Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Khảo sát các bệnh về da do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 40 trang )

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xa xưa, chó là loài động vật rất gần gũi vá thân thiết đối với con người. Từ
một loài động vật hoang dã, được thuần hóa để giúp ích cho con người như săn bắt thú
hoang dã, giữ nhà. Ngày nay, nhờ vào tính trung thành mà nó đã trở thành bạn thân
thiết đối với con người. Chính vì vậy, chúng đã được thuần hóa, nhân giống tạo ra
nhiều chủng loại giống đa dạng. Càng ngày giống chó được yêu thương và chiều
chuộng hơn. Chính vì lẽ đó mà việc chăm sóc chó trở nên quan trọng. Muốn có một
chú chó cưng xinh đẹp, khỏe mạnh, ngoài việc tuyển chọn giống, còn đòi hỏi người
chủ phải chăm sóc, vệ sinh kĩ lưỡng, không bị ghẻ, chốc lở… làm mất đi vẻ đẹp vốn
có của nó.
Để góp phần chăm sóc vẻ đẹp và sức khỏe cho chó, được sự đồng ý của khoa
Chăn nuôi-Thú y trường đại học nông lâm Tp-HCM và dưới sự hướng dẫn của Th.S
Nguyễn Phước Ninh, Th.S Nguyễn Thị Thu Năm cùng các giáo viên Bệnh viện thú y,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát các bệnh về da do kí sinh trùng và nấm gây bệnh
trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện thú y trường Đại học Nông Lâm,
Tp-HCM”
1.2 Mục đích và yêu cầu:
Mục đích
Khảo sát các bệnh trên da chó do các loại kí sinh trùng và nấm gây ra và ghi nhận
kết quả điều trị để làm cơ sở cho việc phòng và trị bệnh về da tốt hơn.
Yêu cầu
- Xác định tỉ lệ nhiễm bệnh về da trên chó.
-Xác định tỉ lệ nhiễm bệnh do các loại kí sinh trùng, nấm trên da chó
-Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh về da trên chó tại bệnh viện thú
y trường Đại học Nông Lâm, Tp.HCM
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN
2.1 CẤU TẠO VÀ SINH LÝ DA CHÓ
2.1.1 Cấu tạo da chó
2.1.1.1 Biểu bì
Là lớp ngoài cùng của da, gồm nhiều tế bào biểu mô dẹp. Tầng tế bào biểu bì


ngoài cùng là những tế bào chết đã hoá sừng. Tầng tế bào biểu bì trong cùng là những
tế bào sống hình đa giác, có khả năng sinh trưởng không ngừng. Trong lớp tế bào biểu
bì không có mạch máu tới, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạch
bên dưới.
Lớp này có tác dụng
 Lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sừng hoá.
 Chứa sắc tố bào, là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng chống tia bức xạ.
 Do không chứa mạch máu nên ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Hình 2.1 Cấu trúc của da
2.1.1.2 Chân bì
Là lớp mô liên kết sợi vững chắc nằm dưới lớp biểu bì, chứa nhiều mạch máu
và thần kinh, kết cấu gồm (98%) sợi keo và (1,5%) sợi đàn hồi. Lớp này quyếtđịnh
tính bền và tính đàn hồi của da. Chân bì gồm 3 lớp: Lớp nhú, lớp hình diện, lớp dạng
gân
2.1.1.3 Hạ bì
Hạ bì chủ yếu là mô liên kết có chứa tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch, mạch
bạch huyết, các sợi thần kinh và các đầu mút thần kinh
2.1.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da
2.1.2.1 Mạch máu
Những động mạch và tĩnh mạch của da nối với nhau bằng lưới mao mạch chạy
song song với bề mặt của da. Nhờ vậy mà da đảm nhận nhiều chức năng
2.1.2.2 Mạch bạch huyết
Bắt nguồn từ những mao mạch kín nằm trong nhú chân bì sau đó đổ vào lưới mao
mạch bạch huyết dưới nhú đến tầng sâu của chân bì tạo thành lưới bạch huyết trong
chân bì. Từ lưới này lại đổ vào tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh
mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết dưới da
2.1.2.3 Thần kinh
Những nhánh thần kinh của da có hai nguồn gốc: giao cảm và não tuỷ. Những
nhánh thần kinh này đan với nhau tạo thành những đám rối ở hạ bì
2.1.3 Những yếu tố phụ thuộc da

2.1.3.1 Lông
Lông là cấu trúc không có sự sống, được tạo bởi phần nang lông. Bên ngoài sợi
lông là lớp keratin đã hoá sừng, trong tuỷ là keratin lỏng lẻo. Nang được bao bọc bởi
nhu mô liên kết thuộc lớp hạ bì
2.1.3.2 Tuyến bã
Vị trí thường nằm giữa chân lông và cơ dựng lông, có vai trò tiết ra chất làm
mềm da và lông, ức chế vi khuẩn phát triển.
2.1.3.3 Tuyến mồ hôi
Vị trí nằm sâu trong lớp chân bì. Tuyến mồ hôi là những tuyến ống. Tùy theo tính
chất của chất tiết mà tuyến mồ hôi được phân thành hai loại:
Loại tiết dịch đậm đặc: có nhiều hạt protid và có mùi riêng biệt đối với từng loài,
có khi với từng cá thể.
Loại tiết dịch loãng: không mùi, thường có ở những vùng lông ít hay không có
lông.
2.1.3.4 Tuyến sữa
Là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo sữa, tuyến này chỉ
thấy trên thú cái, tuyến sữa là một khối tròn dẹp nằm trong hạ bì đẩy da phồng lên.
2.1.4 Chức năng sinh lý của da
2.1.4.1 Chức năng bài tiết
Tiết mồ hôi: giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt.
Tiết chất béo: có vai trò ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
2.1.4.2 Chức năng bảo vệ
-Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như: những va
chạm cơ học, sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, ngăn cản sự xâm nhập của tia tử
ngoại và hóa chất……
-Duy trì tính chất không thay đổi của môi trường bên trong cơ thể.
-Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau, tiếp xúc.
-Tổng hợp 7-dehydrocholesterol để chuyển thành vitamin D
3
bởi tia cực tím.

-Da tham gia quá trình trao đổi chất, hô hấp nhờ mạng lưới mao mạch và các
tuyến nằm ở da.
2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh về da
2.2.1 Môi trường
Môi trường xung quanh có thể là nguồn lây nhiễm các ngoại ký sinh trùng.
Điều này thấy rõ ở những nơi chó nuôi nhốt ở mật độ cao.
Từ đó, tạo điều kiện tốt cho sự xâm nhập các ngoại ký sinh và nấm.
2.2.2 Dinh dưỡng
Thiếu acid béo
-Thường gặp trên thú chỉ nuôi bằng thức ăn hộp, thức ăn khô bảo quản kém hay
quá hạn sử dụng, mỡ thiu sẽ làm hư vitamin D, E, biotin.
-Thiếu acid béo sẽ làm lông khô bạc màu, da dày có vảy nhẹ. Lâu ngày da tiết
nhiều bã nhờn dễ dẫn đến viêm da có mủ, làm giảm sức đề kháng của da.
Thiếu đạm
Việc mọc lông bình thường và hóa sừng trên bề mặt da cần 25-30% lượng đạm
cung cấp hằng ngày. Thiếu đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương trên da nhất là đối
với thú đang lớn.
Thiếu vitamin A
Việc cung cấp thiếu hay thừa vitamin A cũng dẫn đến hậu quả như nhau trên lâm
sàng như: tăng sừng hóa bề mặt biểu mô, tăng chất sừng ở các tuyến bã làm tắc đường
dẫn và ngưng bài tiết. Ta có thể thấy có nhiều nốt mẫn đỏ, lông bạc màu, rụng lông
từng mảng dễ dẫn tới bị viêm nhiễm
Thiếu vitamin E
Làm da dễ bị sừng hóa, tăng tiết bã nhờn, rối loạn sinh lý ở da.
Thiếu vitamin nhóm B
- Thường thì hiếm khi gặp. Chủ yếu là thiếu biotin, B2, Niacin.
-Biotin có thể bị vô hoạt trong khẩu phần có quá nhiều trứng sống vì có chứa
avidine, kết hợp với biotine làm nó mất tác dụng. Điều trị bằng kháng sinh cho uống
kéo dài cũng làm thiếu biotine. Dấu hiệu đặc trưng nhất là rụng lông vòng tròn quanh
mặt và mắt. Nặng hơn sẽ thấy đóng vảy bất kì nơi nào đi đôi với việc ngủ lịm, tiêu

chảy, gầy.
-Thiếu vitamin B2 sẽ dẫn tới viêm da bã nhờn khô quanh mắt, bụng. Thường
hiếm khi thiếu B2 vì vài miếng thịt nhỏ hay một ít sữa cũng cung cấp đủ nhu cầu.
-Niacine chỉ thiếu trong khẩu phần ít đạm, nhiều lúa mì. Lúa mì chứa ít
tryptophan, tiền chất của niacine. Triệu chứng khi thiếu: tiêu chảy, gầy, viêm da, ngứa
chi sau và bụng.
Thiếu đồng
Chỉ khi khẩu phần chứa quá nhiều kẽm, làm thiếu sắc tố của lông, da sừng hóa,
nang lông cũ và khô.
Thiếu kẽm
-Các thú nhận khẩu phần nhiều Ca, ngũ cốc (chứa nhiều phytase) hay tiêu chảy
mãn tính dẫn đến kém hấp thu kẽm.
-Triệu chứng: da ửng đỏ, rụng lông sưng mủ ở cằm, xung quanh miệng, mắt, tai,
âm hộ, bìu dái, bao qui đầu, hậu môn. Da tiết nhiều bã nhờn, tăng sừng hóa và có thể
nứt sâu ở những điểm chịu áp lực như gan bàn chân.
2.2.3 Rối loạn hormon
Sự rối loạn hormon (estrogen, thyroxin, adrenalin) thường dẫn đến tình trạng
rụng lông, viêm da trên chó, lớp da ngoài dày lên, màu da khác thường, da tróc vảy có
thể rụng lông thành từng đốm sau vài tháng. Những vùng thường bị là ngực, cổ, hông,
đùi.
2.3 Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó
2.3.1 Sự tróc vảy ở da
Da chó xuất hiện nhiều vảy khô như gàu ở trên người. Biểu hiện ở hai dạng:
-Viêm da do tăng tiết bã nhờn. Vùng da rụng lông có vảy nhờn và viêm
-Da sừng hóa. Thường là những thay đổi thứ phát của các bệnh da khác như rụng
lông do rối loạn hocmone, viêm da mãn tính
2.3.2 Bì chí lậu
Là một bệnh do mỡ và mồ hôi thoát ra ngoài da quá nhiều làm tróc da, bệnh xảy
ra chủ yếu ở giống chó nhiều lông, lông xù.
2.3.3 Ngứa da nhiều nguyên nhân

Thường xảy ra trên những giống chó có cơ địa dị ứng hay nhạy cảm bất thường cơ
thể sẽ tạo thành thói quen và đưa đến tình trạng mãn tính về ngứa
Nguyên nhân gây ngứa rất đa dạng: có thể do chó mẫn cảm cao với các hóa chất,
môi trường, thức ăn, độc tố ngoại kí sinh……
2.4 Giới thiệu về kí sinh trùng và nấm gây bệnh về da trên chó
2.4.1 Demodex canis
2.3.1.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Arachnida
Bộ: Acraina
Phân bộ: Trombidiformes
Họ: Demodicidae
Giống: Demodex
Loài: Demodex canis (chó)
2.4.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Là loại mò nhỏ, dài 0,1-0,39mm, không có lông, kí sinh ở tuyến nhờn bao lông
Cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
 Đầu: là đầu giả, ngắn, hinh móng ngựa gồm một đôi xúc biện (palpe), có 3 đốt,
đốt cuối có 4-5 tơ hình que, một đôi kìm (chelicera), một tấm dưới miệng
(hypostome).
 Ngực: Có 4 đôi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu.
 Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng.
• Demodex đực: có dương vật nhô lên ở phần ngực của mặt lưng
• Demodex cái: có âm hộ nằm chính giữa phần thân của mặt bụng, kể từ gốc chân
thứ tư lui xuống phía dưới phần bụng.
Trứng Demodex có hình bầu dục, có kích thước 0,07-0,09mm
2.4.1.3 Vòng đời
Vòng đời của Demodex xảy ra trên da chó, được chia làm 4 giai đoạn kéo dài
khoảng 20-35 ngày.
Trứng – Larva – Protonymph – Nymph – Trưởng thành.

Hình 2.2 Vòng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex
2.3.1.4 Cách sinh bệnh
Demodex sống và phát triển trong bao nang lông và tuyến nhờn, ngoài ra còn ở
trong tuyến mồ hôi, tuyến mỡ và các hạch dưới da. Từ nhỏ chó có thể mang Demodex
nhưng chưa phát bệnh. Khi nào sức đề kháng giảm sẽ tạo cơ hội tốt cho Demodex phát
triển và gây bệnh
Demodex vào bao nang lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính làm da ửng đỏ, có
những nốt sừng và rụng lông. Khi vi khuẩn xâm nhập vào gây thành mụn mủ hoặc ổ
mủ, kí chủ có thể nhiễm độc máu, suy kiệt và chết
2.3.1.5 Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng
Chó nhiễm Demodex thường thấy những đám loang lổ không có lông ở chuang
quanh mắt hay toàn bộ cơ thể. Bệnh thường có hai dạng:
- Dạng cục bộ: có những tổn thương phân bố từng vùng trên mặt, chân trước hoặc
cả hai mắt (mắt đeo kiếng)
- Dạng toàn thân: tiên lượng ít thuận lợi. Có sự rụng lông không đều, hình ovale,
tràn lan.
Thường thì chó bệnh không ngứa, tuy nhiên cũng có thể gặp những trường hợp
ngứa hoặc rất ngứa.
Bệnh tích
Tại vị trí Demodex kí sinh xuất hiện những ban đỏ và vảy, có thể có dịch rỉ viêm.
Nếu không điều trị hoặc điều trị muộn sẽ có mủ, máu.
2.3.1.6 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích
Dùng dao cạo da vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh, cạo cho đến khi rướm
máu. Lấy mẫu da cho vào 1-2 giọt lactophenol và xem sự hiện diện của trứng, hay
Demodex trưởng thành với vật kính 10 (100 lần)
2.3.1.7 Điều trị
Demodex được điều trị theo liệu trình sau:
- Cắt lông những vùng viêm nhiễm và rửa vết thương bằng oxy già kết hợp với

Povidine mỗi ngày 1 lần. Trước khi điều trị bằng thuốc, chó bệnh phải được cắt lông,
tắm sạch sẽ và lau khô rồi tiến hành điều trị thì mới cho kết quả cao.
- Taktic 1ml pha với 250 ml nước, thoa toàn thân chó mỗi tuần thoa một lần.
- Ivermectin 1%, 1ml/15kg chích dưới da mỗi tuần 1 lần. Chú ý taktic và
ivermectin không nên cấp cùng lúc, mà cách nhau ít nhất 3 ngày.
Trường hợp có viêm nhiễm chảy dịch có thể cấp them penicillin , streptomycin,
kanamycin…
2.3.2 Sarcoptes scabiei var canis
2.3.2.1 Phân loại học
Ngành: Arthropoda
Lớp: Arachnida
Bộ: Acraina
Phân bộ: Astigmata
Họ: Sarcoptadae
Giống: Sarcoptes
Loài: Sarcoptes scabiei var canis
2.3.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Cơ thể hình tròn hay hình bầu dục, kích thước khoảng 0,2-0,5mm. Trên mình phủ
nhiều lông tơ. Capitulum (đầu giả) có hình nón, chiều ngang lớn gấp hai lần chiều dọc.
Mặt lưng có nhiều đường vân song song. Có bốn đôi chân ngắn nhú ra như măng mọc,
đôi chân thứ ba và 4 hướng về phía sau. Mỗi chân có 5 đốt, cuối bàn chân có giác tròn
với ống cán dài và có nhiều lông tơ.
• Ghẻ đực có giác bàn chân ở đôi chân số I, II, III, lỗ sinh dục ở giữa đôi chân thứ
III.
• Ghẻ cái có lỗ âm môn ở phía sau mặt lưng, có giác bàn chân ở đuôi I, II
Trứng hình bầu dục, màu trắng xám hoặc hơi vàng, kích thước 0,15×0,1mm
Việc định loài ghẻ Sarcoptes dựa theo vật chủ đặc hiệu nhưng vật chủ đặc hiệu
này không hoàn toàn và ghẻ có thể lây nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác. N Đây
là một điểm quan trọng khiđiều trị và phòng ngừa phải lưu ý
2.3.2.3 Vòng đời

Sarcoptes kí sinh dưới biểu bì da chó, vòng đời gồm các giai đoạn phát triển sau:
Trứng – Larva – Nymph - Trưởng thành
Toàn bộ chu kỳ phát triển mất 17-21 ngày và xảy ra trên cơ thể gia súc.
Hinh2.3, 2.4 Vòng đời của sarcoptes
Nguồn:http//www.exopol.com/…/circulare/141.html
/>2.3.2.4 Triệu chứng và bệnh tích
-Ngứa: ngứa nhất là khi trời nóng và lúc vận động. Chó bị ghẻ hay gãi và cắn chỗ
ngứa.
-Rụng lông: lông chó rụng từng đám, lúc đầu nhỏ càng về sau càng lan rộng
cùngvới sự sinh sản của ghẻ cái, ghẻ cái thích đi xa để thành lập quần thể mới.
-Tạo vảy: chỗ bị ngứa tạo vảy dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan rộng sau 5-6
tháng da hòan toàn trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo như da voi, bốc mùi hôi thối.
2.3.2.5 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích
Cạo da xem dưới kính hiển vi như chẩn đoán Demodex.
2.3.2.6 Điều trị
- Cắt lông, sát trùng những vùng viêm nhiễm
- Ivermectin 1%, 1ml/15kg chích dưới da mỗi tuần 1 lần.
- Trường hợp tổn thương nặng dùng Shotapen, Septotryl… trị nhiễm trùng phụ
nhiễm.
-Chống viêm: Corticosteroid, Ketofen
2.3.3 Ve
Ve thuôc lớp hình nhện (Arachnida), ve kí sinh trên chó thuộc hai họ Argasidae
(họ ve mềm), và Ixodidae (họ ve cứng)
-Ve cứng trên chó thường thuộc các giống Boophilus, Rhipicephalus, Isodes,
Dermacentor, Amplyomma.
-Ve mềm thường kí sinh trên chó là giống Otobius
2.3.3.1 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Cấu hình chung
Cơ thể hình tròn, hình bầu dục hay hình nhện. Cơ thể phân đốt nhưng không rõ.

Cấu tạo chung gồm có 3 phần:
Phần đầu, ngực
Hai phần này dính liền với nhau gọi là đầu giả capitulum. Capitulum gồm:
 Chelicera hay còn gọi là kìm, ve có hai chelicera, phía trên có răng dùng xé
da gia súc. Ngoài được bao bọc bởi bao kìm
 Hai palpe nằm ở bên cạnh bao kìm. Mỗi palpe có 3 đến 5 đốt, trên palpe có
những lông tơ
 Hypostome (tấm dưới miệng) nằm ở mặt bụng
 Basis capituli (đáy đầu)
Phần thân ( hay còn gọi là phần bụng)
Không phân đốt, có mang 4 đôi chân. Trên thân có phủ nhiều lông tơ, có mang
mắt đơn, có mang rãnh sinh dục (genital groove), lỗ sinh dục (gemital aperture), lỗ hậu
môn (anus). Rãnh hậu môn (anal groove), có mai lưng (scutum) tấm cạnh hậu môn
(anal plate). Sau đôi chân thứ 3 hoặc thứ 4 có hai tấm thở, trong có lỗ thở
Phần chân
Có 4 đôi chân, mỗi đôi chân thường có 6 đốt. Giai đoạn trưởng thành và nhộng
thì có 4 đôi chân nhưng giai đoạn larva chỉ có 3 đôi chân
Cấu tạo họ ve cánh cứng (Ixodidae)
Capitulum nhô ra khỏi phần thân, nhìn mặt lưng vẫn có thẻ thấy được, có mai
lưng (scutum), có mắt đơn, tấm thở (stigmate) thường hình tròn, bầu dục hay dấu phẩy
Cấu tạo họ ve mềm (argasidae)
Capitulum không nhô ra khỏi phần thân mà nằm khuất dưới mặt bụng nên khi
nhìn mặt lưng không thấy
Giai đoạn lavra, capitulum nhô ra khỏi phần thân. Ve không có scutum, stigmate
(tấm thở) hình lưỡi liềm. Không có festoon ở cuối thân.
2.3.3.2 Vòng đời
Đều phải trải qua các giai đoạn biến thái và lột xác
Trứng – Lavra – Lymph - Trưởng thành
Hầu hết các sinh vật lớp Arachnida (trừ họ ve cứng Ixodae) đều có quá trình lột
xác trên một vật chủ. Khi trưởng thành hoặc giai đoạn ấu trùng có thể lây nhiễm và

chuyển sang vật chủ
khác. Ve cái hút máu
no rơi xuống đất đẻ
trứng, có loài đẻ 3000-
5000 như Rhipicephalus
appendicatalus. Thời gian hoàn thành vòng đời tùy theo loài và môi trường, thường từ
một đến vài tháng

Hình 2.5 Vòng đời cuả ve
Nguồn: />Ve kí sinh và phát triển chia làm 4 loại: nhiều vật chủ, 3 vật chủ, 2 vật chủ, 1 vật
chủ
Hình 2.6 vòng đời ve 3 vật chủ
Nguồn: />2.3.4 Rận
2.3.4.1 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Rận hút máu
Rận có kích thước 2-6mm. Đầu kéo dài về phía trước có 2 antenne ở phía đầu,
mỗi Antenne có 5 đốt. Mắt nhỏ hoặc không có. Ngực gồm 3 đốt thường lớn hơn đầu.
Thân hơi tròn. Có 3 đôi chân, đôi thứ nhất nhỏ và đôi thứ 3 lớn nhất. Ký sinh ở mọi
gia súc trừ mèo và chim.
Rận ăn lông
Đầu thường tròn hoặc có hình tam giác, hoặc có hình thang. Antenne gồm có 4-5
đốt
Ngực và mắt kém phát triển, có màu vàng. Chân phát triển mạnh. Rận kí sinh ở
tất cả gia súc, gia cầm
2.3.5.2 Vòng đời
Rận cái đẻ trứng trên lông từ vài chục đến vài trăm trứng… Hoàn thành chu kì
mất khoảng 2-4 tuần
Hình 2.7 vòng đời của rận
Nguồn:http//www.entm.purdure.edu/…./inserts/louse.html
2.3.6 Bọ chét

2.3.6.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Dài khoảng 1,5-4mm, có khi 0,8mm. Mắt kép lớn có khi có mắt đơn hoặc không
có mắt. Đầu nhỏ tròn hay gãy góc. Có hai Antenne, mỗi Antenne có 3 đốt. Ngực gồm
3 đốt mang 3 đôi chân, đôi chân thứ 3 phát triển rất to, khỏe. Chân có nhiều lược
hướng về phía sau. Thân dài khỏe có lược phụ
2.3.6.2 Vòng đời
Trứng – Larva – Nymph - Trưởng thành
Bọ chét cái hút máu no đẻ trứng dưới đất hay góc nhà khoảng 400-800 trứng.
Vòng đời bọ chét khoảng 25 ngày. Bọ chét trưởng thành hút máu sống được 1 tháng
2.3.7 Tác hại ve, rận, bọ chét
-Phá hoại tổ chức da, gây ngứa
-Hút máu gây thiếu máu
-Truyền lây các mầm bệnh
2.3.8 Phòng trừ ve, rận, bọ chét trên chó
Biện pháp cơ học
Dùng nhíp kẹp bắt ve trên chó. Có thể dùng dầu hỏa thoa lên những chổ có ve để
bịt lỗ thở của ve, làm ve nhả chelicera giúp dễ bắt hơn
Biện pháp hóa học
Coumaphos ức chế cholinesterase làm tê liệt ngoại kí sinh trùng. Phun xịt trên
lông, da chó 0,6g/1200-1300 lít
Amitraz ngăn cản enzyme monoamin oxidase có vai trò trong sự chuyển hóa min
hiện diện trong hệ thần kinh, gây ngộ độc và chết ngoại kí sinh. Phun xịt trên lông, da
500mg/1 lít nước. Có thể làm vòng tẩm amitraz đeo cổ cho chó để phòng ngoại kí
sinh trùng
Ivermectin phong bế sự dẫn truyền xung động thần kinh do tăng phóng thích
GABA làm tê liệt ngoại kí sinh trùng, liều 5mg/kg, tiêm dưới da
2.3.9 Nấm da
Nấm da gây bệnh cho chó thường thuộc 2 giống: Microsporum và Tricophyton
Nấm da chó thường gồm 4 loài sau: Microporum canis, Microsporum gypseum,
Trichophyton erinacei, Trychophyton mentagrophytes. Trong đó loài T. erinacei phân

bố ở Anh, Pháp và Newzeland
2.3.9.1 Phân loại nấm học
Ngành: Ascomycota
Lớp: Ascomycerstes
Lớp phụ: Pyronomycetes
Bộ: Plectascale
Họ: Gymnoasceae
Giống: Microsporum và Trichophiton
Giống Microporum
Loài nấm này thường kí sinh vùng da mịn và lông tơ, có nhiều loài, thường sinh
bào tử lớn, ít hoặc có bào tử nhỏ, nếu có bào tử nhỏ nằm đơn lẻ về hai phía sợi nấm.
Bào tử lớn có dạng chiếc xuồng, bên trong chia ra 6-8 vách ngăn. Kích thước 8-15×40-
150µm
2.3.9.2 Micosporum canis
Là nấm da thường gặp ở chó mèo, loài nấm này thường kí sinh trên lông ở vùng
đầu, chân, đuôi và một vài nơi khác của cơ thể. Bề mặt bệnh tích không có lông được
bao trùm bởi những vảy xám. Trường hợp nặng vùng da bệnh trở nên đỏ, chảy mủ
Sợi nấm sinh trưởng nhanh. Bề mặt khuẩn lạc trắng tới vàng sẫm. Mặt sau màu
vàng sáng hoặc màu vàng cam. Bào tử đính lớn dạng hình thoi và bào tử trưởng thành
giới hạn trong những chỗ phình riêng. Khoảng 6-15ô, kích thước 8-20µm×40-150µ

Hình 2.8 Bào tử nấm Microsporum canis
Nguồn: />2.3.9.3Microporum gypseum
Loài này thường gặp ở chó, ngựa, mèo, và thường kí sinh ở vùng đầu, cổ, chân.
Vùng da bệnh hình tròn, không có lông, bề mặt phủ một lớp vảy dày màu xám khó di
chuyển
Phát triển khá nhanh. Khuẩn lạc dẹp, dạng bột, với một viền tua xung quanh. Mặt
trước màu vàng da bò tới màu nâu quế và vùng mặt lưng có màu vàng đến nâu nhạt.
Bào tử đính lớn dạng thuyền với đường viền tròn, thành dày và xù xì, có 4-6 ô, kích cỡ
8-12µm ×30-50µm

Hình 2.9 bào tử nấm Microsporum gypseum
Nguồn: />n.htm
Giống Trichophyton
Loài nấm này thường kí sinh ở vùng da mịn và lông tơ, có nhiều loài, không hoặc
sinh bào tử lớn rất ít. Bào tử thường có hình điếu thuốc, thành mỏng và nhẵn, bên
trong chia ra 3-8 vách ngăn. Bào tử nhỏ hình thành nhiều, có thể dạng đơn hay tập
trung thành từng chùm nho dọc theo sợi nấm.
2.3.9.4 Trichophyton mentagrophytes
Thường gây bệnh ở loài gặm nhắm, chó, ngựa, thỉnh thoảng còn gặp trên những
thú khác và người
Có hai dạng khuẩn lạc: dạng có hạt và dạng có lông tơ
Dạng hạt mịn hoặc dạng hạt thô, mặt trên màu kem đến màu da bò sáng. Mặt
dưới thay đổi từ màu rám da bò đến nâu tối.
Dạng có lông tơ, khuẩn lạc nuôi cấy lâu ngày có dạng kem. Mặt dưới biến đổi từ
màu trắng sang vàng đến nâu đỏ. Bào tử có hình điếu thuốc, thành mỏng, có 3-7 ô và
kích thước 4-8µm×20-50µm
Hình 2.10 bào tử nấm Trichophiton mentagrophites
Nguồn: />2.3.9.5 Trichophyton rubrum
Loài nấm này thường gây bệnh trên chó, trong giai đoạn này vùng bệnh tích dạng
ban đỏ. Trên đỉnh đầu, mũi, xung quanh mắt bị rụng lông, chân và tay có những đốm
tròn không đều
Khuẩn lạc bắt đầu mọc sau 5-6 ngày nuôi cấy, mặt trên màu trắng như bông, mặt
dưới khuẩn lạc màu đỏ tía. Nấm sinh bào tử lớn hình chùy
Hình 2.11 bào tử nấm trichophyton rubrum
Nguồn />matpage.html
2.3.9.6 Triệu chứng và bệnh tích
Nấm da thủy phân keratin, có thể gây tổn thương lớp biểu bì và nang lông.
M. canis thường gây ra những tổn thương ở bất kì khi nào trên cơ thể (từ gan, bàn
chân, gương mũi). Bề mặt bệnh tích không có lông đựoc bao trùm bởi những vảy xám.
Trường hợp bệnh nặng da có thể trở nên đỏ, chảy dịch, lông bị nhiễm M. thường gây

những tổn thương ở vùng mõm, trên mũi. Vùng da bệnh hình tròn, canis sẽ phát hùynh
quang
M. gypseum không có lông với bề mặt phủ lớp vảy có màu xám
T. mentagrophytes thường gây những tổn thương ở vùng mõm, mặt và 4 chân.
Trong giai đoạn đầu, bệnh tích là những nốt sần sùi, mụn nước, mụn mủ, sau đó phát
triển thành vảy cứng màu vàng, trường hợp nặng vết thương đỏ, sưng tấy
T. rubrum thường gây tổn thương mũi, đỉnh đầu, xung quanh mắt, chân tay có
những đốm tròn không đều, khi bệnh kéo dài vùng da bệnh bị nhiễm nấm phủ một lớp
vảy xám.
2.3.9.7 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích
Định danh nấm bằng cách dùng nhíp nhổ lông vùng tiếp giáp giữa da lành và da
bệnh cấy vào môi trường Sabouraud. Sau 7-12 ngày nuôi cấy, quan sát hình dạng và
màu sắc cụm nấm, đồng thời lấy mẩu cụm nấm nhỏ 1-2 giọt Lactophenol quan sát
hình dạng và bào tử nấm
2.3.9.8 Cách điều trị
Điều trị bằng thuốc kháng nấm
Griseofulvine ức chế sự phân bào của nấm, tạo sợi nấm đa nhân. Uống
25mg/kg/ngày dùng liên tục trong 3-4 tuần
Điều trị bằng hóa chất
Iod có tác dụng kích thích những phản vệ của cơ thể và diệt nấm. Dung dịch gồm
cồn iod 2% bôi lên da cục bộ, các loại pommat iod 25%
Điều trị vật lý
Phương pháp cắt bỏ lông vùng nhiễm nấm, cạo lông là phương pháp có giá trị để
trị nấm lông
CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
Thời gian:14-01-2008 đến 14-05-2008
Địa điểm: Tại Bệnh viện Thú y, trường Đại Học Nông Lâm
3.2 DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU

-Dụng cụ: Kính hiển vi, dao cạo, kéo, lame, lamelle, đĩa petri, bông gòn, que cấy
nấm, môi trường Sabouraud, tủ ấm, tủ lạnh.
-Hoá chất: Dung dịch Lactophenol, KOH 10% hoặc NaOH 10%
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Tất cả những chó được đem đến điều trị tại Bệnh viện Thú y trường Đại Học
Nông Lâm Tp. HCM trong thời gian thực hiện khóa luận.
3.4 CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
- Khảo sát chó mắc bệnh về da
-Ghi nhận triệu chứng và bệnh tích các bệnh về da
-Phân loại các bệnh về da
-Ghi nhận hiệu quả điều trị
3.5 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.5.1 Đăng kí hỏi bệnh
Tiếp nhận chó tại phòng khám, lập hồ sơ bệnh án cho từng chó theo giống. tuổi.
giới tính….
3.5.2 Khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh ngoài da
Để khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh ngoài da, chúng tôi dựa vào chẩn đoán lâm sàng và
phòng thí nghiệm
3.5.2.1. Chẩn đoán lâm sàng
-Dùng tay vuốt lông toàn thân, kiểm tra tai, và kẽ ngón chân để tìm ve, rận, bọ
chét kí sinh và những bệnh tích trên da.
-Kiểm tra bệnh tích và sự rụng lông trên da
-Căn cứ vào các triệu chứng và bệnh tích thu thập được: ngứa hay không ngứa,
rụng lông nhiều hay ít, mụn đỏ, lở loét, sưng mọng, đặc quánh… để chẩn đoán hoặc
đưa ra cách chẩn đoán.
-Biểu hiện nghi ngờ do Demodex canis có hai dạng:
• Dạng cục bộ: Rụng lông ở hai mí mắt chó, vùng mặt hoặc bốn chân, có kèm
theo mụn đỏ.
• Dạng toàn thân: Lông rụng thành từng mảng khắp cơ thể và có mùi hôi.
-Biểu hiện nghi ngờ do Sarcoptes scabieir var canis: ngứa, mụn mủ khắp bề mặt

da nhất là ở vùng mặt quanh mí mắt
-Biểu hiện nghi ngờ nấm: vết thương trên da hình tròn và có vảy bao phủ.
3.5.2.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Xem tươi Demodex, Sarcoptes
Trước tiên dùng kéo cắt sạch lông vùng da lấy mẫu với bán kính 1-1,5 cm, sát
trùng bằng cồn 70
0
vùng da vừa mới cắt lông. Dùng dao cạo da, cạo đến khi rướm
máu, sau đó lấy mẫu cạo phết lên lame, sát trùng vùng da mới cạo một lần nữa bằng
Povidine để hạn chế nhiễm trùng vết thương sau khi cạo. Mẫu cạo sẽ được nhỏ 1-2
giọt lactophenol, sau đó đậy lamelle lên, xem dưới kính hiển vi 100 và 400 lần để xác
định nhiễm Demodex hay Sarcoptes.
Mẫu nấm
Trực tiếp: Lông, vảy đặt lên lame, nhỏ vài giọt dung dịch KOH 10% hoặc NaOH
10%. Sau đó hơ nhẹ lên lửa đèn cồn để làm trong tổ chức. Quan sát dưới kính hiển vi
để tìm sợi nấm, bào tử nấm, với độ phóng đại 100 lần.
Gián tiếp: Trước tiên dùng nhíp nhổ cả lông và chân lông để vào đĩa petri đã
vô trùng đem nuôi cấy ở môi trường Sabauroud. Để 37
0
C trong vài ngày. Diệt tạp
khuẩn bằng cách cho vào môi trường chất kháng sinh như: Chloramphenicol.
Mẫu ve, rận, bọ chét
Vuốt ngược lông thú để tìm ve, rận, và bọ chét. Bắt và xem tươi bằng kính
lúp với độ phóng đại 10 lần để định danh.
3.5.3 ĐIỀU TRỊ
Demodex được điều trị theo liệu trình sau
-Cắt lông những vùng viêm nhiễm và rửa vết thương bằng oxy già kết hợp với
povidine mỗi ngày một lần. Trước khi điều trị bằng thuốc, chó bệnh phải được cắt
lông, tắm sạch sẽ và lau khô rồi tiến hành điều trị thì mới cho kết quả cao.
-Taktic 1ml pha với 250ml nước, thoa toàn thân chó mỗi tuần 1 lần.

-Ivermectin 1%, 1ml/15kg thể trọng, chích dưới da mỗi tuần 1 lần. Chú ý Taktic
và Ivermectin không nên cấp cùng lúc mà cách nhau ít nhất 3 ngày.
Sarcoptes scabiei var canis
-Cạo lông, sát trùng những nơi viêm nhiễm
-Ivermectin 1%, chích dưới da mỗi tuần 1 lần.
Nấm
3.5.4 CÁC CÔNG THỨC TÍNH
Các chỉ tiêu theo dõi được tính bởi công thức sau:
_Tỉ lệ bệnh về da (%)=
Kết quả điều trị được tính theo:
_Tỉ lệ chữa khỏi ( %)=


_Tỉ lệ tái phát (%)=


Thời gian điều trị được tính từ ngày bắt đầu cấp thuốc đến khi khỏi bệnh
3.7 Phương pháp xử lý số liệu:
các tỉ lệ nhiễm.
Tổng số bệnh về da

Tổng số chó bệnh được khảo sát
X 100
Số chó tái phát
Số chó được chữa khỏi
X 100
Số chó tái phát
Số chó lành bệnh
X 100
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình chó bệnh về da
4.1.1 Tỷ lệ bệnh về da
Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ chó có triệu
chứng bệnh về da ở tất cả các chó đến khám và điều trị tại bệnh viện thú y, kết quả
được ghi nhận ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bệnh về da
Tổng số chó khảo sát
(con)
Tổng số chó bệnh về da
(con)
Tỷ lệ (%)
853 116 13,6%
Trong 853 chó mắc bệnh được đem đến khám và điều trị tại bệnh viện Thú y có
116 chó bệnh về da chiếm tỉ lệ 13,6%
Cùng khảo sát tại bệnh viện thú y, chúng tôi nhận thấy kết quả của chúng tôi phù
hợp với kết quả khảo sát của Bùi Văn Mười (năm 2005) là 13,44%, cao hơn với kết
quả khảo sát của Nguyễn Thái Hiệp (năm 2007) là 12,91%, Nguyễn Ngọc Đoan (năm
2005) là 12,5% và Nguyễn Thụy Hồng Loan (năm 2000) là 9,6%. So với kết quả ở các
khu vực khác, kết quả khảạm sát của chúng tôi thấp hơn so với Đồng Minh Hiển (năm
2001) tại Tp.HCM là 16, 8%, Phạm Ngọc Thể Mỹ (năm 2000) tại chi cục thú y là
14,01%
Qua ghi nhận điều tra từ các chủ nuôi, chúng tôi nhận thấy bệnh về da xảy ra
trên chó bị chi phối chủ yếu bởi hai yếu tố chăm sóc và nuôi dưỡng. Ngoài hai yếu tố
trên còn có một số nguyên nhân như thời gian khảo sát, địa điểm khảo sát và đối tượng
khảo sát đã dẫn đến sự chênh lệch tỷ lệ bệnh về da của các tác giả.
4.1.2 Tỷ lệ chó về da theo giống, tuổi, giới tính
4.1.2.1 Tỷ lệ chó bệnh về da theo giống
Qua khảo sát 116 chó chó biểu hiện bệnh về da, chúng tôi ghi nhận bệnh về da
trên giống nội là 12,77%, trên giống chó ngoại là 13,35%. Sự khác biệt về tỷ lệ chó
nhiễm bệnh về da giữa nhóm giống nội và giống ngoại không khác biệt về mặt ý nghịa

thống kê ( P>0,05), được trình bày qua bảng 4.2
Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh về da theo giống
Chỉ tiêu khảo sát

Giống
Số chó khảo
sát (con)
Số chó bệnh về
da (con)
Tỷ lệ (%)
Nội 344 44 12,77%
Ngoại 509 72 13,35%
Tổng 853 116 13,6%
Ngày nay, chó được chủ nuôi rất quan tâm chăm sóc, thường xuyên gần gũi và
quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Chính vì vậy sự khác biệt về tỷ lệ bệnh về da giữa
giống nội và ngoại là không thay đổi đáng kể (P>0,05).
4.1.2.2 Tỷ lệ chó bệnh về da theo giới tính
Kết quả khảo sát chó mắc bệnh về da theo giới tính được trình bày ở bảng 4.3
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh về da theo giới tính
Chỉ tiêu khảo sát
Giới tính
Số chó khảo
sát (con)
Số chó bệnh về da
(con)
Tỷ lệ (%)
Đực 377 56 14,85%
Cái 476 60 12,6%
Tổng 853 116 13,6%
Tỷ lệ này cho thấy tỷ lệ chó đực mắc bệnh về da là 14, 85% cao hơn so với chó

cái là 13,6%. Tuy nhiên sự chênh lệch này là không có ý nghĩa về mặt thống kê.
(P>0,05)
Ngày nay, việc quan tâm chăm sóc của chủ nuôi đối với thú nuôi ngày càng được
quan tâm. Đồng thời, chủ nuôi muốn hạn chế nhu cầu sinh sản của chó nên đã dùng
biện pháp triệt sản. Điều này dẫn đến việc hạn chế lây lan lẫn nhau giữa chó đực và
cái. Vì vậy mà yếu tố giới tính đã không ảnh hưởng đến bệnh về da trên chó.
4.1.2.3 Tỷ lệ chó bệnh về da theo tuổi
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh về da theo tuổi
Chỉ tiêu khảo sát
Lứa tuổi
Số chó khảo
sát (con)
Số chó bệnh về da
(con)
Tỷ lệ (%)
0-2 tháng 137 10 7,29
2-6 tháng 192 37 19,27
6-24 tháng 226 30 13,27
> 24 tháng 298 39 13,08
Tổng 853 116 13,6
Qua khảo sát tại bệnh viện thú y chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ chó mắc bệnh về da
cao nhất ở độ tuổi từ 2-6 tháng (19,27%), thấp nhất ở độ tuổi từ 0-2 tháng (7,29%) với
P<0,05.
4.2 Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh về da
Qua khảo sát 116 chó mắc bệnh về da, chúng tôi ghi nhận được kết quả bảng 4.
-Tỷ lệ chó nhiễm ve trong tổng số chó bệnh về da chiếm tỷ lệ cao nhất (56,07%).
-Tỷ lệ nhiễm thấp nhất la sarcoptes (1,7%) với mức rất có ý nghĩa là P<0,001.

×