Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI Ở TRẠI TƯ NHÂN HAI KIỆT TẠI GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.13 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ
NHÓM GIỐNG HEO NÁI Ở TRẠI TƯ NHÂN HAI KIỆT TẠI
GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

Họ và tên sinh viên : CHÂU THỊ THANH THÚY
Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2002-2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM
GIỐNG HEO NÁI Ở TRẠI TƯ NHÂN HAI KIỆT TẠI
GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả

CHÂU THỊ THANH THÚY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. VÕ VĂN NINH

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ
-Ban giám hiệu trường ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
-Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y
-Cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức giúp
đỡ em trong suốt thời gian học
-Chân thành ghi ơn
-Thầy VÕ VĂN NINH
-Bác NGUYỄNTHỊ NGỌC SƯƠNG (Chủ trại)
-Bác NGUYỄN QUỐC KIỆT (Chủ trại)
-Đã tận tình chỉ dạy giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn
thành luận văn.
Kính dâng ông, bà, cha, mẹ
-Những người đã sinh thành dưỡng dục, đã tận tụy lo cho con đến ngày hôm
nay, cùng những người thân yêu, giúp đỡ động viên con trong những năm qua.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2007 tại trại Hai Kiệt thị xã
Gò Công tỉnh Tiền Giang. Nội dung của đề tài là “Khảo sát một số chi tiêu sinh sản
của một số nhóm giống heo nái”. Nhằm có biện pháp để cải thiện và nâng cao năng
suất của đàn heo nái tại trại. Kết quả cho thấy:

Kết quả khảo sát trên 64 nái, trung bình của các chi tiêu theo dõi như sau:
Số heo con đẻ ra trung bình của quần thể là: 10,53 con.
Số heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể là: 9,63 con.
Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể là: 13,90
kg.
Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể là:
1,45 kg.
Số heo con cai sữa trung bình của quần thể là: 9,08 con.
Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa trung bình của quần thể là: 63,15 kg.
Trọng lượng bình quân heo con cai sữa trung bình của quần thể là: 6.96 kg.
Trọng lượng nái sau khi sinh 3 ngày trung bình của quần thể là: 192,64 kg.
Trọng lượng nái sau cai sữa trung bình của quần thể là 174,33 kg.
Mức giảm trọng trung bình của quần thể là: 18,31 kg.
Nhóm giống YY chiếm ưu thế về khả năng sinh sản trong điều kiện chăn nuôi
tại trại. Nhìn chung các nái trong trại có khả năng sinh sản tốt.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ......................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................3
2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐANG NUÔI TẠI TRẠI...............................3
2.1.1 Heo Yorkshire ........................................................................................................3
2.1.2 Heo Landrace..........................................................................................................3
2.1.3 Heo lai hai máu Yorkshire và Landrace .................................................................4
2.1.4 Heo lai hai máu Landrace và Yorkshire .................................................................4
2.2 Cơ sở đánh giá khả năng sinh sản ở heo ...................................................................5
2.2.1 Tuổi thành thục .......................................................................................................5
2.2.2 Tuổi phối lần đầu ....................................................................................................5
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu .......................................................................................................6
2.2.4 Tỉ lệ đậu thai ...........................................................................................................6
2.2.5. Thời gian lên giống lại sau cai sữa ........................................................................6
2.2.6 Số con đẻ ra trên ổ ..................................................................................................7
2.2.7 Số con còn sống trên ổ............................................................................................8
2.2.8 Trọng lượng heo con sơ sinh ..................................................................................8
2.2.9 Trọng lượng heo con cai sữa ..................................................................................9
2.2.10 Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa: ..................................................................................9
iv


2.2.11 Số lứa đẻ của nái trên năm ...................................................................................9
2.2.12 Số con cai sữa của nái trên năm .........................................................................10
2.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI ...........10
2.3.1 Ảnh hưởng của di truyền đến khả năng sinh sản của heo nái ..............................10
2.3.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh sản của heo nái ..........................11
2.3.3 Ảnh hưởng của stress đến khả năng sinh sản của heo nái ....................................11
2.3.4 Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của heo nái .....................................13

2.3.5 Ảnh hưởng của gieo tinh nhân tạo........................................................................13
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH...............................................................14
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..............................................14
3.2 GIỚI THIỆU TRẠI HAI KIỆT ...............................................................................14
3.2.1 Vị trí địa lý............................................................................................................14
3.2.2 Nhiệm vụ của trại .................................................................................................14
3.2.3 Cơ cấu đàn ............................................................................................................14
3.2.4 Chuồng trại ...........................................................................................................15
3.3 Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng ...............................................................................15
3.3.1 Công tác giống và phối giống...............................................................................15
3.3.2 Chăm sóc nuôi dưỡng ...........................................................................................15
3.3.3 Thức ăn .................................................................................................................16
3.3.4 Nước uống ............................................................................................................17
3.3.5 Quy trình vệ sinh thú y .........................................................................................17
3.3.6 Quy trình tiêm phòng và tiêm bồi dưỡng .............................................................17
3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ..................................................................................18
3.4.1 Số heo con đẻ ra trên ổ .........................................................................................18
3.4.2 Số heo con đẻ ra còn sống ....................................................................................18
3.4.3 Số heo con để nuôi ...............................................................................................18
3.4.4 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống ......................................................18
3.4.5 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ................................................18
3.4.6 Số heo con cai sữa trên ổ ......................................................................................19
3.4.7 Tỷ lệ heo con cai sữa ............................................................................................19
3.4.8 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa .....................................................................19
v


3.4.9 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ...............................................................19
3.4.10 Số ngày tuổi cai sữa ............................................................................................19
3.4.11 Trọng lượng nái sau khi đẻ 3 ngày .....................................................................19

3.4.12 Trọng lượng nái sau khi cai sữa .........................................................................19
3.4.13 Mức giảm trọng lượng của nái nuôi con khi cai sữa ..........................................19
3.4.14 Tỷ lệ giảm trọng .................................................................................................19
3.5 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ....................................................20
3.5.1 Tại trại...................................................................................................................20
3.5.2 Đối tượng ..............................................................................................................20
3.5.3 Xử lí số liệu ..........................................................................................................20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................21
4.1 SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ .............................................................................21
4.1.1 So sánh theo nhóm giống .....................................................................................21
4.1.2. So sánh theo lứa đẻ ..............................................................................................22
4.2 SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ...................................................................23
4.2.1. So sánh theo nhóm giống ....................................................................................23
4.2.2. So sánh theo lứa đẻ ..............................................................................................24
4.3 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ...........................25
4.3.1. So sánh theo nhóm giống ....................................................................................25
4.3.2. So sánh theo lứa đẻ ..............................................................................................26
4.4 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ....................27
4.4.1. So sánh theo nhóm giống ....................................................................................27
4.4.2. So sánh theo lứa đẻ ..............................................................................................28
4.5. SỐ HEO CON CAI SỮA TRÊN Ổ ........................................................................29
4.5.1. So sánh theo nhóm giống ....................................................................................29
4.5.2. So sánh theo lứa đẻ ..............................................................................................30
4.6 TỶ LỆ HEO CON CAI SỮA ..................................................................................31
4.7 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ................................................32
4.7.1. So sánh theo nhóm giống ....................................................................................32
4.7.2. So sánh theo lứa đẻ ..............................................................................................33
4.8 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA .........................................34
vi



4.8.1. So sánh theo nhóm giống ....................................................................................34
4.8.2. So sánh theo lứa đẻ ..............................................................................................35
4.9 TRỌNG LƯỢNG NÁI 3 NGÀY SAU KHI SINH .................................................36
4.10 TRỌNG LƯỢNG NÁI SAU CAI SỮA ................................................................36
4.11 MỨC GIẢM TRỌNG ...........................................................................................37
4.12 TỶ LỆ GIẢM TRỌNG .........................................................................................38
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................40
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................40
5.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC .....................................................................................................................43

vii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Các giống heo
YY

: giống heo có cha giống Yorkshire, mẹ giống Yorkshire

YL

: giống heo có cha giống Yorkshire, mẹ giống Landrace

LY

: giống heo có cha giống Landrace, mẹ giống Yorkshire


LL

: giống heo có cha giống Landrace, mẹ giống Landrace

Các tham số thống kê
n

: số đơn vị khảo sát

X

: trung bình của nhóm khảo sát

Sd

: độ lệch so với trung bình

Cv

: phần trăm độ lệch so với trung bình

P

: xác suất

Văn bản
ctv

: cộng tác viên


XN

: xí nghiệp

CN

: chăn nuôi

TT

: trung tâm

C.ty

: công ty

N. giống

: nhóm giống

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Khả năng sinh sản của các giống heo nái ở Pháp ...........................................4
Bảng 2.2: Sự tương quan giữa tuổi cai sữa heo con và thời gian lên giống lại của heo
nái sau cai sữa ..........................................................................................................7
Bảng 2.3: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo ..............................................................12
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng các loại cám sử dụng trong trại .............................16

Bảng 4.1a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống ....................................................21
Bảng 4.1b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ .............................................................22
Bảng 4.2a: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ...........................................23
Bảng 4.2b: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ....................................................24
Bảng 4.3a: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ................25
Bảng 4.3b: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .........................26
Bảng 4.4a: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ..........27
Bảng 4.4b: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ...................28
Bảng 4.5a: Số heo con cai sữa trên ổ theo nhóm giống ................................................29
Bảng 4.5b: Số heo con cai sữa trên ổ theo lứa đẻ..........................................................30
Bảng 4.6: Tỷ lệ heo con cai sữa ....................................................................................31
Bảng 4.7a: Trọng lượng toàn ổ heo cai sữa theo nhóm giống.......................................32
Bảng 4.7b: Trọng lượng toàn ổ heo cai sữa theo lứa đẻ ................................................33
Bảng 4.8a: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống ..........................34
Bảng 4.8b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ ...................................35
Bảng 4.9: Trọng lượng nái sau khi sinh 3 ngày.............................................................36
Bảng 4.10: Trọng lượng nái sau cai sữa ........................................................................37
Bảng 4.11: Mức giảm trọng...........................................................................................37
Bảng 4.12: Tỷ lệ giảm trọng ..........................................................................................38

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống................................................21
Biểu đồ 4.1b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ .........................................................22
Biểu đồ 4.2a: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống .......................................23
Biểu đồ 4.2b: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ................................................24
Biểu đồ 4.3a: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ............25

Biểu đồ 4.3b: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .....................26
Biểu đồ 4.4a: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ......27
Biểu đồ 4.4b: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ...............28
Biểu đồ 4.5a: Số heo con cai sữa theo nhóm giống.......................................................30
Biểu đồ 4.5b: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ................................................................31
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ heo con cai sữa ................................................................................32
Biểu đồ 4.7a: Trọng lượng toàn ổ heo cai sữa theo nhóm giống ..................................33
Biểu đồ 4.7b: Trọng lượng toàn ổ heo cai sữa theo lứa đẻ............................................33
Biểu đồ 4.8a: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống......................34
Biểu đồ 4.8b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ ...............................35
Biểu đồ 4.9: Trọng lượng nái sau khi sinh 3 ngày ........................................................36
Biểu đồ 4.10: Trọng lượng nái sau cai sữa ....................................................................37
Biểu đồ 4.11: Mức giảm trọng ......................................................................................38
Biểu đồ 4.12: Tỷ lệ giảm trọng ......................................................................................39

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa hội nhập vào nền kinh tế của
khu vực và thế giới đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng trên mọi
lĩnh vực, trong đó ngành chăn nuôi nói chung và ngành nuôi heo nói riêng đã chiếm
một vị thế khá lớn trong ngành chăn nuôi.
Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa như hiện nay, việc chăn nuôi nhỏ lẻ không là
mục tiêu chung của xã hội, không những thế nó còn có phần hạn chế sự phát triển của
ngành do việc khó kiểm soát được tình hình dịch bệnh, sản phẩm làm ra khó có thể
cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường,… Chăn nuôi với quy mô lớn
đang là một hình thức được coi trọng hiện nay vì nó hạn chế được nhiều mặt của chăn

nuôi nhỏ lẻ.
Một khi đã thực hiện chăn nuôi có quy mô lớn thì việc áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật là điều cần thiết. Việc phát huy có hiệu quả các tiến bộ khoa học này sẽ có tác
dụng lớn đối với năng suất chăn nuôi.
Một trong những tiến bộ khoa học kể trên là công tác giống. Những hiểu biết cơ
bản về công tác giống giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi lên gấp nhiều
lần, lấy ví dụ như: ngày nay việc dùng những giống heo Yorkshire, Landrace, Pietrain,
Duroc đã trở thành điều quen thuộc trong các trại lớn. Điều này đã mang về nguồn lợi
lớn cho trại, từ đó góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi và ứng dụng thêm các tiến bộ
khoa học khác nữa.
Từ những ý tưởng trên, cùng với sự hướng dẫn của thầy Võ Văn Ninh, và sự
giúp đỡ của trại Hai Kiệt chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống heo nái tại trại Hai Kiệt
thị xã Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống
heo nái đang nuôi tại trại, cùng trại đánh giá và đưa ra những quyết định để chọn lọc,
giữ lại những cá thể nái tốt.
1.2.2 Yêu cầu
 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản và so sánh sự khác nhau giữa các nhóm heo
nái.
 Giám định ngoại hình thể chất của một số nhóm giống heo nái.
 Thực hành và rèn luyện các kỹ năng chăn nuôi.

2



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐANG NUÔI TẠI TRẠI
2.1.1 Heo Yorkshire
Heo Yorkshire có nguồn gốc ở Anh, sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt
thường có bớt đen nhỏ, hoặc xám, hoặc một nhóm lông đen nhỏ, lông đuôi dài, lông
rìa tai cũng dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông xoắn dày. Đuôi
heo dài khấu đuôi to, thường xoắn thành hai vòng cong.
Heo Yorkshire có tai đứng, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang thì giống hình
chữ nhật. Bốn chân khoẻ, đi trên ngón, khung xương vững chắc. Heo Yorkshire thuộc
nhóm bacon. Ở 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 90-100 kg, khi trưởng thành có thể
đạt 250-300 kg.
Heo nái Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,8-2,2 lứa, mỗi lứa trung bình từ 8-9
con, trọng lượng sơ sinh của heo con đạt từ 1,0-1,8 kg. Sản lượng sữa thường cao, nuôi
con giỏi, sức đề kháng bệnh cao, dễ nuôi thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.
2.1.2 Heo Landrace
Đây là giống heo cho nhiều nạc, nổi tiếng khắp thế giới. Heo có xuất xứ từ
Đan Mạch, được nhà chăn nuôi khắp nơi ưa chuộng du nhập để làm giống nuôi thuần,
hoặc để lai với heo bản xứ tạo dòng cho nạc.
Heo Landrace có sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu
nhỏ, mông đùi to, hai tai xụ bịt mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân hình
giống hình tam giác.
Ở 6 tháng tuổi, heo Landrace có trọng lượng 80-90 kg, khi trưởng thành có thể
đạt 200-250 kg. Heo nái mỗi năm đẻ 1,8-2,2 lứa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể
đạt 2,5 lứa, mỗi lứa sinh 8-10 con. Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi
con giỏi, tỷ lệ sống cao.
3



Thành tích sinh sản của heo nái giống Yorkshire và Landrace được trình bày
qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Khả năng sinh sản của các giống heo nái ở Pháp
Nái sinh sản
Giống

Yorkshire
Landrace

Số ổ đẻ
(ổ)

Tuổi đẻ

Số heo con

Số heo

lứa đầu con sống

chết lúc

(ngày)

/lứa

sinh/lứa


(con)

(con)

Cai sữa trên ổ
Số heo

Tỷ lệ

Ngày cai

cai sữa

chết

sữa

(con)

(%)

(ngày)

1.080

338(1)

11,4

1,1


9,5

10,0

24,7

1.007

326(2)

11,5

1,1

9,3

11,5

24,4

2.011

326

11,7

9,3

9,2


12,5

24,5

2.022

319

12,0

1,4

9,2

14,1

24,4

(1)

:Khảo sát năm 1991,hàng trên;

(2)

: Khảo sát năm 1992, hàng dưới

(France Hybrides, 1990; dẫn liệu Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyến, Phan Xuân Giáp,
1997)
Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Landrace rất cao,

thức ăn hằng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ Protein về lượng và chủng loại axit amin
thiết yếu. Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, hoặc dưỡng chất
không cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace nhanh chóng giảm sút
năng suất cho thịt, sinh sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn công. Vì vậy cần có hiểu biết
nhất định khi nuôi giống heo này.
2.1.3 Heo lai hai máu Yorkshire và Landrace
Heo có biểu hiện về ngoại hình trung gian của hai giống thuần như sắc lông
trắng, đầu to vừa phải, mõm hơi dài, tai có thể to bịt mặt hoặc hơi nghiêng, lưng thẳng
hoặc cong, bụng thon, bốn chân chắc chắn.
Heo có tỷ lệ nạc cao.
Thành tích sinh sản tuỳ thuộc vào mức độ lai giống.
2.1.4 Heo lai hai máu Landrace và Yorkshire
Là nhóm heo lai hai máu có cha là Landrace và mẹ là Yorkshire.

4


Sắc lông màu trắng hoặc toàn cơ thể có những đốm đen giữa thân giữa tai và
mắt, đầu to vừa phải, tai xụ úp mắt hoặc nghiêng về phía trước, mông đùi to, chân
khoẻ mạnh, đi lại vững chắc.
2.2 Cơ sở đánh giá khả năng sinh sản ở heo
Hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi heo sinh sản hiện nay hầu hết dựa vào khả
năng sinh sản của đàn nái chỉ tiêu thiết yếu nói lên điều này là: số con cai sữa của một
nái trên năm, trọng lượng cai sữa của một nái trên năm. Muốn đạt được hai chỉ tiêu
trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số con sơ sinh còn sống của nái trên năm cao, tuổi
thành thục sớm, khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
2.2.1 Tuổi thành thục
Là chỉ tiêu quan trọng được nhà chăn nuôi quan tâm nhiều nhất, bởi vì tuổi
thành thục sớm dẫn đến tuổi phối lần đầu sớm, tuổi đẻ lứa đầu sớm, điều này giúp nhà
chăn nuôi tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi, trung bình heo hậu bị cái có tuổi

thành thục vào khoảng 4-9 tháng tuổi. Nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi
thành thục: giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý. Theo Zimmerman (1981), Hughes
(1993), trích dẫn Võ Thị Tuyết (1996), khi cho heo hậu bị tiếp xúc trực tiếp với heo
nọc thì sẽ mau thành thục hơn so với nuôi cá biệt.
Theo Chirstenson và ctv (1979), trích dẫn Bồ Thị Vân Hương (2002), cho rằng
giữa giống heo ngoại thì Landrace có tuổi thành thục sớm hơn cả rồi mới đến giống
Yorkshire.
Theo Fajersson (1992), trích dẫn Võ Thị Tuyết (1996), mùa và thời gian chiếu
sáng trong ngày có ảnh hưởng đến tuổi thành thục. Khẩu phần cho ăn định lượng hay
cho ăn tự do, mức năng lượng, tỉ lệ protein cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục.
Theo Lê Xuân Cương (1987), cho rằng các nhà chăn nuôi muốn có hiệu quả cao
thì heo sinh sản phải thành thục sớm và đẻ lứa đầu tiên từ 12-14 tháng tuổi, ngoài các
yếu tố trên thì phương pháp lai tạo giống con lai thường có tuổi thành thục sớm hơn.
2.2.2 Tuổi phối lần đầu
Theo Trần Thị Dân (1997), thường phối giống heo đạt 110kg và thường phối
giống ở chu kì động dục lần hai, đối với heo hậu bị thường phối giống sau 30 giờ sau
khi có biểu hiện động dục và 18-36 giờ đối với heo rạ. Để tăng tỉ lệ đậu thai người ta

5


thường áp dụng phối 2 hoặc 3 lần trong một chu kì lên giống, mỗi lần cách nhau
khoảng 12-24 giờ.
Theo Lê Thanh Hải (1997), cho rằng nên phối giống cho heo hậu bị ở trọng
lượng khoảng 100-120kg (tuỳ vào giống). Thời điểm phối giống quyết định tỉ lệ đậu
thai và số con đẻ ra trên ổ.
Thông thường heo hậu bị đến 7 tháng tuổi mà chưa biểu hiện động dục lần đầu
thì không được chọn làm giống, tuy nhiên có những heo hậu bị có tuổi phối lần đầu
trên 8 tháng tuổi vì theo ý muốn nhà chăn nuôi.
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu

Đây là chỉ tiêu được nhà chăn nuôi quan tâm nhiều nhất, khi nái đẻ lứa đầu sớm
sẽ giúp giảm chi phí trong nuôi dưỡng chăm sóc, nếu nái đẻ lứa đầu sớm chứng tỏ nái
thành thục sớm, tuổi phối lần đầu sớm và tỉ lệ đậu thai cao. Do đó ta cần quan sát kỷ
biểu hiện động dục lần đầu và phối vào thời điểm có nhiều trứng rụng nhất để tăng tỉ lệ
đậu thai và giảm bớt chi phí trong chăn nuôi.
2.2.4 Tỉ lệ đậu thai
Tỉ lệ đậu thai là chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi heo sinh sản, quyết định
số lứa đẻ trên năm của nái. Tỉ lệ đậu thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm phối
giống, kỹ thuật phối giống, phẩm chất tinh của nọc.
Tỉ lệ đẻ và tỉ lệ đậu thai có liên quan mật thiết với nhau, tỉ lệ đẻ cao thì tỉ lệ đậu
thai cao, bên cạnh đó tỉ lệ sẩy thai và hiện tượng mang thai giả sẽ làm cho tỉ lệ đẻ sẽ bị
kéo giảm xuống.Tỉ lệ xẩy thai được kéo giảm xuống càng thấp sẽ càng tốt thường ở
khoảng 1-2%, khi heo nái đậu thai tuỳ vào thời điểm phát triển của bào thai mà có chế
độ nuôi dưỡng chăm sóc riêng: điều hoà nhiệt độ chuồng nuôi, tránh tác động gây
stress, hạn chế đánh nhau, định mức dinh dưỡng khác nhau.
2.2.5. Thời gian lên giống lại sau cai sữa
Thông thường heo nái sẽ lên giống lại sau khi cai sữa 5 đến 7 ngày (biến động
từ 4 đến 10 ngày). Giảm thiểu thời gian chờ phối và thời gian tiết sữa nuôi con là biện
pháp cần thiết để nâng cao sức sản xuất của heo nái, tăng vòng quay lứa đẻ của nái
trong năm.

6


Thời gian nuôi con cũng ảnh hưởng đến tình trạng động dục trở lại. Nếu cai sữa
quá sớm hoặc thời gian nuôi con kéo dài đều ảnh hưởng đến thời gian lên giống lại.
Do vậy cần phải cai sữa heo ở thời gian hợp lý là điều tốt nhất.
Theo Avamaitre (1972), (trích dẫn bởi Lê Thị Duy Phước, 2004), nếu cai sữa
heo con ở các giai đoạn khác nhau thì thời gian heo nái lên giống lại như sau:
Bảng 2.2: Sự tương quan giữa tuổi cai sữa heo con và thời gian lên giống lại của heo

nái sau cai sữa
Tuổi cai sữa heo con (ngày)
Heo nái lên giống lại sau cai sữa (ngày)

10

7-14

26-35

>36

14,7

11,7

6 -7

9,5

Thời gian lên giống lại sớm sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái trên năm. Tuy nhiên
nếu cai sữa quá sớm (trước 3 tuần) thì thời gian động dục trở lại chậm. Nếu quản lý và
dinh dưỡng hợp lý thì trong vòng 1 tuần sau khi cai sữa là heo nái lên giống trở lại. Do
đó thời gian lên giống lại phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật chăn nuôi và tình hình sức
khoẻ của đàn nái sau khi cai sữa.
2.2.6 Số con đẻ ra trên ổ
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh sản của nái, tính mắn đẻ của nái phụ thuộc
vào tính di truyền, hệ số di truyền của tính trạng này khoảng 5-15%. Số con đẻ ra phụ
thuộc vào một số yếu tố sau: dinh dưỡng, chuồng trại, kỹ thuật phối giống, phẩm chất
tinh dịch, môi trường bên ngoài, quản lý chăm sóc.

Dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn động dục sẽ kích thích sự chín đồng loạt của
trứng, tăng tỉ lệ rụng trứng, tăng tỉ lệ phôi sống, đặc biệt là vitamin E và A, thiếu hai
loại vitamin này trong khẩu phần dinh dưỡng thì sự chín và rụng của trứng không đồng
loạt, sự cố định của phôi kém, dẫn đến nái sinh ít con và sinh con ra yếu ớt.
Theo Denhartor và Venempen (1980), trích dẫn Bồ Thị Vân Hương (2002), đối
với heo chờ phối tiêu thụ năng lượng 22,5 MJ/ME trên ngày thì số trứng rụng sẽ là
11,8 trứng, tiêu thụ 41,1MJ/ME trên ngày thì số trứng rụng sẽ là 13,7 trứng.
Theo Anberne và Kirkwood (1985), trích dẫn Bồ Thị Vân Hương (2002), cho
heo ăn 1,5kg/ ngày ở mức năng lượng 3265Kcal/kg thì tỷ lệ phôi sống là 82%, cho heo
ăn 3kg/ ngày ở mức năng lượng trên thì tỉ lệ phôi sống chỉ còn 71%.

7


Chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, trong mùa hè nếu
nhiệt độ chuồng quá cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và làm tăng tỷ lệ chết phôi, các tác
động bên ngoài gây stress cho nái đều không tốt.
Theo Ommtved (1971), trích dẫn của Tống Thị Minh Phương (2002), nái sau
khi phối 8-10 ngày nếu bị stress trong thời gian này thì số phôi sống chỉ còn 6,9 phôi
so với đối chứng là 12,8 phôi.
Việc xác định thời điểm phối giống và kỹ thuật phối giống cũng sẽ ảnh hưởng
đến tỉ lệ đậu thai và số con đẻ ra trên ổ.
Thời gian cai sữa cũng rất quan trọng.
Theo Evan (1989), trích dẫn Tống Thị Minh Phương (2002), cai sữa sớm trước
3 tuần tuổi có thể dẫn đến giảm sản lượng trứng ở lần phối giống lại và tăng tỉ lệ chết
phôi.
2.2.7 Số con còn sống trên ổ
Chỉ tiêu này cho ta đánh giá được khả năng nuôi thai của nái và yếu tố kỹ thuật,
đối với nái già khi đẻ khả năng rặn đẻ yếu, do đó dễ xảy ra tình trạng heo con bị chết
ngộp sau khi sinh ra.Trong giai đoạn mang thai, lượng thức ăn dư thừa thì trọng lượng

bào thai lớn dẫn đến tình trạng đẻ khó, các tình trạng trên đều có thể gây giảm số con
sinh ra còn sống trên ổ.
Một số bệnh sản khoa cũng làm giảm số con sơ sinh còn sống trên ổ: thai
khô(thai gỗ), xẩy thai.
Kỹ thuật đỡ đẻ heo cũng có ảnh hưởng đến số con sơ sinh còn sống trên ổ,
stress cũng làm cho số con sơ sinh còn sống giảm đặc biệt là giai đoạn mang thai kì
cuối sẽ làm chết thai trước khi sinh, yếu tố di truyền của tính trạng chiếm khoảng 10%.
2.2.8 Trọng lượng heo con sơ sinh
Thông thường trọng lượng heo con sơ sinh tỉ lệ nghịch với số heo con sơ sinh,
nghĩa là số heo con sơ sinh càng nhiều thì trọng lượng heo sơ sinh càng thấp và ngược
lại.
Theo Spicer(1986), trích dẫn Bồ Thị Vân Hương(2002), số heo con sơ sinh từ 2
con đến 7 con trên ổ thì trọng lượng trung bình của mỗi ổ là 1,53 kg và có 8,7% số heo
con có trọng lượng nhỏ hơn 0,8kg, còn số heo con sơ sinh từ 4 con đến 17 con trên ổ
thì trọng lượng nhỏ hơn 0,8 kg.
8


Trong quá trình nuôi dưỡng nái mang thai cần chú ý đến khẩu phần thức ăn của
nái, vì dư thừa sẽ làm tăng trọng lượng của bào thai.
Trọng lượng heo con sơ sinh ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, hệ số di truyền
của tính trạng này là 20%, do đó cần chọn những dòng đực cuối có tính tăng trọng
nhanh, tầm vóc lớn để có thể di truyền tính trạng này cho thế hệ sau.
2.2.9 Trọng lượng heo con cai sữa
Chỉ tiêu này cho ta đánh giá khả năng cho sữa của nái, do đó cần cung cấp đầy
đủ chất dưỡng chất cho nái trong thời gian này, mặc khác thức ăn của heo con lúc này
cũng rất quan trọng, thức ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, không ẩm mốc.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng 21 ngày tuổi: quản lý chăm sóc, nhiệt
độ chuồng nuôi, số heo con để nuôi trên ổ, số lứa đẻ. Hệ số di truyền của tính trạng
này là 15-20%.

2.2.10 Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa:
Để đạt được tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa cao thì yếu tố chăm sóc là hết sức quan
trọng. Những yếu tố nói đến tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa cao là phải điều hòa số heo con
trên ổ (nghĩa là tránh ổ quá nhiều hoặc ổ quá ít) và tập cho heo con ăn sớm, thông
thường heo con chết trong tuần đầu lớn hơn 50% là do lạnh, mẹ đè, tiêu chảy, thiếu
sữa do có quá nhiều con trên ổ, nếu trọng lượng heo sơ sinh càng cao thì tỉ lệ nuôi
sống càng lớn, nhưng heo con có trọng lượng sơ sinh thấp hơn 0,8 kg trên con hay bị
dị tật thì tỉ lệ nuôi sống thấp hơn 50%.
2.2.11 Số lứa đẻ của nái trên năm
Muốn nâng cao số lứa đẻ của nái trên năm thì phải rút ngắn được khoảng cách
lứa đẻ, thời gian mang thai của heo là 114-118 ngày với tất cả các giống. Đây là đặc
điểm sinh học của loài nên không thay đổi được, vì vậy có thể rút ngắn thời gian nuôi
con của nái và thời gian từ cai sữa đến phối giống lại (trích bài giảng chăn nuôi heo
của Võ Văn Ninh 2001); nhưng nếu rút ngắn thời gian nuôi con của nái thì sẽ ảnh
hưởng đến lứa đẻ sau.
Theo Evans (1989); nếu cai sữa trước 3 tuần tuổi thì sẽ giảm số trứng rụng lứa
tiếp theo, kéo theo tỉ lệ chết thai ở lần mang thai kế tiếp việc xác định thời điểm phối
giống lại và phối giống cũng có ảnh hưởng đến số lứa đẻ trên năm, tỉ lệ đậu thai, kỹ
thuật phối giống, các bệnh sản khoa cũng làm kéo dài khoảng cách lứa đẻ.
9


2.2.12 Số con cai sữa của nái trên năm
Thông thường người ta đánh giá khả năng sinh sản của heo thì dựa vào số con
cai sữa của nái đó trên năm, cho nên nó là chỉ tiêu quan trọng, để đánh giá được chỉ
tiêu này thì phải biết số lứa đẻ của nái trên năm và số heo con cai sữa trên ổ của nái đó,
cho nên hai yếu tố này liên quan mật thiết với nhau.
Theo Lê Xuân Cương (1986); cho rằng số heo con cai sữa trên ổ có nhiều mối quan hệ
với các yếu tố khác: số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, tỉ lệ nuôi sống
đến cai sữa.

2.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.3.1 Ảnh hưởng của di truyền đến khả năng sinh sản của heo nái
Blasco và ctv,1993 (trích dẫn Trần Thị Dân, 2003) đã trình bày như sau:
 Sức sống của phôi thai ảnh hưởng chủ yếu bởi kiểu gen của mẹ và bị ảnh
hưởng không nhiều bởi kiểu gen của phôi thai.
 Có sự biến động đáng kể về khả năng di truyền của số trứng rụng. Tương
quan kiểu gen giữa số trứng rụng và sức sống của phôi có khuynh hướng âm, nghĩa là
nhiều trứng rụng trong lúc lên giống thì tỷ lệ chết của phôi thai tăng. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về lai giống cho thấy ảnh hưởng của gen lên sức sống của phôi thai có thể
độc lập với ảnh hưởng của gen lên số trứng rụng.
 Khả năng nuôi thai của tử cung và số trứng rụng ảnh hưởng riêng biệt
đến số heo con đẻ ra ổ. Khả năng nuôi thai của tử cung được định nghĩa là số thai tối
đa mà heo nái có thể mang cho đến lúc sanh.
Theo Trần Thị Dân, để tăng số con đẻ ra còn sống trên ổ ta có thể chọn lọc con
giống theo dòng mắn đẻ. Chọn dòng đực mắn đẻ và dòng nái mắn đẻ. Chọn con đực từ
mẹ thuộc nhóm tốt 10% và chọn con cái từ mẹ thuộc nhóm tốt 33%. Một nái sẽ bị loại
thải nếu có một con cái hậu bị với chỉ số chọn lọc cao hơn nái đó để thay thế nó.
Những nái có chỉ số chọn lọc thật cao sẽ được giữ lại trong đàn cho đến khi nào nó vẫn
còn đóng góp tốt vào tiến bộ di truyền.
Nhiều nhà sản xuất thường loại thải heo nái ở lứa 1 hoặc 2 dựa vào tiêu chuẩn
sinh sản. Điều này thường không cải thiện thành tích của đàn vì phải bổ sung heo cái
tơ vào đàn, mà sức sản xuất của heo tơ vẫn thấp hơn heo rạ và hệ số lập lại của số con
đẻ ra còn sống trên ổ thường thấp.
10


Hệ số lập lại của số con đẻ ra trên ổ là hệ số tương quan giữa số con đẻ ra ở các
lứa trên cùng một nái. Hệ số lập lại thấp nghĩa là người chăn nuôi không thể tiên đoán
số con đẻ ra ở lứa sau nếu chỉ dựa vào số con đẻ ra ở lứa trước.
2.3.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh sản của heo nái

Trong tháng đầu của thai kỳ không nên cho heo ăn ở mức năng lượng cao vì có
thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi sống.
Số lượng tế bào cơ của thai bắt đầu tăng từ ngày thứ 25 trở đi và tăng đến mức
tối đa vào ngày thứ 90, do đó cần tăng lượng thức ăn gấp đôi trong giai đoạn 25-56
ngày.
Trong giai đoạn 75-90 ngày là giai đoạn phát triển của các mô tạo sữa nên cho
ăn theo đúng nhu cầu duy trì và phát triển thai để tránh tích luỹ mỡ dẫn đến làm giảm
sản lượng sữa.
Vào giai đoạn 90-110 ngày của thai kỳ, nên tăng khẩu phần năng lượng cho nái
để đáp ứng sự phát triển của bào thai nhưng không nên vượt quá 2,5-3kg, vì khẩu phần
năng lượng cao sẽ làm cho nái mập mỡ, đẻ khó, nái sẽ ăn ít và giảm trọng nhiều khi
nuôi con.
Trong 10 ngày trước khi đẻ, lượng thức ăn cung cấp cho nái thường giảm để
giới hạn những rối loạn khi sanh đẻ. Bổ sung chất béo trong khẩu phần là một biện
pháp hữu hiệu để cải thiện trọng lượng và sức sống của thai cũng như của heo con sau
khi sanh.
(Trích dẫn Trần Thị Dân, 2003)
2.3.3 Ảnh hưởng của stress đến khả năng sinh sản của heo nái
Stress có thể làm tăng số phôi chết. Cần phải giảm thiểu stress trong 4 -5 tuần
đầu của thai kỳ để có được nhiều heo con đẻ ra.
Nhiệt độ chuồng nuôi cao khi nái đang ở tháng cuối của thai kỳ cũng làm tăng
tỷ lệ thai chết. Khi nhiệt độ chuồng trên 300C, vận tốc di chuyển của không khí trong
chuồng nên khoảng 1 m/s để tạo thông thoáng trong chuồng. Nhiệt độ tối ưu cho từng
loại heo được trình bày qua bảng 2.2

11


Bảng 2.3: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo (đơn vị: oC)
Chuồng nuôi


Nhiệt độ

Giới hạn

Heo sơ sinh

35

32-38

3 tuần tuổi

27

24-29

12 – 30 tuần tuổi

27

24-29

30 – 50 tuần tuổi

24

21-27

50 – 70 tuần tuổi


18

16-21

Vỗ béo

16

10-21

Nái chửa

16

10-21

Nái nuôi con

16

10-21

Đực giống

16

10-21

(trích dẫn Nguyễn Thị Hoa Lý, Hồ Kim Hoa; 2002)

Tuyến mồ hôi và cơ chế tăng nhịp thở không phát triển ở heo. Do đó heo là loài
chịu nóng kém nhất trong các loài động vật có vú. Nhiệt độ trực tràng tăng trên mức
trung bình khi nhiệt độ không khí khoảng 30-32oC. Nếu độ ẩm không khí bằng hay
cao hơn 65%, heo không thể chịu được nhiệt độ 35oC trong một thời gian dài. Heo
không thể chịu được nhiệt độ 40oC ở bất kỳ ẩm độ nào của không khí. Nhiệt độ trực
tràng ở 40 oC là mức tới hạn, trong điều kiện này sự suy sụp có thể xảy ra.
Khi nhiệt độ môi trường tăng lên 32oC, heo sẽ giảm tăng trọng. Khi nhiệt độ
xung quanh cao hơn nhiệt độ tới hạn, tỷ lệ thụ tinh có thể giảm 30 – 80 %. Khi thân
nhiệt heo đực tăng lên 1oC, chất lượng tinh sẽ giảm và ảnh hưởng này có thể kéo dài
trong 4-8 tuần sau đó. Heo nái phối với các heo đực giống này sẽ có tỷ lệ thụ thai giảm
và số heo con còn sống trong lứa cũng giảm. Nhiệt độ không khí cao cũng làm chậm
sự động dục, giảm tỷ lệ rụng trứng, tăng tỷ lệ chết phôi.
Khả năng chịu đựng và thích ứng với stress tuỳ thuộc vào tính chất di truyền
của thú, môi trường sống và mức độ stress. Người chăn nuôi cần giảm tối đa việc gây
stress cho thú và chọn những thú không nhạy cảm với stress nếu muốn cải thiện năng
suất vật nuôi.

12


2.3.4 Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của heo nái
Nhiễm trùng làm giảm số con đẻ ra. Cho ăn kháng sinh trong giai đoạn phối đã
cải thiện khả năng sinh sản, nhưng có nguy cơ đề kháng thuốc trong lâu dài.
Thai chết khô có thể là do nhiễm parvovirus, enterovirus, Aujeszky’s disease
virus, virus dịch tả heo, Leptospira spp, protozoa, nấm,…
2.3.5 Ảnh hưởng của gieo tinh nhân tạo
Giảm được số lượng lớn heo đực phải nuôi, chính vì vậy sẽ tiết kiệm được
chuồng nuôi, nhân công và chi phí khác.
Hiệu quả chọn lọc, nâng cao chất lượng di truyền.
Những hạn chế về khoảng cách địa lý được giải quyết nhờ gieo tinh nhân tạo.

Hạn chế được khả năng truyền, lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thông qua
tiếp xúc trực tiếp.
Tránh được một số ảnh hưởnng do stress cho con đực.

13


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thời gian thực tập tại trại từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2007
Địa điểm thực hiện tại trại Hai Kiệt thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang
3.2 GIỚI THIỆU TRẠI HAI KIỆT
3.2.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi Hai Kiệt được xây dựng trên nền đất cao ráo, có độ dốc tương
đối rất thuận lợi cho việc vệ sinh, xử lý nước thải tránh được sự ứ đọng nước quanh
trại. Trại được cách li với môi trường bên ngoài bằng tường rào và kẽm gai xung
quanh trại. Bên trong trại không khí thông thoáng đảm bảo sự thoáng khí cho heo nuôi
trong trại.
Vị trí: Trại nằm trong Phường 3 Khu phố 4 đường Nguyễn Trọng Dân thị xã Gò
Công Đông tỉnh Tiền Giang.
Phía Đông giáp: xã Long Hưng
Tây giáp: phừơng 2- phường 3
Nam giáp: phường 2 xã Long Thuận
Bắc giáp: Long Hưng
3.2.2 Nhiệm vụ của trại
Cung cấp heo thịt thương phẩm cho các trại chăn nuôi và các hộ gia đình trong
khu vực và các vùng lân cận.
3.2.3 Cơ cấu đàn (Số liệu được thu thập tháng 8 năm 2007)
Nái sinh sản: 146 con

Nái hậu bị: 12 con
Heo thịt: 372 con
Heo con cai sữa: 229 con
Heo con theo mẹ: 176 con

14


×