Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá sức sản suất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái Công ty TNHH Phương Hà xã Hương Lung huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.3 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG THỊ UYÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI
TRẠI LỢN NÁI CÔNG TY TNHH PHƢƠNG HÀ, XÃ HƢƠNG LUNG,
HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khoá học: 2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG THỊ UYÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI
TRẠI LỢN NÁI CÔNG TY TNHH PHƢƠNG HÀ, XÃ HƢƠNG LUNG,
HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp:K45 - CNTY - N01
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Văn Thăng

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận của
mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y và trại lợn nái Công ty TNHH
Phương Hà, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp
đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. TrầnVăn Thăng đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện
thành công khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện
thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo trại lợn nái Công
ty TNHH Phương Hà, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, cùng
toàn thể anh chị em công nhân trong trại về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí
nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường, thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Thái Nguyên, ngày

tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Dƣơng Thị Uyên


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm.................................................. 8
Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................. 33
Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng vắc-xin trong trại .................................................. 34
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất .................................................. 40
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ngoại CP40 ..................... 41
Bảng 4.5. Các chỉ tiêu về số lượng đàn con của lợn nái kiểm định ................. 44
Bảng 4.6. Các chỉ tiêu về chất lượng đàn con của lợn nái kiểm định.............. 46
Bảng 4.7. Các chỉ tiêu sinh sản về số lượng đàn con của lợn nái cơ bản
CP40 ..................................................................................................... 48
Bảng 4.8. Các chỉ tiêu sinh sản về chất lượng đàn con của lợn nái cơ bản
CP40 ..................................................................................................... 52
Bảng 4.9. Khả năng sản xuất của lợn nái kiểm định........................................ 54
Bảng 4.10. Khả năng sản xuất của lợn nái cơ bản ........................................... 55
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của một lợn nái sinh sản/năm............................ 57



iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
cs

: Cộng sự

L

: Landrace

LY

:Landrace xYorkshire

Nxb

: Nhà xuất bản

Y

: Yorkshire

YL

: Yorkshire x Landrace


iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv

Phần 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở nơi thực tập ............. 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm) ........... 7
2.2. Tổng quan tài liệu về những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 10
2.2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu......................................... 10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................... 20
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................... 25


v


3.4.1. Phương pháp theo dõi gián tiếp .................................................... 25
3.4.2. Phương pháp theo dõi trực tiếp ..................................................... 25
3.4.3. Quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản ............................................ 26
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................... 28
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 31
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................32
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất....................................................... 32
4.1.1. Công tác vệ sinh thú y ................................................................... 32
4.1.2. Công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh ............................................... 33
4.1.3. Công tác điều trị bệnh ................................................................... 35
4.1.4. Các công tác khác.......................................................................... 39
4.2. Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu .................................................... 41
4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ngoại CP40.............. 41
4.2.2. Khả năng sinh sản của lợn nái ngoại CP40 ................................... 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................59
5.1. Kết luận ................................................................................................ 59
5.2. Đề nghị ................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, có một vị trí
quan trọng trong ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm có chất lượng tốt cho con
người, là nguồn cung cấp một lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt và các
sản phẩm ngoài thịt như da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến.

Việt Nam là một trong những nước nuôi lợn nhiều nhất và theo thống kê
Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới sau các nước: Trung Quốc, Mỹ, Brazil,
Đức, Ba lan, và Tây Ban Nha, đứng hàng đầu của các nước Đông Nam Á.
Trong những năm gần đây, nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học –
kỹ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đang phát triển ngày
càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Phương thức chăn nuôi lợn đã và
đang chuyển dịch theo hướng tích cực từ nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình,
nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp sang quy mô trang trại, tập trung. Nhờ đó
việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn đã tạo ra các sản phẩm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm và có giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, để đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng thịt,
ngoài việc nuôi các giống lợn nội có chất lượng thịt thơm ngon và chịu đựng
kham khổ tốt, chúng ta còn nhập nhiều giống lợn ngoại có khả năng sinh
trưởng nhanh và tỷ lệ thịt nạc cao để lại tạo với các giống lợn nội và nuôi
thuần. Do vậy, có rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn ngoại với quy mô từ vài
trăm đến vài nghìn con lợn nái đã phát triển ở khắp nơi trong cả nước.
Để chăn nuôi lợn ngoại thực sự hiệu quả, ngoài các yếu tố chuồng trại,
kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh, thì con giống tốt là yếu tố
quan trọng hàng đầu cần phải đặc biệt quan tâm. Để có con giống tốt cần phải


2
áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong từng khâu của quá trình chăn
nuôi, đặc biệt là quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại
các trang trại sản xuất lợn giống.
Với mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản cho đàn lợn nái
ngoại nhập, đồng thời bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản
của giống lợn ngoại nhập, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sức
sản suất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái Công ty TNHH Phương
Hà xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”.

1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại
lợn nái Công ty TNHH Phương Hà xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh
Phú Thọ.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản tại
trại lợn nái công ty TNHH Phương Hà xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh
Phú Thọ.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về khả năng sản
xuất của lợn nái ngoại nuôi tại Công ty TNHH Phương Hà phục vụ cho nghiên
cứu và học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao
kiến thức trong chăn nuôi lợn nái sinh sản tại các cơ sở sản sản xuất, từ đó
giúp sinh viên củng cố và nâng cao kiến thức của bản thân.
- Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp trang trại và người
chăn nuôi có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện thực tế
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở nơi thực tập
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phương Hà đóng
trên địa bàn xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Vị trí địa lý của
huyện Cẩm Khê được xác định như sau:

- Phía Đông giáp huyện Thanh Ba với ranh giới là dòng sông Thao
quanh năm nước đỏ phù sa.
- Phía Tây giáp huyện Yên Lập với ranh giới là dãy núi vòng cung thuộc
dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Phía Nam giáp huyện Tam Nông, ranh giới là dòng sông Bứa chảy từ
Tây sang Đông đổ ra sông Thao
- Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa, ranh giới là ngòi Giành - một chi lưu nhỏ
của dòng sông Thao
Huyện Cẩm Khê có 31 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Sông Thao và
30 xã: Cấp Dẫn, Cát Trù, Chương Xá, Điêu Lương, Đồng Cam, Đồng Lương,
Hiền Đa, Hương Lung, Ngô Xá, Phú Khê, Phú Lạc, Phùng Xá, Phượng Vĩ,
Phương Xá, Sai Nga, Sơn Nga, Sơn Tình, Tạ Xá, Tam Sơn, Thanh Nga, Thụy
Liễu, Tiên Lương, Tình Cương, Tùng Khê, Tuy Lộc, Văn Bán, Văn Khúc,
Xương Thịnh, Yên Dưỡng, Yên Lập.
Dân số huyện Cẩm Khê là gần 13 vạn người.
2.1.1.2.Điều kiện địa hình,đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Cẩm Khê là 234.55 km².
- Với địa hình bán sơn địa, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, miền đất
hiền hòa này được hình thành bởi hai vùng khá rõ rệt: vùng đồi núi và ven sông.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×