Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.92 KB, 60 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đất n ước ta chuy ển

sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo c ơ chế th ị tr ường, có s ự qu ản
lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại với nhiều nước trên thế giới. Sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang đem lại sự chuyển bi ến tích cực trên các
lĩnh cực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đã mang l ại còn làm
nảy sinh những hạn chế trong nhiều lĩnh vực của đời s ống xã h ội, trong đó phải
kể đến tình hình tội phạm diễn biến ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Các v ụ
án hình sự đặc biệt nghiêm trọng chưa có chiều hướng giảm. Các vụ án gi ết
người, cướp tài sản, hiếp dâm, tham nhũng, buôn lậu, các tội ph ạm v ề ma túy…
xảy ra nhiều, với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm tr ọng ( năm 2000 có
khoảng gần 58.000 vụ nhưng đến năm 2012 có gần 94.000 vụ). Đáng chú ý, có
bốn nhóm tội luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các vụ án được kh ởi t ố, đi ều tra. Đó
là: các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân ph ẩm của con ng ười
(chương 12 BLHS); các tội xâm phạm sở hữu (chương 14 BLHS); các tội ph ạm về
ma túy (chương 18 BLHS); các tội xâm phạm an toàn công c ộng, tr ật t ự công
cộng (chương 19 BLHS). Số lượng người phạm tội trong một vụ án có lúc đến vài
chục người, đa dạng về thành phần địa vị và phạm tội ở nhiều địa bàn khác
nhau. Quy mô phạm tội ngày càng lớn, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, x ảo
quyệt hơn, phương tiện phạm tội ngày càng hiện đại hơn. Tình hình trên không
những xâm hại tính mạng, sức khoẻ của người dân, lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, tổ chức, làm thiệt hại đến nền kinh tế đất nước mà còn thực s ự đe d ọa
phá vỡ chính sách kinh tế- xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đ ối v ới s ự lãnh
đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, gây ra những hậu quả n ặng n ề về
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thậm chí tình hình t ội ph ạm còn t ạo đi ều


kiện thuận lợi cho các cơ quan tình báo nước ngoài l ợi dụng ti ến hành các ho ạt


động mua chuộc, thu thập tình báo, phá hoại sự nghi ệp công nghi ệp hóa, hi ện
đại hóa đất nước.
Trước tình hình trên, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã áp dụng các bi ện pháp
có hiệu quả trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, xử lý kịp thời, nghiêm minh
mọi hành vi phạm tội và người phạm tội. Đã có nhi ều hình ph ạt tử hình được áp
dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm tr ọng, vi ệc áp
dụng hình phạt tử hình là với mục đích răn đe, trừng trị, phòng ngừa t ội ph ạm,
phục vụ yêu cầu chính trị chung. Bên cạnh đó, việc thi hành hình ph ạt tử hình đã
được các cơ quan chức năng tiến hành theo đúng quy định của pháp lu ật, được
dư luận nhân dân đồng tình, đồng thời có tác dụng đề cao sự cần thi ết ph ải áp
dụng hình phạt này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trải qua các th ời kỳ khác nhau
được pháp luật hình sự quy định trong các văn bản pháp lu ật khác nhau. Có th ể
chia ra các thời kỳ là: thời kỳ từ 1945 đến 1986 ( th ời đi ểm B ộ lu ật Hình s ự đ ầu
tiên- Bộ luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực ), từ năm 1986- 2000 ( th ời đi ểm
công bố Bộ luật Hình sự năm 1999) và từ năm 2000 đến nay. Từ chỗ bộ luật hình
sự đầu tiên của nước ta năm (1985) chỉ có 29 điều luật quy định hình ph ạt tử
hình thì đến ngày 22/5/1997 ( sau khi B ộ luật Hình s ự 1985 đ ược Qu ốc h ội s ửa
đổi và bổ sung lần thứ 4) trong Bộ luật Hình sự đã có 44 điều luật quy định hình
phạt tử hình. Đến Bộ lật hình sự năm 1999 thì chỉ có 29 điều quy định hình ph ạt
tử hình. Tuy nhiên, 29 điều này không hoàn toàn trùng kh ớp v ới 29 đi ều t ương
ứng trong Bộ luật Hình sự năm 1985 khi mới ban hành.
Tuy nhiên trong luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn t ồn t ại hình ph ạt t ử
hình khiến cho có rất nhiều ý kiến hoài nghi v ề tính toàn di ện trong nguyên t ắc
nhân đạo, nhiều tranh cãi và khuynh hướng khác nhau liên quan đến v ấn đ ề
mang tính nhạy cảm này.
Xu thế hội nhập, hợp tác về mọi mặt giữa các nước cũng như các khu v ực

trên thế giới đã trở thành yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Đ ể hòa nhập
với tiến trình đó, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có s ự đi ều ch ỉnh v ề
chính sách, pháp luật nói chung, pháp luật hình s ự nói riêng cho phù h ợp, trong


đó có sự tương thích các quy định về hình phạt tử hình. Hi ện nay, xu hướng
chung của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các n ước Châu Âu đ ều mu ốn
hạn chế và tiến tới xóa bỏ án tử hình đối với mọi tội phạm, ngoài ra làn sóng
đấu tranh của tổ chức nhân đạo, dân chủ uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các
quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các qu ốc gia
phải còn áp dụng hình phạt tử hình phải thực hiện nghiêm túc và khách quan
việc đánh giá hiệu quả thực sự của việc áp dụng án tử hình.
Vấn đề có nên xóa bỏ hình phạt tử hình hay không đang là m ột trong nh ững
vấn đề cấp thiết của Nhà nước, những nhà làm luật cũng nh ư tất cả người dân,
vì vậy, nhóm chúng em chọn đề tài “ Hình phạt tử hình trong pháp lu ật hình s ự
Việt Nam và thế giới ” để tiếp tục nghiên cứu và làm rõ nh ững v ấn đ ề lý lu ận
của khoa học pháp lý hình sự về tử hình, đồng th ời nhóm tác giả cũng m ạnh d ạn
đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật hình sự đối
với hình phạt tử hình ở nước ra hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều những công trình, nghiên c ứu khoa
học đề cấp đến vấn đề hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam và trên
thế giới. Những công trình nghiên cứu đó về mặt thực ti ễn và lý luận đ ều đã gi ải
quyết được một số những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động áp dụng pháp
luật, cụ thể là áp dụng pháp luật về hình phạt tử hình theo quy định của Bộ lu ật
hình sự Việt Nam. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau :
[1]

Trịnh Quốc Toản , 2012. Chế định hình phạt tử hình trong Luật hình s ự
Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật

học 28 (2012) 30-41.

[2]

Lê Văn Cảm, Nguyễn Thị Lan, 2014. Nghiên cứu hình phạt tử hình trong
pháp luật Việt Nam : Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ. Tạp chí
khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, số 3 ( 2014) 1-14.

[3]

TS.Dương Ngọc Ngưu, 2002. Áp dụng và thi hành hình phạt tử hình, một
số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn. Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ,
số đăng ký : 2001-38-029.


[4]

Trần Hữu Nam, 2003. Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Luật.

[5]

Phạm Văn Toàn,2014. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình
phạt tử hình. Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Luật.

[6]

Nguyễn Ngọc Chí, 2012. Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình trong Lu ật
hình sự Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 ( 2012 ) 42-58.


[7]

Phạm Văn Beo, 2007. Luận án tiến sỹ luật học.

[8]

Lê Cảm, 1996. Luật hình sự Việt Nam và sự nghiệp xây dựng nhà nước
pháp quyền : Một số vấn đề hoàn thiện các quy phạm của ph ần chung.
Tạp chí Tóa án nhân dân, số 9 & 12.

[9]

Lê Cảm, 1997. Luật hình sự Việt Nam và sự nghiệp xây dựng nhà nước
pháp quyền : Một số vấn đề hoàn thiện các quy phạm của ph ần chung.
Tạp chí Tóa án nhân dân, số 1,8 & 9.

[10] GS.TS Võ Khánh Vinh, PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng, TS Phạm Văn T ỉnh.
Tập tài liệu Hội thảo khoa học với chủ đề “ Vấn đề giới hạn hình ph ạt tử
hình trong một số tội phạm ở Việt Nam ”. Hà Nội, 23-24/12/2008
[11] TS.Hồ Sỹ Sơn. Tập tài liệu Hội thảo khoa học với chủ đề “ Vấn đ ề gi ới
hạn hình phạt tử hình trong một số tội phạm ở Việt Nam ”. Hà Nội, 2324/12/2008.
[12] Trịnh quốc Toản, 2011. Một số vấn đề lý luận về hình phạt trong lu ật
hình sự. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011), tr. 143-156.
[13] Th.s Đinh Hoàng Quang, Phạm Việt Nghĩa, 2014. Hoàn thiện một s ố quy
định của Bộ luật hình sự liên quan đến hình phạt tù. Tạp chí Khoa h ọc
kiểm sát, số 3 – 2014, tr 28 – 30.
[14] Trần Thị Thu Hằng ; Nghd. : TS. Phạm Văn Lợi. Hình phạt tù và thi hành
hình phạt tù. Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Luận văn ThS. Lu ật: 60
38 40.



[15] Lê Văn Cảm, Trịnh Tiến Việt, 2014. Thực trạng các quy định của pháp lu ật
hình sự Việt Nam về hệ thống hình phạt và phương hướng hoàn thiện.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 206-217 206.
Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu như “ Chế định hình ph ạt
tử hình trong pháp luật Việt Nam” của tác giả Trịnh Quốc Toản đăng trên T ạp chí
Khoa học ĐHQGHN số 28 năm 2012 đã phân tích hệ thống pháp luật Vi ệt Nam
quy định về hình phạt tử hình Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đ ến nay đ ể
thấy được những thay đổi tích cực trong quy định của BLHS Việt Nam về tử hình
nhằm phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng thời kỳ xã hội. Đề tài cũng đã
phân tích tình hình thực tiễn về việc áp dụng hình phạt tử hình trong th ời gian
qua thông qua các diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, vi ệc thi hành án tử
hình đối với tội phạm,…, phân tích những mặt tiêu cực và tích cực. Tuy nhiên, đ ề
tài mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tình hình thực tiễn mà chưa chỉ ra được
nguyên nhân cụ thể dẫn đến những vấn đề tiêu cực còn tồn tại cũng như những
giải pháp cụ thể để giải quyết những vướng mắc đó.
Hay công trình nghiên cứu về “ Áp dụng và thi hành hình ph ạt t ử hình – m ột s ố
vấn đề lý luận cũng như thực tiễn ” của tác giả Dương Ngọc Ngưu, đã nghiên cứu
những vấn đề lý luận về những quy định của Luật hình sự Việt Nam cũng như
của một số nước trên thế giới về hình phạt tử hình, nghiên cứu nh ững h ạn ch ế
và vướng mắc trong việc thi hành án tử hình và một số đề xuất giải quy ết những
hạn chế đó, tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nh ững quy đ ịnh
về hình phạt tử hình trên thế giới mà chưa phân tích được tình hình thực ti ễn đó.
Với đề tài “ Hình phạt tử hình theo quy định của pháp luật Vi ệt Nam và pháp
luật quốc tế ” sẽ đi sâu phân tích tình hình thực ti ễn về quy đ ịnh của Lu ật hình
sự Việt Nam và một số nước trên thế giới , tình hình áp dụng cũng nh ư thi hành
án tử hình của các nước đó nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu : có nên áp dụng
hình phạt tử hình tại Việt Nam hay không và nếu có thì c ần ph ải áp d ụng nh ư
thế nào cho phù hợp và hiệu quả nhất ?
Đề tài “ Hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gi ữ nguyên hay

cần giảm và tiến tới loại bỏ ” của tác giả Lê Văn Cảm và Nguy ễn Th ị Lan t ập
trung vào phân tích những nguyên nhân cần thiết để hướng tới việc loại bỏ hoàn


toàn án tử hình nhưng dựa trên các kiến thức lý luận cũng như thực ti ễn trong
bối cảnh thế giới tuy nhiên chưa thực sự chú trọng vào tình hình tội ph ạm trong
nước mà theo nhóm nghiên cứu, thì đây là cơ sở quan tr ọng đ ể quyết định có nên
thay đổi hình phạt tử hình hay không .
Ngoài ra, còn một số những nghiên cứu khác liên quan đến hình ph ạt tử hình
trong luật hình sự Việt Nam và trên thế giới , những nghiên c ứu này h ầu nh ư đã
giải quyết được tình hình về mặt lý luận của đề tài, cũng như đi sâu vào phân
tích tình hình thực tiễn nhưng chưa chỉ ra được nguyên nhân và cách gi ải quy ết
phù hợp. Với đề tài “ Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Vi ệt Nam và trên
thế giới ” sẽ tiếp tục khai thác thêm những kiến thức lý luận về hình phạt tử
hình trong hệ thống pháp luật Việt Nam và trên thế gi ới , đ ồng th ời phân tích
tình hình thực tiễn về tội phạm trong thời gian gần đây, phát hi ện nh ững m ặt
mạnh, mặt yếu để trên cơ sở đó phát hiện những nguyên nhân cụ thể và đề xu ất
những giải pháp phù hợp phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định về hình phạt tử hình của
pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Cụ thể hơn là các quy định thu ộc hình
phạt tử hình của pháp luật hình sự Việt Nam và một s ố bộ luật của các qu ốc gia
phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Nga. Ngoài ra, đ ề tài còn tập trung nghiên
cứu thực tiễn áp dụng của những quy định về hình phạt tử hình. Từ đó, làm c ơ
sở vững chắc cho những nhận định cũng như phương hướng đề xuất của nhóm
nghiên cứu.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phân tích, so sánh hình phạt tử hình theo quy định của pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế nhằm làm sáng tỏ các v ấn đ ề lí lu ận v ề quy
định của pháp luật Việt Nam cũng như của pháp luật th ế gi ới. Từ đó, đ ưa ra

những đánh giá khánh quan, chính xác về những mặt tích cực cũng nh ư h ạn ch ế
của pháp luật Việt Nam và cả trong quá trình thực tiễn áp dụng đ ể hướng tới đ ề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật nước ta về hình phạt tử hình .
5. Phạm vi nghiên cứu


Về không gian, nghiên cứu những quy định hình phạt tử hình trong luật
hình sự Việt Nam và của một số nước trên thế giới như : Mĩ, Nhật Bản, Nga
Về nội dung, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu xoay quanh v ấn đề hình
phạt tử hình ở Việt Nam, trên cơ sở so sánh với hình phạt tử hình ở m ột s ố qu ốc
gia khác trên thế giới. Do tính chất của vấn đề rất rộng và phức tạp nên đề tài sẽ
không đi sâu nghiên cứu về lịch sử hình thành hình ph ạt tử hình cũng nh ư các
giai đoanh phát triển của nó.Mà chỉ đi sâu nghiên cứu về m ặt lý lu ận nh ằm đ ưa
ra kiến giải cho vấn đề có nên tồn tại hình phạt tử hình trong lu ật hình s ự Vi ệt
Nam khi mà ta đang tiến lên xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa hiện đại.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu có sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau :
Phương pháp thu thập thông tin : Phương pháp này được sử dụng ngay từ
lúc bắt đầu nghiên cứu. Thu thập thông tin giúp người nghiên c ứu hình dung
được vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu vấn đề nghiên cứu phù hợp với tình hình
thực tế. Từ những thông tin thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh
nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp – so sánh : Phương pháp tổng hợp được sử dụng
khi việc tìm kiếm tài liệu đã hoàn tất, tổng hợp những thông tin trong các tài li ệu
đã tìm được có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đ ể phục v ụ cho tổng quan
nghiên cứu, hay phân tích số liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. M ặt khác,
cùng một nội dung cũng có thể được tìm thấy ở nhi ều ngu ồn khác nhau, do v ậy
phương pháp so sánh được dùng trong trường hợp này để kiểm chứng thông tin.
Ngoài ra, phương pháp so sánh còn được dùng để so sánh, phân tích những

quy định mới với những quy định trước đây, so sánh những quy định của quốc gia
này với quốc gia khác nhằm đưa ra một kết quả hay lý thuy ết phù h ợp nh ất v ới
vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp liệt kê : Phương pháp này dùng để trình bày các thông tin có
được một cách khoa học và dễ hiểu nhất nhằm phục vụ cho việc phân tích s ố
liệu một cách có hiệu quả.


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.1.
1.1.1.

Khái niệm về hình phạt tử hình
Định nghĩa hình phạt tử hình
Tử hình là một loại hình phạt truy ền thống, có từ lâu đời. Thuật ngữ

hình phạt tử hình có tên ti ếng anh là “death penalty” hay là “capital
punishment”. Capital có nguồn gốc từ ti ếng Latinh là capitalis, trong đó có gốc
của từ kaput, có nghĩa là đầu. “Capital punishment” có nghĩa là hình phạt mà
khi áp dụng, người bị áp dụng sẽ bị mất đầu, tức là tước b ỏ quy ền sống của
một người. Trong tiếng pháp hình phạt này có tên “ Peine de mort” hay còn gọi
là “Peine capitale”; trong tiếng Đức nó có tên gọi là “Todesstrafe”. Trong pháp
luật Hình sự Việt Nam, tử hình là loại hình phạt đặc biệt, và nghiêm kh ắc
nhất trong hệ thống hình phạt, tước đi quy ền sống của người bị kết án và chỉ
được áp dụng đối với người phạm tội có tính chất nguy hi ểm đặc bi ệt cao
cho xã hội. Hình phạt tử hình được quy định trong luật hình s ự và do Tòa án
quyết định. Hình phạt tử hình là một hiện tượng xã hội mang tính khách
quan. Nó là phương tiện để bảo vệ mình của xã hội ch ống lại s ự vi ph ạm các
điều kiện tồn tại của nó. Tội phạm đe dọa sự tồn tại của xã hội nên xã h ội



phải phản ứng một cách tự nhiên là trừng trị người phạm tội. Hình phạt tử
hình còn mang tính lịch sử, tính giai cấp. Sự tồn tại và phát tri ển c ủa nó g ắn
liền với sự phát triển của lịch sử loài người. Nó là s ản ph ẩm của xã h ội phát
triển đến một giai đoạn nhất định mà ở đó xuất hiện nhà nước và pháp luật.
Nó là công cụ mà Nhà nước sử dụng để bảo vệ và củng cố địa vị thống tr ị của
mình.
Là một loại hình phạt, nên hình phạt tử hình cũng nh ư các hình ph ạt
khác trong hệ thống hình phạt, có những đặc điểm chung, như: là một bi ện
pháp cưỡng chế của nhà nước; được quy định trong luật hình sự; được tòa án
áp dụng theo một trình tự tố tụng chặt chẽ, công bằng đối v ới ng ười b ị k ết
án. Tuy nhiên, với tư cách là một hình phạt đặc bi ệt, hình ph ạt tử hình có
những đặc điểm riêng, đó là:
Thứ nhất, hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất - tước đoạt
mạng sống của người phạm tội, không một hình phạt nào trong hệ th ống hình
phạt có khả năng này. Hình phạt tử hình tước bỏ quyền được sống - quyền năng
tự nhiên, thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Áp dụng tử hình đối với người
phạm tội là nhà nước loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong đời s ống xã h ội
vì lợi ích chung của cộng đồng.
Thứ hai, tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng được quy định trong BLHS và do Tòa án có thẩm quyền quyết định. Ch ỉ khi
hành vi phạm tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, người ph ạm tội ở vào các
trường hợp được BLHS dự liệu trước, cùng với bản án có hi ệu l ực của Tòa án,
việc áp dụng tử hình mới có giá trị pháp lý thực tế. Và ch ỉ Tòa án có th ẩm quy ền
mới có quyền quyết định áp dụng hình phạt tử hình. Đây cũng chính là đòi h ỏi
của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phản ánh tính nghiêm minh c ủa pháp
luật trong việc phòng ngừa tội phạm chung.
Thứ ba, hình phạt tử hình không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị
kết án. Tuy nhiên, tử hình vẫn đạt được mục đích phòng ngừa riêng của nó khi
loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án. Và mục đích phòng ngừa

chung khi có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa nh ững cá nhân không v ững
vàng trong xã hội đi vào con đường phạm tội. Xuất phát từ đi ểm này chúng ta có


thể thấy hình phạt tử hình luôn có tính chất không thể thay đổi. B ởi n ếu ở
những hình phạt khác, thì khi phát hiện có oan sai, chúng ta v ẫn có th ể kh ắc
phục được hậu quả. Nhưng người bị kết án tử hình thì sau đó dù có ch ứng minh
được người đó hoàn toàn vô tội thì cũng không làm cách nào đ ể h ọ có th ể s ống
lại để tiếp tục cuộc sống mà họ đáng được có.
Thứ tư, quy định về hình phạt tử hình trong BLHS vẫn phù hợp với nguyên
tắc nhân đạo vì hình phạt này tuy tước đi quyền sống của người phạm tội nhưng
để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng, loại trừ nguy cơ đe dọa cộng đồng. Bên cạnh
đó, việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng với một số loại tội danh.
Xuất phát từ quan điểm nhân đạo, tuyệt đại đa số các quốc gia có quy định
hình phạt tử hình đều không quy định áp dụng hình phạt này v ới người ph ạm
tội là người chưa thành niên, người già, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ.
1.1.2.

Mục đích của hình phạt tử hình

Mục đích của hình phạt tử hình là sự phản ánh rõ nét b ản ch ất xã h ội, b ản
chất giai cấp của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng. Tr ước đây,
nếu các nhà làm luật quan niệm người phạm tội là kẻ đã gây ra t ội ác và ác gi ả
ác báo, phải trừng trị thích đáng thì sẽ dẫn đến việc l ạm dụng hình ph ạt tử hình.
Các hình thức thi hành hình phạt tử hình trong trường hợp đó cũng dã man, tàn
khốc hơn, thể hiện mục đích “ trả thù” người phạm tội. Dần dần các quan đi ểm
tiến bộ, nhân đạo về hình phạt tử hình đã thay thế nên tuy vẫn duy trì ở đa s ố
các nước nhưng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội như
là biện pháp cuối cùng và nghiêm khắc nhất để “ trừng trị” họ.
Điều 27 BLHS Việt Nam nêu rõ : “ Hình phạt không ch ỉ nhằm tr ừng tr ị

người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã h ội, có ý th ức
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc s ống xã h ội chủ nghĩa, ngăn ng ừa t ội
phạm mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn tr ọng pháp lu ật, đ ấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Tuy nhiên, đối với hình ph ạt tử hình thì
không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án. Vì h ọ không còn c ơ h ội
để sửa chữa, khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra.
Không có cơ hội cải tạo, giáo dục họ trở thành người tốt.


Sự nghiêm khắc và triệt để của hình phạt tử hình cho thấy mục đích phòng
ngừa riêng, ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới. Bởi các nhà làm lu ật xét
thấy rằng người phạm tội bị kết án tử hình là những người không th ể cải tạo,
giáo dục, không còn khả năng tái hòa nhập với xã hội. Việc loại b ỏ hoàn toàn kh ả
năng tái phạm với mức độ nguy hiểm cao là cần thi ết hơn cả. Tuy nhiên, có th ể
thấy tác dụng răn đe, phòng ngừa chung của hình phạt tử hình trong vi ệc ngăn
ngừa các thành viên khác trong xã hội không phạm tội, tích cực tham gia đ ấu
tranh phòng, chống tội phạm.
1.2. Lịch sử phát triển của hình phạt tử hình trên thế giới qua các thời kì
1.2.1. Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ Cổ đại
Thời kỳ này, ở Phương Đông đã sớm xuất hiện hình thức nhà nước chi ếm h ữu nô
lệ sơ khai đầu tiên. Do được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên phong phú,
đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt và được xây dựng trên n ền tảng ch ế đ ộ th ủ
lĩnh độc đoán, gia trưởng với tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo đa th ần, coi
người đứng đầu nhà nước là thánh nhân - con của các vị thần - có quy ền uy và
phép lạ, nhà nước và pháp luật ở các nước Phương Đông thời kỳ này th ể hi ện
bản chất độc tài, chuyên chế, các quy phạm hình lu ật kh ắc nghi ệt và cứng nh ắc.
Điều đó thể hiện rõ qua hai bộ luật của Phương Đông th ời kỳ này là Bộ lu ật
Hammurapi và Bộ luật Manu.
Bộ luật Hammurapi là Bộ luật cổ nhất của người Babilon, được tạc vào th ời vua
Hammurapi (1792-1750 tr. CN) trên một phiến đá bazan cao 2.25 m và đường

kính đáy gần 2 m. Bộ luật có 282 điều, trong đó có nhắc t ới 30 tr ường h ợp b ị x ử
tử hình đối với phạm nhân. Các điều luật về hình sự thể hi ện rõ tính báo thù v ới
quan niệm mức hình phạt phải luôn tương xứng với mức độ tội ác. Đi ều 229 B ộ
luật này quy định: “Nếu người thợ xây, xây nhà cho một người khác mà người th ợ
xây không chắc chắn để nhà đổ và chủ nhà bị chết, người thợ xây đó bị gi ết”. Hay
Điều 1 và Điều 3 quy định: “kẻ nào buộc tội vô cớ về tội giết người cho người
khác thì chính kẻ đó bị giết”; “nếu ai chứa chấp hay giúp đ ỡ nô l ệ ch ạy tr ốn thì
cũng bị tội chết”.... Hình thức thi hành hình phạt tử hình th ời kỳ này rất khắc
nghiệt như đốt, dìm dưới nước hoặc đóng cọc...


Vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I tr. CN, ở Ấn Độ cổ đại, các giáo sĩ
Bàlamôn đã soạn ra các luật Manu. Tên gọi Manu được lấy từ tên của v ị th ần
sinh ra con người theo truyền thuyết Ấn Độ. Các luật Manu gồm 2.650 đi ều, chia
làm 12 chương, được trình bày dưới dạng câu song vần. Về hình luật, trong các
luật Manu thể hiện rõ tính giai cấp và sự khắc nghiệt. Các đẳng cấp dưới nh ư
Vaisia và Sudra không được hưởng sự khoan dung, mọi vi phạm do họ gây ra đ ều
phải chịu hình phạt rất nặng như bị cắt lưỡi, bị đổ dầu đun sôi vào mi ệng. Trong
khi đó, đẳng cấp Bàlamôn và Kxatơria nếu vi phạm như kẻ dưới thì ch ỉ bị ph ạt
tiền. Luật Manu trừng phạt rất nặng hành vi xâm phạm s ở hữu: tr ộm cắp đến
lần thứ 3 thì bị tử hình, nếu trộm cắp vào ban đêm thì b ị đóng c ọc, tr ộm c ắp tài
sản của nhà vua hay nhà chùa thì bị gi ết ngay l ập tức. T ội c ướp đ ược coi nh ư t ội
phạm đặc biệt. Nếu cướp công khai và có sử dụng bạo lực đối v ới người b ị hại
thì “bị giết cùng với bạn bè và người thân theo họ b ố và họ mẹ”. Tội gi ết ng ười ít
được nói tới trong các luật Manu, nhưng trong luật Arhasastra thì nêu rõ: “N ếu
kẻ nào dùng bạo lực giết đàn ông hoặc đàn bà... thì kẻ đó bị thiêu trên c ọc”. T ội
hiếp dâm cũng bị trừng trị như vậy. Kẻ nào vô ý làm chết người thì bị x ử tử b ằng
cách thông thường.
Trong pháp luật Phương Đông cổ đại không phân định rõ ranh gi ới gi ữa
hình luật, dân luật và luật tố tụng. Các quy phạm hình luật th ời kỳ này mang

nặng tính trấn áp, báo thù, khắc nghiệt và tàn khốc.
Ở phương Tây, bộ luật nổi tiếng và điển hình cho pháp luật phương Tây
thời cổ đại là luật La Mã. Trong thời kỳ cộng hòa s ơ kỳ, do phong trào đ ấu tranh
của bình dân nên năm 450 tr. CN, một ủy ban biên soạn pháp luật được thành lập
gồm 5 quý tộc và 5 bình dân. Sau một năm làm vi ệc, ủy ban này đã so ạn th ảo
xong bộ luật và được ghi trên 12 bảng đồng đặt tại quảng trường thành phố
(nên còn gọi là Luật 12 bảng). Bộ luật này phản ánh sâu s ắc quan h ệ kinh t ế và
xã hội giai đoạn đầu của nhà nước cộng hòa La Mã: vẫn thừa nhận hình th ức tr ả
thù ngang bằng (đây là tàn dư của chế độ thị tộc), thừa nh ận và b ảo v ệ quy ền t ư
hữu tài sản. Trong Luật 12 bảng, các chế định liên quan đến hình sự chủ yếu bảo
vệ quyền sở hữu của giai cấp quý tộc: nếu đánh gãy tay người khác thì thủ phạm
cũng bị đánh gãy tay... Kẻ nào xâm phạm tài sản của người khác như đ ốt nhà,


trộm cắp, phá hoại hoa màu thì sẽ bị xử tử. N ếu kẻ nào đương đêm ăn tr ộm mà
bị giết ngay tại chỗ thì hành vi giết người ấy được coi là hợp pháp (B ảng 8 Đi ều
12). Điều kiện để đảm bảo hợp đồng vay nợ là thịt, da và máu của con n ợ. N ếu
con nợ không trả nợ đúng hạn thì Tòa án cho phép chủ nợ có quy ền t ạm gi ữ con
nợ. Nếu quá 60 ngày mà không trả được nợ thì chủ nợ có thể xẻo thịt thân th ể
con nợ, chủ nợ không phải chịu trách nhiệm về việc con nợ bị xẻo thịt nhiều hay
ít. Sau đó nếu con nợ vẫn không trả được nợ thì bị kết án tử hình. Tr ường h ợp
con nợ vay nợ của nhiều người, các chủ nợ băm con nợ ra thành nhiều mảnh
(Bảng 3 Điều 6). Những quy định này bảo vệ tuyệt đối quyền s ở hữu của giai
cấp quý tộc, đồng thời đó cũng là mối đe dọa khủng khiếp đối v ới người lao
động nghèo khổ ở La Mã.
Đến thời kỳ cộng hòa hậu kỳ, nền luật học La Mã đã bước sang giai đo ạn
thịnh vượng nhất, Luật 12 bảng trở nên lạc hậu, nguyên tắc công bằng, bình
đẳng trước pháp luật đã dần dần được chấp nhận. Các chế định về luật dân s ự
trong thời kỳ này rất phát tri ển. Về hình sự, phần l ớn các quy ph ạm pháp lu ật
hình sự điều chỉnh các quan hệ chính trị. Ví dụ: trong th ời kỳ đ ộc tài Xila, nh ững

người bị nghi vào danh sách “kẻ thù của nhân dân” thì bất kỳ người dân La Mã
nào cũng có thể giết. Hình phạt tử hình th ời kỳ này vẫn mang tính ch ất c ực hình
và ô nhục, tùy thuộc vào giai cấp mà hình phạt được áp dụng theo cách th ức khác
nhau: nếu quý tộc và binh lính thì bị chém bằng gươm, dân tự do bị ch ết thiêu
hoặc cho ngựa xé, còn nô lệ thì bị giết chết dần rất khủng khi ếp nh ư đóng c ọc
xuyên qua người, dìm xuống nước cho đến chết...
1.2.2. Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới thời kỳ Trung đ ại
Trong thời kỳ này, ở Phương Đông, pháp luật của các tri ều đại phong ki ến
Trung Quốc phát triển mạnh và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến các qu ốc gia
trong khu vực (Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản...), đó là sự xuất hiện các h ọc
thuyết pháp lý như thuyết nhân trị của Khổng Tử, thuyết pháp trị của Quản
Trọng, Tử Sản và Hàn Phi Tử. Tùy thuộc vào từng tri ều đại bị ảnh h ưởng b ởi
thuyết nhân trị hay thuyết pháp trị mà tính nghiêm khắc của hình ph ạt trong
luật hình sự được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, các tri ều
đại phong kiến Trung Quốc đều quy định hệ th ống hình ph ạt “ngũ hình” bao


gồm các hình phạt: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Trong đó hình phạt tử hình có ba b ậc:
chém hay thắt cổ; chém bêu đầu và lăng trì. Hình phạt chém bêu đ ầu có ngu ồn
gốc tại Trung Quốc và có lịch sử trên 3.000 năm (năm 1154 tr. CN, Tr ụ V ương đã
bị Võ Vương giết rồi bêu đầu trên một lá cờ trắng) và nó còn t ồn t ại trong b ộ
“Đại Thanh luật lệ” được vua Càn Long ban hành năm 1740. Hình ph ạt lăng trì
(tùng xẻo) được thi hành bằng cách xẻo từng miếng thịt ph ạm nhân theo nh ịp
trống rồi mổ bụng, moi ruột cho đến chết. Sau đó, thi th ể tử t ội b ị ch ặt chân tay
và bẻ gãy hết xương. Ngoài ra, nhà nước phong kiến Trung Quốc còn áp dụng các
hình phạt như tru di tam tộc, tru di cửu tộc. Các hình ph ạt này ch ủ y ếu áp d ụng
cho tội phản nghịch, mang tính ác nghiệt, man rợ và tàn khốc.
Ở Phương Tây, thời kỳ này, luật hình sự vẫn cho phép duy trì tục “tr ả n ợ
máu”. Theo Bộ luật Xalic: khi phạm tội giết người, nếu người ph ạm t ội là k ẻ
nghèo hèn đến mức không đủ tiền nộp phạt và không có họ hàng thì “ph ải l ấy

đầu mình ra để thay thế”. Còn theo Bộ luật Xắc-xông thì đối tượng của việc tr ả
nợ máu là “kẻ giết người và các con trai của người ấy”. Pháp luật còn quy đ ịnh cụ
thể thời gian chờ trả thù (khác nhau ở mỗi nước, nhưng nhìn chung nó kéo dài
trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích làm giảm b ớt tính hung hãn
của người trả thù và tạo điều kiện cho kẻ giết người chuộc tội), và những người
được trả thù (cha, con trai, anh em trai ruột thịt mới được trả thù cho người b ị
hại). Ngoài ra, pháp luật hình sự cũng quy định vi ệc b ảo v ệ nghiêm ng ặt ch ế đ ộ
phong kiến: Nếu giết người thân thích của nhà vua thì kẻ gi ết người b ị tước
đoạt toàn bộ tài sản và phải chịu hình phạt tử hình (trong khi đó n ếu gi ết
thường dân có thể được nộp phạt bằng tiền); tội phản quốc hoặc trộm cắp tài
sản nhà nước là trọng tội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng bảo vệ nghiêm ngặt s ự
thống trị về mặt tư tưởng của Giáo hội hay luật lệ tôn giáo: coi hành vi ch ống lại
nhà thờ, luật lệ tôn giáo, trộm cắp tài sản của nhà thờ là tr ọng tội (nh ư tr ường
hợp Galileo Galilei đã bị tòa án giáo hội kết án tử hình b ằng cách h ỏa thiêu do có
quan điểm khoa học chống lại nhà thờ). Thường thì Tòa án áp dụng hình ph ạt tử
hình đối với những người phạm trọng tội bằng cách gây đau đớn kéo dài, mà
hình phạt này thì lại không được quy định trong luật.
1.2.3. Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới thời kỳ Cận đại


Năm 1789, sau cuộc cách mạng tư sản Pháp, luật hình sự Pháp bắt đ ầu thay
đổi cơ bản với mục đích đòi hỏi quyền bình đẳng trước luật hình sự, gi ảm nh ẹ
hình phạt, không xử phạt người thân thích của người phạm tội, không xử phạt
các tội phạm tín ngưỡng và tội vi phạm đạo đức... Sau 2 năm so ạn th ảo, B ộ lu ật
hình sự 1791 của Pháp ra đời với những nội dung tiến bộ: gi ảm thi ểu sự kh ắc
nghiệt của hình phạt, thiết lập sự bình đẳng của công dân trước pháp luật, quy
định nguyên tắc pháp căn (có luật có tội). Các quan đi ểm này đã đi ng ược l ại l ợi
ích của chế độ phong kiến nên năm 1808, Napoleon đã phê chu ẩn ủy ban pháp
điển luật hình sự và đến năm 1810, Bộ luật hình sự Pháp được ban hành. Bộ luật
này đã kế thừa nguyên tắc của luật hình sự, dấu hiệu của hành vi ph ạm tội trong

Bộ luật hình sự 1791, nhưng lại quy định án tử hình đối v ới r ất nhi ều tội danh
(36 trường hợp), trong đó có cả án chính trị, bảo lưu các hình phạt làm nhục
dưới dạng đóng dấu, bêu cột, chặt tay... Hiến pháp năm 1848 đã xóa b ỏ hình
phạt tử hình đối với các tội phạm về chính trị, nhưng đến năm 1960 hình ph ạt
tử hình lại được thiết lập lại đối với tất cả các tội xâm phạm an ninh nhà n ước
(đến năm 1981, Pháp đã chính thức xóa bỏ hình phạt tử hình cho tới ngày nay).
Ở Anh, vào đầu thế kỷ XIX, các đạo luật quy định hình phạt tử hình gần
như cho mọi tội danh (năm 1819, Hạ nghị viện Anh đã xác định hình ph ạt tử
hình được quy định đối với 220 loại tội phạm). Hình phạt tử hình không ch ỉ quy
định đối với tội giết người, cướp của mà cả đối với các tội xâm ph ạm súc v ật, đe
dọa bằng văn bản, chặt gỗ rừng, thậm chí là ăn cắp vặt vài xu... Vi ệc thi hành án
tử hình được thực hiện hết sức man rợ như cho xe cán, chặt tứ chi và đầu, mổ
bụng moi lục phủ ngũ tạng... Đến năm 1841, luật hình sự Anh bắt đầu quy đ ịnh
giảm hình phạt tử hình.
Nhìn chung, ở các nước phương Tây, vào thế kỷ XVIII đã có những cố gắng
đầu tiên trong việc áp dụng hình phạt nhằm cải tạo tù nhân. Tuy chúng không
đem lại những kết quả mong muốn song đã dẫn tới ý tưởng quan tr ọng: bu ộc tù
nhân phải cải tạo lao động với một chế độ nhà tù nghiêm khắc có th ể đem lại
thu nhập, thay vì áp dụng hình phạt tử hình. Sau đó, các cường qu ốc châu Âu đã
thay thế việc giam giữ bằng việc đày phạm nhân đến các n ước thu ộc đ ịa nhằm
giảm bớt gánh nặng cho các nhà tù và giải quyết một phần nhu cầu về s ức lao


động nặng nhọc ở các nước thuộc địa. Bằng việc biến sự cầm tù thành hình ph ạt
chủ yếu và đưa phạm nhân đi đày ở các nước thuộc địa đã hạn ch ế hình ph ạt t ử
hình trong luật hình sự các nước Tây Âu. Hơn nữa, dưới áp lực của xã h ội, chính
phủ một loạt các nước chỉ còn quy định hình phạt tử hình cho một s ố l ượng nh ỏ
tội danh – đó là vấn đề mà các nhà dân chủ, các nhà khai sáng và tự do châu Âu từ
lâu đòi hỏi. Từ đó, xu hướng giảm dần tiến tới xóa bỏ hình ph ạt tử hình ở các
nước Tây Âu ngày càng phát triển và mở rộng cho tới ngày nay.

1.3.

Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam qua các thời kì
Sau năm 1945, hình phạt tử hình được quy định trong các pháp l ệnh 1967

trừng trị tội phản cách mạng, pháp lệnh 1970 về tội xâm phạm tài s ản.Đến năm
1985 nhà nước ban hành Bộ luật hình sự, có 29 tội quy định hình ph ạt tử hình,
Bộ luật hình sự 1985 sửa đổi năm 1989 quy định 33 t ội áp dụng án t ử hình, s ửa
đổi năm 1991 có 36 tội, năm 1992 quy định 38 tội, năm 1997 quy đ ịnh 44 t ội có
hình phạt tử hình. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định có 29 t ội áp dụng hình
phạt tử hình, đến Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 đã thu hẹp còn 22
tội áp dụng cho đến hiện nay.
1.3.1.

Hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1985

Trong Bộ luật Hình sự này, điều kiện, phạm vi, đối tượng áp dụng hình
phạt tử hình được quy định rõ tại Điều 27. Tử hình là hình phạt đặc bi ệt ch ỉ
được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt này với người chưa thành niên phạm tội, đối v ới ph ụ
nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Tử hình được hoãn thi hành đ ối v ới
phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trong Phần các tội phạm, Bộ luật Hình sự năm 1985, hình phạt tử hình
được quy định trong 29 điều luật, chiếm 14,89% trên tổng s ố 195 đi ều lu ật về
tội phạm. Ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi, bổ sung một s ố đi ều của Bộ luật
Hình sự năm 1985 đã quy định thêm 4 hành vi phạm tội về ma túy trong Đi ều
96a, có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Ngày 12/8/1991, Luật s ửa đ ổi, b ổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã quy định hình ph ạt tử hình
đối với các tội: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài s ản xã hội chủ nghĩa (Đi ều 134); T ội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng công dân (Đi ều 157); Tội nh ận h ối l ộ (Đi ều



226). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 ngày
22/12/1992 đã quy định hình phạt tử hình đối với Tội buôn lậu hoặc vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên gi ới (Đi ều 97). Lu ật s ửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 ngày 10/5/1997 đã bổ sung thêm 06
điều luật quy định các tội: Tội lợi dụng chức v ụ, quy ền h ạn l ừa đảo chi ếm đo ạt
tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134a); Tội lạm dụng chức v ụ, quy ền h ạn l ừa đ ảo
chiếm đoạt tài sản riêng công dân (Điều 185e); Tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 185m) vào danh mục các t ội phải ch ịu
hình phạt cao nhất là tử hình. Đồng thời, nhà làm luật cũng tách Đi ều 96a ra
thành 4 điều luật mới (các điều 185b, 185c, 185d, 185đ) và giữ nguyên hình ph ạt
tử hình đối với các tội này. Điều 112 quy định tội hi ếp dâm cũng được tách ra
thành hai tội: Tội hiếp dâm và Tội hiếp dâm trẻ em (Đi ều 112a) và cũng v ẫn gi ữ
nguyên hình phạt tử hình đối với các tội này.
Như vậy, Bộ luật Hình sự năm 1985, sau 4 lần sửa đổi, bổ sung đã quy đ ịnh
hình phạt tử hình trong 44 điều luật về tội phạm, chi ếm tỷ l ệ 20,37% trên tổng
số 216 điều luật về tội phạm.
1.3.2.

Hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1999

Nếu như trong những lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1985, đường
lối xử lý nghiêm khắc hơn đã được thể hiện bằng việc tăng cường hình ph ạt tử
hình trong thực tiễn pháp luật, thì Bộ luật Hình s ự năm 1999 đã có s ự m ềm hóa
(phi hình sự hóa), bằng việc quy định thu hẹp và xác đ ịnh rõ ràng ph ạm vi và
điều kiện áp dụng hình phạt này. Thể hiện cụ thể như sau:
a. Phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999:
Theo Điều 35 và Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định về hình ph ạt
tử hình có những nội dung mới như sau:

Thứ nhất, hình phạt tử hình được coi là một loại hình phạt đặc bi ệt ch ỉ
được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trong khi Đi ều 27
Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định áp dụng hình phạt này đối v ới người ph ạm
tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.


Thứ hai, ngoài hai đối tượng đã được Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định
không áp dụng hình phạt tử hình: Người chưa thành niên phạm tội và ph ụ n ữ có
thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy đ ịnh b ổ
sung là không áp dụng hình phạt này đối với các đối tượng là phụ n ữ đang nuôi
con (bao gồm cả con nuôi) dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Thứ ba, trong khi Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định đối với phụ nữ có
thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi chỉ được hoãn thi hành ph ạt t ử
hình, thì Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định không thi hành hình ph ạt tử hình
đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tu ổi và hình ph ạt t ử
hình được chuyển thành tù chung thân.
Thứ tư, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định không áp dụng hình ph ạt đ ối
với người phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Đối với người phạm tội
chưa đạt, chỉ có thể áp dụng hình phạt này trong trường h ợp đặc bi ệt nghiêm
trọng, Bộ luật Hình sự năm 1985 không có quy định này.
Thứ năm, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mới là trong trường hợp
người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuy ển thành tù
chung thân.
Thứ sáu, Bộ luật Hình sự năm 1999 bỏ quy định “chỉ trong tr ường h ợp đặc
biệt có luật quy định riêng hình phạt tử hình được thi hành ngay sau khi tuyên”.
b. Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 1999
Theo Bộ luật Hình sự năm 1999, hình phạt tử hình không còn được áp dụng
đối với các tội phạm sau: Tội xâm phạm an ninh lãnh th ổ (Đi ều 81), T ội ch ống
phá trại giam (Điều 90), Tội trộm cắp tài sản (Điều 138), Tội hủy hoại hoặc c ố ý
làm hư hỏng tài sản (Điều 143), Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, ti ền t ệ qua

biên giới (Điều 154), Tội buôn bán hàng giả không phải là lương th ực, th ực
phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh (Điều 156 và 158), Tội cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200), Tội chế tạo, tàng trữ, s ử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, ph ương ti ện kỹ
thuật quân sự (Điều 230), Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chi ếm đoạt tài s ản
của công dân (Điều 280), Tội bỏ vị trí chiến đấu (Điều 324).


1.3.3. Hình phạt tử hình theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Hình sự năm 2009
Theo Luật này, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung, bãi b ỏ
một số điều quy định về hình phạt tử hình, cụ th ể như sau: B ỏ hình ph ạt tử hình
đối với các tội phạm: Hiếp dâm (Điều 111), Tội lừa đảo chiếm đo ạt tài s ản
(Điều 139), Tội buôn lậu (Điều 153), Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành
tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180), Tội tổ ch ức s ử d ụng trái phép
chất ma túy (Điều 197), Tội chiếm đoạt máy bay, tầu thủy (Đi ều 221), T ội đ ưa
hối lộ (Điều 289), Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương ti ện kỹ thu ật quân s ự
(Điều 334). Đối với các tội phạm này hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng
là hình phạt tù chung thân. Đồng thời, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm
1999 bổ sung thêm tội khủng bố (Điều 230a) quy định hình phạt nặng nhất áp
dụng với tội này là tử hình.
Như vậy, hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được s ửa đổi
năm 2009) chỉ còn quy định ở 22 điều luật về tội phạm, chiếm tỷ l ệ hơn 8%
điều luật về tội phạm.
1.4.

Hình phạt tử hình ở một số quốc gia trên thế giới
Hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, đã có 88 quốc gia không quy đ ịnh hình

phạt tử hình trong luật hình sự đối với tất cả các tội phạm. Con s ố này có xu

hướng gia tăng ngày càng nhanh. Tuy nhiên, trên thế gi ới vẫn còn 68 qu ốc gia
quy định và thi hành hình phạt tử hình, chủ yếu ở châu Á, Trung Đông và châu
Phi.
Cơ cấu áp dụng hình phạt tử hình ở các nước trên thế giới


Không áp dụng án tử hình
Hủy bỏ trừ các trường hợp đặc biệt
Hủy bỏ trong thực tiễn
Đang áp dụng
Dựa vào bảng trên cho thấy, hiện nay trên thế giới có 94/193 quốc gia là
thành viên của Liên Hiệp Quốc vẫn còn duy trì hình phạt tử hình, trong đó có 7
quốc gia chỉ xử tử hình trong các trường hợp đặc biệt (tội phản quốc, thảm
sát hàng loạt...): Kazakhstan, Israel, El Salvador, Brazil, Chile, Peru và Fiji. Nhiều
quốc gia trong số này trong một khoảng thời gian khá lâu chưa có m ột v ụ x ử tử
hình nào được thi hành, như: Hàn Quốc, Nhật Bản,Israel... Quốc gia có số vụ tử
hình đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ... Trong đó có 11 quốc gia vẫn tồn
tại hình phạt treo cổ song song với xử bắn : Malaysia, Singapore, Japa, Pakistan,
Iran, Irac, Lebanon, Isarel, Jordan và Ai Cập.


Pháp luật quốc tế,nhìn chung không cấm áp dụng hình phạt tử hình. Kho ản
2, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) qui đinh rằng “Ở
những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì ch ỉ được phép áp d ụng
hình phạt này đối với những tội ác nghiêm trọng nhất,căn cứ vào pháp lu ật hi ện
hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không được trái v ới nh ững qui
định của Công ước này và Công ước về ngăn ngừa và tr ừng tr ị tội di ệt ch ủng.
Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hi ệu l ực pháp lu ật do
một tòa án có thẩm quyền phán quyết” . Tuy rằng liên quan đến vấn đề này , vào
năm 1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị định th ư tùy ch ọn th ứ

hai bổ sung ICCPR trong đó qui định việc xóa bỏ hình phạt tử hình nh ưng Ngh ị
định thư này chỉ là khuyến nghị tùy chọn nên không có giá trị pháp lý bắt bu ộc
tất cả các thành viên mà chỉ những thành viên nào tự nguy ện tham gia Ngh ị đ ịnh
thư này mới có nghĩa vụ pháp lý quốc tế về việc xóa bỏ hình ph ạt tử hình trong
hệ thống pháp luật quốc gia mình.Tóm lại, đến thời điểm hiện tại, xóa bỏ hình
phạt tử hình không phải nghĩa vụ pháp lý quốc tế bắt buộc mọi quốc gia ph ải
tuân thủ.
Tất nhiên điều này không đồng nghĩa với việc các quốc gia vẫn đang duy trì
hình phạt tử hình có thể tùy tiện áp dụng hình phạt tử hình.Dù BLHS c ủa m ỗi
quốc gia quy định khác nhau tuy nhiên điểm chung trong quy đ ịnh v ề án t ử hình
của hầu hết các quốc gia đó là quy định hình phạt tử hình đối v ới các t ội nh ư :
tội khủng bố, tội diệt chủng, và tội phản bội tổ quốc. Khoản 2- Đi ều 6 Công ước
ICCPR thừa nhận có thể áp dụng hình phạt tử hình nhưng cũng đặt ra ngay h ạn
chế “Chỉ được áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nh ất” .
Thực tế các quốc gia chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm và các mức
độ “nguy hiểm” của tội phạm. Nhưng vẫn có thể xác định phạm vi “tội phạm
nghiêm trọng nhất” thông qua phương pháp loại trừ. Cụ thể thì bảo đảm thứ
nhất trong văn kiện các bảo đảm về các quyền của những người bị kết án tử
hình do Hội đồng kinh tế – xã hội Liên hợp qu ốc (ECOSOC) thông qua năm 1984
đã qui định “Ở những quốc gia vẫn còn duy trì hình phạt tử hình, hình ph ạt này
chỉ được áp dụng với những tội phạm nghiêm trọng nhất, mà được hi ểu là nh ững
tội phạm thực hiện do chủ ý, gây ra hậu quả chết người hoặc nh ững hậu qu ả đ ặc


biệt nghiêm trọng khác”. Quan trọng hơn chính những hạn chế của bảo đảm thứ
nhất của văn kiện trên đã “loại trừ khả năng áp dụng hình phạt tử hình với các
tội phạm kinh tế và những tội phạm không có nạn nhân tr ực ti ếp ho ặc v ới nh ững
hoạt động có tính chất tôn giáo hay chính tr ị,bao g ồm các ho ạt đ ộng ph ản
quốc,gián điệp và những hành động khác mà cấu thành hành vi c ủa nó mang tính
trừu tượng …”

Ngoài ra hình phạt tử hình còn bị hạn chế bởi đối tượng áp dụng : “Không
được phép tuyên hình phạt tử hình với người phạm t ội d ưới 18 tu ổi và không
được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai” ( Khoản 3 – Điều 6 Công
ước ICCPR), “Luật quốc tế cấm áp dụng hình phạt tử hình với những ng ười b ị
thiểu năng về trí tuệ và tâm thần , phụ nữ có thai và các bà m ẹ đang nuôi tr ẻ s ơ
sinh” ( Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về việc hành quy ết đ ộc đoán và
rút ngắn thủ tục)…Điều này cũng đã được quy định tại BLHS của h ầu h ết các
nước.
Đối với những người phải đối mặt với hình phạt tử hình , luật qu ốc tế cũng
đưa ra và quy định một loạt các bảo đảm tư pháp nhằm đ ảm b ảo nh ững quy ền
cơ bản của các đối tượng này cũng như sự công minh , chính xác và hiệu quả của
việc thực thi, áp dụng hình phạt tử hình.Các bảo đảm tư pháp bao g ồm : th ủ tục
tố tụng bảo đảm xét xử công bằng, quyền được xin ân giảm của tử tù ,quy ền của
tử tù có thời hạn thích đáng để kháng cáo và xin ân gi ảm, đ ối xử nhân đ ạo v ới t ử
tù , không thi hành án tử hình khi các thủ tục tố tụng có liên quan ch ưa thi hành
xong….
Xét về mặt thực tế,quy chế của tất cả các tòa án hình sự qu ốc tế, được thành
lập trong những thập kỷ gần đây( Tòa hình sự quốc tế,Tòa án đặc bi ệt về Sierra
Leone,…) đều không qui định việc áp dụng hình phạt tử hình. Và theo s ố li ệu
thống kê của tổ chức Ân xá quốc tế (AI) thì tính đến th ời đi ểm năm 2009 có 95
quốc gia xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình trong hệ thống hình ph ạt c ủa qu ốc
gia mình.
Như vậy, mặc dù pháp luật quốc tế không cấm hình phạt tử hình nhưng tích
cực khuyến khích các quốc gia giảm ,hoãn áp dụng và ti ến t ới xóa b ỏ hình ph ạt
tử hình cũng như bảo đảm các tiến trình tố tụng công bằng và đ ối x ử nhân đ ạo


với tử tù. Bất chấp những tranh cãi vẫn chưa đi đến hồi kết về vi ệc nên hay
không áp dụng hình phạt tử hình thì có lẽ xóa bỏ hình phạt tử hình đã, đang và sẽ
là một xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội hiện đại.


CHƯƠNG 2 : THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao trong 15 năm ( t ừ năm
1993 đến năm 2010 , trừ các năm 2003 và năm 2004 không có s ố li ệu th ống kê),
tổng số bị cáo bị Tòa án các cấp xét xử s ơ th ẩm b ị tuyên ph ạt t ử hình là 2.600 b ị
cáo.


Phân tích tình hình xét xử sơ thẩm áp dụng hình phạt tử hình trong 8 năm
áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1985, từ năm 1993 đến năm 2001 cho th ấy, Tòa án
các cấp đã áp dụng hình phạt tử hình đối với 1.179 bị cáo. Số bị cáo b ị tử hình có
xu hướng tăng nhanh trong 8 năm, trong đó tăng mạnh nhất là từ năm 1997, k ể
từ khi áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1997.
Nếu lấy tổng số bị cáo bị tử hình năm 1993 là 100%, thì số bị cáo b ị tử hình năm
1997 là 170,5% và đến năm 2000 đã tăng lên đến 218,9%. Nguyên nhân của hi ện
tượng này: Thứ nhất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
năm 1997 đã bổ sung thêm 6 điều luật quy định hình ph ạt tử hình; Th ứ hai, các
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà điều luật về tội phạm đó có quy định hình
phạt tử hình cũng tăng mạnh, đặc biệt là các tội phạm về ma túy, gây ra nh ững
hậu quả tác hại rất lớn cho lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân.
Phân tích tình hình xét xử sơ thẩm áp dụng hình phạt tử hình trong 8 năm
áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999, từ năm 2001 đến năm 2010 cho th ấy, Tòa án
các cấp đã áp dụng hình phạt tử hình đối với 1.421 bị cáo. Trong tổng s ố 29 đi ều
luật về tội phạm có quy định hình phạt tử hình, thì trong th ực ti ễn xét x ử ch ỉ có
13 loại tội phạm được thực hiện mà bị cáo bị phạt tử hình, đó là các t ội: T ội gi ết
người, Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm trẻ em, Tội cướp tài sản, Tội lừa đảo chi ếm
đoạt tài sản, Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, Tội buôn l ậu, T ội buôn bán
hàng giả, Tội làm, tàng trữ và lưu hành tiền giả, Tội làm, tàng tr ữ và l ưu hành séc

giả, Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, Tội s ản
xuất trái phép chất ma túy, Tội tàng trữ, v ận chuy ển, mua bán trái phép ch ất ma
túy, Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Trong đó các tội phạm giết người, tàng trữ, vận chuy ển, mua bán trái phép,
chiếm đoạt chất ma túy, Tội hiếp dâm trẻ em là những loại tội ph ạm x ảy ra
nhiều và cũng là loại tội phạm bị áp dụng hình ph ạt tử hình nhi ều nh ất. Th ống
kê cho thấy, tổng số bị cáo phạm tội giết người bị tử hình là 789 bị cáo, chi ếm
55,5% trên tổng số 1.421 bị cáo bị tử hình trong 8 năm (2001-2010); Tổng s ố b ị
cáo phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chi ếm đoạt chất ma túy là
569 bị cáo, chiếm 40,04%; Phạm tội hiếp dâm trẻ em có 25 bị cáo b ị tử hình,
chiếm 1,76%; Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có 16 bị cáo bị tử hình, chiếm


1,12%. Còn đối với các trường hợp phạm các tội phạm khác, hình ph ạt tử hình
áp dụng rất hạn chế.
Nghiên cứu thực tiễn tình hình áp dụng hình phạt tử hình theo quy đ ịnh c ủa
Bộ luật Hình sự năm 1999 cho thấy, trong 8 năm từ năm 2001 đ ến năm 2010,
hình phạt từ hình được áp dụng trong các năm tăng gi ảm thất th ường, nh ưng
nhìn chung vẫn còn cao và nếu so với những năm áp dụng hình phạt tử hình theo
Bộ luật Hình sự năm 1985 thì có thể nói là tăng rất mạnh. Nhận định này được lý
giải ở hai khía cạnh: Thứ nhất, ở thực tiễn pháp luật, Bộ lu ật Hình s ự năm 1985
quy định hình phạt tử hình ở 44 điều luật về tội phạm trong khi đó Bộ luật Hình
sự năm 1999 chỉ quy định hình phạt này ở 29 điều luật (đã xóa bỏ hình ph ạt tử
hình trong 15 điều luật về tội phạm); Thứ hai, ở thực tiễn áp dụng, mặc dù hình
phạt tử hình được xóa bỏ đối với nhiều tội phạm như vậy, nhưng theo th ống kê
xét xử cho thấy, 8 năm (1993-2000) áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1985 có tổng
số 1.179 bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình (100%) thì hình ph ạt này đ ược các
Tòa án sơ thẩm tuyên đối với các bị cáo trong 8 năm (2001-2010) áp d ụng B ộ
luật Hình sự năm 1999 là 1.421 bị cáo chiếm 120,5%. Điều này có thể lý gi ải ở
thực trạng tội phạm trong các năm qua diễn biến phức tạp, các loại tội ph ạm

đặc biệt nguy hiểm, có tổ chức, xuyên quốc gia có chiều hướng tăng mạnh… Vì
vậy, cần phải áp dụng chính sách xử lý cứng rắn, trừng tr ị nghiêm kh ắc v ới các
loại tội phạm này, không loại trừ cả việc áp dụng hình phạt nghiêm kh ắc nhất là
loại bỏ người phạm tội vĩnh viễn khỏi xã hội.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích tình hình áp dụng hình phạt tử hình trong 16
năm từ năm 1993 đến năm 2010 có thể rút ra một số nhận định sau:
- Nhìn chung, hình phạt tử hình được áp dụng có xu hướng tăng mạnh, nhất là k ể
từ khi áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999;
- Hình phạt tử hình áp dụng chủ yếu đối với các tội phạm gi ết người, tàng tr ữ,
vận chuyển, mua bán các chất ma túy; hiếp dâm trẻ em, l ừa đảo chi ếm đo ạt tài
sản...Trong số 2600 bị cáo bị kết án tử hình, số bị cáo phạm tội gi ết người là
nhiều nhất, có 1578 người, chiếm tỷ lệ 60,69%; tiếp theo là s ố b ị cáo phạm t ội
tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, có 839 người, chi ếm 32,27%; còn l ại là
các trường hợp các bị cáo bị phạm các tội khác như: Tội hi ếp dâm tr ẻ em, t ội l ừa


×