Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự lập của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

TRẦN THỊ PHƢỢNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VÀ
TÍNH TỰ LẬP CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Khánh Hà

Hà Nội, 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................................. 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ....................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................................. 3
5. Giả thuyết khoa học. ............................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 4
8 Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..... 7
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự


lập của trẻ mẫu giáo. ................................................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự lập
của trẻ mẫu giáo.......................................................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự lập
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. ...................................................................................... 16
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài. .................................................................... 19
1.2.1 Khái niệm Phong cách giáo dục của cha mẹ. .................................................. 19
1.2.2 Khái niệm tính tự lập của trẻ mẫu giáo. .......................................................... 25
1.3. Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự lập của trẻ
mẫu giáo. .................................................................................................................. 29
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 33
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu. ................................................. 33
2.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 35
2.3 Tiến trình nghiên cứu. ...................................................................................... 36
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................................................. 36
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận. .................................................................... 37
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................. 37


2.4.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến. .................................... 37
2.4.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu. ........................................................................ 40
2.4.2.3 Phương pháp quan sát .................................................................................. 41
2.4.2.4 Phương pháp phân tích chân dung tâm lý .................................................... 41
2.4.3 Phương pháp thống kê toán học. ..................................................................... 41
Tiểu kết chƣơng 2. ................................................................................................... 43
CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 44
3.1 Tính tự lập ở trẻ 5 – 6 tuổi ............................................................................... 44
3.1.1 Tính tự lập ở lớp ............................................................................................... 44
3.1.1.1 Mức độ tự lập ................................................................................................ 44
3.1.1.2 Biểu hiện tính tự lập ở lớp ............................................................................ 46

3.1.2 Tính tự lập ở nhà .............................................................................................. 52
3.1.2.1 Mức độ tự lập ................................................................................................ 52
3.1.2.2 Biểu hiện tính tự lập ở nhà ............................................................................ 55
3.2 Phong cách giáo dục của cha mẹ ..................................................................... 60
3.3 Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục cha mẹ và tính tự lập của trẻ mẫu giáo ..... 68
3.4 Một số chân dung tâm lý điển hình ................................................................ 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Một số thông tin phụ huynh trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................34
Bảng 2.2. Mối tương quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự lập của
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi...............................................................................................69
Biểu đồ 3.1 : Mức độ tự lập ở lớp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................45
Biểu đồ 3.2 : Biểu hiện tự lập của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi........................................47
Biểu đồ 3.3 : Mức độ tự lập ở nhà của trẻ mâu giáo 5-6 tuổi ...................................53
Biều đồ 3.4 : Mức độ biểu hiện các hành vi tư duy, ngôn ngữ của trẻ .....................58
Biểu đồ 3.5 : Phong cách giáo dục của phụ huynh quận Hà Đông ...........................61


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Con người trong quá trình sinh ra, lớn lên và trưởng thành chịu sự ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, từ gia đình, nhà trường đến văn hóa xã
hội. Trong đó, tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể mà sự tác động từ các yếu tố có
mức mạnh mẽ khác nhau. Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, gia đình và giáo dục
gia đình là yếu tố có vai trò đặc biệt trọng yếu.
Lứa tuổi mẫu giáo không chỉ là thời kì phát triển và hoàn thiện về tất cả

các cơ quan trong cơ thể, đây còn là thời kì nhạy cảm quan trọng trong việc
tác động, định hình nhân cách cho đứa trẻ trong suốt cả cuộc đời. Trẻ ở tuổi
mẫu giáo, cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh đã tăng lên
rõ rệt, các hệ cơ quan (hệ vận động, hệ hô hấp…) phát triển một cách vượt
bậc giúp cơ thể trẻ trở nên linh hoạt, tạo điều kiện cho trẻ tích cực học tập, tư
duy hơn, cũng đồng nghĩa với nó là sự ảnh hưởng của giáo dục mang nhiều ý
nghĩa hơn, tong đó, phong cách giáo dục và phương pháp của cha mẹ đặc biệt có
tầm quan trọng đối với việc kích thích phát triển các nét tính cách tốt của trẻ.
Gia đình không những là trường học đầu tiên, đó còn là cái nôi nuôi
dưỡng nhân cách con người. Sự giáo dục của gia đình là một quá trình lâu dài
từ lúc đứa trẻ còn trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành và có thể còn lâu
dài hơn thế. Khi trẻ mới được sinh ra, môi trường văn hóa gia đình là một
trong những điều đầu tiên đứa trẻ được tiếp nhận, từng ngày trôi qua của quá
trình phát triển, đứa trẻ chịu sự tác động trực tiếp của cha mẹ, sự yêu thương và
giáo dục của cha mẹ, người lớn trong gia đình cũng như nét tính cách của họ. Vì
thế có thể nói, giáo dục gia đình có vai trò ảnh hưởng rất lớn đối với đứa trẻ ngay
từ khi sinh ra. Tuy nhiên, các gia đình khác nhau có sự giáo dục khác nhau đối
với con trẻ, cũng vì thế mà ảnh hưởng của nó đối với con trẻ không giống nhau.

1


Các đặc điểm nhân cách cá nhân như tính tự tin, kiên trì, tự lập đều
được định hình phát triển ngay từ nhỏ, và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ yếu tố
gia đình, trong đó quan trọng nhất là phong cách giáo dục của cha mẹ. Do đó,
sự quan tâm, lựa chọn và điều chỉnh phong cách giáo dục của cha mẹ đối với
con cái để định hướng và giúp nâng cao, phát huy khả năng tự lập cho trẻ là
một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ nhỏ - những chủ
nhân tương lai của xã hội trong thế kỉ mới – thế kỉ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa,với nền văn hóa thông tin và khoa học công nghệ phát triển - thế hệ đòi

hỏi những con người mới, độc lập và tự chủ thì tính tự lập càng cần được phát
huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tính tự lập có ý nghĩa quan trọng trong mọi giai đoạn hình thành nhân
cách và trong toàn bộ quá trình sống của con người, tuy nhiên, để hình thành
và phát triển tính tự lập cần đặc biệt chú ý đến nó trong giai đoạn trẻ 5 - 6
tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có nhiều những biến đổi cả về mặt tâm - sinh lý và
môi trường, có sự thay đổi các hoạt động chủ đạo, do đó, sự định hướng tính
tự lập càng có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, đó vẫn là thời điểm trẻ chịu sự tác
động mạnh mẽ từ gia đình, và phong cách giáo dục của cha mẹ là một trong
những yếu tố tác động quan trọngđối với sự hình thành và phát triển tính tự
lập ở trẻ. Các gia đình có cha mẹ có phong cách giáo dục khác nhau có thể sẽ
tác động khác nhau và hình thành tính tự lập ở trẻ không giống nhau. Đồng
thời, nếu bố mẹ biết được khả năng tự lập của trẻ, tôn trọng những biểu hiện
tự lập của trẻ, đi đôi với những biện pháp tác động đúng đắn thì sẽ tạo điều
kiện phát triển khả năng tự lập cho bản thân trẻ, hình thành những phẩm chất
quý báu cần thiết cho trẻ trước ngưỡng cửa bước vào cuộc đời.
Những nghiên cứu về tính tự lập của trẻ em và nghiên cứu về phong
cách giáo dục cha mẹ đã được các nhà khoa học nước ngoài quan tâm từ lâu.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ, về

2


tính tự lập của trẻ em nói chung cũng như của trẻ mẫu giáo nói riêng, tuy
nhiên, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục gia đình
với sự hình thành và phát triển tính tự lập của trẻ em còn khá ít ỏi. Trong phạm
vi luận văn này, chúng tôi mong muốn tiến hành nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ
giữa phong cách giáo dục cha mẹ và tính tự lập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự

lập của trẻ mẫu giáo nhằm đưa ra một số kiến nghị đối với các bậc cha mẹ,
giúp các bậc cha mẹ điều chỉnh phong cách giáo dục của mình tạo sự phát
triển tính tự lập cho trẻ mẫu giáo theo chiều hướng tích cực.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Phong cách giáo dục của cha mẹ, tính tự lập của trẻ mẫu giáo và mối
quan hệ giữa chúng.
3.2 Khách thể nghiên cứu.
- 100 phụ huynh của các cháu đang học lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi ở
trường mầm non tại địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội.
- 10 giáo viên chủ nhiệm các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non tại Hà Đông, Hà Nội.
- 100 trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non tại địa bàn quận Hà Đông, Hà
Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến mối quan hệ của
phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự lập của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
- Tìm hiểu thực trạng phong cách giáo dục của cha mẹ, tính tự lập của
trẻ em lứa tuổi mẫu giáovà mối quan hệ giữa chúng.

3


- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng caonhận thức của phụ huynh,
giúp họ xây dựng đượcphong cách giáo dục phù hợp với con cái, tạo điểu kiện
choa trẻ phát triển tính tự lập theo chiều hướng tích cực nhất.
5. Giả thuyết khoa học.
Cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ có tương quan thuận với tính
tự lập của trẻ. Đa số các bậc phụ huynh áp dụng 1 cách kết hợp và đa dạng
phong cách giáo dục với con cái. Trong số các phong cách giáo dục thì phong

cách dân chủ có ảnh hưởng tích cực đến tính tẹ lập của trẻ mẫu giáo.
6. Phạm vi nghiên cứu.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu :
Tính tự lập của trẻ được thể hiện ở nhiều mặt, nhưng trong phạm vi đề
tài chúng tôi tìm hiểu sự thể hiện tính tự lập của trẻ ở 2 mặt chính là khi ở
trường và ở nhà.
Các bậc cha mẹ có nhiều loại phong cách giáo dục khác nhau đối với
con cái của mình, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi nghỉ nghiên cứu một số
kiểu phong cách giáo dục điển hình : dân chủ, độc đoán, tự do và nuông chiều.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu :
Nghiên cứu mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính
tự lập của trẻ mẫu giáo được thực hiện trên phạm vi quận Hà Đông – Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng phối hợp đa dạng
các phương pháp dưới đây :
7.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Sử dụng bảng hỏi đã thiết kế bao gồm một hệ thống câu hỏi dành cho
khách thể nghiên cứu và đối tượng có liên quan nhằm thu thập thông tin, từ

4


đó làm sáng tỏ thực trạng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ
và tính tự lập của trẻ mẫu giáo.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu 10 phụ huynh có con trong độ tuổi về phong cách giáo
dục gia đình của họ với con cái, cũng như những hiểu biết của họ về tính tự
lập, giáo dục tính tự lập và biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ.
Phỏng vấn sâu đối với 5 giáo viên đang dạy mầm non trong lớp 5 – 6
tuổi về những hành vi tự lập trẻ có thể và thường xuyên thực hiện.

7.4. Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát như là một phương pháp bổ
trợ cho những phương pháp khác. Thông qua việc quan sát các hành vi và
biểu hiện cảm xúc của trẻ tại trường mầm non và gia đình, đồng thời quan sát
thái độ, hành vi và phong cách giáo dục của cha mẹ đối với trẻ trong các hoạt
động. Đồng thời, ngay trong quá trình phỏng vấn sâu, chúng tôi sẽ thu thập
được thêm thông tin về những biểu hiện cảm xúc và hành vi của cha mẹ trong
việc giáo dục tính tự lập cho trẻ.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phần mền SPSS 16 để xử lý các số liệu bao gồm
thông số: tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, hệ số tương quan để xử lý, phân
tích số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài
khóa luận.
7.6. Phương pháp phân tích chân chung tâm lý.
Nghiên cứu trường hợp cụ thể về các phụ huynh ở các phong cách giáo
dục điển hình, qua đó thấy được rõ hơn mối quan hệ giữa phong cách giáo
dục của cha mẹ và tính tự lập của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

5


8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài
bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
Chương 3: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục gia đình và tính tự
lập ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

6



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu phong cách giáo dục của cha mẹ và
tính tự lập của trẻ mẫu giáo.
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về phong cách giáo dục của cha mẹ và
tính tự lập của trẻ mẫu giáo.
- Nghiên cứu về phong cách giáo dục.
Gia đình và phong cách giáo dục trong gia đình là vấn đề được nhiều
nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu từ lâu, trong đầy đủ các lĩnh vực
như : tâm lý học, xã hội học, khoa học quản lý… Vận dụng những thành tựu
đó, nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
phong cách giáo dục của cha mẹ với sự hình thành nhân cách của trẻ.
Cha mẹ không chỉ là một phần quan trọng trong việc yêu thương và
chăm sóc con cái, họ còn được coi là tác nhân xã hội quan trọng nhất trong
cuộc đời của một đứa trẻ. Cha mẹ bên cạnh việc nuôi dưỡng, chăm sóc đứa
trẻ, còn dạy cho đứa trẻ những điều nên và không nên làm gì, cũng như là tấm
gương cho trẻ bắt chước và học theo.
Bornstein (1991) cho rằng: "Phong cách nuôi dạy con cái ảnh hưởng
một cách rõ ràng đến nhận thức và giao tiếp của trẻ em cũng như sự điều
chỉnh về xã hội và tình cảm của chúng". Cha mẹ có thể yêu cầu đứa trẻ ngưng
việc mà nó không nên làm hoặc khuyến khích trẻ làm những điều mà cha mẹ
cho rằng tốt hơn, và cách mà cha mẹ nuôi dạy trẻ theo ý mình được gọi là một
phương thức nuôi dạy con cái [dẫn theo 6, tr.47]
Deater-Deckard và Petrill (trong Gupta & Theus, 2006) đề cập đến sự
tương tác qua lại trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Theo đó, “khi
mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ấm áp và chu đáo, nó có thể có một tác
động tích cực vào việc phát triển sự tự nhận thức, lòng tự trọng, sức khỏe thể


7


chất nói chung, cũng như các mối quan hệ khác trong độ tuổi của trẻ” Hay,
theo như Bruke : Phụ huynh và trẻ em khơi dậy những hành vi và cảm xúc
trong nhau [dẫn theo 6, tr.48].
Tóm lại, việc nuôi dạy con cái sẽ định hình các thế hệ tương lai và cách
thế hệ tiếp theo đó sẽ cư xử, ảnh hưởng đến thế giới xung quanh họ. Lịch sử
đã dạy rằng làm cha mẹ mà không có một nền tảng thích hợp và chắc chắn sẽ
dẫn đến những nhầm lẫn cho bất kỳ đứa trẻ nào đang phát triển. Đó là lý do
tại sao việc nỗ lực thành công trong việc cố gắng là một phụ huynh tốt là rất
quan trọng và sẽ là công việc quan trọng nhất của một người nào đó trong
cuộc đời mình.
Thực tế là, trong nhiều trường hợp các phương pháp của cha mẹ đối với
con cái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những kinh nghiệm cá nhân theo cách họ
bị đối xử bởi chính cha mẹ của họ. Ảnh hưởng của cha mẹ không chỉ về hành
vi ứng xử với con cái mà còn thể hiện qua cách họ bắt đầu tiêu chuẩn hoá và
kỳ vọng, những điều họ đã hấp thụ như là kết quả của sự tương tác giữa chính
bản thân họ với cha mẹ mình. Theo Natacha Carina Duarte Sequeira Laotouf :
những tiêu chuẩn và kỳ vọng mà các bậc cha mẹ yêu cầu là kết quả của sự
tương tác giữa họ với cha mẹ của mình khi còn trẻ và điều này thường đóng
một vai trò nhất định trong cách nuôi dạy con cái của chính họ. Do vậy các hành
vi nuôi dạy được cho là bởi các hành động cảm xúc vô thức mà cha mẹ có theo
chính cách thức họ đã từng được nuôi dạy, những phản ứng vô thức này sẽ có ảnh
hưởng đến tâm trí, ý thức và thái độ của chính họ [dẫn theo 6, tr.48].
Tác giả Diana Baumrind là người đã đặt mốc cho các nghiên cứu
đương đại về phong cách giáo dục con cái trong gia đình. Tác giả đã chia
phong cách giáo dục của cha mẹ thành ba loại: dân chủ, độc đoán và dễ dãi,
và trẻ lớn lên với cách giáo dục của cha mẹ dân chủ có nhiều khả năng xã hội
hóa tốt hơn so với những trẻ em có cha mẹ độc đoán hoặc dễ dãi. Cũng theo


8


quan điểm của bà, yếu tố tạo nên phong cách giáo dục của cha mẹ chính là
tầm ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái. Ngoài ra, còn có rất nhiều học
thuyết và ý kiến khác nhau về cách tốt nhất để nuôi dạy trẻ (Baumrind,1980,
1991; Maccoby, Martin, 1983; Darling & Steiberg, 1993; Chao, 1994…) [dẫn
theo 16, tr.165].

Tác giả K.Lewin, nhà tâm lý học người Mỹ, là người đầu tiên nghiên
cứu một cách có hệ thống phong cách quản lý và giáo dục. Đồng quan điểm
với tác giả Baumrind, theo K.Lewin, có ba kiểu phong cách giáo dục của cha
mẹ trong gia đình là: dân chủ, tự do, độc đoán [dẫn theo 18, tr.23].
E.Maccoby và Martin, kế thừa quan điểm của Schaefer và Becker [dẫ
theo 18, tr.7] về hai yếu tố đòi hỏi và mở rộng mô hình của Baumrind từ ba
phong cách thành bốn phong cách: dân chủ, độc tài, nuông chiều, bỏ mặc.
Gerdes (1998) cho rằng: đáng tiếc là không có công thức duy nhất hoặc
hoàn hảo nào cho cha mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Sẽ rất khó khăn để cân bằng
giữa nhu cầu và quyền lợi của cha mẹ và con cái. Cách nuôi dạy thay đổi tuỳ
vào lứa tuổi và sự phát triển của trẻ và cha mẹ [dẫn theo 6, tr.48].
Theo Maira Montessori, thì cha mẹ phải có sự lựa chọn và áp dụng
phong cách giáo dục phù hợp với con mình. Việc yêu thương, quan tâm đến
con cái không đồng nghĩa với việc quá nuông chiều trẻ, vì như vậy trẻ sẽ bị
phụ thuộc và dễ sinh hư : “cha mẹ và con cái hiểu nhau rất có lợi cho việc xây
dựng tình cảm giữa hai bên. Nhưng cha mẹ cần phải yêu thương con cái có
chừng mực, nếu không sẽ mất đi sự tôn nghiêm trong mắt các con và ảnh
hưởng đến sự nghiêm túc trong việc giáo dục trẻ” [dẫn theo 15, tr.169].
Cũng liên quan đến vấn đề, một số tác giả khác cũng nhận định :
L.F.Ôxtropxcaia: Đôi khi người lớn thiên về dùng lời răn dạy trẻ mà quên

rằng “Trẻ sống một cách tình cảm và say mê hơn người lớn, nó ít có khả năng
vận dụng lí luận”. Hay N.I.Pirogop cho rằng “Để phán đoán công bằng và

9


đúng về một đứa trẻ, chúng ta không nên đặt đứa trẻ vào hoàn cảnh của chúng
ta mà phải tự đặt ta vào thế giới tinh thần của đứa trẻ” Và I.P.Pavlop: Tính
cách của trẻ hình thành không chỉ do hệ thần kinh mà còn phụ thuộc vào sự
giáo dục và dạy bảo thường xuyên của cha mẹ [dẫn theo 3, tr.8]. Qua đó thấy
được vai trò vô cùng quan trọng trong phong cách cũng như phương pháp
giáo dục của cha mẹ đối với việc hình thành tính cách cho trẻ.
Theo A.G.Coovaliop [dẫn theo 2, tr.172-174] , thường có 3 ba kiểu
phong cách giáo dục của cha mẹ, đó là : quá yêu chiều con; quá nghiêm khắc
với con; và tôn trọng mọi ý kiến của con. Các kiểu giáo dục khác nhau sẽ hình
thành những đặc điểm nhân cách khác nhau ở trẻ.
Tác giả Châu Đạo Nam trong cuốn “Trước mười tuổi, thời kì vàng
quyết định thành công của trẻ” của mình đã nhấn mạnh đến phong cách giáo
dục của cha mẹ và làm thế nào để tìm ra phong cách giáo dục tốt nhất. Ông
đưa ra bốn phong cách giáo dục của các bậc cha mẹ: độc tài, thờ ơ, buông thả
và quyền thế. Ông cho rằng,nếu trẻ được giáo dục theo phong cách quyền thế
sẽ tự tin,thân thiện, có khả năng xã hội tốt [dẫn theo 3, tr.9].
Ngoài ra, còn có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề giáo dục gia
đình cũng như phong cách giáo dục của cha mẹ như : N.C.Manxupop,
K.K.Platonov, V.A.Xukhomlinxki, G.V.Oxipop, , E.X.Sophocova.Cụ thể có
thể kể đến một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu như : Thạc sĩ tâm lý Đặng
Giai An với cuốn “Dạy con thế nào mới đúng”, Tiến sĩ Thần Hy – Châu Bình
với cuốn “Phương pháp dạy con nên người”. Các tác giả đã đưa ra rất nhiều
phương pháp khác nhau giúp cha mẹ có thể lựa chọn cách giáo dục con đúng
đắn và hiệu quả nhất.

Có thể thấy, đã có những quan điểm không đồng nhất về việc phân chia
các kiểu phong cách giáo dục con cái của cha mẹ. Một số tác giả chia phong
cách giáo dục cha mẹ thành bốn loại:Dân chủ, độc tài, nuông chiều, bỏ mặc.

10


Một số tác giả khác lại chia phong cách giáo dục cha mẹ thành ba kiểu : dân
chủ, độc đoán, tự do. Mỗi cách phân loại đều có ưu điểm của nó và trong đề tài
này, chúng tôi chọn cách phân loại gồm bốn kiểu phong cách giáo dục trên.
Như vậy, giáo dục con trẻ có hiệu quả không phải là một việc làm dễ
dàng mà bất kì các bậc cha mẹ nào cũng làm được và làm tốt. Để nuôi dạy
con lớn khôn và phát triển tốt nhất cần phải có phong cách giáo dục phù hợp,
hiệu quả, biết quan tâm và thấu hiểu con.
- Các nghiên cứu về tính tự lập của trẻ mẫu giáo.
Từ rất sớm, khi mà mặc dù chưa có một nghiên cụ thể về tính tự lập
của trẻ, nhưng ta đã thấy một sự đặc trưng rõ nét có liên quan đến tính tự lập
của trẻ, phản ánh một sự thay đổi mạnh mẽ khi trẻ lên tuổi mẫu giáo, đồng thời thể
hiện ảnh hưởng của giáo dục đối với con trẻ trong các trường phái tâm lý học khi
nghiên cứu quá trình và đặc điểm tâm lý của con người. Cụ thể như :
Trường phái Phân tâm học của Freud xây dựng các mô hình cấu trúc
của nhân cách con người, phân chia nhân cách thành “cái nó”(id), “cái
tôi”(ego) và cái “siêu tôi” (superego). “Cái nó” hoạt động theo nguyên tắc
khoái cảm, nghĩa thoả mãn ngay tức khắc những khát vọng bản năng. “Cái
tôi” hoạt động trên nguyên tắc hiện thực, dần được hình thành trong 2 năm
đầu của trẻ. “Cái tôi” và “cái nó” tồn tại không tách rời, “cái tôi” hướng vào
việc tạo thuận lợi cho việc thực hiện “cái nó” nhưng theo cách mà xã hội có
thể chấp nhận được, tức là, trẻ dần dần có thể học được cách thích nghi và
hành động phù hợp. Freud nhấn mạnh rằng cái tôi vừa là đầy tớ vừa là chủ
nhân của cái nó. Vào khoảng thời điểm trẻ năm tuổi, “cái siêu tôi” được hình

thành. Cái siêu tôi là các chuẩn mực bên ngoài được phóng chiếu vào bên
trong do kết quả từ giáo dục trong gia đình, của nền văn hóa, nó hoạt động
theo nguyên tắc kiểm duyệt.

11


Như vậy, theo trường phái phân tâm của Freud, trong giai đoạn trẻ từ 3
tuổi, trẻ có khả năng thực hiện hành động theo cách mà xã hội chấp nhận
được, đặc biệt là từ 5 tuổi, giai đoạn để cái siêu tôi định hình phát triển, tính
tự tin, tự lập của trẻ cũng được đề cao hơn. Không chỉ thế, theo Freud, những
nguyên tắc mà “cái siêu tôi” muốn đạt đến, rõ ràng có ảnh hưởng to lớn từ
việc giáo dục của gia đình, từ phong cách của cha mẹ đối với con.
Phương pháp tiếp cận tâm lý xã hội của Erikson chỉ ra rằng: năm tuổi
được đặc trưng bởi sự chủ động tích cực và độc lập trong các nhiệm vụ học
tập, trẻ có thể bắt đầu khám phá thế giới bằng sự tự ý thức và có mục đích.
Năm tuổi, môi trường giao tiếp của trẻ trở nên rộng rãi hơn, và điều này đồng
nghĩa với việc cần đến sự định hướng, giúp đỡ mạnh mẽ hơn của cha. Giai
đoạn trẻ năm tuổi được đặc trưng bởi khả năng phấn đấu cho mục tiêu có mục
đích và tự tin, mà không cảm thấy tội lỗi về nó và không chủ động mà có thể
gây khó chịu cho người khác.
Lý thuyết nhận thức của Piaget : Theo thuyết này, mức độ nhận thức
của trẻ lên năm tuổi là sự hiểu biết khái niệm, có kiến thức, khả năng học hỏi
và vận dụng các biểu tượng. Ở lứa tuổi này trẻ có thể giao tiếp chủ định, thể
hiện thái độ rõ ràng thích và không thích
Lý thuyết văn hóa xã hội của Vygotsky : Theo ông, trẻ năm tuổi đã
có thể sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng và nhận xét về tình
huốngNghiên cứu chỉ ra rằng trẻ năm tuổi có thể cũng sử dụng ngôn ngữ để
thiết lập và duy trì mối quan hệ, chia sẻ cảm xúc của mình như thế nào.
Giai đoạn này, trẻ phát triển thông qua sự tương tác xã hội với những người

quan trọng (đặc biệt là bố mẹ) cho họ cơ hội để chia sẻ cảm xúc của mình,
học tập và phát triển. Như vậy, học thuyết cũng phần nào nhắc đến vai trò
giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn con lên năm đối với những phẩm chất
nhân cách của con sau này.

12


Thuyết học tập xã hội Bandura : Bandura rằng các giá trị và chuẩn mực
đạo đức có thể được học được thông qua hướng dẫn trực tiếp. Ông nhấn
mạnh: thông qua quan sát của trẻ em về hành vi của người khác trong môi
trường xã hội của họ, trẻ học tập các hành vi đó. Hành vi của trẻ em là hành
động ứng phó với những ảnh hưởng bên trong (là gen, sự trao đổi chất, tuổi
tác và giới tính) và bên ngoài (các biến môi trường chung như hành vi của cha
mẹ và các mô hình ngang hàng). Nói tóm lại, theo các nhà nghiên cứu của
trường phái này, phong cách của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi xã hội
của đứa trẻ lên năm tuổi, và các bậc cha mẹ được xem là yếu tố quyết định
các kỹ năng xã hội của trẻ.
Học thuyết gắn bó của Bowlby: Học thuyết này quan tâm đến mặt tập
tính học được của hành vi con người. Bowlby nhấn mạnh tầm quan trọng của
sự gắn bó với một người chăm sóc chính, chẳng hạn như cha mẹ hoặc giáo
viên. Như vậy, học thuyết này cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò
của cha mẹ trong việc cung cấp một môi trường an toàn cho trẻ em và mức
ảnh hưởng của sự định hình hành vi cho trả của cha mẹ cho trẻ.
Học thuyết của Gestalt : Lý thuyết Gestalt tin rằng đến năm tuổi, trẻ em
đã phát triển như một toàn thể và đến một mức độ cao hơn hẳn trước đó, sự
phát triển thể chất, vận động của trẻ diễn ra. Ngoài ra, sự phát triển nhân cách
cũng mang tính ý thức hơn, không những thế, trẻ có khă năng kiểm soát cảm
xúc của mình. Và như vậy, sự học tập của trẻ trở nên tích cực và tiếp thu hơn
những giáo dục từ phía gia đình, xã hội.

Một số nhà tâm lý học coi tự lập là một trong những nét đặc trưng của
nhân cách, đại diện là T.I. Ganhenlin, A.A Sinirnop và E.U. Dmitriev... họ
cho rằng khả năng tự lập phải hình thành trên cơ sở người học đã có một số
vốn kiến thức, hiểu biết một số kỹ năng nhất định và biết vận dụng chúng vào
những tình huống khác nhau trong thực tế, đó phải là những tình huống mới

13


mẻ mà trẻ đối mặt trong cuộc sống. Khả năng tự lập của trẻ được bộc lộ rõ
qua các hành vi và ta sẽ có thể dễ dàng quan sát thấy được trong khi trẻ đang thực
hiện các mối quan hệ người - người, hay giữa con người - thế giới xung quanh.
“S.L.Rubinstein nghiên cứu tính tự lập của trẻ trong sự đi kèm với các
nhiệm vụ mà trẻ được giao cho. Sự tự lập cũng đi kèm với khả năng tư duy
của trẻ. Cần phải tạo ra cho trẻ những tình huống mới với độ phức tạp khác
nhau để dựa vào đó trẻ có điều kiện được vận dụng, được thực hành các kiến
thức, kỹ năng, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và cả thói quen tự lập - một thói
quen vô cùng tốt và cần thiết cho trẻ và người lớn [dẫn theo 11, tr.3].
K.D.Usinski cũng nghiên cứu khả năng tự lập của trẻ gắn với lao động,
nhưng ông đi sâu cụ thể vào lao động tự phục vụ trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày của trẻ. Ông cho rằng: tự lập trước hết là phải có sự yêu thích lao
động; do đó muốn giáo dục khả năng tự lập trước hết cần phải làm sao cho trẻ
có niềm say mê với lao động; phải khơi gợi cho trẻ ý thức tích cực về lao
động và con người lao động; phải thúc đẩy trẻ tham gia vào lao động, tập lao
động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ những việc đơn giản, tới các
việc phức tạp hơn trong khả năng có thể của chúng. Mức độ phát triển khả
năng tự lập của trẻ phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ của trẻ với lao động [dẫn
theo 11, tr.3].
Nhechaeva trong "Giáo dục trẻ mẫu giáo trong lao động" đã khẳng định
qua quá trình nghiên cứu lâu dài của mình: Lao động tự phục vụ đối với trẻ

nhỏ như ăn mặc, vệ sinh cá nhân, giúp người lớn làm những công việc vừa
sức... là biện pháp tốt nhất để hình thành khả năng tự lập cho trẻ. Khi trẻ đã
biết lao động tự phục vụ thì ít hay nhiều trẻ cũng giảm dần sự phụ thuộc vào
người lớn. Sự phát triển khả năng tự lập này có thể thấy rõ qua: Từ chỗ trẻ
thấy rằng mình có thể tự làm việc này, việc nọ mà trẻ trở nên tự tin, tin tưởng
vào khả năng của mình hơn, chúng sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn trong mức

14


cao nhất có thể hoàn thành một nhiệm vụ hay công việc nào đó mà không cần
sự can thiệp của người lớn. Như vậy, hình thành kỹ năng kỹ xảo và thói quen
tự phục vụ là vô cùng ý nghĩa đối với sự phát triển khả năng tự lập của trẻ
nhỏ” [dẫn theo 11, tr.4].
Bản thân người lớn cũng thúc đẩy trẻ em hoạt động một cách tự lập,
sau đó là phải học tập suy luận, tập nhận xét một cách nghiêm túc theo ý riêng
của bản thân, có lập trường riêng của chính mình.
Như vậy, đằng sau hành vi tự lập của trẻ, ở bất cứ độ tuổi nào bao giờ
cũng cần phải có một vai trò lãnh đạo hướng dẫn và những yêu cầu của người
lớn. Điều cần quan tâm và đặc biệt chú ý ở đâu là trẻ càng lớn lên thì sự tác
động của người lớn càng cần phải ít bộc lộ một cách lộ liễu, trực tiếp hơn.
Nếu trẻ thường xuyên phải buộc mình tuân theo những yêu cầu của người lớn
thì dần dần nó bắt đầu tự định hướng theo những yêu cầu này, coi như đó là
những chuẩn mực hành vi cần phải tuân theo. Càng hiểu rõ luật lệ, giới hạn
thì trẻ sẽ càng biết cách tự lập. Chỉ khi nào dựa trên những cơ sở, những thói
quen tương ứng, tức là những định hình đã được hình thành, đáp ứng yêu cầu
của người lớn thì chúng ta mới có thể giáo dục cho trẻ tự lập một cách đúng
đắn nhất, hình thành nên một trong những nét nhân cách quý báu cho trẻ.
Tự lập là một phẩm chất quan trọng của nhân cách. Sự thành công của
việc nghiên cứu khả năng tự lập được hình thành sẽ xác định phần lớn xu

hướng phát triển của nhân cách một con người.
Thực ra, từ trước tới nay các nhà khoa học vẫn tranh cãi xung quanh
vấn đề về độ tuổi hình thành khả năng tự lập, có nhiều quan điểm khác nhau
giữa các nhà khoa học. Bên cạnh đó, họ còn tranh luận khá sôi nổi về biểu
hiện khả năng tự lập của trẻ. Hành vi nào của trẻ có thể được coi là tự lập.

15


Ngoài tâm lý học, các ngành khoa học khác như: giáo dục học, triết
học,... cũng đã để tâm nghiên cứu khá nhiều tới khả năng tự lập của con người
nói chung, và của trẻ em nói riêng.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về phong cách giáo dục của cha mẹ và
tính tự lập của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Nghiên cứu về phong cách giáo dục.
Tâm lý gia đình là nội dung đã được các nhà khoa học trong nước quan
tâm nghiên cứu từ nhiều năm nay. Nhiều công trình tiêu biểu đã được công
bố, trong đó, tiêu biểu có thể kể đến như :
Trong cuốn “Tâm lý gia đình”, Nguyễn Khắc Viện đã phân tích rất rõ
nét những vấn đề mang tính chất lý luận và thực tiễn trong gia đình hiện nay.
Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của cha mẹ và phương pháp giáo dục
mà cha mẹ áp dụng với con mình, đồng thời tác giả cũng đưa ra những sai
lầm trong cách ứng xử của cha mẹ với con cái “Tình mẹ lạm dụng là chiếm
đoạt, đòi hỏi và vô thức, không thể đặt vào địa vị của con mình, người mẹ
không thể thông cảm và thõa mãn đúng đắn những nhu cầu của con, giúp đỡ
và hướng dẫn con… thường hành động không đúng lúc về mặt giáo dục” [dẫn
theo 9, tr.119]. Những sai lầm trong việc giáo dục con cái sẽ dẫn đến sự hư
hỏng của con cái. Vì thế, mỗi bậc cha mẹ cần tìm ra phong cách giáo dục phù
hợp cho con cái trong gia đình mình, vì sự phát triển tốt nhất của con.
Tác giả Ngô Công Hoàn, trong cuốn sách “Tâm lý học trẻ em”, đã đề

cập đến vấn đề phong cách giáo dục của cha mẹ với sự hình thành tính cách
của trẻ “cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách hợp lý, không nên thả mặc
nuông chiều hoặc quá cứng rắn trừng phạt, đánh mắng hành hạ trẻ” [dẫn theo
7, tr.133]. Ông khẳng định mỗi phong cách đều có nhưng ưu nhược điểm
khác nhau, cha mẹ cần phải biết kết hợp các phong cách giáo dục sao cho hiệu
quả nhất để giáo dục con cái tốt nhất.

16


Tác giả Bùi Văn Huệ đã nhấn mạnh phương pháp dạy con trong cuốn
“Hiểu con mới dạy được con”, đồng thời ông cũng chỉ ra một số sai lầm trong
việc giáo dục con cái trong gia đình. Nếu cha mẹ có phong cách giáo dục độc
đoán thì những mâu thuẫn này sẽ bộc lộ trong thái độ của trẻ với cha mẹ.
Trong hoàn cảnh như vậy, có thể trẻ nghe lời nhưng sẽ có những hành vi:
vâng dạ rồi bỏ đấy, cãi lại, chống đối [dẫn theo 1, tr.16-17]. Như tên cuốn
sách của mình, Bùi Văn Huệ khẳng định rằng, muốn dạy con tốt thì trước hết
cha mẹ cần phải hiểu con mình, từ đó tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp
nhất với con trẻ.
Lê Thị Qúy trong cuốn “Xã hội học gia đình” đã nêu lên những sai
lầm trong việc cha mẹ giáo dục con cái bằng cách đánh đập [5, tr235]. Hậu
quả là những đứa trẻ đó khi lớn lên có nét tính cách hung bạo, hoặc u buồn,
hoảng sợ…
Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhà giáo dục nghiên cứu về ảnh hưởng của
phong cách cha mẹ đến con cái như: Nguyễn Công Khanh,Trương Thị Khánh
Hà, Vũ Hoa, Hòa Sơn, Võ Thị Cúc . Các tác giả đã khẳng định vai trò quan
trọng của phong cách cha mẹ giáo dục con cái trong việc nuôi dưỡng đứa trẻ
nên người.
Các công trình nghiên cứu về phong cách giáo dục gia đình được tiếp
cận từ nhiều góc độ khác nhau , nhưng đều cho thấy tầm quan trọng của

phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái, với sự hình thành và phát
triển các đặc điểm nhân cách của trẻ.
- Nghiên cứu về tính tự lập.
Ở Việt Nam, các nghiên cứ về tính tự lập của trẻ nhỏ được thực hiện
chủ yếu trong hai môi trường : môi trường giáo dục trong gia đình và môi
trường giáo dục trong trường mầm non.

17


Nghiên cứu về tính tự lập của trẻ trong gia đình có thể kể đến các công
trình của tác giả Nguyễn Hồng Thuận , Th.S Tăng Tiến San…Các tác giả đều cho
rằng lao động và thực hành là con đường cơ bản để hình thành tính tự lập cho trẻ
và tính tự lập của trẻ phụ thuộc cả vào môi trường gia đình mà trẻ sống.
Nghiên cứu về tính tự lập của trẻ ở trường mầm non có thể nhắc tới các
tác giả Mai Ngọc Liên, Nguyễn Thị Kim Ngân …giáo dục tính tự lập cho trẻ
mẫu giáo bé thông qua hoạt động với đồ vật và lao động tự phục vụ. Tác giả
Phạm Thị Huyên nghiên cứu phát triển tính tự lập của trẻ mẫu giáo lớn thông qua
hoạt động vui chơi. Nguyễn Thị Vinh nghiên cứu sự phát triển tính tự lập của trẻ
mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thông qua việc tổ chức môi trường hoạt động.
Đề tài của chúng tôi có sự học tập và kế thừa các thành quả nghiên cứu
về tính tự lập và các phong cách giáo dục của cha mẹ, từ đó nghiên cứu và tìm
hiểu mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự lập của trẻ
mẫu giáo.
Mối quan hệ trong gia đình nói chung và phong cách giáo dục của cha
mẹ cũng như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một chủ đề đã được đông
đảo các nhà khoa học cả trong và ngoài nước quan tâm từ lâu. Tuy nhiên,
nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự
lập của trẻ mẫu giáo ở Việt Nam vẫn còn ít. Có thể nhắc đến một số tác giả và
bài viết tiêu biểu có liên quan về chủ đề này như:

Tác giả Nguyễn Hồng Thuận, năm 2002 trong luận án tiến sỹ giáo dục
học “Một số biện pháp tác động của gia đình nhằm phát triển tính tự lập cho
trẻ em mẫu giáo 5 – 6 tuổi” đã cho thấy rằnggia đình và những phương pháp
giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành và phát
triển tính tự lập của trẻ mẫu giáo, và hoàn toàn có thể xây dựng những biện
pháp tác động đến tính tự lập của trẻ mẫu giáo [13].

18


Tác giả Hồ Sỹ Anh, trong bài viết Giáo dục gia đình VN trước bối cảnh
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dụcđăng trên Tạp chí Dạy và Học ngày
nay, số tháng 3-2014 cũng đã phân tích tầm quan trọng của giáo dục gia đình
và các phong cách giáo dục của cha mẹ phổ biến hiện nay đối với con trẻ.
Tác giả Trần Thị Phương Thảo nghiên cứu và phân tích vai trò của cha
mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ em, qua đó cũng nêu lên mối quan hệ
giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và những đặc điểm nhân cách, tâm lý
cho trẻ, được đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn hóa, trường Đại Học Văn Hóa
Hà Nội.
Tiểu kết : phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tự lập của trẻ mẫu
giáo là vấn đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
giáo dục, tâm lý học và xã hội học nghiên cứu bởi ý nghĩa thực tiễn và tầm
quan trọng của nó đối với thế hệ tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối
quan hệ của phong cách giáo dục và tính tự lập của trẻ mẫu giáo vẫn còn khá
ít ỏi. Luận văn của chúng tôi , bên cạnh việc học tập, kế thừa những thành quả
của các nghiên cứu trước đó, đồng thời tích cực tìm hiểu mối quan hệ giữa
phong cách giáo dục của cha mẹ đối với sự hình thành và phát triển tính tự lập
của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1 Khái niệm Phong cách giáo dục của cha mẹ.

a) Khái niệm Phong cách
Theo từ điển Tâm lý học thì “phong cách” được hiểu là “Toàn bộ
những nét riêng biệt tạo nên đặc trưng của mỗi cá nhân,mỗi dân tộc trong
hành vi ứng xử của họ” [17, tr.615]
Theo các nhà Tâm lý học Liên Xô, đại diện là A.Klimov,
A.Cubanova… thì phong cách là hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp

19


nhận, phản ứng, hành động tương đối ổn định của mỗi cá nhân. Chúng quy
định sự khác biệt của cá nhân này với cá nhân khác, giúp cá nhân thích nghi
với môi trường sống (đặc biệt là môi trường xã hội) thay đổi để tồn tại và phát
triển [8, tr.77]
Hai tác giả Nguyễn Hải Khoát và Nguyễn Quang Uẩn thì “Phong cách
là hệ thống những nguyên tắc, phương pháp, cách thức biểu hiện và đặc thù
của mỗi người hay một nhóm người được thể hiện trong hoạt động cơ bản của
họ [10, tr.27].
Theo Ngô Công Hoàn, trong Giáo trình giáo dục gia đình và Giáo trình
tâm lý học gia đình, ông cho rằng : “Phong cách là hành động tương đối ổn
định của cá nhân trong hoạt động, chúng quy định sự khác biệt cá nhân, giúp
cá nhân thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển” [7, tr.193]
Như vậy, có thể hiểu: Phong cách là hệ thống những phương pháp,
hành động tương đối ổn định của mỗi cá nhân tạo thành sắc thái riêng của cá
nhân trong hoạt động của họ.
Phong cách mang một số đặc điểm đặc trưng :
- Tính ổn định:
Quy định sự khác biệt cá nhân nhờ cấu tạo và chức năng hoạt động của các
giác quan, hệ thần kinh, biểu hiện thói quen phản ứng trả lời kích thích tác động
Phần ổn định này phụ thuộc vào cấu tạo cơ thể và các chức năng hoạt

động của nó như các giác quan, hệ thần kinh, tỉ lệ đầu, mình, tứ chi, thân thể.
Dáng đi, đứng, cử chỉ, điệu bộ góp phần đáng kể tạo nên phong cách bên
ngoài của con người. Bên cạnh đó, vai trò của xã hội cũng có ý nghĩa to lớn
trong việc tạo ra phong cách.
- Tính linh hoạt:

20


Tính linh hoạt, cơ động của phong cách giúp con người thích ứng với
môi trường sống thay đổi : sự thay đổi của tự nhiên, xã hội, của môi trường
sống. Phong cách của con người có thể thay đổi theo lứa tuổi, nghề nghiệp,
mức sống, tình trạng sức khỏe hay đặc điểm tâm lý của thời kì nhất định.
b) Khái niệm Phong cách giáo dục của cha mẹ.
Làm cha mẹ là một trong những vai diễn đầy thử thách và đòi hỏi nhất
của cuộc sống. Đây cũng là một vai diễn mà những người làm cha mẹ cần
chuẩn bị trước rằng: không có định hướng công việc rõ ràng, không có việc
đào tạo cho việc trở thành cha mẹ, cũng như được đào tạo về phương thức
giáo dục, cách nuôi dạy con trẻ. Trong khi thực hiện trực tiếp và qua quá trình
từ khi bắt đầu làm cha mẹ, họ sẽ có rất nhiều thử thách, lỗi lầm để có thể thực
hiện tốt vai trò của mình. Phong cách giáo dục của cha mẹ cũng dần được xây
dựng và thể hiện rõ nét trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Phong cách giáo dục của cha mẹ, theo tiếng Anh là “Parenting style”, là
tổ hợp của hai từ đơn “parenting” có nghĩa là việc giáo dục con của cha mẹ và
“style” có nghĩa là phong cách, cách thức thực hiện công việc.
“Cách mà cha mẹ nuôi dạy trẻ theo ý mình được gọi là một phương
thức nuôi dạy con cái” [dẫn theo 14, tr.351].
Theo Daina Baumrin , phong cách giáo dục của cha mẹ gồm 2 yếu tố,
đó là “sự đáp ứng của cha mẹ” và “sự kì vọng của cha mẹ” [dẫn theo 3, tr.19].
Trong phạm vi luận văn, khái niệm Phong cách giáo dục của cha mẹ

được hiểu là mô hình những khuôn mẫu khác nhau mà cha mẹ sử dụng để
quản lý và xã hội hóa đứa trẻ, đó làhệ thống thái độ, hành động tương đối ổn
định mang sắc thái riêng được cha mẹ sử dụng trong quá trình giáo dục con
cái, được con cái tiếp nhận hệ thống hành động đó.

21


×