Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Thuyết minh đồ án tốt nghiệp cầu thiết kế cầu dầm I BTCT dự ứng lực kéo sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 132 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

Phần I: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Chương 1
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. 1.Giới thiệu về dự án.
Tuyến đường ĐT254 là đường liên tỉnh nằm trên địa phận hai tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn
đã được đầu tư từ lâu với quy mô đường cấp V miền núi Điểm đầu là giao với QL3 tại Km97 thuộc
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên điểm cuối là khu du lịch hồ Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn với tổng chiều dài tuyến 105Km. Đoạn thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên từ Km0 – Km35 đã
được đầu tư xây dựng và đã đưa vào khai thác và được đổi tên thành tuyến ĐT268. Đoạn thuộc địa
phận tỉnh Bắc Kạn từ Km35 – Km105 đi qua hai huyện Chợ Đồn và Ba Bể. Đây là tuyến đường
quan trọng để vận chuyển khoáng sản, lâm sản và phát triển du lịch vùng hồ Ba Bể, cũng tuyến
đường kết nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Kạn. Cầu Bản Thít tại Km17+356,92.
1.1.1 Tổ chức thực hiện

- Cơ quan quyết định đầu tư và chủ đầu tư:
UBND tỉnh Bắc Kạn
- Chủ đầu tư:
Sở giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn.
- Đại diện chủ đầu tư:
Ban quản lý dự án Giao thông Bắc Kạn.
- Đơn vị lập dự án:
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bắc Kạn.
1.1.2.Các căn cứ pháp lý liên quan để lập dự án đầu tư XDCT
- Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Căn cứ Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư;
- Căn cứ nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;


- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Quyết định số : 2318 / QĐ - UBND ngày
tháng
năm 2011 của UBND
tỉnh Bắc Kạn, V/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Mở rộng, nâng cấp
đường tỉnh 254, tỉnh Bắc Kạn.
Quyết định số 319 /QĐ-GTVT ngày tháng
năm 2011 của Sở Giao thông
vận tải tỉnh Bắc Kạn V/v phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 2: Khảo sát, lập thiết
kế bản vẽ thi công và dự toán và đo đạc cắm cọc GPMB đoạn Km16+00 – Km32+00,
công trình: Mở rộng, nâng cấp đường tỉnh254, tỉnh Bắc Kạn.

-1-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

Quyết định số 337/QĐ - UBND ngày 02 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc
Kạn về việc duyệt danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho dự án Mở rộng, nâng cấp đường
tỉnh 254 tỉnh Bắc Kạn.
Quyết định số 473/QĐ - SGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Sở GTVT
Bắc Kạn V/v phê duyệt Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát công trình: Mở
rộng, nâng cấp đường tỉnh 254, tỉnh Bắc Kạn.
1.1.3.Phạm vi dự án.
Điểm đầu tuyến: Gói thầu số 2 tại Km16 + 00 thuộc địa phận xã Nghĩa Tá, huyện
Chợ Đồn.
Điểm cuối tuyến: Km30 + 871.67m giao với thuộc địa phận thị trấn Bằng Lũng
1.1.4. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn dự kiến áp dụng.
Bảng 1.1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

TT
1.
2.

Tên Quy trình, Quy phạm
Khảo sát
Đo vẽ bản đồ địa hình

3.

Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu TCXDVN 309-2004
cầu chung

4.

Khảo sát đường ôtô

22TCN 263-2000

5.
6.

Khoan thăm dò địa chất công trình
Quy trình thí nghiệm xuyên tĩnh(CPT và CPTU)

22TCN 259-2000
22TCN 317 - 2004

7.
B


Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ thiết kế và thi công 20TCN 160-87
móng cọc
Thiết kế

8.

Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô

TCVN 4054 - 2005

9.

Quy trình thiết kế áo đường mềm

22TCN 211 - 06

10.

Quy trình thiết kế áo đường cứng

22TCN 223-95

11.
12.

22 TCN 272-05
22TCN 18 - 79

14.

15.
16.

Tiêu chuẩn thiết kế cầu
Quy trình thiết kế cầu, cống theo trạng thái giới hạn
Quy trình thiết lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi
công
Móng cọc- Tiêu chuẩn thiết kế
Neo bê tông dự ứng lực T13,T15,D13,D15
Gối cầu cao su cốt thép bản

17.

Tiêu chuẩn khe co giãn cao su

18.

Tính toán đặc trưng dòng chảy lũ

AASHTO M297 - 96
AASHTO M183 - 96
22TCN220 - 95

19.

Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô (phần nút giao thông) 22 TCN 273 - 01

13.

Ký hiệu

96TCN 43-90

-2-

TCVN 4252-88
TCXD205 - 1998
22TCN 276 - 2000
AASHTO M251 - 92


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU
20.

Điều lệ báo hiệu đường bộ

22TCN237 - 01

21.

Phương pháp tính khối lượng đào đắp nền đường

22.
C
23.

Quy trình thiết kế công trình phụ trợ công trình cầu
Thi công và nghiệm thu
Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu

24.


Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt
đường láng nhựa
Quy trình đầm nén đất, đá trong phòng thí nghiệm
Cống tròn BTCT lắp ghép
Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền móng
đường bằng phễu rót cát
Quy trình thi công và nghiệm lớp cấp phối đá dăm
trong kết cấu áo đường ô tô
Quy phạm thi công và nghiệm thu cầu cống
Kết cấu gạch đá, quy phạm thi công và nghiệm thu

25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.

Phương pháp tính diện
tích mặt cắt ngang trung
bình khoảng cách giữa
các mặt cắt ngang tính
theo tim đường
22TCN 200 - 1989
TCVN 4447 -1987
22TCN 271 - 2001

22TCN 333-06
22 TCXDVN 372 :2006
22TCN 346 – 06
22 TCN 252 – 98
22 TCN 266-2000
TCVN 4085 – 85

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy TCVN4453 – 1995
phạm thi công và nghiệm thu
Kết cấu bê tông và bê tông lắp ghép
TCVN4452 – 87
Bê tông khối lớn, quy phạm thi công và nghiệm thu TCXDVN305 – 2004

35.

Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm TCXDVN326-2004
thu
Cốt liệu dung bê tông và vữa
TCVN 7572 – 2006

36.

Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô

34.

22 TCN 243 – 98

1.2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư.
Tuyến đường ĐT 254 tỉnh Bắc Kạn có chiều dài khoảng 70Km, điểm đầu

tuyến tại Km0 (đỉnh Đèo So) điểm giáp ranh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc
Kạn, điểm cuối tuyến là Hồ Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.Tuyến đường được xây dựng đạt
tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi nền đường Bn = 6m, mặt đường Bm = 3,5m, mặt
đường đá dăm láng nhựa, tải trọng các công trình trên tuyến H13. Đến năm 2006
tuyến đường được rải lại lớp mặt đường rộng 3.5m bằng lớp đá dăm láng nhựa.
Tuyến này được giao cho Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Bắc Kạn quản lý
nhưng do kinh phí duy tu sửa chữa hàng năm còn hạn hẹp chỉ đáp ứng được nhu cầu
về công tác sửa chữa thường xuyên cho nên nền mặt đường nhiều đoạn đang bị rạn
nứt, nhiều đường cong có bán kính nhỏ, liên tục, tầm nhìn bị hạn chế là một trong
những nguy cơ tiềm ẩn của tai nạn giao thông. Đặc biệt nhất là một số cầu và cống
hiện nay khổ hẹp, tải trọng thiết kế nhỏ các công trình cầu, cống được xây dựng từ
năm 1974-1975, không đảm bảo cho các có trọng tải lớn đi qua. Việc phục vụ vận tải
-3-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

hàng hoá và đi lại của nhân dân, làm hạn chế phát triển kinh tế - xã hội trong vùng,
ảnh hưởng đến việc tham quan Du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn.
Mở rộng, nâng cấp đường tỉnh254, tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội – mạng lưới giao thông.
Chợ Đồn hiện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống với các nhóm ngôn ngữ khác
nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hóa vật thể
và phi vật thể; những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc. Các
phong tục tập quán như đám ma, đám cưới…và các nhạc cụ như đàn tính, hát then…
đã góp phần tạo cho Chợ Đồn một kho tàng văn hóa phong phú và hấp dẫn.
Huyện Chợ Đồn có nhiều dân tộc như Mông, Dao, Nùng, Tày, Hoa, Kinh, Sán
Chí cùng chung sống đoàn kết trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Điều đó
chứng tỏ Chợ Đồn luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước

và cách mạng. Chợ Đồn là một phần của chiến khu Định Hoá, hiện còn nhiều di tích
lịch sử về cuộc kháng chiến chống Pháp cần được lưu giữ và tôn tạo. Với 10 xã thuộc
ATK, nhiều danh lam thắng cảnh, hệ thống sông suối với hệ sinh thái phong phú và
mạng lưới giao thông thuận lợi là những điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt
động du lịch trên địa bàn, từ du lịch văn hoá lịch sử đến du lịch sinh thái .v.v... Nhân
dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ,
vượt qua khó khăn, gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước
đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển
kinh tế xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng huyện Chợ
Đồn giàu, đẹp, văn minh.
Những năm gần đây huyện đã có chủ trương tập trung khai thác các điểm du lịch,
văn hóa, lịch sử, các làng văn hóa cộng đồng..., tiến hành khảo sát xây dựng các
chương trình, tuyến liên thông các điểm du lịch của huyện với tuyến du lịch của các
huyện bạn trong khu vực và tỉnh. Các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và
phát huy, các hoạt động bảo tồn di tích lịch sử, di tích văn hóa luôn được quan tâm.
1.3.1.Đặc điểm tự nhiên.
1.3.1.1.Vị trí địa lý.
Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên
91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có
một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. Có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.
- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.
- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
Với vị trí địa lý từ 105 025’ đến 105043’ kinh độ Đông, từ 21057’ đến 22025’ vĩ độ
Bắc. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc Kạn khoảng 46km
-4-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU


theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường tỉnh
lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho
huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch...
Như vậy, Chợ Đồn hội tụ khá đầy đủ các điều kiện, yếu tố cần và đủ về vị trí địa
lý, đặc biệt là đường bộ để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, từng bước
phát triển trở thành đô thị trung tâm của tỉnh.
1.3.1.2.Địa hình, tài nguyên khoáng sản, nguồn nước.
a.Điều kiện địa hình:
Công trình nằm ở vùng đồi núi có độ cao trung bình, địa hình bị chia cắt bởi nhiều
dãy núi và các sông suối lớn nhỏ, có đoạn cắt qua các thung lũng vừa và nhỏ, tuyến
thường đi men theo đường cũ và các sườn đồi núi, có một số đoạn cắt qua đồi cao
nên bán kính đường cong nhỏ tuyến đi quanh co, tầm nhìn hạn chế. Dựa vào điều
kiện địa hình và sự phân bố của tuyến đường có thể chia tuyến thành các đoạn.
Đoạn từ Km16 +00-:- Km16 + 377.88m. đoạn này tuyến chủ yếu bám theo
đường cũ và dân cư sống hai bên đường, độ dốc dọc, dốc ngang bình thường. Từ
Km16 + 377.88m -:- Km16 + 419.19m cắt qua ruộng lúa. Từ Km16 + 419.19m -:Km16 + 611.88m đoạn này cắt cua qua đồi, đi theo đường cũ dọc hai bên đường có
nhà dân, đoạn từ Km16 + 611.88m -:- Km17 đoạn này tuyến đi theo đường cũ, bên
phải là ruộng lúa và suối, bên trái là đồi cao.
Đoạn Km17+00 -:- Km17+64.12m tuyến đi theo đường cũ. Đoạn Km17+64.12 -:Km17+104.82 đoạn này tuyến cắt qua ruộng lúa để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đoạn Km17+104.82 -:- Km17+177.61, cắt cua lên đỉnh ta luy qua mộ, từ Km17 +
177.61m -:- Km17 + 286.22m đoạn này tuyến đi theo đường cũ, hai bên là nhà dân
sinh sống, dốc dọc, ngang tương đối bằng. Đoạn Km17+286.22m -:- Km17+400m
đoạn này cắt qua suối nên thiết kế cầu mới. Đoạn từ Km17+400m -:Km17+529.04m đoạn này tuyến cắt qua khu ao và đồi quế. Đoạn Km17+529.04 -:Km18 đoạn này tuyến đi theo đường cũ có đoạn cắt cua đam bảo cấp đường, bên trái
là đồi cao, bên phải là nhà dân sinh sống, tại vị trí Km17+951.68m bên trái tuyến có
ngã ba đường vào UBND xã Lương Bằng.
Đoạn Km18+00 -:- Km18+408.04m đoạn này tuyến chủ yếu đi theo đường cũ,
dốc dọc nhỏ, dốc ngang tương đối tương đối lớn. Đoạn từ Km18+408.04 -:Km18+522.37m, đoạn này tuyến cắt qua khe nhỏ cần thiết kế cống để đảm bảo thoát
nước và cua gấp, quanh co nên tuyến cắt cua qua đồi, địa hình tương đối phức tạp,
đoạn từ Km18 + 522.37m -:- Km19 đoạn này tuyến đi theo đường cũ, hai bên đường

là nhà dân sinh sống.
Đoạn Km19+00 -:-Km19+113.0m đoạn này tuyến cắt qua đỉnh ta luy và khe nhỏ
phía trên thượng lưu đường cũ đã có cống kép 2D=100, đoạn từ Km19+133.0
m
-:- Km19+278.7m tuyến đi theo đường cũ, bên phải là vực và ruộng lúa, bên trái là
đồi cao. Đoạn từ Km19+278.7 -: Km19+779.81m đoạn này tuyến đi theo đường cũ
-5-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

và cắt qua đồi địa hình tương đối phức tạp, độ dốc ngang tương đối lớn. Đoạn
Km+779.81m -:- Km20 đoạn này địa hình phức tạp tuyến cắt qua nhà dân, ao, khe
nước đã có cống bản cũ L=2m, tuyến cắt qua đồi để đảm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
của cấp đường.
Đoạn Km20 -:- Km20 +718.75m đoạn này đi theo đường cũ( Đèo Kéo Lếch) hai
bên là đồi cao và vực sâu độ dốc dọc, dốc ngang tương đối lớn, đoạn từ
Km20+718.75m -:- Km20 +946.19m tuyến cắt qua đồi, qua khe để đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật của cấp đường. Đoạn từ Km20+946.19 -:- Km21 tuyến đi theo đường
cũ, bên phải là nhà dân, bên trái là đồi cao.
Đoạn từ Km21-:- km21+400m đoạn này tuyến đi theo đường cũ hai bên đường là
nhà dân sinh sống, độ dốc ngang tương đối lớn một số đoạn tuyến cắt cua qua đồi để
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của đường. Đoạn từ Km21+400 -:- Km21+ 454.83m
đoạn này cần thiết kế kè bên ta luy âm. Đoạn từ Km21+454.83 -:- Km22 đoạn này
tuyến chủ yếu đi theo đường cũ nhà dân sống rải rác hai bên, bên phải là suối và
ruộng lúa, bên trái là đồi cây.
Đoạn từ Km22 -:- Km22+300m, đoạn này tuyến đi theo đường cũ và một số đoạn
tuyến cắt cua qua đồi để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của đường, đoạn từ Km22+300
-:- Km22+365.53m, tuyến cắt qua suối phải thiết kế cầu, đoạn từ Km22+365.53 -:Km23, tuyến đi theo đường cũ cắt qua khu ruộng, vườn và mỏm đồi, bên phải là khe
sâu, bên trái là đồi cây và ngã ba.

Đoạn từ Km23 -:- Km23+500m, tuyến chủ yếu đi theo đường cũ độ dốc dọc dốc
ngang bình thường rải rác hai bên đường là các hộ dân sinh sống. Đoạn Km23+500m
-:-Km24 đoạn này tuyến chủ yếu là đi theo đường cũ, cắt cua hai bên đường là nhà
dân, bên phải là đồi vườn cây, bên trái là đồi cây.
Đoạn từ Km24+00 -:- Km25, tuyến chủ yếu đi theo đường cũ độ dốc dọc, dốc
ngang không lớn rải rác hai bên đường là các hộ dân sinh sống, bên phải là vườn cây,
tại Km24+274.67m có ngã ba rẽ đi xã Phong Huân, bên trái là đồi cây.
Đoạn từ Km25+00 -:- Km25+840m đoạn này tuyến chủ yếu đi theo đường cũ độ
dốc dọc, dốc ngang bình thường, hai bên đường dân cư đông đúc. Đoạn
Km25+840m -:- Km25+904.46m đoạn này tuyến cắt qua suối phải thiết kế cầu, đoạn
Km25+904.46 -:- Km26 đoạn này tuyến chủ yếu đi theo đường cũ độ dốc dọc, dốc
ngang bình thường, hai bên đường dân cư sinh sống đông đúc.
Đoạn từ Km26+00 -:- Km26+800m , tuyến chủ yếu đi theo đường cũ độ dốc dọc,
dốc ngang không lớn, hai bên đường dân cư sống tập chung đông đúc, đoạn
Km26+800m -:- Km26+960.19m đoạn này tuyến đi theo đường cũ bên phải là ta luy
đồi cao, bên trái là suối, vườn và ao độ dốc dọc, dốc ngang bình thường.
Từ Km26+960.19m -:- KM27 đoạn này về mùa mưa lũ lớn thường hay bị ngập
nước sâu từ 0.3 đến 0.8m.

-6-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

Đoạn từ Km27 -:- Km27+172.71m vị trí về mùa mưa lũ lớn thường hay bị ngập
nước sâu từ 0.3 đến 0.8m, tuyến chủ yếu đi theo đường cũ độ dốc dọc dốc ngang
không lớn rải rác hai bên đường là các hộ dân sinh sống. Bên phải là ruộng lúa, bên
trái là vườn chuối.
Đoạn Km27+ 172.71m -:- Km27+500 đoạn này tuyến chủ yếu đi theo đường cũ,
bên phải là đồi cao, bên trái là nhà dân và suối. Từ Km27+500 -: - Km27+523.46

đoạn này tuyến đi theo đường cũ đoạn ngã ba đường vào Bản Lắc cần thiết kế kè có
tường chắn.
Đoạn Km27+523.46 -:- Km27+897.97, đoạn này tuyến đi theo đường cũ bên phải
là đồi thoải, bên trái là khe nước, đoạn Km27+897.97 -:- Km28 đoạn này tuyến đi
theo đường cũ cắt cua, độ dốc dọc, dốc ngang tương đối lớn, bên trái là đồi cao, bên
phải là đường cũ và khe suối nhỏ.
Đoạn Km28+69.30 -:- Km28+123.38m đoạn này tuyến cắt qua sát bờ khe nước
phải thiết kế kè để bảo vệ nền đường độ dốc ngang lớn, bên phải là khe nước, bên trái
là đồi cao. Từ Km28+123.38 -:- Km28+378.70 đoạn này tuyến đi theo đường cũ, cắt
cua, qua đồi cao độ dốc dọc bình thường, dốc ngang lớn bên trái đồi cao, bên phải là
đường cũ và khe suối nhỏ. Đoạn từ Km28+378.70m -:- Km28+438.41m cần thiêt kế
kè ta luy âm, từ Km28+438.41m -:- Km28+517.56 tuyến đi theo đường cũ.
Đoạn từ Km28+517.56 -:- Km28+602.57 đoạn này cần thiêt kế kè ta luy âm vì
tuyến đi sát bờ khe, hai bên là đồi cao, đoạn từ Km28+602.57 -:- Km29 đoạn này
tuyết chủ yếu đi theo đường cũ bên phải là vực và ao chứa chất thải của xưởng tuyển
quặng, bên trái là đồi cao độ dốc dọc, dốc ngang lớn.
Đoạn Km29+00 -:- Km29+500, tuyến chủ yếu đi theo đường cũ, hai bên tuyến là
nhà máy khai thác khoáng sản. Từ Km29+500 -:-Km29+857.67m đoạn này tuyến đi
theo đường cũ bên phải là đồi thoải, bên trái là nhà dân và mỏ khai thác đá. Đoạn
Km29+857.67 -:- Km30 đoạn này tuyến cắt qua đồi đá cao, độ đốc ngang lớn địa
hình phức tạp.
Đoạn Km30+00 -:-Km30+346.67m tuyến cắt qua đèo Lủng Váng độ dốc dọc, dốc
ngang lớn, đoạn Km30+346.67 -:-Km30+500 địa hình phức tạp nhiều đoạn cua tay
áo quanh co, độ dốc dọc, dốc ngang lớn, đoạn Km30+500 -:-Km30+871.67m, tuyến
đi hoàn toàn qua đồi cây, bên phải là đường cũ và nhà dân, bên trái là khu mộ và đồi
cây, độ dốc dọc, dốc ngang lớn, tại Km30+853.68m cần thiết kế ngã ba đường đi xã
Đại Sảo.
b. Tài nguyên khoáng sản, nguồn nước:
* Tài nguyên khoáng sản:
Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc

Kạn (Chợ Đồn và Ngân Sơn – Na Rì). Những khoáng sản có tiềm năng hơn cả là sắt,
chì, kẽm và vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn. Những mỏ đã được thăm dò và có trữ
lượng lớn là mỏ Bằng Lũng khoảng 5.032 nghìn tấn có hàm lượng Pb 3,71 - 4,61%
và Zn 1,31 - 1,60% với quặng ôxít và Pb 5,51 - 9,5% Zn 3,33 – 4,25% với quặng
-7-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

sunphua, mỏ Chợ Điền thuộc xã Bản Thi khoảng 10 triệu tấn với hàm lượng 3-24%
(Pb+Zn). Nhóm phi kim loại theo đánh giá sơ bộ huyện có nhiều núi đá vôi, đất sét,
đá hoa cương... Tại vùng Bản Khắt ( xã Quảng Bạch) có khoảng 200 triệu m 3 chiếm
gần 70% trữ lượng đá vôi của tỉnh, thôn Phiêng Liềng ( xã Ngọc Phái) triệu 32 m 3,
Bản Nà Lược 21 triệu m3, đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất vật liệu xây
dựng. Ngoài ra, Chợ Đồn còn có các loại khoáng sản khác, nhưng trữ lượng không
nhiều.
Đây là những lợi thế lớn để Chợ Đồn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai
khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng, từng bước tích luỹ và xây dựng các ngành
công nghiệp khác sau này.
*Nguồn nước:
- Nước mặt
Do địa hình phân cắt mạnh nên huyện Chợ Đồn có nhiều khe suối. Các khe suối
có nguồn nước mặt khá dồi dào. Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi, độ dốc lớn nên
vùng núi phía Bắc thường thiếu nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất
của người dân. Mặc dù nguồn nước khá phong phú nhưng do khả năng điều tiết của
rừng kém, địa hình dốc, thảm thực vật bị suy giảm, thực bì nhỏ, diện tích đất đồi núi
chưa sử dụng nhiều nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, mùa khô thiếu nước, đất bị
xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Nước ngầm:
Độ dày tầng chứa nước biến động từ 60-160m, trung bình 100m và giảm dần từ

Bắc xuống Nam.
Mực nước ngầm phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông, công nghiệp
và dân sinh, bổ sung cho nguồn nước mặt ở những vùng khó khăn.
Thời gian gần đây do canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản nên mực nước
ngầm và chất lượng nước đã thay đổi. Ở huyện Chợ Đồn mực nước ngầm thấp hơn
giai đoạn 1980 khoảng 2 - 3m, trong nước có Nitric và Nitrat hàm lượng thấp do bón
phân vô cơ cho cây thấm xuống đất, hiện nay chưa ảnh hưởng đến việc sử dụng nước
ngầm. Nếu không bảo vệ môi trường, xử lý chất thải thì nước ngầm sẽ bị ô nhiễm.
1.3.1.3.Khí hậu.
Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam.
Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn
lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm
trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương
muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ không khí
trung bình năm 23,2oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5 oC và thấp nhất
là 20,8oC). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28 oC
-29oC), nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13,5 oC), có năm xuống tới
-2oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5 oC. Tổng tích nhiệt cả năm bình quân đạt 6800 oC-

-8-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

7000oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không
đáng kể.
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Đồn còn có
những đặc trưng khác như sương mù. Một năm bình quân có khoảng 87 -88 ngày
sương mù. Vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Về mùa đông
các xã vùng núi đá vôi thường xuất hiện sương muối; từ tháng 12 đến tháng 2 năm

sau bình quân xuất hiện 1 – 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 1-3 ngày. Mưa đá là hiện tượng
xảy ra không thường xuyên, trung bình 2-3 năm một lần vào các tháng 5 và 6.
Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.115mm/năm. Các tháng có lượng mưa
lớn là tháng 6 và 7 có ngày mưa tới 340mm/ngày; thấp nhất là vào tháng 12 và tháng
1 năm sau 1,5mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75-80%
lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, thấp nhất vào tháng 2 với 79%
và cao nhất vào tháng 7 tới 88%.
Lượng bốc hơi trung bình năm là 830mm, thấp nhất vào tháng 1 với 61mm và
cao nhất là 88mm vào tháng 4. Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1586 giờ, thấp nhất
là tháng 1 có 54 giờ, cao nhất la 223 giờ vào tháng 8.
Chế độ gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và gió mùa
Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra các trận mưa lớn về mùa hè.
1.3.1.4.Thuỷ văn.
Tuyến đi qua các xã như xã Nghĩa Tá, xã Lương Bằng, Bằng Lãng và thị trấn
Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn tình hình thuỷ văn dọc tuyến rất phức tạp, độ dốc từ các
sườn núi lớn, về mùa mưa lũ hàng năm, nước ở các dãy núi bao quanh thung lũng
chảy dồn về các suối vừa và nhỏ chạy cắt qua tuyến.
Nhìn chung thuỷ văn, thuỷ lực dọc tuyến có khó khăn cho việc xây dựng công
trình giao thông, bên cạnh khó khăn còn có thuận lợi là: mức nước lũ lớn nhất Hmax
= 1.5m, chiều cao nước ngập lớn nhất tại lòng suối là Hmax = 2.0m, chiều cao mức
nước ngập trung bình trên tuyến là HTB = 1,6m thời gian nước tập trung về lưu vực là
4 giờ, thời gian nước rút hết sau lũ là 6 giờ.
1.3.2.Đặc điểm kinh tế, xã hội.
1.3.2.1.Tình hình dân số.
Dân số huyện Chợ Đồn với 46.000 người gồm các dân tộc kinh, tày, dao, hmông,
nùng,. Trong đó dân tộc tày chiếm đa số.
Sau nhiều năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về Dân số và kế hoạch
hóa gia đình, chất lượng dân số của huyện Chợ Đồn đã có nhiều chuyển biến tích
cực, trẻ em sinh ra được chăm sóc đảm bảo phát triển toàn diện.
1.3.2.2.Tình hình kinh tế của huyện Chợ Đồn.

Kinh tế huyện Chợ Đồn vẫn lấy Nông nghiệp làm chủ đạo, do địa hình thuộc vùng
kinh tế đặc biệt khó khăn nên khả năng phát triển về công nghiệp và dịch vụ còn hạn
chế. trong những năm gần đây (2000 đến nay) tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng phát triển
-9-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

kinh tế tại huyện, trong đó kêu gọi các nhà đầu tư tiến hành thăm dò và khai thác các
nguồn lợi về khoáng sản (nhiều nhất là quạng sắt, chì... trữ lượng hiện chưa thống kê
được), nên kinh tế huyện đã có bước tiến vượt bậc. góp phần vào sự phát triển chung
của tỉnh Bắc Kạn.
1.3.2.2.1.Về nông, lâm, ngư nghiệp.
a.Nông nghiệp:
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện Chợ Đồn
đã đạt được một số kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến rõ nét từ sản xuất nhỏ lẻ sang
sản xuất hàng hóa với một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với khí hậu, điều kiện
tự nhiên của địa phương để phát triển thành vùng chuyên canh. Từ đó, nhiều sản
phẩm nông nghiệp của huyện đã có thương hiệu trên thị trường như: Gạo bao thai
Chợ Đồn, chè Shan Tuyết Bằng Phúc, quýt...
Để xây dựng thương hiệu cho nhiều sản phẩm nông nghiệp, địa phương đã xây
dựng, phát triển dự án cho từng sản phẩm với chương trình và giải pháp cụ thể như:
Dự án Xây dựng mô hình trồng và thâm canh chè Shan Tuyết theo hướng tập trung
tại huyện Chợ Đồn. Dự án nhằm hình thành vùng chè có năng suất, chất lượng cao,
tạo ra sản phẩm hàng hoá đặc sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển
kinh tế cho vùng dự án. Cùng với chè Shan Tuyết, gạo Bao thai Chợ Đồn hiện cũng
đã có thương hiệu trên thị trường. Giống lúa này cho năng suất cao hơn các giống lúa
bao thai thông thường, có độ dẻo, thơm quyến rũ ngay cả khi đã được chế biến thành,
bún, bánh phở, bánh cuốn. Với sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu, mở rộng của chính
quyền và ngành chức năng, đến nay, sản phẩm Gạo Bao thai Chợ Đồn đã được Cục

Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu
tập thể. Hiện tại, UBND huyện đã thực hiện dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu
tập thể Gạo Bao thai Chợ Đồn”.
Bên cạnh chè Shan Tuyết, gạo Bao Thai, huyện Chợ Đồn cũng có điều kiện khí
hậu, đất đai rất phù hợp để phát triển cây hồng không hạt - sản phẩm đã được cấp Chỉ
dẫn địa lý. Hiện nay, diện tích hồng không hạt được tập trung trồng nhiều tại các xã
Quảng Bạch, Đồng Lạc, Ngọc Phái...
Theo đồng chí Triệu Huy Chung- Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn cho
biết: Mặc dù đã xây dựng được nhiều thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp trên địa
bàn huyện Chợ Đồn như: Gạo bao thai Chợ Đồn, chè Shan Tuyết, quýt... Tuy nhiên,
nhiều sản phẩm nông nghiệp này có sức tiêu thụ ra thị trường chưa lớn, sức cạnh
tranh với nhiều sản phẩm cùng loại chưa cao. Điều này có thể lý giải là do nhiều sản
phẩm nông nghiệp của huyện chưa tạo được niềm tin về chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, khả năng quảng bá, giới
thiệu sản phẩm cũng còn những hạn chế... nên nhiều sản phẩm nông nghiệp của
huyện Chợ Đồn mặc dù có chất lượng tốt nhưng thị trường vẫn đón nhận một cách
cầm chừng.
- 10 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

Theo lãnh đạo huyện, hiện địa phương đang thực hiện nhiều giải pháp để giải
quyết song song hai vấn đề trọng tâm trong xây dựng và phát triển thương hiệu cho
sản phẩm nông nghiệp tại huyện Chợ Đồn. Đó là tiếp tục xây dựng thương hiệu cho
các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương; xây dựng niềm tin cho người
tiêu dùng về chất lượng và nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm. Cùng với đó là tìm thị
trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm.
Thương hiệu được xây dựng từ các mặt hàng nông sản của địa phương cũng là
các sản phẩm hàng hóa và do vậy cũng chịu ảnh hưởng bởi các quy luật cạnh tranh.

Muốn tồn tại và phát triển được thì hàng hóa đặc sản địa phương cần phải được tạo
lập, bảo tồn và nâng cao giá trị cạnh tranh. Do đó, thương hiệu phải được đảm bảo
bằng chất lượng của sản phẩm, sự cam kết của người sản xuất, kinh doanh đối với
người tiêu dùng về uy tín, chất lượng, độ an toàn của sản phẩm...
Và để giải quyết ổn thỏa bài toán đầu ra cho các mặt hàng nông sản của người
dân, địa phương đã cố gắng tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người dân (sản xuất) với
doanh nghiệp thương mại/thương lái, chính quyền địa phương và các tổ chức. Tạo
điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp đến ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm
cho người dân. Như việc thực hiện việc thu mua, quảng bá rồi đóng gói sản phẩm gạo
bao thai của Chợ Đồn bán ra thị trường; việc phát triển mạnh hơn nữa sản phẩm chè
Shan Tuyết và các sản phẩm nông nghiệp khác. Từ đó, việc triển khai tiêu thụ đặc sản
địa phương mới ổn định, giúp người nông dân an tâm sản xuất...
Chợ Đồn là địa phương có lợi thế trong sản xuất nông lâm nghiệp với nhiều sản
phẩm nông nghiệp đã có tiếng trên thị trường. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục
dành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức quan tâm,
mong muốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp của địa phương để xây dựng
thương hiệu và nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp của địa phương
b.Lâm nghiệp:
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của huyện có 64.731,22 ha đất lâm nghiệp,
chiếm 71,04% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng sản xuất có
47.444,31 ha, chiếm 52,07 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, rừng phòng hộ có
15.498.91 ha, chiếm 17,01% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, rừng đặc dụng có
1.788,00 ha chiếm 1,96% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích rừng của
huyện Chợ Đồn khá nhiều, độ che phủ đạt trên 57%, phân bố trên tất cả các xã, thị
trấn. Tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, Keo, Mỡ và một số
loại gỗ quý hiếm.
Về chất lượng, một phần diện tích rừng ở Chợ Đồn hiện nay thuộc loại rừng
non tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất
đốt. Tài nguyên rừng đang bị xuống cấp về chất lượng, phẩm chất cây cũng như tỷ lệ
các cây gỗ có giá trị cao ít (rừng nguyên sinh còn rất ít, hiện tại chủ yếu là còn rừng

non, rừng tái sinh và rừng nghèo). Rừng giàu với các loại gỗ quý có giá trị kinh tế
- 11 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

cao như lát, nghiến, táu, đinh... tập trung ở một số địa bàn khu vực hiểm trở. Động
vật rừng trước đây rất phong phú gồm nhiều loại chim, thú quý như Voọc đen má
trắng, lợn rừng, hươu xạ, cầy vằn bắc, hoẵng, vạc hoa, ô rô vảy, rùa sa nhân và báo
lửa... nhưng do diện tích rừng bị giảm mạnh trong những thập niên qua và nạn săn
bắn trái phép nên hầu hết các loài thú cũng suy giảm theo.
Để phát triển được quỹ rừng, được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và các tổ chức
quốc tế, huyện Chợ Đồn đã tiến hành nhiều chương trình, dự án, trong đó có các
chương trình 135, 134, dự án 327, dự án PAM 5322, dự án hợp tác Lâm nghiệp Việt
Nam – Hà Lan, dự án 661, dự án 147, định canh định cư, đầu tư cơ sở hạ tầng nông
thôn.... kết quả, độ che phủ đã được tăng lên hơn 57% năm 2010.
Rừng là tài nguyên, là lợi thế tuyệt đối của huyện Chợ Đồn, khai thác hợp lý rừng
sẽ không chỉ là nguồn nguyên liệu nhằm phát triển công nghiệp chế biến cho thị
trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mà còn là nền tảng vững chắc cho giai đoạn
phát triển bền vững sau này. Những năm qua, huyện đã đầu tư nhiều cho công tác
quản lý, phát triển và khai thác tài nguyên rừng, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập. Để
khắc phục, ngoài các biện pháp hành chính, cần quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác
quy hoạch, lồng ghép các chương trình nhằm vừa phát triển, khai thác tốt các nguồn
lợi rừng vừa nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo các điều kiện phát triển bền vững
cả về tăng trưởng, xã hội và môi trường trong tương lai.
c.Ngư nghiệp:
Hiện huyện Chợ Đồn vẫn chưa phát triển chăn nuôi cá theo mô hình trang trại, chỉ
chăn nuôi nhỏ lẻ nên giá trị kinh tế không cao. Một phần cũng do mặt bằng không có
nhiều.
Trước thực trạng đó, Huyện Chợ Đồn đã xây dựng Đề án “khuyến khích, hỗ trợ

phát triển chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại giai đoạn 2016- 2020”. Theo đó,
khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, vốn và áp dụng khoa học công
nghệ mới vào sản xuất trên cơ sở bảo vệ tốt môi trường nhằm đẩy mạnh phát triển
sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời từng bước
làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tiến tới một nền sản xuất nông nghiệp
hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường.
1.3.2.2.2.Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp .
Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc
Kạn (Chợ Đồn và Ngân Sơn – Na Rì). Những khoáng sản có tiềm năng hơn cả là sắt,
chì, kẽm và vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn. Những mỏ đã được thăm dò và có trữ
lượng lớn là mỏ Bằng Lũng khoảng 5.032 nghìn tấn có hàm lượng Pb 3,71 - 4,61%
và Zn 1,31 - 1,60% với quặng ôxít và Pb 5,51 - 9,5% Zn 3,33 – 4,25% với quặng
sunphua, mỏ Chợ Điền thuộc xã Bản Thi khoảng 10 triệu tấn với hàm lượng 3-24%
- 12 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

(Pb+Zn). Nhóm phi kim loại theo đánh giá sơ bộ huyện có nhiều núi đá vôi, đất sét,
đá hoa cương... Tại vùng Bản Khắt ( xã Quảng Bạch) có khoảng 200 triệu m 3 chiếm
gần 70% trữ lượng đá vôi của tỉnh, thôn Phiêng Liềng ( xã Ngọc Phái) triệu 32 m 3,
Bản Nà Lược 21 triệu m3, đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất vật liệu xây
dựng. Ngoài ra, Chợ Đồn còn có các loại khoáng sản khác, nhưng trữ lượng không
nhiều.
Đây là những lợi thế lớn để Chợ Đồn có thể phát triển các ngành công nghiệp
khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng, từng bước tích luỹ và xây dựng các
ngành công nghiệp khác sau này.
1.3.2.2.3.Thương nghiệp, dịch vụ.

Hiện nay thương nghiệp và các dịch vụ của huyện Chợ Đồn đang rất phát triển
do nhu cầu của người dân tăng lên, cũng do huyện có nhiều nghành công nghiệp phát
triển. Do huyện nằm trên tuyến đường du lịch nên cũng có nhiều dịch vụ phát triển
theo.
1.3.3.Đặc điểm mạng lưới giao thông.
Chợ Đồn là một huyện miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Kạn, phía
Bắc giáp huyện Ba Bể; phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên; phía
Đông giáp huyện Bạch Thông; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Hiện tại mượng lưới
giao thông của huyện vẫn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt tuyến đường ĐT254 kết
nối với tỉnh Thái Nguyên với hồ Ba Bể chỉ là đường cấp V miền núi, được đầu tư xây
dựng đã lâu, hiện tại đã xuống cấp. Tuyến đường nối với Tuyên Quang hiện tại cũng
đã xuống cấp chầm trọng. Tuyến đường nối với thành phố Bắc Kạn đã được đầu tư
nâng cấp lên đường cấp IV miền núi.
1.3.4 Vật liệu xây dựng: loại vật liệu xây dụng, vị trí, trữ lượng và đặc trưng cơ
lý của vật liệu.
Trong vùng tuyến đi qua có một số mỏ vật liệu dùng để xây dựng công trình giao
thông như sau:
- Sắt thép, xi măng xây dựng công trình phải do các nhà máy trung ương sản xuất
( Cát đổ bê tông lấy tại xã Bình Trung).
- Đá các loại lấy tại mỏ đá Lủng Váng - thị trấn Bằng Lũng – Huyện Chợ Đồn.
- Bê tông nhựa lấy tại Mỏ Suối Viền thị xã Bắc Kạn.
- Mỏ đất đắp tận dụng từ đất đào và sản xuất tại các mỏ dọc tuyến .
- Tranh, tre, nứa, lá làm lán trại, gỗ làm ván khuôn và các vật liệu khác mua tại địa
phương.
1.4.Điều kiện tự nhiên tại vị trí xây dựng cầu
1.4.1.Đặc điểm địa hình.
Khu vực cầu Km17+356.92m có địa hình bên phải tuyến là đồi thấp và ruộng ngô,
bên trái tuyến là ruộng lúa xen lẫn ruộng ngô một vài nhà dân sinh sống. Tim tuyến
đường nằm trên đoạn tuyến mới hoàn toàn và cắt qua suối cách tim cầu cũ khoảng
- 13 -



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

30m. Vị trí xây dựng cầu cắt qua suối có nước chảy thường xuyên, đường phân thủy
đi qua các đỉnh có độ cao từ 200 - 300m.
1.4.2.Đặc điểm địa chất.
Tại vị trí xây dựng công trình cầu tiến hành khoan 2 lỗ. Qua kết quả khoan thăm
dò địa chất khu vực cầu cho thấy địa tầng lớp đất phân bố từ trên xuống dưới tại
khu vực cầu như sau:
Lỗ khoan 01-M1:
- Lớp 1: Đá xây lẫn đất màu xám, có chiều dày 0.7m.
- Lớp 2: Đất màu vàng lẫn dăm sạn, có chiều dày 7.2m.
- Lớp 3: Diệp thạch phong hóa nặng, có chiều dày 5.9m.
- Lớp 4: Diệp thạch phong hóa vừa lẫn ít đá màu trắng, có chiều dày 8.2m.
- Lớp 5: Đá phong hóa vừa kẹp đá trắng nứt nẻ, có chiều dày 5.5m.
Lỗ khoan 02-M2:
- Lớp 1: Đất hữu cơ lẫn đá sỏi có chiều dày 0.6m.
- Lớp 2: Đất màu vàng lẫn dăm sạn có chiều dày 5.8 m.
- Lớp 3: Diệp thạch phong hóa vừa màu vàng nhạt, có chiều dày 4.7m.
- Lớp 4: Diệp thạch phong hóa vừa lẫn ít đá màu trắng, có chiều dày 12.7m.
- Lớp 5: Đá phong hóa vừa kẹp đá trắng nứt nẻ, có chiều dày 4.8m.
1.4.3. Đặc điểm thủy lực thủy văn.
Về điều kiện thuỷ văn, do tuyến nằm ở vùng đồi núi địa hình bị chia cắt mạnh bởi
các dãy núi lớn, nên ảnh hưởng của nước mặt ngoài nước mưa còn chịu ảnh hưởng
tác động thường xuyên của các dòng chảy. Cầu Bản Thít cắt qua khe được hình
thành từ các dãy núi cao.

- 14 -



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

1.5. Quy mô công trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.
1.5.1.Quy trình thiết kế:
Bảng 1.2. Quy trình thiết kế.
Thiết kế
1

Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô

TCVN 4054 - 2005

2

Quy trình thiết kế áo đường mềm

22TCN 211 - 06

3

Quy trình thiết kế áo đường cứng

22TCN 223-95

4

Tiêu chuẩn thiết kế cầu

5


Quy trình thiết kế cầu, cống theo trạng thái giới
22TCN 18 - 79
hạn

6

Quy trình thiết lập tổ chức xây dựng và thiết kế
TCVN 4252-88
thi công

7

Móng cọc- Tiêu chuẩn thiết kế

TCXD205 - 1998

8

Neo bê tông dự ứng lực T13,T15,D13,D15

22TCN 276 - 2000

9

Gối cầu cao su cốt thép bản

AASHTO M251 - 92

10


Tiêu chuẩn khe co giãn cao su

11

Tính toán đặc trưng dòng chảy lũ
Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô (phần nút giao
thông)

12
13

22 CN 272-05

AASHTO M297 AASHTO M183 - 96
22TCN220 - 95

96

22 CN 273 - 01

Điều lệ báo hiệu đường bộ

41TCVN-2016

14

Phương pháp tính khối lượng đào đắp nền đường

Phương pháp tính diện tích

mặt cắt ngang trung bình
khoảng cách giữa các mặt
cắt ngang tính theo tim
đường

15

Quy trình thiết kế công trình phụ trợ công trình
22TCN 200 - 1989
cầu

1.5.2.Các thông số kỹ thuật:.
a/Quy mô công trình
- Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT, BTCTDƯL, L=24m
- Tần suất thiết kế P = 4 
b/ Tải träng thiết kế
- Tải trọng thiết kế HL93, người 3KN/m2
c/Khổ cầu
- Bề rộng toàn cầu B = 0,5+8,0+0,5 = 9m
- 15 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

d/ độ dốc dọc cầu: I=0%
f/ Cấp địa chấn
- Động đất cấp VI
g/Khổ thông thuyền:
- Sông không thông thuyền, có cây trôi
1.5.3.Giải pháp thiết kế:.

*Tổng thể: Thiết kế làm cầu mới trên đoạn cải tuyến, tim cầu mới cách tim cầu
cũ 13.5m về phía hạ lưu.
*Phạm vi thiết kế: Từ Km17+328.87m – Km17+384.97m.
*Kết cấu phần trên :
- Chiều dài toàn cầu 36.10m(tính đến hết đuôi 2 mố).
- Sơ đồ kết cấu nhịp; 1x24m.
Kết cấu nhịp sử dụng 4 dầm BTCT DƯL L=24m, H=1.45m, tiết diện chữ I
khoảng cách giữa các tim dầm a= 2.30m. BTCT 40Mpa.
- Dầm ngang BTCT 30Mpa.
- Bản mặt cầu BTCT 30Mpa dày 20cm.
- Khe co giãn cao su tổng hợp KT(1800x264x40)mm, (1300x264x40)mm vật
liệu nhập ngoại.
- Gối cầu cao su bản thép KT(450x350x50)mm.
- Gờ lan can BTCT 25Mpa, tay vịn ống thép mạ kẽm, bản quá độ BTCT
25Mpa..
- Lớp phủ mặt cầu Bê tông Asphalt dày 7cm, lớp phòng nước dày 0,4cm.
*Kết cấu phần dưới :
- Móng mố BTCT 20Mpa.
- Thân mố BTCT 25Mpa.
- Tường đỉnh mố BTCT 25Mpa.
- Tường cánh mố BTCT 25Mpa.
- Đệm móng mố VXM 10Mpa dày 10cm.
- Gia cố tứ nón đường 2 đầu cầu bằng đá hộc xây VXM 10Mpa
*Đường 2 đầu cầu:
Đường 2 đầu cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi(có
châm trước) với Vtk=40km/h(châm trước 30Km/h) với bề rộng nền đường B nền
=7.5m,bề rộng mặt đường Bm=2x2.75m, gia cố lề đường 2x0.5m, lề đường 2x0.5m.
Mở rộng nền đường 0.5m mỗi bên sau mố trên đoạn 10m, vuốt nối đường sau 15m
về chiều rộng nền đường thông thường, ốp mái taluy nền đường.
*Đường tránh:

Do cầu mới xây dựng cánh cầu cũ 30m nên không ảnh hưởng đến cầu cũ. Tận
dụng cầu cũ làm đường tránh đảm bảo giao thông.
*An toàn giao thông: Điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41: 2016/BGTVT
- 16 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

- Đường 2 đầu cầu thiết kế hộ lan tôn lượn sóng.
- Cắm biển tên cầu.
1.5.4.Phương án vị trí cầu
- Chọn phương án cầu mới không trùng với vị trí cầu cũ.
- Phương án 1: Kết cấu gồm 1 nhịp cầu dầm I bê tông cốt thép DƯL căng sau
được chế tạo tại chỗ và bản mặt cầu đổ tại chỗ. Mặt cắt ngang có 4 dầm chữ I với
khoảng cách dầm là 2300 mm được liên kết với nhau bằng bản mặt cầu và hệ thống
dầm ngang.
- Phương án 2: Kết cấu gồm 1 nhịp dầm liên hợp thép bản BTCT. Kết cấu nhịp
cầu dầm liên hợp thép bản BTCT. Mặt cắt ngang có 4 dầm thép I, khoảng cách giữa
các dầm là 2300 mm được liên kết với nhau bằng hệ thống dầm ngang, liên kết dọc,
liên kết ngang, neo và bản mặt cầu
- Thiết kế làm cầu mới trên đoạn cải tuyến, tim cầu mới cách tim cầu cũ 30m về
phía hạ lưu.
1.5.5.Giải pháp và kết quả thiết kế.
Yêu cầu và thiết kế tổ chức thi công:
- Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông;
- Đáp ứng các yêu cầu khai thác chủ yếu như; độ bền, dễ kiểm tra, thuận tiện duy
tu, đảm bảo độ cứng, xét đến khả năng mở rộng cầu trong tương lai..
- Kết cấu cầu phù hợp với trình độ và năng lực thi công hiện tại.
- Đảm bảo tính thông thoáng và thẩm mỹ cao.
- Các yếu tố tuyến trên mặt bằng phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật tương ứng

với vận tốc thiết kế.
- Mặt bằng tuyến phù hợp với các quy hoạch hai bên đường và các dự án khác có
liên quan.
- Tuyến phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật và hạn chế tới mức thấp nhất khối
lượng xây dựng và giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo an toàn và
êm thuận tới mức tối đa cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.
- Phối hợp hài hoà giữa các yếu tố: bình đồ- trắc dọc - trắc ngang - cảnh quan.
- Hạn chế ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thi công như độ rung và
tiếng ồn.
- Đảm bảo tính kinh tế.
a. Kết cấu phần trên:
- Cầu gồm 4 nhịp dầm BTCT ƯSS, mặt cắt chữ I, nhịp giản đơn. Mặt cắt ngang bố
trí 4 dầm, cự ly dầm a=2.3m, chiều cao dầm 1,45m, lớp bê tông bản mặt cầu dày
20cm. Chiều dài toàn cầu Ltc= 36.10m
- Dốc ngang cầu 2% được tạo bằng dốc ngang xà mũ.
- Lớp phủ mặt cầu gồm 2 lớp :
+ Lớp trên cùng bằng bê tông asphalt hạt trung 7 cm
- 17 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

+ Lớp giữa là lớp phòng nớc dày 1 cm
- Gối cầu gối cao su cốt bản thép nhập ngoại .
- Khe co giãn cao su nhập ngoại .
- Gờ lan can bằng BTCT loại C25 , f’c= 25MPa đổ tại chỗ . Lan can bằng thép mạ
kẽm nhúng nóng.
b. Kết cấu phần dưới:
+ Mố cầu bằng BTCT loại C30, f'c=30MPa đổ tại chỗ,móng mố là móng nông
bằng BTCT loại C40,f'c=40MPa.

c. Đường hai đầu cầu:
- Đường hai đầu cầu theo tiêu chuẩn cấp IV đường miền núi, Bn=7,5m, Bm=
5,5m gia cố lề 2x0.5m = 1m.
Kết cấu mặt đờng: Lớp BTN hạt trung dày 7cm, cấp phối đá dăm loại I dày 15cm,
cấp phối đá dăm loại II dày 26cm, Lớp K98 dày 50cm.
1.5.6. Biện pháp tổ chức thi công.
1.5.6.1Thi công kết cấu phần dưới.
a. Thi công mố M1
Bước 1 : Chuẩn bị mặt bằng
Xác định vị trí thi công mố M1.
Tạo mặt bằng thi công ở cao độ 88.96m
Bước 2 : Thi công cọc ván thép
Dùng búa rung hoặc máy xúc rung hạ cọc ván thép L=4m đến cao độ 89.42m
Bước 3 : Thi công hố móng và đổ bê tông bệ mố.
Sau khi đóng cọc ván thép xong.
Tiến hành đào hố móng trong phạm vi cọc ván thép đến cao độ 85.86m.
Bơm nước hố móng, vệ sinh hố móng đổ bê tông lót móng.
Định vị chính xác tim bệ mố, lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép, văng chống.
Chuẩn bị bê tông, các thiết bị đầm .
Đổ bê tông bệ mố bằng máy bơm bê tông cho đến cao độ 87.96m.
Bảo dưỡng bê tông.
Tháo dỡ hệ đà giáo ván khuôn bệ mố khi bê tông đạt cường độ yêu cầu.
Bước 4: Đổ bê tông thân, tường đỉnh, tường cánh mố
Sau khi bê tông bệ mố đạt cường độ tiến hành thi công các hạng mục tiếp theo.
Lấp đất xung quanh hố móng và đầm chặt đến cao độ 87.96m.
Tạo nhám và vệ sinh mố nối.
Lắp dựng đà giáo thi công.
Lắp dựng ván khuôn, cốt thép tường mố, văng chống.
Mặt trong ván khuôn được quét phụ gia chống dính và tạo mỹ quan.
Đổ bê tông thân, tường cánh mố.

Lắp dựng ván khuôn, cốt thép tường đỉnh mố.
- 18 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

Đổ bê tông tường đỉnh.
Bảo dưỡng bê tông theo quy định.
Bước 5 : Hoàn thiện mố
Bảo dưỡng bê tông mố tháo dỡ đà giáo ván khuôn khi bê tông đạt cường độ yêu
cầu.
Xây chân khay tứ nón.
Hoàn thiện mố.
Lấp đất hố móng, thanh thải mặt bằng.
b. Thi công mố M2
Bước 1 : Chuẩn bị mặt bằng
Xác định vị trí thi công mố M2.
Tạo mặt bằng thi công ở cao độ 92.13m
Bước 2 : Thi công cọc ván thép
Dùng bua rung hoặc máy xúc rung hạ cọc ván thép L=4m đến cao độ 90.02m.
Bước 3 : Thi công hố móng và đổ bê tông bệ mố.
Sau khi đóng cọc ván thép xong.
Tiến hành đào hố móng trong phạm vi cọc ván thép đến cao độ 87.36m.
Bơm nước hố móng, vệ sinh hố móng đổ bê tông lót móng.
Định vị chính xác tim bệ mố, lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép, văng chống.
Chuẩn bị bê tông, các thiết bị đầm .
Đổ bê tông bệ mố bằng máy bơm bê tông cho đến cao độ 89.46m.
Bảo dưỡng bê tông.
Tháo dỡ hệ đà giáo ván khuôn bệ mố khi bê tông đạt cường độ yêu cầu.
Bước 4: Đổ bê tông thân, tường đỉnh, tường cánh mố

Sau khi bê tông bệ mố đạt cường độ tiến hành thi công các hạng mục tiếp theo.
Lấp đất xung quanh hố móng và đầm chặt đến cao độ 89.46m.
Tạo nhám và vệ sinh mố nối.
Lắp dựng đà giáo thi công.
Lắp dựng ván khuôn, cốt thép tường mố, văng chống.
Mặt trong ván khuôn được quét phụ gia chống dính và tạo mỹ quan.
Đổ bê tông thân, tường cánh mố.
Lắp dựng ván khuôn, cốt thép tường đỉnh mố.
Đổ bê tông tường đỉnh.
Bảo dưỡng bê tông theo quy định.
Bước 5 : Hoàn thiện mố
Bảo dưỡng bê tông mố tháo dỡ đà giáo ván khuôn khi bê tông đạt cường độ yêu
cầu.
Xây chân khay tứ nón.
Hoàn thiện mố.
- 19 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

Lấp đất hố móng, thanh thải mặt bằng.
1.5.6.2. Thi công kết cấu nhịp.
- Dùng máy ủi san lấp dọn mặt bằng tạo bãi đúc dầm.
- Rải lớp móng đá dăm, lắp dựng hệ tà vẹt.
- Lắp dựng ván khuôn đáy dầm.
- Lắp dựng cốt thép thường, ống gen và ván khuôn dầm. Đổ bê tông dầm.
- Luồn cốt thép cường độ cao, khi bê tông đạt >90% cường độ thiết kế tiến hành
căng kéo cáp dự ứng lực.
Bước 1 :
- Lắp đặt đường chạy đưa cẩu TBLZ ra vị trí.

- Lao cẩu LTBZ ra vị trí .
- Lắp đặt đường goòng để vận chuyển dầm.
- Lao dầm.
Bước 2 :
- Lắp đặt thêm đường goòng trên nhịp
- Vận chuyển dầm và lắp dầm.
Bước 3 :
- Lắp đặt cốt thép bản mặt cầu, đổ bản bê tông mặt cầu.
- Lắp đặt lan can, lớp phủ mặt cầu, ống thoát nước,...
- Hoàn thiện cầu.
- Thi công mặt cầu và hoàn thiện.
1.5.6.3 Thi công đường hai đầu cầu
- Đắp đất sau mố theo từng lớp.
- Đắp đất hai bên cầu và thi công lớp móng CPĐD, lớp mặt đường BTN.
1.6.Các yêu cầu đối với vật liệu
Vật liệu dùng cho thi công phải đảm bảo cường độ, kích thước, và các yêu cầu
khác theo quy định của quy trình thi công và nghiệm thu các công trình giao thông.
Riêng xi măng dùng xi măng Trung ương. Thép dùng cho xây dựng phải đủ kích
thước, cường độ theo tiêu chuẩn hiện hành, khi thi công xong các lưới cốt thép phải
được nghiệm thu, kiểm tra xong mới được thi công các bước tiếp theo. Bê tông dùng
trong xây dựng phải đảm bảo cường độ theo yêu cầu, phải được kiểm tra chặt chẽ từ
khâu pha trộn đến khi thi công. Khi trộn bê tông phải trộn bằng máy và đầm bằng
máy, mỗi một mẻ trộn phải được đúc mẫu để kiểm tra cường độ.
1.7. Giải phóng mặt bằng và tác động môi trường.
1.7.1. Giải phóng mặt bằng.
Đơn giá đền bù về đất, tài sản và hoa mầu đươc lấy theo đơn giá của UBND tỉnh
Bắc Kạn ban hành theo thời điểm thống kê GPMB công trình.

- 20 -



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

1.7.2. Tác động môi trường.
a. Đánh giá tác động môi trường:
Từ khi bắt đầu tiến hành xây dựng cho đến khi hoàn thành và đưa công trình vào
sử dụng, môi trường khu vực công trình sẽ phần nào bị những tác động tích cực và
tiêu cực bởi sự hiện diện của công trình.
Công tác đánh giá tác động môi trường được thực hiện nhằm xác định sự biến
đổi của môi trường do tác động của công trình. Tác động đó được đánh giá thông qua
các yếu tố chủ yếu sau:
- Không khí;
- Nước;
- Tiếng ồn;
- Đất;
- Hệ sinh thái;
- Đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương;
Trên cơ sở đánh giá tác động môi trường sẽ đề ra các giải pháp khắc phục nhằm
hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với môi trường.
b. Các giải pháp xử lý:
Hạn chế phát quang lớp phủ thực vật,trồng lại cây và phục hồi nhanh chóng thảm
thực vật tại những vùng đất đã bóc lớp phủ thực vật.
Trồng cây tại những vùng đất lộ và tại các mái dốc nhằm làm giảm nguy cơ sạt lở
và giữ ổn định mái dốc. Trồng cỏ mái ta luy phải được lựa chọn có khả năng tạo ra
liên kết bề mặt như là một lớp áo giáp chống xói lở và bào mòn.
Thiết kế hệ thống thoát nước phù hợp, lựa chọn thời kỳ thi công tốt nhất (tránh
thời kỳ mùa mưa) để hạn chế nguy hiểm do xói lở; tạo chỗ thích hợp chứa lớp đất
hữu cơ và sử dụng lại chúng sau này.
Môi trường nước:
Thay đổi chế độ thuỷ văn nước mặt : Dòng chảy tự nhiên của nước mặt có thể bị

thay đổi do việc tập trung các dòng chảy vào những vị trí xác định làm cho tốc độ
dòng chảy tăng gây ra xói lở đất và bùn hoá dòng nước.
Thay đổi mực nước ngầm: Sự xuất hiện nền đường đào làm hạ mực nước ngầm
trong đất. Nền đường đắp làm cản trở lượng nước mặt dẫn đến tăng mực nước ngầm
trong đất.
Thay đổi chất lượng nước: Có nhiều chất thải trong quá trình thi công và sử dụng
ảnh hưởng đến môi trường nước.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:
Thiết kế các công trình thoát nước có khẩu độ thích hợp, đặt đúng vị trí.
Không chọn vị trí đặt vật liệu, sản xuất vật liệu ở gần nơi lấy nước uống.
Đổ đất, đá thừa, đất, đá thải, đất hữu cơ đúng nơi quy định, cách xa các nguồn
nước, dòng nước tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
- 21 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

Môi trường không khí:
Trong các hoạt động thi công san lấp đất mặt bằng công trình và các hạng mục
xây dựng khác ít nhiều cũng phát sinh bụi là nguồn gây ô nhiễm không khí, khí thải
từ các thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công thi công cũng là nguồn gây ô
nhiễm không khí.
Các mỏ khai thác vật liệu như mỏ đá, mỏ đất, là những nguồn phát sinh khí thải
độc hại và gây bụi.
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:
Vận chuyển vật liệu đến công trường phải có bạt che chắn, xe chở đất, đá phải
tưới ẩm chống bụi, tưới ẩm chống bụi các mỏ khai thác vật liệu đá, đất.
Đối với công nhân làm việc phải dùng khẩu trang và kính phòng hộ bảo vệ mắt.
Tưới nước trên công trường, tạo vành đai cây xanh chống bụi.
Tiếng ồn và rung:

Tiếng ồn và rung trong quá trình thi công phát sinh từ các thiết bị thi công như
máy đầm, máy trộn bê tông,từ các phương tiện thi công như máy lu, máy đào, xe tải
và các máy móc khác như máy phát điện, máy bơm, máy khoan vv...
Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:
Trong quá trình thi công, giới hạn tiếng ồn bằng cách sử dụng các phương tiện,
thiết bị hoàn thiện đủ tiêu chuẩn.
Bố trí vị trí đặt các thiết bị, trạm trộn, sản xuất vật liệu, máy móc thi công xa khu
dân cư. Đơn vị thi công bố trí lịch thi công nhằm hạn chế số giờ thi công vào ban
đêm.
1.8.Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.
Dự án sau khi hoàn thiện, nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khu vực
nông thôn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân trong huyện, ổn định về chính trị trật tự an ninh xã hội, củng cố thế trận
quốc phòng toàn dân, củng cố lòng tin cho nhân dân gắn bó với quê hương.
Mặt khác, để tạo niềm tin cho nhân dân tin tưởng vào chính sách của Đảng, đảm
bảo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em
trong vùng thì việc đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn là hết sức cần thiết. Thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, cải
thiện và nâng cao chất lượng sống cho nhân dân các dân tộc trong huyện, góp phần
trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự
cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường
nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu ở
nông thôn phải được xem như một giải pháp hữu hiệu, là con đường để cho đồng bào
vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xóa đói
giảm nghèo. Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của Hồ Chủ Tịch “ Giúp đỡ người
- 22 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU


vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu vươn lên giàu thêm”. Thực hiện thành
công chương trình xóa đói giảm nghèo tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa không
chỉ đem lại ý nghĩa về kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho đồng bào ổn định
cuộc sống lâu dài, mà xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền
tảng, là cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển 1 nền kinh tế bền vững, góp phần vào
sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã
hội. Xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khỏe đồng
bào, giúp đồng bào có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hòa nhập vào cuộc
sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm khoảng
cách trống ngăn cách giữa người giàu với nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin bản
thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước.
1.9.Kiến nghị :
Do đây là tuyến đường nối tỉnh Thái Nguyên với huyện Chợ Đồn và đi Tuyên
Quang, đặc biệt hơn nữa là con đường nối với khu du lịch hồ Ba Bể và khu ATK của
huyện. Chính vì vậy đây là con đường hết sức quan trọng để phát triển kinh tế, phát
triển du lịch. Nhưng hiện nay con đường này đã xuống cấp trầm trọng do xây dựng
đã lâu và lưu lượng xe tải lớn. Vì lý do trên mà các cấp, các nghành có liên quan sớm
xem xét bố trí nguồn vốn để đưa vào triển khai, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân
dân trong huyện nói chung, trong tỉnh nói riêng.

- 23 -


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU

Chương 2
THIẾT KẾ CƠ SƠ
Thiết kế cơ sở: là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây
dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được

các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng,
là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
* Dựa vào tình hình đặc điểm thủy văn, đặc điểm địa chất nêu ở trên. Chúng ta có thể
đưa ra 2 phương án sơ bộ sau:
+ Phương án sơ bộ 1: Cầu dầm bê tông cốt thép dự ưng lực mặt cắt ngang chữ I
+ Phương án sơ bộ 2: Cầu dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép.
2.1.Phương án sơ bộ 1:cầu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực mặt cắt chữ I.
2.1.1.Bố trí chung phương án.
C

97.76

97.04

a

B

D

97.04

97.04

97.04

97.04

97.04 97.76
97.16


97.06

95.24

95.01

95.01

m2

90.36
89.76

89.46

89.16

88.56
90.02

87.96
87.46
86.71

85.96

85.32

80.81


72.62

C

a

B

D

72.61

67.82

67.11

11

12

13

14 15

16

17

18


19

20

21

22

m1

23

m2

Hình 2.1. Bố trí chung cầu PASB 1.
- Cầu BTCT
-Chiều dài toàn cầu tính đến 2 đuôi sâu mố là L=36,10m.
- Dốc ngang cầu 2%
- 24 -

24

25

H4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CẦU


2.1.2.Cấu tạo các hạng mục
a.Cấu tạo kết cấu phần trên
Cấu tạo hệ mặt cầu
- Cầu gồm 1 nhịp dầm BTCT DƯL, mặt cắt chữ I, nhịp giản đơn. Mặt cắt ngang bố
trí 4 dầm, cự ly dầm a=2.3m, chiều cao dầm 1,45m, lớp bê tông bản mặt cầu dày
20cm. Chiều dài toàn cầu Ltc= 36.10 m
- Dốc ngang cầu 2%.
- Lớp phủ mặt cầu gồm 2 lớp :
+ Lớp trên cùng bằng bê tông asphalt hạt trung 7 cm
+ Lớp giữa là lớp phòng nước dày 1 cm

a

a

Hình 2.2. Mặt cắt ngang mặt cầu PASB 1.
b,Cấu tạo dầm chủ
Các kích thước cơ bản của mặt cắt ngang cầu
- Chọn số dầm chủ
: Nb = 4 dầm.
- Khoảng cách giữa các dầm chủ : S = 230 cm.
- Chiều dài phần cánh hẫng
: Sk = 105 cm
- Bố trí dầm ngang tại các vị trí: Mặt cắt tại gối, mặt cắt L/4 và mặt cắt L/2
- Số dầm ngang trên 1 mặt cắt: ndn = Nb – 1 = 4– 1 = 3 dầm ngang
+ Bề rộng phần xe chạy
: Bxe = 8 (m).
+ Bề rộng lề người đi bộ 2x1,0m  : Ble = 0 (m).
+ Bề rộng chân lan can 2x0,5m  : Bclc = 0.5 (m).
+ Tổng bề rộng cầu

: Bcau = 8 + 2x0.5 = 9.0 m
+ Chiều dày bản bê tông mặt cầu
: hf = 0.2 m
+ Chiều cao chân lan can
: hlc = 0.7 m
+ Chiều cao phần tay vịn
: htv = 0.61 m
+ Độ dốc ngang cầu
: 2%
- 25 -


×