Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ TẬP THỂ SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC HỨA TẠO HUYỆN ĐẠI LỘCTỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.79 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

1

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ TẬP
THỂ SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC HỨA TẠO
-HUYỆN ĐẠI LỘC-TỈNH QUẢNG NAM.
II/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ:
Bầu không khí tâm lý trong tập thể sư phạm có một tầm quan trọng vô cùng
to lớn trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng nói riêng,có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng giáo dục – đào tạo trong một nhà trường. Một khi người CBQL xây
dựng được bầu không khí tâm lý tốt thì luôn được cán bộ, giáo viên công nhân
viên, phụ huynh & học sinh không những đồng tình ủng hộ trong giải quyết các
công việc tập thể và tích cực thực hiện sự điều hành của người CBQL mà còn tiếp
nhận những lời khuyên và sự hứa hẹn của người CBQL một cách tự giác. Chính sự
tự giác tiếp thu và thực hiện các quyết định của người CBQL biểu thị tình cảm của
người dưới quyền đối với CBQL đồng thời biểu thị tình cảm của họ đối với quá
trình hoạt động. Đây chính là sự yêu mến tôn trọng lẫn nhau từ hai phía, sự gắn bó
của mỗi người với tập thể, quyết tâm xây dựng tập thể của mình với tinh thần trách
nhiệm cao. Cũng ở đây người CBQL thực sự trở thành tấm gương để mọi người
noi theo. Mọi cử chỉ, hành động, lời nói, làm việc của người CBQL trở thành yếu
tố giáo dục đối với mỗi cá nhân và tập thể.
Chính vì vậy, bầu không khí tâm lý có một vị trí vô cùng quan trọng đối với mỗi
một con người nói chung và càng quan trọng đối với người quản lý nói riêng, hay
nói một cách khác, người quản lý chỉ biết thỏa mãn cái uy quyền, không để tâm
đến nguyện vọng của đội ngũ, không chăm lo xây dựng bầu không khí tâm lý vững
vàng và đoàn kết thì phải chăng đó chỉ là một tập thể không bao giờ có tiếng nói


chung, lục đục quanh năm suốt tháng không hơn không kém.
III/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Làm rõ và tìm hiểu thực trạng về bầu không khí tâm lý của Trường Tiểu học
Hứa Tạo, coi đây như là điều kiện cần để tự soi rọi lại mình, kiểm tra lại mình, từ
đó có những giải pháp phù hợp hơn nhằm hoàn thiên bản thân ngày một tốt hơn
xứng đáng với lòng tin cẩn của đồng nghiệp nói riêng & xã hội nói chung
IV/ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Vấn đề tâm lý được nghiên cứu ở đây là tập thể sư phạm Trường Tiểu học
Hứa Tạo, nó hình thành trên cơ sở các nhân tố khách quan & chủ quan, tâm lý là
một phạm trù rộng lớn, lâu dài song do bản thân, khả năng và thời gian có hạn nên
chỉ xin được đề cập đến vấn đề "MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẦU
KHÔNG KHÍ TÂM LÝ TẬP THỂ SƯ PHẠM CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG

Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

2

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

TIỂU HỌC HỨA TẠO - HUYỆN ĐẠI LỘC-TỈNH QUẢNG NAM” năm học
2016 – 2017.

B. PHẦN NỘI DUNG:
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1/ Khái niệm:
Theo tác giả Nguyễn Đức Minh và Hải Khoát thì “Bầu không khí tâm lý của
tập thể là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể cơ sở, nó phản ánh tính chất, nội dung

và xu hướng tâm lý thực tế của thành viên tập thể đó. Trạng thái tâm lý này của các
thành viên tập thể, đến lượt mình, lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm
lý trong tập thể, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của tập thể đó”. Như
vậy khái niệm bầu không khí tâm lý dùng để chỉ tình trạng tinh thần của một tập
thể cơ sở (không khí thoả mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết nhất trí;
không khí căng thẳng, nặng nề u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn mất đoàn
kết). Không khí tâm lý của tập thể phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân
cách trong tập thể nảy sinh trong quá trình hoạt động chung. Đó chính là tâm trạng
chung của tập thể đước hình thành thông qua giao tiếp hằng ngày, nhờ có các cơ
chế tâm lý xã hội mà lan truyền tâm trạng từ cá nhân này, nhóm này sang cá nhận
khác, nhóm khác và cả tập thể. Tuỳ vào tính chất tích cực hay tiêu cực của bầu
không khí tâm lý trong tập thể mà nó làm tăng hoặc huỷ diệt sức khoẻ, tinh thần
năng suất lao động của mỗi cá nhân và hiệu quả lao động của tập thể sư phạm.
Bầu không khí tâm lý của tập thể bị chi phối bởi những điều kiện khách quan
và chủ quan của tập thể.
2/ Ý nghĩa của bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm:
Vì bầu không khí tâm lý phụ thuộc vào tâm trạng của tập thể sư phạm cho nên
nói đến ý nghĩa của bầu không khí tâm lý là nói đến ý nghĩa tâm trạng của tập thể.
- Là tiền đề và điều kiện đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong công tác
quản lý của người CBQL, giúp tăng cường tinh thần và hiệu quả làm việc của cán
bộ, công nhân viên, giáo viên; tăng cường nhịp điệu hoạt động tích cực của tập thể
sư phạm và của nhà trường.
- Nhờ có bầu không khí tâm lý tốt mà người quản lý mới tạo ra sự tin phục của
tập thể và xã hội đối với lời nói và việc làm của mình. Thông qua đó:
+ Tác động giáo dục được tập thể, giáo dục được từng thành viên của tập thể
sư phạm và học sinh, góp phần cực kỳ to lớn trong việc ngăn chặn các nhóm và
các cá nhân lệch chuẩn trong tập thể, ngăn chặn được xung đột trong tập thể, tạo
thêm uy tín cho tập thể.
+ Giúp cho người quản lý tập hợp, động viên được các lực lượng trong xã hội
tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Là động lực bên trong giúp cho tinh thần của người QL luôn sảng khoái, bình
tĩnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm bởi họ biết rằng tập thể
coi mọi quyết định của họ là vì tập thể, cho tập thể chứ không mảy may xen lẫn
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

3

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

chút quyền lợi cá nhân nào chi phối quyết định của mình. Ngược lại người CBQL
không xây dựng bầu không khí tốt thì luôn luôn gặp phải sự chống đối, tâm trạng
luôn luôn u ám, nặng nề.
Tâm trạng tập thể có vai trò to lớn đối với cá nhân và tập thể. Tâm trạng tích
cực làm cho con người sung sức hơn, thông minh hơn, nhân ái hơn. Tâm trạng tiêu
cực làm cho cá nhân có những trạng thái tâm lý ngược lại. Từ đó tâm trạng tích
cực hoặc tiêu cực chẳng những có ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân mang tâm
trạng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chung của tập thể, làm tốt hoặc làm xấu
không khí chung của tập thể thông qua các cơ chế tâm lý của xã hội và do vậy
cũng làm tăng hoặc giảm hiệu quả lao động của cá nhận và tập thể. Chính vì vậy
mà các nhà tâm lý học cho rằng tâm trạng tập thể hình thành thì chính nó là nhân
tố điều tiết tính tích cực trong tình cảm, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân.
Có tác giả cho rằng “Trong việc truy giác hiện thực khách quan, vai trò của tâm
trạng xã hội (tập thể) còn lớn hơn vai trò của ý thức xã hội”, tức là sự nhìn nhận,
đánh giá hiện thực khách quan bị khúc xạ mạnh mẽ bởi tâm trạng của cá nhân.
3/ Các dấu hiệu của bầu không khí tâm lý tốt đẹp:
- Có sự tiếp xúc thoả mái giữa các thành viên, mọi người được tự do tư tưởng,
kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu biết tôn trọng của họ.

- Có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận về các vấn đề khác nhau, đặc biệt là
những vấn đề về nâng cao hiệu suất lao động và xây dựng tập thể vững mạnh.
- Mục đích hoạt động của tập thể được mọi người hiểu rõ và nhất trí. Mọi
người tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau lao động sáng tạo.
- Trách nhiệm của mỗi ngươì trong tập thể được xác định rõ ràng đúng đắn,
mỗi người ra sức làm trong nhiệm vụ của mình. Sự nhận xét, phê bình mang tính
chất xây dựng. Không có tính chất đã kích dù là công khai hay ngấm ngầm.
- Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh. Năng suất lao động và hiệu
quả công tác cao.
- Không có hiện tượng cán bộ giáo viên công nhân viên tốt bất mãn, xin
chuyển công tác. Những người mới đến mau chóng hoà nhập được vào tập thể ,
cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể đó.
II/ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM
LÝ TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG TIỂU HỌC HỨA TẠO :
1/ Đặc điểm chung của nhà trường:
1.1/ Về tình hình chung của thị trấn Ái Nghĩa;Đại Lộc; Quảng Nam:
- Ái Nghĩa là một trung tâm của huyện lỵ Đại Lộc, được ghép lại từ 3 xã
trước đây (Đại Nghĩa, Đại Hoà, Đại Phước) có đời sống kinh tế, văn hoá phát triển.
- Thị Trấn là một xã văn hóa từ năm 2000. Là nơi giao thương từ nhiều nơi trên địa
bàn. Tuy nhiên, trình độ dân trí và nhận thức ở đây vẫn chưa được phát triển đồng
bộ cụ thể tỉ lệ nghèo và thất nghiệp vẫn còn cao.
1.2/ Đặc điểm tình hình nhà trường: Trường được xây dựng trên một địa
bàn khá thuận lợi và thoáng đãng, rộng lớn (trên 6014m2), được xây dựng 26
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua


4

phòng học trong đó có 20 phòng cấp 3; 15 phòng chức năng (Phòng HT, phòng
PHT, phòng TPT, phòng truyền thống, phòng CĐ, phòng kế toán, phòng y tế,
phòng hội trường; phòng thư viện-Thiết bị, phòng ngoại ngữ, phòng GDNT, phòng
tin hoc, nhà đa năng, nhà bán trú, khu bể bơi).
 Về PCGDTH:
+ Phổ cập giáo dục THĐĐT: 100%
+ Trẻ 2010 ra lớp 1 (117/117)
: 100%
 Về học tập:
- Kết quả: Học sinh đều hoàn thành chương trình lớp học trong năm học.
- Công tác bán trú an toàn, không có ngộ độc thực phẩm.
- Chất lương:
Khối lớp

TS
HS

Nữ

Các môn học và HĐGD
Hoàn thành
CHT
SL
TL
SL TL

Năng lực
Đạt


SL
TL
SL TL

Phẩm chất
Đạt

SL
TL
SL TL

Một 134 68 134 100% 0 0 134 100% 0 0 134 100% 0 0
Hai 128 67 128 100% 0 0 128 100% 0 0 128 100% 0 0
Ba
137 65 137 100% 0 0 137 100% 0 0 137 100% 0 0
Bốn 122 60 122 100% 0 0 122 100% 0 0 122 100% 0 0
Năm 100 50 100 100% 0 0 100 100% 0 0 100 100% 0 0
T.cộng 621 309 621 100% 0 0 621 100% 0 0 621 100% 0 0
* Học sinh được khen thưởng: 73,8%
 Về các giải phòng trào thi đua:
Trường Tiểu học Hứa Tạo đã gặt hái được nhiều kết quả rất đáng khích lê,
cụ thể có 3 CBVC đạt CSTĐ cơ sở; 4 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện; Giải
Nhì toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng trong đó Giải I bóng đá nam, Giải III bóng đá
nữ; Giải III toàn đoàn đồng đội nữ; Giải III vẽ tranh “Thiếu Nhi Việt Nam với
ATGT”; Giải KK toàn đoàn hội thi giao lưu Tiếng Anh và hội thi Viết chữ đẹp;
Giải KK hội thi trạng Nguyên nhỏ tuổi; 7 em đạt giải cá nhân VCĐ cấp huyện và
hội thi khác; 5 em đạt giải cấp tỉnh thể thao học sinh…
1.3/ Tình hình đội ngũ CBGVCNV nhà trường :
- Tổng số CBVC là 43 người. Tổng số lớp: 20 lớp/630HS/298 nữ (lớp

1/117/44 nữ, Lớp 2/132/67 nữ, Lớp 3/125/65 nữ, Lớp 4/136/64 nữ và Lớp
5/120/58 nữ ). Trường có 16 lớp ngoại ngữ, 12 lớp tin học; 100% học 2buổi/ ngày.
- Năm học 2015-2016: Trường Đạt danh hiệu TẬP THỂ LAO ĐỘNG
XUẤT SẮC; Chi bộ Trong sạch vững mạnh; Công Đoàn Vững mạnh; Liên đội
Đạt liên đội xuất sắc; Cơ quan đạt Chuẩn văn hóa
 Thuận lợi :
- Lãnh đạo nhà trường là những người có trình độ chuyên môn vững vàng, có trình
độ chính trị & phẩm chất đạo đức tốt luôn chuẩn mực trong mọi mặt công tác, làm
việc với tinh thần trách nhiệm tự giác cao.
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

5

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

- Đội ngũ GVCNV có trình độ chuyên môn trên chuẩn rất cao (100%) hơn nữa rất
chịu khó học hỏi, năng nổ trong công việc, thu nhập bình quân tương đối ổn định,
nhiều năm liền đều có GV đạt danh hiệu GV giỏi cấp Tỉnh, Huyện & CSTĐ.
 Khó khăn:
- Việc thay đổi nội dung, chương trình SGK cũng như việc đánh giá, xếp loại HS
tuy có nhiều ưu điểm song thực tế vẫn còn nhiều bất cập.
- Có 3/5 khu dân cư là con em gia đình lao động thuần nông, nhận thức của một bộ
phận phụ huynh về công tác giáo dục vẫn còn hạn chế và chưa đúng mức.
2/ Thử đánh giá bầu không khí tâm lý tập thể Trường Tiểu học Hứa Tạo
2.1 - Khả năng tác động đến cấp trên:
- Qua các lần Đại hội, hội nghị trong trường (Đại hội chi bộ- Đại hội CBCC đầu
năm- Hội nghị tổng kết năm học...) thường xuyên có lãnh đạo PGD & địa phương

về dự khi nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như kịp thời giúp đỡ khi
nhà trường gặp phải khó khăn.
- Không ít lần lãnh đạo PGD đã hỗ trợ về tài lực, vật lực cũng như về mặt tinh thần
nhất là trong giai đoạn xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm. Năm học
này được hỗ trợ trang thiết bị phòng ngoại ngữ gần 200.000.000 đồng, xây dựng
khu bể bơi trên 1,2 tỉ đồng, xây dựng 2 phòng chức năng gần 1 tỉ đồng
2.2 - Khả năng tác động đến các lực lượng khác:
- Hằng năm, Ban CMHS đều tích cực chủ động phối hợp nhà trường xây dựng,
ủng hộ kinh phí phục vụ cho hoạt động dạy học bình quân 5 năm trở lại đây là 30
triệu đồng/năm.
2.3 - Ảnh hưởng tích cực đến cấp dưới, đến TTSP:
- Đa phần TTSP đều tự giác làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết,
thường xuyên tham mưu, phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả.
- Tuy nhiên, một bộ phận GV trong nhà trường bản thân vẫn thấy như thiếu mặn
mà, tâm huyết, hiệu quả đem lại không cao. Phải chăng, phương thức QL cũng như
phong cách lãnh đạo của bản thân vẫn chưa được phối hợp nhuần nhuyễn và hợp lý
hay đó là một quy luật tồn tại khách quan như nhiều người tùng nói "Trên đời,
không có gì là tuyệt đối cả"
* Tóm lại: Bầu không khí tâm lý trong tập thể SP nhà trường có tác động
không nhỏ đến hiệu quả công việc nếu không muốn nói là tỉ lệ thuận cùng với sự
thành bại của người CBQL. Thực tế, hiệu quả công việc đã là một minh chứng cho
những điều đã nói ở trên.
3/ Đề xuất các biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể sư
phạm của người CBQL Trường Tiểu học Hứa Tạo:
Bầu không khí tâm lý của tập thể có ý nghĩa vô cùng to lớn đến trạng thái sức
khoẻ, tinh thần và năng suất lao động của từng cá nhân và hiệu suất lao động của
tập thể, vì vậy quan tâm chăm lo xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong
tập thể lao động là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý. Để
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017



Sáng kiến kinh nghiệm

6

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

thực sự là một người CBQL thành đạt trong công việc, có uy tín cao trong đồng
nghiệp nói riêng, nó đòi hỏi ở người CBQL phải xây dựng bầu không khí tâm lý ổn
định, tốt đẹp & hội tụ đủ những giải pháp cơ bản sau đây:
- Vì tâm trạng tập thể phụ thuộc điều kiện khách quan bên ngoài tập thể và điều
kiện chủ quan bên trong tập thể, trong đó có điều kiện sống và làm việc nên cần cố
gắng tập trung cải thiện điều kiện sống và làm việc của tập thể. Cần phải đảm bảo
những điều kiện thiết yếu của việc dạy và học (Trường học xanh, sạch, đẹp; phòng
học đúng chuẩn, có phòng nghỉ cho giáo viên; tổ chức điều kiện lao động đạt yêu
cầu thẩm mỹ…) để tạo ra những “xúc cảm thẩm mỹ” tích cực cho cán bộ, giáo
viên; nhờ đó mà làm xuất hiện trạng thái thư giản thoải mái, sảng khoái, dễ chịu …
là tiền đề cho tâm trạng vui vẻ, phấn khởi của mọi người. Phải làm sao để cán bộ,
giáo viên thấy rằng các nhu cầu chính đáng của họ đang được lãnh đạo quan tâm
và cố gắng giải quyết, từ đó họ tin tưởng vào triển vọng phát triển tốt đẹp của cá
nhân mình và của tập thể .
- Vì bầu không khí tâm lý của tập thể nảy sinh từ các mối quan hệ liên nhân cách
trong tập thể nên trách nhiệm của người quản lý là phải xây dựng cho được một bộ
máy tổ chức có năng lực và trách nhiệm cao. Góp ý kịp thời những nhân tố tác
động tiêu cực đến đội ngũ cần thiết tư vấn xác định rõ ràng bằng văn bản, vai trò,
vị trí , chức năng quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận ; xây dựng các mối quan
hệ phối hợp và trực thuộc thật chặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành
nhịp nhàng, ăn khớp một thể thống nhất, không chồng chéo, cản trở lẫn nhau …
- Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học,
thiết thực, đảm bảo nhịp điệu lao động ổn định theo một kế hoạch đã định, tránh

gây những xáo trộn trong hoạt động, phá vỡ đội hình lao động của tập thể . Cần
phải kịp thời phát hiện những mâu thuẩn nảy sinh, phân tích đánh giá nó một cách
khách quan, đầy lý trí nhưng khi giải quyết phải thấu tình đạt lý nhằm làm cho đối
tượng “ tâm phục khẩu phục ”, từ việc áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục
đến các biện pháp hành chính, cưỡng chế để giải quyết ngay các mâu thuẩn, không
để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể.
- Thường xuyên quan tâm theo dõi trình độ phát triển của tập thể để duy trì
nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lý các mối quan hệ chính thức trong tập thể và xây
dựng phương thức quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể . Như đã nói,
việc xây dựng qui chế hoạt động của cá nhân và tập thể ; việc xây dựng các mối
quan hệ chính thức phối hợp và trực thuộc một cách hợp lý, khoa học là nhằm đảm
bảo tính nhất thể của hệ thống, yếu tố quyết định sự tồn tại của tập thể . Tuy nhiên
các qui định này dù là sản phẩm của những bộ óc sáng suốt đến đâu thì nó cũng chỉ
hợp lý trong một giai đoạn phát triển của tập thể và trong một hoàn cảnh môi
trường nhất định . Do đó một mặt, trong quá trình quản lý tập thể cần phải duy trì
nghiêm kỷ luật, trật tự , kỷ cương, qui định đã đề ra ; mặt khác phải luôn luôn theo
dõi sự tương xứng phù hợp giữa những qui chế đó với trình độ phát triển của tập
thể và hoàn cảnh môi trường để kịp thời điều chỉnh hợp lý . Mỗi cá nhân trong tập
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

7

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

thể luôn luôn biến đổi, phát triển làm cho trình độ phát triển của tập thể cũng biến
đổi theo . Vì vậy người quản lý phải luôn luôn xác định được tập thể sư phạm mà
mình quản lý đang ở giai đoạn phát triển nào, những điều kiện chủ quan bên trong

và môi trường khách quan bên ngoài đang tác động như thế nào đến nhà trường .
Trên cơ sở đó điều chỉnh quy chế hoạt động của nhà trường và xây dựng phong
cách quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm .
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất của các mối quan hệ không
chính thức trong tập thể, kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải
quyết ngay những quan hệ tâm lý căng thẳng giữa các cá nhân hoặc các nhóm với
nhau . Nắm chắc các nhóm không chính thức cùng diễn biến các chuẩn mực của nó
nhằm đưa ra được đối sách thích hợp, kịp thời để đưa các nhóm lệch chuẩn về
đúng quỹ đạo chung của tập thể, không để nó ảnh hưởng xấu đến tập thể .
- Thực hiện dân chủ hoá cho giáo viên thảo luận, nêu lên chính kiến của mình,
nêu ý kiến chính đáng thì người quản lý phải nghe các hoạt động của tập thể sư
phạm, thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên tham gia vào các quyết định quản lý .
Điều này tác động mạnh vào tâm lý con người, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng
và do đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tích cực hoạt động của họ.
- Công khai hoá mọi hoạt động của bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là của người hiệu
trưởng . Tập thể cần biết người lãnh đạo đang làm những công việc gì và họ đang
giải quyết những vấn đề đó như thế nào. Nhờ vậy mà tạo ra sự cảm thông của tập
thể đối với những khó khăn phức tạp của người lãnh đạo trong khi giải quyết các
nhiệm vụ của tập thể họ sẽ hiến kế cho lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn,
tạo nên sự gần gũi lãnh đạo - tập thể. Họ thấy được lãnh đạo của mình là người
công minh và do đó uy tín của người lãnh đạo được nâng cao .
- Đối xử công bằng, khách quan , công minh với mọi người. Duy trì nghiêm pháp
chế của tập thể, xếp người đúng việc, xử lý nghiêm minh những vi phạm quy chế
của tập thể. Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực tư tưởng cán bộ
một cách công bằng khoa học và hết sức thận trọng.
- Thường xuyên trao dồi và không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách
quản lý của nguời lãnh đạo. để đạt được yêu cầu, mục tiêu đề ra .
- Về xây dựng phẩm chất đạo dức của người CBQL:
- Bất kỳ lúc nào nếu có thể, tôi đều dành một thời gian hợp lý để nghiên cứu
nội dung chương trình SGK nhất là trong thời điểm đang đổi mới hiện nay từ yêu

cầu cơ bản đến kiến thức, kỹ năng ở tất cả các môn học theo mô hình trường học
mới VNEN, bởi xem đó như là xương sống của bản thân mình, sẽ hoàn toàn
không có cơ sở để hướng dẫn, giúp đỡ GV khi cần thiết đồng thời đón đầu theo
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Trung ương; Nghị quyết
88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa áp dụng từ
năm hoc 2018-2019 theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp học. Bản thân luôn
tự xây dựng cho mình một tiền lệ cố định đó là giờ nào việc ấy. Ngoài giờ hành
chính,bản thân sẵn sàng hòa đồng hết mình song tuyệt đối không để hòa tan, sẽ
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

8

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

không bao giờ là người quản lý tốt khi không tự nghiêm khắc với bản thân mình.
Nói cách khác, là người quản lý phải có lòng yêu nghề, có tâm, có tầm trong công
việc, có khả năng xây dựng một tập thể uy tín,vững vàng.
- Tôi luôn cân nhắc một cách khách quan khi bố trí một công việc, phê bình
hoặc giải quyết một sự kiện, bản thân không bao giờ cho phép thiên vị, làm thiếu
công bằng, thiếu công minh. Minh chứng tôi được thấy là một thầy giáo Hiệu
trưởng Doãn Văn N (Trường Tiểu học A) là một minh chứng: Thầy được PGD
điều chuyển về một trường THCS với một trong những lí do là đã thiên vị, cụ thể
là hợp đồng con mình vào dạy vi tính với mức lương cao hơn so với GV dạy ngọai
ngữ & GV dạy 2 buổi/ ngày, đó là chưa kể trình độ CM đang ở mức" tin học văn
phòng" chưa đúng với tiêu chuẩn mà PGD quy định (Từ cao đẳng tin học trở lên) .
- Một vấn đề mà bản thân tôi luôn coi trọng, đó là vấn đề tài chính.Tôi luôn
tâm đắc là phải luôn minh bạch, công khai tài chính hàng tháng, hàng kỳ. Ngay

đầu năm học, phối hợp với các phòng ban trên địa bàn (PGD, UBND xã & Ban
CMHS) đề ra kế hoạch thu chi rõ ràng, phù hợp tình hình thực tế & phát triển của
nhà trường song nhất thiết phải có sự đồng ý mạnh mẽ từ phía phụ huynh.Thông
qua HĐSP, bản thân tôi thường xuyên yêu cầu kế toán luôn minh bạch về cách chi
tiêu: Chi cho ai ? Mục đích gì ? Hợp lý chưa? Có lãng phí không ?
- Trên thực tế, con người ai cũng muốn được tôn trọng. Hơn thế nữa, tập thể
sư phạm nhà trường là những con người trí thức, có lòng tự trọng cao. Chính vì
vậy, tôi thường xuyên cân nhắc khi đánh giá nhất là khi đánh giá trước hội đồng.
Sau khi dự một tiết dạy của GV, khi trao đổi tôi thường để đồng nghiệp nêu lên
chính kiến của họ, còn về phần mình dựa trên cơ sở đã ghi chép tóm tắt, thông qua
mức độ HS hiểu bài, tôi phân tích khuyến khích những điểm tốt, chỉ ra khiếm
khuyết của họ một cách thiện chí, mức độ ảnh hưởng của sự việc đồng thời gợi lên
cho đồng nghiệp tìm ra cách nghĩ, cách làm mới khoa học hơn, lôgic hơn đem lại
hiệu quả cao hơn, trước khi kết luận xếp loại tiết dạy không thể không nêu lên
những điểm tốt và thành công của họ dù nhỏ nhất.
- Về vấn đề chuyên môn:
- Một cán bộ quản lý sẽ bị hoài nghi nếu không muốn là thất bại khi người ta
không tìm thấy ở đó đôi điều cần thiết trong lĩnh vực chuyên môn. Chính vì thế,
dù bề bộn nhiều công việc khác, tôi vẫn thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu nội
dung, chương trình đặc biệt là PPDH nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Bình quân tôi thường đi dự giờ 2-4tiết/tháng dưói nhiều hình thức khác nhau
(Dự giờ báo trước, dự giờ không báo trước, cùng đi dự với Phó hiệu trưởng, tổ
trưởng CM, dự nhiều tiết giống nhau /tổ chuyên môn...) đồng thời kiểm tra việc
GV phát huy sử dụng đồ dùng dạy học cũng như mức độ khai thác kênh hình,
kênh chữ ở SGK, tôi cũng dành thời gian đi kiểm tra chuyên đề như chấm chữa
bài của GV, cách soạn giảng hoặc nhận xét của GV trong đó chú ý đến nội dung
hướng dẫn của GV cho học sinh về cách tự học ở lớp, ở nhà thông qua hệ thống
câu hỏi & gợi ý của người thầy.
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017



Sáng kiến kinh nghiệm

9

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

- Hàng tháng, hàng kỳ, tôi đều đăng kí với GV để dạy một vài tiết ở các khối khác
nhau vì tôi luôn cho rằng nó không những vừa phù hợp với tiêu chuẩn mà nhà
nước quy định mà còn vừa có cơ hội nắm được hoạt động thực, kiến thức kĩ năng
thực của từng HS, của từng lớp học, gián tiếp hiểu thêm hoạt động của người thầy
từ đó giúp tôi có điều kiện đánh giá, điều chỉnh, định hướng phù hợp hơn, chuẩn
xác hơn.
- Song song với nó tôi thường xuyên tự học hỏi qua sách báo, chuyên san GD, khi
rảnh rổi tôi đều truy cập Internet nhằm làm tư liệu vận dụng, hỗ trợ vào thực tế
nhà trường kể cả các văn bản luật, nghị định...liên quan đến công việc, đến GD.
- Về năng lực tổ chức và quản lý:
- Để tạo cho nhà trường luôn phát triển một cách bền vững trong xu thế xã hội phát
triển không ngừng,chủ trương của ngành, của Đảng, nhu cầu của con người ngày
một thực tế hơn, chất lượng hơn đòi hỏi nhà quản lý phải có cái nhìn xa hơn. Do
vậy, cùng với TTSP nhà trường tôi luôn phát huy chính kiến của họ, biết chia sẻ
với những trăn trở của nhà trường, từ đó xác định đâu là nhiệm vụ trọng tâm, đâu
là nhiệm vụ có tính chiến lược, thấy rõ mục tiêu ngắn hạn, dài hạn nhằm xây dựng
một kế hoạch có tính tổng thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà
trường. Thực tế, tốc độ phát triển của nhà trường trong những năm qua như đã
phân tích ở trên là hoàn toàn có cơ sở, hoàn toàn không có tính chắp vá.
- Ngay trong việc cơ cấu nhân sự, phân công phân nhiệm cho từng CB-GVCNV tôi
thường cân nhắc một cách kĩ lưỡng, sau đó hội ý với các bộ phận khác để thu thập
thêm những thông tin ý kiến hay, phù hợp vì bản thân luôn cho rằng: nhiều người
bao giờ cũng chín hơn một người, đồng thời cũng nâng cao tính dân chủ, tính

khách quan trong quản lý. Cụ thể, quy trình phân công đó tôi làm như sau:
+ Thống nhất với PHT, TTCM, CĐ về mục tiêu, mục đích, yêu cầu của việc
phân công, nhiệm vụ năm học mới của trường, các chuẩn phân công cho từng loại
đối tượng và phổ biến đến từng tổ, từng GV.
+ Các tổ chuyên môn bàn bạc, trao đổi và dự kiến đề bạt tổ trưởng, dự kiến
phân công GVPT (khi dự kiến phân công phần việc mới cho GV tôi thông báo
trước để họ có điều kiện nghiên cứu, tiếp cận và chuẩn bị).
+ Tiến hành họp liên tịch mở rộng để xem xét, thảo luận về dự kiến phân
công của các tổ chuyên môn.
+ Tổng hợp, thu thập thông tin từ dự kiến phân công của tổ chuyên môn, liên
tịch, kết quả giảng dạy các năm học trước, phẩm chất, năng lực CM, nguyện vọng
và hoàn cảnh cụ thể của từng GV.
+ Xử lý các thông tin trên, ra quyết định phân công. TTCM, GVPT lớp, GV
chuyên của trường. Quyết định này công bố ít nhất 2 tuần trước khi khai giảng
nhằm điều chỉnh cho phù hợp hơn trong trường hợp hết sức cần thiết.
- Cũng như, khi giải quyết một công việc hoặc quyết định một vấn đề cơ bản nào
đó bản thân luôn nghĩ đến hậu quả của nó sẽ như thế nào? Vì mục đích gì? Nguyên
nhân vì đâu? Có thấu tình đạt lý chưa?
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

10

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

Điển hình có một lần tôi xuống dạy thay cho GV đau đột xuất, trong giờ học
toán, tôi bị một học trò cho rằng "Thưa thầy, thầy giải bài toán này sai rồi ạ ! ". Tôi
thực sự giật mình, nhưng khi tìm hiểu về vấn đề này, học sinh nọ đưa cho tôi một

cuốn vở mà chính cô giáo này đã dạy trong thời gian hè, thì ra vì nhầm lẫn, cô giáo
này đã chấm bài toán này sai thành đúng (Sau đó tôi mượn hết vở học hè do GV đó
dạy thì có tất cả 6/24 em được chấm nhầm bài này). Tôi thực sự bối rối song sau
đó tôi đã xin lỗi các em, cảm ơn em vừa phát biểu, mượn lại số vở đó để chấm
lại.Về phần cô giáo cũng đã biết phải làm gì thời gian sau đó và thực trạng này
cũng là một bài học mỗi chúng ta rút kinh nghiệm nhất là những người làm giáo
dục và công tác quản lý.
- Những phẩm chất ý chí của cá nhân:
+ Khi một việc đem lại hiệu quả không cao, thay vì thay thế bằng những con người
có tư chất sáng tạo hơn, linh hoạt hơn tôi lại mổ xẻ ra phân tich xem thực trạng ấy
xuất phát từ đâu, nguyên nhân chính của nó là gì để tư vấn, giúp đỡ để cho người
ta khỏi tự ái, mặc cảm, tự ti mà phấn đấu. Còn trong khi làm việc, tôi đều có kế
hoạch cụ thể, nói là làm, hứa là giữ lời cho dù bận đến đâu.
+ Mỗi năm, ít nhất một lần/học kì tôi đều tổ chức, khuyến khích HĐSP góp ý về
bản thân mình nói riêng và CBQL nói chung,tôi hoàn toàn không có định kiến khi
được nghe những lời chỉ trích, phê bình từ phía đồng nghiệp, trái lại tôi còn chân
thành cảm ơn khi thực tế có những khiếm khuyết mà bản thân chủ quan chưa thấy.
- Về năng lực giao tiếp của người CBQL:
Là một người quản lý, càng có nhiều nghệ thuật giao tiếp chắc chắn càng có
nhiều thông tin qúy báu, càng làm cho hội đồng nể hơn là sợ, càng có cơ sở để đem
lại những quyết định chuẩn xác hơn.Thực vậy, khi tiếp xúc với bất kỳ ai, cho dù đó
là người nhỏ tuổi, nhân viên phục vụ...tôi vẫn luôn trân trọng họ, chân thành lắng
nghe ý kiến của cán bộ giáo viên dưới quyền, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đúng.
Hoặc khi trao đổi, nhất là khi góp ý GV tôi thường lựa lời nói ít, nói gọn hạn chế
đến mức tối đa việc phê phán một người trước nhiều người trong một điều kiện
thích hợp nhất theo quy trình "cạo râu" tức là bôi kem > cạo râu > xoa kem lại mà
trong quá trình học lớp bồi dưỡng CBQL tôi đã hiểu rõ về điều đó.
Cái điều mà tôi thường làm là luôn khơi gợi cho người ta nói, sẵn sàng chia sẻ khi
đồng nghiệp gặp khó khăn. thường xuyên quan tâm họ để biết kích thích họ khi
cần thiết bởi vốn dĩ con người ai cũng có khuyết điểm song bao giờ ai cũng có ưu

điểm nhất định. Có một câu ngạn ngữ Nga mà tôi luôn tâm đắc, càng nghĩ thấy
càng hay, đó là "Nếu 9 lần gọi nó là con heo thì lần thứ 10 nó sẽ ăn cám"
Thật vậy, người chê bao giờ cũng mau quên lời nói của mình nhưng người
bị chê thì bao giờ cũng nhớ. Vì lẻ đó, dù không bằng lòng những việc mà người
dưới quyền đang làm tôi vẫn luôn kiềm chế mình, bình tĩnh nói rõ ràng, rạch ròi
nhẹ nhàng nhưng cương quyết và trên thực tế hiệu quả công việc đem lại rất cao,
người ta làm việc đồng cảm hơn và tự giác hơn.
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

11

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

- Phong cách quản lý :
Như đã trình bày ở trên, phẩm chất đạo đức của người quản lý, phương thức
cũng như phong cách lãnh đạo, cách ăn cách nói của người quản lý chính là phong
cách của người quản lý, nó là mối tổng hòa và có tác động qua lại biện chứng với
nhau.Thực tế, trong cuộc sống đời thường, tôi luôn luôn tự học hỏi, trao dồi thêm
chuyên môn nghiệp vụ quản lý, chi tiêu một cách tiết kiệm, trong sáng, đúng mực
cũng như trong việc bảo quản, sử dụng vật dụng trong nhà trường từ việc sử dụng
điện, quạt đến việc bố trí thời gian cho một công việc cụ thể. Trong việc đánh giá,
xếp lọai GV tôi thường xuyên cân nhắc, công tâm ngay cả đối với bản thân mình.
Trong giao tiếp cư xử tôi luôn hòa đồng, bình đẳng ngay cả trong việc ăn, việc
chơi quan điểm cũng rõ ràng, khoản nào là chiêu đãi, khoản nào là "công ty".
Trong việc xây dựng kế hoạch năm học, từ sự phát triển của đội ngũ đến
công tác thi đua khen thưởng đều được hội ý, bàn bạc với CM, CĐ một cách cụ
thể. Các quyết định có tính quan trọng như bố trí nhân sự, thay đổi TTCM, dự kiến

lực lượng kế cận, cơ cấu các tổ chức trong nhà trường tôi đều tham khảo thêm với
PHT và các nhân tố khác. Tôi tin tưởng & mạnh dạn cơ cấu phân chia quyền quản
lý cho cấp phó và các bộ phận khác trong nhà trường một khi họ nhiều năm hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ với những trách nhiệm và quyền hạn một cách rõ ràng,
tôn trọng mọi quyết định về phần việc mà họ đảm trách, chỉ tham gia ý kiến khi
thấy thật cần thiết hoặc đề nghị chỉnh sửa khi có những thông tin từ các đồng
nghiệp khác nếu việc làm thực sự có thiếu sót.
Nói tóm lại, tôi luôn tự nghiêm khắc với mình từ thái độ trong lao động đến
cách ăn nói hoặc tư duy trong công việc.

C. PHẦN KẾT LUẬN:
I/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Trong công tác điều hành, chỉ đạo của người CBQL, việc xây dựng bầu
không khí tâm lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng , nó là điều kiện cần quyết định
trực tiếp đến sự thành bại của một nhà trường nói chung & bản thân người quản lý
nói riêng. Lênin nói rằng, điều quyết định thành công trong việc lãnh đạo quần
chúng không phải bởi sức mạnh của quyền hành, của uy quyền mà là sức mạnh của
uy tín, của một tập thể đoàn kết, sức mạnh của nghị lực, của trí tuệ, của sự hiểu
biết phong phú, xuất sắc tức chính là uy tín cá nhân của người quản lý. Nhờ có bầu
không khí tốt mà những quyết định, những công việc, những lời thuyết phục của
người CBQL cũng luôn được hội đồng tôn sùng và ghi nhận, tác động mạnh mẽ
đến hiệu quả công việc và những mục tiêu quản lý đề ra.
Nhờ có bầu không khí tâm lý tốt và đoàn kết mà người quản lý mới tạo ra sự
tin phục trong tập thể và xã hội đối với lời nói và việc làm của mình. Nó trở thành
cầu nối có tính kết dính các thành viên trong tập thể lại với nhau, tạo nên một môi
trường làm việc lành mạnh, bầu không khí tâm lý thỏa mái và ổn định đồng thời
cũng giúp mọi người làm việc sáng tạo hơn, tự tin hơn, linh hoạt hơn.
Đại Lộc, tháng 1 năm 2017



Sáng kiến kinh nghiệm

12

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Người CBQL phải có phong cách lãnh đạo dân chủ, tuy nhiên cũng cần
phải quyết đoán đúng lúc, dám làm, dám chịu phù hợp với từng công việc.
- Tôn trọng mọi thành viên trong hội đồng nói riêng và xã hội nói chung.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao dồi tri thức và
kinh nghiệm quản lý trường học.
- Khách quan và công bằng trong đánh giá, khen thưởng, đãi ngộ, quan hệ cá
nhân, bố trí công việc...ngay cả đối với chính bản thân mình. Tuyệt đối không vụ
lợi, cần minh bạch trong mọi công việc.
- Có cái tâm trong công việc, có cái tầm trong ứng xử, thường xuyên quan
tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên trong tập thể. Không nên
thờ ơ, bàng quan, thiếu sự độ lượng, nhân ái với tập thể càng không nên nhỏ nhoi,
ích kỉ, định kiến, bảo thủ, thủ đoạn, mỵ dân.
- Luôn luôn gương mẫu trong công việc, trong lời nói, khi nói là phải làm,
khi hứa thì phải giữ lời hứa.Trung thực trong công việc, trung thực trong giao tiếp.
- Xây dựng kế hoach, tổ chức hoạt động rõ ràng, cụ thể, khoa học, tận dụng
được thời gian, tài năng vào công việc.
- Mạnh dạn thay đổi mọi vấn đề khi thấy cần thiết nhất là trong lĩnh vực
chuyên môn, nhân sự, lề lối quản lý, phương pháp dạy học...
III/ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT VỚI PGD, SGD:
- Có kế hoạch thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề, đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các môn từ lớp 1 đến lớp 5 dưới nhiều hình thức
khác nhau (Sinh hoạt theo cụm, theo khối, theo môn...) cũng như cung ứng đầy đủ
và kịp thời thiết bị đồ dùng dạy học cho các khối lớp theo chương trình đổi mới

hiện nay.
- Đặc thù cấp học không có nguồn thu nào đáng kể nên cần quan tâm hỗ trợ
nguồn kinh phí hàng năm để nhà trường nâng cấp, tu bổ, sắm sửa các điều kiện cần
thiết phục vụ hoạt động dạy và học hiệu quả hơn.
- Có phương án chỉ đạo thống nhất, cụ thể việc xây dựng trường chuẩn Quốc
gai và Kiểm định chất lượng thành một văn bản hợp nhất làm cho các trường hoạt
động bớt cồng kềnh hơn, có thời gian đầu tư hơn cho hoạt động giáo dục.

Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

13

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Đinh Kim Hoàng

- Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng và ảnh
hưởng của nó đối với bầu không khí tập thểKLTN trường CBQLGD TPHCM – 1998
2/ Hoàng Minh Hùng - Một vài vấn đề tâm lý học trong quản lý giáo dục Trường CBQLGD TPHCM – 2005
3/ Nguyễn thị Thu Hiền - Quản lý nhân sự trong nhà trường - Trường CBQLGD
TPHCM – 2005
4/ Trần Thị Tuyết Mai - Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý giáo dục Trường CBQLGD TPHCM – 2005
5/Nguyễn Đức Thái
- Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu
trưởng trường tiểu hoc - Trường CBQLGD TPHCM –
2001


Đại Lộc, tháng 1 năm 2017


Sáng kiến kinh nghiệm

14

Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

MỤC LỤC
Tiêu đề

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ TÊN ĐỀ TÀI
II/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ
III/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
IV/ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

B/ PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1/ Khái niệm bầu không khí tâm lý TTSP
2/ Ý nghĩa của bầu không khí tâm lý TTSP
3/Các dấu hiệu của bầu không khí tâm lý TTSP
II/ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ
TẬP THỂ SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG TH HỨA TẠO .

1/ Đặc điểm chung của nhà trường
1.1/ Vài nét về tình hình địa phương
1.2/ Sơ lược đặc điểm tình hình nhà trường

1.3/ Tình hình đội ngũ CBGVCNV nhà trường

2/ Thử đánh giá bầu không khí tâm lý của TTSP nhà
trường:
2.1/ Khả năng tác động đến cấp trên
2.2/ Khả năng tác động đến các lực lượng khác
2.3/ Ảnh hưởng tích cực đến cấp dưới, tập thể sư phạm

3/ Đề xuất các biện pháp xây dựng bầu không khí tâm
lý TTSP của người CBQL:
3.1/ Xây dựng phẩm chất của người CBQL
3.2/ Vấn đề chuyên môn
3.3/ Năng lực tổ chức và quản lý
3.4/ Những phẩm chất ý chí của cá nhân
3.5/ Năng lực giao tiếp của người CBQL
3.6/ Phong cách quản lý của người CBQL

C/ PHẦN KẾT LUẬN
I/ĐÁNH GIÁ CHUNG
II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
III/ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT VỚI PGD-SGD

Đại Lộc, tháng 1 năm 2017

Trang
1
1
2
2
2

2
2
2
2
3
4
4
4
4
5
6
6
6
6
6
8
9
10
11
11
12
12
12
13
13


Sáng kiến kinh nghiệm

15


Người thực hiện : Nguyễn Văn Mua

PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỨA TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẦU
KHÔNG KHÍ TÂM LÝ TẬP THỂ SƯ PHẠM
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỨA TẠOĐẠI LỘC - QUẢNG NAM


Người thực hiện: Nguyễn Văn Mua - Hiệu trưởng
ĐẠI LỘC, THÁNG 01 NĂM 2017

Đại Lộc, tháng 1 năm 2017



×