảo vệ hoặc giảm đói nghèo hay bảo đảm sức mua cho người lao động, một
số hệ thống khác lại đề cập tới việc người lao động được hưởng lợi ích trong
q trình tăng trưởng nền kinh tế. Đó là kết quả từ những mục tiêu và kế
hoạch khác biệt ở từng nước mà có liên quan đến : phạm bi lương tối thiểu,
tiêu chuẩn điều chỉnh, kế hoạch đề ra một mức lương tối thiểu, những thể chế
có tính bắt buộc

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chính vì sự quan trọng của tiền lương tối thiểu nên cần có một số các
yêu cầu nhất định trong việc xây dựng mức tiền lương tối thiểu :

 Tiêu chuẩn cho sự điều chỉnh
 Kế hoạch đưa ra một mức lương
 Ảnh hưởng của mức lương tối thiểu đến toàn bộ hệ thống lương
 Sự điều chỉnh mức lương cần có những tiêu chuẩn sau :
 Nếu mục tiêu cơ bản của hệ thống lương tối thiểu là chống lại sự

bóc lột sức lao động và giảm đói nghèo thì việc điều chỉnh lương
tối thiểu sẽ tập trung vào hai cách thay đổi chính sau :
+ Thay đổi theo quy luật tự nhiên để đảm bảo có một khoản tiền, đáp
ứng được nhu cầu hàng ngày của người lao động cũng như nhu cầu về nhà ở,
quần áo và các dịch vụ khác.
+ Thay đổi chi phí cho cuộc sống để đảm bảo rằng có một khoản tiền ít
nhất có đủ sức mua như thời kì trước

 Một số nhân tố quan trọng có liên quan tới mục tiêu này là sự
điều chỉnh nên chú trọng tới cá nhân người lao động hoặc gia
đình của họ. Thường thì sự điều chỉnh liên quan liên quan tới
hoàn cảnh của cá nhân người lao động, nghĩa vụ với gia đình hơn
là trách nhiệm với hệ thống bảo hiểm xã hội, hệ thống lương.
 Ở những nơi mà hệ thống lương tối thiểu đề ra đã đạt được
những mục tiêu ngoài quyền lao động cơ bản và bảo vệ sự đói
nghèo thì quá trình điều chỉnh trở lên phức tạp hơn và có thể kéo
theo một số vấn đề sau :
+ Khả năng thanh toán của chủ sử dụng
+ Đoán trước được ảnh hưởng của sự tăng lương tối thiểu tới việc làm
+ Đoán trước được ảnh hưởng của sự tăng trưởng lương tối thiểu tới
sức cạnh tranh quốc tế
+ Thay đổi năng suất lao động

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+ Thay đổi mức lương trung bình trong từng nước, từng thành phần
kinh tế hoặc từng ngành

+ Thay đổi mức tăng trưởng chung của nền kinh tế ví dụ như tăng
trưởng GDP.

Đây chỉ là những quy định và mục tiêu của tiền lương tối thiểu, tuy vậy
đối với mỗi doanh nghiệp thì mức lương tối thiểu của họ đặt ra đều có sự khác
nhau. Do đó có sự phân chia trong mức tiền lương tối thiểu, nó được phân
thành tiền lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu đã được điều chỉnh
trong các doanh nghiệp.
1. 4. 1 Tiền lương tối thiểu chung (5)


Tiền lương tối thiểu chung là mức tiền lương thấp nhất đảm bảo các
nhu cầu thiết yếu là ăn mặc, ở, học hành, đi lại, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá,
giao tiếp xã hội và đảm bảo mức sống của gia đình. Mức lương tối thiểu
chung là mức lương trả cho người lao động có trình độ đơn giản nhất trong xã
hội và làm việc trong điều kiện bình thường. Đó là mức trả công lao động
thấp nhất trong xã hội buộc người sử dụng lao động không được trả công cho
người lao động thấp nhất hơn mức đó, vì dưới mức đó người lao động không
đảm bảo tái sản xuất sức lao động và do đó sẽ khơng đảm bảo được nhân cách
con người.

Mức tiền lương tối thiểu ở mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau, nó
được căn cứ vào mức sống tối thiểu, chỉ số sinh hoạt trong từng thời kì và
điều kiện xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, ở nước ta mức lương tối thiểu
được áp dụng cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đã được
điều chỉnh là 350. 000 đồng/người/tháng

5 Tóm tắt theo: Tập huấn về tiền lương - NXB Tài chính – 1992, trang 167-182

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1. 4. 2 Tiền lương tối thiểu điều chỉnh trong các doanh nghiệp (6)
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp có thể áp dụng

mức tiền lương cao hơn nếu doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện và phải nằm
trong giới hạn khung lương nhà nước quy định tại các doanh nghiệp, nhà
nước đã hướng dẫn tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa trong các doanh
nghiệp được phép áp dụng là :

Tlmindc = Tlmin *(1+Kdc)
Trong đó :Tlmin dc : tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh

nghiệp được phép áp dụng (giới hạn chung của khung lương tối thiểu)

Tlmin : mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định
(giới hạn dưới của khung lương tối thiểu) Tlmin = 3500. 000 đồng

Kdc : hệ số điều chỉnh tăng them của doanh nghiệp
Kdc = K1 + K2
K1: Hệ số theo vùng
K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành
“Các doanh nghiệp Nhà nước được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm
tiền lương tối thiểu không quá 1. 5 lần so với mức tiền lương tối thiểu do Nhà
Nước quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương. Khi áp dụng hệ số điều
chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu, doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều
kiện : thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của
Pháp luật, lợi nhuận thực hiện không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của
năm trước liền kề và phải đảm bảo tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng
năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định
nói trên, do yêu cầu công việc thường xuyên phải sử dụng số lao động có
trình độ chun mơn, kỹ thuật cao trên 50% tổng số lao động trong doanh
nghiệp và kế hoạch lợi nhuận xây dựng cao hơn từ 5% trở lên so với lợi
nhuận thực hiện năm trước liền kề thì áp dụng thì được áp dụng hệ số điều

6 Tóm tắt theo: Tập huấn về tiền lương - NXB Tài chính – 1992, trang 167-182

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức lương tối
thiểu do Nhà nước quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương” (7)

Tuy nhiên với quan điểm như thế nào đi nữa thì tiền lương khơng thuần

t là vấn đè kinh tế lợi ích mà cao hơn nó là vấn đề xã hội có liên quan trực
tiếp đến các vấn đề chính sách vĩ mơ của nhà nước và mức lương tối thiểu
phải đảm bảo :

+ Là gianh giới cuối cùng để có thể bảo trợ cho người lao động chống
lại sức bóc lột của người sử dụng lao động cũng như sức ép của thị trường lao
động và đảm bảo sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường

+ Bảo đảm mối quan hệ giữa tăng lương tối thiểu và lương trung bình
+ Tạo điều kiện cho người lao động được biết quyền lợi của họ, công
khai mức lương tối thiểu và sự thay đổi của nó.
2. Yêu cầu, chức năng của tiền lương
Mỗi loại doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đều có những quan
điểm, cách thức cũng như mục đích trả lương khác nhau. Tuy nhiên, dù đứng
ở phương diện nào thì tiền lương được trả cho người lao động cũng phải đạt
được những yêu cầu nhất định của tiền lương và thực hiện đầy đủ những chức
năng cơ bản của tiền lương
2. 1 Những yêu cầu của tổ chức tiền lương

 Đơn giản, rõ ràng, kịp thời đối với người lao động : Tiền lương
luôn là mối quan tâm hang đầu của mọi người lao động. Một chế
độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới
động cơ và thái độ làm việc của họ, đồng thời làm tăng hiệu quả
của hoạt động quản lý, nhất là quản lý về tiền lương

 Tính hợp pháp : Thể hiện ở mức lương khởi điểm. Mức lương
khởi điểm thường là một trong những yếu tố cơ bản nhất khiến
cho người lao động quyết định có chấp nhận làm việc ở doanh
nghiệp hay không. Thông thường các doanh nghiệp càng trả


7 Điều 1 Nghị định số 03/2001/NĐ – CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

lương cao càng có khả năng thu hút được người lao động giỏi,
lao động có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm cũng như trình độ
chuyên môn cao.
 Tạo động lực: Thể hiện ở các mức lương sau mức lương khởi
điểm. Các mức lương này phải có sự phân biệt tương ứng với
yêu cầu mức độ phức tạp và kỹ năng thực hiện công việc cũng
như mức độ đóng góp hồn thành cơng việc. Tiền lương trả cho
người lao động phải có tác dụng rõ rệt, đảm bảo tái sản xuất sức
lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh
thần của người lao động, tạo động lực cho người lao động nâng
cao năng suất lao động.
 Tính cơng bằng : tiền lương trả cho người lao động phải giúp
người lao động cảm thấy sự chênh lệch giữa các công việc khác
nhau (cơng bằng trong nội bộ ). Ngồi ra hệ thống thù lao của
doanh nghiệp phải tương ứng với thù lao của doanh nghiệp khác
nhau trong cùng ngành (công bằng so với bên ngoài )
 Tính đảm bảo : tiền lương phải giúp người lao động cảm nhận
được thù lao hang tháng của mình được đảm bảo ở một mức nhất
định nào đó và khơng phụ thuộc vào các yếu tố biến động nào
khác. Bên cạnh đó người lao động phải cảm nhận được rằng tiền
lương của họ phải đủ đảm bảo được cuộc sống hang ngày của họ
 Tính hiệu suất : tiền lương phải mang lại hiệu quả cho doanh
nghiệp. Hay hệ thống thù lao phải tính đến một đồng lương bỏ ra
thì phải thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
2. 2 Chức năng của tiền lương
Trong công tác quản lý, trong sản xuất kinh doanh, trong đời sống và cả

trong mặt chính trị-xã hội tiền lươngphải thể hiện được bốn chức năng cơ bản
sau :

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

 Chức năng thước đo giá trị : đó là giá trị sức lao động. Nó được
biểu hiện ở việc tiền lương phải phản ánh được sự thay đổi của
giá trị sức lao động, khi giá trị sức lao động thay đổi thì tiền
lương phải thay đổi theo. Đây chính là chức năng cơ bản của tiền
lương. Trong thực tế ở nước ta hiệnm nay, nói chung tiền lương
chưa phản ánh được giá trị sức lao động đã hao phí hay nói cách
khác là chưa thực hiện được chức năng này

 Tiền lương phải đảm bảo chức năng tái sản xuất sức lao động :
Trong quá trình lao động, sức lao động của con người bị tiêu hao
một phần, do đó để có thể tiếp tục được quá trình lao động sau
đòi hỏi sức lao động đã mất phải được khôi phục lại. Muốn vậy
con người phải được nghỉ ngơi, ăn uống, cần có những tư liệu
sinh hoạt cần thiết cho mình

 Tái sản xuất sức lao động bao gồm tái sản xuất sức lao động giản
đơn và tái sản xuất sức lao động mở rộng, tức là tiền lương mà
người lao động nhận được không chỉ đủ nuôi sống bản than và
gia đình người lao động mà cịn dùng một phần để nâng cao trình
độ. Tái sản xuất trước hết phải đảm bảo mức tái sản xuất giản
đơn sức lao động. Khi xã hội phát triển thì tái sản xuất mở rộng
sức lao động cũng ngày càng được coi trọng

 Tiền lương là cơ sở để kích thích sản xuất : muốn thực hiện chức
năng này tiền lương phải đủ lớn kích thích người lao động hăng

say làm việc. Tổ chức tiền lương phải làm như thế nào để phân
biệt người làm tốt người làm chưa tốt để trả lương, có lien quan
đến hiệu quả làm việc của từng người lao động. Chính vì thế mà
đối với doanh nghiệp, tổ chức tiền lương có vai trị quyết định.

 Tiền lương phải đảm bảo chức năng tích luỹ để dành : về nguyên
tắc, tiền lương không chỉ đảm bảo trong thời gian làm việc mà
đảm bảo cho người lao động sống và tồn tại trong thời gian làm

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

việc mà còn đảm bảo cho người lao động sống và tồn tại trong
thời gian nghỉ hưu, nghỉ mất sức . Muốn tích luỹ, để dành tiền
lương không những phải đảm bảo quá trình sống hang ngày mà
phải để thừa ra một ít, ngồi ra người lao động cịn phải đóng
BHXH để người sử dụng lao động lấy số tiền đó để trả lại cho
họ.
3. Ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp
Tiền lương ln đóng vị trí quan trọng trong bất kì một doanh nghiệp
nào khơng chỉ đối với người lao động mà còn đối với chủ doanh nghiệp
Đối với người lao động tiền lương đóng một vị trí khá quan trọng
không chỉ để tái sản xuất sức lao động giản đơn mà còn để tái sản xuất sức lao
động mở rộng góp phần ổn định cuộc sống người lao động. Tiền lương nhận
được thoả đáng sẽ làm cho người lao động tích cực hăng sat làm việc hơn và
họ sẽ gắn bó cuộc sống với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp tiền lương la một chi phí cấu thành sản xuất và
ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp trả lương hợp lý thì năng suất lao động sẽ tăng được nhiều lợi
nhuận hơn, ngược lại nếu doanh nghiệp trả lương khơng hợp lý thì năng suất
lao động sẽ giảm xuống, sản phẩm kém chất lượng, nguyên vật liệu bị lãng

phí …. dẫn đén hiện tượng di chuyển lao động sang các doanh nghiệp khác có
mức lương thấp hấp dẫn hơn
II. Những nguyên tắc của tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp hiện
nay: (8)
1. Các nguyên tắc trả lương
Quản lý tiền lương là cách thức tổng hợp các biện pháp nhằm bảo đảm
tiền lương cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động
của họ trên cơ sở tạo nên sự quan tâm vật chất của người lao động đối với kết

8 Tham khảo sách tập huấn về tiền lương – NXB Tài chính 1992

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

quả lao động của mình. Để tổ chức tiền lương đạt hiệu quả cần tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
1. 1. Các nguyên tắc chung:

+ Thực hiện phân phối theo lao động. Tiền lương phụ thuộc vào kết
quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận.

Những người thực hiện các cơng việc địi hỏi trình độ chun mơn, kỹ
thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của
từng doanh nghiệp thì phải trả lương cao, có thể cao hơn lương giám đốc

+ Chống phân phối bình quân, hệ số giãn cách giữa người có tiền lương
cao nhất và thấp nhất do doanh nghiệp lựa chọn, quyết định, nhưng tối đa
không quá hai lần so với hệ số mức lương cao nhất áp dụng trong doanh
nghiệp theo quy định tại nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính Phủ và
thấp nhất bằng hệ số mức lương quy định tại Nghị định 26/CP nói trên


+ Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc
trong doanh nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác

+ Tiền lương và thu nhập hang tháng của người lao động được ghi vào
Sổ lương của doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 15/LĐTBXH-TT ngày
10/4/1997 của Bộ lao động- Thương binh xã hội

+ Lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp trực tiếp với tổ chức cơng đồn
cùng cấp xây dựng quy chế trả lương. Quy chế trả lương được phân phối phổ
biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp và đăng kí với cơ
quan có thẩm quyền giao đơn giá tiền lương
1. 2. Nguyên tắc trả lương ngang nhau cho các lao động như nhau:

Đây là nguyên tắc cơ bản rất khó có thể xác định một cách chính xác .
Nguyên tắc này thể hiện nguyên tắc phân phối theo lao động một cách công
bằng cho người lao động . Người sử dụng lao động không được trả lương thấp
hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và đối với cơng việc như
nhau, hồn thành trong thời gian như nhau, hiệu quả như nhau thì được hưởng
lương như nhau, khơng phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ… Đây là nguyên

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được sự cơng bằng, đảm bảo sự bình đẳng
trong trả lương. Điều này sẽ có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao
động. Nguyên tắc này được thể hiện trong các thang lương, bảng lương và các
hình thức trả lương, trong cơ chế và phương thức trả lương trong chính sách
về tiền lương.
1. 3. Nguyên tắc : Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ
tăng tiền lương bình quân


Là một nguyên tắc quan trọng khi tổ chức tiền lương vì có như vậy
mới tạo cơ sở giảm giá thành, giảm giá cả và tích luỹ. Đây là nguyên tắc để
đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống
của người lao động và phát triển nền kinh tế. Tăng tiền lương và tăng NSLĐ
có liên quan chặt chẽ với nhau. Tăng NSLĐ là cơ sở để tăng tiền lương và
ngược lại tăng tiền lương là một trong những biện pháp khuyến khích con
người hăng say làm việc để tăng NSLĐ. Trong các doanh nghiệp thương
nghiệp tăng tiền lương dẫn đến tăng chí phí sản xuất kinh doanh cịn tăng
NSLĐ lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm. Một doanh nghiệp thực
sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung cũng như chi phí cho một sản
phẩm được hạ thấp, tức là mức giảm chi phí do tăng NSLĐ phải lớn hơn mức
tăng chi phí do tiền lương tăng
1. 4. Nguyên tắc : Đảm bảo tính hợp lý tiền lương giữa các ngành và các
vùng là khác nhau

Mỗi một vị trí cơng việc khác nhau, ở các ngành khác nhau, các vùng
khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về kỹ năng thực hiện công việc,
yêu cầu vè khả năng trí óc, thể lực, trách nhiệm trong công việc …Sự khác
nhau này cần thiết phải được phân biệt trong trả lương, có như vậy mới
khuyến khích được người lao động nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc
Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm
vịêc trong các ngành nghề khác nhau nhằm đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

trong trả lương người lao động. Thực sự nguyên tắc này là cần thiết và dựa
trên những cơ sở sau đây :

 Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành
 Điều kiện lao động

 Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân
 Sự phân bổ theo khu vực sản xuất
2. Các hình thức trả lương (9)
Hiện nay các doanh nghiệp thực hiện hai hình thức trả lương phổ biến
đó là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm .
Nhìn chung các doanh nghiệp đã xây dựng và thực hiện chưa tốt quy chế trả
lương, lung túng trong việc xây dựng quy chế trả lương hoặc quy chế trả
lương chưa gắn bó với năng suất, chất lượng hiệu quả của từng người lao
động. Để khắc phục tình trạng phân phối bình qn khơng gắn với kết quả lao
động . Nhà nước đã có những hướng dẫn cụ thể trong việc xây dựng quy chế
trả lương gắn với kết quả lao động, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc
trong các doanh nghiệp
2. 1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động trực
tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ hoàn thành. Đây là hình thức
trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo sản
phẩm. Lương sản phẩm tính theo cơng thức :

TLsp =ĐG*Q
Trong đó : TLsp : Tiền lương sản phẩm được nhận

ĐG : Đơn giá sản phẩm
Q : Khối lượng sản phẩm

9 Chính sách tiền lương mới tập 1 – NXB Tài chính – Hà Nội 2004, trang 5-14

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2. 1. 1. Ý nghĩa, điều kiện và phạm vi áp dụng hình thức trả lương theo sản
phẩm


Điều kiện để thực hiện lương sản phẩm
- Tổ chức được liên tục
- Có định mức đánh giá trả lương hợp lý
- Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ, chính xác số lượng và chất lượng

sản phẩm làm ra
Ưu điểm
 Quán triệt tốt trả lương theo lao động, vì tiền lương mà người lao
động nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm
đã hồn thành, điều này có tác dụng làm tăng năng suất lao động
của người lao động
 Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích
người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ tay nghề, tích
luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sang tạo…
 Trả lương theo sản phẩm cịn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng
cao và hoàn thiện cơng tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ
động trong làm việc của người lao động
Phạm vi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm
 Căn cứ vào hình thức sản xuất : Sản xuất hàng loạt
 Căn cứ vào trình độ sản xuất : Sản xuất bán tự động và thủ công
 Căn cứ vào tính chất sản xuất : Sản xuất theo chu kỳ, gián đoạn

2. 1. 2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm
2. 1. 2. 1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

Chế độ này được áp dụng khi người lao động làm việc mang tính chất
độc lập, có thể định mức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và
riêng biệt . Tiền lương của người lao động nhận được tính theo cơng thức :


L1 = ĐG* Q1
Trong đó : L1: Tiền lương thực tế mà người lao động nhận được

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đg : Đơn giá tiền lương trả cho một snr phẩm
Q1 : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
Đơn giá được tính như sau :

ĐG= L0 Q

Đơn giá tiền lương là mức tiền lương dùng để trả cho người lao động khi
họ hồn thành một đơn bị sản phẩm hay cơng việc, cơng thức tính :

ĐG = L0 * T
Trong đó : L0 : Lương cấp bậc của người lao động trong kỳ

T : Mức thời gian hoàn thành một đơn bị sản phẩm
2. 1. 2. 2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể

Theo công văn 4320/LĐTBXH-Tl ngày 29/12/1998 của Bộ Lao Động
Thương Binh và Xã Hội về việc trả lương lao động theo sản phẩm tập thể
thực hiện một trong hai cách: (10)

Cách 1 : Trả lương theo ngày công làm việc thực tế, hệ số lương, hệ số
mức đóng góp để hồn thành cơng viêc, cơng thức tính như sau :

Ti  m VSP .ni .ti.hi

 nj .t j.hj


j 1

Trong đó : Ti : Là tiền lương của người thứ i nhận được
ni : Là thời gian thực tế làm của người thứ i (tính bằng giờ hoặc ngày)
Vsp : Là quỹ lương sản phẩm của tập thể
m : Số lượng thành viên tập thể
ti : Hệ số lương được sắp xếp theo nghị định số 26/CP của người thứ i
hi : Là hệ số mức đóng góp để hồn thành cơng việc của từng

người thứ i và được tính như sau :

10 Cơng văn 4320/LĐTBXH – TL ngày 29/12/1998 của Bộ LĐTBXH


×