Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Luận văn Tiến Sĩ: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG DÓ BẦU (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) ĐẶC SẮC Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Thành Phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

ĐINH TRUNG CHÁNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG DÓ BẦU
(Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) ĐẶC SẮC
Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

ĐINH TRUNG CHÁNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG DÓ BẦU
(Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) ĐẶC SẮC
Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Kỹ thuật Lâm sinh
Mã số: 62 62 60 01

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS. TS. Trần Văn Minh
2. PGS. TS. Bùi Cách Tuyến

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 03/2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Đinh Trung Chánh

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và trân trọng đến PGS Tiến sĩ Trần
Văn Minh và PGS Tiến sĩ Bùi Cách Tuyến đã nhận hướng dẫn khoa học cho luận
án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn GS Tiến sĩ Bùi Chí Bửu và GS Tiến sĩ Nguyễn
Thị Lang đã giúp đỡ trong việc áp dụng phương pháp khảo sát đa dạng di truyền.
Tôi xin trân trọng cám ơn Viện Công Nghệ sinh học và Môi trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Lúa Đồng Bằng Sông
Cửu Long trong việc giúp đỡ và tạo điều kiện cho việc tiến hành các thí nghiệm.
Xin trân trọng cảm ơn Vườn Quốc gia Phú Quốc, Chi cục Kiểm Lâm Quảng Nam,
Ủy Ban Dân tộc Miền núi, Trung tâm Khảo sát Thiết kế Nông nghiệp tỉnh Khánh
Hòa, Chi cục Kiểm Lâm An Giang và Thảo Cầm Viên TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ
trong các cuộc khảo sát thực tế.


TP. HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2010

Đinh Trung Chánh

iv


TÓM TẮT
Trong Luận án này, chúng tôi trình bày: (1) kết quả khảo sát trên hiện trường
và các thí nghiệm trong phòng cũng như trên thực địa nhằm tìm hiểu đặc điểm của
những cây Dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) đang có trầm; (2) ứng
dụng di truyền học phân tử để khảo sát đa dạng dưới loài; (3) ứng dụng kỹ thuật
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, phát sinh phôi soma và tạo hạt giống nhân tạo để nhân
nhanh giống cây Dó bầu từ các cá thể cây mẹ có trầm; (4) thăm dò khả năng kích
thích tạo trầm bằng các biện pháp vi sinh và hóa học.
Phần tổng quan đã dựa vào nhiều nguồn tài liệu tham khảo, nhấn mạnh rằng
giá trị cao của gỗ trầm là một động lực dẫn tới sự khai thác quá mức và sự cạn kiệt
của các loài cây này trong rừng tự nhiên. Nhưng nông dân các tỉnh được khảo sát từ
Quảng Nam trở vào cho đến đảo Phú Quốc đã đáp ứng với tình hình khan hiếm các
sản phẩm trầm bằng các kỹ thuật trồng, quản lý, kích thích tạo trầm và khai thác
trầm một cách đa dạng. Một số kỹ thuật dân gian để kích thích sự tạo trầm đã được
ghi nhận.
Nghiên cứu đa dạng dưới loài được thực hiện với hai phương pháp sinh học
phân tử: phản ứng PCR-RAPD và giải trình tự chuỗi DNA. Sử dụng phản ứng
PCR-RAPD trên 12 mẫu cá thể cây Dó bầu thí nghiệm từ các xuất xứ gần nhau và
trong quần thể cho thấy các mẫu được chia thành 5 nhóm chính, phản ánh sự đa
dạng dưới loài của các mẫu Dó bầu được khảo sát. Kết quả nghiên cứu trình tự
DNA của bốn xuất xứ Dó bầu khác nhau cũng đã củng cố cho kết luận về đa dạng
dưới loài từ phương pháp PCR.
Mẫu vật thu thập từ những cây Dó bầu có dấu hiệu tạo trầm được sử dụng cho

các thí nghiệm nuôi cấy mô qua hai bước chính: (1) nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và
(2) nuôi cấy phát sinh phôi soma và tạo hạt nhân tạo. Các thí nghiệm nuôi cấy đỉnh
sinh trưởng tập trung vào việc xác định môi trường thích hợp, tác dụng của sự bổ
sung các chất điều hòa sinh trưởng cũng như các điều kiện vật lý ảnh hưởng lên sự
vi nhân giống in-vitro từ đỉnh sinh trưởng. Môi trường WPM tỏ ra tốt hơn môi
trường MS cho việc nuôi cấy. So sánh các vật liệu nguồn từ Bắc đảo Phú Quốc

v


(BD1 và BD2) và từ Nam đảo Phú Quốc (ND1 và ND2) cho thấy xuất xứ này có
ảnh hưởng lên sự hình thành và phát triển chồi in-vitro.
Các thí nghiệm nuôi cấy tế bào soma được thiết kế liên hoàn nhằm dẫn tới việc
sản xuất "hạt giống nhân tạo" có thể sử dụng thuận tiện trong việc nhân nuôi cây
con thay cho hạt giống thực sinh. Việc nuôi cấy phát sinh tế bào phôi soma từ các
mẫu lá và rễ trên môi trường cơ bản MS bổ sung BA, kinetin, NAA, IBA, 2,4D,
vitamin B5 cho thấy tỷ lệ phát sinh tế bào soma cao với mẫu nuôi cấy là rễ (dòng
ND, nam đảo Phú Quốc). Sau khi có phôi soma, thí nghiệm nhân sinh khối dịch
huyền phù phôi soma được tiến hành trên môi trường nuôi cấy có agar, nhân sinh
khối trên môi trường lỏng và sau đó tái sinh phôi soma. Thể giả phôi (PLB), một
dạng thuận lợi cho sự vi nhân giống, được chuyên hóa bằng cách bổ sung kích thích
tố. "Hạt giống nhân tạo" được thực hiện với natri alginat và calci clorua trên môi
trường WPM bổ sung sucrose. Natri alginat 4% cho một độ đông đặc thỏa đáng và
không ảnh hưởng bất lợi lên sự tái sinh.
Sinh trưởng của cây con sau nuôi cấy trong ống nghiệm được theo dõi ở vườn
ươm trong 12 tháng. Sự khác biệt về sinh trưởng của cây con từ bốn xuất xứ ND1,
ND2, BD1, BD2 là không có ý nghĩa, nhưng bề rộng lá từ ND1 và ND2 nhỏ hơn từ
BD1, BD2.
Sự phân lập nấm trên các mô có dấu hiệu hình thành trầm đã cho phép xác định
một tập đoàn gồm 10 loài nấm khác nhau hiện diện trong các mô gỗ được khảo sát.

Một số chi nấm được xác định tương đồng với một số công trình gần đây. Từ đó,
thí nghiệm thăm dò kích thích tạo trầm với bảy nghiệm thức (vi sinh và hóa học)
trên ba địa điểm: Đại Lãnh (Nha Trang), Thảo Cầm Viên (TP. Hồ Chí Minh) và
Vĩnh Long đã được thực hiện. Kết quả không hoàn toàn đồng nhất ở ba địa điểm
này mặc dù xử lý bằng clorua (Cl-) mang lại tác dụng cao ở hai trong ba địa điểm
và cũng được xếp hạng cao nhất. Xử lý bằng nấm đen và nitrat (NO-3) cho kết quả
đứng thứ hai ở Đại Lãnh và Thảo Cầm Viên và thứ nhất ở Vĩnh Long.

vi


SUMMARY
This thesis presents findings from field studies, laboratory and in situ
experiments on the characteristics of Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte (eaglewood) and the application of plant cell technologies to propagate specific clones of
this endangered species of Vietnam. Besides, explorative experiments on the
inducement of eagle-wood formation from planted trees of this species were also
performed.
A review of litteratures was performed, focusing on the characteristics of the
species and a wide range of utilization and market value of eagle-wood and its
derivatives in Asia. The studies on formation of eagle-wood in the nature and in
controlled experiments were also reviewed. The high value of eagle-wood and its
products has been the main motivation of its over-exploitation, and leading to
depletion of the species in natural forests. However, field studies conducted in
various provinces in the natural area of the species from Quảng Nam to Phú Quốc
shown a positive trend of planting Aquilaria and inducing eagle-wood formation
initiated by farmers.
PCR-RAPD and DNA sequencing were used to explore the intraspecific
diversity. High similarity values (0.75-1.0) were obtained from a test with 18
samples, which can be grouped into 5 clusters, relecting the provenances of the
samples. DNA sequencing was


also performed on 4 samples and chains of both

DNA and proteins were elaborated. Distance analyses shown the possibility of
grouping the samples based on DNA chain was better than those based on protein
sequences.
Materials collected during the field visits in North and South Phú Quốc Island
from Aquilaria trees having indications of eaglewood formation were used in
micro-propagation experiments. Two set of experiments were conducted,
meristematic and somatic cell cultures, to find appropriate techniques and
conditions. The meristematic culture experiments aim to determine suitable
medium, the addition of growth regulators and the physical condition affecting in

vii


vitro propagation and development of plantets. The somatic cell culture
experiments were designed according to a schemee that leads to the production of
"artificial seeds", i.e. a form of culture embedding in organic polymers to be
conveniently used as natural seed substitues.
In meristematic culture, WPM was found better than MS medium. The addition
of BA (0.1 mg/l) and NAA (0.1 mg/l) was found suitable for protocorm formation,
while the supplementation of CW was found giving a high rate of differentiation. A
combination of BA (0.1 mg/l) and BA (0.1 mg/l) + NAA (0.1 mg/l) gave better
shoot elongation of the plantets in-vitro. Besides, a high light intensity (54.72
μmol/m2/s), combined with good aeration is required for the growth and
development of the cultures. A comparison of the stocks, including two from North
Phu Quoc Island (BD1 and BD2) and two from South Phu Quoc Island (ND1 and
ND2), shown that provenances influences the variations of shoot formation and
growth in-vitro.

Somatic cell cultures were performed with leaf and root tissues on MS medium
with the supplementation of BA, Ki, NAA, IBA, 2,4D, and vitamine B5. Root
tissues from ND stock gave good results. Somatic cells developed rapidly in media
supplemented with 2,4-D, while in media with BA + NAA + Ki + vitamine B5 the
somatic cells had a milky white color. Somatic cell suspensions were multiplied in
liquid media or in media gelatinized with agar-agar and somatic embryos were
regenerated. PLB, a convenient form for micropropagation, can be differentiated by
the supplementation of BA (5mg/l) + NAA (0.2 mg/l) or Ki (3 mg/l) + NAA (0.2
mg/l) and the results were better than BA or Ki alone. Artificial seed production
experiments were performed with sodium alginat and the "seeds" were regenerated
with sodium chloride on WPM with the addition of sucrose. Sodium alginate at 4%
was found giving an adequate consistency, but a higher concentration can give
harmful effect on regeneration.
The growth of the seedlings from micropropagated plantets were monitored up
to 12 months. The differences of growth performances of plantets from 4 stocks

viii


ND1, ND2, BD1, BD2 were found non-significant but leaf widths of the plantet
from ND1 and ND2 stocks were smaller than from BD1, BD2.
Ten (10) fungi species were isolated and identified in the samples of infected
wood. Certain similarity between our results and fungi recorded by previous
authors were recognized. Based on results of the isolation experiments and the field
study, an explorative experiement was carried-out with seven treatments: (1)
Control, (2) White fungi, (3) Black fungi, (4) Chlorine-based (Cl-) , (5) Oil-based,
(6) Sulfate (SO42-) , (7) Nitrate (NO3-), on three sites: Đại Lãnh, The HCMC Zoo
and Vĩnh Long. The results were not totally consistent in three sites, although the
effect of chlorine-based treatment was high in two of three sites and was assessed
as highest in the total score. Black fungi and nitrate-based treatments were ranked

second of seven treatments.

ix


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................iii 
TÓM TẮT ............................................................................................................................ v 
SUMMARY ........................................................................................................................ vii 
MỤC LỤC ........................................................................................................................... x 
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................xiiiii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................ xv 
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .......................................................................... xviii 
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 
1.1. Lý do thực hiện đề tài ................................................................................................ 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 4 
1.4.1. Về mặt khoa học ................................................................................................. 4 
1.4.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................. 4 
1.5. Những đóng góp mới của luận án .............................................................................. 4 
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6 
2.1. Cây Dó bầu và sản phẩm trầm hương ........................................................................ 6 
2.1.1. Đặc điểm thực vật học và phân bố của cây Dó bầu ............................................ 6 
2.1.2. Công dụng và phân loại trầm hương ................................................................... 8 
2.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài......................................................................................... 10 
2.2.1. Đánh giá đa dạng di truyền ............................................................................... 10 
2.2.2. Kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và nuôi cấy phát sinh phôi soma .............. 12 
2.2.2.1. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng ......................................................................... 12 
2.2.2.2. Nuôi cấy phát sinh phôi soma ..................................................................... 14 

2.2.3. Sự hình thành trầm hương ................................................................................ 17 
Chương 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 23 
3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 23 
3.1.1. Điều tra thực trạng, sưu tầm và lấy mẫu khảo sát ............................................ 23 
3.1.2. Đánh giá đa dạng di truyền ở cấp độ dưới loài ................................................. 23 
3.1.3. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất hạt giống nhân tạo từ
các cây Dó bầu đã cho trầm ........................................................................................ 24 

x


3.1.4. Nghiên cứu bước đầu gây tạo trầm (agarwood) trên cây Dó bầu bằng phương
pháp vi sinh và hoá học............................................................................................... 24 
3.2. Địa điểm và vật liệu thí nghiệm ............................................................................... 24 
3.2.1. Địa điểm khảo sát thực địa................................................................................ 24 
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 25 
3.2.2.1. Vật liệu đánh giá đa dạng di truyền cấp dưới loài: ..................................... 25 
3.2.2.2. Vật liệu nuôi cấy mô và tạo hạt nhân tạo:................................................... 26 
3.2.2.3. Vật liệu thí nghiệm tạo trầm: ...................................................................... 27 
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 28 
3.3.1. Phương pháp điều tra thực địa và sưu tập mẫu vật ........................................ 28 
3.3.2. Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền cấp dưới loài ................................. 29 
3.3.3. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, nuôi cấy phôi soma và tạo hạt nhân tạo ............. 36 
3.3.4. Phân lập các loài vi sinh và kích thích sự tạo trầm ........................................ 40 
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................. 43 
4.1. Kết quả điều tra thực địa .......................................................................................... 43 
4.1.1. Hiện trạng gây trồng cây Dó bầu ở các địa điểm điều tra ................................. 43 
4.1.2. Phân loại và phân cấp sản phẩm trầm hương ở các địa phương ....................... 45 
4.1.3. Kỹ thuật kích thích tạo trầm ở các địa điểm điều tra ........................................ 46 
4.2. Kết quả phân tích đa dạng dưới loài của các dòng Dó bầu...................................... 48 

4.2.1. Sản phẩm phản ứng PCR với các chất mồi (primers) ....................................... 48 
4.2.2. Phân tích trình tự đoạn nucleotid được dòng hóa trong plasmid ..................... 54 
4.3. Kết quả nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất hạt giống nhân tạo
từ các cây Dó bầu đã cho trầm ........................................................................................ 58 
4.3.1. Nuôi cấy chồi đỉnh sinh trưởng cây Dó bầu in vitro ......................................... 58 
4.3.2. Nuôi cấy phát sinh phôi soma ........................................................................... 67 
4.3.3. Nuôi cấy tế bào soma và tạo hạt nhân tạo cây Dó bầu ..................................... 75 
4.3.4. Thuần hóa và ươm nuôi cây Dó bầu cấy mô .................................................... 97 
4.4. Kết quả phân lập các loài vi sinh và thí nghiệm kích thích sự tạo trầm ................ 104 
4.4.1. Kết quả phân lập và định danh vi sinh vật trong các mô gỗ có trầm .............. 104 
4.4.2. Thí nghiệm thăm dò sự lây nhiễm và kích thích tạo trầm .............................. 105 
4.4.3. Sự biến đổi của mô gỗ sau khi kích thích tạo trầm ......................................... 109 
4.4.4. Thành phần hoá học của tinh dầu trầm do thí nghiệm lây nhiễm ................... 114 

xi


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 117 
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 117 
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 118 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 119 
TIẾNG VIỆT ............................................................................................................... 119 
TIẾNG NƯỚC NGOÀI .............................................................................................. 121 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 124 
PHỤ LỤC 1. KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

124

Phụ lục 1.1.Bảng tổng hợp phỏng vấn các hộ có tham gia khai thác và sản xuất
trầm hương

Phụ lục 1.2: Hình ảnh phỏng vấn các hộ có tham gia khai thác và sản xuất trầm 
PHỤ LỤC 2. PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN................................................125

Phụ lục 2.1. Tiến trình lấy mẫu và thiết bị khảo sát đa dạng di truyền
Phụ lục 2.2 Sản phẩm PCR
Phụ lục 2.3: Giải trình tự DNA của 4 dòng Dó bầu có xuất xứ địa lý
khác nhau
PHỤ LỤC 3. THÍ NGHIỆM NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY DÓ BẦU.................125 

Phụ lục 3. 1. Sơ đồ rút gọn nuôi cấy phôi soma và tạo hạt nhân tạo cây Dó bầu  
Phụ lục 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu Dó bầu có trầm để thí nghiệm nuôi cấy
Phụ lục 3.3. Hình ảnh lấy mẫu và thí nghiệm nhân giống vô tính
Phụ lục 3.4. Môi trường cơ bản dùng trong các thí nghiệm nuôi cấy
PHỤ LỤC 4. KHẢO SÁT SỰ LÂY NHIỄM TẠO TRẦM VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRẦM HƯƠNG................168
Phụ lục 4.1 Hình ảnh lây nhiễm tạo trầm, sơ chế và phân loại trầm hương
Phụ lục 4.2. Phiếu Giám định nấm trên các mẫu gỗ Dó bầu có trầm
ở các vùng khảo sát
Phụ lục 4.3. Thành phần hóa học của trầm hương nguyên liệu
mua ở Khánh Hòa
Phụ lục 4.4. Thành phần hóa học của trầm hương lấy từ thí nghiệm lây nhiễm

xii


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
2,4-D
ABA
ADP
AFLP

AMP
AP-PCR
ATP
BA
BD
CAD
CORR
CRD
CTAB
CV%
CW
DAF
DAP
DMSO
DNA
ĐBSCL
EC
EDTA
EN
GCMS
IAA
IBA
Ki
LSD
MS
MSStat
NAA
ND
NST
NTSYS


2,4-dichorophenoxyacetic acid
acetyl butyric acid
adenosin diphosphat
Amplified Fragment Length Polymorphism (Đa hình Khuếch đại
Độ dài Đoạn)
adenosin monophosphat
Arbitrary primed PCR (PCR với chất mồi bất kỳ)
adenosin triphosphat
6-benzyl aminopurin
Bắc đảo Phú Quốc
cinnamil alcol dehydrogenase
Correlation (Tương quan)
Complete Random Design (Kiểu thí nghiệm hoàn toàn ngẫu
nhiên)
Cetyl-trimetil-ammonium bromur
Coefficient of variation (Hệ số biến động)
Coconut water (nước dừa)
DNA amplified fingerprinting (Phương pháp dấu ấn DNA
khuếch đại)
Day after planting (ngày sau nuôi cấy)
Hóa chất dimetil sulphoxid
Desoxyribonucleic acid
Đồng bằng sông Cửu Long
Embryogenic clump (cụm sinh phôi)
Etylen diamine tetra acetat
Endangered (cấp nguy cơ)
Gas Chromatography Mass Spectrophotometry (sắc ký khí khối
phổ)
β-Indol acetic acid

β-Indol butyric acid
Kinetin (6-furfuryl aminopurine)
Least significant difference (hiệu số hay số sai biệt có nghĩa nhỏ
nhất, hoặc còn gọi là khoảng sai dị tối thiểu)
Môi trường Murashige-Skoog (1962)
Phần mềm thống kê
α-Naptalen acetic acid
Nam đảo Phú Quốc
Nhiễm sắc thể
Numerical Taxonomy System (hệ thống phân loại số)

xiii


PAC
PCR
PDA
PLB
RAPD
RCBD
SAHN
SDS
SSR
SYSTAT
TAE
TE
UPGMA
UV
WinDis
WPM


Paclobutrazol (chất kìm hảm sinh trưởng phát triển thân lá)
Polymerase Chain Reaction (phản ứng chuỗi polymerase)
Potato-Dextrose Agar (môi trường khoai tây, đường dextroz và
agar)
Protocorm-like body (thể sinh cụm chồi hay thể giả phôi)
Randomirized Amplified Polymorphism DNA (đa hình DNA
khuếch đại ngẫu nhiên)
Randomized Complete Block Design (kiểu thí nghiệm khối đầy
đủ)
Sequential agglomerative hierachic non-overlapping
Sodium dodecyl sulfate (natri dodecyl sulfat)
Simple sequence repeat (Loạt lặp lại đơn)
Phần mềm thống kê
Tris base, Acetic acid và EDTA
Tris-EDTA (Dung dịch đệm)
Unweighted Pair Group Method with Arithmetic Mean (khoảng
cách bắt cặp không gia quyền với trung bình cộng)
Ultra Violet (tia cực tím)
Phần mềm thống kê
Woody Plant Medium (môi trường cho cây gỗ) của Loyd và
McCown, 1981

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Danh sách các mẫu trong ...................................................................... 26
Bảng 3.2: Các địa điểm thí nghiệm lây nhiễm và kích thích tạo trầm ................... 27

Bảng 3.3: Thành phần các dung dịch sử dụng tách chiết DNA ......................... 3131
Bảng 3.4: Các hóa chất dùng để điện di DNA ....................................................... 32
Bảng 3.5: Thành phần dung dịch đệm PCR 10X.................................................... 33
Bảng 3.6: Thành phần hỗn hợp dung dịch chạy PCR ........................................... 34
Bảng 3.7: Chương trình chạy PCR cho RAPD chất đánh dấu ( Lang, 2002) ....... 34
Bảng 3.8. Sơ đồ bố trí thí nghiệm kích thích tạo trầm ........................................... 41
Bảng 4.1. Hiện trạng kỹ thuật gây trồng Dó bầu ở các địa phương được khảo sát
................................................................................................................................ 43
Bảng 4.2. Phân loại trầm ở Phú Quốc và Nha Trang theo thông tin từ những
người khai thác trầm địa phương ........................................................................... 46
Bảng 4.3: Các đoạn mồi sử dụng trong phân tích đa dạng di truyền của Dó bầu 49
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhóm của 18 dòng Dó Bầu ....................................... 53
Bảng 4.5. Số lượng nucleotid trong các xuất xứ Dó bầu ....................................... 55
Bảng 4.6. Nuôi cấy chồi đỉnh cây Dó bầu in vitro ................................................. 59
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên sự tạo cụm chồi in vitro60
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến nhân nhanh cụm chồi cây
Dó bầu in vitro ........................................................................................................ 61
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của nước dừa (CW) đến sự nhân nhanh cụm chồi in vitro . 62
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của sự trao đổi khí đến nhân nhanh cụm chồi in vitro ...... 62
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng và sự trao đổi khí đến nhân nhanh
cụm chồi Dó bầu in vitro ........................................................................................ 64
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các dòng Dó bầu có nguồn gốc khác nhau đến nhân
nhanh cụm chồi in vitro .......................................................................................... 65
Bảng 4.13. Sinh trưởng cây Dó bầu in vitro .......................................................... 66
Bảng 4.14. Nuôi cấy phát sinh rễ cây Dó bầu in vitro ........................................... 66
Bảng 4.15. Nuôi cấy phát sinh tế bào soma ........................................................... 68
Bảng 4.16. Nhân sinh khối dịch huyền phù phôi soma trên môi trường agar ....... 69
Bảng 4.17. Nhân sinh khối dịch huyền phù phôi soma trên môi trường lỏng ........ 71

xv



Bảng 4.18. Theo dõi trải dịch huyền phù phôi soma trên môi trường agar ........... 72
Bảng 4.19. Tái sinh phôi soma ............................................................................... 73
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nuôi cấy tạo tế
bào phôi soma ......................................................................................................... 76
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của mẫu nuôi cấy đến khả năng tạo tế bào soma ............. 77
Bảng 4.22. Cấy truyền tế bào soma........................................................................ 78
Bảng 4.23. Nuôi cấy phát sinh phôi soma trên môi trường lỏng ........................... 79
Bảng 4.24. Nhân sinh khối phôi soma .................................................................... 80
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của trọng lượng tươi ban đầu đến sự nhân sinh khối phôi
soma ........................................................................................................................ 81
Bảng 4.26. Trải phôi soma trên môi trường agar .................................................. 82
Bảng 4.27. Tái sinh phôi soma ............................................................................... 82
Bảng 4.28. Nuôi cấy tạo thể giả phôi (PLB) .......................................................... 83
Bảng 4.29. Ảnh hưởng của BA và Ki đến khả năng nuôi cấy phát sinh thể giả phôi
Dó bầu in vitro ........................................................................................................ 86
Bảng 4.30. Ảnh hưởng của BA/NAA và Ki/NAA đến khả năng nuôi cấy phát sinh
thể giả phôi Dó bầu in vitro .................................................................................... 87
Bảng 4.31. Ảnh hưởng của BA/Ki/NAA đến khả năng nuôi cấy phát sinh thể giả
phôi ......................................................................................................................... 87
Bảng 4.32. Nhân nhanh thể giả phôi Dó bầu in vitro ............................................ 89
Bảng 4.33. Tái sinh thể giả phôi Dó bầu in vitro ................................................... 90
Bảng 4.34. Ảnh hưởng của alginat natri đến khả năng tái sinh hạt nhân tạo ....... 91
Bảng 4.35. Ảnh hưởng của calci clorua đến khả năng tái sinh hạt nhân tạo ........ 91
Bảng 4.36. Ảnh hưởng của BA đến khả năng tái sinh hạt nhân tạo ...................... 93
Bảng 4.37. Ảnh hưởng của các mức IBA đến khả năng tái sinh hạt nhân tạo (với
BA không đổi (0,1 mg/l) . ........................................................................................ 94
Bảng 4.38. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến bảo quản hạt nhân tạo (sau 2 tháng) ..... 94
Bảng 4.39. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ (20oC) bảo quản hạt nhân tạo .. 95

Bảng 4.40. Ảnh hưởng của hóa chất bảo quản đến bảo quản hạt nhân tạo .......... 95
Bảng 4.41. Ảnh hưởng của cơ chất đến khả năng tái sinh hạt nhân tạo................ 96
Bảng 4.42. Ảnh hưởng của độ che sáng đến khả năng tái sinh hạt nhân tạo ........ 96
Bảng 4.43. Thuần hóa cây Dó bầu cấy mô ............................................................ 98

xvi


Bảng 4.44. Sinh truởng và phát triển cây Dó bầu cấy mô ở 8 tháng tuổi ............ 100
Bảng 4.45. Sinh trưởng và phát triển cây Dó bầu cấy mô ở 12 tháng tuổi .......... 100
Bảng 4.46. Sinh trưởng và phát triển cây Dó bầu cấy mô trong điều kiện có và
không che nắng (6 - 12 tháng tuổi) ....................................................................... 102
Bảng 4.47. Sinh trưởng và phát triển cây Dó bầu cấy mô và từ hạt thực sinh .... 102
Bảng 4.48. Nấm phân lập được định danh và đối chiếu với một số tác giả khác 104
Bảng 4.49. Các loài nấm, tuyến trùng hiện diện trên các nghiệm thức ở địa điểm
.............................................................................................................................. 107
Bảng 4.50. Tần suất của sự xuất hiện các loài nấm, tuyến trùng và sự biến đổi trên
vết thương ở các nghiệm thức ............................................................................... 108
Bảng 4.51. Sự biến màu gỗ và sự xuất hiện của mùi đặc trưng khi đốt ............... 111
Bảng 4.52. Kết quả phân tích sự xuất hiện của mùi đặc trưng khi đốt bằng đèn cồn,
trung bình của ba người đánh giá ........................................................................ 112
Bảng 4.53. Thành phần cấu tử (tính bằng %) ghi nhận qua sắc ký của 4 mẫu có
hiện tượng có trầm từ thí nghiệm kích thích lấy từ cây A ở điểm Vĩnh Long ....... 114
Bảng 4.54. Thành phần cấu tử (tính bằng %) của trầm hương nguyên liệu chiết
bằng CH2Cl2 ......................................................................................................... 115
Bảng 4.55. Thành phần cấu tử (tính bằng %) của trầm hương nguyên liệu chiết
bằng Etanol ........................................................................................................... 116

xvii



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu ............................................................................ 23
Hình 3.2. Khảo sát trên hiện trường và thu thập vật liệu để nuôi cấy. .............................. 27
Hình 3.3. Mẫu được đưa vào nuôi cấy in vitro .................................................................. 36
Hình 3.4. Gỗ cây Dó bầu có dấu hiệu hình thành trầm ..................................................... 42
Hình 4.1. Một cây Dó bầu 120 tuổi ở Phú Quốc ............................................................... 44
Hình 4.2. Một cây Dó bầu được người dân kích thích bằng nhiều biện pháp cơ giới và hóa
học (Quảng Nam)................................................................................................................ 47
Hình 4.3. So sánh ảnh chụp kết quả PCR với các đoạn mồi (primer) RALP 4,................. 50
Hình 4.4. So sánh các băng với đoạn mồi AC 14, RAPD 5 và OPD 03 ........................... 51
Hình 4.5. Kết quả phân nhóm di truyền các mẫu Dó bầu .................................................. 52
Hình 4.6.Trình tự chuỗi nucleotid của bốn xuất xứ Dó bầu: (a) Quảng Nam, (b) Bắc đảo
Phú Quốc, (c) Nam đảo Phú Quốc và (d) Quảng Bình ...................................................... 56
Hình 4.7. So sánh trình tự DNA của bốn xuất xứ Dó bầu: (a) Quảng Nam, (b) Bắc đảo
Phú Quốc, (c) Nam đảo Phú Quốc và (d) Quảng Bình ...................................................... 57
Hình 4.8: Phân tích nhóm di truyền trên cơ sở so sánh các trình tự DNA của bốn mẫu
giống Dó bầu dùng phương pháp ClustalW-UPMGA ........................................................ 57
Hình 4.9: Phân tích nhóm di truyền trên cơ sở so sánh các trình tự protein của 4 mẫu
giống Dó bầu bằng phương pháp ClustalW-UPMGA ........................................................ 58
Hình 4.10. Mẫu nuôi cấy tái sinh chồi: (a) sau 7 ngày, (b) sau 30 ngày. .......................... 61
Hình 4.11. Nuôi cấy tạo cụm chồi in vitro ......................................................................... 63
Hình 4.12. Nhân nhanh cây Dó bầu in vitro ...................................................................... 63
Hình 4.13. Nuôi cấy phát sinh tế bào soma từ lá (sau 15 ngày nuôi cấy) ......................... 69
Hình 4.14. Nuôi cấy phát sinh tế bào soma từ lá (sau 30 ngày nuôi cấy) ......................... 70
Hình 4.15. Nuôi cấy phát sinh tế bào soma từ rễ (sau 15 ngày nuôi cấy) ......................... 70
Hình 4.16. Dịch huyền phù tế bào soma (sau 21 ngày nuôi cấy)....................................... 71
Hình 4.17. Trải dịch huyền phù tế bào soma (sau 10 ngày nuôi cấy) ............................... 72
Hình 4.18. Nuôi cấy phát sinh phôi (sau 15 ngày nuôi cấy) .............................................. 73

Hình 4.19. Phôi soma biệt hóa phát sinh chồi (sau 95 ngày nuôi cấy) ............................. 74

xviii


Hình 4.20. Nuôi cấy tái sinh (a) tái sinh đỉnh sinh trưởng (sau 30 ngày); (b) Tái sinh cụm
chồi in vitro (chuẩn bị nuôi cấy phát sinh rễ)..................................................................... 74
Hình 4.21. Nuôi cấy phát sinh rễ (a) sau 30 ngày; (b) sau 45 ngày .................................. 75
Hình 4.22. Sự hình thành tế bào soma (sau 20 ngày nuôi cấy) ......................................... 78
Hình 4.23. Tái sinh phôi soma (sau 95 ngày nuôi cấy)...................................................... 83
Hình 4.24. Nuôi cấy tạo thể giả phôi (PLB) ...................................................................... 84
Hình 4.25. Phôi soma biệt hóa lá tiền sinh (sau 110 ngày nuôi cấy) ................................ 85
Hình 4.26. Tái sinh phôi soma và thể giả phôi (a) Tái sinh phôi soma; (b) Sự hình thành
thể giả phôi (PLB) sau 20 ngày nuôi cấy............................................................................ 85
Hình 4.27. Sự hình thành thể giả phôi (PLB) hoàn chỉnh sau 45 ngày nuôi cấy ............... 88
Hình 4.28. Phát sinh thể giả phôi (PLB) đồng loạt sau 30 ngày nuôi cấy ........................ 88
Hình 4.29. Nhân nhanh thể giả phôi (PLB) in vitro........................................................... 89
Hình 4.30. Tái sinh thể giả phôi (PLB) sau 15 ngày.......................................................... 90
Hình 4.31. Thể giả phôi được sử dụng trong sản xuất hạt nhân tạo ................................. 92
Hình 4.32. Tạo hạt nhân tạo bằng bao alginat .................................................................. 92
Hình 4.33. Tái sinh hạt nhân tạo (trên đĩa petri) sau 30 ngày .......................................... 93
Hình 4.34. Thuần hóa cây Dó bầu cấy mô (sau 30 ngày) .................................................. 98
Hình 4.35. Thuần hóa cây Dó bầu sau 4 tháng ................................................................. 99
Hình 4.36. Cây Dó bầu cấy mô 1 năm tuổi (Thủ Đức) ...................................................... 99
Hình 4.37. Vườn ươm cây Dó bầu cấy mô ở Thủ Đức (sau 5 tháng tuổi) ....................... 101
Hình 4.38. Bào tử nấm Macrophoma sp. ......................................................................... 106
Hình 4.39. Bào tử Botryodiplodia sp. phân lập từ mẫu gỗ tượng trầm ........................... 106
Hình 4.40.Sơ đồ tương đồng giữa các nghiệm thức về nấm ............................................ 109
Hình 4.41. Sơ đồ tương đồng giữa các của các cây Dó bầu có sự hình thành mùi trầm khi
khảo sát cảm quan ............................................................................................................ 113

Hình 4.42. Sơ đồ tương đồng về thành phần hóa học của mô gỗ có trầm sau thí nghiệm
giữa các nghiệm thức ........................................................................................................ 115

xix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Cây Dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) thuộc họ
Thymelaeaceae là một loài cây đặc sản quý, mọc tự nhiên trong nhiều vùng rừng
ẩm ở Việt Nam (Vũ Văn Cần và Vũ Văn Dũng 1987) [5]. Loài cây này được quan
tâm vì khả năng hình thành một chất dầu nhựa (oleoresin) dẻo có màu đen, chứa
trong phần gỗ của thân và đôi khi cả trong cành, gốc và rễ lớn của những cây lâu
năm làm cho nó có giá trị hương liệu và dược liệu (Nobuchi và Siripatanadilok
1991; Đổ Tất Lợi 2003) [55, 22]. Phần gỗ tích lũy nhựa này được gọi là trầm
hương hay kỳ nam. Mặc dù có phạm vi phân bố rộng ở Việt Nam nhưng số lượng
cá thể trong các lâm phần thường rất nhỏ (Vũ Văn Cần và Vũ Văn Dũng 1987; Lê
Văn Ký 1996) [5, 18]. Trước tình trạng khai thác trầm bừa bãi trong nhiều năm
qua, loài cây này đang ngày càng cạn kiệt và đã được xếp vào danh mục những
loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Ở Việt Nam, nó đã được xếp vào
nhóm cây gỗ quý hiếm (nhóm 1A) theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17/01/1992
quy định danh mục thực vật rừng quý hiếm (HĐBT 1992) [14] và được xếp vào
cấp nguy cấp (EN-endangered) trong Sách đỏ Việt Nam (phần Thực vật) (1996)
[1]. Tình hình tương tự cũng được ghi nhận ở nhiều nước khác, với các loài tương
cận cũng đã được xếp vào sách đỏ ở cấp thế giới (IUCN 1998; IUCN 2000) [43,
44], và quốc gia cũng như đã được đưa vào Phụ Lục II của Công ước Mua bán
Quốc tế Các Loài Có Nguy cơ (CITES 1994) [35].
Trước áp lực khai thác quá mức sản phẩm trầm hương và nguy cơ bị tuyệt
chủng của loài Dó bầu trong hoang dã, việc bảo vệ, duy trì và nhân giống cây Dó

bầu đã được đặt ra qua nhiều hội thảo trong nước và trong khu vực (Parman và
Mulyaningsih 2002; TRF 2003; TRF 2007) [ 57, 63, 64]. Giá trị kinh tế lớn của
sản phẩm này là động lực thu hút người dân ở nhiều địa phương trong việc gây
trồng cây Dó bầu. Từ những năm cuối thập niên 1980 đã có những nghiên cứu

1


bước đầu về việc gây trồng và sau đó là các biện pháp kích thích tạo trầm bằng
các biện pháp khác nhau. Phong trào trồng Dó bầu đã phát triển khắp cả nước và
loài Dó bầu không còn có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007.
Tuy nhiên, có hai vấn đề quan trọng cần chú trọng để phát triển các động
lực này: Thứ nhất, đảm bảo chất lượng di truyền của cây Dó bầu có khả năng cho
nhựa trầm nhiều là một tiền đề quan trọng thúc đẩy việc trồng có hiệu quả cao loài
cây đặc sản quý hiếm này. Thứ hai là tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật phù hợp để
kích thích sự hình thành trầm trên các cá thể được nuôi trồng.
Cả hai vấn đề này đặt ra những thử thách trong công tác bảo tồn nguồn gen
và nhân giống cũng như kích thích tạo trầm. Do đó trong khuôn khổ của một đề tài
nghiên cứu sinh chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu phát triển các dòng Dó bầu
(Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) đặc sắc ở một số tình phía Nam” với mục
đích ứng dụng công nghệ tế bào thực vật vào công tác giống để nhân nhanh và
phát triển các dòng cho trầm.
Khái niệm dòng Dó bầu đặc sắc trong luận án xin được hiểu theo nghĩa
thông thường là dòng Dó bầu đã có hình thành trầm, được chọn lọc làm cây đầu
dòng để nhân giống với mong muốn là tính trạng cho trầm của các dòng này sẽ
được di truyền cho đời sau theo lý thuyết về nhân giống vô tính (Bùi Chí Bửu và
Nguyễn Thị Lang, 2007) [4]. Trong tự nhiên, không phải cây từ hạt nào cũng cho
trầm (TRF 1997; WCMC 2001) [28, 66]. Hiện tại, Mạng lưới Tài nguyên Di
truyền thực vật đã đưa chi Aquilaria vào danh mục của mình (GRIN 2008) [37].
Do đó, cần chọn lọc các dòng có khả năng cho trầm cao để nhân giống bằng con

đường vô tính nhằm duy trì tính trạng của chúng trong cây con được nhân giống
và đảm bảo sự thành công. Một sự xác nhận khả năng di truyền của một tính trạng
đòi hỏi sự đánh giá đời sau, tuy nhiên, đây là một vấn đề khó đối với thời gian giới
hạn của đề tài. Do đó, nghiên cứu này chỉ là bước đầu của công tác chọn giống đối
với loài cây này. Chúng tôi đã giới hạn vào việc thực hiện các đợt khảo sát thực tế,
qua đó lựa chọn các cá thể đã tích tụ nhựa trầm tương đối nhiều một cách tự nhiên
trong vùng phân bố của loài này để dùng làm vật liệu ban đầu, tiếp theo đó, áp

2


dụng một số phương pháp di truyền phân tử để phân nhóm và đánh giá mức độ đa
dạng của đối tượng thực vật được nghiên cứu. Tiếp theo đó, một loạt thí nghiệm
được thực hiện nhằm thích ứng công nghệ tế bào thực vật trong việc nhân giống
các dòng Dó bầu có triển vọng và kích thích sự tạo trầm.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu:
(1) Đánh giá hiện trạng gây trồng và phát hiện các cá thể Dó bầu (Aquilaria
crassna Pierre ex Lecomte) đã có trầm được chọn lọc ở một số tỉnh phía
nam được ghi nhận là vùng sinh quán tự nhiên của loài cây này;
(2) Bước đầu khảo sát sự khác biệt di truyền dưới loài của một số cá thể chọn
lọc trong một quần thể và ở các xuất xứ khác nhau, nhằm góp phần đánh
giá sự đa dạng di truyền dưới loài.
(3) Thử nghiệm ứng dụng công nghệ tế bào thực vật vào công tác giống nhằm
mục đích bảo tồn, nhân nhanh và phát triển các dòng Dó bầu cho trầm dựa
trên kỹ thuật phát sinh phôi soma và hạt giống nhân tạo.
(4) Thăm dò các phương pháp kích thích tạo trầm.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào loài Dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex
Lecomte) là một trong các loài thuộc chi Aquilaria mọc tự nhiên trong rừng dày

ẩm ở các tỉnh phía Nam Việt Nam được ghi nhận là đã cho trầm hương trong tự
nhiên. Nghiên cứu được bắt đầu bằng một cuộc điều tra thực địa được tiến hành
trên diện rộng trong các tỉnh từ Quảng Nam trở vào, và tập trung chú ý ở đảo Phú
Quốc và Khánh Hòa, nơi các mẫu vật nghiên cứu được thu thập. Các thí nghiệm
đánh giá sự khác biệt di truyền được thực hiện ở Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu
Long. Các thí nghiệm nhân giống được thực hiện ở Viện Sinh học Nhiệt đới và
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Các cuộc khảo nghiệm sự tạo trầm
trên thực địa được thực hiện ở ba địa điểm: Đại Lãnh tỉnh Khánh Hòa (rừng tự
nhiên và rừng trồng), Thảo Cầm Viên Thành Phố Hồ Chí Minh (cây trồng) và
Vĩnh Long (cây trồng).

3


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Về mặt khoa học
Đề tài đóng góp vào việc tăng cường hiểu biết về công nghệ tế bào thực vật
áp dụng cho việc nhân giống cây Dó bầu Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte,
một đối tượng cây gỗ mới chưa được quan tâm đúng mức về công tác giống.
Chúng tôi đã khảo nghiệm các kỹ thuật tạo phôi soma và hạt giống nhân tạo để
hoàn thiện một sơ đồ nhân giống dựa trên công nghệ tế bào thực vật, trên các dòng
đặc sắc được chọn từ các quần thể tự nhiên có khả năng cho trầm.
1.4.2. Về mặt thực tiễn
Việc gây trồng cây Dó bầu và kích thích tạo trầm đã được chú ý trong thời
gian qua, nhưng chủ yếu mang tính tự phát. Trong thực tế, để phát triển nhanh và
bền vững việc gây trồng cây Dó bầu và sản xuất các sản phẩm trầm hương, cần
bắt đầu bằng nguồn giống có chất lượng di truyền và sinh lý tốt. Dó bầu không
phải là một loài khó gây trồng nhưng để có thể tạo trầm cần quan tâm đến tính
trạng di truyền của cây mẹ. Đề tài này có mục đích góp phần vào các nhu cầu thực
tế này bằng cách xác định các yếu tố công nghệ chính của việc nhân giống. Sự lựa

chọn những cây Dó bầu có khả năng cho nhựa trầm nhiều trong tự nhiên làm vật
liệu ban đầu cho tiến trình nuôi cấy phát sinh phôi soma là hướng đi của đề tài
này. Có nhiều vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ liên quan đến sự đánh giá tính trạng
di truyền; nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi đã khảo sát đa dạng dưới loài
để cũng cố cho một hướng nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu giống cây Dó bầu
có đặc điểm di truyền được biết rõ. Chúng tôi cũng thăm dò các biện pháp kích
thích tạo trầm, một vấn đề còn cần được tiếp tục hoàn thiện.
1.5. Những đóng góp mới của luận án
- Sưu tập các cá thể Dó bầu đang có dấu hiệu hình thành trầm ở các tỉnh
phía nam, phân tích và chứng minh tính đa dạng di truyền dưới loài của các mẫu
nghiên cứu nhằm đóng góp bước đầu cho việc xác định các nguồn giống có triển
vọng phục vụ cho công tác nhân giống cây Dó bầu.
- Áp dụng, thích ứng và hoàn thiện công nghệ tế bào thực vật trong việc

4


nhân giống các dòng Dó bầu đã có trầm dựa trên phương pháp nuôi cấy phát sinh
phôi sôma và sản xuất hạt giống nhân tạo cho cây Dó bầu.
- Góp phần giải thích và so sánh sự tương đồng về thành phần hóa học
chính của các loại trầm hình thành từ cây Dó bầu dưới các biện pháp xử lý khác
nhau trong điều kiện thí nghiệm trên thực địa.

5


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cây Dó bầu và sản phẩm trầm hương
2.1.1. Đặc điểm thực vật học và phân bố của cây Dó bầu

Cây Dó bầu còn có các tên gọi khác dựa vào sản phẩm của nó như cây Tóc,
cây Trầm, cây Trầm hương, cây Kỳ nam. Theo Nguyễn Hiền và Vỏ Văn Chi
(1991) [13], cây Dó bầu được chính thức đặt tên khoa học và công bố dựa vào
những mẫu vật do một nhà thực vật người Pháp là Pierre thu thập tại đảo Phú
Quốc (Việt Nam) và núi Aral, tỉnh Samrongtong (Cambodia) vào tháng 5 - 1870.
Pierre đã dựa vào tên Cambodia là Krasna để đặt cho cây Dó bầu là Aquilaria
crassna nhưng đó chỉ là tên trần (nomen nudum) chưa có bảng mô tả và việc công
bố chưa được xem là hợp thức. Sau đó, Henri Lecomte lần đầu tiên mô tả các loài
thuộc chi Aquilaria ở Đông Dương và công bố chính thức trong tạp chí Thực vật
học của Pháp năm 1914 và xếp chi này vào họ Trầm (Thymelaeaceae) (Lecomte
1917) trong Thực Vật Chí Đông Dương (Flore génerale de L’Indochine) [47].
Chi Aquilaria có khoảng 25 loài (GRIN 2008) [37], trong đó có 15 loài đã
được khảo sát là có thể cho trầm hương (Blanchette 2003) [32]. Những loại này
thường phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Lào,
Campuchia, Việt Nam v.v.). Phạm Hoàng Hộ trong các công trình gần đây nhất
(Phạm Hoàng Hộ 1985; 1992) [15, 16] xác nhận ở Việt Nam, chi Aquilaria thuộc
họ Trầm Hương (Thymelaeaceae) có ba loài được định danh là:
- Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte: Dó bầu, trầm; ghi nhận ở Phú Yên,
Khánh Hòa, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Phú Quốc (Kiên Giang).
- Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte: Dó baillon (hay Dó gạch) ghi nhận
ở vùng rừng dày ẩm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Đà
Nẵng.
- Aquilaria banaensae Phạm Hoàng: Dó Bà Na; ghi nhận ở rừng dày ẩm

6


×