Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.5 KB, 4 trang )
NÚI ĐÔI
Có những tác phẩm văn học gắn với một địa danh đã làm nổi tiếng một vùng đất, một ngọn
núi, dòng sông. Trường hợp bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao là như vậy.
Nhà thơ Vũ Cao
Ra đời ngay sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, dựa trên một câu chuyện thật
được nghe kể lại, nhà báo quân đội Vũ Hữu Chỉnh vụt trở thành nhà thơ Vũ Cao bằng bài
thơ kể về một chuyện tình bi tráng gắn với ngọn núi Đôi ở một vùng trung du.
Thế là nhờ thơ nên “lối ta đi giữa hai sườn núi, đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi” đã thành
con đường tình yêu, đỉnh núi tình yêu cho những chàng trai cô gái thế hệ sau tiếp bước làm
những ngôi sao sáng, những bông hoa thơm khi nước nhà lên tiếng gọi.
Và nhờ thơ cô gái du kích ở Xuân Dục - Đoài Đông ấy đã được xác thực họ tên trong sổ
vàng truyền thống của địa phương. Tên tuổi Vũ Cao gắn liền với bài thơ Núi Đôi trong ánh
lung linh của thơ và đời như vậy.
Sinh năm 1922 tại Nam Định, Vũ Cao nhập ngũ năm 1946, và ông gắn liền cuộc đời binh
nghiệp của mình với báo chí quân đội, từ báo Quân Đội Nhân Dân đến tạp chí Văn Nghệ
Quân Đội, từ công việc của một phóng viên đến chức trách của một tổng biên tập.
Khi cởi áo lính, ông làm giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, chủ tịch Hội đồng thơ (Hội Nhà
văn Việt Nam). Nhưng với Vũ Cao, các chức trách phải gánh hình như không làm ông bận
tâm. Điều ông muốn là được sống thật lòng mình với đời, với người.
Nghe đọc nội dung toàn bài:
Thơ đến với ông những khi cảm xúc được chắt lọc và thăng hoa, ông muốn trải lòng mình
với con người và cảnh vật trong những vần thơ nhẹ nhàng, giàu nhạc điệu và tình cảm.
Ngay cả khi viết văn xuôi thì văn Vũ Cao cũng rất thơ. Mảng văn xuôi của ông dường như
bị khuất lấp sau bóng Núi Đôi, nhưng ở cái truyện thường được nhắc tới nhất của ông thì
tên truyện đã có thơ rồi - truyện Một đoạn thơ sông Đà.
Sinh thời Vũ Cao là người hồn hậu, vui vẻ. Dáng người ông cao lớn (cho nên bút danh của
ông là từ biệt hiệu thuở trong quân ngũ) luôn đi cùng tiếng cười sảng khoái, nồng nhiệt.
Bây giờ (3-12-2007) ông nằm xuống, từ nay núi vẫn đôi mà thơ mất ông. Nhưng thơ thay
ông ở lại với đời kể tiếp câu chuyện tình núi Đôi và gửi đến những đôi lứa ngày sau tấm
lòng thơ yêu người của ông.
PHẠM XUÂN NGUYÊN