Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-------

-------

LƯỜNG THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN VÔ CƠ
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51
VỤ XUÂN NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 – 2017


Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-------

-------

LƯỜNG THỊ NGỌC
Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN VÔ CƠ
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51
VỤ XUÂN NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K45-TT-N01

Khoa


: Nông học

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn

: 1. TS. Hoàng Kim Diệu
2. ThS. Phạm Thị Thu Huyền

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh
viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học và áp dụng một cách
sáng tạo, linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp cho sinh
viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó giúp cho sinh viên học hỏi, rút ra những
kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất, nhằm nâng cao năng lực chuyên
môn để sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN Khoa Nông Học em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân
bón vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân

năm 2017 tại Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Nông học và các thầy
cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Hoàng Kim Diệu và cô ThS. Phạm Thị
Thu Huyền đã chỉ bảo và hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu. Cuối
cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian
em học tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Lường Thị Ngọc


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................... vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2.Mục tiêu của đề tài..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2

1.2.2.Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học................................................................................... 2
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1.Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................ 3
2.1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 3
2.1.2.Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 3
2.2.Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước ....... 4
2.2.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới............................................. 4
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam .......................................... 10
2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ..................................... 12
2.3.Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương trên thế giới và
trong nước ................................................................................................... 13
2.3.1. Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương trên thế giới ............... 13
2.3.2. Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương ở trong nước .............. 14


iii

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 15
3.1.Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 15
3.3. Quy trình kĩ thuật .................................................................................. 15
3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16
3.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
3.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................ 16
3.5.2.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................. 17
3.6. Phương pháp xử lí số liệu ...................................................................... 21

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 22
4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ đến thời gian sinh trưởng và
phát dục của giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên .... 22
4.1.1.Giai đoạn từ gieo đến mọc ................................................................... 23
4.1.2.Giai đoạn từ gieo đến phân cành ......................................................... 23
4.1.3.Giai đoạn từ gieo đến ra hoa tạo quả ................................................... 24
4.1.4.Giai đoạn từ gieo đến chín ................................................................... 25
4.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vô cơ đến chiều cao cây của
giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ........................ 26
4.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến đặc điểm hình thái giống
đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ......................................... 27
4.4. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến các chỉ tiêu sinh lí của
giống đậu tương ĐT51vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ......................... 29
4.4.1. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến chỉ số diện tích lá và
khả năng tích lũy vật chất khô ...................................................................... 29
4.4.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến khả năng hình thành
nốt sần .......................................................................................................... 32


iv

4.5.Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu
bệnh và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm
2017 tại Thái Nguyên .................................................................................. 34
4.6. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bó vô cơ đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 Thái Nguyên ................. 37
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 40
5.1. Kết luận ................................................................................................. 40
5.1.1 Thời gian sinh trưởng .......................................................................... 40
5.1.2. Một số chỉ tiêu sinh lí ......................................................................... 40

5.1.3. Khả năng chống chịu. ......................................................................... 40
5.1.4. Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu............................................ 41
5.2. Đề nghị ................................................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 42
PHỤ LỤC 1: DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU TÌNH HÌNH THỜI
TIẾT KHÍ HẬU VỤ XUÂN 2017 TẠI THÁI NGUYÊN
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ SỬ LÍ SỐ LIỆU SAS


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình sản xuất đậu tương trên Thế giới trong những
năm gần đây( 2010 – 2014) ........................................................ 4

Bảng 2.2.

Tình hình sản xuất đậu tương của Mỹ trong những năm gần
đây ( 2010 – 2014) ..................................................................... 5

Bảng 2.3.

Tình hình sản xuất đậu tương của Brazil trong những năm
gần đây (2010 – 2014) ................................................................ 7

Bảng 2.4.


Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Trung Quốc
trong những năm gần đây (2010 – 2014) .................................... 8

Bảng 2.5:

Tình hình sản xuất đậu tương ở Ấn Độ trong những năm
gần đây (2010 – 2014) ................................................................ 9

Bảng 2.6:

Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam trong những
năm gần đây (2010 – 2014) ...................................................... 10

Bảng 2.7.

Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên những
năm (2008 – 2012) ................................................................... 12

Bảng 4.1.

Ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ đến thời gian sinh
trưởng , phát dục của giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm
2017 tại Thái Nguyên ............................................................... 22

Bảng 4.2.

Chiều cao cây của giống đậu tương ĐT51 theo từng thời kì
sinh trưởng của cây (cm) .......................................................... 26

Bảng 4.3.


Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến đặc điểm
hình thái giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại
Thái Nguyên ............................................................................ 28

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến chỉ số diện
tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của giống đậu
tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ..................... 30


vi

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến khả năng hình
thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51vụ Xuân năm 2017
tại Thái Nguyên......................................................................... 33

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến mức độ
nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống đậu tương
ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ............................... 35

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vô cơ đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương

ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ............................... 37


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Cv%

: Coefficient of Variantion: Hệ số biến động

cs

: Cộng sự

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CT

: Công thức

ĐC

: Đối chứng

FAOSTAT

: The Food and Agriculture Organization of the United Nations


KNTLVCK

: Khả năng tích lũy vật chất khô

LSD.05

: Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine Max (L) Merill) là cây trồng cạn có tác dụng
rất nhiều mặt, cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho chế biến,
thức ăn gia súc gia cầm, cây cải tạo đất và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Giá trị về mặt nông nghiệp của đậu tương cũng rất cao, thân lá của đậu
tương có nhiều Prôtêin, hàm lượng vào khoảng 8 – 15% cao gấp 3 – 5 lần hàm
lượng Protêin trong rơm rạ các loại cây hạt ngũ cốc. Vì vậy, thân lá đậu tương
còn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và là nguồn chất xanh
(phân xanh) cải tạo đất. Đậu tương sau khi ép lấy dầu thì khô dầu đậu tương

vẫn còn lại hàm dinh dưỡng khá cao như: Đạm 6,2%, Lân 0,7%, Kali 2,4%,
70% dầu, 40% bột đường.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc với tổng
diện tích đất tự nhiên 353318, 91 ha; trong đó diện tích đất dùng để sản xuất
nông nghiệp chiếm trên 30% (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013).
Đậu tương là một trong nhóm cây trồng hàng năm được tỉnh quan tâm chỉ đạo
sản xuất. Vì đậu tương là cây trồng ngắn ngày, giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng
cao, không quá kén đất, có thể gieo trồng cả 3 vụ, có khả năng cải tạo đất. Tuy
nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương trong tỉnh luôn giảm
(Năm 2010 là 1,6 ha, năm 2011 là 1,6 ha, năm 2012 là 1,18 ha (Niên giám thống
kê tỉnh Thái Nguyên, 2015).
Giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗViện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ tổ hợp lai giữa LS17 x
ĐT2001.Giống có thời gian sinh trưởng trung bình từ 90 – 95 ngày, năng
suất từ 20 – 29 tạ/ha, giống thích hợp cả 3 vụ trong năm.


2

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vô cơ đến sinh trưởng
và năng suất Đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ”.
1.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định được tổ hợp phân bón vô cơ (NPK) thích hợp nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Xác định tổ hợp phân bón vô cơ có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu
nông sinh học giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên.
- Xác định tổ hợp phân bón vô cơ có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu
sinh lí giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên.

- Xác định tổ hợp phân bón vô cơ có ảnh hưởng tốt đến mức độ
nhiễm sâu bệnh giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên.
- Xác định tổ hợp phân bón vô cơ có ảnh hưởng tốt đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân 2017 tại Thái
Nguyên.
1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả ngiên cứu đề tài nhằm bổ sung thêm những tài liệu khoa học
về cây đậu tương phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản
xuất ở địa phương.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh đậu tương
nói chung và trên đất Thái Nguyên nói riêng.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh
tế cho người sản xuất đậu tương.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Kiểu hình có liên quan chặt chẽ với kiểu gen. Sự biểu hiện kiểu hình ra
bên ngoài là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường sống qua
đó phản ánh mức độ thích nghi của giống cây trồng với điều kiện ngoại cảnh
Kiểu gen + môi trường -> kiểu hình.
Sự sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất của cây trồng chịu sự tác
động sâu sắc của môi trường và điều kiện trồng trọt. Cùng một giống nhưng
điều kiện chăm sóc khác nhau thì khả năng cho năng suất khác nhau.

Trong điều kiện sản suất nông nghiệp nói chung và sản suất đậu tương
nói riêng việc xách định được môi trường thích hợp cho mỗi giống để chúng
sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao là rất cần thiết. Trong đó xác
định được liều lượng phân bón, đặc biệt là phân bón vô cơ thích hợp cho
giống nhằm đem lại hiệu quả kinh tế có ý nghĩa thực tiễn thúc đẩy sản xuất
đậu tương phát triển
2.1.2.Cơ sở thực tiễn
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc có diện
tích đất tự nhiên khoảng 353,3 nghìn ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp
chiếm trên 30% (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013). Cây đậu tương
là cây trồng chủ đạo, tuy nhiên diện tích luôn giảm do về giống, chế độ canh
tác. Vụ hè thu là vụ có nhiệt độ cao, độ ẩm cao nhưng rất thích hợp cho cây
đậu tương sinh trưởng và phát triển. Do vậy cần nhiều thử nghiệm với giống
đậu tương mới và có chế độ thâm canh mới để cho năng suất cao và ổn định.


4

2.2.Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước
2.2.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương được phân bố rộng rãi, rải từ vĩ độ 500 Bắc đến 500 Nam.
90% sản lượng đậu tương hiện nay được sản xuất từ các nước ôn đới nơi có
điều kiện chiếu sáng ngày dài từ 14 – 15 giờ/ngày, thích hợp cho sự phát triển
cuả cây đậu tương. Sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương
trên Thế giới được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên Thế giới trong những năm
gần đây( 2010 – 2014)
Chỉ tiêu
Năm
2010


Diện tích
( ha)
102,845,912

Năng suất
(tạ/ha)
25,763

Sản lượng
( tấn)
264,959,401

2011

103,861,188

25,190

2616,24,261

2012

105,477,217

22,918

241,732,260

2013


111,161,196

24,980

277,679,429

2014

117,549,4053

26,076

306,519,256

( Nguồn: FAOSTAT năm 2017) [12].
Về diện tích: Trong những năm qua diện tích đậu tương trên Thế giới
không ngừng tăng lên. Năm 2010 diện tích đậu tương toàn Thế giới là
102,845,912 ha và tăng dần đến năm 2014 diện tích đã là 117,549,053 ha,
tăng 14,703,141 ha ( tương đương 12,30%) so với năm 2010. Và đây cũng là
năm đạt diện tích cao nhất trong vòng mấy năm trở lại đây.
Về năng suất: Có sự biến động nhưng không lớn, năm 2010 năng suất
đạt 25,763 tạ/ha, đến năm 2012 có chiều hướng giảm và còn 22,918 tạ/ha, rồi
tăng dần đến năm 2014 đạt 26,076 tạ/ha.


5

Về sản lượng: Cùng với sự biến động về năng suất thì sản lượng đậu
tương trên Thế giới cũng có sự biến động theo. Năm 2010 sản lượng đậu

tương toàn Thế giới đạt 264,959,401 tấn, đến năm 2012 có chiều hướng giảm
dần còn 241,732,260 tấn, rồi tăng dần cho đến năm 2014 đạt 306,519,256 tấn.
Trước những năm 1970, chỉ có Mỹ và Trung Quốc là hai nước sản xuất
đậu tương lớn nhất Thế giới. Tốc độ phát triển đậu tương ở Mỹ tăng nhanh
hơn ở Trung Quốc. Sản lượng đậu tương của Mỹ tăng từ 60% (1960) đến đỉnh
cao là 75% (1969), trong khi đó sản lượng đậu tương của Trung Quốc lại
giảm từ 32% xuống còn 16% trong cùng thời kỳ.
Năm 1980 – 1983 Mỹ chiếm 63% tổng sản lượng đậu tương Thế giới,
Brazil là nước đứng thứ 2 chiếm 16%, Trung Quốc chiếm 9%, Achentina
chiếm 6%, tiếp sau đến Ấn Độ.
Hiện nay Mỹ vẫn là nước sản xuất đậu tương đứng đầu Thế giới với
diện tích là 33,423,750 ha, năng suất đạt 31,977 tạ/ha và tổng sản lượng
106,877,870 tấn ( 2014)
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của Mỹ trong những năm gần đây
( 2010 – 2014)
Chỉ tiêu
Năm
2010

Diện tích
(ha)
31,003,300

Năng suất
( tạ/ha)
29,224

Sản lượng
(tấn)
90,605,456


2011

29,856,410

28,199

84,191,928

2012

30,814,720

26,867

82,790,870

2013

30,858,830

29,615

91,389,350

2014

33,423,750

31,977


106,877,870

(Nguồn: FAOSTAT năm 2017) [12]


6

Qua bảng số liệu ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của
Mỹ có sự biến động nhưng không lớn, cụ thể là:
Về diện tích: Năm 2010 năng suất đạt 31.003.300 ha, đến năm 2011 có
chiều hướng giảm và còn 298,56,410 ha. Nhưng lại có chiều hướng tăng dần
qua các năm, đến năm 2014 đạt 33,423,750 ha.
Về năng suất: Năm 2010 năng suất đạt 29,224 tạ/ha và giảm dần qua
các năm, đến năm 2012 còn 26,867 tạ/ha. Nhưng từ những năm tiếp theo đó
lại có chiều hướng tăng dần, năm 2014 đạt 31,977 tạ/ha.
Về sản lượng: Cùng với sự biến động về năng suất thì sản lượng đậu
tương của Mỹ cũng biến động theo. Năm 2010 sản lượng đạt 90,605,456 tấn,
những năm tiếp theo có chiều hướng giảm dần, đến năm 2012 còn là
82,790,870 tấn. Nhưng lại tăng dần qua những năm tiếp theo, năm 1014 đạt
106,877,870 tấn.
Chính vì thế hiện nay Mỹ vẫn là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu
đậu tương lớn nhất Thế giới. Để đạt được lợi nhuận cao, các nhà sản xuất đậu
tương của Hoa Kỳ đầu tư mạnh và nghiên cứu mở rộng thị trường tại 70 nước
với nhiều chương trình đầu tư nghiên cứu giảm giá thành sản phẩm, nâng cao
chất lượng hạt, tạo ra nhiều sản phẩm mới từ đậu tương.
Đứng thứ 2 về diện tích và sản lượng đậu tương trên Thế giới phải kể
đến Brazil. Việc sản xuất đậu tương ở Brazil tăng đáng kể từ những năm
1960. Theo Broad Ben và Dixon (1976) [13] nguyên nhân chính dẫn đến sản
xuất đậu tương phát triển ở Brazil là do giá đậu tương tăng cao từ cuối những

năm 1960 cho tới những năm 1970, cùng với chính sách cấm xuất khẩu đậu
tương của Mỹ năm 1973 đã thúc đẩy việc phát triển và mở rộng sản xuất đậu
tương ở Brazil. Bên cạnh đó chính phủ Brazil đã có những chính sách hỗ trợ
việc phát triển cây đậu tương bằng việc cho vay vốn với lãi suất thấp trong
việc đầu tư mua máy móc, phân bón, giúp đỡ về kỹ thuật trồng trọt, tạo điều


7

kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm… những yếu tố đó đã góp phần to lớn
thúc đẩy ngành sản xuất đậu tương ở Brazil phát triển. Từ tỷ lệ chỉ bằng 1,8%
tổng sản lượng đậu tương trên thế giới ( năm 1965) lên tới 15% ( năm 1985)
và 18% ( năm 1990). Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản
lượng đậu tương của Brazil không ngừng tăng lên thể hiện qua bảng số liệu
sau:
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Brazil trong những năm
gần đây (2010 – 2014)
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)


(tấn)

2010

23,327,296

29,475

68,756,343

2011

23, 686,63

31,214

74,815,447

2012

24,975,258

26,366

65,848,857

2013

27,906,675


29,285

81,724,477

2014

30,273,763

28,659

86,760,520

( Nguồn : FAO STAT năm 2017) [12].
Qua bảng số liệu ta thấy:
Về diện tích: Từ năm 2010 đến năm 2014 có xu hướng tăng dần, năm
2010 là 23,327,296 ha đến năm 2014 đạt 30,273,763 ha, tăng 6,946,467ha(
29,88%) so với 2010.
Về năng suất: Có sự chênh lệch giữa các năm. Năm 2011 năng suất cao
nhất là 31,214 tạ/ha, đến năm 2012 năng suất giảm còn 26,366 tạ/ha.
Về sản lượng: Cũng như năng suất, sản lượng đậu tương qua 5 năm có
sự biến động rõ rệt. Năm 2010 đạt năng suất thấp là 68,756,343 tấn, đến năm
2011 tăng lên và đạt 74,815,447 tấn. Đến năm 2012 giảm xuống còn


8

65,848,857 tấn. Cho đến những năm tiếp theo mới có chiều hướng tăng dần,
năm 2014 đạt 86,760,520 tấn.
Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích, sản lượng đậu tương lớn.
Trước chiến tranh Thế giới thứ II, Trung Quốc là nước đứng đầu Thế giới về

diện tích và sản lượng (chiếm 63% về diện tích và 90% về sản lượng). Hiện
nay, Trung Quốc là nước đứng thứ 5 trên Thế giới. Tình hình sản xuất đậu
tương ở Trung Quốc trong những năm gần đây thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Trung
Quốc trong những năm gần đây (2010 – 2014)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2010

8,516,115

17,711

15,083,204

2011

7,889,055

18,361


14,485,105

2012

7,171,140

18,144

13,011,059

2013

6,790,979

17,599

11,951,379

2014

6,800,568

17,874

12,155,173

Năm

(Nguồn: FAOSTAT năm 2017) [12]

Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Về diện tích,có xu hướng giảm, từ năm 2010 là 8,516,115 ha, đến năm
2013 giảm còn 6,90,979 ha, nhưng đến năm 2014 có xu hướng tăng nhưng
không đáng kể, đạt 6,800,568 ha.
Về năng suất,có sự thay đổi nhưng không đáng kể, năm 2011 năng suất
là cao nhất đạt 18,361 tạ/ha, năm 2013 có năng suất thấp nhất đạt 17,599
tạ/ha.
Về sản lượng, có chiều hướng giảm, năm 2010 đạt 15,083,204 tấn,
nhưng đến năm 2013 giảm còn 11,951,379 tấn, đến năm 2014 có chiều hướng
tăng nhưng không đáng kể, đạt 12,155,173 tấn.


9

Ở Ấn Độ, cây đậu tương là một trong những cây trồng phát triển mạnh,
chiếm 4,44% diện tích trồng đậu tương của Thế giới, sản lượng chiếm 2,35%
và đứng thứ 4 trên Thế giới về sản lượng đậu tương. Song vài năm gần đây
sản lượng đậu tương có xu hướng giảm. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu
tương của Ấn Độ trong những năm gần đây thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất đậu tương ở Ấn Độ trong những năm gần
đây (2010 – 2014)
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)


(tạ/ha)

(tấn)

2010

9,554,190

13,330

12,736,000

2011

10,180,000

11,998

12,214,000

2012

10,840,000

13,530

14,666,000

2013


11,716,430

10,198

11,948,000

2014

10,908,000

9,652

10,528,000

(Nguồn: FAOSTAT năm 2017) [12]
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Về sản lượng, từ năm 2010 đến năm 2013 tăng từ 9,554,190 ha lên
11,716,430 ha, nhưng đến năm 2014 có xu hướng giảm còn 10,908,000ha.
Về năng suất, có sự biến động qua các năm, thấp nhất là năm 2014 là
9,652 tạ/ha và cao nhất là năm 2012 đạt 13,530 tạ/ha.
Về sản lượng, cũng như năng suất sản lượng có sự biến động theo, thấp
nhất là năm 2014 là 10,528,000 tấn và cáo nhất là năm 2012 đạt 14,666,000 tấn.
Xu hướng chung của Thế giới hiện nay là sử dụng dầu thực vật thay
cho mỡ động vật, do vậy mà cây đậu tương được trồng ở hầu hết các nước
trên Thế giới. Trong tương lai cây đậu tương sẽ ngày càng được phát triển cả
về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng.


10


2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây đậu tương đã được phát triển từ rất sớm và đến nay nó
chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp. Đậu tương là cây trồng có
giá trị dinh dưỡng cao, đầy đủ và cân đối nên nó được sử dụng ngày càng
nhiều trong bữa ăn hàng ngày của con người: Đậu phụ, sữa đậu nành,
tương…. Ngoài ra đậu tương còn được sử dụng làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đặc biệt, cây đậu tương thích ứng ở nhiều vùng
sinh thái khác nhau, có hiệu quả kinh tế khá cao trên các loại đất bạc màu,
khô hạn của đồi núi Việt Nam nên nó chiếm một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân.
Năm 1939, diện tích đậu tương cả nước chỉ đạt 30,000 ha, năng suất
4,1 tạ/ha được phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Đến năm
1994, diện tích đạt 132 nghìn ha, năng suất 9,4 tạ/ha. Trong những năm gần
đây diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam tăng cao, thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam trong những năm
gần đây (2010 – 2014)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)


2010

197,800

15,096

298,600

2011

181,390

14,694

266,538

2012

119,612

14,520

173,672

2013

117,194

14,360


168,296

2014

109,351

14,316

156,549

Năm

( Nguồn: FAOSTAT năm 2017) [12]


11

Qua bảng số liệu ta thấy:
Về diện tích: Có xu hướng giảm đáng kể. Trong khi năm 2010 diện tích
đậu tương đạt là 197,800 ha, thì đến năm 2014 chỉ còn 109,351 ha, tức là
giảm 88,449 ha (tương đương là 44,7%) so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn
tới sự giảm sút đó là người dân hạn chế sử dụng diện tích trồng trọt vào trồng
đậu tương, mà thay vào đó là chú trọng hơn vào chất lượng đậu tương và các
cây trồng khác. Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những chủ trương chính
sách thích hợp cho việc sản xuất đậu tương.
Về năng suất: Cùng với xu hướng giảm về diện tích thì năng suất cũng
giảm theo. Năm 2010 đạt 15,096 tạ/ha, thì đến năm 2014 chỉ còn 14,316
tạ/ha, tức là giảm 780 tạ/ha (tương đương 5,2%) so với năm 2010. Năng suất
đậu tương của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trên Thế giới. Do
chưa có giống tốt, chưa có biện pháp thâm canh thích hợp cho từng giống,

từng vùng sinh thái và do người sản xuất chưa hiểu hết những đặc tính quý
giá của đậu tương cũng như nguồn lợi tự nhiên sẵn có của từng vùng.
Về sản lượng: Cùng xu hướng giảm về diện tích và năng suất thì sản
lượng cũng giảm theo. Năm 2010 đạt 298.600 tấn, thì đến năm 2014 giảm còn
156,549 tấn, tức là giảm 142,051 tấn ( tương đương 47,6%) so với năm 2010).
Như vậy để nâng cao năng suất đậu tương đòi hỏi sự quan tâm của
nhiều cấp, nhiều nghành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học. Đòi hỏi phải nỗ
lực hơn về mọi mặt như chọn tạo giống phù hợp với các vùng sinh thái để đạt
được năng suất cao, phẩm chất tốt, sử dụng các biện pháp canh tác sao cho
năng suất cao mà không gây ảnh hưởng đến các nguồn lợi tự nhiên mà thiên
nhiên ban tặng cho người nông dân, tăng cường mở rộng diện tích trồng đậu
tương trên toàn quốc đặc biệt là vùng Trung du Miền núi….Nhà nước cần có
chính sách khuyến khích nhân dân về vốn, kỹ thuật, giống, khâu tiêu thụ sản
phẩm, có như vậy mới mở rộng diện tích và tăng năng suất, sản lượng đậu


12

tương, đáp ứng như cầu tiêu thụ trong nước để tiên tới xuất khẩu sang các
nước nhằm thu được nguồn lợi lớn.
Người nông dân Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm nhiều năm
làm nông nghiệp và đúc kết thành một chân lý về vị trí và yếu tố quyết định
năng suất của câu trồng là: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Nhưng ngày nay nhân tố giống được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến
năng suất cây trồng. Nó được coi là chìa khóa mở cửa để tăng năng suất của
cây trồng. Song giống tốt phải có biện pháp kỹ thuật phù hợp. Trong đó phân
bón là một yếu tố không thể thiếu được đặc biệt là phân bón vô cơ.
2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc với tổng
diện tích đất tự nhiên 353,318, 91 ha; trong đó diện tích đất dùng để sản xuất

nông nghiệp chiếm trên 30% (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2015)
[10]. Đậu tương là một trong nhóm cây trồng hàng năm được tỉnh quan tâm
chỉ đạo sản xuất. Tình hình sản xuất đậu tương của Thái Nguyên trong những
năm qua được thể hiện qua bảng 2.7.
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên những năm
(2008 – 2012)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2008

2,0

14,0

2,8

2009

1,9


13,7

2,6

2010

1,6

14,4

2,3

2011

1,6

14,4

2,3

2012

1,18

15,76

1,86

Năm


(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2015) [8]


13

Qua bảng 2.7 cho thấy:
Về diện tích: Từ năm 2008 – 2012 diện tích đậu tương có xu hướng giảm
mạnh qua các năm từ 2,0 – 1,18 nghìn ha. Diện tích đậu tương giảm là do chưa
tìm ra được giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của tỉnh, người dân
đã quen trồng những giống đậu tương địa phương có năng suất thấp.
Về năng suất: Năng suất đậu tương không đều qua các năm. Thấp nhất là
năm 2009 đạt 13,7 tạ/ha, cao nhất vào năm 2012 đạt 15,76 tạ/ha. Năng suất đậu
tương thấp là do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng
suất thấp là do chưa có chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Về sản lượng: Từ năm 2008 - 2012 sản lượng đậu tương có xu hướng
giảm nhanh dần đều, giảm từ 2,6 – 1,86 nghìn tấn.
Để tạo ra những giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt thì
việc xây dựng các biện pháp kĩ thuật thâm canh phù hợp với điều kiện đất đai
và khí hậu của tỉnh Thái Nguyên là điều rất cần thiết.
2.3.Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương trên thế giới và
trong nước
2.3.1. Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương trên thế giới
Bên cạnh công tác nghiên cứu về giống thì trên thế giới, nhiều quốc
gia, nhiều nhà Khoa học đã giành thời gian để nghiên cứu về phân bón cho
đậu tương. Việc nghiên cứu về chế độ phân bón, chế độ trồng, chăm sóc để
cây sinh trưởng phát triển tốt và phát huy hết tiềm năng của giống là vấn đề
rất quan trọng.
Theo Harper (1974) thấy rằng cố định N2 và sử dụng NO3 có tầm quan
trọng để thu được năng suất tối đa. Ông thấy nếu NO3- dư thừa có hại cho năng
suất vì lúc đó sự cố định N2 bị ức chế. Bón đạm quá nhiều hoặc bón không đúng

thời kì sẽ ức chế hình thành, phát triển và hoạt động của vi khuẩn nốt sần.
Theo Dickson và cộng sự, (1987) đã tiến thí nghiệm về phân bón lân cho các
cánh đồng tại Australia đã chỉ ra rằng: năng suất đậu tương được tăng lên


14

đáng kể khi được bón lân, sự mẫn cảm của đậu tương đối với phân lân phụ
thuộc vào độ chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất.
Theo Nigieria (1990-1991) nghiên cứu về hiệu quả tác động của việc kết hợp
giữa phân khoáng N, P, K đã kết luận rằng: hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở
công thức: 60 tấn phân chuồng + 200kg N, P, K (15:15:15)/ha và bón vào thời
kì phân cành của đậu tương [16].
2.3.2. Một số nghiên cứu về phân bón của đậu tương ở trong nước
Sản lượng đậu tương ở nước ta còn thấp hàng năm nước ta vẫn phải
nhập khẩu một số lượng lớn đậu tương để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, chế
biến, làm giống và chăn nuôi. Để nâng cao năng suất và sản lượng đậu tương,
phải chọn tạo được giống đậu tương thích hợp, bên cạnh đó còn phải xây
dựng các biện pháp thâm canh phù hợp với từng giống khác nhau ở từng vùng
miền, thời vụ, mục đích canh tác. Trong các biện pháp kĩ thuật thâm canh có
sự đóng góp tích cực của phân bón, đặc biệt là phân đạm, lân và kali.
Theo Lê Đỗ Hoàng và cs (1977) [1] căn cứ vào quy trình sản xuất đậu
tương lượng phân bón cho 1 ha như sau: Phân chuồng 5 tấn, superphotphat 200
– 300kg amonisunphat 50 – 100kg, kali sunphat 100 – 150kg, vôi 300 – 500kg.
Theo Bàng Minh Châu (1996) [2] cho biết chế độ phân cho đậu tương
ở Lào Cai là 30 N + 90kg P2O5 + 40 – 60kg K2O.Lượng phân bón trên có thể
đạt năng suất 11 – 15 tạ/ha với giống xanh Bắc Hà trong vụ xuân.
Tác giả Trần Danh Thìn (2001) cho biết: khi bón kết hợp N, P, Ca có
tác dụng rõ rệt trong việc khắc phục hạn chế của các yếu tố dinh dưỡng đất,
nâng cao năng suất đậu tương. Việc bón kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K cho năng

suất cao nhất ở cả 2 nền phân cao và thấp [6].
Theo Trần Thị Trường và Trần Thanh Bình (2005) tỷ lệ sử dụng phân
đạm, lân, kali thích hợp nhất cho đậu tương là 1:2:2. Đạm và Kali là 2 yếu tố
có ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất của đậu tương


15

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Giống đậu tương ĐT51 là giống đậu tương mới đã qua khảo nghiệm.
Các loại phân vô cơ:
+ Phân đạm
+ Phân lân
+ Phân kali
Phân nền: Phân hữu cơ vi sinh NTT
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: tại khu trồng cạn của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian: Từ ngày 14/02/2017 đến ngày 31/05/2017
3.3. Quy trình kĩ thuật
Thời vụ: Vụ Xuân năm 2017
Làm đất: đất được cầy bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống và
rạch hàng
Mật độ: 30 cây/m2
Khoảng cách: Hàng cách hàng 35cm, cây cách cây 8cm
Phân bón
Liều lượng: bón theo từng công thức
Phương pháp bón:
+ Bón lót: 50% N + 100% P2O5 + 50% K2O lúc gieo hạt

+ Bón thúc:
Lần 1: 100kg N + 50 Kali khi cây có 3 lá thật
Lần 2: bón nốt lượng còn lại khi cây có 5 – 6 lá thật
Chăm sóc


16

+ Xới phá váng tạo điều kiện cho đất tơi xốp khi cây 1 -2 lá thật.
+ Cây có 3- 5 lá thật thì tiến hành bón thúc nốt lượng phân kết hợp vun gốc.
+ Tưới tiêu nước: Trong quá trình sinh trưởng của cây nếu không có
mưa cần phải tưới nước vào những giai đoạn cần thiết như trước giai đoạn ra
hoa và phát triển hạt.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi
cần thiết.
+ Thu hoạch: Khi có khoảng 95% số quả trên cây đã chín (vỏ quả có
màu nâu hoặc đen).
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến các chỉ tiêu nông sinh
học giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên.
- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến một số chỉ tiêu sinh lý
giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên.
- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh
giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên.
- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB)
gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại.

- Diện tích 1 ô thí nghiệm: 5m x 1,7m = 8,5m2
- Tổng diện tích thực tế đang sử dụng cho thí nghiệm ( không kể rãnh,
lối đi, dải bảo vệ ) là : 8,5m2/ô x 12 = 102m2.
Công thức 1(ĐC) :Nền + 10kg N + 20kg P2O5 + 20kg K2O
Công thức 2

:Nền + 20kg N + 40kg P2O5 + 40kg K2O


×