Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Ky yeu toa dam khoa hoc vè bộ luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.35 KB, 75 trang )

I HC QUC GIA H NI KHOA LUT

Kỷ YếU
TọA ĐàM KHOA HọC
Chế định quyền nhân thân trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi
(H tr bi ISEE)

H Ni, ngy 17 thỏng 03 nm 2015


KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bộ môn Luật Dân sự Trung tâm NC Quyền con
người – Quyền công dân

Bộ môn Luật Hiến
pháp-Hành chính

CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM

“Chế định quyền nhân thân trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi”
Thời gian: Sáng ngày 17/3/2015 (từ 08:00 – 12:00)
Địa điểm: Phòng 306, Nhà E1, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội
08:00 – 08:30

- Đăng ký đại biểu

08:30 – 08:35

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

08:35 – 08:50



Tham luận 1: Tính hệ thống của các quy định về quyền nhân thân
trong Dự thảo BLDS 2005 sửa đổi
PGS. TS Ngô Huy Cương, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Dân sự, Khoa
Luật ĐQHG Hà Nội

08:50 – 9:05

Tham luận 2: Tổng quan về quyền nhân thân và đánh giá về sự ghi
nhận quyền nhân thân trong Dự thảo BLDS sửa đổi
TS Nguyễn Thị Quế Anh, Phó Chủ nhiệm Khoa Luật ĐQHG Hà Nội

09:05– 09:20

Tham luận 3: Chế định quyền nhân thân trong Dự thảo BLDS sửa
đổi: Tóm tắt ý kiến góp ý của các tổ chức xã hội dân sự trong
khuôn khổ Dự án GIG.
PGS. TS Vũ Công Giao, Phụ trách Bộ môn Luật Hiến pháp-Hành
chính, Khoa Luật ĐQHG Hà Nội

9:20 – 10:00

Thảo luận

10:00 – 10:20

Giải lao

10:20– 10:35


Tham luận 4: Một số phân tích, góp ý về việc bảo đảm quyền nhân
thân của LGBT trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi
Mr. Lương Thế Huy, Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường (iSEE),

10:35– 11:30

Thảo luận

11.30

Tổng kết, bế mạc

12.00-13.00

Ăn trưa (tại S-Club, sau Tòa nhà của Đại học Công nghệ, cạnh
Khoa Luật)


MỤC LỤC
TÍNH HỆ THỐNG CỦA CÁC QUI ĐỊNH VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ SỬA ĐỔI ..... (từ trang 1 đến trang 11)
PGS. TS. Ngô Huy Cương
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
TỔNG QUAN VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ
GHI NHẬN QUYỀN NHÂN THÂN TRONG DỰ THẢO BLDS
SỬA ĐỔI .................................................................... (từ trang 12 đến trang 31)
TS. GVC. Nguyễn Thị Quế Anh
Khoa Luật ĐHQGHN

KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ GÓP Ý CỦA CÁC TỔ CHỨC
XÃ HỘI VỚI DỰ THẢO BLDS SỬA ĐỔI, TRONG KHUÔN KHỔ DỰ
ÁN GIG ....................................................................... (từ trang 32 đến trang 44)
PGS. TS. Vũ Công Giao
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHÂN THÂN TRONG BỘ LUẬTDÂN SỰ LIÊN
QUAN ĐẾN NGƯỜI CHUYỂN GIỚI......................... (từ trang 45 đến trang 58)
Lương Thế Huy
PHỤ LỤC .................................................................... (từ trang 59 đến trang 71)


TÍNH HỆ THỐNG CỦA CÁC QUI ĐỊNH VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ SỬA ĐỔI
PGS. TS. Ngô Huy Cương
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Dẫn nhập
Con người không thể sống mà không được đáp ứng các nhu cầu vật
chất và tinh thần. Để đáp ứng các nhu cầu này người ta cần tới các vật thể
vật chất, các mối quan hệ, các hoàn cảnh và điều kiện… Tổng thể những gì
dùng để đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần vừa nói được gọi là các
lợi ích. Tuy nhiên xét từ khía cạnh pháp lý, không phải bất kỳ lợi ích nào
đều được pháp luật xác lập và giới hạn. Chẳng hạn một người nữ giới bị
người tình của mình chia tay, mặc dù có thể bị tổn thương về tinh thần, song
không thể khởi kiện người nam giới chỉ vì lý do tình cảm. Thế nhưng trong
trường hợp hai người là vợ chồng, thì việc chấm dứt tình cảm vợ chồng của
họ có sự can thiệp của pháp luật. Vậy khi pháp luật xen vào một lợi ích nào
đó để điều chỉnh thì làm phát sinh ra một quyền lợi. Và quyền lợi phải gắn
với một chủ thể nhất định (trừ một số kỹ thuật pháp lý đặc biệt). Suy cho
cùng quyền lợi có hai loại là quyền lợi nhân thân và quyền lợi tài sản. Việc
phân loại quyền lợi như vậy phản ánh về mặt hình thức pháp lý của việc đáp
ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Luật dân sự điều chỉnh các

quyền lợi nhân thân và quyền lợi tài sản của tư nhân. Và Bộ luật Dân sự theo
truyền thống Civil Law luôn cố gắng bao quát tất cả các qui tắc của ngành
luật dân sự (mặc dù không thể), vì vậy không thể không xác lập và giới hạn
các loại quyền lợi chủ quan này.
Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi (Dự thảo) của Việt Nam hiện nay, dù
có thể theo truyền thống Sovietique Law, song vẫn cố gắng theo ý tưởng bao
quát như vậy và theo định hướng kinh tế thị trường. Để góp ý cho Dự thảo,
bài viết này, trong phạm vi có hạn, chỉ có thể nói về tính hệ thống của các
quyền nhân thân.
Trong Dự thảo, Chương III, Mục 2 có tên gọi là “Quyền nhân thân”. Tại

4


đây tập trung 22 điều (từ Điều 30 tới Điều 51) qui định về một số quyền, song
thiếu sự suy xét kỹ lưỡng quyền nào thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự,
thiếu sự xác định nguyên tắc ghi nhận và giải thích các quyền, thiếu sự gắn kết
các quyền với các chế định liên quan, và thiếu sự xác định nội dung của một số
quyền, đồng thời kỹ thuật thể hiện một số quyền thiếu thỏa đáng.
I. Khái niệm quyền nhân thân và phạm vi điều chỉnh của luật dân
sự đối với quyền nhân thân
Quyền nhân thân là một lĩnh vực rộng không chỉ được điều chỉnh bởi
chỉ một ngành luật. Các quyền lợi, kể cả quyền lợi nhân thân và quyền lợi tài
sản, được chia thành quyền lợi công và quyền lợi tư. Luật công xác lập và
giới hạn các quyền lợi công. Còn luật tư xác lập và giới hạn các quyền lợi tư.
Do đó quyền nhân thân không chỉ được điều chỉnh bởi luật dân sự, mà còn là
đối tượng điều chỉnh của các ngành luật công, trong đó điển hình là luật hiến
pháp và luật hành chính. Vậy có một câu hỏi được đặt ra: Luật dân sự điều
chỉnh quyền nhân thân trong phạm vi nào? Việc xác định được phạm vi này
liên quan tới tính hệ thống của pháp luật nói chung và của luật dân sự nói

riêng, đồng thời liên quan tới việc xác định các nguyên tắc điều chỉnh và kỹ
thuật lập pháp… Muốn xác định được phạm vi này trước hết cần làm rõ khái
niệm quyền nhân thân.
Dự thảo định nghĩa tại Điều 30, khoản 1 rằng: “Quyền nhân thân được
quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không
thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Để
bình luận định nghĩa khái niệm quyền nhân thân vừa dẫn của Dự thảo, trước
tiên cần tìm hiểu thuật ngữ diễn đạt quyền nhân thân. Khi nói tới quyền nhân
thân hay quyền lợi nhân thân có nghĩa là nói tới quan hệ nhân thân, giống như
khi nói quyền đối vật hay vật quyền là nói tới mối quan hệ giữa người và vật
(một phạm trù của luật dân sự dùng để chỉ các bộ phận khác nhau của thế giới
vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con người
và đã được quan hệ xã hội hóa); hoặc giống như khi nói quyền đối nhân hay
trái quyền là nói tới mối quan hệ giữa trái chủ (chủ nợ hay người có quyền
yêu cầu) và người thụ trái (con nợ hay người có nghĩa vụ) xác định.


Hiện nay việc xác định quyền nhân thân và phạm vi điều chỉnh của luật
dân sự đối với quyền nhân thân chưa được làm rõ tại các cơ sở đào tạo luật ở
Việt Nam. “Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam” xuất bản năm 2006 của
Trường Đại học Luật Hà Nội chỉ dành 34 dòng trong khổ sách 14, 5 × 20,5
1

cm để nói chung về các quyền nhân thân . Trước đó, “Giáo trình Luật Dân sự
Việt Nam” xuất bản năm 1995 của cơ sở đào tạo luật này dành 23 dòng trong
2

khổ sách 13 × 19 cm để nói về vấn đề này . Cũng như vậy, “Giáo trình Luật
Dân sự Việt Nam (Phần chung)” xuất bản năm 2002 của Khoa Luật – Đại học
Quốc gia Hà Nội dành 63 dòng trong khổ sách 14, 5 × 20,5 cm để nói về vấn

3

đề này . Vượt lên trên các giáo trình này, “Giáo trình luật dân sự” của Học
viện Tư pháp xuất bản năm 2007 đã dành 122 dòng trong khổ sách 16 × 24
cm nói chung về quan hệ nhân thân, tuy nhiên thiếu sự dẫn dắt để có thể tìm
4

đến nguồn tài liệu tham khảo . Có lẽ vì vậy có thể có ý kiến lo lắng về tính
thuyết phục của các dòng kiến thức này? Điểm khiếm khuyết chung của các
giáo trình này là không có sự xác định rõ quyền nhân thân và phạm vi điều
chỉnh của luật dân sự đối với quyền nhân thân. Phải chăng vì thế Dự thảo quá
rộng rãi trong việc qui định các quyền nhân thân xét từ luật dân sự, nhưng lại
quá chật hẹp trong việc đề cập tới các quyền con người xét từ giác độ luật
hiến pháp hay công pháp quốc tế?
Trường Đại học Luật Hà Nội quan niệm:
“Quyền nhân thân như là một bộ phận cấu thành của quyền
con người: như danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên gọi, quốc tịch,
hình ảnh, bí mật đời tư… (từ Điều 24 đến Điều 51 BLDS năm
2005). Về nguyên tắc chung, các quyền nhân thân luôn gắn với
chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật
5

có qui định khác” .
1

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội,
2006, tr. 69 & 73.
2
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Lưu hành nội bộ, 1995, tr. 334 - 335.
3

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2002, tr. 15 – 17.
4
Học viện Tư pháp, Giáo trình luật dân sự, Nxb. Công an Nhân dân, 2007, tr. 20 – 24.
5
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội,
2006, tr. 69.


Quan niệm này coi quyền nhân thân có bản chất là quyền con người.
Và quyền nhân thân có các đặc điểm là luôn gắn với chủ thể và không thể
chuyển giao. Không khẳng định bản chất của quyền nhân thân, nhưng đồng
quan điểm với Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội lý giải:
“Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh từ một
giá trị tinh thần như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân v.v…
Vì vậy, nó không mang tính giá trị, không tính được thành tiền và
do đó, nó không là đối tượng để trao đổi, chuyển dịch từ chủ thể
của các giá trị đó sang các chủ thể khác. Vì vậy, trong Luật Dân sự,
quan hệ nhân thân được xem là một loại quan hệ pháp luật dân sự
6

tuyệt đối” .
Tuy nhiên tính tuyệt đối của quan hệ này theo nghĩa của luật dân sự
phải được hiểu là: chủ thể của quyền dân sự (cụ thể ở đây là chủ thể của
quyền nhân thân) được xác định; còn chủ thể của nghĩa vụ không xác định.
Khi có sự kiện xâm phạm quyền nhân thân, có thể phát sinh ra một quan hệ
pháp luật dân sự tương đối mà trong đó chủ thể của quyền và chủ thể của
nghĩa vụ đều xác định. Và cần phải hiểu giá trị tinh thần như danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân v.v… không phải là căn cứ hay nguồn gốc phát sinh

ra quan hệ nhân thân hay quyền nhân thân bởi căn cứ hay nguồn gốc phát sinh
ra quyền lợi hay quan hệ pháp luật, suy đến cùng, chỉ có ba loại là hành vi
pháp lý, sự kiện pháp lý và hiệu lực của luật.
Các đoạn văn vừa dẫn chủ yếu nói tới các đặc tính của quyền nhân thân
hay quan hệ nhân thân, nhưng không đưa ra định nghĩa về quyền nhân thân.
Học viện Tư pháp định nghĩa: “Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa các chủ thể
7

pháp luật dân sự về quyền nhân thân” . Chưa bàn tới pháp nhân (một chủ thể
của luật dân sự) có hay không sự hưởng quyền nhân thân, có thể thấy định
nghĩa này đã xem quyền nhân thân không phải là một quan hệ, và xem quyền
nhân thân là khách thể của quan hệ nhân thân. Trong khi đó, cuốn giáo trình
6

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2002, tr. 15.
7
Học viện Tư pháp, Giáo trình luật dân sự, Nxb. Công an Nhân dân, 2007, tr. 20.


đưa ra định nghĩa này, sau đó hơn 100 trang, lại xác định khách thể của quan
8

hệ pháp luật bao gồm “Các giá trị nhân thân phi tài sản” . Giáo trình này tự
mâu thuẫn mà nguyên nhân của nó có lẽ là do sự chia sẻ nội dung của giáo
trình cho nhiều người viết, không có ý tưởng thống nhất, và người chắp nối
không đủ khả năng? Có quan niệm nhấn mạnh “Những giá trị nhân thân là đối
9

tượng của một phạm trù quyền chủ thể đặc biệt – quyền nhân thân” . Đây là

quan niệm cần được ủng hộ.
Quyền nhân thân có bản chất của quyền con người hay không là một
câu hỏi không thể không đặt ra khi nghiên cứu quyền nhân thân bởi nó không
chỉ giúp xác định phạm vi điều chỉnh đối với quyền nhân thân và còn liên
quan tới các kỹ thuật pháp lý và kỹ thuật lập pháp.
Dự thảo xác định quyền nhân thân là một bộ phận của quyền dân sự.
Đây là sự xác định đúng đắn. Vì vậy Điều 30, khoản 2 của Dự thảo qui định:
“Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền tự
mình cải chính hoặc áp dụng các phương thức bảo vệ quy định tại Điều 16
của Bộ luật này”. Điều 16 của Dự thảo được nhắc tới trong điều khoản vừa
dẫn qui định về các phương thức bảo vệ các quyền dân sự. Thực chất điều luật
này liệt kê các chế tài dân sự mặc dù thiếu thỏa đáng. Nếu chỉ dừng lại ở đó
thì người ta có thể nhận định rằng quyền nhân thân theo Dự thảo không có
bản chất quyền con người. Thế nhưng Dự thảo cũng lại có khuynh hướng trái
ngược là đồng nhất quyền dân sự với quyền con người. Chẳng hạn Điều 2,
khoản 2 của Dự thảo gần như chép lại nguyên văn Điều 14, khoản 2 của Hiến
pháp 2013 với nội dung: “Quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”. Hơn nữa Dự thảo còn qui định về nhiều quyền trong hệ thống
quyền con người tại mục nói về các quyền nhân thân, chẳng hạn như: Quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 44); quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 45);
quyền lao động (Điều 46); quyền tự do kinh doanh (Điều 47); quyền tiếp cận
8

Học viện Tư pháp, Giáo trình luật dân sự, Nxb. Công an Nhân dân, 2007, tr. 122.
Nguyễn Thị Quế Anh, Ghi nhận và bảo vệ các giá trị nhân thân trong pháp luật dân sự, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số QL.09.02, Hà Nội, 2011, tr. 14.
9


8


thông tin (Điều 48); quyền lập hội (Điều 49); quyền tự do nghiên cứu, sáng
tạo (Điều 50)... Nói tóm lại Dự thảo đã tự mâu thuẫn khi xác định bản chất
pháp lý của quyền nhân thân.
Quyền con người có các đặc tính cơ bản là “vốn có”, “không thể
chuyển giao” và “phổ biến”. Đặc tính vốn có của quyền con người được hiểu:
con người sinh ra là có các quyền này chỉ bởi lý do họ là người, có nghĩa là
các quyền này không phải được ban phát bởi người cai trị. Đặc tính không thể
chuyển giao của quyền con người nói lên rằng quyền này không thể dời bỏ
con người. Đặc tính phổ biến của quyền con người có nghĩa là mọi người đều
có các quyền đó không kể đến quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính hay chủng
10

tộc . Xét cho cùng một số quyền nhân thân thuộc phạm vi điều chỉnh của luật
dân sự có đặc tính giống với quyền con người (chẳng hạn quyền sống, quyền
toàn vẹn về thân thể, quyền riêng tư...). Tuy nhiên một số quyền ở một vài
khía cạnh không phản ánh đủ các đặc tính của quyền con người (chẳng hạn
quyền đối với họ tên...). Thực tế cho thấy các điều ước quốc tế về quyền con
người không qui định về mối quan hệ giữa các tư nhân với nhau mà qui định
các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, ghi nhận và bảo vệ quyền con người. Vì
vậy quyền con người thuộc lĩnh vực luật công. Các qui định của luật công về
quyền con người có mục đích bảo vệ cá nhân trước sự xâm phạm của công
quyền. Đối với quyền con người, bất kể người nào dù là người bản xứ hay
người nước ngoài đều được hưởng, có nghĩa là ở bất cứ nơi đâu, mọi người
đều có các quyền như nhau. Còn quyền nhân thân do luật tư qui định bảo vệ
11

cá nhân trước sự xâm phạm của tư nhân . Tuy nhiên quyền con người và

quyền nhân thân có chung một hạt nhân lý luận là phẩm giá. Bộ luật Dân sự
Nhật Bản 2005 công bố nguyên tắc giải thích Bộ luật Dân sự này rằng: “Bộ
luật này phải được giải thích phù hợp với sự tôn trọng phẩm giá của các cá
nhân và sự bình đẳng thực chất giữa các giới” (Điều 2). Lưu ý rằng: Quyền
con người có phạm vi rất rộng nếu xét từ phương diện chính trị hay xã hội nói
chung, song khi được ghi nhận vào pháp luật, thì sự ghi nhận đó phải thỏa
10

Department of Foreign Affairs and Trade, Human Rights Manual, Australian Government Publishing
Service, Canbera, 1993, p. 10.


11

Trần Văn Liêm, Dân luật, Quyển 1 – Dân luật nhập môn, Sài Gòn, 1972, tr. 288.


đáng xét từ giác độ kỹ thuật pháp lý mà ở đây chí ít là giác độ phân chia các
ngành luật. Nếu không có sự tôn trọng kỹ thuật pháp lý, thì khó có thể có
pháp điển hóa nói riêng hay luật lệ nói chung.
Nói về các đặc tính của quyền nhân thân, ở Việt Nam có nhiều quan
điểm khác nhau. Trường Đại học Luật Hà Nội coi quyền nhân thân có hai đặc
tính là: (1) luôn luôn gắn với chủ thể; và (2) không thể chuyển dịch được,

12

trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Quan điểm này hoàn toàn giống
13

quan điểm của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội . Có lẽ vì thế Bộ luật

Dân sự 2005 và Dự thảo đều phản ánh quan điểm này tại Điều 24 và Điều 30
tương ứng. Khác hơn thế, nhiều luật gia cho rằng quyền nhân thân có ba đặc
tính, bao gồm: (1) đối tượng của quyền là một giá trị tinh thần (phi vật chất);
14

(2) gắn liền với chủ thể và không thể chuyển giao; và (3) cá thể hóa chủ thể .
Đặc tính cá thể hóa thể nhân giúp người ta phân biệt được thể nhân này với
thể nhân khác. Có bốn yếu tố chủ yếu của vấn đề cá thể hóa, bao gồm: họ tên,
15

nơi cư trú, nghề nghiệp và quốc tịch . John E. C. Brierley và Roderick A.
Macdonald chia quyền nhân thân thành ba nhóm như sau: Nhóm thứ nhất bao
gồm các quyền gắn với sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần của thể nhân như
nguyên tắc bất khả xâm phạm, quyền của một người đối với họ tên hoặc hình
ảnh của mình; nhóm thứ hai bao gồm các quyền gắn với tự do của một người
như bảo đảm các quyền con người căn bản, tự do biểu lộ tư tưởng và tự do lập
hội; và nhóm thứ ba bao gồm các quyền gắn với qui chế pháp lý của một
16

người như quyền phụ hệ, quyền kết hôn, quyền ly hôn . Một số luật gia Việt
17

Nam trước kia cũng sử dụng sự phân loại như vậy .
Vì tính phức tạp và phong phú của các quyền nhân thân, Dự thảo không
12

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội,
2006, tr. 69.
13
Xem Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr. 15.
14
Nguyễn Thị Quế Anh, Ghi nhận và bảo vệ các giá trị nhân thân trong pháp luật dân sự, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số QL.09.02, Hà Nội, 2011, tr. 13; Học viện Tư pháp, Giáo trình
luật dân sự, Nxb. Công an Nhân dân, 2007, tr. 20.
15
Trần Văn Liêm, Dân luật, Quyển 1 – Dân luật nhập môn, Sài Gòn, 1972, tr. 274.
16
John E. C. Brierley and Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law – An Introduction to Quebec Private
law, Emond Montgomery Publication Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 207.
17
Xem Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục Xuất bản, In lần thứ hai, Sài Gòn, 1960, tr.
381 – 406; Trần Văn Liêm, Dân luật, Quyển 1 – Dân luật nhập môn, Sài Gòn, 1972, tr. 263 – 297.

11


nên đưa ra định nghĩa quyền nhân thân và loại bỏ một số quyền con người
thuộc lĩnh vực công pháp ra khỏi Dự thảo. Thực tế, nhiều Bộ luật Dân sự trên
thế giới không có chương, mục riêng cho các quyền nhân thân. Chẳng hạn Bộ
luật Dân sự Đức 2002, Bộ luật Dân sự Nhật Bản 2005, Bộ luật Dân sự Pháp
1804, Bộ luật Dân sự Tây Ban Nha 1889, Bộ luật Dân sự Hà Lan 2008, Bộ
luật Dân sự và Thương mại Thái Lan 1992, Bộ luật Dân sự Louisiana (Hoa
Kỳ) 2009, Bộ luật Dân sự Quebec (Canada) 1994, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ
1031, Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936, Bộ luật Dân sự 1972 của Chính quyền
Sài Gòn cũ... Khi nói về thể nhân tức là nói về quyền nhân thân. Vì thế Bộ
luật Dân sự 1972 của Chính quyền Sài Gòn cũ có quyển đầu tiên mang tên
“Quyển thứ nhứt – Nói về nhân thân”.
Song tại đây lại có một câu chuyện đặt ra: Pháp nhân có được hưởng
quyền nhân thân hay không? Dự thảo tuyên bố thiếu suy nghĩ về nguyên tắc

bình đẳng tại Điều 3 rằng: “Trong quan hệ dân sự, các cá nhân, pháp nhân đều
bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để đối xử không bình đẳng với
nhau; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản,
không chịu sự can thiệp trái pháp luật của cá nhân, pháp nhân khác, trong việc
thực hiện quyền, khôi phục quyền khi bị vi phạm và bảo vệ quyền theo các
phương thức được Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”. Theo
nguyên tắc này, pháp nhân được hưởng quyền nhân thân. Các giáo trình về
luật dân sự đã nói ở trên không đưa ra một gợi ý thật rõ ràng nào về việc này,
vậy tại sao Dự thảo lại tuyên bố như vậy? Có công trình khoa học đã bảo vệ
trước sự ra đời của Dự thảo định nghĩa: “Như vậy, quyền nhân thân trong
Luật Dân sự là quyền chủ thể của các cá nhân xuất hiện do việc điều chỉnh
bởi các qui phạm pháp luật dân sự đối với các quan hệ liên quan đến các giá
18

trị nhân thân của các chủ thẻ đó” . Định nghĩa này khẳng định quyền nhân
thân là quyền của thể nhân. Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga 1994 qui định tại
Điều 152 bảo vệ danh dự, phẩm giá và danh tiếng kinh doanh. Theo Andrei
V. Rakhmilovich, danh tiếng kinh doanh của thể nhân khác với danh tiếng
18

Nguyễn Thị Quế Anh, Ghi nhận và bảo vệ các giá trị nhân thân trong pháp luật dân sự, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số QL.09.02, Hà Nội, 2011, tr. 16.


kinh doanh của pháp nhân ở chỗ nó không phải là lợi ích phi vật chất mà nó
19

có giá trị vật chất và biểu hiện đầy đủ của quyền tài sản .
II. Cấu trúc của quyền nhân thân
Chủ thể của quyền hay quyền lợi là người mà theo quan niệm pháp lý

là thể nhân và pháp nhân (con người thể chất và con người pháp định). Con
người có đời sống hữu hạn- Đó là một qui luật không tránh khỏi. Vì vậy thời
điểm được hưởng quyền và thời điểm chấm dứt quyền là vấn đề pháp lý
không thể bỏ qua trong các bộ pháp điển hóa luật dân sự. Từ đó khái niệm
nhân cách pháp lý được đặt ra. Về nguyên tắc bất kỳ thể nhân nào từ lúc sinh
ra cho tới lúc chết đều có nhân cách pháp lý, có nghĩa là họ có khả năng
hưởng các quyền lợi. Vì vậy Bộ luật Dân sự Quecbec (Canada) 1994 tại Điều
1 tuyên bố:
“1. Mọi thể nhân (every human being) đều có nhân cách pháp
lý (judicial personality) và được hưởng đầy đủ các quyền dân sự.
2. Mọi người (every person) đều có một sản nghiệp (patrimony)”.
Sự sử dụng các thuật ngữ khác nhau trong hai khoản của điều luật trên
là một câu tổng kết cho những gì đã nghiên cứu ở trên. Thuật ngữ “person”
(người) để chỉ cả thể nhân và pháp nhân. Hai loại chủ thể này có một điểm
chung là đều có các quyền dân sự liên quan tới sản nghiệp (một khái niệm của
truyền thống Civil Law dùng để chỉ quan hệ tài sản trong đó bao gồm cả phần
tích sản và phần tiêu sản mà ở Việt Nam hiện nay nhiều người quen gọi là tài
sản và nghĩa vụ tài sản). các quyền nhân thân thuộc về các thể nhân. Tuy
nhiên trong lịch sử, dưới chế độ nô lệ, người nô lệ không được xem là thể
nhân, có nghĩa là không có nhân cách pháp lý (không phải là chủ thể của các
quyền và có thể trở thành đối tượng của các quyền). Dự thảo hiện nay cho
rằng “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự” (khoản 1, Điều 21). Đoạn văn này không
khẳng định: “là thể nhân là có các quyền dân sự”, mà chỉ ngụ ý thể nhân có
19

Andrei V. Rakhmilovich, “The Protection of Honor, Dignity, and Business Reputation under the RF Civil
Code: Problems of Judicial Enforcement”, Private and Civil Law in the Russia Federation, Essays in Honor
of F.J.M. Feldbrugge, Edited by William Simons, Martinus Nijhoff Publisher, Leiden. Boston, 2009, (pp. 231
– 249), p. 231.



khả năng hưởng các quyền dân sự. Như vậy có thể có băn khoăn Dự thảo về
vấn đề này có phần nào đó không phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị 1966 mà Việt Nam là một thành viên. Công ước này tuyên
bố “Mọi người đều có quyền được công nhân là thể nhân trước pháp luật ở
mọi nơi” (Điều 16). Lịch sử pháp luật cho thấy (hiện vẫn còn dấu tích), luật
dân sự Pháp (ảnh hưởng tới cả Quebec – Canada) có khái niệm “cái chết dân
sự” (civil death), có nghĩa là tử tù hoặc bị tù chung thân bị tước bỏ nhân cách
20

pháp lý (không được hưởng các quyền dân sự) . Vì vậy ý niệm tước quyền
công dân của người bị án tù cứ ám ảnh mãi nhiều người ở Việt Nam cho đến
tận hôm nay.
Liên quan tới nhân cách pháp lý cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản
sau: Thứ nhất, Có và chấm dứt nhân cách pháp lý như thời điểm có quyền,
các trường hợp hạn chế liên quan tới quyền, các trường hợp bỏ đi khỏi nơi cư
trú, mất tích, bị coi là đã chết và chết; thứ hai, cá thể hóa nhân cách pháp lý
như họ tên, nơi cư trú; và thứ ba, các quyền về nhân cách như: các quyền toàn
vẹn về thể chất và tinh thần, các quyền gắn với qui chế pháp lý của một người
như quyền phụ hệ, quyền kết hôn, quyền ly hôn.
Do sự lựa chọn không mấy thỏa đáng, pháp luật Việt Nam pháp điển
hóa riêng luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên để có được qui chế nhân thân
tương đối đầy đủ và hệ thống Bộ luật Dân sự tương lai nên làm rõ sự gắn kết
giữa bộ luật này và đạo luật về hôn nhân và gia đình, nếu như không hợp nhất
chúng. Sẽ là phù hợp nhất và đỡ tốn kém nhất, cũng như dễ dàng nhất cho vấn
đề thi hành, nên pháp điển hóa Bộ luật Dân sự gần với tư tưởng và kỹ thuật
pháp lý của thể giới mà một trong những vấn đề đó là đưa các qui tắc về hôn
nhân và gia đình vào Bộ luật Dân sự nếu có pháp điển hóa luật dân sự.


20

Xem John E. C. Brierley and Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law – An Introduction to Quebec
Private law, Emond Montgomery Publication Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 203; Vũ Văn Mẫu, Dân
luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục Xuất bản, In lần thứ hai, Sài Gòn, 1960, tr. 380; Trần Văn Liêm, Dân
luật, Quyển 1 – Dân luật nhập môn, Sài Gòn, 1972, tr. 263; Bộ luật Dân sự Pháp 1804 (các điều từ 17 tới 33)
trước khi bị bãi bỏ từ ngày 31/5/1854 và 10/8/1927. Hiện Bộ luật Dân sự Pháp vẫn để tên Chương II, Quyển
thứ nhất là “Tước quyền dân sự”.


III. Kiến nghị chung
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này khó có thể bao quát hết các vấn
đề về quyền nhân thân, nhưng trong chừng mực của các nghiên cứu tại đây,
có thể thấy việc nghiên cứu luật dân sự và hiểu vai trò của luật dân sự hiện
nay của các luật gia Việt Nam, nhất là tại khu vực Miền Bắc, còn nhiều hạn
chế. Vì vậy rất khó khăn để xây dựng được một Bộ luật Dân sự đúng với
nghĩa của nó góp phần lầm ổn định đời sống xã hội. Bởi thế:
Thứ nhất, nên xác định thật rành mạch về mô hình một Bộ luật Dân sự
tương lai và xây dựng một khung các điều khoản tỉ mỉ có kèm theo lý giải về
mặt lý luận, vè mặt thực tiễn và khả năng thi hành trước khi viết các điều
khoản cụ thể;
Thứ hai, nên thành lập một ủy ban cải cách pháp luật có nhiệm vụ xây
dựng mô hình hệ thống pháp luật, đồng thời lãnh đạo tiểu ban xây dựng Bộ
luật Dân sự tương lai mà trong tiêu ban đó tập hợp các chuyên gai đứng đầu
về luật dân sự ở trong nước không kể học hàm học vị hay địa vị xã hội./.


TỔNG QUAN VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ GHI
NHẬN QUYỀN NHÂN THÂN TRONG DỰ THẢO BLDS SỬA ĐỔI
TS. GVC. Nguyễn Thị Quế Anh

Khoa Luật ĐHQGHN
A. Tổng quan về quyền nhân thân trong pháp luật dân sự
Sự gắn kết giữa xã hội và tự do cá nhân đã trở thành những điều kiện
bắt buộc của tiến bộ xã hội. Xuất phát từ đó, cần thiết phải làm rõ những tiêu
chí bắt buộc mà một xã hội công dân và cá nhân hướng tới địa vị tự do cần
phải tuân thủ. Nhà nước thực hiện chức năng của mình thông qua một trong
những công cụ quan trọng – đó chính là pháp luật. Tương ứng, cần phải có
một chế định điều chỉnh và bảo vệ sự độc lập xã hội của con người cũng như
việc cá thể hoá con người với tư cách là một thành viên của xã hội công dân một cá nhân. Xác lập và bảo đảm mức độ tự do của các nhân đồng nghĩa với
điều kiện sinh tồn và nhu cầu phát triển của xã hội. Việc xác lập và bảo đảm
này có thể đạt được thông qua những cấp độ khác nhau: cấp độ pháp luật
chung, cấp độ pháp lụât tư và ở cấp độ từng cá nhân con người riêng biệt.
Công cụ điều chỉnh ở cấp độ thứ nhất chính là bản thân hệ thống luật tư, công
cụ điều chỉnh ở cấp độ thứ hai – đó chính là phạm trù năng lực chủ thể và ở
cấp độ thứ ba – là phạm trù các quyền chủ thể về nhân thân hay còn gọi là
quyền nhân thân.
1. Việc ghi nhận, phát triển và thực thi các quyền nhân thân ngày càng phản ánh
nhiều hơn qui trình phát triển lịch sử mang tính qui luật của việc tăng cường
những nền tảng dân chủ trong những hình thái xã hội khác nhau. Do tính chất
xã hội quan trọng của nhiệm vụ bảo đảm các quyền nhân thân cúa công dân,
việc phân tích, nghiên cứu vấn đề này cần được thực hiện cùng với việc xem
xét những kinh nghiệm lịch sử cũng như những xu hướng phát triển của pháp
luật quốc tế và quốc gia.
Thế giới cổ đại, mặc dù có sự phát triển cao về văn hoá và tương đối
hoàn thiện về hình thái chính trị, trong quá khứ đã không hề thừa nhận hay
nói đúng hơn là đã không biết đến, đã bỏ qua các quyền cá nhân, ngoài quyền


tham gia của các cá nhân đầy đủ năng lực hành vi vào đời sống xã hội chung
một cách hình thức. Mặc dù có những hình thái xã hội tự do cộng hoà, nhưng

nhà nước cổ đại dường như đã “triệt tiêu” các cá nhân. Trao cho từng công
dân định đoạt một phần nền chuyên chế tự quản của nhân dân thuộc về người
đó với tư cách là thành viên của cộng đồng, nhà nước cổ đại cũng không cho
phép từng công dân cụ thể có những ý kiến riêng biệt của mình nếu chúng
mâu thuẫn với những qui tắc xử sự và tín ngưỡng chung đã được chấp nhận.
Nguyên tắc chuyên chế tự quản của nhân dân được thực hiện trong các cộng
hoà của Hy Lạp và La Mã được áp dụng rất rộng rãi và toàn diện, trực tiếp
ảnh hưởng và gây thiệt hại cho các quyền của cá nhân. Sự phát triển yếu ớt
của các quyền cá nhân trong thế giới cổ đại, địa vị thái quá của chủ quyền
nhân dân với tư cách là một nguồn duy nhất của các qui phạm pháp luật và
đạo đức, cuối cùng đã đóng vai trò nguy hại đối với các thể chế cộng hoà của
La Mã. Tuy nhiên, về mặt hình thức cũng không thể phủ nhận được rằng
phạm trù pháp lý về các quyền cá nhân (mà sau này đã chuyển hoá thành
phạm trù các quyền cá nhân phi vật chất) có nguồn gốc ban đầu chính từ trong
Luật tư của La Mã. Trong hệ thống Luật tư La Mã lần đầu tiên ghi nhận
những đơn kiện cá nhân và các quyền cá nhân. Trong số rất nhiều loại đơn
kiện có hai loại đơn kiện được coi là quan trọng nhất: actio in rem (đơn kiện
vật quyền) và actio in personam (đơn kiện cá nhân). Actio in personam được
áp dụng để bảo vệ những quan hệ pháp luật có tính chất cá nhân giữa hai hoặc
nhiều người trong trường hợp người vi phạm quyền cá nhân đã được xác định
bởi loại đơn kiện này chỉ có thể áp dụng chống lại một chủ thể cụ thể nào
21

đó. Trong hệ thống luật dành riêng cho công dân La Mã (ius civile hay còn
gọi là ius quiritium) sự phân loại đơn kiện này cũng phù hợp với việc phân
loại các giao dịch và các quyền thành mancipium (các giao dịch mang tính
chất vật quyền và các quyền được bảo vệ bởi các actio in rem tương ứng) và
nexum (các giao dịch mang tính nghĩa vụ, cá nhân được bảo vệ bởi các actio
in personam).
21

22

22

Xem: Новицкий И. Б. Римское право: Учебник для вузов. M.: ИКД ЗЕРЦАЛО – М, 2007
Xem: Муромцев С. Ф. Гражданское право Древнего Рима. V., 2003


Nhà nước phong kiến được xác lập, về bản chất, xuất phát từ những
khởi đầu hoàn toàn khác so với nền đế chế trước đây. Chủ nghĩa phong kiến
được thiết lập trên cơ sở lý tưởng cá nhân, những quan hệ cá nhân giữa người
cầm quyền và những kẻ phục tùng. Trong giai đoạn được gọi là “đêm trường
trung cổ”, sự thay đổi của phương thức sản xuất đã dần biến người nông dân
ngày càng lệ thuộc vào các lãnh chúa, không những chỉ về mặt tư liệu sản
xuất mà còn lệ thuộc cả về mặt cá nhân con người họ. Không thể bàn về
quyền cá nhân trong giai đoạn quân chủ tuyệt đối vào khoảng thể kỷ XVIIXVIII là điều hết sức hiển nhiên. Cá nhân trong một nhà nước “cảnh sát”
hoàn toàn rơi vào tình trạng vô quyền, đa phần các cá nhân (trừ những kẻ nắm
giữ quyền lực) trở thành đối tượng chứ không phải chủ thể của pháp luật. Vai
trò của cá nhân hoàn toàn thụ động, họ chỉ có nghĩa vụ phải tuân theo những
mệnh lệnh từ chính quyền phí trên dội xuống và những người phụ thuộc
không có bất cứ một bảo đảm nào chống lại sự lạm quyền của nhà nước.
Theo tiến trình phát triển của nhân loại cũng như sự gia tăng tính chất
phức tạp của cấu trúc xã hội và sự phát triển của giao lưu kinh tế việc mở
rộng tự do cá nhân đã diễn ra như một hệ lụy mang tính qui luật. “Sự tiến
triển theo xu hướng bảo vệ cá nhân con người với tư cách là một tổng thể
23

những lợi ích và khả năng cá nhân càng ngày càng trở nên rõ nét hơn”. Sự
xuất hiện manh nha của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào cuối thời
kỳ phong kiến đã thúc đẩy những quá trình thay đổi lớn lao trong xã hội,

trong đó có sự thay đổi về nhận thức đối với các giá trị nhân thân của mỗi cá
nhân. Với sự ra đời của nền sản xuất công nghiệp, với từng bước phát triển
vững chắc của giai cấp tư sản, con người ngày càng ý thức sâu sắc về các giá
trị nhân thân bất khả xâm phạm của mình. Những ý tưởng khởi đầu sơ khai
về về tự do cá nhân trong Tuyên ngôn về quyền con người và công dân (được
Quốc hội Pháp thông qua ngày 26.8.1789) này đã trở thành kim chỉ nam cho
pháp luật hiện đại của các quốc gia Châu Âu. Những ý tưởng này được thể
hiện trong Tuyên ngôn độc lập 1776 và Hiến pháp Mỹ 1787. Muộn hơn sau
này, quyền của mỗi con người đối với cuộc sống, tự do, sự bất khả xâm phạm
23

Xem: Покровский И. А. Основные проблемы гражданского права. М, 1998. ст. 121


về đời sống cá nhân, hôn nhân, danh dự, uy tín, tự do đi đi lại, tự do lựa chọn
nơi sinh sống, v,v,… đã được thể hiện trong Tuyên ngôn chung về quyền con
người 1948, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm
1966, Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người và những tự do cơ bản
năm 1950 với những sửa đổi và bổ sung vào các năm 1970, 1971, 1990, 1992,
1994. Những qui định nêu trên đều được thể hiện trong hệ thống pháp luật các
quốc gia ở các cấp độ khác nhau.
2. Các giá trị nhân thân và việc bảo vệ các giá trị này có ý nghĩa hết sức quan
trọng về mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Các giá trị nhân thân liên quan mật
thiết tới những khái niệm về công bằng, tự do, bất khả xâm phạm của các cá
nhân. Dấu hiệu đầu tiên về sự độc lập pháp lý của cá nhân đó chính là sự thừa
nhận cá nhân là chủ thể của các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Nếu như vào thời
kỳ xa xưa người ta có thể định đoạt cả cá nhân các chủ thể, người tự do có thể
tự bán mình hoặc đặt mình cho người khác thì cho đến hiện nay những sự định
đoạt kiểu như vậy đã không còn được thừa nhận, bản chất pháp lý của chủ thể
là không thể tách rời khỏi con người thực của từng cá nhân. Tiếp theo đó, khi

khái niệm và ý thức về cá nhân ngày càng phát triển và được đề cao, cá nhân
ngày càng đạt được nhiều hơn nữa sự thừa nhận cho mình những quyền năng
ngày càng mới. Lẽ dĩ nhiên, sự phát triển của các quyền chủ thể luôn song
song hành với sự phát triển của nội dung bên trong mỗi chủ thể cũng như
những lợi ích của họ. Cùng với sự phát triển không ngừng của trình độ kinh tế
và văn hoá trong xã hội những yêu cầu về bảo vệ những quyền lợi của cá nhân
cũng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, sự tiến bộ xã hội chỉ có thể đạt được
với sự tiến bộ của từng cá nhân; sự thịnh vượng, phát triển đích thực của một
xã hội được thể hiện trong sự phát triển của từng cá nhân và trong mối quan hệ
giữa các cá nhân với nhau.
Ý nghĩa xã hội của các quyền nhân thân thể hiện ở khía cạnh sau: bản
thân các giá trị nhân thân cùng việc bảo vệ các giá trị này góp phần xác định
vị trí của con người trong xã hội, và do vậy, chúng có ý nghĩa như là sự thể
hiện trình độ phát triển của toàn xã hội. Bằng cách đó, mức độ tự do của cá
nhân trong xã hội được qui chiếu với mức độ công bằng và tự do của chính xã


hội. Điều đó đã được thể hiện trong Tuyên bố chung về quyền con người của
Liên hiệp quốc ngày 10.10.1948 và trong Công ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa năm 1966.
Vấn đề bảo vệ giá trị nhân thân của cá nhân không chỉ có ý nghĩa về
mặt nhân đạo và chính trị mà còn mang đầy đủ những ý nghĩa về mặt kinh
tế. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và liên quan tới nó là vấn đề
tự do kinh doanh đã tạo dựng những nền tảng vững chắc cho sự tự do kinh
tế của các chủ thể, trong đó có các cá nhân. Tự do trong lĩnh vực kinh tế tất
nhiên sẽ tạo ra những nhu cầu mang tính khách quan đối với tự do cá nhân,
tự do tinh thần.
3. Theo nghĩa khách quan, quyền nhân thân là một chế định pháp lý mang tính
chất đa ngành, trong đó chứa đựng qui phạm pháp luật của nhiều ngành luật
khác nhau. Cơ sở nền tảng của việc điều chỉnh pháp lý đối với các giá trị nhân

thân là những qui định của Hiến pháp, trong đó ghi nhận một cách tổng quan
hệ thống các quyền con người, quyền công dân cũng những bảo đảm pháp lý
cho việc thực thi những quyền này. Hiến pháp 2013 ghi nhận hệ thống các mọi
người có quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; có quyền hiến

mô, bộ phận cơ thể

người và hiến xác theo quy định của luật; có quyền bất khả xâm phạm về đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy
tín của mình; có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao
đổi thông tin riêng tư khác; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; nam, nữ có quyền
kết hôn, ly hôn; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học,
nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt
24

động đó; quyền xác định dân tộc, … . Tuy nhiên, nếu chỉ có sự ghi nhận
mang tính chất hiến định các quyền và tự do của cá nhân thì sẽ là không đầy
đủ cho việc thực thi cũng như bảo vệ các giá trị này một cách hiệu quả trong
trường hợp hành vi xâm phạm xảy ra. Do vậy, cần có sự vận hành cơ chế của
24

Xem: Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” - Hiến pháp sửa đổi năm 2013


nhiều lĩnh vực pháp luật, thông qua đó việc thực thi các quyền con người
được ghi nhận bởi Hiến pháp sẽ được bảo đảm bởi những công cụ, phương
tiện pháp lý cụ thể, đặc trưng của từng ngành luật khác nhau. Trong số nhiều
ngành luật khác nhau, Luật Dân sự có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh

và bảo vệ các giá trị nhân thân. Việc bảo vệ những giá trị nhân thân trong
pháp luật dân sự xuất phát trực tiếp từ những qui định của pháp luật về sự
không tách rời, không chuyển giao của các quyền và tự do của các nhân, về
bảo vệ đời sống của các nhân, tự do, danh dự, nhân phẩm của mỗi con người.
Các chủ thể nắm giữ các giá trị nhân thân có thể sử dụng những biện pháp
trách nhiệm dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình, trong đó việc áp dụng
những biện pháp này cần tính đến những đặc trưng của các quan hệ nhân
thân. Không có một lĩnh vực pháp luật nào khác có khả năng trao cho các cá
nhân những khả năng có được sự bảo hộ pháp lý cho sự bất khả xâm phạm
của nhân thân cá nhân đó như lĩnh vực pháp luật dân sự. Các lĩnh vực pháp
luật khác cũng đều có những qui định hướng tới việc bảo vệ các lợi ích phi
vật chất của cá nhân. Theo L.O. Craxavtrickov, không có một lĩnh vực pháp
luật nào khác ngoài lĩnh vực pháp luật dân sự có thể xác định các tham biến,
thông số đầy đủ của tự do cá nhân, trong đó ưu tiên hàng đầu là những lợi ích
cá nhân, ý chí cá nhân.

25

Những nghiên cứu trong khoa học pháp lý khẳng định rằng việc điều
chỉnh những quan hệ nhân thân phi tài sản được thực thi dưới hình thức trao
cho các công dân những quyền chủ thể đối với việc sử dụng những lợi ích phi
vật chất, thông qua đó, chủ thể của quyền nhân thân phi tài sản hoàn toàn
không thụ động mà chủ động sử dụng những quyền năng này và nghĩa vụ của
những người thứ ba không chỉ dừng lại ở việc không thực hiện những hành vi
xâm phạm. Chức năng điều chỉnh của luật dân sự đối với các giá trị nhân thân
thể hiện dưới hình thức thừa nhận về mặt pháp lý đối với các giá trị này.
Học giả N.V. Vitruc phân biệt hai giai đoạn thể hiện của quyền và tự
do của cá nhân. Ở giai đoạn thứ nhất (giai đoạn thủ đắc), học giả cho rằng các
25


Xem: Красавчикова Л.О. Понятие и система личных, не связанных с имущественными, прав
граждан (физических лиц) в гражданском праве РФ: Дис. ... докт. юрид. наук. Екатеринбург, 1994. С.
42-43


quyền qui định cho cá nhân với tư cách là quyền nhân thân xuất phát từ qui
định pháp luật một cách trực tiếp, không cần có các sự kiện pháp lý. Theo
quan điểm của học giả, ở giai đoạn này để thủ đắc quyền nhân thân không cần
thiết đòi hỏi phải có sự kiện pháp lý đặc biệt. Thủ đặc quyền – đó chưa phải là
thực hiện, sử dụng quyền mà mới chỉ là khả năng thực tế đối với việc sử dụng
một lợi ích cụ thể, xác định. Giai đoạn thứ hai (giai đoạn sử dụng) là giai đoạn
26

quyền chủ thể thực sự được thực thi. Như vậy, học thuyết pháp lý này đã
giúp cho chúng ta làm rõ về vai trò của việc điều chỉnh pháp luật đối với các
quan hệ nhân thân.
Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng có sự tồn tại của những cấp độ khác
nhau trong việc thực thi các nhóm quyền nhân thân. Ví dụ, L.O. Craxavtrickov
đưa ra nhận định rằng những quan hệ xuất phát từ lợi ích nhân thân như họ tên
chỉ cần được xây dựng trên cơ sở qui định pháp luật về trình tự đặt tên, thay đổi
họ tên; còn đối với danh dự, uy tín, nhân phẩm và đời tư thì đòi hỏi trước hết
phải có cơ chế bảo vệ được xác lập bởi pháp luật dân sự.

27

4. Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự là tổng thể các mối quan hệ giữa
những chủ thể xác định liên quan đến các giá trị nhân thân được điều chỉnh bởi
các qui phạm pháp luật dân sự. Liên quan đến đời sống của một cá nhân trong
xã hội có rất nhiều các giá trị nhân thân khác nhau. Pháp luật, nhìn chung,
không thể bảo vệ hết thảy các giá trị nhân thân đó, pháp lụât chỉ thừa nhận và

bảo vệ một số giá trị nhân thân quan trọng và mang tính chất chung cho mọi cá
nhân sống trong xã hội. Trong đó, pháp lụât dân sự điều chỉnh các quan hệ
nhân thân bằng cách qui định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền
nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn các quyền nhân thân cũng như các biện
pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân. Trong khoa học pháp lý về dân
sự, quyền nhân thân là những quan hệ được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp
luật giữa các chủ thể liên quan đến những giá trị nhân thân. Như vậy, quyền
nhân thân trong Luật dân sự là quyền chủ thể của các cá nhân xuất
26

Xem: Витрук H.B. Общая теория правового положения личности. М., 2008.С.103 - 105
Xem: Красавчикова Л.О. Понятие и система личных, не связанных с имущественными, прав
граждан (физических лиц) в гражданском праве РФ: Дис. ... докт. юрид. наук. Екатеринбург, 1994.
С.59-60
27


hiện do việc điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật dân sự đối với các quan hệ
liên quan đến các giá trị nhân thân của các chủ thể đó. Quyền nhân thân tồn
tại như những quyền chủ thể và được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự không
phụ thuộc vào những hành vi xâm phạm đối với những quyền này. Dưới góc
độ khách quan, quyền nhân thân trong pháp luật dân sự là những quan hệ
được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật dân sự giữa các chủ thể xác định
liên quan đến các giá trị nhân thân. Về mặt chủ quan, quyền nhân thân là các
mức độ hành vi cho phép của chủ thể quyền thể hiện ở sự tự do lựa chọn hành
xử trong đời sống cá nhân theo sự nhìn nhận của mình, loại bỏ bất cứ sự can
thiệp nào từ phía các chủ thể khác, trừ những trường hợp do pháp luật quy
định. Do vậy, quyền nhân thân là quyền chủ thể xuất hiện do hệ quả của việc
điều chỉnh các quan hệ nhân thân bởi các qui phạm pháp luật. Quyên nhân
thân có những đặc trưng cơ bản như sau:

Trước hết cần ghi nhận rằng: những quyền này mang tính chất cá nhân
tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là những quyền nhân thân được ghi nhận và điều
chỉnh trong luật dân sự thuộc về các cá nhân từ khi họ sinh ra hoặc theo qui
định của pháp luật, chúng không thể bị trưng mua hay chuyển giao cho người
khác, trừ trường hợp khi có qui định của pháp luật về việc các quyền nhân
thân thuộc về người đã chết có thể được thực thi và bảo vệ bởi những chủ thể
khác, trong đó có người thừa kế của chủ thể đã chết. Quyền nhân thân luôn
gắn với một chủ thể xác định.
Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản, quyền nhân thân không
mang nội dung tài sản. Quyền nhân thân không được xác định bằng tiền.
Quyền nhân thân điều chỉnh những quan hệ liên quan mật thiết và không thể
tách rời khỏi một cá nhân nhất định. Giá trị nhân thân là đối tượng của một
quyền nhân thân nhất định hướng tới việc cá thể hóa cá nhân là chủ thể quyền
này, làm cho bản thân nhân thân cá nhân đó không thể bị lặp lại. Những giá
trị nhân thân là đối tượng của quyền nhân thân biểu hiện tình trạng xã hội của
chủ thể mang các giá trị nhân thân đó, trở thành một bản chất không thể tách
rời của cá nhân, mặc dù bản chất này có thể thay đổi trong suốt quá trình tồn
tại của chủ thể này. Là các yếu tố cấu thành không thể tách rời khỏi cá nhân


chủ thể, những giá trị nhân thân được cá thể hoá, làm cho bản thân người
mang các giá trị đó là hoàn toàn không thể lặp lại. Các giá trị nhân thân tạo
nên địa vị xã hội của người mang các giá trị nhân thân đó và trở thành những
yếu tố không thể tách rời, mặc dù chúng có thể thay đổi trong suốt quá trình
tồn tại của một cá nhân. Những giá trị nhân thân tồn tại không có giới hạn về
28

thời gian. Mỗi chủ thể có các giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ
như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.
Về mặt tính chất, có thể coi quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt

đối. Người có quyền đối lập với phạm vi không xác định các chủ thể có nghĩa
vụ tôn trọng những giá trị nhân thân được bảo vệ. Bên cạnh đó, cần phân biệt
quyền nhân thân với tư cách là một loại quyền tuyệt đối với các loại quyền
dân sự tuỵêt đối khác (chẳng hạn như quyền sở hữu). Một trong những đặc
trưng cơ bản của các quyền nhân thân là cấu trúc của chúng không giống như
cấu trúc của các loại quyền tuyệt đối khác. Nếu như quyền sở hữu qui định
khả năng của chủ thể quyền thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt bằng những phương thức khác nhau có thể do pháp luật qui định thì
đối với quyền nhân thân điều đó là hoàn toàn không được áp dụng. Đối với
quyền nhân thân, chủ thể quyền thực hiện quyền bằng những hành vi riêng
của mình, trong đó những hành vi này thể nằm ngoài sự điều chỉnh cụ thể của
pháp luật. Ví dụ: một cá nhân thực hiện những hành vi nhất định để tạo uy tín
đối với những người xung quanh. Liên quan đến vấn đề này, đối với quyền
nhân thân, dường như tồn tại hai quyền năng: thứ nhất, khả năng của người
có quyền đòi hỏi một phạm vi không xác định những những người có nghĩa
vụ không được xâm phạm quyền nhân thân của chủ thể; thứ hai, khả năng yêu
cầu những biện pháp bảo vệ do pháp luật qui định trong trường hợp quyền
nhân thân bị xâm phạm.

29

28

Гражданское право.Учебник.Часть I. Изд. 3,ереработанное и дополненное.Под.ред.. - М.:
ПРОСПЕКТ, 1998. – 315 c.

29

Гражданское право. В 2-х т. Том I.: Учебник / Отв.ред. проф. Е.А.Суханов.-2-е изд., перераб. и доп.
- М.: Издательство БЕК, 1998. - 727 с



Cần nhấn mạnh rằng, những đặc trưng trên của quyền nhân thân, dưới
một góc độ nhất định, đều mang tính chất tương đối. Việc xâm hại các quyền
nhân thân có thể gây ra cho chủ thể những hậu quả kinh tế khôn lường. Ví dụ:
khi uy tín cá nhân bị xâm hại có thể gây thiệt hại lớn về doanh thu, có thể dẫn
tới những điều kiện bất lợi trong vay vốn,... . Mặt khác, một uy tín vững vàng
sẽ là bảo đảm chắc chắn cho những lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài của
các chủ thể. Liên quan đến đặc tính cá nhân tuyệt đối của quyền nhân thân,
vấn đề này cũng không cần thiết phải tuyệt đối hoá. Một số quyền nhân thân
hướng tới việc bảo vệ các lợi ích nhân thân nhằm mục đích trước tiên là đưa
chúng vào lưu thông trong giao lưu dân sự và mang lại lợi nhuận từ các lợi
ích đó. Ví dụ: các quyền nhân thân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Việc thực thi các quyền nhân thân cũng có đặc trưng riêng. Đặc trưng
của việc thực thi quyền nhân thân là ở chỗ pháp luật không qui định những
giới hạn cho việc thực thi quyền nhân thân mà chỉ đặt ra những ranh giới ngăn
chặn sự can thiệp của những người thứ ba đối với lĩnh vực cá nhân của một
con người. Nếu những ranh giới này bị xâm phạm thì được phép áp dụng
những biện pháp khôi phục lại chúng. Trong đó, những qui phạm đạo đức có
ý nghĩa quan trọng đối với việc qui định những ranh giới được phép đối với
chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ. Bản chất của việc bảo vệ các giá trị nhân
thân trong pháp luật dân sự là ở việc bảo đảm tự do cho các cá nhân trong
việc xác định hành vi của mình trong đời sống cá nhân theo ý chí, theo nhìn
nhận của bản thân, loại bỏ sự can thiệp từ phía các chủ thể khác vào đời sống
cá nhân của mình, trừ những trường hợp do pháp luật qui định. Việc xác lập
các quan hệ pháp lý quyền nhân thân cũng có những đặc trưng khác biệt so
với các quan hệ trong lĩnh vực quyền tài sản: quyền nhân thân được xác lập
không phải dựa trên những sự kiện pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp
trên cơ sở những qui định của pháp lụât.
5. Trong thời đại hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã

hội cũng như các yếu tố pháp lý quốc tế việc điều chỉnh các quyền nhân thân
có xu hướng được mở rộng, trong đó bao gồm cả việc việc gia tăng, bổ sung
liệt kê các quyền nhân thân được bảo vệ bằng các công cụ


×