Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con giai đoạn 1 đến 21 ngày tuổi tại trại chăn nuôi Trần Văn Tuyên, xã Đoàn Kết huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị . (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.99 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------

ĐỖ THỊ PHƢƠNG HÀ
Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1 ĐẾN
21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TRẦN VĂN TUYÊN,
XÃ ĐOÀN KẾT, HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------



ĐỖ THỊ PHƢƠNG HÀ
Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1 ĐẾN
21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TRẦN VĂN TUYÊN,
XÃ ĐOÀN KẾT, HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Lớp

: K45 – CNTY – N03

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đỗ Quốc Tuấn


Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Qua suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Trần Văn Tuyên.
Địa chỉ: xã Đoàn Kết - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình, với sự cố gắng của
bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú
y đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú
y và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và dìu dắt em trong suốt thời gian
học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin trân trọng cảm ơn chủ trại và các anh kỹ sư cùng toàn thể các
anh chị công nhân trong trại gia đình ông Trần Văn Tuyên đã tiếp nhận và tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại trại.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Đỗ Quốc Tuấn đã
quan tâm giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
người thân đã động viên tạo mọi điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần trong
suốt thời gian em học tập và trong thời gian thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2017


Sinh viên
Đỗ Thị Phƣơng Hà


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất của trang trại ông Trần Văn Tuyên ....................... 9
Bảng 4.1: Lịch sát trùng trại lợn nái ............................................................... 38
Bảng 4.2: Lịch phòng bệnh của trại lợn nái .................................................... 40
Bảng 4.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 44
Bảng 4.4: Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2014 – tháng 11/ 2016 ................. 45
Bảng 4.5: Tình hình bệnh phân trắng lợn con qua các năm .......................... 46
Bảng 4.6: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo đàn và cá thể .................. 47
Bảng 4.7:Tỷ lệ lợn con chết và mắc bệnh phân trắng ở các tháng theo dõi ... 48
Bảng 4.8: Tỷ lệ lợn con chết và mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi ............. 50
Bảng 4.9. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo giống ....................... 53
Bảng 4.10: Kết quả điều trị và tỷ lệ tái phát bệnh phân trắng lợn con ........... 54


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CP

: Pokphand

cs


: cộng sự

E.coli

: Escherichia coli

g

: gam

kg

: kilogam

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

mg

: miligam

ml

: mililit

Nxb

: Nhà xuất bản


TT

: Thể trọng

vsv

: Vi sinh vật


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ iii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tiến hành ................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề............................................................................ 2
1.3.Ý nghĩa của chuyên đề ................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................ 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm) ................... 9
2.2. Cơ sở khoa học ......................................................................................... 10
2.2.1. Đặc điểm sinh lý lợn con từ sơ sinh đến cai sữa ................................... 10

2.2.2. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con. ....................................... 14
2.2.3. Những hiểu biết về trực khuẩn Escherichia coli.................................. 27
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 29
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 29
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ....................................................... 31
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
......................................................................................................................... 33


v

3.1. Đối tượng và phạm vi tiến hành ............................................................... 33
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. .............................................................. 33
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 33
3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi ...................................... 33
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 33
3.4.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 34
3.4.3. Các công thức tính ................................................................................ 34
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 35
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 36
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 36
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 36
4.1.2. Kết quả phục vụ sản xuất ...................................................................... 37
4.2. Kết quả của chuyên đề ............................................................................. 45
4.2.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại trong 3 năm gần đây ................................. 45
4.2.2. Kết quả theo dõi tình hình bệnh phân trắng lợn con qua các năm ..... 45
4.2.3. Kết quả theo dõi lợn con mắc bệnh phân trắng theo đàn và cá thể ở
trang trại .......................................................................................................... 47
4.2.4. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng ở các tháng theo dõi .............. 48
4.2.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi ....... 50

4.2.6. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo giống ở trang trại........... 53
4.2.7. Kết quả điều trị và tỷ lệ tái phát bệnh phân trắng lợn con .................... 54
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 56
5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, 80% dân số sống bằng ngành trồng
trọt và chăn nuôi. Do đó vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại hóa nông thôn
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu với những đối tượng trong cơ
cấu và xu hướng phát triển lâu dài. Ngành chăn nuôi đang ngày chiếm vai trò
và tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân.
Nói đến ngành chăn nuôi không thể không kể đến ngành chăn nuôi lợn
bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống kinh tế xã hội.
Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo,
tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho các nhà chăn nuôi.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, sự gia tăng của
đàn gia súc, người chăn nuôi gặp không ít khó khăn do dịch bệnh gây ra. Một
trong những bệnh thường gặp gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi là bệnh phân
trắng lợn con. Bệnh này phát triển mạnh đặc biệt ở vùng chăn nuôi lợn tập
trung. Nếu không được quan tâm chăm sóc, hộ lý tốt, nhiều nơi tỷ lệ mắc
bệnh có thể tới 100% và tỷ lệ chết cao.
Xuất phát từ thực tế nói trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa

Chăn Nuôi – Thú y – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn và cơ sở thực tập tại trang trại,
em tiến hành thực hiện chuyên đề: Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con
giai đoạn 1 đến 21 ngày tuổi tại trại chăn nuôi Trần Văn Tuyên, xã Đoàn
Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị .


2

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu tiến hành
- Nắm vững quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con theo mẹ giai
đoạn 1 đến 21 ngày tuổi.
- Thành thạo kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng lợn con.
- Rèn luyện tay nghề, nâng cao hiểu biết kinh nghiệm thực tế.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
-Theo dõi và điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con tại trại
chăn nuôi Trần Văn Tuyên.
- Hiểu biết bệnh lợn con ỉa phân trắng về: Đặc điểm, nguyên nhân, triệu
chứng, chẩn đoán và phương pháp phòng trị bệnh.
- Xác định hiệu lực của thuốc MD Nor 100 trị bệnh phân trắng lợn con.
1.3.Ý nghĩa của chuyên đề
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của chuyên đề là những thông tin có ý nghĩa khoa học quan
trọng về bệnh phân trắng lợn con.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Trên cơ sở theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con, từ đó đề
xuất các biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả. Dựa vào thực tế theo dõi đưa
ra các phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con có hiệu quả cao.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Trại lợn của ông Trần Văn Tuyên nằm trên địa bàn xã Đoàn Kết thuộc
huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hoà Bình khoảng 85 km.
Cách thành phố Ninh Bình đường quốc lộ 1A khoảng 50km.
Cách thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế nội bài khoảng 100 km.
Cách thành phố Sơn La khoảng 250 km.
Phía đông giáp với xã Ngọc Lương huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Phía tây giáp với xã Văn Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Phía nam giáp với xã Đồng Phong và xã Yên Quang của huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình.
Phía Bắc Yên Thuỷ giáp với Cúc Phương của huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình
b. Điều kiện địa hình, đất đai
Đây là miền núi của huyện Yên Thủy có địa hình tương đối phức tạp,
được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi, các dãy núi xen kẽ đồi và sông suối nhỏ. Ở
đây có một số tài nguyên khoáng sản như: Than đá (Lạc Đoàn Kết, Bảo Hiệu) và
dạng sa khoáng, mỏ đất sét, đá xây dựng, nước khoáng Ngọc Lương…
c. Giao thông vận tải
Có đường giao thông thuận lợi đi qua các tỉnh lân cận như Ninh Bình,
Phú Thọ, đường Hồ Chí Minh thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã hội và
giao lưu hàng hóa.



Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×