Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phương pháp xây dựng bài giảng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.8 KB, 6 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA.
Phương pháp dạy học chương trình hóa được B.F. Skinnner (Nhà tâm lí học Mỹ) nêu
ra từ đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Chương trình hóa thực chất là chia nhỏ nội
dung cần dạy thành những đơn vị kiến thức có liên quan chặt chẽ với nhau theo kiểu
thuật giải. Nguyên lý của kiểu dạy-học này tuân theo quy tắc tâm lý của Descartes:
“Chia nhỏ mỗi khó khăn mà ta xem xét thành nhiều phần nhỏ có thể chia được, nhưng
cuối cùng có thể thu được kết quả giải đáp cao nhất”, đối với ngành CNTT chúng ta
vẫn gọi đó là phương pháp “Chia để trị”. Trong dạy học chương trình hóa, nội dung
học tập được chia thành từng phần, hoạt động của người học cũng được chia thành
từng bước. Mỗi bước học tập đều được kiểm tra. Việc chuyển sang giai đoạn học tập
tiếp theo phụ thuộc vào chất lượng lĩnh hội của giai đoạn trước. Trong dạy-học chương
trình hóa nhiều hoạt động dạy đã được “chương trình hóa”, các hoạt động đó có thể là
nêu vấn đề, diễn giảng, minh họa, kiểm tra, củng cố ôn tập, ... Các hoạt động đó được
đều được chuẩn bị trước và có thể chuyển hóa thành các câu hỏi hoặc dạng
tương đương và sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Trong dạy học chương trình hóa giáo viên không can thiệp trực tiếp vào hoạt động học
tập của học sinh mà học sinh tự lực học theo sự hướng dẫn của “chương trình học”.
Như vậy trong dạy học chương trình hóa, giáo viên là người xây dựng chương trình
học, học sinh là người tự lực tương tác với các kiến thức theo chương trình do giáo
viên biên soạn, kèm thêm là sách giáo khoa (giáo trình), tài liệu tham khảo, các đồ
dùng minh họa, ...
Chúng ta sơ đồ hóa như sau:
Nội dung kiến thức là N, được chia nhỏ thành các đơn vị kiến thức N1, N2, ...,
Nk. Sự chia nhỏ này phải đảm bảo không mất kiến thức và độc lập ở mức tương đối,
tức là: N =

k



và ∀i ta có N i ∩ N i +1 → min



Ni
i=1

Mỗi nội dung Ni được nêu vấn đề bởi một câu hỏi chính Qi, nếu chưa trả lời
được Qi thì có thể thêm những câu hỏi dẫn dắt Q’i, Q’’i, . . .


Bài học theo chương trình hóa được thực hiện tuyến tính theo sơ đồ sau:
Q1

s ai

 →

↓ đúng

Q’1

s ai

 →

↓ đúng

Q’’1

s ai

 →


↓ đúng



Thông báo N1


Q2

s ai

 →

↓ đúng

Q’2

s ai

 →

↓ đúng

Q’’2

s ai

 →


↓ đúng



Thông báo N2


...


Qk

s ai

 →

↓ đúng

Q’2

s ai

 →

↓ đúng

Q’’2

s ai


 →

↓ đúng



Thông báo Nk


Kết thúc
Với hình thức này, học sinh phải tự lực làm việc và phát huy tính tích cực của
mình. Với cách làm việc cá thể như vậy việc học nhanh hay chậm là tùy vào năng lực
lĩnh hội, tư duy kiến thức của học sinh. Dạy học chương trình hóa là cơ sở rất tốt để tổ
chức tự học cho học sinh.
Sơ đồ tổ chức dạy học chương trình hóa.
Bài học

Học sinh

Giáo viên

Làm việc với tài liệu

Chương trình hóa

Tự học với chương trình hóa


CHƯƠNG TRÌNH HÓA QUÁ TRÌNH DẠY – KỊCH BẢN


Việc chương trình hóa quá trình dạy-học bắt nguồn từ tư tưởng của phương pháp dạy
học chương trình hóa. Chúng ta coi quá trình dạy học là một bài toán xác định, nội
dung của quá trình này được chia nhỏ thành những lượng tri thức sao cho việc truyền
đạt nó được thực hiện bởi một hoặc một vài thao tác của thày và trò. Như vậy bài toán
dạy học được giải quyết bởi việc thực hiện một dãy các thao tác xác định, mỗi thao tác
này có kết quả xác định là chuyển một lượng tri thức từ thày sang trò.
Mô đun dạy học bao gồm một lượng kiến thức (đủ nhỏ như đã nói ở trên), các thao
tác của thày để truyền thụ, các hoạt động học của trò và hoạt động đánh giá xác định
kết quả lĩnh hội tri thức của học trò.
Ta kí hiệu M cho quá trình dạy-học một lượng kiến thức N. Lượng kiến thức N được
chia nhỏ thành các lượng kiến thức N1, N2, ..., Nk. Kí hiệu Mi là mô đun dạy học lượng
kiến thức Ni.
Ni : Nội dung kiến thức cần truyền đạt và mục đích, kĩ năng cần đạt được qua
mô đun này.
Ti: Tập các thao tác của thày bao gồm nêu vấn đề, diễn giảng, trình diễn kiến
thức (dạng text, tranh ảnh, movie, mô phỏng, hoạt hình, ...) để truyền đạt Ni.
Hi: Tập các hoạt động của học trò (quan sát, ghi nhớ, tương tác với các nhiệm
vụ của thày giao, ...) tương ứng với các thao tác của thày để chủ động tiếp nhận kiến
thức Ni.
Qi : Câu hỏi đánh giá sự lĩnh hội của học trò
Mi = Ni + Ti + Hi + Qi
Lược đồ dạy học là quy định tiến trình thực hiện các mô đun dạy học để thực hiện M,
thông thường tiến trình này là tuyến tính, tiến trình có thể rẽ nhánh nếu chúng ta xem
xét đến đối tượng học sinh.
M = M1 -> M2 -> . . . Mi -> Mi+1 -> . . . -> Mk
hoặc
M = M1 -> . . . ->

Mi -> Mi+1 -> . . . -> Mt -> . . . -> Mk






Kịch bản (hay là giáo án chương trình hóa) là sự mô tả các mô đun dạy học và xác
định tiến trình thực hiện các mô đun đó. Kịch bản thể hiện tất cả chiến lược sư phạm
của thày giáo.
Sơ đồ của việc tổ chức dạy học theo chương trình như sau :
Bài học

Giáo viên

Tài liệu+ Chương trình hóa

Kịch bản

Học sinh

XÂY DỰNG CÁC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
Học liệu điện tử - courseware là các tài liệu học tập được số hóa theo một cấu trúc,
định dạng và kịch bản nhất định được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và
học qua máy tính. Dạng thức số hóa có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh,
hình ảnh, video số, các ứng dụng tương tác, ... và hỗn hợp của các dạng thức nói trên.
Học liệu điện tử bao gồm học liệu tĩnh và học liệu đa phương tiện. Học liệu tĩnh là
các file text, slide, bảng dữ liệu.
Học liệu đa phương tiện có thể gồm những loại sau đây :
+ Các file âm thanh để minh họa hay diễn giảng kiến thức.
+ Các file flash hoặc tương tự được tạo ra từ các phần mềm đồ họa dùng để mô

phỏng kiến thức.


+ Các file video clip được lưu trũ trong các định dạng mpeg, avi hay các định
dạng có hiệu ứng tương tự.
+ Các file trình diễn tổ hợp các thành phần trên theo một cấu trúc nào đó.
+ Các học liệu điện tử tương tác được hiểu theo nghĩa người sử dụng có thể tác
động trực tiếp để thay đổi kịch bản trình diễn ngay trong quá trình trình diễn. Về kiểu
tương tác có hai mức độ : Tương tác thông qua chọn kịch bản trình diễn (thực đơn hay
liên kết) để khởi động một kịch bản trình diễn tiếp theo sẵn có. Tương tác qua các dữ
liệu được nhập trực tiếp trong quá trình trình diễn, kịch bản trình diễn tiếp theo tùy
thuộc vào giá trị dữ liệu đó (ví dụ một câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm, trả lời đúng hoặc
sai sẽ rẽ nhánh theo một trong hai kịch bản tiếp theo). Với loại tương tác thứ hai này
chúng ta phải có một chương trình tạo kịch bản tự động tùy theo dữ liệu.
Bài giảng điện tử là tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức theo một kết cấu sư
phạm để có thể cung cấp kiến thức và kĩ năng cho người học một cách hiệu quả thông
qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (LMS – Learning
Managment System). Bài giảng điện tử bắt buộc phải có các học liệu điện tử đa
phương tiện đa phương tiện đạt tối thiểu từ 20% đến 30% thời lượng môn học tính
theo số tiết. Bài giảng điện tử tương ứng với một học phần hoặc một môn học.
II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ.
1. Khâu chuẩn bị kịch bản.
a. Xác định nội dung kiến thức cho bài giảng, thông thường chúng ta xác định theo
giáo trình hoặc sách giáo khoa của môn học.
b. Phân nhỏ kiến thức theo phương pháp dạy học chương trình hóa. Theo cách này,
mỗi lượng kiến thức nhỏ sẽ được xác định bởi một câu hỏi chính và một vài câu hỏi
gợi mở. Kết quả của bước này là ta có tập {Ni, Qi} i=1,2, ..., k. Xác định lược đồ thực
hiện.
c. Với mỗi {Ni, Qi} chúng ta xây dựng các tập Ti và Hi.
Để xây dựng tập Ti, chúng ta có những chuyển đổi tương đương giữa thao tác của giáo

viên và các thao tác trên máy tính :
Nêu vấn đề <-----> Các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi trực tiếp qua tương tác.
Diễn giảng <------> kích hoạt file âm thanh ghi lời diễn giảng.
Viết bảng <-------> Show text trên màn hình.
Trình diễn khác <----> kích hoạt các học liệu đa phương tiện tương ứng.
...
Kết quả của khâu này là ta có một kịch bản, chính là tập {Mi}i=1, 2, ..., k


2. Khâu chuẩn bị học liệu điện tử.
a. Bài giảng văn bản có các yêu cầu sau đây :
- Thời lượng của bài giảng.
- Mục tiêu người học cần đạt về kiến thức và kĩ năng.
- Điều kiện tiên quyết : Kiến thức cần phải có để tiếp thu bài giảng này.
- Toàn văn bài giảng được quy định viết trong các định dạng : MS Word, Pdf,
Text.
b. Danh mục các tài liệu tham khảo chính (trong nước và ngoài nước).
c. Các học liệu đa phương tiện liên quan đến kiến thức của bài giảng và cần có theo
kịch bản.
d. Hệ thống bài tập, câu hỏi trắc nghiệm.
3. Khâu xây dựng bài giảng điện tử.
Việc xây dựng bài giảng điện tử thông thường sử dụng một phần mềm công cụ, phần
mềm này cho phép tổ hợp các học liệu điện tử theo một cấu trúc nào đó, tùy thuộc vào
chiến lược sư phạm được quy định trong kịch bản.



×