Tuần 14
Sáng
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2017
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN
_________________________________
Đạo đức
BÀI 7: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng tháng
xóm giềng.
2. Kĩ năng: Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm
phù hợp với khả năng.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự
cảm thông với hàng xóm. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm
trong những việc vừa sức.
- Các phương pháp: Thảo luận. Trình bày 1 phút. Đóng vai.
3. Hành vi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Lưu ý: Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về
tình làng, nghĩa xóm; có thể cho học sinh kể về một số việc đã biết liên quan đến ”tình
làng, nghĩa xóm”.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nội dung tiêu phẩm”Chuyện hàng xóm”. Phiếu thảo luận cho các
nhóm- Hoạt động 2- Tiết 1. Phiếu thảo luận cho các nhóm- Hoạt động 3- Tiết 1.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động :
- Hát tập thể
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
51
2. Hoạt động thực hành:
a. Hoạt động 1: Tiểu phẩm "Chuyện hàng xóm"
HĐ cả lớp
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đóng tiểu phẩm (nội dung đã được chuẩn bị trước).
- GV hỏi
? Em đồng ý với cách xử lí của bạn nào? Vì sao?
? Qua tiểu phẩm trên, em rút ra được bài học gì?
- Chia sẻ, nhận xét.
Lưu ý: HS cần cho biết thêm các biểu hiện của tình làng, nghĩa xóm.
b. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
HĐ nhóm
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến có liên quan đến việc
quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Cách tiến hành:
- Phát phiếu thảo luận cho nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận vào phiếu nhóm
- Treo 1 phiếu thảo luận (phóng to) lên bảng để các nhóm lên điền kết quả.
- Nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng và lời giải thích (Dự kiến: HS mức 4)
- GV kết luận.
Dự kiến: HS giải thích chưa chính xác.
c. Hoạt động 3:Tìm hiểu ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ
HĐ nhóm
* Mục tiêu: HS biết nội dung, ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ về hàng xóm, láng
giềng.
* Cách tiến hành:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận tìm ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ
nói về tình hàng xóm, láng giềng
- HS trình bày kết quả thảo luận và lấy VD minh hoạ cho từng câu 3 câu ca dao, tục
ngữ.
- Nhận xét, bổ sung, giải thích thêm.
GV giúp HS hiểu ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ
3. Hoạt động nối tiếp :
52
- Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Quan tâm,giúp đỡ hàng xóm,láng
giềng( T2)
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_________________________________
Tập đọc- Kể chuyện
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh
trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng; trả lời được
các câu hỏi trong sách giáo khoa.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân
vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Học sinh mức 3,4 kể được toàn bộ câu chuyện.
* Giáo dục HCM:
- Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
- Nội dung: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng (liên
hệ).
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Nghe và hát theo bài hát: Kim Đồng
- Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Tập đọc
a. Hoạt động 1: Luyện đọc ( Hoạt động nhóm)
* Mục tiêu : Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
53
* Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài
**: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc nối tiếp mỗi bạn 1 câu.
- Chia sẻ trước lớp về quá trình luyện đọc của nhóm.
- Chia sẻ các từ khó đọc: gậy trúc,lững thững, huýt sáo, tráo trưng, nắng sớm,...
- Luyện đọc các từ khó theo chỉ định của GV (CN-N-L)
-Nhận xét bạn đọc.
**: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc nối tiếp đoạn( 4 đoạn)
Vòng 1: Tìm câu khó đọc
-Luyện đọc câu khó trong bài.
-Nhận xét bạn đọc
Vòng 2: Giải nghĩa từ
- Chia sẻ cả lớp về một số từ khó hiểu: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong
manh,...
- Đại diện các nhóm đọc nối tiếp đoạn trong bài
-Nhận xét bạn đọc.
Rèn cho Hs cách ngắt, nghỉ đúng. Rèn đọc đúng cho Chanh, H.Anh
b.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài ( Hoạt động cả lớp)
* Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện
* Cách tiến hành:
**: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trong
SGK
-Chia sẻ trước lớp
- Cán sự lớp điều hành các nhóm trả lời câu hỏi.
Dự kiến: HS mức 3,4 trả lời câu hỏi 2,4.
-Gv cho Hs rút ra ý nghĩa câu chuyện.( Dự kiến: V.Anh,Bắc)
- HS nêu lại ý nghĩa.
* Giáo dục HCM: Bác luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ cho ta thấysự quan tâm và
tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng
c.Hoạt động 3: Luyện đọc lại ( Hoạt động nhóm 3)
54
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
* Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng
- Luyện đọc theo nhóm 3
- 2 HS thi đọc đoạn 3 ( Dự kiến: V.Anh, Dung)
- Mời 2 nhóm thi đọc theo cách phân vai
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Lưu ý HS:khi đọc cần đọc rõ giọng từng nhân vật
Kể chuyện
* Mục tiêu: HS dựa vào các bức tranh minh họa nội dung 4 đoạn truyện. HS kể lại
toàn bộ câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát các bức tranh trong SGK
-HS mức 4 kể mẫu đoạn 1
- GV nhận xét.
- HS tập kể theo nhóm 4
- 4 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
- 1 HS kể toàn bộ truyện( Dự kiến: V.Anh)
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.
Lưu ý: chỉ cần kể đúng nội dung từng tranh
3. Hoạt động nối tiếp :
-Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài sau: Nhớ Việt Bắc
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
________________________________________________________________
Chiều
Toán
LUYỆN TẬP
55
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết so sánh các khối lượng. Biết làm các phép tính với số đo
khối lượng và vận dụng được vào giải toán. Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài
đồ dùng học tập.
2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
* Lưu ý: Bài tập 4 tổ chức dưới dạng trò chơi - theo chương trình giảm tải của Bộ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, 1 cái cân
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động :
- Tổ chức trò chơi: Bắn tên
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động thực hành:
Bài 1: ><= ?
Làm việc theo cặp
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS thảo luận theo cặp
- Làm bài vảo vở
- Chia sẻ với cô giáo và các bạn
Lưu ý HS cần đưa về cùng đơn vị đo rồi so sánh
Bài 2: HĐ nhóm
- HS đọc đề bài.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận
+ Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh, ta cần biết những gì?
Phải làm như thế nào?
+ Để tìm số gam kẹo, ta cần làm thế nào?
- HS cả lớp làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chốt lại.
56
GV trực tiếp HD HS mức 1
Bài 3: HĐ nhóm
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận:
+ Cô Lan có bao nhiêu đường?
+ Cô Lan đã dùng hết bao nhiêu gam đường?
+ Cô làm gì về số đường con lại?
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
- Yêu cầu HS làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo
- HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, chốt lại.
Dự kiến: 1 số HS lúng túng khi làm bài
Bài 4: Thực hiện trò chơi
- Cho HS thực hiện trò chơi theo nhóm.
- Phổ biến luật chơi và tổ chức cho HS chơi trò chơi "Cân tiếp sức".
- Nhận xét, biều dương nhóm thắng cuộc.
GV cần chuẩn bị 1 cái cân đồng hồ. Cần trực tiếp HD H.Anh, Dương cách cân
3. Hoạt động nối tiếp:
- HS nêu lại cách thực hiện dạng giải toán vừa học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau:Bảng chia 9
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
____________________________________________
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN
__________________________________________
Chào cờ
NHẬN XÉT DƯỚI CỜ
57
_____________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017
Thể dục
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tiếp tục nâng cao và hoàn thiện bài thể dục phát triển chung.
- Tiếp tục trò chơi "Đua ngựa".
2. Kĩ năng: Biết thực nội quy, quy định trong luyện tập. Yêu cầu HS thực hiện
động tác tương đối đúng, chính xác, đều đẹp. Yêu cầu biết cách chơi, chơi đúng luật,
nhiệt tình.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức rèn luyện sức khỏe
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sân tập sạch sẽ, an toàn.Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
2. Học sinh: Giày ba ta.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường 100-200m.
- Khởi động các khớp.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2, 1-2,....
* Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh".
-Gv nêu nội dung,yêu cầu tiết học
2. Hoạt động thực hành:
* Hoạt động 1 : Ôn động tác của BTDPTC.
- GV nhắc lại tên động tác, hướng dẫn cách ôn và làm mẫu kết hợp giải thích chậm.
- HS lắng nghe, thực hiện theo nhịp hô của GV.
- Tập đồng loạt GV điều khiển, chia tổ do tổ trưởng điều khiển.
- GV quan sát, sửa và uốn nắn động tác sai cho từng em.
58
Dự kiến: 1 số HS còn quên động tác.
* Hoạt động 3:Tổ chức chơi trò chơi: "Đua ngựa".
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi sau đó cho HS chơi thử, tiến
hành chơi chính thức.
- Chia 2-4 đội với số lượng nam, nữ bằng nhau. Tổ nào thắng biểu dương, thua chịu
phạt.
GV cần động viên HS nhút nhát mạnh dạn tham gia chơi.
3. Hoạt động tiếp nối:
- Đi theo nhịp hát, vỗ tay và làm động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò về nhà tập luyện thêm.
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................
______________________________________________
Tập đọc
NHỚ VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Hiểu nội dung: ca ngợi đất nước và người việt Bắc đẹp và đánh
giặc giỏi; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 10 dòng thơ đầu.
59
2. Kĩ năng : Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Giáo dục HCM:
- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải
phóng DT.
- Nội dung: Ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác
trên Chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (liên hệ).
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập,SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- HS múa theo nhạc
- Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Tập đọc
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu : Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
* Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài
**: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc nối tiếp mỗi bạn 2 dòng thơ
- Chia sẻ trước lớp về quá trình luyện đọc của nhóm.
- Chia sẻ từ khó đọc:nắng ánh, thắt lưng, mơ nở, núi giăng,...
- Luyện đọc các từ khó theo chỉ định của GV (CN-N-L)
-Nhận xét bạn đọc.
**: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc nối tiếp 2 đoạn
Vòng 1: Tìm câu khó
-Luyện đọc câu khó trong bài
-Nhận xét bạn đọc
60
Vòng 2: Giải nghĩa từ
- Chia sẻ cả lớp về một số từ khó: đèo, phách, ân tình, thủy chung,...
- Đại diện các 3 nhóm đọc nối tiếp các khổ
-Nhận xét bạn đọc.
- Cả lớp đọc ĐT.
Lưu ý HS đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ
b.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
( HĐ nhóm)
* Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu nội dung các bài thơ
* Cách tiến hành:
**: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trong
SGK
- Chia sẻ trước lớp
- Cán sự lớp điều hành các nhóm trả lời câu hỏi.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời
- GV hỏi HS nội dung bài thơ( HS mức 3,4)
*Giáo dục HCM: Bài thơ đã ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng
của Bác trên Chiến khu Việt Bắc thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp.
Dự kiến: HS mức 3,4 trả lời câu hỏi 2, 3.GV cần giúp HS hiểu ý nghĩa các hình
ảnh trong bài.
c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (HĐ cá nhân)
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ và đọc thuộc bài thơ.
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu theo cách xoá dần bảng
- HS thi đua học thuộc lòng
- 3-4 HS đọc thuộc lòng.
- Cho HS nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
Dự kiến: 1 số HS mức 1 chưa thuộc hết các câu thơ tại lớp
61
3. Hoạt động nối tiếp:
- Nhắc HS chưa thuộc các câu ca dao,về nhà học tiếp
- Chuẩn bị bài: Hũ bạc của người cha.
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................
________________________________________
Toán
BẢNG CHIA 9
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải
toán (có một phép chia 9).
2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2 (cột
1, 2, 3); Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập,SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động :
- Tổ chức trò chơi “Bắn tên”
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Hoạt động 1: Lập bảng chia 9
* Mục tiêu: Giúp HS hình thành bảng chia 9
* Cách tiến hành:
62
- GV gọi HS nêu lại phép nhân đầu tiên trong bảng nhân 9.
- Hướng dẫn HS hình thành phép chia: 9 x 1 = 9 => 9: 9 = 1
- GV gọi HS nêu lại phép nhân thứ 2 trong bảng nhân 9.
- Hướng dẫn HS hình thành phép chia: 9 x 2 = 18 => 18 : 9 = 2
- GV yêu cầu các nhóm ghi lại bảng nhân 9 vào phiếu nhóm và thảo luận để hình
thành tiếp bảng chia 9 dựa vào bảng nhân 9
- Chia sẻ trước lớp
-Nhận xét.
- GV đưa ra bảng chia 9.
- HS đọc bảng chia 9 : L-N-CN.
Dự kiến: HS hình thành được bảng chia 9
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thuộc lòng bảng chia 9.
- GV che các thương, SBC, SC; xóa dần các phép tính
- HS đọc L-N-CN
- Nhóm trưởng điều hành các bạn học thuộc lòng.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, tuyên dương.
Lưu ý những HS chưa thuộc ngay tại lớp về nhà tiếp tục học.Dự kiến: Dương,
H.Anh, Vinh.
3. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Vận dụng bảng chia 9 vào giải toán có lời văn (có một phép chia 9)
* Cách tiến hành:
Bài 1: Làm bài CN
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét
- GV đưa đáp án
- HS đổi vở kiểm tra.
Dự kiến: HS làm tốt
Bài 2: Làm bài cá nhân
- GV gọi HS đọc yêu cầu
63
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
- Giáo viên cho lớp nhận xét
GV lưu ý HS từ 1 phép nhân giữa 2 số khác 0,ta có thể chuyển thành 2 phép chia.
Bài 3: HĐ nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận tóm tắt và trình bày bài giải
- Chữa bài - Nhận xét.
Dự kiến: HS mức 1 lúng túng khi tóm tắt bài toán
Bài 4:
- GV gọi HS đọc đề bài
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận tóm tắt và trình bày bài giải
- Gọi học sinh lên chữa bài.
- Nhận xét, sửa bài.
Gv cần lưu ý HS hiểu sự khác nhau giữa các thành phần của phép tính 45 : 9 = 5
trong bài 3 và 4.
4. Hoạt động nối tiếp :
- HS đọc nối tiếp bảng chia 9 theo nhóm
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau: Luyện tập
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................
______________________________________
Tập viết
ÔN CHỮ HOA K
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên
riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng: Khi đói ... chung một lòng (1 lần) bằng
cỡ chữ nhỏ.
64
2. Kĩ năng : Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa K, Y, Kh. Các chữ Yết Kiêu và câu tục ngữ viết
trên dòng kẻ ô li.
2. Học sinh: Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Nhảy theo nhạc: PIKACHU
- Giới thiệu bài – Ghi tựa.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết được chữ Y,K
* Cách tiến hành:
- HS tìm các chữ hoa trong bài Y,K
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa (HS mức 3,4)
- HS tập viết chữ hoa trên bảng con.
- GV quan sát và sửa cho HS.
Lưu ý Hs nét lượn của các chữ hoa.
b. Hoạt động 2: Luyện viết từ và câu ứng dụng
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết được từ và câu ứng dụng.
* Cách tiến hành:
** Gọi HS đọc từ ứng dụng: Yết Kiêu.
- Giới thiệu: Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lặn như
rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều chiếc thuyền chiến của giặc. Ông có
nhiều chiến công trong thời nhà Trần.
- HS tập viết trên bảng con.
- GV nhận xét – sửa cho Hs
**Luyện viết câu ứng dụng:
65
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- Cho HS giải thích câu tục ngữ
- Chốt lại: Khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn.
Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết, đùm bọc nhau.
- HS tập viết bảng con các chữ hoa trong bài.
- Nhận xét.
Nhắc nhở HS viết đúng độ cao, độ rộng các chữ.
3. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết được các chữ, từ và câu ứng dụng vào vở Tập viết.
* Cách tiến hành: Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- Yêu cầu HS viết vào vở theo đúng mẫu
- Theo dõi, uốn nắn.
- Thu 7- 10 bài để nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương HS viết đúng, viết đẹp.
Dự kiến: 1 số HS viết chữ chưa ngay ngắn, sai chính tả, chưa đúng độ cao
3. Hoạt động nối tiếp :
66
- Nhận xét tiết học.
- Viết lại bài, chuẩn bị tiết sau:Ôn chữ hoa I
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................
_____________________________________________________________
Chiều
Tự nhiên và Xã hội
BÀI 11: CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM ( TIẾT 1)
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một
phép chia 9).
2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động :
- Tổ chức trò chơi: Xì điện
67
-Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động thực hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS làm vào vở
- 2 HS ngồi cạnh nhau hỏi đáp lẫn nhau.
- Nhận xét
GV cần lưu ý HS:Lấy tích chia thừa số này được thừa số kia
Bài 2: HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn nêu cách tìm số bị chia, số chia, thương và hoàn
thành vào bảng nhóm
- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét.
- Chốt lại và nhận xét bài làm của HS.
GV cần trực tiếp hướng dẫn HS mức 1 như: H.Anh, Dương, Vinh,....
Bài 3: HĐ cặp đôi
- HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi cách tóm tắt và trình bày bài giải
- HS làm vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
- GV thu vở - nhận xét
GV lưu ý HS ghi nhớ lại dạng tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
Bài 4: HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu đề bài
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận tìm 1/9 số ô vuông trong hình
- Chia sẻ cách làm và kết quả với cô giáo và các bạn
- Nhận xét.
Cần nhắc HS làm tương tự các bài trước. Dự kiến: HS làm tốt
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét hoạt động học của HS
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
68
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_________________________________
Chính tả ( Nghe- viết)
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn
xuôi.
2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần ay/ây (BT2). Làm đúng BT (3) a
3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập, VBT TV
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Nhảy múa theo nhạc
- Giới thiệu bài : Viết tựa.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động: Hướng dẫn viết chính tả ( Hoạt động cả lớp)
- 1 HS mức 4 đọc lại đoạn văn.
+ Nêu lại ND đoạn viết (HS mức 3, 4)
**: Hướng dẫn cách trình bày:
- GV hướng dẫn HS cách trình bày:
69
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa những chữ đó?
+ Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật?
+ Lời đó của ai? Đựơc viết thế nào?
- HS trả lời
- Nhận xét.
GV cần lưu ý cần ghi nhớ các tên riêng trong bài
**Luyện viết từ khó :
- Mời HS viết một số từ vào bảng con: lững thững, đằng sau,...
- GV nhận xét- sửa cho Hs
GV nhắc nhở 1 số HS hay viết sai chính tả
**Đọc cho HS viết chính tả:
- Nêu lại cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết
- Theo dõi, uốn nắn.
- Thu vở & nhận xét;
- Yêu cầu các HS khác đổi vở kiểm tra lại.
Cần chú ý nhắc HS cách trình bày câu nói của nhân vật.
3.Hoạt động thực hành:
Bài tập 2: HĐ cặp đôi
Điền vào chỗ trống: ay hay ây
70
- Treo bảng phụ và cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- YC HS học nhóm đôi
- Chia sẻ với cô giáo và các bạn
- Nhận xét, chốt lại:Cây sậy, đòn bẩy, số bảy, ngủ dậy, dạy học
GV Cho HS QS cây sậy; giải thích cây đòn bẩy
Bài tập 3: Làm việc nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc đề bài và thảo luận theo nội dung phần (a)
- HS làm vào phiếu nhóm
-Chia sẻ cùng cô giáo và các bạn
- Nhận xét, tuyên dương.
Dự kiến: HS hoàn thành tốt bài tập.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét tiết học
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau:N-V: Nhớ Việt Bắc
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_______________________________
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN
____________________________________________________________________
Sáng
Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017
Âm nhạc
GIÁO VIÊN BỘ MÔN
_____________________________________
Toán
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
71
1. Kiến thức: Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
(chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài
toán có liên quan đến phép chia.
2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2; Bài
3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK,
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động:
- Tổ chức trò chơi: Bắn tên( Bảng chia 9)
- Nêu mục tiêu bài học.
3. Hoạt động hình thành kiến thức: HĐ cả lớp
Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
* Mục tiêu: Giúp HS nắm đựơc các bước thực hiện một phép toán chia hết, chia có
dư.
* Cách tiến hành:
a) Phép chia 72 : 3
- Viết lên bảng: 72 : 3 = ?.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện ( Dự kiến HS mức 3,4)
- HS thực hiện bảng con
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét.
b) Phép chia 65 : 2
- Cách thực hiện tương tự như trên
GV lưu ý HS cách ước lượng thương và khi còn dư ở lượt chia thứ nhất cần hạ
chữ số tiếp của SBC để thực hiện chia tiếp
3. Hoạt động thực hành
Bài 1 (học sinh M3,4 làm cả 4 cột):
72
Làm việc cá nhân
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Phần a: Cho HS làm bảng con
- Uốn nắn,sửa sai cho HS
- Phần b: Yêu cầu HS tự làm vào vở
- Gọi HS lên bảng sửa bài (Nêu cả cách tính)
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Trực tiếp HD HS mức 1 và lưu ý Hs cách đặt tính
Bài 2: Làm việc cá nhân
- Mời HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm
1
của 60 phút
5
- Cả lớp làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét
GV cần cho HS mức 1 xác định dạng bài toán
Bài 3: HĐ cặp đôi
- HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi để giải bài toán
- Cả lớp bài vào vở
- Chia sẻ với cô giáo và các bạn
- Nhận xét, sửa bài.
GV cần lưu ý HS cách trình bày bài toán
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số (TT)
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_________________________________________
73
Luyện từ và câu
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (Bài tập 1).
2. Kĩ năng : Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào
(Bài tập2). Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? thế nào?
(Bài tập 3).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập,VBT.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động:
- Nghe nhạc
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động thực hành:
a. Hoạt động 1: Ôn về từ chỉ đặc điểm
* Mục tiêu: HS tìm được các từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương tiện so sánh
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc đoạn thơ
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận tim các từ chỉ đặc điểm trong bài.
- HS làm vào VBT
- Chia sẻ trước lớp
KL: Các từ: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông
máng, trời mây, mùa thu.
GV cần giúp HS phân biệt từ chỉ HĐ, SV với từ chỉ đặc điểm
Bài tập 2: HĐ nhóm
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thực hiện:
74
+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
- HS làm bài vào vở
- Mời 2 HS lên bảng làm bài( Dự kiến: Tiến, Huy)
- Nhận xét, chốt lại.
GV lưu ý HS đây chính là cơ sở để so sánh các sự vật, âm thanh,…với nhau
b. Hoạt động 2: Ôn câu Ai thế nào?
* Mục tiêu: Giúp HS tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai? và Thế nào?
* Cách tiến hành:
Bài tập 3: HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi xác định kiểu câu và các bộ phận của nó.
- Làm bài vào vở
- Chữa bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
3. Hoạt động nối tiếp:
-Tìm thêm 1 số từ chỉ đặc điểm
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về các dân tộc
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
______________________________________
Tự nhiên và Xã hội
BÀI 11: CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM ?( TIẾT 2)
ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
75