ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=======***=======
NGUYỄN THỊ KIỀU VÂN
MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA TRẺ TIỂU
HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VỚI CÁC KỸ NĂNG
XÃ HỘI CẦN THIẾT
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 603180
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2013
Công trình đƣợc hoàn thành tại Hà Nội
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Võ Thị Minh Chí
Phản biện 1 : PGS.TS. Ngô Công Hoàn
Phản biện 2 : PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp tại
Khoa Tâm lý học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
14h00 ngày 15 tháng 11 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận văn tại :
- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là thế hệ măng non, chủ nhân tương lai của đất nước.
Trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và tham gia vào các
hoạt động phù hợp với lứa tuổi để phát triển tâm - sinh lý toàn diện.
Ngày nay, xã hội phát triển cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực khiến trẻ
em phải đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn so với thế hệ trước,
trong khi cơ hội tham gia vào những hoạt động thích hợp lại không
đủ để trẻ có thể tự phát triển kỹ năng xã hội cho mình; điều đó đặt ra
một vấn đề là phải làm sao để trẻ có được các kỹ năng xã hội và trên
cơ sở đó sẽ thúc đẩy sự tham gia của trẻ vào các hoạt động tại gia
đình, nhà trường và cộng đồng; Ngược lại, sự tham gia lại chính là
nền tảng cho trẻ hình thành và rèn luyện các kỹ năng xã hội.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, giáo dục ở bậc
tiểu học là khâu quan trọng, có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết
định đối với cuộc đời của mỗi cá nhân. Trẻ 6 tuổi đến trường, học từ
việc bắt chước các thao tác tay chân sang việc học cách tư duy, đây
là lần đầu tiên trẻ học cách học và hình thành kĩ năng làm việc trí óc,
kỹ năng sống.
Trong số các kỹ năng sống cần thiết, nhóm các kỹ năng xã
hội được coi là “nền tảng cho sự hội nhập của trẻ” là “chìa khóa của
học tập”. Khi trẻ có thể dùng các kỹ năng xã hội hợp lý, chúng có thể
biết những gì cần nói hoặc cần làm khi chúng đối xử với người khác
và có thể thành công hơn trong sự tương tác của chúng với môi
trường xung quanh, trưởng thành hơn và dễ thành công hơn trong
cuộc sống.
Một câu hỏi được đặt ra là các mức độ tham gia của trẻ trong
hoạt động học tập có mối liên hệ gì với các kỹ năng xã hội và biện
pháp nào để thúc đẩy sự tham gia vào hoạt động học tập, phát triển
các kỹ năng xã hội của trẻ; đồng thời hiện nay hệ thống lý luận về sự
tham gia của trẻ em, mối quan hệ giữa mức độ tham gia với các kỹ
4
năng xã hội là hoàn toàn mới; do vậy, với những trăn trở này và trên
cở sở hiểu biết về sự tham gia cùng các kỹ năng xã hội, học viên đi
sâu nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa mức độ tham gia của trẻ
tiểu học trong hoạt động học tập với các kỹ năng xã hội cần
thiết.” Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, nên luận văn chỉ
tập trung nghiên cứu nhóm học sinh lớp 5 khi tham gia học các môn:
mỹ thuật, kỹ năng sống, âm nhạc, thể dục (gọi chung là các môn
năng khiếu) tại trường tiểu học Thụy Phương - Hà Nội và Cung Văn
hóa thiếu nhi Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa mức độ tham
gia trong hoạt động học tập một số môn học năng khiếu với các kỹ
năng xã hội của trẻ tiểu học; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thúc
đẩy sự tham gia của trẻ trong hoạt động học tập và tăng cường các kỹ
năng xã hội cần thiết cho trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu hệ thống lý luận về sự tham gia của trẻ em
- Nghiên cứu hệ thống lý luận về các kỹ năng xã hội của trẻ
tiểu học
- Nghiên cứu hệ thống lý luận về mối quan hệ giữa mức độ
tham gia của trẻ tiểu học trong hoạt động học tập với các kỹ năng xã
hội cần thiết.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng
- Đánh giá các kỹ năng xã hội của trẻ
- Đánh giá, phân loại mức độ tham gia của trẻ trong hoạt
động học tập
- Đánh giá mối quan hệ giữa mức độ tham gia của trẻ trong
hoạt động học tập các môn năng khiếu với các kỹ năng xã hội cần
thiết.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
5
- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa mức độ tham gia
của trẻ trong hoạt động học tập và các kỹ năng xã hội cần thiết.
- Khách thể nghiên cứu
+ Nhóm chính: nhóm trẻ tiểu học lớp 5
+ Nhóm bổ sung: Nhóm cha mẹ, nhóm giáo viên
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do khả năng và thời gian có hạn, học viên chỉ nghiên cứu
trong phạm vi và giới hạn như sau:
- Không gian nghiên cứu: Trường tiểu học Thụy Phương, xã
Thụy Phương huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội và Cung Văn hóa thiếu
nhi Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013
- Nội dung nghiên cứu: mức độ tham gia của trẻ ở các môn
năng khiếu: mỹ thuật, thể dục, âm nhạc, giáo dục kỹ năng sống.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động học tập các môn
năng khiếu trong nhà trường thì trẻ có các kỹ năng xã hội tốt và
ngược lại.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Sử dụng trắc nghiệm đánh giá các kỹ năng xã hội dùng
cho học sinh tiểu học,
+ Sử dụng bảng hỏi đánh giá mức độ tham gia của trẻ vào
hoạt động học tập,
+ Phương pháp quan sát: Quan sát để đánh giá mức độ tham
gia của trẻ, mối quan hệ giữa mức độ tham gia và các kỹ năng xã hội
mà trẻ có,
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu trẻ, cha mẹ trẻ,
thầy/cô giáo.
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tham gia
Những nghiên cứu về sự tham gia đã đề cập đến khái niệm về
sự tham gia, phân chia các mức độ tham gia. Khái niệm tham gia
được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về xã hội học, công tác xã hội
như: tăng cường sự tham gia trong lĩnh vực phát triển cộng đồng,
trong hoạt động nhằm đảm bảo dân chủ, .
Trong các nghiên cứu về sự tham gia của Roger Hart: Sự
tham gia của trẻ em: từ chủ nghĩa tượng trưng đến tư cách công dân;
nghiên cứu của Joachim Theis: Thúc đẩy các phương pháp tiếp cận
dựa trên quyền trẻ em – kinh nghiệm và sáng kiến từ các nước Châu
Á – Thái Bình Dương mới chỉ được tiếp cận ở góc độ quyền: quyền
trong việc xây dựng luật pháp, chính sách cho trẻ em, quyền trong
các hoạt động liên quan đến trẻ em cần thăm dò ý kiến trẻ em thông
qua các diễn đàn trẻ em cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Do vậy, sự tham gia của trẻ em trong nhà trường là một vấn đề mới:
tham gia trong học tập, vui chơi, xây dựng trường lớp, hay sự tham
gia chỉ đơn giản là cách các em bầu lớp trưởng, phản hồi về nội
dung, phương pháp dạy học,
1.1.2. Kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, việc nghiên cứu về kỹ
năng xã hội được triển khai khá rầm rộ trong tâm lý học, đặc biệt
trong tâm lý học Mỹ, do ý nghĩa đặc biệt của vấn đề này với cuộc
sống của cá nhân và xã hội. Những nghiên cứu về kỹ năng xã hội của
Jessica Masty & Yoni Schwab, Gresham & Elliot, O.V.Giapataia đã
chỉ ra thế nào là kỹ năng xã hội, cấu trúc của kỹ năng xã hội, kỹ năng
xã hội bao gồm những kỹ năng nhỏ lẻ nào, chỉ ra vai trò, ý nghĩa của
7
kỹ năng xã hội, đặt kỹ năng xã hội trong tương quan với kỹ năng
sống, .
Tuy nhiên, nghiên cứu và lý luận về sự tham gia, các kỹ năng
xã hội còn ít và chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mối quan hệ giữa
mức độ tham gia và các kỹ năng xã hội của trẻ tiểu học trong hoạt
động học tập ở nhà trường. Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mối quan hệ
đó cũng như đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia
và phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ trong hoạt động học tập các
môn năng khiếu tại nhà trường.
1.2.Một số vấn đề lí luận cơ bản của đề tài
1.2.1.Các khái niệm công cụ
1.2.1.1. Tham gia
Sự tham gia bao gồm: Trẻ biết và hiểu về hoạt động mình thực
hiện; Trẻ thể hiện ý kiến, quan điểm; Trẻ khởi xướng, đề xuất hoạt
động; Trẻ mời người lớn và các bạn cùng tham gia vào hoạt động
phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển tâm sinh lý.
Để thực hiện theo đúng tính chất tham gia, trẻ cần có những kỹ
năng nhất định phù hợp với từng dạng hoạt động. Ví dụ, muốn tham
gia tốt vào hoạt động tập thể, trẻ cần có sự yêu thích với hoạt động
đó, có các kỹ năng để giải quyết ổn thỏa các vấn đề hay các hoạt
động phát sinh trong nhóm như: kỹ năng kiềm chế, tự kiểm soát, kỹ
năng đồng cảm,
1.2.1.2. Hoạt động học tập
Học tập được xem là hình thức hoạt động mà trong quá trình
đó cá thể thay đổi hành vi và các thuộc tính tâm lý của mình dưới
ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài và kết quả của các hành động
của bản thân.
8
Hoạt động học tập của con người được đặc trưng bởi tính mục
đích, khoa học và được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau
như: học bằng bắt chước, hành động, trải nghiệm các quan hệ và tình
huống bằng suy nghĩ và lý trí, bằng phương thức hỗn hợp.
1.2.1.3. Kỹ năng xã hội
* Kỹ năng
Kỹ năng được xem xét không xuất phát từ một cách tiếp cận
duy nhất, có thể khái quát khái niệm kỹ năng như sau: Kỹ năng là
thao tác của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành
động nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn
và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh và phương tiện nhất định.
*Kỹ năng xã hội
Có nhiều định nghĩa về kỹ năng xã hội trong tâm lý học,
nhưng nhìn chung kỹ năng xã hội được hiểu là khả năng thiết lập,
duy trì và củng cố các mối tương tác xã hội.
1.2.1.4. Trẻ em
Trẻ em được hiểu là đối tượng còn nhỏ tuổi, chưa trưởng
thành về tâm sinh lý. Trẻ em cần được gia đình, nhà trường và toàn
xã hội chăm sóc, bảo vệ và giáo dục.
1.2.2. Đặc điểm của trẻ em và hoạt động học tập
1.2.2.1. Đặc điểm của trẻ em
*Đặc điểm sinh lý
Nhìn chung ở lứa tuổi này có những thay đổi cơ bản về những
đặc điểm giải phẫu sinh lí: Chiều cao và trọng lượng ; Hệ xương; Hệ
cơ; Hệ tuần hoàn; Hệ hô hấp; Hệ thần kinh.
*Quan niệm về trẻ em
9
Những thành tựu của tâm lí học đã khẳng định: Trẻ em không
phải là người lớn thu nhỏ lại, “trẻ em là trẻ em”; Trẻ em là con đẻ
của thời đại; Trẻ em ngày nay có sự gia tốc phát triển, đó là sự phát
triển nhanh về sinh lí, tâm lí của trẻ em.
1.2.2.2. Đặc điểm hoạt động học tập
Có thể lưu ý một số điểm sau ở hoạt động học:
Không phải bất cứ sự biến đổi nào của hoạt động và hành vi
đều là sự học tạo ra, thậm chí cả những biến đổi hợp lí nếu đó là sự
biến đổi của những thuộc tính bẩm sinh.
Sự biến đổi mang tính bền vững, ổn định, chứ không nhất
thời, tình cờ, may rủi (ví dụ, một cầu thủ ghi bàn thắng không có
nghĩa là anh ta học được cách ghi bàn).
Học là một nhu cầu, một hoạt động của con người.
* Đặc điểm của hoạt động học của học sinh tiểu học
- Là hoạt động xuất hiện lần đầu tiên trong đời sống của trẻ.
- Là hoạt động được hình thành nhờ phương pháp nhà trường.
- Là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học.
* Hoạt động học tập các môn năng khiếu
Học tập các môn năng khiếu có đặc trưng khác các môn học
khác là không chỉ yêu cầu tư chất bẩm sinh, sự luyện tập mà còn có
đặc trưng ở sự tương tác nhiều hơn giữa các em học sinh trong khi
học tập như: thiết lập những mối quan hệ hợp tác, đồng cảm, chia sẻ,
chủ động đề nghị người khác giúp đỡ, biết kiềm chế . Ví dụ khi trẻ
học môn kỹ năng sống, trẻ đóng vai nhân vật, trẻ cần hợp tác với các
trẻ khác, biết chia sẻ, biết kiềm chế,… để cùng nhau hoàn thành vai
diễn của mình tốt hơn và tạo nên sự thành công của vở kịch mà trẻ
tham gia đóng vai nhân vật.
10
Như vậy, học tập các môn năng khiếu sẽ tạo điều kiện cho trẻ
phát huy sự sáng tạo, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử,…rèn luyện
và phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ.
1.2.3. Các mức độ tham gia và các kỹ năng xã hội
1.2.3.1. Các mức độ tham gia
Theo quan điểm của Hart thì sự tham gia của trẻ em gồm 8
mức sau:
1. Trẻ em bị lôi kéo, người lớn điều khiển: Trẻ em làm hoặc
nói những gì người lớn gợi ý cho các em nhưng các em thật sự không
hiểu đó là những cái gì. Trẻ chỉ được hỏi lấy lệ.
2. Bắt chước người lớn (tham gia như một hình thức trang trí):
Trẻ em tham gia vào một sự kiện như: hát, múa, làm việc tốt,
nhưng trẻ thực sự không hiểu vấn đề mà chỉ tham gia do người lớn
sắp đặt.
3. Bị bắt ép thực hiện (tham gia như một hình thức tượng
trưng): Trẻ em được nói lên những gì các em suy nghĩ về một vấn đề
nhưng có rất ít hoặc không có sự lựa chọn nào về cách tham gia hay
diễn đạt các quan điểm của mình.
4. Hiểu và làm theo người lớn: Người lớn quyết định về công
việc và trẻ em xung phong thực hiện công việc đó. Trẻ em hiểu công
việc phải làm và tự quyết định về sự tham gia của mình.
5.Trẻ tham gia đóng góp ý kiến với người lớn: Công việc do
người lớn thiết kế và quản lý nhưng trẻ em được hỏi ý kiến. Trẻ em
hiểu được quy trình công việc phải làm và tự quyết định về sự tham
gia của mình.
6. Người lớn khởi xướng quyết định cùng trẻ em: Người lớn
khởi xướng, trẻ em tham gia vào tất cả các khâu lập kế hoạch và thực
11
hiện. Không những quan điểm của trẻ em được quan tâm xem xét mà
bản thân trẻ em cũng được tham gia vào việc quyết định.
7. Trẻ em khởi xướng và được chỉ dẫn: Ý kiến khởi xướng là
của trẻ em và trẻ em là người quyết định công việc phải được thực
hiện như thế nào. Người lớn luôn có mặt để hướng dẫn nhưng không
quản lý công việc.
8. Trẻ em khởi xướng, người lớn cùng quyết định: Trẻ em
khởi xướng công việc và mời người lớn tham gia cùng quyết định.
Như vậy, với 8 mức độ tham gia khác nhau, yêu cầu trẻ cần
có kiến thức và kỹ năng khác nhau như sự phối hợp, sự quyết đoán,
sự tự khẳng định, để phù hợp với từng mức độ tham gia, bởi sự
tham gia của trẻ ở mỗi mức độ khác nhau là khác nhau về hành động,
cách thể hiện, và mang lại những kết quả khác nhau trong hoạt
động mà trẻ tham gia. Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng bậc
thang về các mức độ tham gia của Hart để đánh giá.
1.2.3.2. Các kỹ năng xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau khi phân chia các kỹ năng
thuộc kỹ năng xã hội. Có tác giả cho rằng các kỹ năng xã hội gồm
có: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết
định, kỹ năng xã hội tự điều khiển, kỹ năng tạo lập quan hệ với bạn
bè. Hay kỹ năng xã hội cần dạy cho học sinh gồm: hiểu biết và tin
tưởng lẫn nhau, giao tiếp rõ ràng, chấp nhận và hỗ trợ nhau, giải
quyết xung đột.
Theo Gresham và Elliot, kỹ năng xã hội bao gồm 4 nhóm kỹ
năng cơ bản là:
- Nhóm kỹ năng hợp tác: Đó là những hành vi giúp đỡ người
khác, tuân thủ cam kết hoặc cùng chung sức hoàn thành một công
việc, cùng phối hợp hành động trong một lĩnh vực nào đó nhằm một
mục đích chung.
12
- Nhóm kỹ năng quyết đoán, tự khẳng định: Đó là những hành
vi chủ động đề nghị người khác cung cấp thông tin, tự giới thiệu về
mình, kiên định khi bị người khác gây sức ép, bảo vệ các chính kiến,
quan điểm của mình một cách tích cực.
- Nhóm kỹ năng đồng cảm: Đó là sự quan tâm, trân trọng tình
cảm và ý kiến của người khác, mong muốn được chia sẻ với họ và
thấu hiểu những khó khăn riêng và biết cách chia sẻ tâm tư, tình cảm
với người khác.
- Nhóm kỹ năng kiềm chế, tự kiểm soát: Đó là hành vi biết
kiềm chế trong các tình huống xung đột, biết cách kiềm chế xúc cảm
hoặc biết tự làm chủ tình cảm của mình, không để cho những nhu
cầu, mong muốn, hoàn cảnh hoặc người khác chi phối.
Có thể nói theo quan điểm của nhóm tác giả Gresham và
Elliot - 1990, 4 nhóm kỹ năng xã hội được đưa ra có tính khái quát,
đã bao trùm được các kỹ năng nhỏ lẻ thuộc nhóm kỹ năng xã hội, là
những yếu tố mấu chốt trong giao tiếp và tạo lập các mối quan hệ xã
hội: hợp tác, đồng cảm, quyết đoán, tự khẳng định và kiềm chế, tự
kiểm soát. Theo các tác giả này, các kỹ năng xã hội tốt bao giờ cũng
bao gồm trong đó sự hợp tác, sự thỏa hiệp và sự tôn trọng không gian
riêng của người khác. Đây cũng chính là những yếu tố mấu chốt, rất
cần thiết trong sự tham gia. Sự tham gia của cá nhân vào các hoạt
động và sự hình thành các kỹ năng xã hội đóng vai trò quan trọng
trong sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân, đặc biệt với
lứa tuổi tiểu học, đang bắt đầu học những kỹ năng xã hội đầu tiên,
làm nền tảng cho sự phát triển tâm sinh lý sau này của trẻ. Do vậy,
trong nghiên cứu này học viên sử dụng quan điểm phân chia kỹ năng
xã hội thành 4 nhóm kỹ năng của Gresham và Elliot để nghiên cứu.
1.2.4. Mối quan hệ giữa các mức độ tham gia và các kỹ
năng xã hội
13
L.N.Tônxtôi và K.D. Usinxki đã cho rằng: “Nếu người lớn
nhìn thấy được khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng có thể nhận xét
riêng của trẻ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ bằng sức lực của trẻ và
biết dựa vào nó thì tác động của người lớn lên đứa trẻ sẽ đạt kết quả
cao hơn”.
Phát triển các kỹ năng xã hội, tăng cường sự tham gia của trẻ
chính là để phát huy khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng có thể nhận
xét riêng, khả năng hoàn thành nhiệm vụ bằng sức lực của trẻ. Các
kỹ năng xã hội và sự tham gia của trẻ có mối quan hệ chặt chẽ, tương
hỗ lẫn nhau, sự tham gia của trẻ có hiệu quả, tích cực vào các môn
học hay không phụ thuộc nhiều vào các kỹ năng xã hội mà trẻ có.
Càng có nhiều kỹ năng xã hội, trẻ càng tự tin, tích cực và chủ động
tham gia vào hoạt động học bấy nhiêu. Ngược lại, khi tạo được hứng
thú cho trẻ, khuyến khích được trẻ tham gia tích cực bao nhiêu thì
các kỹ năng xã hội càng được rèn luyện, củng cố một cách thành
thục. Việc phát huy sự tham gia cũng như xây dựng kỹ năng xã hội
sẽ giúp trẻ không chỉ học tập tốt hơn mà còn có các kỹ năng mềm để
ứng xử, trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Dựa vào việc phân tích các khái niệm công cụ về mức độ
tham gia và các kỹ năng xã hội của trẻ, có thể nhận thấy như sau:
Khi tham gia ở mức độ 1, 2, 3 thì trẻ cần có nhóm kỹ năng hợp tác;
Trẻ tham gia ở mức độ 4, 5 thì trẻ cần có nhóm kỹ năng hợp tác, kỹ
năng quyết đoán, tự khẳng định, đồng cảm; Trẻ tham gia ở mức độ 6,
7, 8 thì trẻ cần có nhóm kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết đoán, tự
khẳng định, đồng cảm, kiềm chế, tự kiểm soát.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về mức độ
tham gia, kỹ năng xã hội, trẻ em, hoạt động học tập và mối quan hệ
giữa mức độ tham gia với các kỹ năng xã hội cần thiết trong hoạt
động học. Đây là một mối quan hệ tương hỗ, hai yếu tố tác động qua
14
lại lẫn nhau, trong đó sự tham gia giữ vai trò là yếu tố thúc đẩy ban
đầu sự phát triển thành thục và toàn diện các kỹ năng xã hội của trẻ
trong hoạt động học tập nói riêng và các hoạt động khác nói chung.
Ngược lại, khi trẻ có kỹ năng xã hội tốt thì sự tham gia đạt mức độ
cao hơn, trẻ không chỉ tham gia một cách thụ động, đơn thuần, mà
trẻ đóng vai trò chủ động, sáng tạo, có khả năng thể hiện quan điểm
và thu hút người khác theo hoạt động của mình.
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu lý luận
2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu lý luận nhằm chỉ ra các vấn đề về lý thuyết có
liên quan làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu: sự tham gia và các kỹ
năng xã hội.
2.1.2.Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu lý luận
Học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận là nghiên
cứu tài liệu để tìm hiểu các lý thuyết, quan điểm khác nhau có liên
quan tới vấn đề nghiên cứu. Phân tích các tài liệu nghiên cứu được
để chỉ ra lý thuyết, quan điểm là cở sở của đề tài nghiên cứu này.
Nghiên cứu lý thuyết về các nội dung: Tham gia, học tập, trẻ
em, kỹ năng xã hội (đã nêu trong phần cơ sở lí luận).
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn
Đánh giá thực trạng kỹ năng xã hội và mức độ tham gia của
trẻ tiểu học trong hoạt động học tập: 60 trẻ tại trường tiểu học Thụy
Phương, Hà Nội và Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội.
15
Có cơ sở để kiểm chứng mối quan hệ giữa kỹ năng xã hội và
mức độ tham gia của trẻ tiểu học trong hoạt động học tập, trên cơ sở
đó để đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia và phát
triển các kỹ năng xã hội.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn
- Thực trạng kỹ năng xã hội của trẻ
- Thực trạng mức độ tham gia của trẻ trong hoạt động học tập
- Mối quan hệ giữa mức độ tham gia của trẻ với các kỹ năng
xã hội cần thiết trong hoạt động học tập các môn năng khiếu: Môn
mỹ thuật, môn thể dục, môn âm nhạc, môn giáo dục kỹ năng sống.
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Học viên sử dụng phương pháp chính là: phương pháp điều tra
bảng hỏi, phương pháp trắc nghiệm. Hai phương pháp bổ sung là:
phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn sâu.
2.2.3.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Học viên thiết kế bảng hỏi để nghiên cứu về sự tham gia của
trẻ em trong hoạt động học tập với 9 câu hỏi xoay quanh vấn đề tham
gia của trẻ em vào hoạt động học tập (phụ lục 1).
Sử dụng bảng hỏi với 60 trẻ đang học lớp 5: 30 trẻ học tại
trường Tiểu học Thụy Phương, Hà Nội, 30 trẻ tại Cung Văn hóa
thiếu nhi Hà Nội.
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo tiêu chí: Nhiệt tình tham
gia nghiên cứu; Đang học lớp 5; Số trẻ được lựa chọn được chia đều
trường Tiểu học Thụy Phương và Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội;
Chú ý tới tỉ lệ nam nữ cân bằng.
2.2.3.2. Phƣơng pháp trắc nghiệm
16
Cũng trên 60 trẻ trả lời phiếu hỏi, học viên sử dụng trắc nghiệm
đánh giá kỹ năng xã hội trong Bộ công cụ đo các chỉ số sinh lí, tâm lí
cơ bản của học sinh tiểu học và hướng dẫn thực hiện - Đề tài cấp Bộ,
Tạ Thị Ngọc Thanh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tháng 8
năm 2011, đã sử dụng và chỉnh lý (phụ lục 2) - nhằm đánh giá, phân
loại kỹ năng xã hội của trẻ ở mức yếu, trung bình, khá, tốt; đánh giá
trẻ mạnh ở nhóm kỹ năng xã hội nào.
Trong đó, trắc nghiệm được đánh giá theo phương pháp cho
điểm với 42 câu, tổng điểm lý tưởng của trắc nghiệm là: 72 điểm. Cụ
thể, trong 42 câu, có 6 câu điểm lý tưởng là 0 điểm: câu 5, 28, 31, 34,
37, 39; có 36 câu điểm lý tưởng là 2 điểm: câu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9,
10, 11,12,13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 29,
30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 40, 41, 42.
Phiếu trắc nghiệm bao gồm 42 câu được phân chia theo 4 nhóm
kỹ năng như sau: Nhóm kỹ năng hợp tác: câu 1, 6, 15, 17, 18, 20, 22,
28, 34, 35, 37, 40, 41; Nhóm kỹ năng quyết đoán: câu 7, 9, 16, 24,
26, 31, 32, 39, 42; Nhóm kỹ năng đồng cảm: câu 2, 3, 10, 11, 14, 19,
23, 29, 30, 33, 34, 36, 38; Nhóm kỹ năng kiềm chế, tự kiểm soát: câu
4, 5, 8, 12, 13, 21, 25, 27.
Để đánh giá kỹ năng xã hội của trẻ theo 4 mức yếu, trung bình,
khá, tốt thì mức điểm của trẻ được phân chia như sau: Mức yếu: từ 0
điểm đến 18 điểm; Mức trung bình: từ 19 điểm tới 36 điểm; Mức
khá: từ 37 điểm tới 54 điểm; Mức tốt: từ 55 điểm tới 72 điểm. Từ đó
sẽ biết được có bao nhiêu trẻ có kỹ năng xã hội ở mức yếu, bao nhiêu
trẻ ở mức trung bình và bao nhiêu trẻ ở mức khá, tốt.
Để đánh giá trẻ mạnh ở nhóm kỹ năng xã hội nào trong 4 nhóm
kỹ năng theo quan điểm của Gresham và Elliot (nhóm kỹ năng hợp
tác, nhóm kỹ năng đồng cảm, nhóm kỹ năng quyết đoán, tự khẳng
định, nhóm kỹ năng kiềm chế, tự kiểm soát) và mạnh ở những yếu tố
nào trong từng nhóm kỹ năng, học viên sử dụng phần mềm SPSS để
17
tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của từng nhóm kỹ năng.
Nhóm kỹ năng nào có độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ đồng đều
của trẻ trong việc thực hiện kỹ năng này càng nhỏ, ngược lại nhóm
kỹ năng nào có độ lệch chuẩn càng nhỏ thì mức độ đồng đều của trẻ
trong việc thực hiện kỹ năng này càng lớn.
2.2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu giáo viên, cha mẹ trẻ, trẻ. Trường Tiểu học Thụy
Phương: 1 giáo viên dạy bộ môn năng khiếu, 1 cha mẹ chọn ngẫu
nhiên và 1 trẻ chọn ngẫu nhiên. Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội: 1
giáo viên dạy môn năng khiếu, 1 cha mẹ chọn ngẫu nhiên và 1 trẻ
chọn ngẫu nhiên. Nội dung phỏng vấn cụ thể như sau:
Phỏng vấn sâu giáo viên:
- Phương pháp nào để phát huy tính tích cực học tập, tăng cường
sự tham gia của các em học sinh lớp 4, 5 vào các môn học: thể dục,
mỹ thuật, kỹ năng sống,âm nhạc?
- Cần chuẩn bị giáo án, đồ dùng như thế nào để tăng cường sự
tham gia của trẻ?
- Theo anh/chị, trẻ tham gia vào các giờ học ở những mức độ
nào trong các mức độ sau (lấy ví dụ cụ thể về mức độ tham gia trong
1 môn học cụ thể): Trẻ biết và hiểu về hoạt động mình thực hiện; Trẻ
thể hiện ý kiến, quan điểm; Trẻ khởi xướng, đề xuất hoạt động; Trẻ
mời người lớn và các bạn cùng tham gia vào hoạt động.
- Theo anh/chị tại sao trẻ không tham gia tích cực vào các môn
học?
- Anh/chị đánh giá như thế nào về vai trò của sự tham gia của trẻ
vào hoạt động học tâp? (tham gia tích cực thì đem lại lợi ích gì và
không tham gia tích cực thì như thế nào?)
Phỏng vấn sâu cha mẹ:
18
- Anh/chị đã có phương pháp gì để khích lệ trẻ học và phát triển
kỹ năng xã hội của trẻ?
-Theo anh/chị tại sao trẻ không tham gia tích cực vào các môn
học?
- Anh/chị đánh giá như thế nào về vai trò của sự tham gia của trẻ
vào hoạt động học tập.
Phỏng vấn sâu trẻ:
- Em tham gia vào các giờ học ở những mức độ nào trong các
mức độ sau (lấy ví dụ cụ thể về mức độ tham gia trong 1 môn học
cụ thể): Trẻ biết và hiểu về hoạt động mình thực hiện; Trẻ thể hiện ý
kiến, quan điểm; Trẻ khởi xướng, đề xuất hoạt động; Trẻ mời người
lớn và các bạn cùng tham gia vào hoạt động.
- Tại sao em tham gia tích cực/không tích cực vào các môn học?
- Theo em làm cách nào để tham gia học tích cực hơn và phát
triển được các kỹ năng xã hội?
2.2.3.4. Phƣơng pháp quan sát
Trong 60 trẻ được đánh giá có kỹ năng xã hội ở mức yếu,
trung bình, khá, tốt, mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên 2 trẻ, tạo thành 1
nhóm 8 trẻ để thực hành quan sát. Tình huống quan sát được lặp lại 2
buổi trên 1 môn học, bao gồm các môn: mỹ thuật, kỹ năng sống, âm
nhạc, thể dục.
Khi tiến hành quan sát, các dấu hiệu nhận biết mức độ tham
gia của trẻ có thể được xác định dựa vào:
- Những biểu hiện bên ngoài: trẻ chăm chú vào môn học,
thường biểu lộ qua cử chỉ, nét mặt, điệu bộ rất hân hoan, vui sướng
khi thực hiện nhiệm vụ. Đôi khi kèm với các vận động tích cực, hoặc
thổ lộ bằng ngôn ngữ.
19
- Những kết quả công việc của trẻ: kết quả hoạt động của trẻ
thể hiện một quá trình trẻ có bắt chước – tái tạo tích cực hay sáng tạo
(đặc biệt là có những thay đổi trên kết quả của trẻ so với mẫu gợi ý,
tranh mẫu, hành động mẫu, ; sản phẩm của trẻ được thể hiện chi
tiết hoặc trau chuốt, ví dụ về nét vẽ, bố cục, tô màu, trang trí có ý
nghĩa, thao tác đẹp và mang màu sắc riêng, xử lý tình huống sáng tạo
hơn, )
- Mức độ hăng hái, chủ động tham gia: Khao khát tìm tòi,
hiểu biết, trẻ có thiện chí, sẵn sàng chia sẻ, trao đổi ý kiến với bạn,
với cô trong hoạt động và trả lời các câu hỏi của giáo viên. Chủ động
lựa chọn những thứ cần thiết để thực hiện bài học, có suy nghĩ lựa
chọn cách thể hiện đề tài. Muốn và phấn chấn bước vào giải quyết
vấn đề - thực hiện nhiệm vụ (ví dụ: trong môn vẽ: trẻ tham gia hoạt
động quan sát tranh mẫu hay tranh gợi ý, tham gia phân tích, thực
hiện tác phẩm). Trẻ có thể cần sự hỗ trợ nhưng sau đó trẻ vẫn hoạt
động một cách độc lập.
- Chú ý: Trẻ chăm chú lắng nghe cô và luôn hướng theo cô.
Trẻ vượt qua các tác động làm phân tán sự chú ý, trả lời nhanh, chính
xác các câu hỏi của giáo viên.
- Mức độ hành động ý chí: Có những biểu hiện kiên trì, vượt
khó, sẵn sàng và có những nỗ lực (dù là ban đầu) giải quyết vấn đề.
Cố gắng hoàn thành công việc khi sắp hết thời gian, sửa chữa những
sai sót đã được góp ý và không ỷ lại ngay cả khi được hỗ trợ.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã hệ thống tổ chức và phương pháp nghiên cứu
của đề tài bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp
nghiên cứu thực tiễn (phương pháp bảng hỏi về tham gia, phương
pháp trắc nghiệm đánh giá kỹ năng xã hội dùng cho học sinh tiểu
học, phương pháp quan sát, phương pháp pháp phỏng vấn sâu).
20
Trong mỗi phương phương pháp học viên đã chỉ ra mục đích,
nội dung, cách thức tổ chức thực hiện và sử dụng các phương pháp
như thế nào là cơ sở để có được kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ được
trình bày ở chương 3.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Đánh giá thực trạng kỹ năng xã hội
Đánh giá thực trạng kỹ năng xã hội sử dụng phương pháp trắc
nghiệm kỹ năng xã hội. Tổng hợp kết quả của phiếu trắc nghiệm
đánh giá các kỹ năng xã hội dùng cho bậc tiểu học trên 60 trẻ (30 trẻ
tại trường tiểu học Thụy Phương và 30 trẻ tại Cung văn hoá thiếu nhi
Hà Nội), thu được kết quả như sau:
Trẻ chủ yếu có kỹ năng xã hội ở mức trung bình, trong đó trẻ
ở Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội có kỹ năng xã hội tốt hơn ở trường
tiểu học Thụy Phương.
Trong 4 nhóm kỹ năng thì nhóm kỹ năng kiềm chế, tự kiểm
soát là nhóm kỹ năng trẻ thực hiện tốt nhất, thứ hai là nhóm kỹ năng
quyết đoán tự khẳng định, tiếp đó là nhóm kỹ năng đồng cảm, nhóm
và nhóm kỹ năng hợp tác. Do vậy, cần chú ý bồi dưỡng và phát triển
nhóm kỹ năng hợp tác cho trẻ. Trong nhóm kỹ năng hợp tác, điều trẻ
thực hiện được nhiều nhất là “trước khi dùng đồ đạc của người khác
em xin phép”, điều trẻ thấy khó thực hiện là thấy khó khăn khi tiếp
xúc với bạn mới và ít sử dụng những cách khác nhau khi thuyết
phục. Do vậy cần chú ý tới các cách để hướng dẫn cho trẻ cảm thấy
dễ dàng hơn khi tiếp xúc với bạn mới, nâng cao khả năng ngôn ngữ
và tư duy khi thuyết phục.
3.2. Đánh giá chung về mức độ tham gia trong hoạt động
liên quan đến học tập của trẻ
21
Đánh giá thực trạng mức độ tham gia vào hoạt động học tập sử
dụng phương pháp bảng hỏi tham gia. Tổng hợp kết quả của phiếu
hỏi, thu được kết quả như sau:
Nhìn chung, cách ứng xử của thầy cô và bạn bè khi trẻ có ý
kiến là: từ phía thầy cô chủ yếu là lắng nghe ý kiến của em, có quan
tâm đáp ứng ý kiến của các em, có phần nào khuyến khích các em
góp ý kiến và có cư xử xin lỗi nếu em có việc làm chưa đúng, ít
trường hợp không muốn nghe em nói hay trách mắng em. Về phía
bạn bè, cách ứng xử của bạn bè chủ yếu là lắng nghe ý kiến của em, xin
lỗi em nếu có việc làm chưa đúng, quan tâm và khuyến khích em góp ý
kiến, ít trường hợp không muốn nghe em nói hay trách mắng em. Như
vậy, cách ứng xử của thầy cô và bạn bè có sự đồng nhất khi trẻ tham gia
ý kiến, chủ yếu là lắng nghe và khích lệ.
Khi để cho các em tự đánh giá mức độ tham gia của trẻ vào
hoạt động học tập, thu được kết quả như sau: mức độ tham gia chủ
yếu của trẻ là trẻ hiểu và làm theo người lớn và tham gia đóng góp ý
kiến với người lớn, bên cạnh đó là các mức độ tham gia được lựa
chọn thấp hơn như: bị lôi kéo, cùng người lớn xây dựng kế hoạch;
mức độ trẻ khởi xướng người lớn cùng quyết định rất thấp.
3.3. Mối quan hệ giữa mức độ tham gia và các kỹ năng xã hội
Để đánh giá định lượng về mối tương quan giữa mức độ tham
gia và các kỹ năng xã hội của trẻ, luận văn đã sử dụng ba phương
pháp: phương pháp trắc nghiệm kỹ năng xã hội, phương pháp bảng
hỏi tham gia và phương pháp quan sát.
3.3.1. Phân tích kết quả phƣơng pháp trắc nghiệm kỹ năng
xã hội và phiếu hỏi tham gia
Để phân tích kết quả của hai phương pháp này, học viên sử
dụng phần mềm SPSS để phân tích. Học viên tính chỉ số tương quan
trên phần mềm SPSS để đánh giá.
22
Trước tiên là đánh giá chung về tương quan giữa các nhóm kỹ
năng xã hội với các mức độ tham gia của trẻ thu được kết quả:
Các nhóm kỹ năng xã hội có tương quan chủ yếu với các mức
độ tham gia 1, 2, 3, 4, 5 và 6. Trong đó cả 4 nhóm kỹ năng đều có
tương tác chặt chẽ với mức độ tham gia 2, 5 và 6. Tức là, các nhóm
kỹ năng xã hội có tương tác chặt chẽ với việc trẻ có bắt chước người
lớn, trẻ có tham gia đóng góp ý kiến với người lớn và người lớn khởi
xướng quyết định cùng trẻ em hay không.
Nhóm kỹ năng hợp tác, nhóm kỹ năng quyết đoán, tự khẳng
định và nhóm kỹ năng kiềm chế tự kiểm soát ngoài tương tác chặt
chẽ với mức độ tham gia 2, 5 và 6 còn có tương tác chặt chẽ với mức
độ tham gia 1, tức là trẻ có bị lôi kéo do người lớn điều khiển hay
không. Mối tương quan này chỉ ra rằng sự hợp tác của trẻ có thể là
trên tinh thần tự nguyện hay chỉ là sự lôi kéo của người lớn, trẻ có
vai trò hoàn toàn thụ động. Nếu trẻ có khả năng tự khẳng định bản
thân, thể hiện được giá trị của mình, có khả năng quyết đoán, đồng
thời biết kiềm chế, kiểm soát bản thân để đưa ra quan điểm chính
kiến của mình thì trẻ sẽ không bị lôi kéo theo sự điều khiển của
người lớn một cách thụ động, và ngược lại khi trẻ biết khẳng định
bản thân, có sự quyết đoán, tự kiểm soát bản thân thì trẻ sẽ biết cách
hợp tác và tham gia vào hoạt động cùng người lớn chủ động hơn,
tích cực hơn, không phải là sự tham gia thụ động, đơn thuần chỉ là bị
lôi kéo do người lớn điều khiển.
Nhóm kỹ năng kiềm chế tự kiểm soát ngoài tương tác chặt chẽ
với mức độ tham gia 1, 2, 5 và 6 còn có tương tác chặt chẽ với mức
độ tham gia 4, tức là trẻ có hiểu và làm theo người lớn hay không.
Mối tương quan này chỉ ra rằng khi trẻ biết tự kiềm chế kiểm soát
bản thân trẻ có thể hiểu và làm theo người lớn một cách tích cực, chủ
động hơn. Bởi khi đó trẻ hiểu công việc mình phải làm, kiểm soát nó,
xung phong thực hiện công việc và xác định mình có thể tham gia
23
vào công việc ở mức độ nào. Ví dụ, khi học kỹ năng sống, thầy cô
muốn tìm một người để đóng vai nhân vật, trẻ xung phong đảm
nhiệm vai đó, trẻ hiểu để đóng vai đó mình cần có lời thoại như thế
nào, biểu lộ cảm xúc ra sao, ở mức độ nào là hợp lý, và mình chỉ
tham gia đến đoạn nào của vở kịch thì hết vai nhân vật,….
Như vậy, có thể thấy rằng để tăng cường mức độ tham gia của
những trẻ trong nghiên cứu này, cần tăng cường và chú trọng trước
hết tới nhóm kỹ năng đồng cảm, tiếp đó là hợp tác, quyết đoán, tự
khẳng định và kiềm chế, tự kiểm soát.
Mối tương quan giữa các nhóm kỹ năng xã hội với các mức độ
tham gia còn được thể hiện cụ thể hơn ở nội dung hoạt động mà trẻ
tham gia.
3.3.2. Phân tích kết quả phƣơng pháp quan sát
Cũng trên nhóm học sinh đã đánh giá kỹ năng xã hội và mức
độ tham gia nói chung trong hoạt động liên quan đến học tập này,
học viên thực hiện việc quan sát đại diện để đánh giá mức độ tham
gia của trẻ. Qua đó thấy được trẻ có kỹ năng xã hội tốt, khá, trung
bình, yếu thì tham gia vào hoạt động học tập các môn năng khiếu
như thế nào, có những sự khác biệt gì.
Cụ thể, kết quả của quan sát như sau:
Những biểu hiện bên ngoài:
Trẻ có kỹ năng xã hội mức yếu: trẻ chưa thực sự chăm chú vào
môn học, đôi khi có cử chỉ chau mày, nhăn mặt, quay sang hỏi bài,
hỏi chuyện bạn bên cạnh, không có sự khác biệt đáng kể trong cả 4
môn học, do đặc trưng của môn học nên trong môn thể dục, trẻ có
biểu hiện bên ngoài là hay hoạt động ngoài bài học, hay nói chuyện
riêng hơn.
24
Trẻ có kỹ năng xã hội mức trung bình: Trẻ tương đối chú ý
vào môn học, thi thoảng không tập trung và làm việc riêng nhưng tần
số lặp lại ít.
Trẻ có kỹ năng xã hội mức khá và tốt: Phản ứng nhanh trước
các câu hỏi của giáo viên đặt ra, tỏ ra thích thú xung phong đứng lên
trả lời, lên bảng làm bài.
Những kết quả công việc của trẻ:
Trẻ có kỹ năng xã hội mức yếu: Kết quả của trẻ thể hiện sự bắt
chước nhưng chưa thuần thục và ít sự sáng tạo, bởi trẻ không tích
cực tham gia, tập luyện. Ví dụ, khi được đóng vai trong bài học kĩ
năng sống, trẻ đóng vai thụ động, gượng gạo, thậm chí không đạt yêu
cầu.
Trẻ có kỹ năng xã hội mức trung bình: Kết quả của trẻ đa phần
đều thể hiện sự tương đối thuần thục, có nét sáng tạo nhưng còn hạn
chế. Ví dụ khi được yêu cầu kể một câu chuyện theo chủ đề để các
bạn cùng chia sẻ và học tập thì câu chuyện của trẻ có nét sinh động
qua cốt truyện và giọng kể.
Trẻ có kỹ năng xã hội mức khá và tốt: Kết quả của trẻ thể hiện
sự thuần thục và có nét sáng tạo hơn so với trẻ có kỹ năng xã hội
mức trung bình và yếu. Kết quả của sự sáng tạo này là do trẻ có hứng
thú, đào sâu suy nghĩ, tham gia tích cực vào quá trình học tập thông
qua việc chăm chú nghe, tư duy, phản hồi tích cực, trao đổi với giáo
viên và các bạn khác.
Mức độ hăng hái, chủ động tham gia:
Trẻ có kỹ năng xã hội mức yếu: Đa phần trẻ có biểu hiện ít
hứng thú, ít khát khao tìm tòi và không chia sẻ ý kiến với bạn bè,
ngại hỏi giáo viên và ít giơ tay trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra trong
bài học. Khi được hỏi, có trẻ cho rằng, em cũng muốn hỏi cô nhưng
25
em cảm thấy sợ sợ và ngại ngại mình nói sai, đôi khi em không biết
diễn tả ý hiểu của mình như thế nào, em sợ các bạn cười chê.
Trẻ có kỹ năng xã hội mức trung bình: trẻ có biểu hiện tương
đối hứng thú trong việc tìm tòi, ít chia sẻ ý kiến với bạn bè, ngại hỏi
giáo viên và số lượng giơ tay trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra trong
bài học không nhiều.
Trẻ có kỹ năng xã hội mức khá và tốt: Trẻ có sự khao khát tìm
tòi, hiểu biết, trẻ có thiện chí, sẵn sàng chia sẻ, trao đổi ý kiến với
bạn, với cô trong hoạt động và trả lời các câu hỏi của giáo viên. Chủ
động lựa chọn những thứ cần thiết để thực hiện bài học, có suy nghĩ
lựa chọn cách thể hiện bài tập khi được giao bài. Dùng khả năng diễn
đạt, cách của mình để giảng giải cho bạn khác hiểu và thể hiện quan
điểm của mình với giáo viên.
Trẻ có kỹ năng xã hội mức yếu: Trẻ bị phân tán, không ngồi
yên nghe cô mà hay cựa quậy, trêu trọc bạn bên cạnh hoặc nói
chuyện riêng.
Trẻ có kỹ năng xã hội mức trung bình: Trẻ không chủ động
trêu trọc hay nói chuyện riêng nhưng chưa vượt qua được các tác
động làm phân tán sự chú ý khi nghe bài. Ví dụ, bị bạn bên cạnh hỏi
và trêu thì dễ hùa theo bạn.
Trẻ có kỹ năng xã hội mức khá, tốt: Trẻ chăm chú lắng nghe
cô và luôn hướng theo cô. Trẻ vượt qua các tác động làm phân tán sự
chú ý, trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi của giáo viên.
Mức độ hành động ý chí:
Trẻ có kỹ năng xã hội mức yếu: Trẻ có nỗ lực hoàn thành công
việc nhưng việc sửa chữa sai sót đã được góp ý thì chậm và ỷ lại theo
kiểu cầm tay chỉ việc vào giáo viên hoặc bạn học khá hơn được giáo
viên chỉ định trợ giúp.