Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng và đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn xã thanh thủy, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.6 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

TRẦN TUẤN ANH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY,
HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khoá học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

TRẦN TUẤN ANH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY,
HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Lớp

: K45 – ĐCMT - N01

Khoá học

: 2013 – 2017


Giảng viên HD

: TS. Vũ Thị Thanh Thủy

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, vận
dụng lí thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với kiến thức khoa học. Qua
đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lí luận, phương pháp
làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc
sau này.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng và đề xuất các loại hình sử dụng đất
sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh
Hà Nam”.
Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô giáo và anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên và các thầy, cô giáo
bộ môn và đặc biệt là cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy - người đã trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều xong bản khóa luận tốt nghiệp của em
không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến
chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt

nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Sinh Viên


ii

Trần Tuấn Anh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam...................... 8
Bảng 4.1: Số lượng một số vật nuôi chính trên địa bàn xã Thanh Thủy ........ 26
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Thủy năm 2016 .... 29
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Thủy năm 2016 ........................ 31
Bảng 4.4: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Thanh Thủy năm 2016 .... 33
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng ................... 35
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm tính trên 1 ha ............... 37
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất ............................ 38
Bảng 4.8. Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đấtnông
nghiệp tính bình quân / 1ha........................................................... 40
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ................................... 41
Bảng 4.10. Hiệu quả xã hội của các LUT ..................................................... 43
Bảng 4.11. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất ........................... 45


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Thanh Thủy năm 2016 ... 32



iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

BVTV

Bảo vệ thực vật

LX

Lúa xuân

LM

Lúa mùa

HT

Hè thu

VL


Very Low (rất thấp)

L

Low (thấp)

M

Medium (trung bình)

H

High (cao)

VH

Very high (rất cao)

LUT

Land Use Type (loại hình sử dụng đất)

STT

Số thứ tự

FAO
CNH-HĐH

Food and Agricuture Organnization - Tổ chức nông

lương Liên hiệp quốc
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.................................................................. 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1. Cơ sở lý luận của đánh giá đất ................................................................. 3
2.1.1. Các khái niệm liên quan .........................................................................................3
2.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam......................7
2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp ..............................................9
2.1.4. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...............................................9
2.2. Hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất ........................... 10
2.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất ..........................................................................10
2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất .......................................................11
2.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp .................................................... 12
2.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất..................................12
2.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đât nông nghiệp ...............................12
2.3.3. Định hướng sử dụng đất .......................................................................................13



vi

2.4. Một số nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản suất nông nghiệp ở
Việt Nam ...................................................................................................... 14
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 16
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................................16
3.2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16
3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội................................16
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
của xã Thanh Thủy năm 2016 .......................................................................................16
3.3.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã ThanhThủy .17
3.3.5. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao ..............17
3.3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho
xã Thanh Thủy .................................................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tư liệu bản đồ ...............................17
3.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường ............................................................18
3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ...........................................................19
PHẦN 4 ....................................................................................................... 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 20
4.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................... 20



vii

4.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thanh Thủy..................................................24
4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Thanh Thủy năm 2016 ........................... 28
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016.......................................................................28
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở xã Thanh Thủy .................................31
4.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Thanh Thủy ................... 32
4.3.1. Xác định các loại hình sử dụng đất chính..........................................................32
4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất...........................................................................33
4.3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp của xã Thanh Thủy..........................................................................35
4.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã
Thanh Thủy .................................................................................................. 36
4.4.1. Hiệu quả kinh tế .....................................................................................................36
4.4.2. Hiệu quả xã hội.......................................................................................................42
4.4.3. Hiệu quả môi trường.............................................................................................44
4.5. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao ......... 45
4.5.1. Nguyên tắc lựa chọn ..............................................................................................45
4.5.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ..............................................................................................46
4.5.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất ....................................................................46
4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho
xã Thanh Thủy ............................................................................................. 47
4.6.1. Nhóm giải pháp chung ..........................................................................................47
4.6.2. Giải pháp cụ thể .....................................................................................................49
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................... 51
5.1. Kết luận ................................................................................................. 51
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 52



viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 1


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Một vài thập kỷ gần đây, do dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu
lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, gây sức ép đối với đất đai đặc biệt là
những diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất thiếu
hiểu biết của con người, đồng thời với nhịp độ phát triển dân số và đô thị đã
góp phần quan trọng trong việc làm thay đổi môi trường tự nhiên theo hướng
bất lợi.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển
biến mạnh mẽ, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về
lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội.
Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thảo mãn những nhu
cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về
diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và
sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự
suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra
mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Trong
những năm qua, sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Thủy đã có nhiều chuyển
biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và áp
dụng các hệ thống sản xuất rất đa dạng. Bên cạnh những thành tựu đó, xã

Thanh Thủy còn bộc lộ một số vấn đề, nhất là hiệu quả sử dụng đất chưa cao
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý
của Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường – trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài:


2

“Đánh giá hiệu quả và đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp có
hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sử dụng của nhóm đất nông nghiệp.
- Đánh giá được hiện trạng các loại hình sử dụng đất.
- Lựa chọn được các loại hình sử dụng đất có hiệu quả.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập chính xác số liệu về các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến
thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của
sinh viên trong quá trình làm đề tài.
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất sản xuất nông

nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đánh giá đất
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ của lục địa mà bên dưới
nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là
lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng.
Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn
gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh
là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại
củabốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản.
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự
nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá
mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một thể sống, nó luôn
vận động, biến đổi và phát triển.(Nguyễn Thế Đặng) [5]
Theo luật đất đai 2013 quy định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quá giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng”.(Luật Đất Đai 2013) [10]
Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất đai
là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.
Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất
nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có
giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ

nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm


4

và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp
giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác,
nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản
xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.(Hội Khoa Học Đất) [8]
2.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục
đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp
khác.(Nguyễn Thế Đặng) [5]
2.1.1.3. Khái niệm về đánh giá đất đai.
- Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng
khoanh đất vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất đất.
- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất
của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thủy văn, thảm thực vật tự
nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.
- Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu
những tính chất vốn có của vạt đất/ khoanh đất cần đánh giá với những tính
chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu.
- Trong sản xuất nông nghiệp,việc đánh giá đất nông nghiệp được dựa
theo các yếu tố đánh giá đất với mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của
các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản
ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây
trồng trong nhiều năm. Nói cách khác đánh giá đất đai trong sản suất nông
nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì) của đất và mức sản phẩm mà độ

phì tạo nên.


5

- Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể sau:
+ Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai: Là việc phân chia hay phân hạng
đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử
dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng sói mòn, ngập úng, khô
hạn… Trên cơ sở đó có thể sử dụng những loại hình sử dụng đất phù hợp.
+ Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ
thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và
tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc
điểm các đơn vị đất đai.(Nguyễn Ngọc Nông) [12]
2.1.1.4. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (Land Yse Type - LUT)
LUT là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc
tính nhất định. LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng
đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế xã hội
và kỹ thuật được xác định. Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất
được hiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát triển
một nhóm cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều
năm.(Nguyễn Ngọc Nông) [12]
2.1.1.5. Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU)
Đơn vị bản đồ đất đai là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất trong
đánh giá đất. LMU là khoanh/vạt đất được xác định củ thể trên bản đỗ đơn vị
đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất
cho từng LUT, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản
xuất và cải tạo đất. (Nguyễn Ngọc Nông) [12]
2.1.1.6. Khái niệm yêu cầu sử dụng đất
Yêu cầu sử dụng đất là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai

để đảm bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất nêu lên trong đánh giá đất phát
triển bền vững. Mỗi loại hình sử dụng đất đai có những yêu cầu cơ bản khác


6

nhau, để việc phân hạng mức độ sử dụng thích hợp được chuẩn xác, cần phải
cân nhắc, xem xét cận trọng cho sát đúng và phù hợp với thực tế, dựa trên cơ
sở 3 nhóm yêu cầu sử dụng đất sau:
- Các yêu cầu sinh trưởng hoặc sinh thái: Các yêu cầu sinh lý của LUT
cần thiết cho sự sinh trưởng và sự sống của LUT sẽ được tính vào mức đầu tư
và quản lý đã được xác định khi mô tả LUT.
- Các yêu cầu quản lý: Các yêu cầu này liên quan đến các thuộc tính kỹ
thuật và quản lý của LUT.
- Các yêu cầu về bảo vệ: Các yêu cầu này nhằm đảm bảo LUT trên cơ
sở bền vững, cụ thể là chống thoái hóa đất và thoái hóa thực vật.
2.1.1.7. Khái niệm chất lượng đất
Chất lượng đất đai là khả năng thực hiện chức năng của từng loại đất
riêng biệt trong giới hạn của hệ sinh thái nhân tạo hoặc tự nhiên để:
- Duy trì năng suất của cây trồng và vật nuôi.
- Duy trì hoặc cải thiện chất lượng không khí và nước.
- Hỗ trợ sức khỏe hoặc nơi sống của con người.
Các chức năng của đất:
- Duy trì năng suất, sự đa dạng và hoạt động sinh học.
- Điều hòa và phân bố dòng nước và chất hòa tan.
- Lọc, làm chất đệm, giảm lượng, cố định và giảm độc tính của các vật
liệu hữu cơ và vô cơ, bao gồm các phế phẩm của đô thị hoặc công nghiệp và
các chất lắng đọng từ khí quyển.
- Tích trữ và xoay vòng dưỡng chất và các nguyên tố khác trong phạm
vi sinh quyển của trái đất.

- Hỗ trợ các cấu trúc kinh tế - xã hội và bảo vệ các vật quý cổ đại có
liên quan đến nơi cư trú của con người.


7

Chất lượng của đất được xem như chất lượng động của đất, được định
nghĩa như sự thay đổi tự nhiên các tính chất đất do hoạt động của con
người.(Nguyễn Thế Đặng) [5]
2.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam
2.1.2.1. Trên thế giới
Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km2 trong đó đại
dương chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149
triệu Km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu.
Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu
ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên
thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%,
Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên
thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm
10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả nẳng sản xuất nông nghiệp như
vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích
đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên
(khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là:
- Đất có năng suất cao: 14%
- Đất có năng suất trung bình: 28%
- Đất có năng suất thấp: 58%
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là
đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân
số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu
người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất

nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất
lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức
cần thiết.(Lê Thái Bạt) [2]


8

2.1.2.2. Ở Việt Nam
Hiện trạng sử dụng đất đai của Việt Nam được thể hiện quả bảng 2.1
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam
STT

Loại đất

Diện tích

Cơ cấu

(nghìn ha)

(%)

Tổng diện tích tự nhiên

33105,1

100,0

1


Đất nông nghiệp

25127,3

75,9

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

9598,8

29,0

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

6282,5

19,0

1.1.1.1

Đất trồng lúa

4089,1

12,4


1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

58,8

0,2

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

2134,6

6,4

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

3316,3

10,0

1.2

Đất lâm nghiệp

14757,8


44,6

1.2.1

Rừng sản xuất

6578,2

19,9

1.2.2

Rừng phòng hộ

6124,9

18,5

1.2.3

Rừng đặc dụng

2054,7

6,2

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản


738,4

2,2

1.4

Đất làm muối

14,1

0,0

1.5

Đất nông nghiệp khác

18,2

0,1

2

Đất phi nông nghiệp

3469,2

10,5

3


Đất chưa sử dụng

4508,6

13,6

(Nguồn: Thống kê đất đai năm 2013)
Tính đến ngày 01/01/2013, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là
33.105,1 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 25.127,3 nghìn ha chiếm
75,9% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3469,2 nghìn ha,
chiếm 10,48% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 4508,6 nghìn ha, chiếm


9

13,62% tổng diện tích tự nhiên. Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp lại đặc biệt là diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm do
chuyển sang xây dựng đô thị và các khu công nghiệp.
2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp
Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển mọi nền văn minh vật chất, văn hóa tinh thần, các thành tựu
khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất.
Trong sản xuất nông lâm nghiệp đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ
yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Ngoài vai trò là cơ sở không gian, đất còn
có hai chức năng đặc biệt quan trọng:
- Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản
xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người.

- Trong nông nghiệp ngoài vai trò là không gian đất còn có hai chức
năng đặc biệt quan trọng:
+ Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình
sản xuất.
+ Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng
nước, muối khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển.
2.1.4. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.
Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang
làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7
triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết


10

nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng
năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” .
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập
bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất
hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn
chặn những suy thoái tài nguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người,
đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn
tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương
lai.(Hội khoa học đất Việt Nam) [8]
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát
triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền
vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi
trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này
2.2. Hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất

2.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con
người mà ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra
kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi
đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà
còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản
phẩm đó.
Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí
trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt
động sản xuất vất chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích
của xã hội. (Nguyễn Ngọc Nông) [12]


11

Hiệu quả xã hội
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản
xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh
giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. (Nguyễn Ngọc
Nông) [12]
Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường vừa đảm bảo lợi ích trước mắt vì phải gắn chặt
với quá trình khai thác, sử dụng đất vừa đảm bảo lợi ích lâu dài tức là bảo vệ
tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Khi hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội của một loại hình sử dụng đất nào đó được đảm bảo thì hiệu quả môi
trường càng được quan tâm. (Nguyễn Ngọc Nông) [12]
2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục

tiêu kinh tế, xã hội và môi trường “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử
dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền
vững về xã hội và bền vững về môi trường”(FAO 1994) [9]
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập
bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất
hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn
chặn những suy thoái tài nguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người,
đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn
tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát
triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền
vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi
trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.


12

2.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất
- Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân
dân Việt Nam.
- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích,
năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, xây dựng, giao thông…
+ Các dự án phát triển kinh tế - xã hội của các vùng của địa phương.
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất
lượng và khả năng.
+ Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ, truyền thống,

kinh nghiệm và tạp quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
2.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đât nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng kinh tế - xã hội của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch
sử dụng đất.
- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và
tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh,
tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng
hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu
đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng.


13

2.3.3. Định hướng sử dụng đất
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác đinh phương hướng sử
dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật
chất xã hội, thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà
nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo
vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc
xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu
vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên
cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để
định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Các căn cứ để định hướng sử dụng đất:

- Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng.
- Tính chất đất hiện tại.
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử
dụng đất.
- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của
cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử
dụng đất tối ưu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân
bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo
hoặc lâu dài.Để đưa ra hệ thống sử dụng để sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu
quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng địa phương
cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất
cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân là rất cần thiết


14

2.4. Một số nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản suất nông
nghiệp ở Việt Nam
Theo Trương Thành Nam và cộng sự [11],“Hiệu quả kinh tế một số
loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên “, đã
đánh giá được hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, phân
cấp các chỉ tiêu kinh tế của từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp.Từ
45538.13ha đất nông nghiệp huyện Định Hóa đã xác định được 9 loại hình sử
dụng đất và 7 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Đề tài này đã góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng đất giúp cho công tác đánh giá đất , quy hoạch sử dụng
đất của huyện ngày càng hiệu quả hơn trên cả 3 mặt kinh tế xã hội và môi
trường.
Theo Phạm Thị Lan Anh (2012) [1], “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài

nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”, cho thấy trong các loại hình sử
dụng đất điển hình trên địa bàn huyện được lựa chọn để đánh giá hiệu quả
kinh tế, xã hội và môi trường thì mía đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, canh
tác lúa nước mang tính truyền thống, mang lại tính hiệu quả kinh tếtrung bình
và bảo vệ đất, giải quyết được nhiều lao động. Căn cứ vào thực trạng phát
triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Lang năm 2011 và đặc
điểm tài nguyên đất huyện Hạ Lang, diện tích các loại đất được đề xuất phân
bố cho mục đích sử dụng như sau: Đất nông nghiệp có 43.413,75 ha, chiếm
95,04% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hằng năm có 6.751,59
ha, chiếm 88,21% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm
có 902,76 ha, chiếm 11,79% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Và đã đề
xuất ra một số giải pháp định hướng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đấtđược
đề tài đưa ra là giải pháp quy hoạch, giải pháp chính sách quản lý, giải pháp
kỹ thuật, giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.


15

Theo Lâm Quang Huy (2016) [7], “ Lúa ĐTM 126 cho vùng trũng, hội
Nông Dân Việt Nam”cho thấy, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) là vùng trũng,
thấp hơn mặt nước biển 1m. Hàng năm vụ hè thu thường bị lũ sớm gây nhiều
thiệt hại vì lúa chưa kịp thu hoạch. Vì vậy, việc sử dụng giống lúa cực ngắn
ngày ĐTM 126 là rất phù hợp. Với mục tiêu nhằm thăm dò khả năng sinh
trƣởng, phát triển, đặc trưng, đặc tính của giống lúa thuần ĐTM 126 so với
cácgiống khác cùng chân đất, mức đầu tư. Cũng như đánh giá khả năng chống
chịu, năng suất, sản lượng, chất lượngcủa giống lúa này.Các biện pháp kỹ
thuật thực hiện gồm chọn ruộng liền vùng, đất đồng đều, chủ động tưới tiêu,
được cày bừa, đảm bảo thoát nước tốt. Tỷ lệ gieo 4kg giống/sào. Qua theo dõi
số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lúa này có tỷ lệ nảy mầm đạt
95%, thời gian sinh trưởng ngắn hơn khang dân 8 đến 10 ngày. Kết quả cho

thấy giống lúa này cực ngắn ngày, chịu hạn, chịu rét khá. Năng suất bình quân
đạt 60,5 tạ/ha.
Báo Quảng Ninh (2010) [3], “Triển vọng từ giống lúa HP 19” đưa tin,
giống lúa HP19 và TQ08 là giống lúađược Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn chỉ đạo nghiên cứu, khảo nghiệmđể từng bước thay thế dần giống
lúa Khang Dân 18 và Q5 đã được gieo trồng từ lâu, nay năng suất và chất
lượng giảm.Giống lúa HP19 và TQ08 có 1 số đặc tính nông học thuận lợi cho
quá trình thâm canh của người dân như: tỷ lệ này mầm cao; ngắn ngày, có khả
năng chống chịu cao với sâu bệnh; đường kính thân to, láđòng ngắn, thẳng,
cho ra năng suất cao (>70 tạ/ha), chất lượng tốt.
Theo Thu Hằng (2014) [6], “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón
trên đất phèn vùng Đồng bàng sông Cửu Long, tin tức Nông nghiệp” cho
thấy: Ngày 24/4/2014, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Trung tâm khuyến
nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang tổ chức
Diễn đàn khuyến nông nông nghiệp, chuyên đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng
phân bón trên đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.


×